Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết 25 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu ra trong luận án là trung thực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Bùi Thanh Tùng
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
1.1 Một số công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến
1.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến
1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công
bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết 25
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC
LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH
phương trong nước và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội 70
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO
3.1. Thành tựu, hạn chế trong phát triển thị trường sức lao
3.2. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra từ thực
trạng phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hà Nội 112
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HÀ
4.1. Quan điểm phát triển thị trường sức lao động ở thành phố
4.2. Giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở thành phố
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
Trang 3TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
6 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD
Trang 4STT Tên bảng Tran
g
Bảng 3.1 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của thành phố Hà
Bảng 3.2 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thành phố Hà Nội
Bảng 3.3 Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình
doanh nghiệp của Hà Nội giai đoạn 2011-2016 89Bảng 3.4 Cơ cấu lao động phân chia theo trình độ chuyên môn kỹ
Bảng 3.5 Thu nhập bình quân đầu người/tháng của Hà Nội giai
Bảng 3.7 Cơ cấu lao động có việc làm chia theo loại hình kinh tế và
khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016 101Bảng 3.8 Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm trên địa bàn thành
Bảng 3.9 Tỷ lệ lao động phân theo khu vực kinh tế 111
Trang 5STT Tên biểu đồ Tran
g
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ doanh nghiệp phân chia theo thành phần kinh tế của
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ lao động thành phố Hà Nội đã qua đào tạo năm 2018
Biểu đồ 3.6 Phân bổ lực lượng lao động thành phố Hà Nội Quý 1/
Biểu đồ 3.7 Cơ cấu lao động phân chia theo trình độ chuyên môn kỹ
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Thị trường sức lao động là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Sự hình thành và phát triển TTSLĐtrong nền KTTT là một tất yếu khách quan, là nguồn lực to lớn nhất tạo ra củacải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Đặc biệt là trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế, phát triển TTSLĐ có vai trò rất quan trọng, mang tínhcấp thiết, lâu dài đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế Cùng với quátrình đổi mới đất nước, nhiều giải pháp phát triển TTSLĐ như tạo việc làmcho người lao động, giải quyết vấn đề lao động - việc làm đã được các cấp,các ngành quan tâm nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn địnhchính trị - xã hội Vì vậy trong thời gian qua, vấn đề phát triển TTSLĐ luônđược sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của đất nước, nằmtrong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh,
là địa phương có hệ thống thị trường phát triển mạnh nhất Trong những nămqua Hà Nội đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vàophát triển kinh tế, tạo những bước chuyển biến quan trọng đối với thủ đô trênnhiều lĩnh vực trong đó có phát triển TTSLĐ Quá trình đổi mới và phát triểnkinh tế của Hà Nội đã từng bước hình thành, phát triển TTSLĐ trong hệ thốngthị trường cung ứng các yếu tố đầu vào sản xuất Việc xuất hiện TTSLĐ - vớivai trò nguồn cung ứng sức lao động, đã tạo nên tác động tích cực đến nội dungphát triển KT - XH của Thành phố cũng như của cả nền kinh tế đất nước Sựphát triển TTSLĐ của thành phố Hà Nội góp phần phân bổ nguồn lực lao độnggiữa các ngành, các vùng một cách hợp lý Thực tế trong những năm qua mặc
dù TTSLĐ ở Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực: cung cầu sức lao độngtăng dần, chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, cơ cấu lao động
Trang 7chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp thấp Tuy nhiên, diễn biến của TTSLĐtrong thời gian qua còn khá phức tạp, mang tính tự phát nằm ngoài tầm kiểmsoát của nhà nước và còn nhiều hạn chế như: sức cầu về lao động còn thấp,cung về lao động chưa đảm bảo được chất lượng, mất cân đối giữa cung và cầulao động, giá cả sức lao động còn thấp, hệ thống cơ chế chính sách còn thiếu vàchưa đồng bộ, hệ thống hỗ trợ giao dịch trên TTSLĐ còn nhiều hạn chế, chưađáp ứng được yêu cầu của thị trường Như vậy, việc phát triển TTSLĐ phảiđược ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển KT - XH Phát triển TTSLĐ
ở Hà Nội cần phải được đặt trên cơ sở phân tích những thế mạnh và nhữngđiểm yếu của thị trường từ đó để có những chính sách nhằm phát huy thế mạnhđồng thời có những giải pháp làm hạn chế những mặt yếu kém trong việc pháttriển TTSLĐ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế của Hà Nội nóiriêng và phát triển của các nước nói chung
Để góp phần giải quyết những hạn chế phát triển TTSLĐ trên địa bànthành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng kinh tế, xây dựng Thủ
đô, xây dựng đất nước, tác giả đã chọn: “Phát triển thị trường sức lao động
ở thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án.
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển TTSLĐ ở thànhphố Hà Nội; đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển TTSLĐ ở thành phố HàNội thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trunglàm rõ những vấn đề sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước cóliên quan đến đề tài nghiên cứu
Trang 8- Làm rõ cơ sở lý luận cho phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội: Quanniệm, tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường sức lao động ởthành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTSLĐ ở một số địa phương trongnước và rút ra bài học cho thành phố Hà Nội
- Đánh giá thực trạng phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội thời gian quabao gồm: Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển TTSLĐ ở thành phố HàNội thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển thị trường sức lao động
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội
bao gồm quy mô TTSLĐ, chất lượng TTSLĐ và cơ cấu TTSLĐ
- Về không gian: thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Các số liệu đánh giá thực trạng được thực hiện chủ yếu
-* Cơ sở thực tiễn
Luận án được xây dựng trên cơ sở khảo sát, điều tra, nghiên cứu nhữngvấn đề thực tiễn phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội thời gian qua, đồng thời cótham khảo, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoahọc đã công bố, khai thác kinh nghiệm một số thành phố lớn trong nước
Trang 9* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử để nghiên cứu phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội.Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của Luận án
Phương pháp chuyên ngành: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong Luận án là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp tiếp cận
hệ thống, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, phương pháp chuyên gia Cụ thể:
-Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: -Phương pháp này được sử dụng
để nghiên cứu những dấu hiệu, thuộc tính đặc trưng của phát triển TTSLĐ ởthành phố Hà Nội, trên cơ sở đó xác định nội dung, tiêu chí đánh giá các nhân
tố ảnh hưởng tới phát triển TTSLĐ Phương pháp này cũng được sử dụngtrong nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm gạt bỏ những nội dung
ít liên quan, tập trung phân tích những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo
để phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội
Phương pháp thống kê - so sánh: Được sử dụng khi tổng quan các công
trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án, và đặc biệt được sử dụngtrong chương 3 nhằm đánh giá thực trạng phát triển TTSLĐ ở thành phố HàNội từ năm 2011 đến 2018
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong cả 4 chương
của luận án, nhưng chủ yếu là chương 3 nhằm đưa ra những nhận xét, đánhgiá sát thực về phát triển TTSLĐ ở Hà Nội thời gian qua và chỉ rõ thành tựu,hạn chế của quá trình này; từ đó đưa ra các quan điểm, giải pháp phù hợp nhằmnâng cao hiệu quả phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Phương pháp logic - lịch sử: Được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu
nhằm hệ thống những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng phát triển TTSLĐ ởthành phố Hà Nội trong thời gian qua Phương pháp này cũng được sử dụng khi phântích và đánh giá kinh nghiệm phát triển TTSLĐ ở một số địa phương trong nước
Trang 105 Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng quan niệm, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến phát triểnTTSLĐ ở thành phố Hà Nội Rút ra bài học về phát triển TTSLĐ ở thành phố
Hà Nội trên cơ sở khảo sát kinh nghiệm phát triển TTSLĐ ở một số địaphương trong nước
- Đánh giá thành tựu, hạn chế để khái quát những vấn đề cần giải quyết
từ thực trạng phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển TTSLĐ ở thành phố HàNội trong thời gian tới
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phát triển TTSLĐtrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có thể được thamkhảo cho các chủ thể quản lý kinh tế, nhà khoa học nghiên cứu việc hoạchđịnh các chính sách của các cơ quan chức năng trong phát triển TTSLĐ ởthành phố Hà Nội
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảngdạy và nghiên cứu về TTSLĐ
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, tổng quan, 4 chương (10 tiết), phụ lục vàdanh mục tài liệu tham khảo
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về thị trường sức lao động
Guasch, J Luis (1999), “Labor market reform and job creation” (Cải
cách thị trường lao động và tạo việc làm), Publisher by World Bank
Publications [75] Tác giả cuốn sách này tập trung nghiên cứu sáu vấn đề
chính: Một là, hiệu suất của thị trường lao động ở khu vực Mỹ Latinh và
Caribe kể từ khi bắt đầu cải cách thị trường lao động mà hầu hết các quốc gia
trong khu vực đã thực hiện; Hai là, cấu trúc của thị trường lao động, các thể chế và các yếu tố kích thích tạo việc làm; Ba là, ảnh hưởng của cấu trúc đó đối với việc làm, thu nhập, phân phối thu nhập và mức nghèo; Bốn là, vai trò của các thể chế thị trường lao động trong xu thế thị trường lao động; Năm là, các
giải pháp cho cải cách và lợi ích của cải cách lao động toàn diện, được minh
chứng trong và ngoài khu vực; Sáu là, cải cách chính sách lao động để cải thiện
một cách bền vững triển vọng việc làm/thất nghiệp Trên cơ sở đó, tác giả đưa
ra khuyến nghị: để cải cách thành công thị trường lao động cần phải bổ sungtăng cường mạng lưới đảm bảo an toàn lao động - việc làm và các chính sáchkinh tế vĩ mô nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế một cách mạnh mẽ, đặc biệt
là trong các lĩnh vực có khả năng làm gia tăng việc làm đáng kể
Felipe, Hasan, Rana (2006), “Labor market in Asia: Issues and
Perspectives” (Thị trường lao động ở châu Á: Các vấn đề và quan điểm)
Palgrave Macmillan UK [74] Công trình nghiên cứu xuất phát từ thực trạng
vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm có xu hướng ngày càng gia tăng ở cácnước châu Á Ấn phẩm nêu lên các vấn đề như: tại sao các nước ở châu Ákhông thể tạo việc làm đầy đủ cho lực lượng lao động ngày càng tăng? Có phải
Trang 12chăng do thị trường lao động quá cứng nhắc? Luận giải vấn đề này, các tácgiả đưa ra những bằng chứng cho rằng: trong một số trường hợp cụ thể ở châu
Á, khi cải cách kinh tế và thị trường lao động, đã tạo nên sự gia tăng trên diệnrộng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm Vì vậy, họ yêu cầu chính phủ cầnphải xây dựng và thực hiện đầy đủ, hiệu quả các mục tiêu kết hợp tăng trưởngvới phát triển nguồn nhân lực để cân đối cung - cầu thị trường lao động mộtcách hợp lý Trên quan điểm đó, các tác giả đã tập trung nghiên cứu nội dungphát triển thị trường lao động một số quốc gia châu Á như: các vấn đề đặt ra vàtriển vọng phát triển của thị trường lao động ở Ấn Độ; những thách thức chính
và các vấn đề chính sách thất nghiệp của thị trường lao động ở Indonesia; luậtLao động và các chính sách kinh tế ở Philippines; sự phát triển và thách thứctrong chính sách chuyển đổi kinh tế đối với thị trường lao động ở Cộng hoàNhân dân Trung Hoa; đánh giá thị trường lao động Việt Nam và nghiên cứu hệthống chính sách toàn dụng lao động đối với các nước châu Á
Ravi Kanbur & Jan Svejnar (2009), “Labor Markets and Economic
Development” (Thị trường lao động và phát triển kinh tế), [82] Routledge
studies in Development Economics
Cuốn sách phản ánh trong sự phát triển kinh tế nói chung đặc biệt đối vớicác nền kinh tế chuyển đổi nói riêng, việc phát triển thị trường lao động là mộttrong những vấn đề được quan tâm hàng đầu Với sự cạnh tranh ngày càng tăng
từ toàn cầu hóa, cuộc thảo luận đang chuyển sang nhu cầu về sự linh hoạt của thịtrường lao động và việc tạo ra các công việc "tốt" Hơn nữa, sự thiếu chắc chắnthực tế và cảm nhận thực tế trên thị trường lao động đã tạo ra một chương trìnhnghị sự mới về cách cấu trúc mạng lưới an toàn và điều tiết thị trường laođộng Những câu hỏi cũ về mối liên hệ giữa thị trường lao động chính thức vàphi chính thức, lại xuất hiện với những chiều kích và tầm quan trọng mới Đồngthời, vấn đề an ninh, chính trị do phân hoá thu nhập từ lao động cũng diễn raphức tạp, đòi hỏi phải có sự nhận thức mới hơn về thị trường lao động, nhất là về
Trang 13vấn đề xây dựng hệ thống vận hành, điều tiết thị trường lao động ở tầm vĩ mô.Tổng quát hơn, đó là một sự nhận diện mới về thị trường lao động, về cấu trúcchức năng, hoạt động của nó như thế nào để nhằm đề xuất, xây dựng các chínhsách thay thế cho phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Christopher J Flinn (2010), “The Minimum Wage and Labor Market
Outcomes” (Mức lương tối thiểu và kết quả thị trường lao động), [71]
Publisher Cambridge, Mass: MIT Press
Trong mức lương tối thiểu và kết quả thị trường lao động, Christopher Flinnlập luận rằng trong việc đánh giá tác động của việc xây dựng mức lương tối thiểu (ở
Mỹ và các nơi khác) là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc hình thànhthị trường lao động tự do Flinn phát triển một mô hình thương lượng và tìm kiếmviệc làm, có khả năng tạo ra các kết quả thị trường lao động phù hợp với sự phân bốthời gian và thất nghiệp và cũng có thể tính đến những thay đổi về tỷ lệ việc làm vàtiền lương sau khi thay đổi mức lương tối thiểu Flinn sử dụng các nghiên cứu trướcđây từ các văn bản lương tối thiểu để chứng minh làm thế nào mô hình có thể được
sử dụng để hợp lý hóa và tổng hợp các kết quả đa dạng được tìm thấy trong bốicảnh thể chế rất khác nhau Flinn đề xuất xây dựng và ước lượng chính thức của môhình bằng cách sử dụng dữ liệu có sẵn thông thường; ước tính mô hình sau đó chophép nhà nghiên cứu xác định trực tiếp các phúc lợi phúc lợi của những thay đổimức lương tối thiểu quan sát được Mô hình này có thể được sử dụng để thực hiệncác thí nghiệm chính sách giả định - thậm chí để xác định mức lương tối thiểu “tốiưu” theo một loạt các chỉ số phúc lợi Sự phát triển của mô hình và lý thuyết kinh tếlượng cơ sở ước lượng của nó được trình bày cẩn thận để giúp người đọc khôngquen thuộc với các phép tính kinh tế của các mô hình điểm và tối ưu hóa động trongthời gian liên tục để theo các đối số
Sangheon Lee và Deirdre Mc Can, ILO (2011), “Regulating for
Decent Work New Directions in Labour Market Regulation” (Quy định cho việc làm bền vững Các hướng mới trong quy chế thị trường lao động), [83]
Trang 14Co-published with Palgrave Macmillan
Đây là công trình nghiên cứu của tập thể các chuyên gia trên các lĩnh vựcnhư: kinh tế, luật, khoa học chính trị, quan hệ lao động trên phạm vi quốc tế Nóbao gồm cả chương trình nghiên cứu của các nước phát triển (Canada, Châu Âu,Hoa Kỳ) và các nước đang phát triển (Brazil, Trung Quốc, Indonesia, Tanzania).Cuốn sách nêu lên ba vấn đề chính là: sự không chắc chắn của thị trường laođộng, hiệu quả của các quy phạm pháp luật và các phương pháp đánh giá sự giaothoa của các mức quy định khác nhau Cuốn sách dựa trên cơ sở nghiên cứumối quan hệ cung - cầu lao động tác động đến việc làm, đến thu nhập và hoạtđộng điều tiết thị trường lao động Một số lý luận làm rõ vai trò của chính phủthông qua hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô kết hợp với chính sách xã hội
để tạo việc làm ổn định cho nền kinh tế; nó phân tích thực trạng việc làm, sựđiều tiết của nhà nước và đề ra những hướng đi mới trong điều tiết, phát triển thịtrường lao động Đây là cơ sở để xây dựng các chính sách và học thuật về laođộng và tạo việc làm bền vững sau khủng hoảng bằng cách xác định nhữngthách thức mới, các chủ đề và quan điểm lý thuyết
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển thị trường sức lao động
Xin Meng (2000), “Labor market reform in China” (Cải cách thị
trường lao động ở Trung Quốc), Cambridge University Press [85].
Cuốn sách phân tích những thay đổi về thể chế của thị trường lao động
ở Trung Quốc trong hơn hai mươi năm từ quan điểm của thị trường lao động vàcung cấp những bằng chứng thực nghiệm cần cải cách thêm cho thị trường laođộng nếu tăng trưởng cao Thông qua những kết quả khảo sát về tác động của cảicách kinh tế đối với thị trường lao động thành thị - nông thôn Trung Quốc cũngnhư sự tương tác của nó; cung cấp những luận chứng cần thiết cho việc tiếp tụccải cách thị trường lao động ở Trung Quốc trong điều kiện muốn duy trì tốc độ
Trang 15tăng trưởng cao Đồng thời, cuốn sách cũng nghiên cứu những vấn đề về việclàm và thất nghiệp, về tiền lương và bảo hiểm xã hội; phân tích những vấn đề sởhữu của doanh nghiệp ở đô thị - nguyên nhân gây cản trở việc cải cách thịtrường lao động ở Trung Quốc Cuốn sách này cho rằng việc đạt được tăngtrưởng kinh tế bền vững sẽ đòi hỏi một sự cải tổ toàn diện hơn về các thoả thuậnthị trường lao động hiện nay Từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp cơ bản choviệc cải cách thị trường lao động ở Trung Quốc trong thời gian tới.
Chris Benner, Wiley (2002), “Work in the New Economy: Flexible Labor
Markets in Silicon Valley” (Làm việc trong nền kinh tế mới: thị trường lao động linh hoạt trong thung lũng Silicon), Publisher: Wiley-Blackwell [70].
Cuốn sách phân tích sâu sắc về lao động linh hoạt bao gồm sự biếnđộng ngày càng tăng trong nhu cầu công việc và mối quan hệ việc làm ngàycàng mong manh Thông qua các cuộc khảo sát thị trường lao động ở thunglũng Silicon, tác giả luận giải về nhân tố tác động đến sự chuyển đổi việc làmtrong nền kinh tế thông tin Tác giả cũng phân tích sự biến động của lao độngtrong nền kinh tế mới hiện nay, bao gồm cả sự biến động về tăng trưởng nhucầu công việc, biến động ở các mối quan hệ lao động, cũng như vai trò ngàycàng quan trọng của các trung gian thị trường lao động trong nền kinh tế trithức Từ đó, đề xuất giải pháp phát triển thị trường lao động trong điều kiệncủa nền kinh tế tri thức
Dipak Mazumdar, Sandip Sarkar (2008), “Globalization, labor markets
and inequality in India” (Toàn cầu hoá, thị trường lao động và bất bình đẳng
ở Ấn Độ), [72] Center for International Studies.
Ấn phẩm đưa ra những luận điểm cơ bản về vấn đề toàn cầu hoá vànhững tác động của nó đối với việc cải cách kinh tế của Ấn Độ Cuốn sáchnày xem xét chi tiết chương trình cải cách từ khía cạnh bên ngoài, bên trongcủa Ấn Độ và phân biệt những thay đổi, xu hướng mà những phát triển mới
Trang 16này đã tạo ra Nó cung cấp những phân tích ban đầu về dữ liệu cấp đơn vị cósẵn từ các Điều tra mẫu quốc gia lần thứ 5, các cuộc Điều tra hàng năm củacác ngành và các nguồn dữ liệu cơ bản khác cũng như mô tả tình hình chungcủa Ấn Độ Trên cơ sở đánh giá thực trạng tăng trưởng, thu nhập cũng nhưcác vấn đề xã hội trong cải cách của Ấn Độ, tác giả đưa ra xu hướng phân hoágiàu - nghèo, vấn đề bất bình đẳng, vấn đề việc làm và thu nhập trong hậu cảicách Đồng thời, đánh giá xu hướng tác động của việc làm, của lợi nhuận đếnthị trường lao động của Ấn Độ trong bối cảnh toàn cầu hoá; nêu lên những sựkhác biệt về kết quả lao động giữa các khu vực khác nhau trong thị trường laođộng - một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội.
Khong How Ling and K.S Jomo (2009), “Labour Market Segmentation
in Malaysian Services” (Phân khúc thị trường lao động trong các dịch vụ của Malaysia), [79] National University of Singapore Press.
Đây là cuốn sách đầu tiên xem xét lao động trong các dịch vụ củaMalaysia và cũng là người đầu tiên sử dụng cách tiếp cận phân khúc thị trườnglao động để nghiên cứu lao động Malaysia Cuốn sách chỉ ra: Cũng như ở hầuhết các quốc gia khác, ngành dịch vụ từ lâu đã tạo ra nhiều lực lượng lao độnghơn so với sản xuất ở Malaysia Các nghiên cứu của những người làm việc trongcác dịch vụ ở các nước đang phát triển có xu hướng tập trung vào khu vực công
và khu vực kinh tế phi chính thức trong những thập kỷ gần đây Cuốnsách nghiên cứu về người lao động trong lĩnh vực dịch vụ cũng bao gồm cả cácdoanh nghiệp tư nhân, hiện đại (ví dụ như dịch vụ tài chính) và các dịch vụtruyền thống (ví dụ như dịch vụ vận tải) Nghiên cứu này cũng xem xét sự phânchia thị trường lao động Malaysia, đặc biệt là ở các nhóm dân tộc và giới tính
Emanuela Di Gropello, Hong W Tan, Prateek Tandon (2010), “Skills
for the Labor Market in the Philippines” (Các kỹ năng cho thị trường lao động ở Philippines), [73] World Bank Publications.
Trang 17Cuốn sách trình bày về nền kinh tế Philippine đã có sự tăng trưởng toàndiện trong 20 năm qua, nhưng sự tăng trưởng của khu vực sản xuất đã chậmlại, và đất nước này đã mất khả năng đổi mới Việc lấy lại động lực phát triển
sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng kỹ năng đóng vai trò quan trọng là các
kỹ năng cần trang bị cho người lao động Đồng thời nêu lên các kỹ năng màngười lao động cần trang bị để tăng năng suất, chất lượng công việc, tăng khảnăng cạnh tranh, để có được việc làm tốt hơn; phân tích vai trò của hệ thốnggiáo dục - đào tạo đối với việc trang bị kỹ năng cho người lao động; đánh giá
sự gia tăng trình độ học vấn của người lao động ở Philippines trong hai thập
kỷ qua; đây là nền tảng cho sự chuyển đổi và phát triển kinh tế củaPhilippines Tuy nhiên, so với xu hướng ngày càng tăng nhu cầu về các kỹnăng làm việc với kỹ năng hiện có của người lao động thì đã có những dấuhiệu ban đầu về các khoảng trống của kỹ năng và nó có thể trở thành một ràocản lớn của nền kinh tế Philippines nếu không có một giải pháp thích hợp đểnâng cao kỹ năng cho người lao động Từ đó, các tác giả đưa ra một số giảipháp nhằm nâng kỹ năng cho người lao động, nhất là việc hoàn thiện, pháttriển hệ thống giáo dục - đào tạo trong điều kiện hiện nay
Yang Liu (2013), “China's Urban Labor Market” (Thị trường lao động
thành thị của Trung Quốc), [86] Hong Kong University Press; Kyoto: Kyoto
University Press
Cuốn sách nêu lên: Trong hai thập kỷ qua, việc mở rộng thị trường laođộng ở Trung Quốc đã trải qua quá trình tạo ra việc làm và phá huỷ công việc,cũng như nhập cư ở nông thôn và thành thị quy mô lớn Việc tiếp thị hoá kể từđầu những năm 1980 đã có những tiến bộ to lớn trong quá trình chuyển đổisang một thị trường lao động thực sự Cuốn sách này đưa ra một phân tíchmới về thị trường lao động của Trung Quốc sử dụng các mô hình kinh tếlượng hiện đại Cuốn sách nêu lên các vấn đề về sự không cân bằng của cung
Trang 18và cầu lao động ở Trung Quốc, đồng thời xem xét tác động của nhập cư nôngthôn và đô thị vào thị trường lao động ở khu vực thành thị Bên cạnh đó, cuốnsách cung cấp các phân tích về các lý do kinh tế đằng sau tỷ lệ thất nghiệp cao
ở Trung Quốc và giải thích lý do tại sao nó cùng tồn tại với tình trạng thiếunhân công trong những năm gần đây
OECD (2014), “The 2012 Labour Market Reform in Spain” (Cải cách
thị trường lao động 2012 ở Tây Ban Nha), [80] OECD Publishing, Paris.
Báo cáo này cung cấp đánh giá ban đầu về cải cách toàn diện thị trườnglao động Tây Ban Nha được thực hiện trong năm 2012 Nó mô tả các thànhphần chính của cuộc cải cách năm 2012 và đưa chúng vào bối cảnh sự tiếntriển của các thể chế thị trường lao động ở các nước thành viên OECD khác,tập trung vào luật thương lượng tập thể và luật bảo vệ việc làm Báo cáo cũngđánh giá tác động của cải cách đối với khả năng điều chỉnh tiền lương và thờigian lao động của các doanh nghiệp để đối phó với cú sốc nhu cầu, cũng nhưdòng chảy của thị trường lao động đối với các loại hình hợp đồng khác nhau
và tính hai mặt của thị trường lao động Tây Ban Nha Nó cũng xem xét nhữngcải cách bổ sung sẽ được yêu cầu để cải thiện hiệu quả của cải cách thị trườnglao động, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách thị trường lao động tích cực
Jaromir Gottvald (2017),“New Features of Labor Market and Their
Impact in China”( Các tính năng mới của thị trường lao động và tác động của chúng ở Trung Quốc), [76] Proceedings of the 3rd Czech-China Scientific
Conference 2017, ISBN 978-953-51-3596-8, Print ISBN 978-953-51-3595.
Cuốn sách chỉ ra: Sau 30 năm phát triển, Trung Quốc đã có một giaodịch tuyệt vời của thị trường lao động từ một thị trường do chính phủ kiểm soátcho tới một thị trường định hướng thị trường Các nghiên cứu trước đây cho biếtcác đặc điểm khác nhau của thị trường lao động Trung Quốc Tuy nhiên, với sựphát triển nhanh chóng, thị trường lao động ở Trung Quốc có một số thay đổi
Trang 19mới và không dự đoán được trong những năm gần đây Với các dữ liệu toàndiện, chặt chẽ và nhất quán từ năm 2000 đến năm 2015, từ Cục Thống kê Quốcgia Trung Quốc (NBSC), Kỷ yếu này thực hiện một nghiên cứu mô tả về xácminh các tính năng chung được nêu trong tài liệu trước đây, tiết lộ một số tínhnăng mới và sự thay đổi của thị trường lao động Trung Quốc hiện nay Phân tíchnày không chỉ cung cấp một sự hiểu biết đầy đủ về thị trường lao động hiện tạicủa Trung Quốc mà còn cho thấy tác động tiềm tàng và vấn đề gây ra bởi nhữngđặc điểm mới và thay đổi này của thị trường lao động Trung Quốc đối với nhànghiên cứu và nhà hoạch định chính sách.
1.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về thị trường sức lao động
Trần Thanh Dũng (1999), Thị trường sức lao động trong nền kinh tế
hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh
tế, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [22]
Luận án đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về đặc điểm, vai tròcủa sức lao động và TTSLĐ trong nền KTTT nói chung, làm sáng tỏ TTSLĐ
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN Ngoài ra luận án cònnghiên cứu về quan hệ lao động, sự biến động của nguồn cung sức lao động,vai trò của giáo dục đào tạo, sự phân hóa và hợp nhất của TTSLĐ và vai tròcủa Nhà nước đối với TTSLĐ Luận án nêu lên thực trạng quản lý nhà nướcđối với thị trường sức lao động ở Việt Nam, nguyên nhân của thực trạng nêutrên Từ những nghiên cứu và phân tích được nêu ra luận án đã đưa ra nhữnggiải pháp nhằm thúc đẩy các bộ phận của TTSLĐ ở Việt Nam như TTSLĐ ởnông thôn và vùng ven biển, TTSLĐ ở thành thị và TTSLĐ liên thông vớinước ngoài và những giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên TTSLĐtrong và ngoài nước và tạo điều kiện phát triển TTSLĐ ở nước ta
Trang 20Bùi Thị Xuyến (2002), Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của
Mác vào thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [68]
Luận án đã khai thác giá trị lý luận hàng hoá sức lao động của C Mácnhư: điều kiện sức lao động trở thành hàng hoá, hai thuộc tính của hàng hoásức lao động Đặc biệt là giá trị sử dụng độc đáo của hàng hoá sức lao động,
đó là khả năng tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân khi được sử dụng vàoquá trình sản xuất; luận án lý giải về tính chu kỳ của quá trình sản xuất ảnhhưởng đến TTSLĐ Luận án cũng đi sâu phân tích TTSLĐ với quan hệ cung -cầu về lao động và giá cả sức lao động với nhiều nhân tố khách quan, chủquan khác nhau, theo đó cần có sự can thiệp của tổ chức Công đoàn và sựquản lý của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động… Luận ánkhái lược quá trình nhận thức về TTSLĐ và thực tiễn phát triển TTSLĐ ở ViệtNam trong quá trình chuyển đổi kinh tế và tác động của toàn cầu hoá Luận án
đã đưa ra một số giải pháp cơ bản vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của
C Mác và phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
Nguyễn Minh Quang (2008), “Thị trường hàng hoá sức lao động chất
lượng cao: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [43]
Hướng nghiên cứu chính của đề tài là làm rõ những vấn đề mang tính
lý luận về hàng hoá - sức lao động, về TTSLĐ của C Mác, làm căn cứ đểphân tích các tiêu chí xác định sức lao động chất lượng cao, so sánh với sứclao động trình độ cao, các yếu tố giá trị sử dụng, giá trị, giá cả của sức laođộng chất lượng cao, từ đó đưa ra một số quan niệm về hàng hoá sức lao độngchất lượng cao; về sự cần thiết để phát triển loại hàng hoá chất lượng caocũng như phát triển TTSLĐ chất lượng cao Đồng thời phân tích đặc điểm vàcác yếu tố của TTSLĐ chất lượng cao: cung cầu, vai trò của Nhà nước tácđộng đến TTSLĐ Từ những đặc điểm trên đề tài đã phân tích làm rõ thêm
Trang 21những bước tiến trong nhận thức và sự tất yếu của sự phát triển TTSLĐ, đặcbiệt là TTSLĐ chất lượng cao, một thị trường còn hết sức mới mẻ ở nước tahiện nay Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn được nêu ra, công trình đề xuấtmột số giải pháp nhằm phát triển TTSLĐ chất lượng cao ở nước ta.
Nguyễn Văn Phúc (2008), Thị trường sức lao động trình độ cao ở Việt
Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [41]
Luận án xuất phát từ lý luận giá trị - lao động của C Mác để làm rõ hơntính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá: lao động cụ thể và lao độngtrừu tượng Trên cơ sở đó, luận án đưa ra khái niệm thế nào là một lao động
có trình độ cao, về TTSLĐ trình độ cao Luận án xây dựng hệ thống tiêu chíđánh giá; cấu trúc và cơ chế vận hành của một TTSLĐ trình độ cao với nhữngđặc điểm riêng Trên cơ sở đó, luận án phân tích, đánh giá thực trạng lao động
có trình độ cao ở Việt Nam và tìm ra nguyên nhân hạn chế yếu kém của loạithị trường này Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triểnTTSLĐ trình độ cao ở Việt Nam như: Giải pháp phát triển cầu sức lao độngtrình độ cao; nâng cao chất lượng cung sức lao động trình độ cao; đẩy mạnhxuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu sức lao động qua đào tạo nghề, đồngthời nhập khẩu sức lao động trình độ cao; hoàn thiện cơ chế, chính sách điềuchỉnh cung - cầu sức lao động trình độ cao trên TTSLĐ; mở rộng đối tượngtham gia TTSLĐ trình độ cao; tiếp tục hoàn thiện hệ thống môi trường vĩ mô
và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức trung gian; nâng cao năng lực vàhiệu quả quản lý nhà nước đối với TTSLĐ trình độ cao
Lưu Văn Hưng (2010), Xuất khẩu hàng hóa sức lao động của Việt Nam
trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [34]
Trang 22Luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận xuất khẩu lao động trong nềnKTTT định hướng XHCN, tác giả đã làm rõ trong luận án nhận thức về hoạtđộng xuất khẩu lao động trên cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa hoạt độngxuất khẩu lao động với các biểu hiện cụ thể khác của sự di chuyển lao độngtrên phạm vi quốc tế: di cư lao động quốc tế, di chuyển con người để cung cấpdịch vụ Tác giả cũng đã phân tích sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu lao động trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay Bên cạnh đó, tác giảđánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạtđộng xuất khẩu lao động của Việt Nam, phát hiện những vấn đề cấp thiết đốivới hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay Luận án tham khảo,tìm hiểu hoạt động xuất khẩu lao động ở một số nước khu vực Châu Á, đánhgiá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tới hoạt động xuấtkhẩu lao động ở Việt Nam, từ đó dự báo những xu hướng chính của quan hệcung cầu hàng hóa sức lao động, sự cạnh tranh trên thị trường lao động quốc
tế và khả năng phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Namtrong tương lai Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu, tác giả đưa ra quanđiểm và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động củaViệt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới
Bùi Sỹ Tuấn (2012), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ
Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội [65]
Luận án đã trình bày các cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lựcnhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động hiện nay, phân tích và phân biệtcác nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu laođộng Trình bày kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcnhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của các nước Philipines, Ấn Độ vàHàn Quốc qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Ngoài ra,
Trang 23tác giả có những phân tích chung về chất lượng nguồn nhân lực của ViệtNam, trong đó đặc biệt nêu rõ những đặc điểm KT - XH của nước ta ảnhhưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và những tác động đến thực trạng xuấtkhẩu lao động của Việt Nam Cùng với việc kết hợp lý luận và phân tích thựctrạng, đồng thời xem xét xu hướng di cư lao động quốc tế ngày một đòi hỏilao động có chất lượng cao, tác giả đã đưa ra 05 giải pháp nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của ViệtNam đến năm 2020.
Nguyễn Văn Dũng (2014), Thị trường sức lao động ở Đồng bằng Sông Cửu
Long, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [21].
Luận án đã hệ thống hoá lý luận về TTSLĐ dựa trên cơ sở học thuyết giá trị
- lao động của C Mác, hệ thống lý thuyết về lao động và TTSLĐ của các nhà kinh
tế học và các công trình nghiên cứu để đưa ra khái niệm về TTSLĐ Định dạngkhung lý thuyết bao gồm các khái niệm công cụ có liên quan đến sự vận hành vàphát triển TTSLĐ Phân tích, đánh giá các nhân tố tác động khách quan đếnTTSLĐ và xây dựng hệ thống thể chế, công cụ điều tiết TTSLĐ Xuất phát từkinh nghiệm phát triển TTSLĐ của một số quốc gia châu Á và kết quả đạt đượccủa TTSLĐ ở một số vùng kinh tế của Việt Nam, luận án khái quát một số kinhnghiệm có khả năng vận dụng để phát triển TTSLĐ ở khu vực Đồng bằng sôngCửu Long Luận án phân tích những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến TTSLĐ và thực trạng hoạt động của TTSLĐ ởkhu vực đồng bằng sông Cửu Long Từ đó, đưa ra những vấn đề cần giải quyếtđối với TTSLĐ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Vương Thanh Tú (2014), Thị trường lao động ở Thái Nguyên, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [64]
Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số lý luận cơ bản như kháiniệm về thị trường và thị trường lao động, đặc điểm, các yếu tố cấu thành, nộidung và xu hướng phát triển thị trường lao động trong thời kỳ đẩy mạnh
Trang 24CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế Đây là cơ
sở lý luận vững chắc về thị trường lao động để các cơ quan quản lý của tỉnhThái Nguyên xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách phù hợp thúcđẩy tăng trường và phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh Từ phân tích thựctrạng thị trường lao động ở Thái Nguyên giai đoạn 2004-2014, luận án chỉ ranhững kết quả đạt được, những mặt hạn chế chủ yếu về thị trường lao động ởTỉnh như cầu về lao động còn thấp do tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, quy môcác doanh nghiệp và khu công nghiệp còn nhỏ lẻ; cung lao động không ổnđỉnh do di chuyển lao động, chất lượng lao động thấp, mối quan hệ giữa cungcầu và giá cả sức lao động mất cân đối, hệ thống cơ chế chính sách thúc đẩyphát triển thị trường lao động còn thiếu Từ đó, luận án đã đề xuất phươnghướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển thị trường sức lao động
Đỗ Thị Xuân Phương (2000), Phát triển thị trường sức lao động, giải
quyết việc làm (qua thực tế ở Hà Nội), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [42]
Luận án trình bày những vấn đề lý luận chung về TTSLĐ, về việc làm
và giải quyết việc làm, sự tương tác giữa TTSLĐ với vấn đề giải quyết việclàm Với cách tiếp cận xuyên suốt, tác giả tập trung phân tích mối quan hệgiữa cung - cầu sức lao động trên thị trường, mối quan hệ giữa nhu cầu việclàm với nhu cầu sử dụng sức lao động trên TTSLĐ Phân tích các nhân tố ảnhhưởng cung - cầu về sức lao động, trạng thái của quan hệ cung cầu, mối quan
hệ giữa cung - cầu và giá cả sức lao động trên TTSLĐ; khảo sát thực trạngviệc làm thông qua phát triển TTSLĐ trên địa bàn Hà Nội Trên cơ sở khung
lý thuyết và xuất phát từ thực tế của Hà Nội, tác giả phân tích thực trạng pháttriển TTSLĐ, giải quyết việc làm ở Hà Nội thông qua hình thức biểu hiện củaquan hệ lao động trong TTSLĐ đó là: Tuyển và thi tuyển, hợp đồng lao động,
Trang 25quan hệ lao động theo hình thức thầu khoán, xuất khẩu lao động, chợ laođộng, tuyển mộ công nhân, thuê làm nội trợ trong gia đình, trong đó khẳngđịnh thực tế việc quản lý, kiểm tra giám sát của Nhà nước chưa chặt chẽ dẫntới quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động bị viphạm Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển TTSLĐ, giải quyếtviệc làm trong quá trình phát triển kinh tế
Đinh Thị Kim Chi (2006), Chính sách tác động tới sự phát triển thị
trường sức lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh [6]
Trong chương I tác giả đã lựa chọn việc phân tích cơ sở lý luận và thựctiễn hình thành các chính sách tác động tới sự phát triển TTSLĐ trong nhữnggiai đoạn khác nhau để làm mục tiêu chính của luận án, trong đó tập trung làm
rõ về mặt lý luận các khái niệm cơ bản như khái niệm hàng hóa sức lao động,TTSLĐ, khái niệm chính sách, việc tác động của chính sách tới việc phát triểnhàng hóa sức lao động và TTSLĐ Tại chương II tác giả đã làm rõ thực trạngcủa việc tác động của các chính sách tới TTSLĐ của thành phố Hồ Chí Minhtrong từng thời ký phát triển cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực, trong chươngnày tác giả đã có những phân tích, nghiên cứu, đánh giá các chính sách củaĐảng, Nhà nước từ trung ương đến địa phương có những tác động như thế nàotới sự phát triển hàng hóa sức lao động và TTSLĐ trên địa bàn thành phố HồChí Minh từ năm 1976 đến năm 2006 Từ những thực trạng đã nghiên cứu vàphân tích ở chương II, trong chương III tác giả đã có những dự báo về tình hìnhphát triển TTSLĐ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nêu lên một số quanđiểm, định hướng cho việc hoàn thiện hệ thống chính sách tới sự phát triểnTTSLĐ của thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tiếp theo
Trang 26Đinh Thị Kim Chi (2015), Phát triển thị trường sức lao động trên địa
bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, đề tài nghiên cứu khoa học, Liên hiệp
Khoa học Kinh tế Kỹ thuật Môi trường miền Nam [9]
Đề tài tập trung nghiên cứu theo hướng lý luận của chủ nghĩa MácLênin; cơ sở lý luận về kinh tế hàng hóa sức lao động, điều kiện ra đời, haithuộc tính của hàng hóa đó là giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa sức lao động;các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnhtranh là những quy luật của kinh tế hàng hóa và tất yếu được vận dụng đối vớihàng hóa sức lao động và TTSLĐ Đề tài đã phân tích những lý luận chung vềhàng hóa sức lao động và thị trường sức lao động làm cơ sở tiến hành nghiêncứu Đồng thời, rút ra một số bài học kinh nghiệm của các nước trong khuvực để phát triển TTSLĐ tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nóiriêng Đề tài đánh giá thực trạng phát triển TTSLĐ trên địa bàn tỉnh BìnhDương trong thời gian qua đã được được kết quả về nhiều mặt như giáo dục
và đạo tạo, về kinh tế xã hội Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra những bất cậpcủa sự phát triển TTSLĐ ở Bình Dương như chất lượng nguồn nhân lực cònthấp chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra, cơ cấu lao động chưa cân đối, tỷ lệlao động qua đào tạo còn thấp… Từ thực trạng đó, đề tài đề xuất những quanđiểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu phát triển TTSLĐ trên địa bàn tỉnh BìnhDương, vạch ra những vấn đề cần phải hoàn thiện các chính sách kinh tế từvai trò của nhà nước
1.3 Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
Các công trình khoa học trong nước và nước ngoài nghiên cứu về vấn
đề phát triển TTSLĐ tuy có đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu, cơ sởphương pháp luận và cách tiếp cận khác nhau nhưng mỗi công trình đều cónhững đóng góp nhất định về mặt khoa học cho việc tiếp tục xây dựng và
Trang 27hoàn thiện cơ sở lý thuyết về TTSLĐ và phát triển TTSLĐ Thành tựu nổi bật
mà các công trình đóng góp cho khoa học có thể khái quát như sau:
1.3.1 Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố
Các công trình nghiên đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết của thịtrường sức lao động, phát triển thị trường sức lao động, các đặc điểm vềthị trường sức lao động ở các quốc gia, trong đó nhấn mạnh đến việc pháttriển thị trường sức lao động là một vấn đề được quan tâm hàng đầu củatất cả các nước Một số công trình đi nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lývới phát triển thị trường sức lao động, vai trò của Chính phủ trong pháttriển thị trường sức lao động, luận bàn về mô hình phát triển thị trườngsức lao động…từ đó, đề xuất mô hình phát triển thị trường sức lao động
và giải pháp giải quyết phát triển thị trường sức lao động trên toàn cầu,khu vực hay quốc gia
Các công trình nghiên cứu về phát triển TTSLĐ cũng đã hệ thống hóa lýluận cơ bản về phát triển TTSLĐ với các khái niệm về TTSLĐ, khái niệm về pháttriển TTSLĐ; xác định nội dung phát triển TTSLĐ, tiêu chí đánh giá hiệu quả củaphát triển TTSLĐ; các nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến phát triểnTTSLĐ; khảo sát kinh nghiệm phát triển TTSLĐ của một số nước trên thế giới,một số địa phương trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triểnTTSLĐ của vùng hoặc địa phương mà đề tài nghiên cứu
Phần lớn các công trình tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thịtrường sức lao động dưới góc độ kinh tế học; không nghiên cứu tổng thể mà
đi sâu nghiên cứu những vấn đề cập nhật, trực tiếp tác động đến tình hình hoạtđộng của thị trường lao động như: quan hệ cung - cầu trên thị trường laođộng, Luật lao động và các chính sách tác động đến thị trường lao động, cácyếu tố tác động và các thách thức trong chính sách chuyển đổi kinh tế với thịtrường lao động… từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển
Trang 28Các công trình đã khảo sát thực tế phát triển TTSLĐ ở vùng, địaphương trong phạm vi đề tài nghiên cứu một cách công phu kết hợp với thuthập tài liệu từ các cơ quan chức năng địa phương để đánh giá thực trạng pháttriển thị trường sức lao động một cách khách quan, chính xác; trên cơ sở đó
đề xuất quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển TTSLĐ củavùng, địa phương cả trong ngắn hạn và dài hạn Tuy nhiên, một số giải phápmới chỉ dừng lại ở mức nêu lên những quan điểm mang tính định hướng cũngnhư định tính tổng thể đối với việc phát triển TTSLĐ, một số nghiên cứu thì
đã quá lâu Các nghiên cứu chưa làm rõ các nhân tố bên trong, nhân tố bênngoài cũng nhưng mối quan hệ giữa các nhân tố đến hoạt động phát triểnTTSLĐ Các nghiên cứu cũng chưa đi sâu vào phân tích thực trạng để thấyđược nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc phát triển TTSLĐ
Các công trình nghiên cứu này là tài liệu quan trọng để tác giả thamkhảo, kế thừa những quan điểm khoa học, phù hợp nội dung nghiên cứu,nhằm xây dựng cơ sở lý luận về thị trường lao động, thị trường sức lao động,phát triển thị trường sức lao động và nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩyphát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hà Nội
1.3.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết
Để giúp cho việc phát triển thị trường sức lao động nhằm phục vụ cho
sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội, đồng thời để đạt được mụctiêu nghiên cứu đã đề ra thì luận án cần phải giải quyết được những vấn đềđược nêu ra cụ thể như sau:
Khái niệm phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hà Nội là gì?Luận án sẽ xây dựng các khái niệm về sức lao động, thị trường sức laođộng, phát triển thị trường sức lao động, từ đó xây dựng khái niệm phát triểnTTSLĐ ở thành phố Hà Nội trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trang 29Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường sức lao động ở thànhphố Hà Nội gồm những nhân tố nào?
Trên cơ sở quan niệm chung, Luận án sẽ đi sâu luận giải các tiêu chí, làmcăn cứ đánh giá thực trạng phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội thời gian tới
Thành phố Hà Nội có thể tham khảo các bài học kinh nghiệm gì trongphát triển TTSLĐ từ một số địa phương khác? Khảo sát kinh nghiệm củaQuảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương sẽ giúp thành phố Hà Nội có được nhữngbài học bổ ích trong phát triển TTSLĐ thời gian tới
Phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội có những thành tựu và hạn chếnhư thế nào? Đâu là nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó?
Để trả lời câu hỏi này, Luận án sẽ khảo sát, đánh giá thực trạng pháttriển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến 2018, phân tích nhữngthành tựu, hạn chế, nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt racần tiếp tục giải quyết
Thành phố Hà Nội cần làm gì và làm như thế nào để hoàn thiện việcphát triển thị trường sức lao động trong thời gian tới? Đây thực chất là việcxác định quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những thành tựu và khắcphục những điểm còn hạn chế Do vậy, từ kết quả thực trạng đã khảo sát,Luận án sẽ xây dựng quan điểm và giải pháp để phát triển TTSLĐ ở thànhphố Hà Nội thời gian tới
Trang 30Những công trình nghiên cứu về phát triển TTSLĐ là khá toàn diện,nhưng thực tế luôn có sự vận động phát triển không ngừng, đòi hỏi nghiêncứu lý luận cần phải có sự giải đáp kịp thời những yêu cầu, đòi hỏi của thựctiễn Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về phát triển thị trường sức laođộng ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, tác giả luận án nhận thấy đếnthời điểm này, chưa có một công trình nghiên cứu, một luận án khoa học kinh
tế chính trị nào nghiên cứu có hệ thống toàn diện về phát triển thị trường sứclao động ở thành phố Hà Nội
Đề tài “Phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hà Nội” là công
trình nghiên cứu có khả năng “bù đắp” một số khoảng trống khoa học trên cơ
sở kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước ở phương diện hướng tiếp cận,phương pháp nghiên cứu, một số thành tựu đạt được về lý luận và thực tiễn,đồng thời kết hợp khảo sát thực tế tình hình TTSLĐ ở thành phố Hà Nội, vớithu thập tài liệu từ các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội trong những nămqua, để phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất quan điểm và giải phápphù hợp với đặc thù của thành phố Hà Nội Việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ
sở lý luận và thực tiễn phát triển TTSLĐ ở thành phố Hà Nội là một yêu cầucấp thiết có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn
Trang 31Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
2.1 Những vấn đề chung về thị trường và thị trường sức lao động
2.1.1 Quan niệm về sức lao động và hàng hóa sức lao động
2.1.1.1 Sức lao động
Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp của ba yếu tố: sức lao động,đối tượng lao động và tư liệu lao động, mỗi yếu tố đóng vai trò nhất địnhtrong quá trình sản xuất, trong đó sức lao động là yếu tố quyết định Lao độngchính là quá trình đang vận dụng sức lao động Theo C Mác: "Sức lao độnghay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể thể chất và tinh thần tồntại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ravận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó" [39]
Từ khái niệm của C Mác về sức lao động có thể hiểu: Sức lao động bao
gồm toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó vận dụng vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó.
Trong đó, thể lực chính là phần xương thịt của mỗi con người được thểhiện ở ngoại hình: chiều cao, cân nặng và khả năng hoạt động của mỗi conngười Trí lực là phần tinh thần, sự thoải mái của con người, sở thích và nănglực chuyên môn Các bộ phận này thống nhất với nhau trong một cơ thể sống,sức lao động là yếu tố tiềm năng của mỗi con người, nó được biểu hiện ra bênngoài thông qua quá trình con người tiến hành lao động sản xuất Sức laođộng của mỗi con người đang sống chỉ được người khác nhận biết khi nótham gia sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
Sức lao động là khả năng lao động tiềm ẩn bên trong người lao động,còn lao động là một quá trình họat động nhằm một mục đích nhất định, là sựkết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất
Trang 322.1.1.2 Hàng hóa sức lao động
* Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, những điều kiện mới đã đượctạo lập và trở thành hiện thực cho việc mua và bán sức lao động Hay nói cáchkhác, trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là một loại hàng hóa, nó đượcmua, được bán, có giá cả, giá trị và giá trị sử dụng Nhưng hàng hóa này là mộtloại hàng hóa đặc biệt Khi mua và bán, giá trị của hàng hóa sức lao động đượcthanh toán, còn giá trị sử dụng được trưng tập, mặt hàng đó được chuyển thành
sở hữu của người mua Nhưng ở đây, người chủ sở hữu sức lao động vẫn là chủ
sở hữu sức lao động của mình, sức lao động không bị tách rời và không thể bịtách rời Vì vậy, khi nghiên cứu về hàng hóa sức lao động, có hai loại ý kiến vềvấn đề này: Một là, các nhà nghiên cứu theo lý thuyết kinh tế thị trường của C.Mác thì cho rằng, trên thị trường sức lao động chỉ có mua và bán sức lao động.Hai là, các nhà kinh tế theo trường phái “Tân cổ điển hiện đại” đưa ra nhữngkhái niệm khác nhau về vấn đề này Họ cho rằng, sức lao động không bán được,
mà là bán địch vụ lao động; Sức lao động không bán được, mà được cho thuêtrong điều kiện các bên cùng có lợi; Sức lao động không bán được, mà chỉ bánquyền sử dụng nó
Theo quan điểm này, đối tượng mua và bán không phải sức lao động, màchính là lao động Nhưng lao động là một quá trình và nó không thể là đối tượngcủa mua và bán Lao động được chuyển đến và trung tập về cho nguời mua, để
từ đó chiếm hữu về mình những kết quả cụ thể của lao động Do vậy, đây làquan điểm sai lầm khi nghiên cứu về vấn đề này bởi giá trị những kết quả laođộng, do sức lao động tạo ra, sẽ phải lớn hơn giá trị sức lao động, còn nếu khôngthì sẽ không có ai quan tâm để mua nó C Mác đã chỉ dẫn rằng, giá trị sử dụngcủa sức lao động chính là ở chỗ, nó có khả năng tạo ra giá trị thặng dư và lợinhuận từ nguồn vốn đầu tư
Trang 33C Mác viết: "sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ nhữngnăng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con ngườiđang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị
sử dụng nào đó" [39] Như vậy, trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng làđiều kiện cơ bản của quá trình sản xuất Nhưng nó chỉ trở thành hàng hóa khi
có đủ hai điều kiện sau đây:
Một là, người lao động phải được tự do về thân thể Sức lao động chỉ xuất
hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do bản thân người có sức laođộng đưa ra bán Vậy người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sởhữu sức lao động của mình, thì mới đem bán sức lao động được Trong các xãhội nô lệ và phong kiến, người nô lệ và nông nô không thể bán sức lao độngđược, vì bản thân họ thuộc sở hữu của chủ nô hay chúa phong kiến
Hai là, người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất Nếu chỉ có điều
kiện người lao động được tự do về thân thể thì chưa đủ điều kiện để biến sứclao động thành hàng hoá, vì nếu người lao động được tự do về thân thể mà lại
có tư liệu sản xuất thì họ sẽ sản xuất ra hàng hoá và bán hàng hoá do mình sảnxuất ra chứ không bán sức lao động Vì vậy, muốn biến sức lao động thànhhàng hoá, người lao động phải là người không có tư liệu sản xuất, chỉ trongđiều kiện ấy người lao động mới bán sức lao động của mình, vì họ không còncách nào khác để sinh sống
Như vậy, sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ cả hai điều kiệnchủ yếu trên vì nếu người lao động được tự do về thân thể mà lại có tư liệusản xuất trong tay thì họ sẽ tự tiến hành sản xuất ra hàng hóa để bán chứkhông bán sức lao động của mình
Ngoài hai điều kiện C Mác đã nêu, cách tiếp cận mới về điều kiện sức laođộng trở thành hàng hoá thì cần có những điều kiện như:
Một là, người lao động không có công cụ để sản xuất và phương tiện
tồn tại
Trang 34Người lao động bắt buộc phải bán sức lao động của mình để khỏi bị chếtđói, để nuôi sống bản thân mình và gia đình mình, anh ta không thể sống mãitrong cảnh không có việc làm, có nghĩa là không có phương tiện để mà sống, để
mà tồn tại Trên thị trường lao động, đối tượng để xem xét mua và bán là chỗlàm việc xác định, những điều kiện lao động kèm theo và tiền công được đặt ra,
và cuối cùng là xác định người nào vào chỗ làm việc đó, vấn đề sẽ được ngườithuê lao động quyết định Trong những điều kiện đó khả năng hợp pháp duy nhất
để người lao động cô thể tồn tại được là bán sức lao động của mình cho ngườichủ tư liệu sản xuất Trong nền kinh tế thị trường tất cả những điều kiện này đều
có sẵn Kết quả là trong xã hội hình thành một hệ thống lao động thuê mướn
Hai là, người lao động phải được tự do về mặt pháp lý, có khả năng hoàn
toàn làm chủ sức lao động của mình
Cùng với sự phát triển của Luật Lao động, người lao động là người chủ sởhữu sức lao động đã nhận được sự đảm bảo về mặt pháp lý nhiều hơn trong quátrình đàm phán với người thuê lao động về điều kiện thuê mướn Ký kết hợpđồng thuê mướn cho phép người làm thuê được tiếp cận tư liệu sản xuất, sức laođộng được hoạt động, có nghĩa là quá trình lao động được bắt đầu Thêm vào đó,người lao động hoàn toàn không mất quyền sở hữu sức lao động của mình, baogồm quyền nắm giữ, làm chủ và quyền sử dụng Theo các điều kiện của hợpđồng thì người lao động chỉ chuyển quyền sử dụng sức lao động của mình trongthời gian mà quá trình lao động diễn ra
Ba là, trên thị trường có người nắm giữ tư liệu sản xuất, trình độ quản lý,
trình độ chuyên môn và đồng thời có khả năng mua sức lao động
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, người lao động có thể
sở hữu tư liệu sản xuất đủ để tự tiến hành sản xuất, nhưng họ vẫn lựa chọncông việc đi làm thuê Trên thực tế, để tiến hành quá trình sản xuất hàng hóanhằm đạt được lợi nhuận cao, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện đại thì
Trang 35không chỉ có tư liệu sản xuất và sức lao động là đủ mà rất cần những yếu tốkhác như trình độ chuyên môn, trình độ quản lý sản xuất, các kỹ năng nắmbắt, phân tích thị trường, cạnh tranh phát triển mở rộng thị phần, tính toán chiphí cơ hội, mức độ rủi ro… Do vậy, một số lao động mặc dù có trong tay tưliệu sản xuất và sức lao động nhưng vẫn đi làm thuê, bán sức lao động để bùđắp chi phí cho nhu cầu tối thiểu của bản thân và gia đình.
Mặc dù hiện nay có những cách tiếp cận khác nhau về điều kiện sức laođộng trở thành hàng hóa, nhưng hai điều kiện cơ bản để sức lao động trởthành hàng hóa mà C Mác đã chỉ ra đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đồng thờimang ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc trong phân tích sự phát triển của thịtrường sức lao động ở từng quốc gia cụ thể
* Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Khi trở thành hàng hóa, sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị vàgiá trị sử dụng
Giá trị của hàng hoá sức lao động được quyết định bởi thời gian laođộng xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động Nhưng sứclao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra nănglực đó, người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định
Là hàng hoá đặc biệt, giá trị sức lao động khác với hàng hóa thôngthường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử Điều đó có nghĩa
là ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân cón có nhu cầu về tinhthần, văn hóa… những nhu cầu đó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử củamỗi nước ở từng thời kỳ, phụ thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó
và mức độ thoả mãn các nhu cầu phần lớn phụ thuộc vào trình độ văn minhtập quán văn hóa của nước đó
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, có ba yếu tố cơ bảnảnh hưởng tới tới lượng giá trị của hàng hóa: năng suất lao động, cường
Trang 36độ lao động và mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động Trong đó,mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trịcủa hàng hóa Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao độngthành lao động giản đơn và lao động phức tạp Lao động giản đơn là laođộng mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạocũng có thể thực hiện được Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phảiđược đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến hành được Trong cùng một thờigian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn Laođộng phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên Đây là cơ sở
lý luận để phân định TTSLĐ theo hàm lượng chất xám, lao động lànhnghề và lao động thô sơ, chưa qua đào tạo
Giá trị hàng hoá sức lao động có hình thức biểu hiện là tiền công Bảnchất của tiền công là giá cả của hàng hoá sức lao động, nó được tính trên cơ
sở hao phí lao động cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng đáp ứng nhu cầu củangười mua là sử dụng vào trong quá trình sản xuất Khác với hàng hóa thôngthường, khi được sử dụng, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giátrị bản thân nó Chính vì vậy, C Mác đã khẳng định: “Nhưng cái có ý nghĩaquyết định là giá trị sử dụng đặc biệt của thứ hàng hoá đó là cái đặc tính của nó,
là cái nguồn gốc sinh ra giá trị, hơn nữa lại sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị củachính bản thân nó Đó là sự phục vụ đặc biệt mà nhà tư bản mong chờ” [39]
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư trình độ phát triển kinh tế của quốc gia, năng suất lao động, giáo dục đàotạo và nhiều yếu tố khác trong đó giáo dục đào tạo giữ vai trò quyết định đếnnghề nghiệp của mỗi người Trình độ giáo dục đào tạo càng cao thì giá trị sửdụng của hàng hoá sức lao động càng lớn Như vậy, muốn có thị trường sứclao động thì trước hết phải có hàng hoá sức lao động
Trang 372.1.2 Quan niệm, yếu tố cấu thành và đặc điểm thị trường sức lao động
2.1.2.1 Quan niệm về thị trường
Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sảnxuất hàng hoá Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá thì khái niệm
về thị trường cũng rất phong phú và đa dạng Có rất nhiều quan niệm khác nhau
về thị trường, tùy theo mỗi công trình nghiên cứu mà các tác giả có quan niệm
về thị trường khác nhau:
Theo cách hiểu cổ điển: “Thị trường được xem như là nơi diễn ra cácquan hệ trao đổi mua bán hàng hoá, nó được gắn với không gian, thời gian địađiểm cụ thể” [9] Như vậy trước đây nói tới thị trường thì người ta thường hìnhdung ra thị trường như là một cái chợ hay nhỏ hơn là một của hàng hoặc một địađiểm cụ thể để người mua và người bán gặp nhau tiến hành trao đổi mua bán
Ngày nay khi phân công lao động xã hội diễn ra mạnh mẽ, sản xuất và lưuthông hàng hoá ngày càng phát triển, các quan hệ trao đổi mua bán ngày càng đadạng và phức tạp thì khái niệm thị trường cũng được các nhà kinh tế học nhìnnhận một cách phát triển hơn Theo đó, thị trường là một quá trình mà ngườimua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hànghoá mua bán Như vậy ở đây thị trường không còn là một địa điểm hay một nơi
cụ thể mà nó là một hoạt động tương tác giữa cung và cầu để tạo nên giá cả
Theo đại từ điển kinh tế thị trường: “Thị trường là nơi lưu thông tiền tệ vàtoàn bộ các giao dịch mua bán hàng hoá" [66]
Theo định nghĩa của hiệp hội quản trị Hoa Kỳ: “Thị trường là tổng hợpcác lực lượng và các điều kiện trong đó người mua và người bán thực hiệncác quyết định chuyển hàng hoá dịch vụ từ người bán sang người mua” [9]
Theo quan điểm của Marketing, dưới góc độ quản trị doanh nghiệp xuấtphát từ yêu cầu xác định thị trường để có những quyết định trong kinh doanhthì khái niệm thị trường được hiểu: “Thị trường bao gồm tất cả các khách
Trang 38hàng tiềm năng cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và cókhả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó” [52] Thịtrường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằmthỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất địnhtheo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết củasản phẩm, dịch vụ Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năngcùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng thamgia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Theo đại từ điển kinh tế thị trường: “Thị trường theo nghĩarộng là chỉ các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi
và lưu thông hàng hóa, cùng quan hệ kinh tế và mối liên hệ kinh tếgiữa người với người do đó mà liên kết lại Còn theo nghĩa hẹp thìthị trường là chỉ khu vực và không gian trao đổi hàng hóa Theoquan niệm này, thị trường bao gồm ba yếu tố sau đây: chủ thể thịtrường, khách thể thị trường và giới trung gian thị trường Chủ thểthị trường bao gồm: các xí nghiệp, cá nhân, đoàn thể xã hội Kháchthể thị trường là sản phẩm hữu hình và vô hình được đem ra traođổi thông qua thị trường Giới trung gian thị trường là môi giới,chiếc cầu hữu hình liên kết các chủ thể thị trường” [66]
Theo tác giả Nguyền Tiệp: “Thị trường là toàn bộ những quan hệ kinh tếhình thành trong lĩnh vực trao đổi và tiêu thụ hàng hóa, trên thị trường hìnhthành cầu và cung về hàng hóa hình thành và vận động, tác động qua lại giữacung và cầu về hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi mức giá cả hàng hóa,đồng thời việc hạ giá hay tăng giá cũng tác động đến cung và cầu” [52]
Theo tác giả Vương Thanh Tú: “Thị trường theo nghĩa rộng là lĩnh vựctrao đổi, mua bán hàng hóa, còn theo nghĩa hẹp thì thị trường là không gian, nơitrao đổi, mua bán hàng hóa” [64]
Trang 39Những khái niệm trên cùng diễn tả cho thị trường chung, nó được xem xétdưới góc độ của những nhà phân tích quản lý vĩ mô nền kinh tế Tóm lại, dù xét
ở nhà hoạch định kinh tế vĩ mô hay nhà quản trị doanh nghiệp thì thị trường phảihội tụ đủ ba yếu tố sau: Phải có khách hàng; Khách hàng phải có nhu cầu chưađược thoả mãn; Khách hàng phải có khả năng thanh toán cho việc mua hàng
Theo quan niệm của C Mác “Thị trường là lĩnh vực trao đổi, hễ có sựtrao đổi là có thị trường, thị trường có cả kinh tế thị trường” [38] Đồng thời,
C Mác cũng cho rằng: “Thị trường là tổng thể của nhu cầu hoặc tập hợp nhucầu về một hàng hoá nào đó, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoábằng tiền tệ” [38] Thị trường là nơi diễn ra sự mua bán hàng hóa và dịch vụ,hoặc các giao dịch, thỏa thuận về hàng hóa, tuy nhiên các thỏa thuận về hànghóa, các luồng vận động của tiền tệ có thể độc lập với các luồng vận động củahàng hóa trên những thị trường kỳ hạn Như thế, nói đến thị trường, cần chú ýđến nội dung kinh tế mà nó biểu thị chứ không phải hình dung nó như một nơi
mà những nội dung này xảy ra Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách rờikhái niệm phân công lao động xã hội C Mác đã nhận định: “Hễ ở đâu và khinào có sự phân công lao động xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi
ấy sẽ có thị trường Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công laođộng xã hội và do đó có thể phát triển vô cùng tận” [38]
Như vậy, theo quan điểm của C Mác, thị trường là một phạm trù kinh
tế khách quan, gắn bó chặt chẽ với khái niệm phân công lao động xã hội Ởđâu có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó có thị trường
Trên cơ sở nghiên cứu các quan niệm khác nhau về thị trường, theo quan
niệm tác giả luận án: Thị trường là toàn bộ những quan hệ kinh tế hình thành
trong lĩnh vực trao đổi và tiêu thụ hàng hóa trong sự tác động qua lại giữa cung
và cầu về hàng hóa để hình thành giá cả hàng hóa.
Từ khái niệm có thể hiểu, thị trường bao gồm các quan hệ kinh tế hìnhthành trong lĩnh vực trao đổi và tiêu thụ hàng hóa Do vậy, sự hình thành của
Trang 40thị trường đòi hỏi phải có: Đối tượng trao đổi (Sản phẩm hàng hoá hay dịchvụ); Đối tượng tham gia trao đổi (Người bán và người mua); Điều kiện thựchiện trao đổi (Khả năng thanh toán).
Trên thực tế, hoạt động của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố:Cung, cầu và giá cả Hay nói cách khác thị trường chỉ có thể ra đời, tồn tại vàphát triển khi có đầy đủ ba yếu tố: Phải có hàng hoá dư thừa để bán ra; Phải
có khách hàng, mà khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn và phải
có sức mua; Giá cả phải phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng vàđảm bảo cho sản xuất, kinh doanh có lãi
Như vậy, thị trường là một quá trình mà trong đó người bán và ngườimua tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng Thị trường làsản phẩm của kinh tế hàng hoá và sự phát triển của phân công lao động xãhội, đồng thời cũng là kết quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất Cùngvới sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, thị trường phát triển từthấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Thị trường có tác động tích cực đốivới sự phát triển của lực lượng sản xuất Không có thị trường thì sản xuất vàtrao đổi hàng hóa không thể tiến hành một cách bình thường và trôi chảyđược Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trong quá trình tái sảnxuất xã hội, là lĩnh vực trao đổi mà ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh vớinhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá
2.1.2.2 Quan niệm thị trường sức lao động
* Theo quan niệm của các học giả nước ngoài và các tổ chức quốc tế:
Lịch sử phát triển của các tư tưởng kinh tế đến nay tồn tại rất nhiềuđịnh nghĩa khác nhau về thị trường sức lao động Ađam Smith cho rằng: Thịtrường lao động là không gian trao đổi dịch vụ lao động giữa một bên làngười mua sức lao động và người bán sức lao động [63] Với quan niệm trêncho thấy, Ađam Smith nhấn mạnh đến đối tượng trao đổi trên thị trường làdịch vụ lao động