1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC

115 956 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 870,5 KB

Nội dung

Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Dệt may là một ngành công nghiệp có đóng góp đáng kể vào tổng kimngạch xuất nhập khẩu của cả nước, là một trong những mặt hàng có kimngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng phầnlớn các sản phẩm dệt may đều được sản xuất dưới hình thức gia công Tuy giacông không phải là hoạt động chủ lực mà Việt Nam hướng tới trong bướcphát triển ngành dệt may nhưng hiện nay, gia công hàng may mặc xuất khẩuđang đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của ngành.Công ty cổ phần May 10 là một trong những công ty được thành lập đầu tiêntrong ngành dệt may, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trên thịtrường nội địa và thị trường quốc tế Trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nướcchưa phát triển, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa có thương hiệutrên thị trường quốc tế, cũng như rất nhiều các doanh nghiệp dệt may khác,công ty cổ phần May 10 cũng tiến hành xâm nhập thị trường quốc tế bằnghình thức gia công sản phẩm cho các đối tác nước ngoài.

Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần May 10, tôi đã chọn đề

tài “Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10: Thựctrạng và giải pháp” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu hoạt động gia công tại côngty nhằm đưa ra một số giải pháp khả thi cho hoạt động gia công tại công ty cổphần May 10.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và những giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả gia công hàng xuất khẩu may mặc tại công ty cổ phần May10

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những lí luận cơ bản của gia cônghàng may mặc xuất khẩu, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công

Trang 2

hàng may mặc xuất khẩu và thực trạng hoạt động này tại công ty cổ phần May10.

Báo cáo gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận về gia công hàng may mặc xuất khẩu

Chương II: Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần May10

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặcxuất khẩu tại công ty cổ phần May 10.

2

Trang 3

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIA CÔNG HÀNG MAYMẶC XUẤT KHẨU

I Cơ sở lí luận của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu1 Khái niệm hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu

Gia công hàng may mặc xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuấtkhẩu Trong đó, người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc,thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức chotrước Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩmtheo yêu cầu của khách Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽgiao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.

Tiền công gia công

MMTB, NPL,

Trả sản phẩm hoàn chỉnh

Sơ đồ 1: Quan hệ giữa hai bên ( đặt và nhận) trong hoạt động gia công

Tại Việt Nam, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, khái niệm gia công đượcquy định trong Nghị định 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 như sau:

Gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài là việc thương nhânViệt Nam, doanh nghiệp được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam nhận gia công hàng hóa tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hoặcđặt gia công ở nước ngoài.

Bên đặt giacông

Bên nhận gia

công trình sản xuấtTổ chức quá

Trang 4

Như vậy, hoạt động gia công xuất khẩu là quan hệ hợp tác giữa hai haynhiều bên để sản xuất ra hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu Trong mối quan hệnày, bên nhận gia công có lợi thế về nhân lực nhận tổ chức quá trình sản xuấtsản phẩm theo hợp đồng sau đó sẽ trả sản phẩm hoàn chỉnh cho bên đặt giacông để lấy tiền công.

2 Phân loại hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu

Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu là một hoạt động manglại nguồn ngoại tệ, góp phần phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nóiriêng Căn cứ vào các tiêu chí, có thể phân loại hoạt động gia công hàng maymặc xuất khẩu như sau:

 Căn cứ theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sảnphẩm, hoạt động gia công có các hình thức sau:

+ Hình thức nhận nguyên liệu, giao sản phẩm: bên nhận gia công sảnxuất sản phẩm từ nguyên liệu và bán thành phẩm thuộc quyền sở hữu của bênđặt gia công, sau đó giao sản phẩm và nhận tiền công Phương thức này còngọi là phương thức gia công xuất khẩu đơn thuần, là phương thức sơ khai củagia công xuất khẩu Theo phương thức này, bên nhận gia công có lợi thế làkhông phải bỏ vốn ra mua nguyên phụ liệu, không những thế, nếu thực hiệnsử dụng tiết kiệm nguyên phụ liệu so với định mức thì bên nhận gia công còncó thể hưởng số nguyên phụ liệu còn dư ra đó Tuy nhiên gia công theo hìnhthức này hiệu quả kinh tế không cao vì bên nhận gia công chỉ được hưởngtiền công gia công Bên cạnh đó, bên nhận gia công còn phụ thuộc vào tiến độgiao nguyên phụ liệu của bên đặt gia công Bên đặt gia công thường gặp rủi rotrong phương thức gia công này là nếu bên nhận gia công làm sai thì sẽ mấtsố nguyên phụ liệu đó mà không thu được hàng hóa.

+ Hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm: Theo hình thức này,bên đặt gia công sẽ cung cấp các mẫu mã, tài liệu kĩ thuật cho bên nhận gia

4

Trang 5

công theo hợp đồng để tiến hành sản xuất và sau đó sẽ mua lại thành phẩm.Bên nhận gia công có thể mua nguyên phụ liệu theo hai cách: mua theo sự chỉđịnh của bên đặt gia công hoặc tự tìm nhà cung cấp nguyên phụ liệu Đây làhình thức phát triển cao của gia công xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế caocho bên nhận gia công.

Ưu điểm của phương thức gia công này là bên đặt gia công không phảichịu chi phí ứng trước về nguyên phụ liệu, nếu bên nhận gia công làm sai thìkhông mất nguyên phụ liệu, do vậy giảm bớt rủi ro trong quá trình đặt giacông hàng Bên nhận gia công có thể chủ động trong việc mua nguyên phụliệu, không phụ thuộc vào bên đặt gia công, đặc biệt nếu tự mua nguyên liệuhoàn toàn thì sẽ giảm được chi phí sản xuất, vì vậy mà nâng cao hiệu quả kinhtế Mặt khác, bên nhận gia công còn có thể mở rộng thị trường nguyên phụliệu thông qua việc xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên phụliệu do bên đặt gia công chỉ định Tuy nhiên, phương thức này có những bấtlợi với bên nhận gia công là nếu không mua nguyên phụ liệu của nhà cungcấp do bên đặt gia công chỉ định thì sai hợp đồng, nhưng nếu mua lại thườnghay bị ép giá.

 Căn cứ theo giá cả, gia công có các hình thức sau:

+ Hợp đồng khoán: trong hợp đồng gia công người ta xác định địnhmức cho sản phẩm gồm: chi phí định mức và thù lao định mức Hai bên sẽthanh toán với nhau theo mức đó cho dù chi phí thực tế của bên nhận gia cônglà bao nhiêu chăng nữa.

+ Hợp đồng thực chi thực thanh: bên nhận gia công thanh toán với bênđặt gia công toàn bộ chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.

 Căn cứ theo mức độ cung cấp nguyên phụ liệu:

+ Bên đặt gia công cung cấp 100% nguyên phụ liệu và bên nhận giacông sản xuất sản phẩm theo định mức đã thỏa thuận trong hợp đồng, sau đó

Trang 6

sẽ trả lại thành phẩm cho bên đặt gia công hoặc sẽ giao cho bên thứ ba theochỉ định.

+ Bên nhận gia công chỉ nhận nguyên liệu chính theo định mức cònnguyên liệu phụ thì tự khai thác theo đúng yêu cầu của khách hàng.

+ Bên nhận gia công không nhận bất cứ nguyên liệu phụ nào của kháchhàng mà chỉ nhận ngoại tệ để mua nguyên liệu theo đúng yêu cầu.

 Căn cứ vào nghĩa vụ của bên nhận gia công

- CM (cutting and making): Người nhận gia công chỉ tiến hành pha cắtvà chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công

- CMP (cutting, making and packaging): Người nhận gia công phải phacắt, chế tạo và đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.

- CMPQ (cutting, making, packaging and quota fee): Người nhận giacông ngoài việc cắt may, đóng gói sản phẩm còn phải trả phí hạn ngạch theoquy định những mặt hàng được quản lí bằng hạn ngạch.

Hiện nay, công ty cổ phần May 10 chỉ thực hiện gia công hàng maymặc xuất khẩu thông qua hai hình thức: gia công nhận nguyên liệu, giao thànhphẩm và gia công mua nguyên liệu, bán thành phẩm Phương thức muanguyên liệu bán thành phẩm bên cạnh việc công ty tìm kiếm đối tác đặt giacông theo phương thức này thì đa số các hợp đồng đặt gia công mua nguyênliệu bán thành phẩm của công ty đều do các bạn hàng chuyển từ gia côngnhận nguyên liệu, giao thành phẩm chuyển sang Hiện nay, số hợp đồng giacông nhận nguyên liậu, giao thành phẩm của công ty đã giảm đi đáng kể, thayvào đó là hợp đồng mua nguyên liệu, bán thành phẩm bởi các hợp đồng nàysẽ làm tăng giá trị gia công mà công ty nhận được Số hợp đồng mua nguyênliệu, bán thành phẩm chiếm 70% – 80% trong tổng số hợp đồng gia công màcông ty May 10 nhận được.

6

Trang 7

3 Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu

Xuất phát từ khái niệm gia công thì hoạt động gia công hàng hóa xuấtkhẩu bao gồm hai nội dung: thứ nhất, bên nhận gia công sẽ nhận gia công chothương nhân nước ngoài để hưởng tiền gia công, thứ hai, bên đặt gia côngthuê bên nhận gia công hàng hóa để kinh doanh thương mại Trong nội dungcủa báo cáo này chỉ đề cập tới nội dung thứ nhất.

Như vậy, hoạt động gia công có những đặc điểm sau:

- Hoạt động gia công là phương thức sản xuất hàng hóa theo đơn đặthàng Bên đặt gia công sẽ đặt hàng cho bên gia công để sản xuất sản phẩmnhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Văn bản để chứng tỏtính pháp lý của đơn đặt hàng đó là hợp đồng gia công.

- Nội dung gia công bao gồm: sản xuất, chế biến, chế tác, sữa chữa, táichế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu và bằng nguyên phụliệu cuả bên đặt gia công Khi bên đặt gia công đặt hàng, doanh nghiệp nhậngia công sẽ phải thực hiện toàn bộ các công đoạn để sản xuất ra hàng hóabằng nguyên phụ liệu mà bên đặt gia công đã cung cấp hoặc yêu cầu Cáckhâu trong quá trình sản xuất từ khi đưa nguyên phụ liệu vào cho tới khi hoànthành sản phẩm để đóng gói giao cho bên đặt đều phải do bên nhận gia côngchịu trách nhiệm.

- Để thực hiện việc gia công, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tiếnhành chuyển giao công nghệ Do trình độ khoa học công nghệ kém phát triểncủa nước nhận gia công mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể chuyển giaocông nghệ cũng như những kinh nghiệm quản lý để bên nhận gia công có thểhoàn thành được hợp đồng Tuy nhiên việc gia công hàng hóa cũng như việcchuyển giao công nghệ phải được thực hiện đúng theo hợp đồng gia công vàtheo quy định của pháp luật của nước nhận gia công và nước đặt gia công.

Trang 8

- Bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của quyền sởhữu công nghiệp đối với hàng hóa gia công Khi đặt gia công, các mẫu mã màbên đặt gia công giao cho bên nhận gia công để sản xuất hàng hóa phải lànhững mẫu mã thuộc quyền sở hữu của bên đặt gia công Các mẫu mã nàyphải được bên đặt gia công đăng kí bản quyền tác giả và bên đặt gia công phảichịu mọi trách nhiệm nếu phát hiện những mẫu mã đó là vi phạm quyền tácgiả.

- Bên đặt gia công có quyền cử thanh tra để kiểm tra, giám sát việc giacông tại nơi nhận gia công theo thỏa thuận giữa các bên nhằm tránh tình trạngsai sót trong khi sản xuất hàng gia công.

- Bên nhận gia công giao sản phẩm hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đề ravà nhận tiền công.

4 Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu

4.1 Đối với nền kinh tế quốc dân

Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế mở cửa thì ngoại thương đangngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hoạt động ngoại thương mộtmặt giúp cho đất nước có được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu, qua đó góp phầncông nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, mặt khác giúp cho nền kinh tế vàcác doanh nghiệp học tập được các kinh nghiệm tiên tiến về quản lý và cáctiến bộ khoa học công nghệ nhằm hiện đại hóa sản xuất Bên cạnh các hoạtđộng xuất nhập khẩu thì hoạt động gia công hàng hóa có một vai trò quantrọng, nhất là đối với nền kinh tế còn đang phát triển như nước ta.

- Hoạt động gia công thu hút một lượng lớn lao động phổ thông,do đó nó có vai trò tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người laođộng, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp cho xã hội, tăng thu nhập cho ngườidân Thông qua hoạt động gia công, nước ta tận dụng được nguồn lao động

8

Trang 9

dồi dào với giá nhân công rẻ để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm được giáthành Đây cũng là một thế mạnh của gia công tại Việt Nam.

- Thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ nước ngoài, tăng nguồn thungoại tệ cho quốc gia đồng thời có điều kiện học tập kinh nghiệm quản lí tiêntiến của nước ngoài, tiếp cận với thị trường thế giới Gia công chủ yếu làtrong các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, khu vực công nghiệp cần nhiều lao độngvà là khu vực kinh tế cần hiện đại hóa trước tiên nếu muốn hiện đại hóa nềnkinh tế

- Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, kích thích hoạt động xuấtkhẩu phát triển Tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài, với các trang thiếtbị hiện đại và sự quản lí khoa học của họ, ngành công nghiệp Việt Nam sẽnâng cao trình độ quản lí và hiện đại được các trang thiết bị, từ đó sẽ gópphần nâng cao trình độ sản xuất trong nước Mặt khác, khi tiến hành gia côngcho nước ngoài, chúng ta sẽ tận dụng được cơ sở nhà xưởng, máy móc, sửdụng nguyên phụ liệu, vật tư sẵn có trong nước hoặc nhập khẩu từ các nướckhác nhau, sử dụng "Trademark" (thương hiệu), kênh phân phối hàng hoá củabên đặt gia công ở nước ngoài Từ các lợi thế trên, sau này chúng ta sẽ rútkinh nghiệm để nâng dần tỷ trọng hàng hoá tự sản xuất trực tiếp xuất khẩu.

4.2 Đối với doanh nghiệp gia công xuất khẩu

Gia công xuất khẩu bên cạnh việc có những vai trò với nền kinh tế thìcòn có vai trò rất lớn đối với các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này.

- Khi tiến hành gia công hàng hóa cho các doanh nghiệp nướcngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các trang thiết bị hiệnđại tiên tiến của các nước phát triển, từ đó hiện đại hóa ngành công nghiệpnhẹ, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế

- Gia công hàng xuất khẩu còn giúp cho các doanh nghiệp học hỏiđược kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển Việc này giúp cho

Trang 10

các doanh nghiệp của ta tăng cường khả năng quản lý doanh nghiệp, giúpdoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

- Gia công hàng xuất khẩu cho các nước phát triển, được họ cungcấp cho các mẫu hàng, các trang thiết bị để hoàn thành công việc Chính sựcung cấp đó sẽ đưa các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường thếgiới Thông qua các mẫu mã mà họ cung cấp, các doanh nghiệp của ta có thểphân tích để từng bước định hình được phong cách tiêu dùng của thế giới, từđó có thể tiến tới tự cung cấp mẫu mã cho thị trường.

- Hoạt động gia công xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp tiếp cậnvới thị trường thế giới một cách dễ dàng hơn Thị trường tiêu thụ có sẵn,doanh nghiệp không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu.

5 Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động gia công

5.1 Doanh thu gia công (TR)

TR = Pi * Qi

Trong đó: Pi: Đơn giá gia công của sản phẩm iQi: Số lượng sản phẩm i

5.2 Chi phí gia công (TC)

Chi phí gia công bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuấtnhư chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu cung ứng, chi phí bán hàng, (trừ chi phí nguyên vật liệu chính)

5.2 Lợi nhuận gia công (P)

P = TR – TC

Lợi nhuận gia công là toàn bộ khoản tiền thu được sau khi lấy doanhthu gia công trừ đi chi phí gia công.

10

Trang 11

5.4 Tỷ suất doanh thu / chi phí

Tỷ suất Doanh thu/ Chi phí = TR/ TC*100%

Chỉ tiêu này có ý nghĩa là bỏ ra một đồng chi phí vào gia công thì thuđược bao nhiêu đồng doanh thu.

5.5 Tỷ suất Lợi nhuận/ Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu = P/ TR * 100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận.

II Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu

1 Khái niệm hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu

Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa hai bên đặt giacông và nhận gia công Trong đó, bên đặt gia công là một cá nhân hay một tổchức kinh doanh ở nước ngoài Còn bên nhận gia công Việt Nam được hiểu:Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận giacông cho các thương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loạihàng gia công Đối với hàng gia công thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuấtkhẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân chỉđược ký hợp đồng sau khi có sự chấp nhận bằng văn bản của Bộ CôngThương.

Thông thường hợp đồng gia công có những quy định sau:- Loại hàng gia công.

- Nguyên phụ liệu, định mức của chúng.

- Thời gian, phương thức cung cấp, giao nhận nguyên phụ liệu,máy móc thiết bị.

- Đào tạo nhân công.

- Thời gian, phương thức giao nhận sản phẩm.

Trang 12

- Tiền gia công và phương thức thanh toán.- Các quyền lợi và nghĩa vụ khác của các bên.

Theo điều 12 Nghị định 57 CP quy định: Hợp đồng gia công phảiđược lập thành văn bản và bao gồm các điều khoản sau :

- Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng; - Tên, số lượng sản phẩm gia công; - Giá gia công;

- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;

- Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhậpkhẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để giacông; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêuhao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công;

- Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặctặng cho để phục vụ gia công (nếu có);

- Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc,thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thức hợpđồng gia công

- Địa điểm và thời gian giao hàng;

- Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

2 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu

Sơ đồ 2: Trình tự thực hiện hợp đồng gia công

12Kí kết hợp

Trang 13

Đây là quy trình mang tính chung nhất cho việc thực hiện hợp đồng giacông hàng may mặc của công ty, mỗi công đoạn bao gồm nhiều công việckhác nhau Tùy từng đơn đặt hàng với mỗi loại mặt hàng khác nhau sẽ cóthêm những công việc cụ thể để hoàn chỉnh đơn hàng theo yêu cầu của từngkhách hàng Trong tất cả các công đoạn trên thì may mẫu vẫn là khâu rất quantrọng vì sau khi nhận nguyên phụ liệu thì bên nhận gia công phải nhanh chóngtiến hàng may sẵn các sản phẩm mẫu Các mẫu có thể có sẵn do khách hànggửi về hoặc phòng kĩ thuật của công ty phải tự nghiên cứu, thiết kế các mẫu.Sản phẩm mẫu sau khi may xong phải được gửi sang cho khách hàng xemxét, đánh giá và được chấp nhận thì quá trình may mới được tiếp tục.

Một đặc điểm nổi bật của gia công hàng may mặc khác với các sảnphẩm khác là sau khi sản phẩm hoàn thiện được bộ phận KCS (bộ phận quảnlý chất lượng sản phẩm) của Công ty kiểm tra thì các sản phẩm này phải đểcho phía đối tác kiểm tra lại rồi sau đó mới được xuất hàng Tuy việc này làmcho quá trình thực hiện hợp đồng kéo dài thêm một công đoạn nữa nhưng nógiúp phát hiện kịp thời những lỗi sai hỏng để có những biện pháp khắc phụckịp thời ngay từ khi sản phẩm còn ở trong xưởng Mặt khác, việc làm nàygiúp cho công ty tránh khỏi tình trạng xuất khẩu hàng sang nước bạn rồi lại bịtrả lại, như vậy thì khoản chi phí này là rất lớn.

II Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công xuất khẩu1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.1 Môi trường chính trị - luật pháp

1.1.1 Môi trường chính trị

Khi kí hợp đồng gia công quốc tế tức là các doanh nghiệp đã hoạt độngra ngoài biên giới lãnh thổ của một quốc gia Điều này có nghĩa là các công typhải thích nghi với một hoặc một số thể chế chính trị mới mà các công ty nàyphải cân nhắc để tránh bị ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trang 14

Tình hình chính trị của Việt Nam ổn định trong suốt những năm qua là mộtthuận lợi lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn hợp tác làm ăn vớicác doanh nghiệp trong nước Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với171 nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ buôn bán với 105 nước và khu vựctrên thế giới, trong đó có kí hiệp định thương mại với 64 nước; có hoạt độngbuôn bán với hàng nghìn tổ chức kinh tế, thương mại của các nước.

Trong tình hình chính trị ổn định, quan hệ thương mại giữa Việt Namvà các nước trên thế giới rất tốt đã tác động tích cực tới hoạt động kinh doanhgiữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước Các nước có quan hệ kinh tế vớiViệt Nam có tình hình chính trị ổn định đã giúp cho các doanh nghiệp maymặc Việt Nam có cơ hội tìm hiểu thông tin và nắm bắt cơ hội để đưa ra cácchiến lược cho phù hợp với từng thị trường.

1.1.2 Môi trường luật pháp

Môi trường luật pháp có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinhdoanh trên môi trường quốc tế.

 Môi trường luật pháp trong nước

Hiện nay, môi trường luật pháp trong nước đang ngày càng được hoànthiện để các doanh nghiệp có một hành lang pháp lí lành mạnh, ổn định giúpcho các hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định Trong những năm gầnđây, luật pháp nước ta luôn coi mặt hàng dệt may là mặt hàng phát triển chiếnlược của Việt Nam Chính vì vậy mà luật pháp Việt Nam luôn có những vănbản pháp luật để hướng dẫn và quy định về xuất khẩu, những ưu đãi dành chocác doanh nghiệp dệt may.

- Đối với các nguyên phụ liệu của ngành dệt may nhập khẩu từnước ngoài hoặc mua trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu thì không phảinộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

14

Trang 15

- Doanh nghiệp dệt may nếu đầu tư mới thì số thu nhập thu đượctừ đầu tư mới đó được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai nămtiếp theo ( Luật khuyến khích đầu tư trong nước, chương 3 điều 10 khoản 1).

- Hồ sơ xin visa đã được giảm bớt nhiều giấy tờ Hồ sơ xin visakhông cần phải có ba loại chứng từ như trước đây bao gồm hợp đồng xuấtkhẩu, báo cáo quy trình sản xuất, tờ khai nhập nguyên phụ liệu mà chỉ kiểmtra tờ khai nhập khẩu nguyên phụ liệu hoặc tờ khai nhập khẩu nguyên liệuchính, đồng thời chấp nhận các loại chứng từ vận tải khác thay cho vận đơn.Đây là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may bởi các thủtục hồ sơ đã giảm rõ rệt, đẩy nhanh quá trình làm thủ tục, tránh những chi phíphát sinh không cần thiết.

- Năm 2006, Bộ Thương mại đã ra thông báo mới: các doanhnghiệp xuất khẩu dệt may số lượng dưới hai muơi tá không cần phải có sự phêduyệt của liên bộ Đây là một thông báo rất có lợi cho các doanh nghiệp giacông xuất khẩu hàng mẫu cho bạn hàng kiểm tra vì số lượng hàng mẫuthường không lớn, nếu xin đủ giấy phép thì sẽ mất nhiều thời gian, gây kéodài hợp đồng và tăng thêm chi phí sản xuất Mặt khác, thông báo này cũng rấtcó lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu hạn ngạch (xuất khẩu ít) sang Mỹnăm 2006 và các doanh nghiệp không bị giới hạn số lần xuất khẩu các lô hàngvới số lượng ít như trên trong một năm.

- Nước ta đã áp dụng biện pháp cải cách hành chính theo cơ chếmột cửa, giúp các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan và thông quan hải quannhanh chóng.

Như vậy luật pháp Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện để tạo nhữngđiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh nói riêng và các doanhnghiệp dệt may nói chung Tuy vậy, các hỗ trợ từ phía chính phủ vẫn chưathật sự đầy đủ, khiến cho các doanh nghiệp của nước ta giảm khả năng cạnh

Trang 16

tranh so với các đối thủ nước ngoài Ví dụ như Bộ Tài chính quy định chi phídành cho quảng cáo không quá 7% tổng chi phí, làm hạn chế khả năng mởrộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi cũng với quy địnhvề chi phí quảng cáo như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài được phép dànhchi phí quảng cáo tối đa 50% tổng chi phí Đây là một bất lợi lớn đối với cácdoanh nghiệp trong nước.

 Luật pháp nước ngoài

Đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu, luật pháp nước ngoài ảnhhưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vàorất nhiều các tổ chức quốc tế và khu vực, điều này đòi hỏi các doanh nghiệpxuất khẩu Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nóichung phải hiểu tường tận về các quy định cũng như luật pháp của nước và tổchức mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh Ví dụ như khi Việt Nam thamgia vào tổ chức ASEAN thì Việt Nam phải tuân thủ theo các điều khoảnCEPT/ AFTA Theo điều khoản đó thì Việt Nam phải giảm thuế xuất nhậpkhẩu xuống từ 0 – 5% trong vòng 10 năm Khi Việt Nam là thành viên của Tổchức thương mại thế giới WTO thì phải thực hiện hiệp định về hàng dệt may(ATC) Theo hiệp định này thì các nước phải dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệtmay giai đoạn cuối cùng là 01/01/2005.

Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với những vụkiện chống bán phá giá khi tham gia vào các thị trường như Mỹ, EU, NhậtBản Đây cũng là một thử thách rất lớn mà các doanh nghiệp dệt may củanước ta gặp phải khi tham gia vào thị trường nước ngoài.

1.2 Môi trường khoa học – công nghệ

Môi trường khoa học công nghệ luôn là một yếu tố quan trọng đểdoanh nghiệp tham gia kinh doanh Ngành may mặc là một ngành đòi hỏi dâychuyền công nghệ hiện đại để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về kỹ

16

Trang 17

thuật của các bạn hàng lớn trên thế giới Ví dụ như để đáp ứng được yêu cầuvề tiêu chuẩn hàng dệt may xuất sang Nhật Bản thì các doanh nghiệp dệt mayViệt Nam phải có máy soi kim và ghim gãy lẫn trong quần áo xuất khẩu Đâylà một dây chuyền hiện đại mà không phải doanh nghiệp dệt may nào cũngđáp ứng được Việt Nam là một nước có nền kinh tế còn non trẻ, do vậy cònrất nhiều những dây chuyền công nghệ lạc hậu, không thích hợp để sản xuấthàng xuất khẩu Do vậy, muốn xuất khẩu được hàng dệt may của doanhnghiệp mình sang các thị trường lớn trên thế giới thì các doanh nghiệp ViệtNam cần chú trọng đầu tư, đổi mới trang thiết bị để đáp ứng được các yêu cầukhắt khe về kỹ thuật của bạn hàng.

1.3 Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu

Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu là một trong những khâu yếu nhấtcủa ngành dệt may Ngành dệt là một ví dụ điển hình Trong khi vải vànguyên phụ liệu là yếu tố chính quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm may,nó lại chỉ chiếm 12,3% trong các sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam Đổimới máy móc, công nghệ, giữa ngành dệt với ngành may còn nhiều khậpkhiễng Hiện nay, trên cả nước, ngành may đã đổi mới được 95% máy móc,thiết bị, trong đó, đưa 30% máy chất lượng cao, tự động hoá vào sản xuất nhưcắt chỉ tự động, ráp sơ đồ tự động, trải vải tự động thì ngành dệt mới đổimới được 30-35%, nhiều máy kéo sợi của Trung Quốc, Ấn Độ từ nhữngnăm 1970-1975 vẫn tồn tại Những thiết bị hiện đại của Đức, Thuỵ Sỹ, Italia,Pháp mới chỉ chiếm 30-35% Do đó, năng suất dệt vải của Việt Nam chỉbằng 30% của Trung Quốc

Nói đến những yếu kém của ngành dệt, không thể không nói đến hạnchế của nghề trồng bông Năng suất bông hiện nay của Việt Nam mới đápứng được 10-15% nhu cầu dệt, đặc biệt với xơ tổng hợp, ta vẫn phải nhậpkhẩu 100% Mặt khác, sợi bông Việt Nam có nhược điểm ngắn, chất lượng

Trang 18

thấp nên chỉ dệt được vải thấp cấp Riêng năm 2002, Việt Nam phải nhậpkhẩu 49.000 tấn bông (chiếm 95% tổng cầu) Hàng năm chúng ta vẫn phảinhập khẩu 400 - 450 triệu m vải phục vụ may xuất khẩu và tiêu dùng trongnước Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam (Viseri),diện tích dâu tằm của Việt Nam vào khoảng 25.000 ha, đứng thứ 2 thế giới(chỉ sau Trung Quốc) Về lý thuyết, với diện tích trồng dâu như vậy, ViệtNam có thể trở thành một trung tâm sản xuất kén, tơ nguyên liệu có hạng Thếnhưng hiện chúng ta vẫn phải nhập tơ sống từ Trung Quốc để se tơ và dệt lụavới số lượng trên 200 tấn/năm Hàng năm Việt Nam mới chỉ sản xuất ra được8.000 tấn bông xơ, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu trong nước Ngoài ra, 70%nhu cầu sợi tổng hợp, 40% nhu cầu sợi xơ ngắn, 40% nhu cầu vải dệt kim và60% nhu cầu vải dệt thoi vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, các nguyên phụ liệu của ngành dệt may còn chủ yếu nhậpkhẩu từ nước ngoài Ngành dệt may hiện phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụliệu cho sản xuất: bông là 90%, xơ sợi tổng hợp nhập gần 100%, hóa chấtthuốc nhuộm và máy móc thiết bị nhập gần 100%, vải 70%, sợi trên 50%, phụliệu may khoảng 50% Mỗi năm các doanh nghiệp cần đến 450.000 tấn sợinhưng năng lực sản xuất trong nước chỉ đạt 200.000 tấn, trong đó Tập đoànDệt may Việt Nam cung ứng được 120.000 tấn (60%), còn lại thuộc về cácCông ty tư nhân Như vậy, hàng năm ta phải nhập khoảng 250.000 tấn Thựctế cũng cho thấy, toàn ngành chỉ sản xuất được khoảng 10 ngàn tấn xơ bông(đáp ứng 5% nhu cầu), 50 ngàn tấn xơ sợi tổng hợp (khoảng 30% nhu cầu).Riêng xơ sợi ngắn đạt khoảng 260 ngàn tấn (65% nhu cầu thị trường trongnước).

Trang bị của ngành dệt lạc hậu, những năm qua, tuy đã nhập bổ sung,thay thế 1.500 máy dệt không thoi hiện đại để nâng cấp tổng số máy hiện cólà 10.500 máy, đáp ứng khoảng 15% công suất dệt Vì trang thiết bị lạc hậu,

18

Trang 19

chậm đổi mới nên việc sản xuất ra các loại vải cao cấp phục vụ sản xuất làđiều khó khăn Ngoài ra, chính vì vậy mà các loại vải dùng để sản xuất hàngxuất khẩu đều chủ yếu là do các nhà đặt gia công nhập khẩu vào Việt Nam.

Trang thiết bị của ngành dệt may hiện nay mới có 10% máy móc thiếtbị tiên tiến của các nước Tây Âu và Nhật (đã sử dụng từ năm 2000); 11% làthiết bị qua sử dụng từ 10 – 20 năm, trong đó có rất nhiều dây chuyền củaTrung Quốc; 33% cũng qua sử dụng 10 – 20 năm nhưng chất lượng chỉ đạtmức trung bình; 46% còn lại là hệ thống máy móc đã qua sử dụng trên 20năm với sự xuống cấp nghiêm trọng Tuy ngành dệt may đã có sự đầu tư vềtrang thiết bị nhưng nhìn chung, vẫn còn rất lạc hậu Chính vì thế mà ngànhdệt may không thể sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao để đáp ứngnhững khách hàng cao cấp.

Tuy nhiên, nhận thấy những yếu kém trong cung cấp nguyên phụ liệu,chính phủ đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng nguyên phụ liệungành may và đáp ứng phần nào nhu cầu cho sản xuất trong nước Hiện nay,Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để thành lập 2 trungtâm giao dịch, mua bán nguyên phụ liệu dệt may da tại Hà Nội và thành phốHồ Chí Minh Bên cạnh đó, Hội Dệt May Thêu đan thành phố Hồ Chí Minhsẽ thành lập Trung tâm thông tin với nhiệm vụ thông tin cho doanh nghiệp vềkhách hàng, giá gia công cho từng mùa vụ, danh tính nhà cung cấp nguyênphụ liệu có uy tín, làm cầu nối giữa DN với ngân hàng để tiếp cận nguồn vốnđầu tư , phát triển các vùng trồng cây bông tập trung đồng bộ với việc đầutư thuỷ lợi, đảm bảo đạt năng suất, sản lượng ổn định nhằm giảm dần lượngbông nhập khẩu, tiến tới chủ động về nguyên liệu bông cho sản xuất kéo sợivà dệt - nhuộm

Trang 20

1.4 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong phương thức gia công hàng maymặc là các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh, Đài Loan, HồngKông, Singapore, Indonesia, Philippin, Đây là những quốc gia có ngànhcông nghiệp dệt may rất phát triển, mà trong đó, Trung Quốc là đối thủ đánggờm nhất Năm 2007 Trung Quốc chiếm 30% thị phần dệt may thế giới và dựđoán sẽ chiếm khoảng 50% thị phần thế giới vào năm 2010 Không riêng gìTrung Quốc, các nước Ấn Độ, Bangladesh cũng tăng tốc xuất khẩu, mục tiêuxuất khẩu của Bangladesh cũng sẽ tăng từ 9 tỷ USD hiện nay lên 18 tỉ USDvào năm 2010.

Hiện nay Trung Quốc chiếm 30% thị phần dệt may thế giới và ngàycàng có xu hướng tăng nhanh Từ khi chế độ hạn ngạch giữa các thành viênWTO xoá bỏ (1/1//2005) thì tốc độ tăng xuất khẩu hàng dệt may của TrungQuốc không những đã đe doạ ngành công nghiệp dệt may các nước nhập khẩulớn mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nước xuất khẩu dệt maykhác, trong đó có Việt Nam Có được sự tăng tốc như vậy là do nhiều nguyênnhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau Thứ nhất, Trung Quốc cómột khu cung cấp nguyên phụ liệu lớn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất trongnước và xuất khẩu Khi chủ động trong vấn đề cung cấp nguyên phụ liệu thìchi phí sản xuất sẽ giảm xuống rất nhiều, từ đấy giảm được giá thành sảnphẩm Giá thành sản phẩm thấp là một lợi thế lớn của Trung Quốc Thứ hai,các máy móc thiết bị sản xuất của Trung Quốc đều được sản xuất trong nướcvà rất hiện đại Ngoài ra chính phủ Trung Quốc có rất nhiều biện pháp hỗ trợ,lao động quản lý có năng lực, kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực kinhdoanh quốc tế cao hơn so với Việt Nam rất nhiều Bên cạnh Trung Quốc, ẤnĐộ, Bangladesh cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trongngành dệt may.

20

Trang 21

Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, cácdoanh nghiệp Việt Nam còn cạnh tranh gay gắt với nhau trên thị trường nộiđịa để giành những hợp đồng gia công, giành quota để vào các thị trường hạnngạch, nhất là giữa các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài, làm cho giá gia công ngày càng giảm Đây là một thực tại đánglo lắng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bởi khi giá gia công giảm thìgia công sẽ không có tính hiệu quả

2 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

2.1 Nguồn nhân lực

Các nguồn lực trong công ty ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng.Nguồn lực ảnh hưởng đầu tiên kể đến là nguồn nhân lực Việt Nam là mộtnước dân số trẻ với nguồn nhân công dồi dào và giá nhân công rẻ đang là mộtlợi thế của ngành dệt may, đặc biệt là trong lĩnh vực gia công hàng xuất khẩu.Mặt khác, lao động Việt Nam có tay nghề cao, khéo léo và dễ đào tạo nên laođộng ngành dệt may đã có những trường đào tạo để nâng cao tay nghề Tuynhiên, nguồn nhân lực trong ngành dệt may vẫn có những khó khăn như năngsuất lao động của ngành còn thấp So với Trung Quốc và các nước trong khuvực, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 50% - 60% Như vậy, tuy giánhân công của Việt Nam rẻ hơn so với các nước nhưng giá nhân công tươngđối của Việt Nam lại đắt hơn Đây là khó khăn đối với các doanh nghiệp dệtmay gia công hàng xuất khẩu bởi giá nhân công tương đối đắt hơn sẽ làm tăngchi phí và giảm lợi nhuận thu được.

Mặt khác công nhân ngành may phải làm việc vất vả, thường xuyênphải làm tăng ca, tăng giờ nhưng giá lao động thấp nên họ thường chuyểnsang làm ngành khác, gây nên tình trạng không có lao động và phải bỏ thêmnhiều chi phí để đào tạo mới nguồn lao động khác Những lao động có tay

Trang 22

nghề và lao động có trình độ cao thường chuyển từ doanh nghiệp nhà nướcsang những doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp nước ngoài dẫn đếntình trạng có những doanh nghiệp Việt Nam thiếu những lao động có taynghề

2.2 Nguồn vốn

Nguồn vốn cũng là một yếu tố quan trọng trong gia công hàng maymặc Hiện nay các doanh nghiệp dệt may đã tiến hành cổ phần hóa nên nguồnvốn huy động được của các cán bộ công nhân trong doanh nghiệp đã đáp ứngđược phần nào yêu cầu về vốn để mua nguyên phụ liệu gia công xuất khẩu.Các ngân hàng thương mại phát triển nhanh chóng, huy động được lượng tiềnnhàn rỗi trong nhân dân nên nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay nói chungvà các doanh nghiệp dệt may nói riêng đang ngày càng lớn Mặt khác, các tổchức tín dụng nước ngoài cũng sẵn sàng cho các doanh nghiệp Việt Nam vayvốn nếu có sự bảo lãnh của ngân hàng Ngoại thương Đây cũng là một thuậnlợi lớn cho doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu Tuy nhiên, nguồn vốn đivay của các doanh nghiệp dệt may thường có lãi suất cao, gây giảm hiệu quảsử dụng vốn của doanh nghiệp Hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàngtăng cao, từ 14% - 15%/ năm đã khiến cho các doanh nghiệp dệt may rất khókhăn Việc tăng lãi suất từ 12%/ năm lên 15%/ năm làm cho chi phí về vốntăng cao, gây giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệtvới ngành dệt may, một ngành có đặc thù là nguồn vốn vay luôn chiếmkhoảng 70% tổng nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thì việc tănglãi suất này càng khiến cho các doanh nghiệp khó có thể đầu tư sản xuất Nhucầu vốn vay của các doanh nghiệp dệt may luôn lớn nên với giá gia công ngàycàng thấp thì việc tăng chi phí vốn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp.

22

Trang 23

2.3 Cơ sở vật chất của công ty

Bên cạnh vốn thì trang thiết bị cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới hoạtđộng gia công của doanh nghiệp may Các doanh nghiệp dệt may Việt Namphần lớn các trang thiết bị đều hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sản xuất củadoanh nghiệp Các nguồn cung cấp máy móc thiết bị cho ngành may đều từcác nước Trung Quốc, Đức, Mỹ, và các máy móc ngày càng đa dạng vàhiện đại, giúp cho các doanh nghiệp có thể trang bị để phục vụ cho sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có đủ vốn để trang bị máymóc thì có thể được bên đặt gia công cung cấp máy móc thiết bị để hoànthành hợp đồng Tuy có bất lợi trong việc chuyển giao công nghệ nhưng sẽgiúp doanh nghiệp tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại, từ đó có thể địnhhướng khi quyết định đầu tư cơ sở vật chất Việc chuyển giao công nghệ sẽgiúp cho các doanh nghiệp tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại trên thếgiới, từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá khi có quyết định đầu tư trang thiếtbị.

Trang 24

Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤTKHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10

I Giới thiệu chung về Công ty cổ phần May 101 Giới thiệu chung về công ty cổ phần May 10

Công ty cổ phần May 10 (Garco 10) là một doanh nghiệp Nhà nướcchuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc Ra đời từ những ngày đầu củacuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đến nay Công ty đã có hơnnửa thế kỷ tồn tại và phát triển.

Công ty cổ phần May 10 thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam(Vinatex), có tên giao dịch quốc tế là GARMENT 10 JOINT STOCKCOMPANY, tên viết tắt là GARCO 10 Trụ sở chính của công ty đặt tạiPhường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.

Điện thoại: (84) – 04 – 827.6923Fax: (84) – 04 – 827.6925

Công ty cổ phần May 10 được chuyển sang cổ phần từ công ty May 10theo quyết định số 105/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp với vốn điều lệcủa công ty cổ phần là 54.000.000.000 đồng ( Năm mươi tư tỷ đồng chẵn),trong đó cơ cấu vốn điều lệ là:

24

Trang 25

Tuy mới chỉ chuyển sang công ty cổ phần được 4 năm nhưng công tycổ phần May 10 đã trải qua chặng đường phát triển hơn 60 năm với rất nhiềuthành tích.

Tiền thân của công ty cổ phần May 10 ngày nay là các xưởng quântrang được thành lập ở các chiến khu toàn quốc từ năm 1946 Đến nay, sauhơn 60 năm hoạt động, công ty cổ phần May 10 đã trở thành một trong nhữngcông ty may mặc hàng đầu của Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp.

1.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Chức năng của công ty

Công ty cổ phần May 10 trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Namcó chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc như: áosơ mi các loại, áo Jacket các loại, quần âu, quần soóc, bộ ngủ, quần áo bảo hộlao động,… phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Phương thức chínhđể sản xuấtcủa công ty là nhận gia công toàn bộ, sản xuất hàng xuất khẩudưới hình thức xuất FOB và sản xuất hàng phục vụ tiêu dùng nội địa Ngoàira, công ty còn có thêm một số chức năng sau:

- Tổ chức thực hiện các chính sách bán sản phẩm, vận chuyển hàng hoá,kết nối kênh phân phối tại thị trường trong và ngoài nước.

- Chức năng dự trữ, bảo vệ, quản lý chất lượng hàng hoá, nghiên cứu vàphát triển mặt hàng mới.

- Thu thập và phân tích các thông tin thị trường, các hoạt động của công tyđể đưa ra các quyết định điều chỉnh, bổ sung về việc sản xuất kinh doanh sảnphẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, lợi nhuận của công ty,…

- Thực hiện các hoạt động hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ chức năngpháp nhân trước pháp luật.

Nhiệm vụ của công ty

- Trong giai đoạn hiện nay, công ty đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

Trang 26

- Công ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụđối với nhà nước.

- Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện và không ngừng nâng caođiều kiện làm việc cũng như đời sống cho cán bộ công nhân viên.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách Nhà nước.

- Hoạch định công ty cổ phần May 10 trở thành một doanh nghiệp maythời trang với tầm vóc lớn trong nước cũng như trong khu vực.

- Phát triển đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh phát huy sản phẩm mũi nhọnvà không ngừng nâng cao chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng.

- Hoạch định cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuấtkinh doanh của công ty.

- Nâng cao thị trường trong nước, ổn định và mở rộng thị trường xuấtkhẩu.

- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hộitheo quy định của pháp luật và của Nhà nước.

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần May 10 được tổchức theo kiểu trực tuyến và chức năng Các phòng ban không trực tiếp raquyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưucho ban giám đốc trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện quyết địnhthuộc phạm vi của mình.

Ban giám đốc

Tổng giám đốc: là người đại diện về pháp nhân của công ty, có quyền

điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty, là người chịutrách nhiệm trước tổng công ty và nhà nước Tổng giám đốc do Hội đồngquản trị Tổng công ty Dệt may Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng

26

Trang 27

giám đốc có nhiệm vụ nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác doTổng Công ty Dệt may giao để quản lý và sử dụng theo nhiệm vụ được giao.

Phó tổng giám đốc: giúp Tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản

xuất và kinh doanh của công ty, được uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc giảiquyết các công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trướcpháp luật và Tổng giám đốc về các công việc được giao Phó tổng giám đốcđược Tổng giám đốc uỷ quyền đàn phán và kí kết một số hợp đồng kinh tế vớikhách hàng trong và ngoài nước, trực tiếp quản lý các phòng: phòng kếhoạch, 5 xí nghiệp tại công ty, phòng kinh doanh, phòng QA, đại diện chongười lao động về chất lượng.

Ba giám đốc điều hành: giúp Tổng giám đốc điều hành các hoạt động

sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các công việcđược giao Giám đốc điều hành trực tiếp quản lý các phòng: phòng tài chínhkế toán, các phân xưởng phụ trợ, các xí nghiệp địa phương, phòng kho vận,trường đào tạo và đại diện cho người lao động về môi trường an toàn laođộng.

Các phòng ban chức năng

Phòng kế hoạch: Là bộ phận tham mưu cho ban giám đốc, có chức

năng lập kế hoạch về nhập và xuất nguyên vật liệu cho sản xuất trong các kìtới, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận… Phòngkế hoạch còn tham gia đàm phán kí kết hợp đồng kinh tế, soạn thảo và thanhtoán các hợp đồng, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu trực tiếp theo sự uỷquyền của Tổng giám đốc, xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuấtcủa các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của công ty.

Trang 28

ĐDLĐ vềATSK

Phó tổng GĐGĐ điều

ĐDLĐ về CL

GĐ điều hành

GĐ điều hành

Tổ là ACác tổ

Các tổ may

Tổ cắt B

Trang 29

Phòng kinh doanh: bao gồm phòng marketing, hệ thống cửa hàng, hệ

thống kho Phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu thăm dò vàphát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoạch định hệ thống phân phối, cáccửa hàng, đại lý, các chiến lược về giá bán, tham gia các đàm phán kí hợpđồng tiêu thụ với khách hàng trong và ngoài nước, đặt hàng sản xuất vớiphòng kế hoạch.

Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về hoạch định các định mức nguyên

vật liệu cho sản xuất sản phẩm, các yêu cầu về kĩ thuật sản phẩm, định mứclao động cho công nhân viên, tổ chức dây chuyền may, giám sát các hoạtđộng của công nhân kĩ thuật và các xí nghiệp trên khía cạnh an toàn sản xuất,an toàn lao động, nghiên cứu và bảo dưỡng thiết bị máy móc, đào tạo bồidưỡng tay nghề,…

Ban đầu tư phát triển: trực thuộc Tổng giám đốc, có nhiệm vụ nghiên

cứu tìm tòi để nhập các thiết bị máy móc, hoạch định các công trình nhằmnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Ban đầu tư phát triển có chức năngtham mưu cho Tổng giám đốc về quy hoạch, đầu tư phát triển công ty, lập dựán đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và tổ chức giám sát thi công các côngtrình xây dựng cơ bản, bảo dưỡng, duy trì các công trình xây dựng, vật kiếntrúc trong công ty.

Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ ghi chép, xử lý và phân tích các

dữ liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quản lý nguyên vật liệunhập vào, xuất ra, tính toán các khoản lương cho cán bộ công nhân viên, tínhtoán các khoản phải nộp cho Nhà nước Phòng tài chính kế toán còn tham giaxây dựng kế hoạch giá thành, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, giá tiêu thụsản phẩm, kế hoạch tiền vốn, các quy định về chỉ tiêu tiền mặt, chuyển khoảncủa các khâu trong công ty, xây dựng và trình Tổng giám đốc ban hành những

Trang 30

quy định về ghi chép sổ sách các số liệu ban đầu, các quy định về hạch toánkế toán ở các đơn vị.

Phòng tổ chức hành chính: là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải

quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh vừa phục vụ về hành chính vàxã hội, tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về các công tác cán bộ laođộng, tiền lương, hành chính quản trị, y tế nhà trẻ, bảo vệ quân sự và các hoạtđộng xã hội của công ty.

Phòng QA: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của các khâu trong quy

trình công nghệ sản xuất để đảm bảo chất lượng do công ty và khách hàng đềra, tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý chất lượng của côngty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượnghoạt động có hiệu quả.

Trường đào tạo: là đơn vị trực thuộc cơ quan tổng giám đốc, có chức

năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ điều hànhvà công nhân kỹ thuật các ngành nghề phục vụ cho quy hoạch cán bộ, sảnxuất kinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh tế.

Phòng kho vận: có nhiệm vụ quản lý việc nhập kho và xuất kho các

nguyên vật liệu sản xuất, các bán thành phẩm và thành phẩm, quản lý quátrình vận chuyển sản phẩm đến các hệ thống tiêu thụ…

Phân xưởng cơ điện: là đơn vị phụ trợ sản xuất, có chức năng quản lý

thiết bị, cung cấp năng lượng, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụthiết bị mới và các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất chính cũng như cáchoạt động khác của công ty.

Phân xưởng thêu - giặt – là: là đơn vị phụ trợ sản xuất, có chức năng

thực hiện các bước công nghệ thêu, giặt sản phẩm và tổ chức triển khai dánnhãn mác lên sản phẩm.

30

Trang 31

Phân xưởng bao bì: là đơn vị phụ trợ sản xuất, cung cấp hòm, hộp cát

tông, bìa lưng, khoanh cổ cho công ty và khách hàng, thực hiện các bướccông nghệ in.

Các xí nghiệp thành viên: là các đơn vị sản xuất chính của công ty với

nhiệm vụ: tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu nguyên phụliệu, cắt, may, là, gấp, đóng gói đến nhập thành phẩm vào kho theo đúng quyđịnh.

2 Các nguồn lực của công ty

Hệ thống xí nghiệp thành viên

May 10 có 8000 cán bộ, công nhân tay nghề giỏi với ý thức tráchnhiệm cao, giàu kinh nghiệm, hàng năm sản xuất 18 triệu sản phẩm phục vụnhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hiện nay, công ty cổ phần May 10 có 13 xí nghiệp thành viên, trong đócó 5 xí nghiệp tại Hà Nội, còn lại ở các địa phương khác như Hải Phòng, TháiBình, Quảng Bình, Nam Định, Thanh Hoá Các xí nghiệp thành viên có năngsuất rất cao, hàng năm sản xuất ra từ 700.000 – 2.200.000 bộ/năm và xuấtthẳng sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu.

Hệ thống phân phối

Công ty có một hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam, gồm 126đại lý, trong đó tại Hà Nội có 20 cửa hàng, Bắc Giang có 2 cửa hàng, HảiPhòng có 1 cửa hàng, Thanh Hoá có 1 cửa hàng, Ninh Bình có 1 cửa hàng,Bắc Kạn có 1 cửa hàng, và một số tỉnh thành trên cả nước.

Cơ sở vật chất và nguồn vốn- Cơ sở vật chất

May 10 là doanh nghiệp may đi đầu hiện đại hoá công nghệ sản xuất vàứng dụng thành công các tiến bộ kĩ thuật về may mặc của các nước Châu Âutừ những năm 70 của thế kỉ trước Hiện nay, số lượng máy móc thiết bị

Trang 32

chuyên dùng của công ty chủ yếu do các nước thuộc EU, Nhật Bản, Mỹ chếtạo Riêng tại khu vực Gia Lâm có năm xí nghiệp với nhà cửa khang trang, cócác dây chuyền cắt may, giặt hoàn thiện, hệ thống là hơi, là thổi gấp áo tựđộng,… vào loại hiện đại nhất tại thời điểm này trên thế giới.

Qua bảng trên cho thấy, trong 3 năm công ty đã không ngừng đầu tưđổi mới trang thiết bị máy móc, biểu hiện ở số lượng thiết bị may mặc tăngdần từ 976 chiếc năm 2004 lên 1015 chiếc năm 2005 và 1032 chiếc năm2006 Máy móc trong công ty một phần là do đối tác gia công bàn giao, phầncòn lại là đầu tư mới Việc đầu tư máy móc giúp cho công ty hoàn thiện đượcmột số sản phẩm, tránh tình trạng đi thuê ngoài Bên cạnh đó, việc các đối tácgia công bàn giao máy móc sẽ giúp cho công ty tích luỹ được kinh nghiệmtrong việc tiếp cận công nghệ mới Nhà xưởng không có gì biến động trong banăm qua, số lượng phương tiện vận tải biến động cũng không nhiều nhưng sốthiết bị quản lý tăng nhanh Năm 2004, số lượng thiết bị này là 115 chiếc thìnăm 2005 đã tăng lên 19 chiếc, tương ứng với 24,36% và năm 2006 tăng lênso với năm 2005 là 15 chiếc, tương ứng với 15,46% Số thiết bị này đa phầnlà các phần mềm, máy vi tính, máy photocopy, máy in,… để giúp cho việcquản lý thông tin trong công ty nhanh chóng và thông suốt Sang năm 2007,do có sự đầu tư trang thiết bị nên máy móc thiết bị của công ty tăng lên 16chiếc so với năm 2006, tức tăng 1,55% so với năm 2006 Nhà xưởng và thiếtbị vận tải của công ty không thay đổi mấy, các máy móc thiết bị dành choquản lý của công ty tăng nhanh, tăng 30 máy so với năm 2006 Có sự đầu tưnày là do công ty đầu tư máy móc thiết bị để đồng bộ quản lý, giúp cho hiệuquả quản lý của công ty tăng lên một cách nhanh chóng.

Nhìn chung, máy móc thiết bị của công ty khá đầy đủ, phục vụ tốt choviệc quản lý cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ của công ty Hệ thốngmáy móc được đầu tư nhiều hơn, dây chuyền sản xuất hiện đại đã hỗ trợ rất

32

Trang 33

Bảng 1: Tình hình máy móc trang thiết bị của công ty

Trang 34

nhiều cho việc tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm Hệ thống thiết bị vănphòng được quan tâm đầu tư giúp cho việc quản lý được nhanh chóng vàthông suốt Để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đấtnước và yêu cầu của khách hàng thì việc đầu tư trang thiết bị là hoàn toàn hợplý.

Bên cạnh đó, Công ty May 10 còn là doanh nghiệp đi đầu trong quản lýchất lượng sản phẩm từ công ty đến các xí nghiệp thành viên theo tiêu chuẩnquốc tế ISO 9001 – 2000 và thực hiện quản lý môi trường theo tiêu chuẩnquốc tế ISO 14000, được tổ chức BVQI của Vương quốc Anh đánh giá thẩmđịnh và cấp chứng chỉ Công ty cũng đã áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hộiDA 8000 trong toàn doanh nghiệp May 10 là một trong những công ty đầutiên của ngành may Việt Nam xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện đồng bộ cảba tiêu chuẩn quan trọng này, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất vềchất lượng sản phẩm đối với các thị trường có sức mua lớn nhất trên thế giới.

- Vốn sản xuất kinh doanh

Công ty May 10 có vốn điều lệ khi tiến hành cổ phần hoá là 54 tỷ đồng,trong đó Nhà nước nắm giữ 51%, bán ra cho công nhân viên trong công ty49%.

Giá trị thực tế của Công ty May 10 tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003để cổ phần hoá (Quyết định số 2342/QĐ-TCKT ngày 03 tháng 9 năm 2004của Bộ Công nghiệp) là 191.582.176.851 đồng Trong đó, giá trị thực tế phầnvốn Nhà nước tại Công ty là 54.364.533.575 đồng Tổng số cổ phần bán ưuđãi cho 5.767 lao động trong Công ty là 264.600 cổ phần với giá trị được ưuđãi là 7.938.000.000 đồng Theo bảng số liệu trên, tổng nguồn vốn sản xuấtkinh doanh của công ty có sự biến động lên xuống Năm 2004, tổng nguồnvốn là 210,020 tỷ đồng, sang năm 2005 tăng thêm 39,568 tỷ, tương

34

Trang 35

Bảng 2: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10

Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng nguồn vốn 210.015 246.608 228.683 217.771 36.593 17.42 -17.925 -7.27 -10.912 -4.771 Theo tính chất

Vốn lưu động 127.778 167.346 150.148 141.235 39.568 30.97 -17.198 -10.28 -8.913 -5.94Vốn cố định 82.237 79.262 78.535 76.536 -2.975 -3.62 -0.727 -0.92 -1.999 -2.552 Theo nguồn hình thành

Vốn chủ sở hữu 60.684 65.64 71.297 73.521 4.956 8.17 5.657 8.62 2.224 3.12Nợ phải trả 149.331 180.698 157.386 144.25 31.367 21.00 -23.312 -12.90 -13.136 -8.35

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của công ty)

Trang 36

đương với tăng 17,4% Năm 2006, tổng nguồn vốn giảm so với năm 2005 là17,198 tỷ đồng, tương ứng với giảm 7,3% Năm 2007, nguồn vốn của công tychỉ còn 217.771 tỷ đồng, giảm 10,912 tỷ đồng, tương ứng với giảm 4,77% sovới năm 2006 Biến động tổng nguồn vốn do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếulà do sự thay đổi về nguồn vồn lưu động, vốn cố định, cũng như thay đổi vềnguồn hình thành.

Theo tính chất nguồn vốn: qua 3 năm, số vốn lưu động của công ty liêntục biến động Năm 2004, lượng vốn lưu động là 127,778 tỷ đồng, năm 2005tăng lên 39,568 tỷ đồng, tương ứng với 31% nhưng tới năm 2006, lượng vốnlưu động giảm so với năm 2005 là 17,198 tỷ đồng, tương ứng với giảm10,3% Vốn lưu động năm 2005 tăng mạnh so với năm 2004 là do công tymới chuyển sang hình thức cổ phần nên tăng nhiều để đưa vào sản xuất kinhdoanh với quy mô lớn Vốn lưu động giảm trong năm 2006 là do lượng hàngtồn kho giảm mạnh Đây là một chiều hướng tốt giúp cho công ty tránh tìnhtrạng ứ đọng vốn Sang năm 2007, vốn lưu động của công ty chỉ còn 141,253tỷ đồng, giảm xuống 8,913 tỷ đồng, tương ứng với giảm 5,94% so với năm2006 Điều này là do trong năm 2007, việc khó khăn trong sản xuất nênnguồn vốn lưu động giảm xuống vì vốn lưu động chủ yếu là do sản phẩm sảnxuất ra nên việc giảm nguồn vốn lưu động là điều không thể tránh khỏi.

Vốn cố định của công ty giảm liên tục trong 3 năm với số lượng khôngnhiều Năm 2005 giảm so với năm 2004 là 2,975 tỷ đồng, tương đương với3,6% Năm 2006 giảm so với năm 2005 là 0,727 tỷ đồng, tương ứng với0,9% Năm 2007, lượng vốn cố định giảm xuống chỉ còn 76,536 tỷ đồng.Lượng vốn cố định giảm là do khấu hao tài sản cố định và một số máy mócthiết bị đã khấu hao hết đưa vào thanh lý.

Theo nguồn hình thành: theo bảng số liệu thì nguồn vốn chủ sở hữu củacông ty gia tăng không ngừng trong 4 năm Năm 2004 là 60,684 tỷ đồng, năm

36

Trang 37

2005 tăng thêm là 4,556 tỷ, tương ứng với 8,2% Năm 2006 tăng so với năm2005 là 5,657 tỷ đồng, tương ứng với 8,6% Năm 2007, nguồn vốn chủ sở hữutăng lên 2,224 tỷ đồng so với năm 2006 Nguyên nhân của sự gia tăng này làdo công ty mới chuyển sang hình thức công ty cổ phần nên thu hút đượcnhiều vốn góp cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là tín hiệu đáng mừngvì công ty ngày càng tự chủ về vốn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Vốn vay của công ty có xu hướng chung là giảm dần Năm 2004 là 149331triệu đồng, sang năm 2005 tăng thêm 31637, tương ứng với 21,2% Sự giatăng này là do gia tăng vốn đầu tư dài hạn để sản xuất kinh doanh Đến năm2006, lượng vốn vay lại giảm mạnh, giảm 23582 triệu đồng, tương ứng với13,03% so với năm 2005 Năm 2007 nợ phải trả tiếp tục giảm, chỉ còn 144.25tỷ đồng Đây là một điều khả quan đối với tình hình tài chính của doanhnghiệp.

- Nhân lực

Lao động là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của xã hội, là chủ thể trong quá trình sản xuất, là lực lượngtạo ra của cải vật chất trong xã hội Chính vì vậy, đối với bất kì một doanhnghiệp nào, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, lực lượng lao động là rất cầnthiết Riêng đối với các doanh nghiệp trong ngành may mặc, lực lượng laođộng đòi hỏi tỉ mỉ và khéo tay thì lực lượng lao động rất quan trọng Mặtkhác, nhu cầu lao động trong ngành dệt may rất lớn Với dân số Việt Namkhoảng 85 triệu, trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 50% lực lượng laođộng của Việt Nam nên đây sẽ là một thuận lợi lớn cho doanh nghiệp

Trang 38

Bảng 3: Tình hình lao động của công ty cổ phần May 10

Đơn vị: Người

Tổng số lao động5420100 5775 1006027100 5983 100 355 6.552524.36-44-0.731 Phân theo giới tính

Nữ4336804648 80.48 4833 80.19 4815 80.48 312 7.201853.98-18-0.372 Phân theo trình độ chuyên môn

Trên ĐH - ĐH - CĐ3386.24 3916.773996.624197.0153 15.6882.05205.11Trung học chuyên nghiệp1162.14 1372.371482.461572.6321 18.10118.0396.32Công nhân bậc cao68412.62 6931271311.83 756 12.6591.316202.89436.15Lao động phổ thông4282794554 78.86 4833 79.09 4649 77.71 272 6.352796.13 -184-3.803 Phân theo tính chất công việc

Lao động trực tiếp4849 89.46 5161 89.36 5422 89.96 5482 91.63 312 6.432615.06601.11Lao động gián tiếp57110.54 614 10.6460510.04 5018.37437.53-9-1.47 -104 -17.23

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty)

38

Trang 39

Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng lao động của công ty có xu hướngtăng dần, từ 5420 người năm 2004 lên 5983 người năm 2007 Như vậy, quymô lao động của công ty ngày càng tăng và khá ổn định Năm 2005 tăng 355người, tương đương với 6,55% so với năm 2004 Năm 2006 tăng 252 người,tương đương với 4,36% so với năm 2005, qua đó đáp ứng tốt nhu cầu laođộng của công ty để tăng quy mô sản xuất Năm 2007, lao động của công tygiảm xuống so với năm 2006, chỉ còn 5983 lao động, giảm 44 người tươngứng với 0,73% so với năm 2006 Điều này là do công ty cắt giảm số lao độnggián tiếp trong công ty.

Nếu xét cơ cấu lao động theo giới tính, lao động nữ luôn chiếm tới 80%tổng số lao động trong công ty Điều này là đặc điểm của ngành may mặc docần sự khéo léo và tỉ mỉ trong công việc Tuy nhiên, đây cũng là bất lợi đốivới công ty do số phụ nữ nghỉ chế độ thai sản hằng năm lớn, ảnh hưởng tớinăng suất và quy mô sản xuất của công ty.

Nếu xét cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn thì số lượng laođộng trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp và số công nhân có tay nghềcao có chiều hướng gia tăng trong các năm qua Lao động trên đại học, đạihọc và cao đẳng năm 2005 tăng 15,68% so với năm 2004 và năm 2006 tăngthêm 2,47% so với năm 2005, năm 2007 tăng 5,11% so với năm 2006 Số laođộng ở trình độ trung học chuyên nghiệp cũng tăng nhẹ, số công nhân bậccao tuy không tăng về tương đối nhưng số lượng tuyệt đối lại tăng lên Dovậy, nhìn chung lao động ở công ty cổ phần May 10 gia tăng theo chiềuhướng tốt.

Nếu xét theo tính chất công việc, phần lớn lao động của công ty là laođộng trực tiếp (chiếm 89,36% năm 2004 và có xu hướng tăng (91,63% năm2007) Đây là một điều hoàn toàn hợp lý vì công ty là công ty sản xuất nên sốlượng lao động trực tiếp chiếm phần lớn lao động, số lao động gián tiếp chủ

Trang 40

yếu là làm trong bộ phận quản lý Năm 2006 và năm 2007 số lao động giántiếp đã giảm xuống Đây là một xu hướng tốt vì giảm lực lượng lao động nàytức là giảm bớt bộ máy quản lý, nhờ vậy bộ máy quản lý của công ty đã gọnnhẹ và tiết kiệm được chi phí nhân công cho công ty.

Vì Công ty cổ phần May 10 là một công ty đã ra đời từ lâu nên lựclượng lao động không biến đổi nhiều Tuy nhiên, công ty cũng cần có kếhoạch tuyển dụng có chọn lọc để giúp công ty có lực lượng lao động dồi dàovà giỏi chuyên môn.

3 Môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần May 10

Mọi doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường nhất định đềuchịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ các yếu tố môi trường đó Trong quátrình hoạt động của mình, nếu doanh nghiệp phân tích và nắm bắt được cácyếu tố môi trường thì sẽ có cơ hội để phát triển, ngược lại, nếu phân tích vànắm bắt sai các yếu tố sẽ dẫn tới các tác động tiêu cực tới doanh nghiệp nhưdoanh số giảm, mất khách hàng, Do vậy phân tích môi trường kinh doanhcủa doanh nghiệp luôn là một hoạt động quan trọng, giúp cho doanh nghiệphoạch định các chính sách phương hướng phát triển một cách đúng đắn, giúpcho doanh nghiệp thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

3.1 Môi trường bên ngoài

 Môi trường chính trị - luật pháp

Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nước có sựổn định về chính trị Đây là một thuận lợi lớn đối với các doanh nghiệp nóichung và Công ty May 10 nói riêng Hệ thống pháp luật của Việt Nam đangngày càng được hoàn thiện một cách rõ nét, các bộ luật đang được cải thiệnvà dần hoàn chỉnh hơn với các thủ tục đơn giản và nhanh chóng, gọn nhẹ, cónhiều ưu đãi với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam.

40

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Quan hệ giữa hai bên ( đặt và nhận) trong hoạt động gia công - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Sơ đồ 1 Quan hệ giữa hai bên ( đặt và nhận) trong hoạt động gia công (Trang 3)
Sơ đồ 2: Trình tự thực hiện hợp đồng gia công - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Sơ đồ 2 Trình tự thực hiện hợp đồng gia công (Trang 13)
Bảng 1: Tình hình máy móc trang thiết bị của công ty - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 1 Tình hình máy móc trang thiết bị của công ty (Trang 34)
Bảng 2: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 2 Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10 (Trang 36)
Bảng 2: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 2 Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10 (Trang 36)
Bảng 3: Tình hình lao động của công ty cổ phần May 10 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 3 Tình hình lao động của công ty cổ phần May 10 (Trang 39)
Bảng 3: Tình hình lao động của công ty cổ phần May 10 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 3 Tình hình lao động của công ty cổ phần May 10 (Trang 39)
Bảng 4: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10 trong thời gian từ 2004 -2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10 trong thời gian từ 2004 -2007 (Trang 50)
Bảng 4: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10 trong thời gian từ 2004 - 2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10 trong thời gian từ 2004 - 2007 (Trang 50)
Bảng 5: Doanh thu các mặt hàng gia công xuất khẩu từ 2004 – 2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 5 Doanh thu các mặt hàng gia công xuất khẩu từ 2004 – 2007 (Trang 61)
Bảng 5: Doanh thu các mặt hàng gia công xuất khẩu từ 2004 – 2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 5 Doanh thu các mặt hàng gia công xuất khẩu từ 2004 – 2007 (Trang 61)
Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng gia công của công ty 2004 – 2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 6 Cơ cấu mặt hàng gia công của công ty 2004 – 2007 (Trang 65)
Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng gia công của công ty 2004 – 2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 6 Cơ cấu mặt hàng gia công của công ty 2004 – 2007 (Trang 65)
Bảng 7: Cơ cấu doanh thu gia công xuất khẩu qua các thị trường trong thời gian 2004 -2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 7 Cơ cấu doanh thu gia công xuất khẩu qua các thị trường trong thời gian 2004 -2007 (Trang 70)
Bảng 7: Cơ cấu doanh thu gia công xuất khẩu qua các thị trường trong thời gian 2004 -2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 7 Cơ cấu doanh thu gia công xuất khẩu qua các thị trường trong thời gian 2004 -2007 (Trang 70)
Bảng 8: Tình hình thực hiện hợp đồng của công ty cổ phần May 10 qua các năm 2004 – 2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 8 Tình hình thực hiện hợp đồng của công ty cổ phần May 10 qua các năm 2004 – 2007 (Trang 74)
Bảng 8: Tình hình thực hiện hợp đồng của công ty cổ phần May 10 qua các năm 2004 – 2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 8 Tình hình thực hiện hợp đồng của công ty cổ phần May 10 qua các năm 2004 – 2007 (Trang 74)
Bảng 9: Tình hình thực hiện đơn giá gia công 2004 – 2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 9 Tình hình thực hiện đơn giá gia công 2004 – 2007 (Trang 77)
Bảng 9: Tình hình thực hiện đơn giá gia công 2004 – 2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 9 Tình hình thực hiện đơn giá gia công 2004 – 2007 (Trang 77)
Bảng 10: Tình hình chi phí hoạt động gia công trong giai đoạn 2004 – 2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 10 Tình hình chi phí hoạt động gia công trong giai đoạn 2004 – 2007 (Trang 80)
Bảng 10: Tình hình chi phí hoạt động gia công trong giai đoạn 2004 – 2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 10 Tình hình chi phí hoạt động gia công trong giai đoạn 2004 – 2007 (Trang 80)
Bảng 11: Bảng phân tích hiệu quả hoạt động gia công quốc tế trong giai đoạn 2004 -2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 11 Bảng phân tích hiệu quả hoạt động gia công quốc tế trong giai đoạn 2004 -2007 (Trang 84)
Bảng 11: Bảng phân tích hiệu quả hoạt động gia công quốc tế trong giai đoạn 2004 - 2007 - Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP May 10. Thực trạng và giải pháp.DOC
Bảng 11 Bảng phân tích hiệu quả hoạt động gia công quốc tế trong giai đoạn 2004 - 2007 (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w