Đổi mới phương pháp dạy

3 89 0
Đổi mới phương pháp dạy

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đổi mới phương pháp dạy học, cần có chế tài bắt buộc TP - Theo nhiều giáo viên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học là chưa đủ, Bộ GD&ĐT cần ban hành chế tài bắt buộc thực hiện. Nhân tố quyết định Tại hội thảo bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học do Bộ GD&ĐT tổ chức (Hà Nội, 25 và 26/12), cô giáo Đỗ Thị Hồng Hà (trường THCS Đống Đa, Hà Nội) đã thu hút sự chú ý của các đại biểu bằng một báo cáo nhiều hình ảnh. Cô Hồng Hà đã bắt đầu con đường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học môn Toán từ năm 2003 với ước mơ ban đầu rất đơn giản: Gõ được đề toán trên văn bản word. Theo thời gian và bằng sự say mê khám phá của bản thân, đến nay cô Hồng Hà đã lần lượt làm quen rồi ứng dụng thành thạo các phần mềm Power Point, Sketchpad, Flash, Autoplay, Quizmaker, Violet để dạy học. Trong quá trình tìm tòi khả năng ứng dụng các phần mềm, cô Hồng Hà kéo theo sự tham gia của học sinh (HS). Điều này không chỉ tăng hiệu quả hoạt động dạy và học mà còn làm mối quan hệ giữa cô và trò ngày càng gắn bó, thân thiện. Cô Hồng Hà kể: “Tôi đã hướng dẫn 4 khóa học sinh biết sử dụng hiệu quả phần mềm Sketchpad. Tôi chọn những học sinh nòng cốt như giỏi tiếng Anh, giỏi Toán hoặc có khả năng sáng tạo trong khi sử dụng phần mềm này để hỗ trợ tôi trong tiết học. Tôi tự bỏ tiền ra sắm riêng một bộ nên học sinh của tôi thường xuyên được học Toán bằng máy tính, khi kiểm tra bài cũ tôi có thể hỏi đồng thời hai học sinh: một em làm bài trên bảng đen, một em làm trên máy tính. Các em rất say mê công nghệ mới và hào hứng truyền lại cho cô giáo những gì mình khám phá được. Vì thế, mỗi tiết học chính học sinh lại làm giàu kiến thức cho tôi”. Tuy nhiên, cô giáo Đỗ Thị Hồng Hà chỉ là một trường hợp đơn lẻ nổi bật và cô được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vinh danh là một trong 10 phụ nữ tiêu biểu năm 2008. Thành tựu mà cô đạt được phần nhiều nhờ sự say mê, nỗ lực của chính bản thân. Cô cho biết, cô đã bị các đồng nghiệp đánh giá là “lập dị” bởi mỗi lần lên lớp cô luôn mang lỉnh kỉnh đủ loại dụng cụ trực quan tự tạo. Cô giáo Hồng Hà nói: “Đổi mới phương pháp dạy học được hay không cốt yếu ở mỗi giáo viên. Nếu giáo viên đam mê nghề, yêu quý học sinh, luôn trăn trở để tìm được con đường ngắn nhất dẫn tới giờ dạy học hiệu quả thì họ sẽ tìm được phương pháp phù hợp”. Cô đề xuất: “Ngoài khuyến khích động viên, đối với giáo viên trẻ cần phải bắt buộc, phải làm sao để họ thấu hiểu đổi mới, sáng tạo trong giáo dục như là hơi thở hàng ngày”. Làm gì để không dạy thụ động? Tại hội thảo, nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến của cô giáo Hồng Hà. Theo các đại biểu, dù vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra như một vấn đề cấp bách kể từ khi Bộ GD&ĐT triển khai chương trình – sách giáo khoa (SGK) mới năm 2002, nhưng đến nay hiệu quả việc đổi mới còn hạn chế. Làm sao để đổi mới phương pháp dạy học trở thành động lực để mỗi giáo viên phấn đấu: Nhiều đại biểu có chung quan điểm với cô giáo Hồng Hà: Phải có chế tài bắt buộc giáo viên thực hiện. Ngoài ra, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp khác như: Đổi mới phương pháp từ khâu đào tạo (trong các trường sư phạm); từ hình thức và nội dung các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức . Theo TS Lương Việt Thái, (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) một trong những giải pháp quan trọng là giáo viên phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để dạy học. Một đặc điểm khá phổ biến trong các nhà trường hiện nay là sự lệ thuộc thái quá vào SGK của giáo viên. Nhiều giáo viên có thói quen cố gắng thuyết trình, giảng giải hết những nội dung có trong SGK, yêu cầu học sinh học thuộc, nhớ máy móc theo SGK, thậm chí biến giờ dạy học thành một giờ “đọc chép” từ SGK. Việc dạy học dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng sẽ giúp giáo viên “thoát ly” được SGK, xác định được nội dung nào là cơ bản nhất, trọng tâm nhất cần tập trung đạt được. Từ đó giáo viên mới có điều kiện thời gian cho việc tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nhà giáo Đỗ Trọng Khả (Sở Giáo dục & Đào tạo Thái Bình) chia sẻ: “Đổi mới dạy học của thầy phải gắn liền với cách học của trò. Nếu thầy đơn phương đổi mới mà không để ý học trò học như thế nào thì đổi mới không thành công”. Còn nhà giáo Trần Như Chuyên (Sở GD&ĐT Thanh Hóa) cho rằng, phát triển các cuộc thi giáo viên dạy giỏi là một cách tạo động lực để lực lượng giáo viên tham gia phong trào đổi mới dạy học. Thầy Chuyên đề nghị: “Bộ GD&ĐT nên khôi phục trở lại cuộc thi giáo viên dạy giỏi quốc gia”. Nguồn - Tienphongonline . Đổi mới phương pháp dạy học, cần có chế tài bắt buộc TP - Theo nhiều giáo viên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học. chia sẻ: Đổi mới dạy học của thầy phải gắn liền với cách học của trò. Nếu thầy đơn phương đổi mới mà không để ý học trò học như thế nào thì đổi mới không

Ngày đăng: 26/09/2013, 08:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan