Nhằm cung cấp tài liệu phục vụ Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả Lê Quý Đức có cuốn “Hồ Chí Minh nói về đạo đức cách mạng” [57], đã làm rõ những q
Trang 1LƯƠNG THỊ THÚY NGA
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI - 2019
Trang 2LƯƠNG THỊ THÚY NGA
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS,TS Nguyễn Thị Kim Dung
2 TS Đặng Văn Thái
HÀ NỘI - 2019
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được trích
dẫn đầy đủ theo quy định
Tác giả
Lương Thị Thúy Nga
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1.2 Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục
C HƯƠNG 3: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 64 3.1 Khái quát Đại học Thái Nguyên và đặc điểm sinh viên Đại học
3.2 Thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học
C HƯƠNG 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
4.1 Nhân tố tác động và yêu cầu đặt ra trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh
4.2 Giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh
Trang 5Bảng 3.1 Việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên 71Bảng 3.2 Những phẩm chất sinh viên rèn luyện theo đạo đức Hồ Chí Minh 72Bảng 3.3 Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên 73
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Nhận thức của sinh viên về vai trò của đạo đức 88Biểu đồ 3.2 Học bổng của sinh viên Đại học Thái Nguyên 94Biểu đồ 3.3 Đạo đức của sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 98Biểu đồ 3.4 Hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam một di sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá, đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng
về đạo đức Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức xuất phát từ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với những chuẩn mực giá trị đúng đắn đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước Bên cạnh tư tưởng về đạo đức, Hồ Chí Minh còn là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng Tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho các thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng tư tưởng và sự nghiệp của Người còn mãi với thời gian, còn mãi với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới Lãnh tụ Cuba, Phiđen Catxtơrô đánh giá rằng: “Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc lớp người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự sống và là nguồn cổ vũ đời đời bất diệt ” [106, tr.27] Đối với dân tộc Việt Nam, tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh có giá trị to lớn trong tiến trình phát triển của đất nước Trong thời kì đổi mới, Đảng đã có những Chỉ thị, Nghị quyết về nghiên cứu học tập, làm theo tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, như Chỉ thị 06-CT/TW (2006), Chỉ thị 03-CT/TW (2011) và đặc biệt là Chỉ thị 05-CT/TW (2016) về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Việc nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo đức của Người chính là trở về với truyền thống văn hoá quý báu, trở về với những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Trang 7Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng thế hệ trẻ Người luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Người từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [94, tr.35] Chính vì thế, trong “Di chúc”, Người không quên căn dặn Đảng ta “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [105, tr.612] Đối với thế hệ trẻ, lực lượng thanh niên sinh viên đóng một vai trò rất quan trọng Đó là lực lượng có sức khỏe, có tri thức, có hoài bão, luôn khát khao vươn tới cái đẹp, dám nghĩ, dám làm, là lực lượng tiếp sức cho thế hệ đi trước, dìu dắt thế hệ đi sau Sự chuyển đổi từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường và mở rộng hợp tác quốc tế đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức, nhân cách của thanh niên sinh viên Bên cạnh sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hoá mới lành mạnh thì một số giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hoá truyền thống tốt đẹp bị xâm hại, mai một Vì vậy, cùng với sự chủ động, tự giác xây dựng nền kinh tế thị trường và
mở rộng hợp tác quốc tế, việc tăng cường giáo dục đạo đức mới nói chung và giáo đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nói riêng là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết, là chiến lược của Đảng để phát huy những ảnh hưởng tích cực, ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, nhân cách của sinh viên, giúp họ trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế thừa trung thành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục, đào tạo của đất nước, Đại học Thái Nguyên luôn coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên, trong đó có giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung, của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nói riêng Bên cạnh
Trang 8những thành quả đạt được thì đạo đức sinh viên Đại học Thái Nguyên còn bộc
lộ những hạn chế như: sống thực dụng, coi trọng vật chất hơn tinh thần, cá nhân chủ nghĩa, chỉ biết mình không quan tâm đến mọi người, ăn chơi, đua đòi,
sa vào các tệ nạn xã hội… Việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cũng còn nhiều bất cập, thể hiện qua chủ thể giáo dục, nội dung giáo dục, môi trường giáo dục Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và khách quan thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, qua đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng,
tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên, chỉ
ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
- Nêu lên một số khái niệm cơ bản liên quan để định hướng nghiên cứu
- Hệ thống hóa, khái quát hóa nội dung đạo đức Hồ Chí Minh
Trang 9- Phân tích, làm rõ nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên,
từ sự cần thiết phải giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh đến nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên
- Vận dụng nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên vào đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
- Dự báo những nhân tố tác động đến giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên và yêu cầu đặt ra trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên; Thực trạng, giải pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là
một nội dung lớn, luận án tập trung nghiên cứu nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nói chung và vận dụng vào giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu 07 trường đại học, thuộc Đại học Thái
Nguyên bao gồm: Đại học Sư phạm, Đại học Nông Lâm, Đại học Y Dược, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học
Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Khoa học
- Về thời gian: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái
Nguyên từ năm 2007 đến năm 2018 Tác giả lấy mốc 2007 là thời điểm sau khi
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW (7/11/2006) về “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Trang 104 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng về giáo dục đạo đức nói chung
và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án tuân thủ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong quá trình triển khai, luận án còn sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên ngành như:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: sử dụng phương pháp logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học trong xây dựng đề cương, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xây dựng bộ phiếu điều tra, khảo sát thực trạng
Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra (01 mẫu cho sinh viên và 01 mẫu cho cán bộ, giảng viên) Mẫu phiếu điều tra cho sinh viên gồm 19 tiêu chí, mẫu phiếu điều tra cho cán bộ, giảng viên gồm 9 tiêu chí Tác giả tiến hành khảo sát ở 07 trường Đại học, với 1.650 phiếu cho sinh viên và 110 phiếu cho cán bộ, giảng viên Kết quả thu được 1.501 phiếu của sinh viên hợp lệ (trả lời đầy đủ 19 tiêu chí) và 101 phiếu của cán bộ, giảng viên hợp lệ (trả lời đầy đủ 9 tiêu chí) Để phân tích, tổng hợp số liệu điều tra khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê và phần mềm SPSS
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
- Luận án góp phần làm rõ hơn đạo đức Hồ Chí Minh và nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên
Trang 11- Luận án cung cấp các cứ liệu, luận chứng để các trường đại học nghiên cứu đề ra chủ trương và xây dựng kế hoạch trong công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên
6 Những đóng góp mới của luận án
- Đưa ra được khái niệm “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên”
- Nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy ý nghĩa, giá trị lý luận to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng đối với xã hội
- Nghiên cứu đưa ra nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, một đối tượng cụ thể trong xã hội
- Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên, chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế, bất cập trong giáo dục đạo đức để có giải pháp kịp thời nâng cao chất lượng giáo dục
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, giúp cho các cấp ủy Đảng, các tổ chức, đoàn thể nâng cao nhận thức, tích cực, chủ động trong công tác giáo dục đạo đức, góp phần ổn định tình hình chính trị, tư tưởng trong nhà trường
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1 Nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh
Đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong tư tưởng, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn Vì vậy, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu về vấn đề này
Trong cuốn “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Truyền thống dân tộc và
nhân loại” của Vũ Khiêu (chủ biên) [78], các tác giả chỉ ra những nhân tố ảnh
hưởng đến sự hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tư tưởng đạo đức của dân tộc, tư tưởng đạo đức của Nho giáo, Phật giáo, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, lòng nhân ái cao cả của Thiên chúa giáo và chủ nghĩa Mác - Lênin Trong đó, các tác giả khẳng định giá trị đạo đức của Chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò quan trọng nhất với sự hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của Thành Duy [20] Các tác
giả đã trình bày có hệ thống về nguồn gốc, nội dung và giá trị tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh Về nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đó là
sự tiếp thu có chọn lọc truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, tư tưởng đạo đức tiến bộ của nhân loại (phương Đông và phương Tây) mà đỉnh cao là tư tưởng đạo đức Mác - Lênin Về nội dung đạo đức Hồ Chí Minh, các tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua từng thời kỳ cách mạng, trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Qua đó khẳng định giá trị sâu sắc của đạo đức Hồ Chí Minh và sự cần thiết phải vận dụng, quán triệt tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Bàn về nội dung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, tác
giả Thành Duy trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện” [21], đã đề cập đến quan niệm của Hồ
Trang 13Chí Minh về chuẩn mực đạo đức mới đối với tất cả các tầng lớp nhân dân, từ các cụ phụ lão đến các cháu thiếu niên, nhi đồng; từ cán bộ đảng viên đến các chiến sĩ trong quân đội, công an nhân dân; từ công nhân, nông dân đến trí thức;
cả nam giới và nữ giới
Nghiên cứu về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Thế
Thắng có cuốn “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh” [134]
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, tác giả đã bổ sung, cụ thể hóa, hệ thống hóa và hoàn thiện thêm nội dung cơ bản về nguồn gốc, bản chất tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh và sự vận dụng
tư tưởng đó trong sự nghiệp đổi mới hiện nay Điểm nổi bật trong cuốn sách là tác giả đã làm rõ tính chất cách mạng trong đạo đức Hồ Chí Minh qua việc phân tích sự khác nhau giữa đạo đức cũ và đạo đức mới, tính kế thừa và đổi mới trong đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh Ngoài những chuẩn mực đạo đức cách mạng cơ bản như: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tác giả nêu những chuẩn mực khác như: nhân, nghĩa, trí, dũng, tín; học tập không mệt mỏi; đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; bốn phương vô sản đều là anh em Với cách tiếp cận như vậy, tác giả đã làm sáng tỏ nội dung đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh
Đề cập đến phạm trù đạo đức cơ bản, tác giả Hoàng Trung trong cuốn
“Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Qua các phạm trù mà Người đã sử dụng”
[146], đã phân tích làm rõ nội dung những phạm trù đạo đức cơ bản mà Hồ Chí
Minh đã sử dụng bao gồm: thiện - ác, hạnh phúc, nhân - nghĩa, trung - hiếu, cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư, trí - dũng Tác giả lý giải vì sao Hồ
Chí Minh lại sử dụng các phạm trù ấy và nêu lên ý nghĩa lý luận, thực tiễn của việc kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
Từ kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước (mã số KX.02.01):
“Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” thuộc chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX.02 về “Nghiên cứu tư tưởng Hồ
Trang 14Chí Minh”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí
Minh và con đường cách mạng Việt Nam” [60] Cuốn sách gồm ba phần với 10
chương Đặc biệt, trong phần thứ hai, chương VII, các tác giả đã đề cập đến nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức gồm: vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng; những chuẩn mực đạo đức chung và đối với từng đối tượng, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của đối tượng đó Đồng thời, các tác giả đề cập đến con đường, phương pháp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Vấn đề đạo đức Hồ Chí Minh được tác giả Phạm Văn Khánh đề cập trong
hai cuốn sách Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh tỏa sáng trong thực tiễn cách
mạng Việt Nam” [76], đã tập hợp những bài viết của mình về một số nội dung
cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam và giai đoạn hiện nay Về đạo đức
Hồ Chí Minh, tác giả khẳng định tầm quan trọng của đạo đức đối với người cách mạng; nội dung tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên là suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết Tác giả cũng phân tích, làm rõ bồi dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với chống chủ nghĩa cá nhân, yêu cầu xây dựng đạo đức cách mạng là tu dưỡng đạo đức suốt đời, nói
và làm đi đôi với nhau, nêu gương đạo đức cách mạng, xây dựng đạo đức mới
đi liền với chống biểu hiện phi đạo đức Cuốn “Thấm nhuần tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh” [77] Phạm Văn Khánh đã phân tích, làm rõ nguồn gốc hình
thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, gia đình, kết hợp với đạo đức của nhân loại và đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin Trong đó, tác giả khẳng định đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Về nội dung đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả chỉ ra vị trí, vai trò của đạo đức đối với mỗi con người, tấm gương yêu nước, thương dân, trọng dân, tận tụy phục vụ nhân dân, làm gương và nêu gương của người đảng viên Tác
Trang 15giả nhấn mạnh vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức của đảng viên là thực hành tiết kiệm, bài trừ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ cách mạng trong đó có thanh niên trở thành những người vừa có đức, vừa có tài
Song Thành là một tác giả có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Hồ Chí Minh Liên quan đến đạo đức Hồ Chí Minh có ba công trình sau: Tong
cuốn “Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc” [126], tác giả đã làm sáng tỏ thêm
những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh Cuốn sách gồm 20 chương được chia làm ba phần lớn Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức được trình bày ở Chương 13 Tác giả làm rõ nguồn gốc hình thành đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa những tư tưởng đạo đức của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa đạo đức nhân loại bao gồm tư tưởng tích cực của Nho giáo và tư tưởng đạo đức phương Tây, tiếp thu tư tưởng đạo đức học Mác - Lênin Trong đó, tác giả khẳng định “Hồ Chí Minh cùng với Mác - Lênin đã làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức” Tác giả phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức thể hiện ở vai trò của đạo đức khi coi đạo đức là gốc của người cách mạng, là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền, là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam đó là: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; yêu thương con người, sống có tình có nghĩa; có tinh thần quốc tế trong sáng Nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là xây đi đôi với chống; nêu gương người tốt, việc tốt; bồi dưỡng ý thức đạo đức gắn liền với thực hành và rèn luyện đạo đức trong thực tiễn; coi trọng quá trình tự giáo dục, tự rèn
luyện Trong cuốn “Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất” [128], tác giả Song
Thành đã khẳng định Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa của thế kỉ XX với sự nghiệp văn hóa phong phú, đồ sộ Trong đó, tác giả đã dành chương 6 để bàn
về văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh với những nội dung cụ thể như: chỉ ra vai trò của văn hóa đạo đức đối với sự phát triển của xã hội và con người; quán triệt tư
Trang 16tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa đạo đức mới; chỉ ra những nội dung cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đây chính là những chỉ dẫn có giá trị đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu và học tập
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Cuốn “Bác Hồ - Tấm gương đạo đức sáng
ngời” [129], đã đề cập đến nội dung tấm gương Hồ Chí Minh qua bảy chuyên
đề, góp phần làm rõ những phẩm chất cần có của mỗi cán bộ, đảng viên trên cả
ba lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, phong cách theo tấm gương Hồ Chí Minh Trong đó, tác giả khẳng định tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như: cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa, đời tư trong sáng, đức khiêm tốn phi thường; lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu thương sâu sắc với con người; biểu tượng của khát vọng hòa bình, hữu nghị, tinh thần quốc tế trong sáng; tấm gương suốt đời
tự học và rèn luyện để trở thành bất tử
Nhằm cung cấp tài liệu phục vụ Cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả Lê Quý Đức có cuốn “Hồ Chí Minh nói
về đạo đức cách mạng” [57], đã làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng như vai trò, nội dung, chuẩn mực đạo đức cơ bản, những nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đối với các tầng lớp nhân dân và xây dựng nền đạo đức mới dưới dạng câu trích được tuyển chọn từ bộ Hồ Chí Minh toàn tập
Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” [19] do Đinh Xuân Dũng
chủ biên Cuốn sách gồm ba phần Trong phần một, các tác giả tập hợp một số bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu về đạo đức Hồ Chí Minh Phần hai, các tác giả trích dẫn một số bài nói, bài viết tiêu biểu của Hồ Chí Minh về đạo đức, trong đó thể hiện những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức như: khẳng định vai trò của đạo đức cách mạng, nêu những phẩm chất đạo đức cơ bản và những yêu cầu xây dựng nền đạo đức mới Phần ba, các tác giả chọn lọc một số mẩu chuyện về tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh do những người gần gũi với Hồ Chí Minh và các nhân chứng lịch
sử kể lại, đã được đăng tải trên sách, báo
Trang 17Viết về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả Trần Viết Hoàn trong
cuốn “Đạo đức Bác Hồ - Tấm gương soi cho muôn đời” [68], đã thể hiện lòng
kính yêu sâu sắc đối với Hồ Chí Minh qua 33 bài viết Với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc, tác giả giúp chúng ta hiểu thêm về Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người vô cùng vĩ đại nhưng rất bình dị, gần gũi, thân thương Tấm gương đạo đức sáng ngời của Hồ Chí Minh trở thành tài sản vô giá và nguồn sức mạnh to lớn cho dân tộc Việt Nam
Hai tác giả Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Văn Sáu có cuốn “Giá trị cơ bản về
tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” [108] Các tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng bao gồm: vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng, về các chuẩn mực đạo đức cách mạng, về những nguyên tắc đạo đức cách mạng Các tác giả nhấn mạnh giá trị tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tính thiết thực của việc học tập, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Bùi Đình Phong có cuốn“Văn hóa, đạo đức trong tư tưởng Hồ
Chí Minh” [115] Cuốn sách là tập hợp những bài viết của tác giả đăng trên các
tạp chí chuyên ngành đề cập đến văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh Vấn đề đạo đức Hồ Chí Minh được tác giả đề cập đến với nội dung về đặc trưng, bản chất
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Trong cuốn “Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” [1], tác giả Hoàng Anh đã nêu bật tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như
suốt đời trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khiêm tốn, giản dị; yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung; đồng thời, đưa những lời dạy, tư tưởng, đạo đức của Người lan tỏa, đi sâu vào đời sống xã hội, vào mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi tập thể
Tác giả Hoàng Chí Bảo trong cuốn sách “Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh”
[11], đã làm rõ văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh - một kiểu mẫu văn hóa đạo đức, khẳng định đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là tư tưởng của Người về đạo đức
Trang 18mà còn là thực tiễn đời sống đạo đức của Người, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức, chuẩn mực đạo đức cơ bản, phương pháp rèn luyện đạo đức Đồng thời, tác giả nêu ra quan điểm của Người về những yêu cầu xây dựng đạo đức đối với từng đối tượng cụ thể trong xã hội
Khẳng định Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại, tác giả Trần Văn Giàu
có cuốn sách “Hồ Chí Minh - vĩ đại một con người” [62] Cuốn sách chia làm
ba phần chính và một phần phụ lục Đặc biệt, trong phần thứ ba có tiêu đề “Vĩ đại một con người”, tác giả đã khái quát đạo đức Hồ Chí Minh là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân, vì nước; kiên trì bất khuất, khiêm tốn giản dị; thương yêu, quý trọng, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ Với những nội dung trên, người đọc hiểu
rõ hơn về tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đạo đức là một yếu tố trong nhân cách Hồ Chí Minh đã được đề cập đến
trong cuốn sách“Nhân cách Hồ Chí Minh” của tác giả Mạch Quang Thắng
[132] Trong cuốn sách này, các tác giả đã chỉ ra những đặc trưng nhân cách đạo đức, nhân cách trí tuệ Hồ Chí Minh Trong đó, đặc trưng nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh là lòng nhân ái cao cả, tâm trong sáng, đấu tranh giải phóng con người, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Từ đó, các tác giả giúp người đọc hiểu thêm về nhân cách Hồ Chí Minh - một nhân cách vĩ đại
Qua hơn 30 bài viết trong cuốn “Tỏa sáng tư tưởng và đạo đức Hồ Chí
Minh” [90], tác giả Văn Thị Thanh Mai đã nêu bật tư tưởng, đạo đức và sự
nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình đấu tranh thực hiện khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Đặc biệt, tác giả có một số bài viết liên quan trực tiếp đến tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh như: Từ Cần kiệm liêm chính (1949) đến Thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu (1952); Giá trị lý luận của tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân - Nhìn từ góc
độ xây dựng Đảng; Hồ Chí Minh - Một tấm gương mẫu mực về nâng cao đạo
Trang 19đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; Hồ Chí Minh và những lời dặn về đạo đức người làm tướng
Tác giả Phạm Ngọc Anh chủ biên hai cuốn sách nghiên cứu về đạo đức
Hồ Chí Minh Cuốn “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua
tác phẩm Đạo đức cách mạng” [3] là tập hợp những bài viết về tư tưởng đạo
đức cách mạng của Hồ Chí Minh qua nghiên cứu tác phẩm “Đạo đức cách mạng” Thông qua những bài viết này, các tác giả làm rõ giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tác phẩm, từ đó vận dụng vào nâng cao chất lượng việc học
tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Cuốn sách “Nhân cách đạo
đức Hồ Chí Minh - Giá trị và sức lan tỏa” [4] đã làm rõ những giá trị căn cốt
của nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh và sức lan tỏa của nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh trong các đối tượng dân cư, từ thiếu niên, nhi đồng, thanh niên đến người chiến sĩ quân đội, công an nhân dân, từ đội ngũ trí thức, nhà báo, thầy thuốc đến văn nghệ sĩ, sức sống trong hiện tại và tương lai của nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh Với những nội dung trên, cuốn sách đã khai thác những giá trị cốt lõi và phong phú nhất về nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” [119], đã khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng, từ vai trò của đạo đức đến những chuẩn mực đạo đức cách mạng và nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức Từ đó, tác giả làm rõ sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong xây dựng Đảng về đạo đức Đây là sự kế thừa những kết quả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trước đó và phát triển theo sự nghiên cứu riêng của tác giả
Giáo sư Vũ Khiêu có khá nhiều cuốn sách nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí
Minh Về đạo đức Hồ Chí Minh có hai cuốn sách tiêu biểu Cuốn “Hồ Chí
Minh - Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam” [79] Đây là công trình
chuyên khảo tập hợp những kết quả nghiên cứu công phu trong nhiều năm cũng như những trải nghiệm của tác giả về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ
Trang 20Chí Minh Trong đó, tư tưởng đạo đức, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là những tư tưởng lớn, được coi là điểm nổi bật của cuốn sách Nội dung cuốn sách gồm năm phần Trong đó, tác giả dành phần thứ hai của cuốn sách để viết
về Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức Xoay quanh vấn đề này, tác giả phân tích những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đồng thời, tác giả chỉ ra sự vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp của nhân dân ta hiện nay và những tiêu chí để học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Cuốn sách “Học tập đạo đức Bác Hồ”
[80] tập trung đi sâu khái quát về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc khẳng định Hồ Chí Minh là tấm gương sáng mãi về rèn luyện đạo đức, đồng thời, chỉ ra một số nội dung nổi bật về tấm gương đạo đức của Người như lòng yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; xác định lý tưởng cho cuộc sống là vì dân, vì nước Đặc biệt, tác giả tiếp cận nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh theo cách rất mới là tiếp cận tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức thể hiện trong những nhiệm vụ chiến đấu, lao động, học tập, trong tình cảm gia đình, trong tình bạn, tình đồng chí, tình bạn quốc tế Với mỗi nhiệm vụ, khía cạnh, quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức được thể hiện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đó Bên cạnh đó, cuốn sách cũng nêu bật những vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
sự nghiệp của nhân dân ta hiện nay
Tác giả Mạch Quang Thắng trong cuốn “Góp phần tìm hiểu tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” [133], đã khẳng định tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh là những giá trị văn hóa bất diệt của dân tộc Việt Nam Tác giả chỉ ra đạo đức Hồ Chí Minh là là lòng nhân ái, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tinh thần quốc tế trong sáng và phải suốt đời tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng
Để góp phần triển khai Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, tác giả Bùi Đình
Phong viết cuốn “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” [118] Tác giả khái quát 10 nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có
Trang 21tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Tác giả nêu lên quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức, những phẩm chất đạo đức cơ bản và những phẩm chất rèn luyện đạo đức gắn liền với tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để cán bộ, đảng viên học tập và noi theo
Ngoài các sách, nghiên cứu về đạo đức Hồ Chí Minh còn có nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học chuyên ngành ở các khía cạnh như:
Nghiên cứu về giá trị, nội dung của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có một
số bài viết như: “Những giá trị tư tưởng đạo đức và phong cách của Chủ tịch
Hồ Chí Minh” của Đào Duy Tùng [148]; “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong hệ chuẩn mực của thời đại mang tên Người” của Đỗ Huy [74]; “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” của Đặng Xuân Kỳ [81]; “Tính cách mạng trong
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” của Vũ Văn Thuấn [135]; “Xây và chống trong rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Trần Quang Nhiếp
[107]; “Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức - một nguyên tắc cơ bản
của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” của Song Thành [127]; “Đạo đức mới - đạo đức cách mạng từ các cách tiếp cận khác nhau” của Trịnh Đình Huy [75];
““Xây” và “Chống” trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của
Bùi Đình Phong; “Về đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân” của Nguyễn Tùng Lâm [83]; “Quan điểm “đức là gốc” theo tư tưởng của Hồ Chí Minh” của Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Công Vượng [155]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức cách mạng” của Nguyễn Viết Anh [7]; “Chữ Cần của Hồ Chí Minh - Từ lời nói đến hành động” của Phan Thị Minh Tuyết [152] Trong các bài viết
nói trên, các tác giả đã làm nổi bật giá trị to lớn của đạo đức Hồ Chí Minh và khẳng định đó là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, đạo đức hành động, là sự thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng
thời, nêu lên vai trò của đạo đức trong quan niệm của Hồ Chí Minh và chỉ ra
các phẩm chất đạo đức cần rèn luyện là: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; lòng nhân ái; tinh thần quốc tế trong sáng; làm rõ những yêu cầu, nguyên tắc để giáo dục, rèn luyện đạo đức mới như: nói
Trang 22đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, xây đi đôi với chống Trong đó, các tác giả nhấn mạnh quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng đạo đức cách mạng cần kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
Nghiên cứu về tấm gương đạo đức Hồ Chí có một số bài viết như: “Đạo
đức Hồ Chí Minh - Một kiểu mẫu về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động”
của Hoàng Chí Bảo [10]; “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Mạch Quang Thắng [131]; “Học tập và làm theo Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm” của Bùi Đình Phong [116]; “Hồ Chí Minh - Tấm gương đạo đức sáng ngời” của Hoàng
Chí Bảo [12];… Trong những bài viết này, các tác giả đã khẳng định giá trị của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chỉ ra sự cần thiết, nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Đề cập đến sự vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục, rèn luyện
đạo đức cách mạng trong giai đoạn hiện nay, có các bài viết như: “Tinh thần
cách mạng của đạo đức Bác Hồ - Ánh sáng soi đường cho sự nghiệp đổi mới”
của Nguyễn Ngọc Long [87]; “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo
dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường” của Hoàng Trung [145];
“Hồ Chí Minh với giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng” của Phạm Lã Quý
Đô [56]; “Nhận thức và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo
tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bùi Đình Phong [114];
“Rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Huệ [72]; “Giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Trần Minh Đức [58]; “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - nền tảng tinh thần cho xây dựng nền đạo đức mới trong hiện tại và tương lai ở Việt Nam” của Lý Việt Quang [121] Các
tác giả đã chỉ ra, bên cạnh những quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung đạo đức cách mạng, Người còn chú trọng đến công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng Để xây dựng đạo đức Việt Nam mới, Hồ Chí Minh nêu ra những nguyên tắc và phương pháp cơ bản để định hướng cho sự rèn luyện của mỗi người và định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng Đồng thời, các tác giả
Trang 23cũng đề cập đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giai đoạn hiện nay
Đạo đức Hồ Chí Minh qua tác phẩm Di chúc được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu thể hiện trong các bài viết: “Giáo dục, rèn luyện đạo đức
cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của
Nguyễn Hữu Cát, Mạc Văn Nam [15]; “Đạo đức cách mạng trong Di chúc của
Hồ Chí Minh yếu tố nền tảng cho năng lực lãnh đạo của Đảng” của Nguyễn
Vũ Tiến [139]; “Di chúc - sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh” của Lê Thị Thu
Hồng [70] Trong các bài viết này, các tác giả phân tích, khẳng định các quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng mà nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng đó là trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng Đồng thời, các
tác giả khẳng định vấn đề đạo đức cách mạng trong Di chúc của Hồ Chí Minh
luôn có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Vì đạo đức cách mạng là yếu tố nền tảng để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng ta, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước và dân tộc
1.1.2 Nghiên cứu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên
Liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên -
sinh viên có một số đề tài khoa học cấp Bộ như: Đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên ở trường Đại học Vinh hiện nay” [22], tác giả Thái Bình Dương đã làm rõ nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng và vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường Đại học Vinh hiện nay Đề tài
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và vận
dụng trong thực tiễn cách mạng hiện nay” của Trần Văn Hải [65] Tác giả đã
trình bày tương đối có hệ thống những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và vận dụng vào công tác
giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện thanh niên Đề tài “Phương thức giáo dục tư
Trang 24tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên, thiếu niên” do Phạm Hồng Chương làm
chủ nhiệm [17] Đề tài này đi sâu nghiên cứu làm rõ những nội dung, phương thức, phương châm giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có giáo dục đạo đức cho thanh niên, thiếu niên và từ đó đưa ra những phương thức cụ thể về giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay
Một số cuốn sách nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên, nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên như:
Văn Tùng có cuốn sách “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
thanh niên” [149] Tác giả đã bước đầu trình bày một số luận điểm cơ bản
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung, phương châm, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thanh niên Trong đó, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên được tác giả đề cập đến với nội dung gồm: giáo dục lí tưởng cách mạng, giáo dục những phẩm chất đạo đức cơ bản như trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính; yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng Đồng thời, tác giả nêu ra các phương pháp nhằm giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên như: nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống, tu dưỡng đạo đức, thông qua phong trào thi đua
Trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên” [38],
tác giả Đoàn Nam Đàn đã phân tích, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên Trong đó, tác giả đã đi sâu nghiên cứu quan điểm giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh, bao gồm: giáo dục chính trị, đạo đức, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, quân sự, sức khỏe, thể chất; giáo dục lao động, nghề nghiệp; giáo dục nhân cách, pháp luật, thẩm mỹ Trong
tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, tác giả đã nêu những nội dung
cơ bản cần giáo dục cho thanh niên là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và hiếu với nhân dân; thực hiện tốt phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khiêm tốn, giản dị; luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh và trí tuệ của tập thể, của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân
Trang 25Đề cập đến vai trò thanh niên, tác giả Trần Thị Quy Nhơn có cuốn “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong cách mạng Việt Nam”
[110] Tác giả đã phân tích, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên trong cách mạng và quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng của Người về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
và xây dựng đất nước hiện nay Trong đó, tác giả nhấn mạnh thanh niên muốn phát huy tốt vai trò của mình cần tích cực học tập và rèn luyện theo những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng
Cuốn sách “Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống - mấy vấn đề lí
luận và thực tiễn” do Lê Văn Tích [138] Cuốn sách gồm 4 chương Trong đó,
các tác giả nhấn mạnh việc giáo dục các giá trị đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là một việc rất quan trọng và cần thiết; chỉ ra cách thức quan trọng nhất để đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào sinh viên là thông qua vai trò của nhà trường, qua môn học, đặc biệt là môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Kim Dung tuyển chọn và biên soạn cuốn sách “Giáo dục, bồi
dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh” [18] Cuốn sách đề cập đến nhiều bài viết của
các tác giả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ và thế hệ trẻ học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh
Hai tác giả Doãn Thị Chín, Lê Thị Thảo đồng chủ biên cuốn sách “Giáo
dục lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” [16] Trong cuốn sách này, các tác giả đã khái quát tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
và tầm quan trọng của việc giáo dục lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay Trên cơ sở phân tích đặc điểm sinh viên Việt Nam và những ưu điểm, hạn chế trong công tác giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các tác giả đã đề xuất phương hướng và một số
Trang 26giải pháp giáo dục lối sống cho sinh viên Việt Nam theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên,
sinh viên có một số luận án tiến sĩ như: Luận án tiến sĩ “Giáo dục đạo đức cho
thanh niên, học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay” [55] của
tác giả Trần Minh Đoàn, đã làm rõ giá trị đạo đức của tư tưởng Hồ Chí Minh
và giá trị đó đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh Từ đó, tác giả đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta
hiện nay Luận án tiến sĩ “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các
trường đại học, cao đẳng vùng Tây Bắc trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh” [2], tác giả Lê Thị Vân Anh đã nghiên cứu, làm rõ nội dung giáo dục
đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên; trình bày ưu thế của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên; đánh giá thực trạng đạo đức sinh viên và thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng vùng Tây Bắc Từ đó, tác giả đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng vùng Tây Bắc trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh và tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả các biện pháp đã đề xuất trong luận án
Một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học đề cập đến nội dung giáo
dục đạo đức Hồ Chí Minh thanh niên, sinh viên như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục thanh niên” của Lê Văn Tích, Nguyễn Minh Đức [137]; “Tìm hiểu những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên, sinh viên” của Nguyễn Thị Mỹ Trang [144];
“Hồ Chí Minh với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên” của
Phạm Tấn Xuân Tước [150]; “Giáo dục thanh niên Trung với nước - Hiếu với
dân theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Đinh Thế Định
[48]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”
Trang 27của Nguyễn Đình Hòa [67]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau” của Nguyễn Thị Thanh [123]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ trẻ” của Nguyễn Đắc Vinh [157]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên” của Phạm Minh Anh [6]… Trong những
bài viết này, các tác giả đã tập trung phân tích một số vấn đề sau: Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước, vai trò của công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ; đưa ra những nội dung cơ bản cần giáo dục cho thanh niên bao gồm: giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục văn hóa, kỹ thuật, khoa học, thể chất và trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, nội dung quan trọng hàng đầu Hồ Chí Minh nhấn mạnh là rèn luyện đạo đức cách mạng; nêu lên quan điểm của Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong
giai đoạn hiện nay
Nghiên cứu sự vận dụng nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo
dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên có một số bài viết tiêu biểu như: “Công
tác giáo dục thanh niên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Phạm Văn
Thanh [124]; “Giáo dục, bồi dưỡng thanh niên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh” của Lê Trọng Tuyến [151]; “Tăng cường công tác giáo dục giá trị truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của
Đàm Thế Vinh, Nguyễn Ngọc Ánh [156]; “Sự cần thiết của việc giáo dục đạo
đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên Việt Nam hiện nay”
của Phạm Hữu Hoàng [69]; “Giáo dục tấm gương tự học của Hồ Chí Minh cho
sinh viên trường Đại học Sư phạm Huế” của Lê Văn Thuật [136]; “Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Bích Thảo [130] Trong các bài viết nói trên, các
tác giả đã làm rõ những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên đó là: Sự cần thiết, vai trò của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ Những nội dung cơ bản cần giáo dục như: giáo
Trang 28dục lý tưởng cách mạng, thái độ chính trị đúng đắn, giáo dục những phẩm chất đạo đức mới (Trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng), giáo dục giá trị truyền thống Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra phương thức, biện pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên trong giai đoạn hiện nay
Như vậy, các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên, sinh viên, các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở một số quan điểm: Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên; ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên trong bối cảnh hiện nay; nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên, sinh viên còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng những phẩm chất cần giáo dục trung với nước, hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, yêu thương con người… về cơ bản là thống nhất; phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh tùy đối tượng nghiên cứu mà có phương pháp giáo dục phù hợp
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN
ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1 Những vấn đề đã được nghiên cứu
Qua khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, có thể rút ra một
số nhận xét như sau:
- Về nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh
Thứ nhất, các tác giả đã chỉ ra nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh bao gồm giá trị đạo đức truyền dân tộc Việt Nam, tinh hoa đạo đức nhân loại và đạo đức Mác - Lênin Các tác giả phân tích làm rõ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với nội dung cơ bản thể hiện ở các phương diện đó là vị trí, vai trò của đạo đức; chuẩn mực đạo đức cần xây dựng là: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tình yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng Đó là những nội dung nổi bật trong tư tưởng đạo đức
Trang 29Hồ Chí Minh Ngoài ra, các tác giả đi sâu làm rõ nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo Hồ Chí Minh là: nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức; xây đi đôi với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời… Bốn chuẩn mực đi liền với ba nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức tạo nên hệ giá trị tư tưởng, lí luận và thực tiễn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Đây là những nghiên cứu
có ý nghĩa quan trọng, cung cấp tư liệu có hệ thống về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho quá trình nghiên cứu tiếp theo
Thứ hai, bên cạnh tư tưởng về đạo đức, các tác giả khẳng định Hồ Chí
Minh là tấm gương mẫu mực trong việc thực hành đạo đức cách mạng Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người vĩ đại, một lãnh tụ cách mạng lỗi lạc, một chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhưng cũng là tấm gương đạo đức của một con người bình thường, gần gũi ai cũng có thể học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị to lớn đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ Đồng thời, các tác giả phân tích, làm rõ sự cần thiết và nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người đối với các tầng lớp nhân dân nói chung và với từng đối tượng cụ thể trong xã hội nói riêng
Thứ ba, trên cơ sở khẳng định giá trị tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, các tác giả đã đề cập đến sức lan tỏa của đạo đức Hồ Chí Minh đến các tầng lớp nhân dân từ thiếu niên, nhi đồng, thanh niên đến người chiến sĩ quân đội, công an nhân dân, từ đội ngũ trí thức, nhà báo, thầy thuốc đến văn nghệ sĩ, từ nông dân đến công nhân… Đồng thời, các tác giả phân tích, làm rõ sự vận dụng tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng ta trong quá trình xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên
- Về nghiên cứu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên
Nghiên cứu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên, đã được các học giả, các nhà khoa học, các cá nhân quan tâm nghiên cứu theo các
Trang 30cách tiếp cận khác nhau Trong đó, các tác giả đã tập trung làm rõ những vấn
đề lý luận chung về tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay Các tác giả chỉ ra Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của thanh niên - sinh viên và rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên Đồng thời, các tác giả chỉ ra vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết và nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên, sinh viên
Về nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên bao gồm giáo dục phẩm chất trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị; thương yêu con người; tinh thần quốc tế trong sáng; giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Tùy từng đối tượng cụ thể của vấn đề nghiên cứu, các tác giả đưa ra phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh như: nâng cao nhận thức cho thanh niên - sinh viên; quán triệt đầy đủ nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên - sinh viên; đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú; kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội
Các công trình khoa học trên là cơ sở lý luận và tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả kế thừa, tiếp tục đi sâu nghiên cứu trong quá trình viết luận án Đồng thời, từ đối tượng nghiên cứu và cách tiếp cận nghiên cứu, nghiên cứu sinh luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
1.2.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy vấn đề giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên đã được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số vấn đề chưa được đi sâu nghiên cứu, làm rõ:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho thanh niên - sinh viên vẫn dựa trên những nội dung giáo dục đạo đức chung cho con người Việt Nam, với bốn phấm chất đạo đức cơ bản là: trung
Trang 31với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người; có tinh thần quốc tế trong sáng, mà chưa gắn với đặc thù đối tượng là thanh niên - sinh viên Đối với thanh niên - sinh viên, Hồ Chí Minh chỉ ra nhiều nội dung giáo dục rất cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm riêng của thanh niên - sinh viên, thì các công trình nghiên cứu chưa đi sâu làm rõ
Thứ hai, chưa có công trình nào chỉ ra những đặc điểm riêng của thanh
niên - sinh viên Đại học Thái Nguyên, cũng như đánh giá khách quan thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên
Thứ ba, chưa có công trình nào đề ra những yêu cầu và giải pháp nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên dưới sự tác động của bối cảnh hiện nay
Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu sinh lựa chọn “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay” là cần thiết, đảm bảo
tính mới, vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, cũng không trùng với các công trình nghiên cứu đã được công bố
Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu:
Một là, phân tích làm rõ sự cần thiết giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho
sinh viên; chỉ ra nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên bao gồm: giáo dục những phẩm chất đạo đức, giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên
Hai là, khảo sát, nêu lên những đặc điểm của sinh viên Đại học Thái
Nguyên và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
Ba là, nêu lên những nhân tố ảnh hưởng và yêu cầu đặt ra trong giáo dục
đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Bốn là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Trang 32Tiểu kết chương 1
Hồ Chí Minh là nhân vật kiệt xuất của Việt Nam và thế giới, do đó có rất
nhiều công trình nghiên cứu về Người, từ cuộc đời, tiểu sử, sự nghiệp cách mạng, hệ thống tư tưởng, đạo đức, phong cách Trong đó, chủ đề đạo đức Hồ Chí Minh có nhiều công trình, tuy nhiên nghiên cứu về nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu
Để có nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài “Giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay”, trong Chương 1, tác
giả đã tổng quan tình hình nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh và nghiên cứu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên Các công trình nghiên cứu bao gồm đề tài khoa học, sách chuyên khảo, luận án, các bài viết trên tạp chí, trên báo hay các công trình nghiên cứu khoa học khác Từ những công trình đó, tác giả thu thập, hệ thống hóa, khái quát hóa thông tin hiện có liên quan đến đề tài; phân tích và đưa ra nhận xét những khía cạnh đã nghiên cứu về đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục Hồ Chí Minh cho sinh viên; đồng
thời, nắm được đề tài “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học
Thái Nguyên hiện nay” có liên quan đến các công trình khác ở những khía cạnh
nào Thông qua những nội dung tổng quan cho thấy, vẫn còn có nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu sâu, chưa được đề cập tới, từ đó đặt ra cho tác giả luận
án nhiệm vụ cần tiếp tục nghiên cứu Với khối lượng tài liệu có chất lượng khoa học và thực tiễn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu, tác giả luận
án cho rằng luận án có giá trị khoa học và khả năng thực hiện
Đây là cơ sở quan trọng giúp tác giả đi sâu nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cơ bản của luận án
Trang 33Chương 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN -
Trong quan niệm của phương Tây, “đạo đức” bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) nghĩa là lề thói “Đạo đức” hiểu đồng nghĩa với “luân lý” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là “ethicos” nghĩa là tập tục, lề thói
Trong quan niệm của phương Đông, đạo đức hiểu là: “đạo” là con đường, đường đi, là con đường sống của con người trong xã hội; “đức” dùng để nói đến nhân đức, đức tính, là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân
lý Từ đó, có thể thấy, đạo đức là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo
Theo Từ điển Tiếng Việt, đạo đức được hiểu là: “Những tiêu chuẩn, yêu cầu được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội; Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có” [112, tr.290]
Giáo trình Đạo đức học Mác - Lênin cho rằng:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được biểu hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội [88, tr.8]
Trang 34Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm tới vấn đề đạo đức Người không đưa ra định nghĩa cụ thể về đạo đức nói chung mà chỉ đưa ra định nghĩa về đạo đức cách mạng Qua các bài nói, bài viết của Người, có thể thấy đạo đức được Hồ Chí Minh dùng với nghĩa từ rộng đến hẹp Theo nghĩa rộng, đạo đức là hình thái ý thức xã hội, giúp con người tự giác điều chỉnh ý thức, hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính người trong các quan hệ xã hội Theo nghĩa hẹp, đạo đức là những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực dùng điều chỉnh hành vi con người trong ba mối quan hệ cơ bản là với mình, với người và với việc
Từ những phân tích trên, có thể khái quát: Đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội, bao gồm một hệ thống những quy tắc, chuẩn mực và thang giá trị được
xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng và toàn xã hội cho phù hợp với lợi ích của con người và sự tiến bộ của xã hội
Như vậy, đạo đức không phải có sẵn mà được hình thành từ khi có xã hội loài người và tồn tại cùng loài người Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội, mà tồn tại xã hội luôn luôn vận động và phát triển nên hệ thống các quy tắc và chuẩn mực đạo đức có tính lịch sử Tuy nhiên, nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức như chân, thiện, mỹ có ý nghĩa nhân loại và tồn tại phổ biến trong nhiều xã hội khác nhau
2.1.2 Giáo dục đạo đức
Để hiểu được nội hàm khái niệm “Giáo dục đạo đức”, trước hết cần hiểu khái niệm “Giáo dục”
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách
có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu
đề ra” [112, tr.394]
Trang 35Giáo trình Giáo dục học đại cương cho rằng: “Giáo dục là hiện tượng xã
hội đặc biệt, là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các
thế hệ loài người…” [158, tr.9]
Qua các định nghĩa trên, cho ta thấy: Xét về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức, tác động vào đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng, xây dựng tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội thừa nhận Xét về mặt phạm vi, giáo dục được hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau: Giáo dục theo nghĩa rộng là giáo dục xã hội, là hoạt động có mục đích của xã hội, với nhiều lực lượng giáo dục, tác động có hệ thống, có kế hoạch đến con người để hình thành những phẩm chất nhân cách; theo nghĩa hẹp, giáo dục là giáo dục trong nhà trường, là quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch, theo quy trình chặt chẽ của các nhà sư phạm trong nhà trường nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và thái độ, xây dựng nhân cách theo mong muốn của
xã hội; theo nghĩa rất hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất cụ thể, thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức là một quá trình tác động vào con người để hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở con người Người
Trang 36đã từng nói về việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” [105, tr.612]
Bản chất của giáo dục đạo đức là một quá trình tổ chức, hướng dẫn, kích thích hoạt động tích cực của người được giáo dục, giúp họ nhận thức được nội dung của các giá trị đạo đức, từ đó, hình thành nên hệ thống thái độ và hành vi của cá nhân, phù hợp với chuẩn mực, giá trị đạo đức của cộng đồng và xã hội Giáo dục đạo đức góp phần nâng cao khả năng nhận thức các giá trị, chuẩn mực đạo đức cho mỗi người thông qua việc chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động Giáo dục đạo đức nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống và góp phần tạo ra những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới Đồng thời, giáo dục đạo đức góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lại những biểu hiện suy thoái về đạo đức, các hiện tượng phi đạo đức, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, quan niệm đạo đức lạc hậu đang diễn ra trong đời sống, xã hội Giáo dục đạo đức còn góp phần vào việc truyền lại cho thế hệ sau những chuẩn mực, giá trị đạo đức truyền thống mà các thế hệ đi trước đã dày công xây dựng và gìn giữ
Bằng con đường giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng sẽ góp phần hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho mỗi con người
Như vậy, giáo dục đạo đức được hiểu là sự tác động một cách tích cực
của chủ thể đến đối tượng giáo dục để hình thành trong họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức và thông qua sự tác động này, đối tượng giáo dục tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện những phẩm chất đạo đức, năng lực phù hợp yêu cầu đề ra
2.1.3 Đạo đức Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là con người có đạo đức trong sáng, suốt đời phấn đấu, cống hiến và hy sinh tất cả cho độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân
Trang 37Dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã có nhiều quan niệm về đạo đức Hồ Chí Minh
Trong Đề tài KX-02-08 về “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” do Nguyễn Văn Truy làm chủ nhiệm, có nêu: “Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một thời kỳ chuyển tiếp từ một thế giới cũ sang một thế giới mới, khác hẳn tất cả các hình thái đạo đức trong xã hội cũ Đó là một xã hội không còn áp bức, bóc lột, không còn chiến tranh và đàn áp ” [147, tr.81]
Tác giả Hoàng Chí Bảo trong cuốn “Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh”, có nêu: “Đạo đức Hồ Chí Minh cần được hiểu một cách đầy đủ, đó không chỉ là tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng, mà còn là thực tiễn đời sống đạo đức của Người” [11, tr.11]
Trong cuốn “Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”, tác giả Phạm Văn Khánh có nêu: “Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, đạo đức vĩ đại “không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng loài người” [77, tr.7]
Tác giả Vũ Khiêu trong cuốn “Học tập đạo đức Bác Hồ” cho rằng:
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức giải phóng cho con người và của con người được giải phóng Đạo đức ấy bao gồm những phẩm chất cao đẹp nhất của người chiến sĩ cách mạng Đạo đức ấy vì thế đã hoàn toàn trái ngược với mọi đạo đức cũ về mục tiêu chiến đấu và biện pháp rèn luyện [80, tr.14-15]
Qua những quan niệm trên cho thấy, bản chất của đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, đạo đức vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Nội dung đạo đức Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Người
Từ những cách tiếp cận trên, ta thấy rằng: Đạo đức Hồ Chí Minh là hệ
thống quan điểm toàn diện về đạo đức bao gồm tư tưởng về đạo đức và tấm
Trang 38gương đạo đức Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, tiêu biểu cho tinh hoa, khí phách của dân tộc và lương tâm của nhân loại
Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam, đạo đức Hồ Chí Minh
có vị trí đặc biệt quan trọng, gắn liền với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng, gắn với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng thì đạo đức Hồ Chí Minh càng
có vị trí quan trọng hơn
2.1.4 Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên
Sinh viên là những người đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng, là lứa tuổi có sự trưởng thành nhất định về mặt sinh học, tâm lý và xã hội Việc giáo dục cho sinh viên, trong đó có giáo dục đạo đức nhằm hình thành nhân cách và chí hướng cho sinh viên là rất quan trọng và cần thiết Trên cơ sở phân tích nội hàm khái niệm “Giáo dục đạo đức” và “Đạo
đức Hồ Chí Minh”, tác giả bước đầu đưa ra khái niệm: Giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên là quá trình giáo dục thường xuyên, tích cực nội dung tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua các chủ thể giáo dục trong nhà trường, nhằm trang bị cho sinh viên những tri thức, kỹ năng, thái độ, hành vi phù hợp với các giá trị đạo đức của cộng đồng và xã hội; đồng thời thông qua quá trình này sinh viên tự hoàn thiện bản thân, từng bước hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa
Như vậy, trong quá trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, các chủ thể giáo dục, đặc biệt là các chủ thể giáo dục trong nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng Trong quá trình này, sinh viên không chỉ là đối tượng giáo dục mà còn là chủ thể tự giáo dục
Quá trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là một hệ thống toàn diện, bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
Trang 39Một là, mục đích của quá trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh
viên nhằm hình thành những con người mới cho xã hội có phẩm chất, có nhân cách, có năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội
Hai là, nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là giáo dục
vị trí, vai trò đạo đức, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
Ba là, phương pháp giáo dục là cách thức để các chủ thể giáo dục từng
bước giúp sinh viên dần chuyển hóa những tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành tình cảm, niềm tin, hành động có đạo đức trong cuộc sống
Bốn là, chủ thể giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là các tổ
chức, đoàn thể, cán bộ, giảng viên trong trường, gia đình, xã hội và sinh viên - chủ thể tự giáo dục
Năm là, hiệu quả của quá trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh
viên được biểu hiện bằng sự thay đổi nhận thức và hành vi của sinh viên
Từ rất sớm, trong tác phẩm lý luận đầu tiên “Đường cách mệnh” (1927), Người viết để huấn luyện cán bộ cách mạng, điều đầu tiên được đề cập là tư cách người cách mệnh, trong đó nhấn mạnh đến những phẩm chất đạo đức cách mạng như: Cần kiệm, hòa mà không tư, nhẫn nại, vị công vong
tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo, nói thì phải làm, ít lòng ham muốn về
Trang 40vật chất… Năm 1947, sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ ra đời, Đảng trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, chỉ ra những “căn bệnh” suy thoái về đạo đức của cán bộ, đảng viên và yêu cầu cán bộ, đảng viên phải sửa đổi lối làm việc Năm 1958, Người viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, chỉ ra đạo đức cách mạng là gì và yêu cầu người cán bộ phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng Nhân nhân dịp kỉ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1969), Người đã viết bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, chỉ ra biện pháp quét sạch chủ nghĩa cá nhân để nâng cao đạo đức cách mạng Trước khi đi xa, trong bản “Di chúc” để lại, khi nói về Đảng, Hồ Chí Minh cũng căn dặn Đảng phải rất coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, thanh niên
Qua những tác phẩm, bài viết trên cho thấy Hồ Chí Minh nhận thức rất
rõ và sâu sắc vai trò của đạo đức cách mạng đối với sự nghiệp cách mạng Người đã định nghĩa đạo đức cách mạng là:
Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng… Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng… Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc [101, tr.603]
Đạo đức cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng và cùng với Đảng ta xây dựng, bồi đắp đó là đạo đức cách mạng, khác với đạo đức cũ về chất Người nói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” [97, tr.220] Đạo đức cũ do chế độ thực dân, phong kiến để lại, là đạo đức ích kỷ, kìm hãm trói buộc con người Còn đạo đức mới là đạo