1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạch định chiến lược phát triển thị trường của Công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2

63 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Phần nội dung bao gồm Chương 1: tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược phát triển thị trường Chương 2: phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng

Trang 1

TÓM LƯỢC

1 Tên đề tài: hoạch định chiến lược phát triển thị trường của Công ty CP xây

dựng và phát triển nông thôn 2

2 Sinh viên thực hiện: Đặng Thùy Dương

3 Giáo viên hướng dẫn: Ts Nguyễn Đức Nhuận

4 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược phát triển thị trường

- Nguyên cứu thực trang công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường củacông ty cp xây dựng và phát triển nông thôn 2

- Thông qua việc nghiên cứu về thực trạng hoạch định chiến lược phát triển thịtrường của công ty cp xây dựng và phát triển nông thôn 2, đề tài đưa ra những dự báo

về hoàn thiện hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty

5 Nội dung chính

Phần mở đầu: đề tài đề cập tổng quan nghiên cứu về hoạch định chiến lược phát

triển thị trường của công ty cp xây dựng và phát triển nông thôn 2, đưa ra tính cấp thiếtcủa đề tài, xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài đưa ra các mục tieu cũng như phạm

vi nghiên cứu và kết cấu luận văn

Phần nội dung bao gồm

Chương 1: tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược phát

triển thị trường

Chương 2: phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạch

định chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nôngthôn 2

Chương 3: các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạch định phát triển chiến

lược hạ tầng của công tycổ phần xây dựng và phát triển nông thôn

Phần kết luận: đưa ra những kết luận chung về nghiên cứu đề tài hoạch định chiếnlược phát triên thị trường của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 2

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thày cô giáo trong trường Đạihọc Thương Mại, đặc biệt là sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo TSNguyễn Đức Nhuậnđã giúp em hoàn thành bài khóa luận này

Trong thời gian thực tập em đã được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế và

đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân Em xin chân thành cảm ơn ban lãnhđạo cùng toàn thể Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển nông thôn 2 đã giúp đỡ vàtạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập tại công ty

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ

và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót, emmong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của thầy cô giáo của em được hoàn thiện hơn

Em xin trân trọng cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Đặng Thùy Dương

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC HÌNH VẼ vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Xác lập các vấn đề nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 4

1.1 Các khái niệm và lý thuyết có liên quan 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.2 Một số lý thuyết có liên quan 5

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển thị trường ở Việt nam và trên Thế giới 6

1.2.1 Tình hình nghiên cứu đề tài ngoài nước 6

1.2.2 Tình hình nghiên cứu đề tài trong nước 7

1.3 Phân định nội dung nghiên cứu 7

1.3.1 Mô hình nghiên cứu 7

1.3.2 Nội dung nghiên cứu 8

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2 13

2.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề 13

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 13

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 14

2.2 Giới thiệu về Công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2 14

Trang 4

2.2.1 Tổng quan về Công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2 14

2.2.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty 15

2.3 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạch định chiến lược phát triển thị trường của Công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2 15

2.3.1 Môi trường vĩ mô 15

2.3.2 Môi trường ngành 16

2.3.3 Môi trường nội tại của doanh nghiệp 17

2.4 Thực trạng hoạch định chiến lược phát triển thị trường của Công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2 17

2.4.1 Nhận diện và phân tích các SBU của công ty 17

2.4.2 Thực trạng sáng tạo tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh và thiết lập mục tiêu chiến lược của công ty 18

2.4.1 Thực trạng phân tích tình thế phát triển thị trường của công ty 18

2.4.2 Thực trạng định vị cạnh tranh trên thị trường 20

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Số 18.3,… 20

2.5 Thực trạng nội dung phát triển thị trường của Công ty 24

CHƯƠNG 3 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC HẠ TẦNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2 26

3.1 Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng hoạch định phát triển chiến lược thị trường của công ty cổ phần xây dựng và phát triền nông thôn 2 26

3.1.1 Những thành công đạt được trong hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty 26

3.1.2 Những tồn tại, hạn chế trong hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty 26

3.1.3 Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế trong hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty 27

3.2 Dự báo triển vọng và quan điểm phát triển của công ty trong thời gian tới 28

3.2.1 Dự báo những thay đổi mang tính chiến lược của ngành 28

3.3.2 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 2

29

Trang 5

3.3 Các đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty cố phần

xây dựng và phát triển nông thôn 2 29

3.3.1 Nhóm giải phát hoàn thiện sáng tạo tầm nhìn kinh doanh, xứ mạng kinh doanh và thiết lập các mục tiêu chiến lược 29

3.3.2 Giải pháp phân tích tình thế chiến lược phát triển thị trường 30

3.3.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung chiến lược phát triển thị trường dựa trên đa dạng hóa và chi phí thấp 33

3.4 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 2 36

3.4.1 Kiến nghị với nhà nước và các cơ quan ban ngành 36

3.4.2 Kiến nghị với công ty 37

KẾT LUẬN 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu 7

Hình 1.2: Cấu trúc ma trận TOWS 9

Hình 2.1 Biểu đồ đánh giá công tác phân đoạn chiến lược của công ty CP xây dựng & phát triển nông thôn 2 18

Hình 2.2: Một số đối thủ cạnh tranh tại các tỉnh cụ thể 20

Hình 2.3.Tổ chức bộ máy Ban xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 2 22

Hình 2.4Khái quát quy trình công nghệ sản xuất củaCông ty CP XD và PTNT 2 23

Hình 2.5 Biểu đồ đánh giá mức độ sử dụng mô thức TOWS trong hoạch định nội dung chiến lược phát triển thị trường 24

Hình 2.6 Thực trạng chiến lược phát triển thị trường của 24

Công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2 24

Hình 3.1: Lợi nhuận của công ty qua 3 năm gần đây (2014-2016) 27

Hình 3.2 Mục tiêu cụ thể cho chiến lược phát triển thị trường tại tỉnh Miền Bắc trong 5 năm tới của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 2 30

Hình 3.3 Ma trận TOWS của công ty CP Xây dựng& phát triển nông thôn 2 31

Hình 3.4 Ma trận QSPM của công ty CP xây dựng & phát triển nông thôn 2 32

Hình 3.5: Một số phòng ban đề xuất thêm 35

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay môi trường kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp và biến động khôngngừng, nguồn lực ngày càng nhiều, nhưng việc đáp ứng với yêu cầu công việc thìkhông có, vì vậy nguồn lực trở nên khan hiếm, cùng với sự phát triển của công nghệ

và các công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh tràn vào đã thúc đẩy các công ty Việt namphải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn thì mới có chỗ đứng vững vàng trên thịtrường ngày nay Hoạch định chiến lược là điều cần thiết, có thể giúp cho công ty thấy

rõ được điểm mạnh, điểm yếu từ đó hạn chế được những nguy cơ gây hại cho công tycủa mình

Qua thời gian thực tập tại Công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2, tôithấy rằng công ty là một doanh nghiệp đã được thành lập một thời gian dài trên thịtrường, tuy nhiên do ngành nghề của công ty theo đuổi là xây dựng các căn hộ, trườnghọc, ngoài ra còn các ngành nghề liên quan đến xây dựng khác nữa Vì vậy nên việcchỉ đứng ở trên một thị trường nhỏ là không đủ, mặc dù công ty cũng đã phát triển thịtrường tại một số tỉnh trong nhiều năm gần đây, nhưng chỉ duy nhất thị trường tạiThành phố Hồ Chí Minh là phát triển, những thị trường tuy có phát triển nhưng làchưa nhiều

Công ty CP xây dựng & phát triển nông thôn 2 là một công ty chuyên xây dựngcông trình kỹ thuật dân dụng, các hoạt động liên quan tới xây dựng công trình Đây làngành nghề mà bất cứ nơi đâu cũng cần và theo nhu cầu tăng hiện nay thì ngành nghềnày còn trở nên phát triển hơn bao giờ hết Công ty đã hoạch định chiến lược tại Hànội và Hồ chí minh khá thành công, điểm chung đều là hai thành phố lớn, tuy nhiên tạicác tỉnh thì đòi hỏi công ty cần có những kế hoạch riêng biệt, đòi hỏi phân tích chínhxác các tác động đến việc hoạch định và lựa chọn phát triển thị trường

Qua nhìn nhận thì tôi thấy rằng công ty tuy có những kế hoạch nhằm hoạch địnhcác chiến lược tuy nhiên vẫn chưa cụ thể và quá sơ sài đòi hỏi cần phải hoạch định lại.Vấn đề cấp thiết đặt ra cho Công ty là cần thiết mở trộng thị trường ra các tỉnh khác.Công ty cần xây dựng một chiến lược phát triển thị trường để có thể giải quyết đượcvấn đề trên Với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường cùng với những

kiến thức thu được trong thời gian thực tập, tôi xin lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạch

Trang 9

định chiến lược phát triển thị trường tại công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2” với mục đích góp phần đưa ra phương hướng chiến lược cụ thể hơn cho Công ty,

giúp Công ty có thể phát huy được sức mạnh sẵn có, tận dụng cơ hội vươn lên và pháttriển bền vững hơn, cụ thể tại khu vực các tỉnh miền bắc

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài “Hoàn thiện hoạch định chiến lược phát triển thị trường của Công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2” sau khi hoàn thành hướng tới 2 mục tiêu:

Mục tiêu chung: Hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty cổphần xây dựng và phát triển nông thôn 2

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa lý thuyết về hoạch định chiến lược phát triển thị trường

- Nghiên cứu thực trạng hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty

cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 2

- Nêu giải pháp thực hiện hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty

cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên các yếu tố ảnh hưởng, các yếu tốcấu thành, mô hình và quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty CP xâydựng và phát triển nông thôn 2

Phạm vi nghiên cứu:

- Hoạch định cho công ty phát triển mảng xây dựng công trình theo chiều rộng

Trang 10

- Về không gian thị trường: Khách thể nghiên cứu đề tài là Công ty CP xây dựng

và phát triển nông thôn 2 Không gian thị trường kinh doanh chính của công ty là trêntỉnh miền bắc, cụ thể tại Bắc Ninh, Thái nguyên, Hưng yên, Ninh Bình

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của Công ty từ năm 2014 đếnnăm 2016 và đề xuất giải pháp hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công tytrong 5 năm tới ( 2017-2022)

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu: phân tích vịthế,mục tiêu chiến lược,hoạch định chiến lược marketing, hoạch định nhân lực củacông ty

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu về đề tài này tôi tiến hành phương pháp điều tra ý kiến của cácnhân viên trong công ty bằng phương pháp điều tra sử dụng bảng câu hỏi, điều traphỏng vấn trực tiếp một số nhà quản lý của công ty, tìm hiểu các thông tin về công tythông qua hồ sơ công ty và các báo cáo của công ty

Sau khi thu thập được các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tôi sử dụng các phương phápthống kê, tổng hợp dữ liệu và phân tích dữ liệu để đưa ra kết luận

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, các danh mục bảng biểu, phụ lục, đề tài gồm các chương:Chương 1: một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược phát triển thịtrường

Chương 2: phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạchđịnh chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần xây dựng & phát triển nôngthôn 2

Chương 3: các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược pháttriển thị trường của công ty cổ phần xây dựng & phát triển nông thôn 2

Trang 11

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

1.1 Các khái niệm và lý thuyết có liên quan

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm chiến lược

Theo Johnson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một

tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạngcác nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏamãn mong đợi của các bên liên quan”

Theo Alfred Chandler (1962): “Chiến lược bao gồm các việc ấn định các mụctiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành độngcũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”

Ta thấy khái niệm về chiến lược khá trừu tượng, các khái niệm không hoàn toàngiống nhau Tuy nhiên có thể hiểu chiến lược là định hướng cho doanh nghiệp nhữngmục tiêu dài hạn và cách để doanh nghiệp thực hiện được những mục tiêu dài hạn đó

1.1.1.2 Khái niệm phát triển thị trường

Có 2 khái niệm phát triển thị trường: phát triển theo chiều rộng và phát triển theochiều sâu

Phát triển thị trường theo chiều rộng: Thích hợp với lĩnh vực ngành nghề chưa cónhiều cạnh tranh hoặc có cạnh tranh nhưng chưa cao Do đó, vẫn còn nhiều vùng địa

lý, nhiều đối tượng tiêu dùng chưa được tiếp cận với sản phẩm của doanh nghiệp vàcủa đối thủ cùng loại

Phát triển thị trường theo chiều sâu: Trong trường hợp doanh nghiệp đào sâu khaithác thị trường hiện hữu, với khách hàng là khách hàng hiện tại của doanh nghiệp,thường xuyên mua hàng và sử dụng sản phẩm thì phát triển thị trường kiểu này người

ta gọi là phát triển thị trường theo chiều sâu

(Nguồn: Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Hoàng Việt (2015))

1.1.1.3 Khái niệm hoạch định chiến lược phát triển thị trường

Theo Ngô Kim Thanh (2011): “Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các côngviệc cần thực hiện của công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tốchính của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dàihạn lựa chọn trong số những chiến lược thay thế”

Trang 12

Theo khái niệm của phát triển thị trường và hoạch định chiến lược thì tác giả chorằng “Hoạch định chiến lược phát triển thị trường là quá trình bao gồm thiết lập cácmục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ hội, thách thức từ môi trường bênngoài và các điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, đưa ra chiến lược phù hợpnhằm cung ứng thành công các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp vào cáckhu vực thị trường mới

1.1.2 Một số lý thuyết có liên quan

1.1.2.1 Vị trí và vai trò của hoạch định chiến lược trong quản trị chiến lược

Hoạch định chiến lược đã được phát triển nhanh chóng như một khoa học về kinhdoanh và trở thành một tôn giáo thực sự theo như lời của Mintzberg Hoạch định chiếnlược đã trở thành 1 phần vị trí quan trọng trong quản trị chiến lược, và thường đượcthực hiện ở cấp cao trong các tổ có quy mô lớn và quan điểm hoạch định chiến lượccho các đơn vị kinh doanh chiến lược cũng được hình thành Vai trò của hoạch địnhchiến lược trong quản trị chiến lược chính là nhằm xác định chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược xác định,xây dựng một bản chiến lược cụ thể trong một thời kì xác định và từ đó doanh nghiệpmới có thể dễ dàng quản trị tình hình chiến lược của công ty

1.1.1.1 Đặc điểm và trường hợp sử dụng chiến lược phát triển thị trường

Đặc điểm: Chiến lược phát triên thị trường là chiến lược tìm cách bán sản phẩmhiện tại trên thị trường mới Theo chiến lược này, khi quy mô nhu cầu thị trường hiệntại bị thu hẹp, công ty cần nỗ lực tìm kiếm thị trường mới để bán các sản phẩm hiệnđang sản xuất với các giải pháp: Chiến lược phát triển thị trường là một chiến lược màcông ty sử dụng để xác định mục tiêu kinh doanh, lựa chọn cách thức hoặc phươngthức hoạt động cho việc mở rộng và phát triển thị trường đối với những sản phẩm hiện

có hoặc những sản phẩm mới và phân bổ nguồn lực cần thiết cho các đơn vị kinh

doanh và các phòng ban chức năng thực hiện mục tiêu đó (Nguồn: Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Hoàng Việt (2015))

Chiến lược phát triển thị tường được xét trên 2 góc độ về chiều rộng và chiềusâu Trong đó, phát triển theo chiều rộng được hiểu là cách DN tìm cách bán các sảnphẩm hiện tại trên thị trường mới, còn phát triển theo chiều sâu nghĩa là cách DN tìmcách thâm nhập thị trường hiện tại hay nói cách khác là tăng thị phần sản phẩm củamình trên thị trường hiện tại

Trang 13

Các trường hợp sử dụng

- Doanh nghiệp có sẵn kênh phân phối mới tin cậy, có chất lượng, chi phí hợp lý:

DN muốn mở rộng thị trường tiêu thụ ra khu vực mới thì kênh phân phối phải đượcxem xét, triển khai hiệu quả từ trước đó

- Doanh nghiệp đạt được thành cong trên thị trường hiện có: Trong mỗi thịtrường đều có chứa các yếu tố cạnh tranh, vì vậy nên khi DN phát triển thị trường thìmới phải thành công trên thị trường hiện tại để tận dụng được thế mạnh của mình

- Các thị trường chưa được khai thác hoặc chưa bão hòa: Chiến lược phát triển thịtrường thường được áp dụng trong trường hợp nhu cầu sản phẩm hiện tại của DN đãbão hòa, DN phát triển sang thị trường mới để có thêm khách hàng

- Doanh nghiệp có đủ nguồn lực quản lý doanh nghiệp mở rộng: Chiến lược pháttriển thị trường đòi hỏi DN đầu tư nhiều về vốn và năng lực quản lý và mở rộng sảnxuất cũng như kinh doanh

- Khi ngành của DN phát triển nhanh thành quy mô toàn cầu: Khi đối thủ cạnhtranh của công ty mở rộng phạm vi ra toàn cầu, để theo kịp xu thế chung việc DN cầnphát triển sản phẩm ra thị trường mới là cần thiết

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển thị trường

ở Việt nam và trên Thế giới

1.2.1 Tình hình nghiên cứu đề tài ngoài nước

- Fred R.David (2000), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội

là một cuốn sách trình bày những kiến thức cơ bản về quản trị chiến lược Cuốn sáchtrình bày một cách hệ thống những khái niệm chung cho đến phân tích từng vấn đề cụthể về chiến lược Cuốn sách này cũng phân tích rõ giai đoạn hoạch định chiến lượcgồm ba hoạt động cơ bản là tiến hành nghiên cứu, hòa hợp trực giác và phân tích, đưa

ra quyết định

- Michael Porter (2010), Chiến lược cạnh tranh, NXB TP.HCM Đây là tác phẩmtiên phong của Michaek Porter Nó đã thay đổi cả lý thuyết, thực hành và việc giảngdạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới Ông giới thiệu một trong những công cụcạnh tranh mạnh mẽ nhất: ba chiến lược cạnh tranh phổ quất( chi phí thấp, khác biệthóa và trọng tâm) đã biến định vị chiến lược trở thành một trong những hoạt động cócấu trúc Ông chỉ ra phương pháp định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giátương đối, trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo và phân chia lợinhuận

Trang 14

Hoạch định nội dung chiến lược phát triển thị trường

- Garry D.Smith, Chiến lược và sách lược kinh doanh Cuốn này đưa ra nhữngkiến thức cần thiết từ khái niệm chiến lược, sách lược kinh đoanh đến phân tích môitrường kinh doanh cụ thể, hoạch định chiến lược, sách lược kinh doanh ở các tập đoànkinh tế lớn và ở các cấp doanh nghiệp thành viên, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giáviệc thực hiện chiến lược, sách lược kinh doanh

1.2.2 Tình hình nghiên cứu đề tài trong nước

Dưới đây là các đề tài do sinh viên khóa trước đã nghiên cứu:

Sinh viên thực hiện: Trịnh Văn Cường (2014), Lớp K46A5 Đề tài: “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường trong nước của Công ty CP may Đáp Cầu”, Trường đại học thương mại Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận, nêu lý

thuyết về chiến lược và hoạch định chiến lược, đánh giá về thực trạng của công ty và

Một số khóa luận của đề tài có liên quan đến hoạch đinh chiến lược phát triển thịtrường của doanh nghiệp tại thư viện của trường Đại học thương mại, tôi thấy hầu hếtcác đề tài đều theo hướng triển khai chiến lược phát triển thị trường chứ ít đi theohướng hoạch định chiến lược phát triển thị trường Ngoài ra cũng có một số ít sinhviên thực hiện hoàn thiện hoạch định chiến lược phát triển thị trường tuy nhiên chưa

có sinh viên nào khóa trước nghiên cứu về mảng xây dựng công trình

1.3 Phân định nội dung nghiên cứu

1.3.1 Mô hình nghiên cứu

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu

( Nguồn: tác giả)

Trang 15

1.3.2 Nội dung nghiên cứu

1.3.2.1 Sáng tạo tầm nhìn chiến lược, hoạch định sứ mạng kinh doanh và thiết lập mục tiêu nghiên cứu

- Tầm nhìn chiến lược là định hướng cho tương lai, là khát vọng của doanhnghiệp về những điều mà doanh nghiệp muốn đạt tới

Tầm nhìn chiến lược của DN cơ bản là hướng tiếp cận tiên phong đối với lĩnhvực kinh doanh mà doanh nghiệp đang theo đuổi Khi hoạch định tầm nhìn chiến lược

và phổ biến nó tới các nhân viên cũng như cộng đồng sẽ giúp các khách hàng và bảnthân DN tin tưởng và hành động theo những niềm tin đó

- Sứ mạng kinh doanh của DN có thể được xem như một mối liên hệ giữa chứcnăng xã hội của DN với các mục tiêu nhằm đạt được của DN Sứ mạng kinh doanh thểhiển sự hợp pháp hóa của DN Hoạch định sứ mạng kinh doanh của DN thực chất làxác định lĩnh vực kinh doanh Sứ mạng kinh doanh của DN thể hiện qua sản phâmdịch vụ, thị trường và cũng có thể ở công nghệ chế tạo

- Mục tiêu nghiên cứu chiến lược phát triển thị trường là những mục tiêu lớnmang tính chất dài hạn, đảm bảo thực hiện thành công tầm nhìn và sứ mạng của DNHoạch định mục tiêu chiến lược ngắn hạn là những kế hoạch cho từng ngày, từngtháng hay từng năm Quản trị viên lập kế hoạch ngắn hạn để hoàn thành những bướcđầu hoặc những khâu trong tiến trình đã được dự trù

Hoạch định mục tiêu chiến lược dài hạn là những kế hoạch kéo dài từ 1 đến 5năm.Những kế hoạch này nhằm đáp ứng các điều kiện thị trường, mục tiêu tài chính vàtài nguyên cần thiết để thi hành sứ mạng của tổ chức và mang tầm ảnh hưởng đếnhoạch định chiến lược

Mục tiêu của doanh Công ty tập trung vào các vấn đề sau:

- Lợi nhuận, doanh thu, thị phần hàng năm

- Vị thế cạnh tranh trong ngành

- Hiệu quả kinh doanh sản phẩm

- Khả năng dẫn đầu về công nghệ

- Phát triển đội ngũ nhân sự, quan hệ với nhân viên

1.3.2.2 Phân tích tình thế phát triển chiến lược phát triển thị trường

Để xác định nội dung chiến lược phát triển thị trường, các doanh nghiệp trongngành thép cần tiến hành xây dựng ma trận TOWS Mô hình TOWS được sử dụng để

Trang 16

phân tích đánh giá môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và nội tại DN, từ đó xây dựngchiến lược cạnh tranh phù hợp nhất với doanh nghiệp Chiến lược cạn tranh sẽ khaithác tối đa các nguồn lực của DN, khắc phục hạn chế, tận dụng cơ hội và thời cơ trongkinh doanh, vượt qua thách tức có thể xảy đến với doanh nghiệp từ môi trường bênngoài Đây là một công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị hình thành và phát triểnbốn nhóm chiến lược sau: Chiến lược SO (điểm mạnh- cơ hội), chiến lược WO (điểmyếu- cơ hội), chiến lược S-T (điểm mạnh- nguy cơ), chiến lược WT (điểm yếu- nguycơ) Ma trận TOWS được mô tả như hình dưới đây:

Những thế mạnh (S) Liệt kê những điểm

mạnh

Những điểm yếu (W)

Các cơ hội (O)

Liệt kê các cơ hội

Các chiến lược SO: Sử dụng các thế mạnh, tận dụng các cơ hội

Các chiến lược WO: Vượt qua những điểm yếu bằng cách vận dụng các cơ hội

Các mối đe dọa(T)

Liệt kê các mối đe dọa

Các chiến lược ST: Sử dụng các thế mạnh để tránh các đe dọa

Các chiến lược WT: Tối ưuhóa những điểm yếu và tránh khỏi các đe dọa

Hình 1.2: Cấu trúc ma trận TOWS

(Nguồn: T.L.Wheelen & J.D Hunger)

Từ việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, doanhnghiệp sẽ thấy được những cơ hội, những thách thức có thể xảy đến với doanh nghiệpđồng thời thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của mình.Từ đó doanh nghiệp cầnxác định thị trường mà doanh nghiệp sẽ phát triển tới là thị trường nào Các mục tiêu

về doanh thu, doanh số, lợi nhuận, thị phần, như thế nào Trên phân khúc thị trườngnày doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh như thế nào.Doanh nghiệp sẽ dùngphương thức gì để phát triển thị trường này.Để phát triển thị trường doanh nghiệp cầnđáp ứng những nguồn lực gì

 Lực chọn chiến lược phát triển thị trường

Việc đánh giá và lựa chọn chiến lược là công việc quyết định đến mức độ đúngđắn của chiến lược kinh doanh Để có được một chiến lược có tính khả thi cao doanhnghiệp phải xây dựng nhiều phương án đưa ra các tiêu chí nhất định

Ma trận QSPM sử dụng các dữ liệu đầu vào để phân tích, giúp doanh nghiệpnhững quyết định khách quan chiến lược nào trong số các chiến lược có khả năng thay

Trang 17

thế, chiến lược nào là chiến lược hấp dẫn nhất, xứng đáng để DN theo đuổi nhằm thựchiện thành công các mục tiêu của mình.

Quy trình xây dựng mô thức QSPM gồm 6 bước:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ đe dọa và điểm manh/ điểm yếu cơ bản vào cột bên

trái của ma trận QSPM

Bước 2: Xác định thang điểm cho mỗi nhân tố thành công cơ bản bên trong và

bên ngoài (tổng điểm bằng 1)

Bước 3: Xem xét lại các mô thức IFAS, EFAS và các ma trận BCG, TOWS để

xác định các chiến lược thay thế mà doanh nghiệp nên quan tâm thực hiện

Bước 4: Xác định điểm số cho tính hấp dẫn

Bước 5: Tính tổng điểm hấp dẫn cho mỗi nhân tố cơ bản

Bước 6: Tính tổng điểm hấp dẫn cho tất cả các nhân tố cơ bản

1.3.2.3 Hoạch định nội dung chiến lược phát triển thị trường

a Phạm vi thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh

Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theocác thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm,dịch vụ, là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫnđến khả năng trao đổi

Thị trường rất phong phú, đa dạng do đó không phải bất cứ thị trường nào cũngcần phải phân đoạn Việc phân đoạn thị trường đòi hỏi chúng ta phải thu thập đầy đủthông tin và phân tích, lựa chọn dựa vào những tiêu thức chủ yếu sau:

- Phân đoạn theo địa lý: Thị trường tổng thể sẽ được chia cắt thành nhiều đơn vịđịa lý: Vùng, miền, tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường xã Đây là cơ sở phân đoạnđược áp dụng phổ biến vì sự khác biệt về nhu cầu thường gắn kết với yếu tố địa lý

- Phân đoạn theo hành vi tiêu dùng: Thị trường người tiêu dùng sẽ được phânchia thành các nhóm đồng nhất về các đặc tính như: lý do mua sắm, lợi ích tìm kiếm,lòng trung thành, số lượng và tỉ lệ sử dụng, cường độ tiêu thụ, tình trạng sử dụng (đã

sử dụng, chưa sử dụng, không sử dụng)…

Đối thủ cạnh tranh: vấn đề được quan tâm không kém chính là đối thủ cạnhtranh Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của công ty chính là những đối thủ tìm cáchthỏa man cùng khách hàng và sản xuất ra những sản phẩm tương tự.Tuy nhiên công ty

Trang 18

cũng nên chú ý tới đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng hay Đốithủ cạnh tranh tiềm ẩn, Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những từ khác nhau để chỉ mộtđối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường cụ thể song hiện tạichưa gia nhập.Trong quản trị chiến lược, khái niệm này luôn được xét đến khi phântích cạnh tranh nhằm đánh giá các nhân tố bên ngoài có thể liên quan, tác động đến tổchức, công ty trong tương lai, nhằm ra quyết định chiến lược chính xác.Nếu một ngành

có khả năng sinh lợi và có ít rào cản gia nhập, thì mức độ cạnh tranh sơm muộn gìcũng tăng mạnh Khi có nhiều công ty tranh giành cùng thị phần, thì khả năng sinh lợibắt đầu tút dốc Tạo ra nhiều rào cản gia nhập hơn để làm nản lòng những đối thủ mới

là rất quan trọng đối với các công ty hiện hữu

Khách hàng: Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đanghướng các nỗ lực để đáp ứng được nhu cầu của họ Họ là người có điều kiện ra quyếtđịnh mua sắm.Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng củasản phẩm hoặc dịch vụ Một yếu tố quan trọng quyết định thành công của các doanhnghiệp này chính là dịch vụ khách hàng luôn được chú trọng và đảm bảo chất lượng

Ở một thời điểm nào đó, khách hàng có thể đóng những vai trò khác nhau trongmối quan hệ đối với doanh nghiệp cũng như các đối thủ cạnh tranh, từ đó ảnh hưởngđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

b Hoạch định các lợi thế cạnh tranh và định vị cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là những yếu tố giúp doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuậncao hơn mức lợi nhuận bình quân trong ngành.Một doanh nghiệp gọi là có lợi thế cạnhtranh khi mà lợi nhuận nó có được lớn hơn lợi nhuận trung bình ngành.Khi đi tìm lợithế cạnh tranh DN phải so sánh với các đối thủ của mình để tìm xem mình mạnh ởđiểm nào Lợi thế cạnh tranh này phải xuất phát từ năng lực của DN mà đối thủ không

có vì vậy khó bắt chước theo.Lợi thế cạnh tranh còn được hiểu như là các đặc điểmhay các biến số của sản phẩm hoặc nhãn hiệu, mà nhờ có chúng Doanh nghiệp tạo ramột số tính trội hơn, ưu việt hơn so với những người cạnh tranh trực tiếp.Lợi thế cạnhtranh được coi là bên ngoài khi chúng dựa trên chiến lược phân biệt sản phẩm, hìnhthành nên giá trị cho người mua, hoặc bằng cách giảm chi phí sử dụng, hoặc bằng cáchtăng khả năng sử dụng.Lợi thế này tạo cho Doanh nghiệp "Quyền lực thị trường".Lợithế cạnh tranh bên trong dựa trên tính ưu việt của Doanh nghiệp trong việc làm chủ

Trang 19

chi phí sản xuất.Nó tạo nên giá trị cho người sản xuất bằng cách tạo ra cho Doanhnghiệp một giá thành thấp hơn so với người cạnh tranh chủ yếu.

c Hoạch định ngân sách chiến lược

Được xem là một hệ thống điều hành ngân sách, hệ thống này cung cấp các thôngtin để các nhà quản trị đưa ra quyết định và triển khai thực hiện các chiến lược Nónhằm đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu tài chính để duy trì hoạt động kinh doanh hiệntại với nhu cầu tài chính để triển khai những chiến lược mới

Hoach định ngân sách được tiến hành qua 8 bước cơ bản:

- Bước 1: Nhận dạng các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU)

- Bước 2: Thiết lập mục tieu và mục đích cho mỗi SBU

- Bước 3: Xác định lượng ngân sách chiến lược hiện có

- Bước 4: Lập chương trình để đạt được các mục tiêu chiến lược của mỗi SBU

- Bước 5: Dự tính ngân sách cần có cho mỗi chương trình chiến lược

- Bước 6: Sắp xếp các chương trình này cho sự đóng góp đối với chiến lược, tính

toán khối lượng ngân sách chiến lược sử dụng và mức độ rủi ro liên quan

- Bước 7: Phân bổ ngân sách chiến lược hiện có cho mỗi chương trình theo thứ tự

ưu tiên của mỗi chương trình

- Bước 8: Thiết lập một hệ thống quản trị và điều hành để giám sát việc hình

thành và sử dụng ngân sách, đồng thời đảm bảo đạt được các kết quả như mong muốn

d Hoạch định việc kiểm tra, đánh giá chiến lược

- Bước 1: Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh

- Bước 2: Xây dưng các tiêu chuẩn kiểm tra

- Bước 3: Đánh gián chiến lược kinh doanh theo tiêu chuẩn đã được xây dựng

- Bước 4: Điều chỉnh trên cơ sở đã đánh giá

Kiểm tra và đánh giá những chiến lược đã được hoạch định, từ đó đánh giá khâuquản lý nhằm thúc đẩy toàn bộ hệ thống hoàn thành các mục tiêu chiến lược Kiểm tratình tình thực hiện mục tiêu ngắn hạn,mục tiêu của các phòng ban, bộ phận,các chính sách

và tình hình thực hiện chính sách và tình hình kết quả của việc phân bổ các nguồn lực

CHƯƠNG 2

Trang 20

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2

2.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

a Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được thu thập trước và được thu thập từ những tài liệu củaCông ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2 Bao gồm các tài liệu sau:

- Tài liệu được lưu hành nội bộ: Các báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gầnnhất, các sổ kế toán, thông tin về các thành viên trong công ty…

- Các tài liệu thứ cấp được thu thập qua báo chí, website có đề cập tới Công ty

b Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Thông tin điều tra sơ lược qua cuộc khảo sát tại các phòng ban của công ty Cácthông tin này được hình thành nhờ mẫu phiếu điều tra ( Được đính kèm tại phụ lục 1)

- Đối tượng nghiên cứu : Các nhân viên trong công ty

- Phương pháp tiến hành: Sử dụng phiếu gồm các câu hỏi được thiết kế bởi ngườinghiên cứu, được gửi cho các nhân viên thuộc các bộ phận khác nhau của công ty để

họ trả lời và gửi lại cho người nghiên cứu

- Để tiến hành điều tra tôi đã phát ra 30 phiếu và thu về 28 phiếu hợp lệ, thời gianđiều tra từ ngày 1 tháng 3 năm 2017 đến ngày 3 tháng 3 năm 2017

 Thu thập thông tin qua phỏng vấn các lãnh đạo, quản lý bộ phận chức năng củaCông ty ( Mẫu phiếu phỏng vấn và tổng hợp kết quả phỏng vấn được đính kèm tạiphục lục 2)

- Đối tượng điều tra: Ông Hồ Xuân Tình, tổng giám đốc Công ty CP xây dựng vàphát triển nông thôn 2 và ông Đặng Văn Đưởng, trưởng đội Ban xây dựng của Công ty

CP xây dựng và phát triển nông thôn 2

- Nội dung điều tra: Phỏng vấn công tác hoạch định chiến lược phát triển thịtrường trong công ty Chiến lược phát triển thị trường được hoạch định và triển khainhư thế nào?

- Thời gian phỏng vấn : Ngày 24 tháng 2 năm 2017

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Trang 21

a Phương pháp thống kê theo phiếu điều tra

Sử dụng phần mềm chuyên dụng Excel, Word để tính toán các kết quả ra dướidạng con số cụ thể, từ đó đưa ra các kết luận dưới dạng tổng quát đối với vấn đề đangnghiên cứu

b Phương pháp so sánh, tổng hợp

So sánh các số liệu của kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu bình quan, thông số thịtrường.Từ đó tổng hợp để đưa ra các kết luận tổng quan

2.2 Giới thiệu về Công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2

2.2.1 Tổng quan về Công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2

Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thông 2 nguyên là doanh nghiệpnhà nước thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn – Bộ nông nghiệp vàphát triển nông thôn thành lập từ năm 1991 Đến năm 2005 được tổ chức lại và chuyểnđổi thành công ty cổ phần theo quyết định số 4454/QĐ/BNN – TCCB ngày09/12/2004 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, được đăng ký kinhdoanh lần đầu theo giấy phép kinh doanh số 0103007824 của sở kế hoạch đầu tư thànhphố Hà nội cấp ngày 13/5/2005

Tên công ty bằng Tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Phát Triển NôngThôn 2 Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Construction And Rural DevelopmentJoint Stock Company No 2

Địa chỉ trụ sở chính: Số 44, ngõ 120 đường Trường Chinh, Phường Phương Mai,Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 Chức năng

Công ty CP Xây dựng và Phát triển nông thôn 2 là công ty thực hiện đa dạng hóacác ngành nghề kinh doanh nhưng vẫn lấy ngành nghề truyền thống là xây dựng cáccông trình thủy lợi và dân dụng làm trọng tâm, xây dựng và cung cấp những công trìnhđáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu, sự hài lòng của khách hàng

 Nhiệm vụ của doanh nghiệp

Là một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, công ty không nhữngkhông ngừng phát huy những mặt tích cực mà còn tăng cường củng cố cơ sở vật chất,phát triển sản xuất kinh doanh để đương đầu với những khó khăn thử thách, đưa doanhnghiệp ngày càng lớn mạnh hơn nữa

Trang 22

Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động,đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nghiệp vụ,tay nghề cho cán bộ công nhân viên của Công ty.

Ngày càng cải thiện các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, nhà cung ứng vàcác đối tác khác, đảm bảo sự uy tín của công ty

Làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy đủ các khoản tiền cho ngânsách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty

Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm :Xây dựng công trình kỹ thuật dândụng khác như đầu tư, xây dựng và khai thác các công trình thủy lợi, thủy điện, đầu

tư, xây dựng, phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp và nông nghiệp phát triểnnông thôn, thi công xây dựng hệ thống cấp thoát nước, trồng cây công nghiệp, câyxanh và xây dựng công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển, cầu cảng, khoan phụt vữa gia cốnền móng thân đê, thân đập, nạo vét kênh mương, khai hoang cải tạo đồng ruộng và hạtầng nông nghiệp Bên cạnh đó còn có các hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật cóliên quan như lập tổng dự toán các công trình xây dựng, tư vấn đấu, chọn thầu các hợpđồng xây lắp và mua sắm thiết bị, tư vấn đầu tư, lập dự án đầu tư và dự toán các côngtrình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi và cấp thoát nước, hạ tầng

kỹ thuật (hoạt động theo chứng chỉ hành nghề) Ngoài ra, tư vấn đầu tư xây dựng (hoạtđộng theo chứng chỉ hành nghề)

2.3 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạch định chiến lược phát triển thị trường của Công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2

2.3.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường tự nhiên: Thực tế ở nước ta và rất nhiều nước trên thế giới từ cácnước hiện đại, phát triển cao như Mỹ, Nhật đến các nước chậm phát triển, những nămgần đây đều quan tâm ngày càng nhiều đến các tác động của tai biến địa chất như độngđất, sóng thần, trượt lở đất, lũ quét, sụt lún sói mòn đất, nứt đất Karstơ để có nhữngbiện pháp ngăn chặn những hậu quả khôn lường có thể gây ra cho các đô thị Khí hậu,thời tiết Việt Nam ngày nay ngày càng khắc nghiệt, những dự báo về thời tiết luônthay đổi theo từng giai đoạn và những tác động ở môi trường tự nhiên này có gây ảnhhưởng trực tiếp đến vệc thi công công trình của công ty Mỗi năm công ty đều cónhững ký kết hoàn thành đúng tiến độ cam kết với bên đối tác, Các công trình khởi

Trang 23

công, làm việc đều ở ngoài trời, đặc thù của công việc nếu mưa bão, sẽ phải dừng tiến

độ làm việc, kéo dài thời gian hoàn thành tiến độ, gây mất uy tín tới khách hàng.Ngoài ra một thiệt hại nữa phải nhắc đến đó là trong những ngày thời tiết không tốt,công trình không thể thi công, công nhân không làm việc nhưng chủ thầu vẫn phải trả

họ số tiền theo ngày, vì nếu không trả lương hàng ngày thì sẽ không có công nhân chocác ngày làm việc vì thế đây là một thiệt hại có thể nói gây ảnh hưởng không hề nhẹtới công ty

Môi trường công nghệ: Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ sẽ giúpích cho các hoạt động của công ty Nhờ có điều này mà công ty cũng dễ dàng nhập cácmáy móc thiết bị tốt hơn, đạt hiệu quả tốt hơn Năm vừa qua, một số Ban xây dựng củacông ty đã nhập máy móc và có đội xe tải của riêng biệt ban xây dựng, họ không phảităng chi phí thuê mà có thể linh động sử dụng xe cho chính công trình đang thi công

Môi trường kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 đạt khoảng 6.21% sovới 2014 là 5.98% và năm 2015là 6.68%, trong đó đóng góp chủ yếu vào mức tăngGDP là khu vực công nghiệp - xây dựng (tăng 7,57%)đây là tín hiệu đáng mừng chonền kinh tế Việt Nam và cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng ở Việt Nam.Điều này ảnh hưởng một cách tích cực tới công ty Kinh tế càng phát triển thì các nhàđầu tư ngày càng nhiều, các công trình càng có nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi, mở

ra một thị trường tiềm năng cho công ty

2.3.2 Môi trường ngành

Khách hàng: Nhóm khách hàng chính của công ty hiện nay hộ gia đình, trường học,các khu công nghiệp Nhìn chung là các khách hàng cần xây dựng, thi công công trình.Quyền thương lượng của khách hàng tổ chức đối với công ty là khá cao, nhìn môhình chung thì những công trình lớn có lợi nhuận cao đều do công ty phải đấu thầu, vàquyền thương lượng nghiêng về bên khách hành nhiều hơn

Nhà cung ứng: Nhà cung ứng nguyên vật liệu chính cho công ty là nhà máy ximăng Hải Phòng, Thép Simco, bê tông Việt Úc…công ty tạo mối quan hệ làm ăn vớicác nhà cung ứng trên để thực hiện làm ăn lâu dài, nhưng do quá phụ thuộc vào cácnhà cung ứng đó nên vẫn còn một số hạn chế gặp phải.Ngoài ra, cũng cần nhắc tới vaitrò quan trọng của nhà cung cấp về vốn của Công ty Đó là các cổ đông của công ty,các ngân hàng như: Ngân hàng Công thương Việt Nam (VIETINBANK), Ngân hàngĐầu tư và phát triển Việt Nam( BIDV)- Chi nhánh Đông Đô, Ngân hàng Thương mại

cổ phần Quân Đội…

Trang 24

Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty là công ty CPđầu tư XD và TM Tam Sơn, Công ty Cổ Phần Xây Dựng Và Kinh Doanh Địa Ốc HòaBình,Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 501, Công ty Cổ phần Xây DựngPhục Hưng Holdings… Các công ty này đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng

do vậy Công ty cần tập trung nghiên cứu nhằm tận dụng tốt các lợi thế của mình so vớicác đối thủ cạnh tranh

2.3.3 Môi trường nội tại của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực

Qua các năm công số lượng nhân viên tăng dần, hiện nay số lượng nhân viênchính của công ty lên tới 113 người với trình độ và chuyên môn tốt, đáp ứng được yêucầu công việc Các vị trí trong công ty luôn nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ nhau trongcông việc Tuy nghiên, với một số nhân viên vẫn còn rất trẻ chưa có nhiều kinhnghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật, kinh doanh nên công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn.Ngoài ra công ty còn sử dụng lao động thuê ngoài với phương thức khoán gọn, phùhợp với đặc điểm ngành của công ty vì địa điểm thi công phát sinh ở nhiều nơi, cónhững nơi vùng sâu, vùng xa Vì vậy việc điều chuyển công nhân có thể gặp khókhăn.Việc sử dụng hình thức này tạo động lực cho công nhân có ý thức làm việc caohơn, có trách nhiệm hơn trong công việc cả về chất lượng lẫn thời gian làm việc.Tuynhiên, do sử dụng hình thức này nên một số đội xây dựng có thể rơi vào tình trạngthiếu hụt nhân lực lúc cần thiết

2.4 Thực trạng hoạch định chiến lược phát triển thị trường của Công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2.

2.4.1 Nhận diện và phân tích các SBU của công ty

Là một công ty có ngành về kinh doanh trên hai mảng là thi công công trình và

tư vấn đầu tư xây dựng, tuy nhiên công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 2 đãxác định đơn vị kinh doanh chiến lược của mình là thi công công trình

Trang 25

Hợp lý Không hợp lý 0

2 4 6 8 10

12

Hợp lý Không hợp lý

Hình 2.1 Biểu đồ đánh giá công tác phân đoạn chiến lược của

công ty CP xây dựng & phát triển nông thôn 2

(Nguồn: Điều tra tổng hợp)

Toàn bộ 28 nhân viên được điều tra đều cho rằng việc xác định đơn vị kinhdoanh chiến lược của công ty là SBU thi công công trình là hoàn toàn hợp lý bởi đây

là lĩnh vực doanh nghiệp thực hiện ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty đến tận bâygiờ và là lĩnh vực đã mang lại doanh thu chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của công

ty, nó quyết định đến sự thành bại của công ty

Đối với SBU tư vấn đầu tư xây dựng là lĩnh vực mà công ty mới thực hiện trongvài năm gần đây, vì thế khi bắt đầu vào một thị trường chưa được đứng vứng thì công

ty đã lựa chọn SBU chủ chốt là thi công công trình là hoàn toàn hợp lý

2.4.2 Thực trạng sáng tạo tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh và thiết lập mục tiêu chiến lược của công ty

Theo như bản thu thập dữ liệu điều tra thì 100% đối tượng điều tra đều chọn đáp

án không biết rõ ràng về sứ mạng kinh doanh và tầm nhìn chiến lược của công ty, nhưvậy công ty cũng đã có thực hiện sứ mạng và tầm nhìn tuy nhiên chưa phổ biến chođông đảo nhân viên một cách chính thức Đây là một thiếu sót cực kì quan trọng củacông ty vì bản sứ mạng kinh doanh có vai trò cực kì quan trọng trong việc thực hiệnchiến lược của công ty Khi nhân viên biết điều này, họ sẽ làm việc theo một cách rõràng hơn, biết được công ty cần làm gì để đạt được sứ mạng đó

2.4.1 Thực trạng phân tích tình thế phát triển thị trường của công ty

Đối với môi trường bên ngoài

Công ty không sử dụng mô thức phân tích môi trường bên ngoài (EFAS) trongquá trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường, Tuy nhiên công ty có nghiên cứucác nhân tố: Lực lượng kinh tế, chính trị- pháp luật, công nghệ, khách hàng, đối thủcạnh tranh, nhà cung ứng Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường

và đưa ra các cơ hội được được cho là quan trọng thì “ kinh tế phát triển, có nhiều khu

Trang 26

công nghiệp” là cơ hội quan trọng nhất đối với chiến lược phát triển thị trường củacông ty với tỷ lệ là 50%, “Dân số đông” chiếm 40%, còn lại các nhân tố “Rào cản củaNhà nước với doanh nghiệp nước ngoài” và “Công nghệ kỹ thuật ngày càng pháttriển” với tỷ lệ 10%.

Bên cạnh cơ hội thì các thách thích cũng quan trọng không kém, và nhân tố tháchthức gây ảnh hưởng chính là áp lực cạnh tranh, khi mà ngày càng có nhiều nhà thầuxây dựng mọc lên và có uy tính gây ảnh hưởng tới công ty và lạm phát và lãi suất caocũng là thách thức có ảnh hưởng quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn nhất là 35%, còn “Lạmphát và lãi suất cho vay cao”, “Quy định của pháp luật tại thị trường mới” chiếm tỷ lệ

ít hơn 20%

Đối với môi trường bên trong

Công ty không sử dụng mô thức phân tích môi trường bên trong (IFAS) trongquá trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường Nhưng công ty có nghiên cứucác yếu tố: Tài chính, Marketing, Nhân lực, Quản trị trong quá trình hoạch định chiếnlược phát triển thị trường của mình Điểm mạnh được cho là quan trọng đối với chiếnlược phát triển thị trường là quan hệ tốt với khách hàng, và nhân tố mối quan hệ vàthông tin giữa các phòng ban được trao đổi thường xuyên và kịp thời, đều với tỷ lệ trên

30 % và những nhân tố khác dưới 20%

Bên cạnh các điểm mạnh thì Công ty còn có các điểm yếu gây cản trở và ảnhhưởng đến việc hoạch định chiến lược phát triển thị trường của mình Các điểm yếuđược cho là quan trọng và ảnh hưởng đến chiến lược của công ty là “Nguồn nhân lựcthiếu”, “Thiếu vốn” với tỷ lệ là trên 30 % và tỷ lệ của nhân tố còn lại cũng xấp xỉ.Điều này cho thấy 3 nhân tố này đều ảnh hưởng đến việc đi vào thị trường mới củacông ty

Nhìn chung qua các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội, thách thức mà công ty đãphân tích thì tôi thấy rằng những dữ liệu mà công ty đã phân tích mang tính cập nhập,tuy chưa được đầy đủ và rõ ràng nhưng những thông tin này cũng đã phù hợp với tìnhthế hiện nay.Theo ông Hồ Xuân Tình, công ty chỉ phân tích tình hình thông qua cảmtính mà chưa có một sự phân tích cụ thể

Trang 27

2.4.2 Thực trạng định vị cạnh tranh trên thị trường

2.4.4.1 Phạm vi thị trường , đặc diểm khách hàng và đối thủ cạnh tranh

- Dung lượng thị trường: Theo như số liệu của Công ty thì hiện tại thị trường củacông ty tương đối hẹp chỉ mới tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà nội và TP Hồ ChíMinh và một số tỉnh nhưng không đáng kể, một số tỉnh như Ninh Bình, Thái nguyên,Bắc Ninh, Hải Dương…có tham gia nhưng vẫn còn hạn hẹp chưa chú trọng NinhBình, Thái nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương Tuy nhiên dung lượng thị trường ở nhữngtỉnh này khá lớn, các tỉnh này đang trên đà phát triển Thị trường mục tiêu Công tyhướng đến chính là các tỉnh Thái nguyên, Ninh Bình, Hưng Yên…

- Khách hàng: Hiện tại khách hàng của Công ty là những hộ gia đình, các nhànghỉ, khách sạn, các nhà máy, xí nghiệp, các trường học… những khách hàng có nhucầu xây dựng Khách hàng sẽ liên lạc trực tiếp với công ty để tìm hiểu, một số trườnghợp công trình lớn, lợi nhuận cao, công ty thực hiện đấu thầu

- Đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhieu đối thu cạnhtranh tiềm tàng và xuất hiện các đối thủ lớn như: Công ty là công ty CP đầu tư XD và

TM Tam Sơn, Công ty Cổ Phần Xây Dựng Và Kinh Doanh Địa Ốc Hòa Bình,…Tạimỗi khu vực cụ thể thì sẽ có những đối thủ cạnh tranh, cụ thể được đưa vào bảng sau:

Trang 28

dựng khá nhiều Còn tại các tỉnh thành khác thì các khu công nghiệp rất pháttriển.Theo Ông Hồ Xuân Tình cho rằng công tác hoạch định phạm vi thị trường và đốithủ cạnh tranh mới chỉ được dừng lại ở mức độ trung bình, do vậy công ty cần phảichú trọng và nâng cao hơn nữa bộ phận nghiên cứu thị trường để nắm bắt những thayđổi thị trường để từ đó có chính sách hợp lý.

2.4.4.2 Thực trang lợi thế cạnh tranh

Trên thị trường, Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh, cạnh tranh ngày càng gaygắt.Điều này buộc công ty phải xác định lợi thế của chính mình để đưa ra được chiếnlược phát triển thị trường Qua dữ liệu từ Công ty và phỏng vấn nhà quản trị cho rằngcông ty có hai nguồn lợi thế cạnh tranh đó là lực lượng lao động và chất lượng sản phẩm

- Nguồn lao động

Từ số liệu thứ cấp từ Bộ phận hành chính nhân sự của Công ty ta được biết hiệnnay công ty có 113 nhân viên.Đây là những nhân viên nhiệt tình với công việc, cótrình độ và có tinh thân gắn bó lâu dài với công ty.Theo trưởng bộ phận hành chínhnhân sự cho rằng đây là một lợi thế cạnh tranh mà Công ty nên giữ gìn và phát huynhất là tình hình kinh tế thị trường hiện nay Các yêu tố cạnh tranh của Công ty phụthuộc rất nhiều vào tình hình lao động và năng suất lao động Bên cạnh đó, theo ông

Hồ Xuân Tình – tổng giám đốc công ty cho rằng yếu tố quan trọng để có thể tạo nênlợi thế là chiến lược con người

- Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm là uy tín, là thương hiệu của doanh nghiệp, chất lượng, sản phẩm cóảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh Vì thếCông ty Cp xây dựng và phát triển nông thôn 2 luôn quan tâm đến chất lượng sảnphẩm, tích cực triển khai và thực hiện các biện pháp nằm nâng cao chất lượng của mỗicông trình Công ty đứng vững trên thị trường một thời gian dài như vậy, nhờ có việctập trung vào

chất lượng của mỗi công trình

- Kinh nghiệm lâu năm

Công ty đã phát triển được 30 năm trên hai thị trường chính đó là Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh.Vì vậy có nhiều người biết tới, do công ty đã phát triển đượclâu dài như vậy nên uy tín của công ty cũng được khách hàng chú ý

2.4.4.3 Thực trang hoạch định nhân sự và ngân sách chiến lược

Trang 29

Đội trưởng BXD Phó Đội trưởng BXD

Qua kết quả điều tra hiện nay Công ty đã có chính sách hoạt động nhân sự.Ngoài các nhân sự tại trụ sở Công ty thì Ban lãnh đạo tuyển nhân viên có tay nghề nhưđội trưởng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên kinh tế tại các ban xây dựng, tuy nhiên tạicác ban xây dựng thì đọi trưởng sẽ trực tiếp tuyển các công nhân xây lắp Các đội thựchiện thi công công trình, hạng mục công trình theo hình thức khoán từ công ty và sẽkhông có bộ máy kế toán riêng.Dưới đây là sơ đồ của một ban xây dựng :

Hình 2.3.Tổ chức bộ máy Ban xây dựng của Công ty cổ phần

xây dựng và phát triển nông thôn 2

(Nguồn: Phòng kế hoạch)

Về ngân sách chiến lược, Công tác hoạch định ngân sách của Công ty được tiếnhành: Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây lắp là những sản phẩm đơn chiếc, cóquy trình sản xuất phức tạp, thời gian thi công dài nên công ty xác định đối tượng tậphợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình, do vậy để thuận tiện cho công táctính giá thành công ty cũng xác định đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạngmục công trình.Do đặc trưng của ngành xây lắp là chu kỳ sản xuất dài nên việc tínhgiá thành sản phẩm xây lắp được tiến hành theo quý, năm Vì vậy, để khái quát côngtác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty Cổ phần xây dựng và Pháttriển nông thôn 2, em xin đưa ra công trình: “Gói Thầu Phú Ninh 4: Nâng Cấp KênhCấp 1 N6 Đoạn K0+000 Đến K9+958,7” (Nâng Cấp Kênh Cấp 1 N6) làm ví dụ.Công

trình Nâng cấp kênh cấp 1 N6 có Tổng giá trị gói thầu là 8.430.000.000 đồng do Ban

quản lý tiểu dự án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Phú Ninh làm chủ đầu tư; thời gianthi công từtháng 3 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015; dự án được tiến hành thi côngvới công ty liên danh là Công ty TNHH đầu tư và công nghệ Nam Thắng và Doanhnghiệp tư nhân Minh Thy Trước khi kí hợp đồng, công ty sẽ có bảng Tổng hợp vật tư

Trang 30

Tổ chức hồ

sơ dự thầu

Thông báo trúng thầu Thông báo nhận thầu

Thành lập ban chỉ huy công trường

Lập phương án tổ chức thi công

Lập bảng nghiệm thu thanh toán công trình

Công trình hoàn thành, quyết toán bàn giao cho chủ thầu

Thanh lý hợp đồng Giai đoạn bảo hành

công trình

về các chi phí phải bỏ ra, từ đó căn cứ vào Bảng dự toán tổng hợp vật tư và các điềukiện khác của đội thi công, cán bộ kỹ thuật công trình sẽ lập Bảng dự toán chi phí kếhoạch của công trình (Cụ thể được đính kèm tại phụ lục 6)

2.4.4.4 Thực trạng hoạch định kiểm tra đánh giá chiến lược

Hoạt động xây lắp ở Công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển nông thôn 2 đượcthực hiện bằng phương thức tham gia đấu thầu xây dựng công trình

Hình 2.4Khái quát quy trình công nghệ sản xuất củaCông ty CP XD và PTNT 2

(Nguồn: Phòng kế hoạch)

Phía trên là quy trình của công ty, nhờ có quy trình này mà công ty cũng đã thựchiện kiểm soát một cách hiểu quả hơn qua các đơn vị phòng ban, đặc biệt là các kếtoán tại ban xây dựng Khi một đơn vị tổ chức có nhu cầu xây dựng một công trình hayhạng mục công trình nào đó, đơn vị hoặc tổ chức đó sẽ tiến hành mời thầu Căn cứ vàođiều kiện khả năng của mình Công ty sẽ tiến hành tham gia dự thầu Sau khi đăng kýtham gia dự thầu, Công ty tiến hành lập dự toán chi phí đấu thầu trên cơ sở tổng hợpthông tin về chi phí sản xuất, xây dựng, lắp đặt, bàn giao, và cả chi phí cơ hội, chiphí rủi ro Căn cứ vào giá dự toán này và trên cơ sở xem xét đối thủ cạnh tranh cùngtham gia thầu, công ty sẽ đưa ra giá thầu Giá thầu này phải đảm bảo đủ nhỏ để thắngthầu nhưng cũng phải đạt được giá thầu cao nhất để có thể vừa đảm bảo chất lượngcho việc xây lắp công trình, hạng mục công trình và phải đảm bảo bù đắp được chi phíphát sinh để đạt được mức lãi cao nhất.Sau khi thắng thầu, công ty cùng đơn vị, tổchức đó sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và Công ty phải bảo lãnh thầu thông qua ngânhàng với giá trị là 5% đến 10% giá trị gói thầu (bảo lãnh thực hiện hợp đồng).Khi công

Trang 31

trình hoàn thành công ty tiến hành bàn giao cho bên chủ đầu tư Doanh thu mỗi côngtrình được xác định trên giá trị hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, dựa vào hợp đồngkinh tế và bản quyết toán công trình, hai bên xác định giá trị cụ thể công trình Khihoàn thành một giai đoạn hay một hạng mục công trình, bên thi công (trực thuộc côngty) sẽ được thanh toán một số tiền nhất định theo thoả thuận giữa hai bên Khi côngtrình hoàn thành bàn giao, dựa vào bản quyết toán do hai bên thoả thuận, số tiền đãthanh toán trong quá trình thi công hai bên xác định số tiền còn lại cần thanh toán.

2.5 Thực trạng nội dung phát triển thị trường của Công ty

Hình 2.5 Biểu đồ đánh giá mức độ sử dụng mô thức TOWS trong hoạch định nội

dung chiến lược phát triển thị trường

(Nguồn: Điều tra tổng hợp)

Một số người được hỏi cho rằng các nhà quản trị của công ty biết đến mô thứcTOWS nhưng chưa sử dụng trong quá trình hoạch định nội dung chiến lược phát triểnthị trường một số khác cho rằng các nhà quản trị không biết đến mô thức TOWS Việcđưa ra các phương án chiến lược phát triển thị trường chủ yếu dựa trên những hiểu biết

và kinh nghiệm chung của nhà quản trị

1 10 100

Chưa thực hiện Chuẩn bị thực hiện

Đã thực hiện

Ngày đăng: 11/04/2020, 13:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w