1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẤT THƠ TRONG KỊCH BẢN VĂN HỌC LƯU QUANG VŨ

6 344 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 92,86 KB

Nội dung

Đặt vấn đề nghiên cứu chất thơ trong kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ, người viết muốn phân tích một khía cạnh độc đáo, góp phần tạo nên sức hấp dẫn lâu bền cho các tác phẩm kịch của nh

Trang 1

This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

CHẤT THƠ TRONG KỊCH BẢN VĂN HỌC CỦA LƯU QUANG VŨ

Bùi Hải Yến

Khoa Ngữ văn và Địa lí, Trường Đại học Hải Phòng

Tóm tắt Lưu Quang Vũ là một trong những nhà viết kịch nổi tiếng nhất của Việt Nam Đặt

vấn đề nghiên cứu chất thơ trong kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ, người viết muốn

phân tích một khía cạnh độc đáo, góp phần tạo nên sức hấp dẫn lâu bền cho các tác phẩm

kịch của nhà viết kịch tài hoa này Tư liệu khảo sát là năm kịch bản nổi tiếng nhất của ông

được tập hợp trong tuyển kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (NXB Hội Nhà văn, 2013).

Từ khóa: Kịch, Lưu Quang Vũ, chất thơ.

1 Mở đầu

Trong nghiên cứu văn học có những thuật ngữ mà ta chỉ có thể mặc nhiên thừa nhận và ngầm hiểu với nhau chứ rất khó tìm cho được một cách định nghĩa, một sự lí giải thật phù hợp,

“chất thơ” là một thuật ngữ như thế!

Khi nói tới “chất thơ” ta biết ngay đây là đặc trưng của một thể loại văn học đầu tiên của nhân loại - thơ ca “Chất thơ” cùng với “nhạc tính” là đặc điểm thuộc về bản chất thơ, thể hiện một cách tập trung nhất, nổi bật nhất trong thơ nhưng không phải là phẩm chất riêng có của thơ Trong quá trình tương tác giữa các thể loại văn học, chúng ta bắt gặp hiện tượng “văn xuôi chảy tràn vào địa hạt thơ” (Hoài Thanh), lại cũng hay gặp những tác phẩm văn xuôi giàu chất thơ Đến hai thể loại tưởng rất xa nhau như thơ và kịch, ta vẫn thấy có sự giao hòa kì lạ, thể hiện ở các tác phẩm thơ kịch (kịch thơ) hay các tác phẩm kịch giàu chất thơ

Là một nhà thơ, nhà văn khá thành danh trước khi “bén duyên” và tạo được những thành công để đời với kịch, Lưu Quang Vũ đã biến những “vở kịch thi vị”, những “vở kịch giàu chất thơ, giàu chất triết lí” thành một thế mạnh riêng của mình trong nền kịch nghệ nước nhà Kịch Lưu Quang Vũ một mặt vẫn “dồn nén”, “bóp nghẹt” độc giả, khán giả ở kịch tính cùng cốt truyện kịch tập trung cao độ, mặt khác vẫn thật lãng mạn, thơ mộng, tinh tế Vậy nhưng việc nghiên cứu phẩm chất độc đáo này trong kịch Lưu Quang Vũ vẫn còn chưa thấu đáo Nhiều nhà nghiên cứu khi nhận xét về kịch Lưu Quang Vũ thường chỉ khẳng định phẩm chất “giàu chất thơ” trong kịch của ông

bằng một vài câu nhận xét ngắn gọn Một số Luận văn được thực hiện gần đây như: Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ [4;43], Thế giới nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ [5;95], thậm chí luận

án Giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong kịch Lưu Quang Vũ [2] cũng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên

cứu chất thơ trong kịch Lưu Quang Vũ ở phương diện ngôn ngữ Dựa trên cứ liệu là 5 kịch bản nổi

tiếng: Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Ông vua hóa hổ; Tôi và chúng ta, Ngọc Hân công chúa và

Trang 2

Điều không thể mất[9], bài viết sẽ đi sâu nghiên cứu chất thơ trong kịch bản của Lưu Quang Vũ trên hai phương diện: biểu hiện của chất thơ trong kịch (từ cốt truyện, các thành phần ngoài cốt truyện đến ngôn ngữ nhân vật) và giá trị nghệ thuật nó mang lại

2 Nội dung nghiên cứu

2.1 Quan niệm về “chất thơ” và “chất thơ trong kịch Lưu Quang Vũ”

Chất thơ trong thơ được xem là điểm đặc biệt của nội dung thơ Đó là cái ý nghĩa có tính thơ, là ý nghĩa ngoài lời (ý tại ngôn ngoại), ngoài hình ảnh nhưng do chính lời và hình ảnh gợi nên Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy trong một giải đáp gần đây cho câu hỏi về “chất thơ trong văn xuôi”

đã đưa ra các tiêu chí để xác định Theo ông, chất thơ phải gắn với cái Đẹp (đẹp ở từ ngữ, hình ảnh

và đẹp cả trong cảm xúc, hành động), phải có nhịp điệu, và nhất thiết phải tạo nên được khoái cảm thẩm mĩ ở độc giả (Nguồn: qdnd.vn)

Phẩm chất “giàu chất thơ” là điểm nổi bật không chỉ ở thơ, mà đồng thời ở cả truyện ngắn

và kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ

Với truyện ngắn, chất thơ biểu hiện ở việc “Lưu Quang Vũ tránh xa những cốt truyện gay cấn, những xung đột căng thẳng, từ chối việc kiên nhẫn lần theo sự hình thành các tính cách tuần

tự, lớp lang mà thiên về nắm bắt những khoảnh khắc đáng nhớ của đời người: một cuộc gặp gỡ bất ngờ, một tình huống ngẫu nhiên, một sự vỡ lẽ, thức nhận, một trải nghiệm cay đắng, những dằng

xé nội tâm, những trăn trở, lựa chọn, những hồi ức và kỉ niệm ” [7;29]

Với kịch, điều mà Lưu Quang Vũ quan tâm là “cuối cùng vở kịch phải mang đến cho khán giả một hiệu quả thi ca, chất thơ phải là linh hồn của kịch, thiếu nó vở kịch chỉ còn là cốt truyện

và những trò diễn” (Lưu Quang Vũ trả lời phỏng vấn Tạp chí Văn nghệ quân đội) Kịch của Lưu Quang Vũ, vì lẽ đó, dù khai thác đề tài lịch sử, dân gian, các triết lí nhân sinh phổ quát hay hiện thực ngổn ngang của xã hội đương thời thì vẫn rất nhanh chóng chạm tới được trái tim của độc giả, khán giả và ở rất lâu, rất sâu Trong một phát biểu khác, Lưu Quang Vũ một lần nữa khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa thơ và kịch khi cho rằng: “Trong quan niệm của tôi, thơ và kịch rất gần nhau Có lẽ thơ với kịch còn gần nhau hơn là thơ với văn xuôi Đều là hai thể loại lớn và khó của văn học, thơ và kịch đều là sự sống và thế giới bên trong của con người ở dạng tinh chất, cô đọng

và mãnh liệt nhất Đối với tôi, kịch cũng là một thứ thơ được trình bày trong không gian và thời gian kì diệu của sân khấu, thông qua diễn xuất của diễn viên” [1]

Chúng tôi tán đồng với quan điểm cho rằng chất thơ là một phẩm chất của tác phẩm văn học kết hợp từ các tính chất: Chất thơ gắn với tiếng nói của xúc cảm, với tính cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu, và đặc biệt, chất thơ gắn với cái Đẹp

Sự biểu hiện của mỗi tính chất này là đậm, nhạt khác nhau tùy vào từng thể loại văn học Với thơ, sự gắn kết này thể hiện sâu sắc và dễ nhận biết, dễ gọi tên nhất Với kịch bản văn học, chất thơ từ nhạc, nhịp điệu thường bị trừu xuất đi (và được bù lại bằng hiệu ứng âm thanh khi công diễn) Kịch Lưu Quang Vũ đạt tới phẩm chất giàu chất thơ và điều này toát lên qua tất cả các yếu

tố hình thức của tác phẩm: từ cốt truyện với những sự kiện, tình huống đến các thành phần chêm, xen ngoài cốt truyện và đặc biệt là ở ngôn ngữ nhân vật

Trang 3

2.2 Sự thể hiện chất thơ trong kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ

2.2.1 Các sự kiện, tình huống, chi tiết và hình ảnh giàu chất thơ

Trong Ông vua hóa hổ, tình huống vua Đạo Hạnh hóa hổ, vợ vua - cô Thảo mang hai con

lặn lội đường xa đi tìm thuốc cứu chồng, hay tình huống Thảo lấy mình đỡ kiếm cho Minh Không,

hi sinh thân mình, lấy máu mình nhuộm đỏ áo choàng để giải thoát chồng khỏi bùa phép yêu ma

là những tình huống vừa giàu kịch tính vừa bi ai, thống thiết đúng như những ca từ sầu thảm của bài hát ở phầm mở đầu và kết thúc vở kịch: “Nơi dòng máu người con gái dịu hiền đổ xuống/ Mọc lên loài cỏ dịu mềm/ Cỏ tóc tiên ”, “Em nguyện làm lá cỏ/ Cho người em yêu trở lại làm người

Em làm cỏ lãng quên/ Cho trí nhớ con người còn mãi ” [9;144]

Ngọc Hân công chúadù là vở kịch nói về những nhân vật có thật trong lịch sử nhưng lại khai thác khía cạnh đời tư, đó là tình yêu giữa công chúa triều Hậu Lê - Ngọc Hân và tướng quân nhà Tây Sơn - Nguyễn Huệ Xây dựng tình huống Ngọc Hân, trong lúc loạn lạc giả làm cô thôn

nữ ở làng hoa Ngọc Hà, vô tình gặp đội quân Nguyễn Huệ tràn vào thành Thăng Long, chứng kiến tài thao lược và sự đức độ của Nguyễn Huệ, khác hẳn những lời đồn thổi về một tướng giặc Tây Sơn “to cao như hộ pháp, mặt đen như nhọ nồi, mắt như đèn đuốc, tóc lửa ” Sau buổi gặp gỡ

ấy, Ngọc Hân không ngờ rằng chỉ vài hôm sau, nàng lại trở thành vợ của vị tướng tài ấy, về phần mình, Nguyễn Huệ cũng không mảy may biết rằng người con gái tuổi vừa 16 chàng gặp hôm nào lại trở thành vợ của mình trong một nước cờ chính trị hòng làm yên lòng dân Bắc Hà Từ một hôn nhân ép buộc, hai con người cùng lo nghĩ cho dân, cho nước trải qua hiểu lầm, nghi kị đã thấu hiểu lòng nhau, yêu thương nhau

Điều không thể mấtxây dựng một mối tình đẹp vượt lên khỏi mưa bom bão đạn, mạnh hơn

cả sự sống chết, giữa một anh trực máy điện thoại và một cô gái trên trạm thông tin núi Đầu Ngựa Minh và Nhâm là tên của họ Cảm mến nhau dù chưa biết mặt, quan tâm nhau qua mỗi lần báo cáo tình hình trận địa bằng điện thoại, qua những lá thư giấu tên của anh gửi cho cô, họ đã gặp nhau như thế, đã yêu nhau giữa cái thời bom đạn trút lên đầu và mỗi lần chia tay nhau có thể không bao giờ gặp lại Đất nước thống nhất, Minh về quê tìm Nhâm, trớ trêu thay, chuyến tàu đưa anh về gặp

cô cũng lại là chuyến tàu đưa anh rời xa cô mãi Bao háo hức, ngóng trông, bao dự định ăm ắp về một tương lai hạnh phúc của cả hai đã vụt tắt Minh gặp Chính – người bạn cùng quê với Nhâm, người đã “nói bừa” giới thiệu Nhâm là “vợ sắp cưới” Lời nói bừa tưởng vô hại của Chính với anh bạn vô tình gặp trên tàu, mà không ngờ người ấy lại là người yêu của Nhâm, đã đẩy cuộc đời Minh

- Nhâm ra xa nhau mãi mãi

Mảnh vườnlà hình ảnh quen thuộc trong sáng tác của Vũ, và độc giả yêu thơ ông hẳn không

quên một Vườn trong phố - nơi bầy ong đi kiếm mật “vào vườn rồi ong chẳng nhớ lối ra” Ta cũng bắt gặp một mảnh vườn xanh mướt, trong trẻo và thi vị như vậy trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

Mảnh vườn của ông Trương Ba không phải được miêu tả như “môi trường làm việc” của “nghề làm vườn”, xa hơn, nó tượng trưng cho vị chủ nhân già kia: bình dị, thanh sạch, thơm thảo Đặc biệt, Trương Ba của cổ tích dân gian không thấy có “nghề làm vườn” như trong kịch Lưu Quang

Vũ Hình ảnh “mảnh vườn” hiện lên vào những thời khắc bản lề của cuộc đời Trương Ba Khi sắp chết “lần đầu”, những hình ảnh cuối cùng thâu vào mắt, thể hiện sự lưu luyến nhân gian của ông Trương Ba là hình ảnh mảnh vườn: “Sao hôm nay gió lộng khắp vườn? Rặng mồng tơi lá lên xanh tốt làm sao! Những quả cam vàng ối, như những cái đèn lồng” [9;23] Khu vườn cũng là nơi chất chứa những dự định ăm ắp khi ông thêm một lần sống lại “Phải đắp thêm bùn ao vào gốc cây, rồi còn làm giàn cho dưa Mùa xuân này, lộc non lên tốt phải biết, chẳng mấy chốc, cả khu vườn

Trang 4

giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm!” [9;67] Lời dặn “nhớ chăm sóc khu vườn” cũng là những trăn trối cuối cùng của ông với vợ và các con Kết thúc bi kịch “mượn xác”, hồn ông Trương Ba được “giải thoát” hòa cùng “vườn cây rung rinh ánh sáng”, “giữa màu xanh cây vườn”, “trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu” Hình ảnh cái Gái lấy những hạt na trong quả na vừa ăn, vùi xuống đất cho mọc thành cây mới, “để những cái cây sẽ nối nhau mà lớn lên, mãi mãi” thể hiện sự trường tồn của tâm hồn Trương Ba, sự vĩnh cửu của lòng tốt trong đời

Bến Tằm cũng là một chi tiết bình dị mà nên thơ khác trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

Đó là nơi lần đầu ông Trương Ba gặp rồi nên duyên cùng vợ, Bến Tằm cũng chính là “phép thử” của bà Trương Ba để nhận ra chồng mình khi lần đầu thấy ông trong xác anh hàng thịt, là cứu cánh lôi ông ra khỏi phút đam mê thể xác với vợ anh hàng thịt, đồng thời là kỉ niệm đẹp đẽ, vẹn nguyên

mà Trương Ba mang theo trong lần ra đi mãi mãi: “Cuộc đời mỗi chúng ta rồi sẽ qua đi, nhưng cái ngày tôi gặp bà ở bến Tằm năm xưa, thì còn lại mãi mãi ” [9;78]

Trong vở Ông vua hóa hổ,“cỏ” là một hình ảnh độc đáo, thi vị và mang một ý nghĩa nghệ

thuật lớn lao Được lặp đi lặp lại tới 59 lần trong suốt câu chuyện, cỏ xuất hiện khắp nơi với nhiều trạng thái: cỏ tóc tiên mềm như lụa, lá cỏ xanh, lá cỏ dịu hiền, hoa cỏ thơm, cỏ ngát sương đêm,

cỏ mượt như tóc ai óng ả, cỏ không lời, cỏ lãng quên, cỏ xuân xanh, cỏ biếc, cỏ úa, cỏ khô héo, cỏ gianh, cỏ mật, cỏ là dân, là lòng tốt trong đời, và đồng thời là tên của nhân vật nữ chính – Thảo

2.2.2 Chất thơ từ các thành phần ngoài cốt truyện

Thông thường, để đáp ứng yêu cầu về tính tập trung cao độ của côt truyện, kịch bản không dung chứa những chi tiết thừa, rườm rà, những đoạn trữ tình ngoại đề Những vở kịch vi phạm nguyên tắc này thường chỉ để đọc chứ khó dựng vở, hoặc nếu được dựng thì cũng sẽ bị cắt đi những chỗ “thừa” ấy Tuy nhiên, Lưu Quang Vũ dường như là một ngoại lệ Khảo sát 5 kịch bản của ông, điều gây ấn tượng với chúng tôi là sự xuất hiện thường xuyên của những bài đồng ca, những đoạn thơ, những bài hát được chêm, xen khi thì ở phần khai từ khi thì ở giữa hay cuối vở kịch

Vở kịch Ông vua hóa hổ dài 1.836 dòng thì có tới 166 dòng thơ, con số này ở Ngọc Hân công chúa còn lớn hơn với 294 dòng thơ (cả vở dài 2.219 dòng) Trong vở Ông vua hóa hổ, đoạn

“Khai từ”, bài hát lên đường, bài hát của những ngọn lửa, bài hát đồng ca (cuối các cảnh I, II, IV, VII), bài hát đồng dao của mấy đứa trẻ, bài thơ của Thảo đều là những vần thơ da diết Vở kịch

mở đầu và kết thúc cùng với “Bài hát của những cô gái hái cỏ” với những ca từ trong trẻo: “Sáng mùa xuân chúng ta đi hái cỏ/ Cỏ non mềm như lụa, cỏ tóc tiên/ Lá cỏ xanh, lá cỏ dịu hiền/ Hoa cỏ thơm, hoa tóc tiên tím đỏ/ Hồn của ngàn hoa cỏ ngát sương đêm ” [9;83] Không chỉ có thế, nội dung của cả vở kịch đã được thâu vào lời hát của Thảo ngay ở đoạn “Khai từ”: “Em hóa thành lá cỏ/ Cho người em yêu được trở lại làm người/em làm cỏ không lời/ Cho chàng là Tiếng Nói Em

hóa thành sắc cỏ để yêu thương” [9;84] Trong vở Ngọc Hân công chúa, đoạn “Khai từ” hay đoạn

đầu và cuối mỗi cảnh đều có các bài hát đồng ca, các nhân vật cũng đều dùng thơ ca (hát) mà đối đáp Chẳng hạn, ở đoạn “Khai từ” là lời khóc than da diết của Ngọc Hân trước cái chết của chồng:

“Nguyễn Huệ chàng ơi/ Em gọi ngàn câu không một tiếng trả lời/ Đôi mắt kia đã khép trong đá lạnh Kiếp này chưa trọn chữ duyên/ có chăng kiếp khác vẹn tuyền lửa hương” [9;148]

Trong nhiều vở kịch, đặc biệt là kịch lịch sử, Lưu Quang Vũ luôn khai thác tối đa chất thơ qua những yếu tố ngoài cốt truyện, những đoạn “trữ tình ngoại đề” và đạt được thành công trong

đa số các trường hợp như vậy

Trang 5

2.2.3 Ngôn ngữ nhân vật cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh

Trong văn học nói chung, thể loại kịch nói riêng, từ sau năm 1975 đến nay, đề tài đời tư thế sự cùng xu hướng “tiểu thuyết hóa” tăng lên khiến cho ngôn ngữ văn học cũng ngày càng ít đi chất thơ, thay vào đó là chất đời thường, dân dã Lưu Quang Vũ dường như nằm ngoài xu thế này Các tác phẩm của anh dù là thơ, văn xuôi, đặc biệt là kịch tạo dấu ấn riêng với sự gia tăng chất thơ trong ngôn ngữ biểu đạt, đem đến những câu văn giàu cảm giác, giàu hình ảnh, hướng vào nội tâm với nhịp điệu khoan hòa, sâu lắng Nói như nhà nghiên cứu kịch Lê Thị Hoài Phương, “Các nhân vật của anh nói – đối thoại và độc thoại bằng thứ ngôn ngữ súc tích, đa nghĩa, nhiều hình ảnh và lấp lánh như lời thơ” [6;80]

Ngôn ngữ giàu chất thơ thường bộc lộ trong những suy tưởng, hoài niệm của nhân vật, trước những chặng đường mới, những lựa chọn khó khăn hay những thời khắc bản lề của cuộc đời Trong những mẩu đối thoại của Trương Ba với vợ, với Đế Thích và với xác anh hàng thịt hay những khi ông độc thoại với chính mình, ta thấy một tâm hồn sáng trong, một nhân cách cao đẹp thể hiện qua cách hành ngôn ý vị, tinh tế và chừng mực Hãy nghe đoạn ông phản biện lại Tiên

cờ Đế Thích khi “dụ dỗ” ông nhập vào xác chú bé Tỵ:

“Đế Thích: - Trong thân một đứa bé, ông sẽ có cả một cuộc đời trước mặt

Trương Ba: - Để rồi, chẳng bao lâu nữa, bà nhà tôi, bạn bè cùng lứa với tôi như bác Trưởng Hoạt lần lượt nàm xuống, mình tôi vẫn phải sống suốt bao năm tháng dằng dặc Mình tôi giữa đám người hậu sinh Những gì chúng thích thì tôi ghét, những gì tôi thích chúng chẳng ưa Tôi sẽ như ông khách ngồi dai ở nhà người ta, mọi khách khác đã về cả rồi, mình vẫn dầm dề nán lại” [9;71] Hay những đoạn nói chuyện rất “tình” của Trương Ba với vợ:

“Trương Ba: - Tôi với bà lấy nhau chỉ hai bàn tay trắng, cặm cụi làm lụng, đùm bọc nhau sống qua bao cơn hoạn nạn, giặc giã, đói kém Bây giờ mắt bà đã mờ, trán bà đã nhăn, lòng tôi đối với bà vẫn nguyên vẹn như thủa gặp bà ở bến Tằm ngày xưa” [9;14]

Trong ngôn ngữ, ngôn ngữ của những cặp tình nhân chắc chắn là thứ ngôn ngữ lãng mạn, giàu chất thơ nhất Những ý tình của Ngọc Hân và Nguyễn Huệ, của Thảo và Đạo Hạnh hay của Minh và Nhâm đã được ngôn ngữ chắp cánh Hãy nghe:

“Minh: - Ánh trăng bỗng sáng rực cả khu rừng Tiếng con suối thì thầm, tiếng con hoẵng gọi bạn, con công xanh đang múa bên bờ suối Con công xanh bị bom làm lạc đàn đêm nay đã trở về

Nhâm: - Đám cưới của chúng mình, ánh trăng trên cao và bốn phía mùi hương trầm ngọt

ngào anh yêu!” [9;331] (Điều không thể mất)

Nhân vật trong kịch của Vũ thường là những chủ thể lựa chọn, họ đấu tranh trước những lựa chọn và kiên định với lựa chọn cuối cùng của mình, khi ấy, họ phát ngôn ra những “chân lí cuộc sống” Màn đối thoại Hồn – Xác, những đoạn thoại của Trương Ba, của anh con Cả, của Minh Không, của Nhâm, của Hoàng Việt là minh chứng Chẳng hạn trong lời khẳng định của Hoàng Việt với người quản trang: “Có những điều không thể chết! Những con người từng sống tốt đẹp, hữu ích, phải còn lại một chút gì của họ trong cuộc sống này, trong tôi, trong bác, trong mỗi việc

ta làm” [9;225]

Ngôn ngữ kịch không chỉ là phương tiện bộc lộ tính cách, hành động của nhân vật, trình bày xung đột kịch mà còn thể hiện tư tưởng cùng lí tưởng thẩm mĩ của người viết Chất thơ trong kịch của Lưu Quang Vũ không phải là sự mơ màng, vô bằng cớ nào đó mà trên hết và trước hết

Trang 6

3 Kết luận

Không phải người đặt những viên gạch đầu tiên dựng xây nền kịch nói Việt Nam nhưng cái nền ấy nhờ Lưu Quang Vũ mà vững chắc Mười năm cuối đời song hành với kịch, Lưu Quang Vũ

đã mang đến cho sân khấu kịch và văn học kịch nước nhà cuộc phục sinh mạnh mẽ Giữa rất nhiều kịch tác gia thời bấy giờ, ta dễ nhận ra Vũ với một cái “tạng” riêng, và điều đáng kể để làm nên cái “tạng” ấy chính là chất thi vị của kịch Người ta nói nhiều đến tính thời sự, chính luận đến chất triết lí nhân sinh, xã hội nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nhận ra chất thơ của đời sống hiện hình trong từng chi tiết, hình ảnh, tình huống kịch và qua từng đoạn thoại Chất thơ ấy là mạch nguồn tưới mát tâm hồn con người giữa những bộn bề, trăn trở của cuộc sống thời Đổi mới, “mở cửa”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đoàn Ánh Dương, 2013 Lưu Quang Vũ: ở lưng chừng giữa thơ và kịch Nguồn:

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=6761

[2] Lê Hương Giang, 2010 Giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong kịch Lưu Quang Vũ Luận án Tiến

sĩ, Học viện Khoa học Xã hội

[3] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2007 Từ điển thuật ngữ văn học Nxb Giáo dục,

TP Hồ Chí Minh

[4] Lê Thị Hoa, 2010 Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa

học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội

[5] Bùi Thùy Linh, 2011 Thế giới nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ Luận văn Thạc sĩ, Đại học

Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội

[6] Lê Thị Hoài Phương, 2006 Sân khấu nghề và nghiệp Nxb Sân khấu, Hà Nội.

[7] Bích Thu, 2008 Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Lưu Quang Vũ Tạp chí Nghiên cứu Văn

học, số 9, tr.28-37

[8] Trần Đình Sử (chủ biên), 2008 Lí luận văn học (tập 2): Tác phẩm và thể loại văn học Nxb

Đại học Sư phạm Hà Nội

[9] Lưu Quang Vũ, 2013 Hồn Trương Ba da hàng thịt Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

ABSTRACT Poetry in Luu Quang Vu’s screenplays

Luu Quang Vu is one of the most famous playwright of Vietnam To study the poetry in the literary scenario/ screenplays of Luu Quang Vu, we analyzed the unique aspects which have contributed to the durable appeal of the plays of this talented playwright Used for this survey is the fifth most famous works of the playwright

Keywords: the screenplay, Luu Quang Vu, poetry.

Ngày đăng: 13/04/2020, 08:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w