UBND TỈNH LÂM ĐỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 966 /SGDĐT-CNTT Đà Lạt, ngày 17 tháng 8 năm 2009 V/v Hướng dẫnnhiệm vụ côngnghệthôngtin (CNTT) năm học 2009 – 2010. Kính gửi: - CÁC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO; - CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC. Căn cứ Chỉ thị số 4899/CT-BGD&ĐT ngày 04/ 8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nhiệmvụ trọng tâm năm học của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010; Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng côngnghệthôngtin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); Hướng dẫnnhiệmvụ trọng tâm năm học 2009-2010 của Sở GD&ĐT Lâm Đồng. Trong khi chờ đợi hướng dẫn chính thức của Cục CNTT - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn các đơn vị trong toàn ngành thực hiện hoạt động công nghệthôngtin trong năm học 2009-2010 như sau: I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Mục đích: Tạo sự chuyển biến sâu sắc về ứng dụng côngnghệthôngtin trong quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng dạy - học; nâng cao trình độ, kỹ thuật ứng dụng CNTT cho CBQL, giáo viên, nhân viên; thực hiện đồng bộ việc ứng dụng CNTT trong tất cả các đơn vị giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị CNTT. 2. Yêu cầu: Tất cả các đơn vị, trường học quán triệt và thực hiện đầy đủ kế hoạch ứng dụng CNTT của ngành; tập trung mọi nguồn lực cho các hoạt động ứng dụng CNTT; gắn kết chặt chẽ các hoạt động giáo dục với quá trình tin học hóa. II. CÁC NHIỆMVỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP 1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kỹ năng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: - Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT năm học 2009–2010, trong đó mỗi bộ phận, tổ chức, cá nhân trong đơn vị phải cụ thể hóa nội dung ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý và chuyên môn của mình; Các Phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc quán triệt và phổ biến các văn bản hướng dẫn về CNTT của các cấp, Sở GD&ĐT đến từng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong đơn vị mình. - Các Phòng GD&ĐT và các đơn vị có trách nhiệm tổ chức ôn tập chương trình Intel, các kỹ năng tin học và sử dụng các trang thiết bị giảng dạy cho tất cả cán bộ quản lý và giáo viên (theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT); xây dựng đội ngũ nòng cốt để triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT của ngành và đơn vị; chủ động phổ cập các kỹ năng tin học cơ bản đến cán bộ giáo viên nhân viên (hạn cuối 1/2009). - Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức tập huấn chương trình giáo dục của Intel, các khoá đào tạo về CNTT của chương trình SREM, các hội thảo về sử dụng phần mềm 1 và bài giảng điện tử trong việc đổi mới phương pháp dạy học; Hội thi về Ý tưởng sáng tạo, Intel ISEF. 2. Triển khai đồng bộ ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và đào tạo: - Thực hiện nghiêm túc việc trao đổi thôngtin trên mạng (thông qua trang web của Sở và hệ thống thư điện tử nội bộ) đối với một số loại văn bản: thông báo, giấy mời, lịch hoạt động, văn bản hướng dẫn, báo cáo, . từ Sở đến các đơn vị trực thuộc và ngược lại. Các Phòng GD&ĐT thực hiện trao đổi thôngtin với cơ sở qua các hộp thư điện tử đã được thiết lập. Nhất thiết phải bố trí thuận tiện các máy tính có mạng truy cập Internet để cán bộ, viên chức, nhân viên trong đơn vị được truy cập nhằm khai thác, trao đổi thông tin, nâng cao nhận thức và phục vụ chuyên môn công tác. - Tất cả các trường học trong diện thí điểm tổ chức sử dụng phần mềm tin học hóa các hoạt động quản lý: học bạ điện tử, quản lý học sinh và kết quả học tập, chú ý đảm bảo sự đồng bộ và liên thông dữ liệu giữa các cấp học. - Các đơn vị trường học đã nối mạng nội bộ phải thực hiện triển khai các ứng dụng trên mạng: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, chia sẻ thông tin, tăng cường trao đổi thôngtin trên mạng. - Khuyến khích các đơn vị trường học xây dựng và duy trì trang thôngtin điện tử (website) và dịch vụ trực tuyến qua mạng internet, mạng điện thoại trao đổi thôngtin giữa gia đình học sinh với nhà trường. Trong quá trình thực hiện cần đảm bảo nguyên tắc bảo vệ và bí mật thôngtin cá nhân. 3. Triển khai rộng rãi việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử trong từng đơn vị giáo dục: - Các đơn vị, trường học phải tổ chức và tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên ở các bộ môn sử dụng phương tiện dạy học, sử dụng phần mềm máy tính hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy và học tập; Có biện pháp khuyến khích về tinh thần và vật chất giúp giáo viên tự xây dựng bài giảng điện tử và các phần mềm giảng dạy bộ môn. Theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT phát động thi đua, tổ chức các cuộc thi cho giáo viên xây dựng bài giảng điện tử, xây dựng kho học liệu điện tử. Trong năm học, mỗi giáo viên có trình độ tin học cơ bản cần thực hiện ít nhất 01 bài giảng có ứng dụng CNTT. Các bài thao giảng, thi dạy giỏi của giáo viên cần phải sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học trong đó có CNTT, các bài tiêu biểu cần được đóng góp, hoàn thiện để tham dự hội thi các cấp. - Tổ chức các chuyên đề trong tổ, nhóm chuyên môn về đổi mới phương pháp giảng dạy có sử dụng phương tiện CNTT một cách hợp lý nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Chú ý tránh hiện tượng lạm dụng phương tiện, hình thức hoá bài giảng, không có tác dụng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực của học sinh. - Mỗi trường học phải xây dựng kho học liệu điện tử, tập hợp các bài giảng điện tử, phần mềm giảng dạy của giáo viên dùng chung trong các trường, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị bạn. Các phòng GD&ĐT tuyển chọn tư liệu từ các trường để xây dựng kho học liệu điện tử cho phòng và đóng góp tư liệu cho kho học liệu dùng chung toàn ngành. - Khuyến khích giáo viên sử dụng và khai thác thông tin, tư liệu trên mạng Internet. Sử dụng đội ngũ MT (chương trình giáo dục Intel) để khai thác tư liệu trên mạng và các nguồn khác theo từng bộ môn đưa vào kho tư liệu nhà trường. Tổ chức tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ứng dụng CNTT với các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh. 4. Củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị về CNTT và truyền thông: 2 - Ngay từ đầu tháng 8.2009, các đơn vị, trường học tiến hành kiểm kê cơ sở vật chất, thiết bị CNTT, lập kế hoạch thanh lý máy cũ hỏng, sửa chữa, nâng cấp, mua sắm, bổ sung máy tính nhằm đáp ứng các yêu cầu về dạy Tin học cho học sinh và cho công tác quản lý, giảng dạy. Ngoài ra, cần có kế hoạch trang bị thêm một số phương tiện kỹ thuật số khác phục vụ cho giảng dạy. Phát huy tối đa hiệu quả sử dụng máy tính thông qua việc tăng thời lượng sử dụng hữu ích cho máy, tuyệt đối không để máy tính ngừng sử dụng thời gian dài. - Các Phòng GD&ĐT tham mưu, đề xuất với UBND huyện, thị, thành phố đầu tư kinh phí tăng cường cơ sở vật chất thiết bị CNTT cho các cơ sở giáo dục trực thuộc. Đảm bảo đủ máy tính, thiết bị CNTT dạy môn Tin học cho học sinh theo chương trình của Bộ GD&ĐT và phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy tại các trường học. - Các đơn vị triển khai sử dụng các phần mềm dùng chung cần nghiên cứu kỹ tính đồng bộ với dữ liệu chung, tính khả thi và báo cáo Sở để tổ chức thẩm định theo hướng dẫn của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo. 5. Các chỉ tiêu chính: - Số lượng máy tính trong trường học đạt chỉ tiêu: mỗi trường Tiểu học ít nhất có 05 máy vi tính; THCS đạt 35 học sinh/ 01 máy vi tính; THPT đạt 25 học sinh/ 01 máy. - Hoàn thành kết nối Internet cho 100% các đơn vị giáo dục. - 100% đơn vị trực thuộc, Phòng GD&ĐT trao đổi thôngtin qua mạng. 50% Phòng GD&ĐT thực hiện trao đổi thôngtin qua mạng với các trường trong địa bàn. - Phổ cập trình độ và kỹ năng tin học cơ bản cho 100% CBQL, giáo viên có tuổi dưới 50 đối với nam và dưới 45 đối với nữ. - 100% các đơn vị trực thuộc, 100% các trường trực thuộc Phòng GD&ĐT sử dụng đồng bộ các phần mềm quản lý của dự án SREM: quản lý học sinh, quản lý nhân sự. - 100% các trường học có sản phẩm tham dự cuộc thi ý tưởng sáng tạo, xây dựng bài giảng điện tử, học liệu điện tử và tham gia hội thi kỹ năng CNTT toàn ngành. - 35% các trường học tham gia thí điểm chương trình quản lý nhà trường VNPT- School. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Giáo dục và Đào tạo - Thành lập ban chỉ đạo thực hiện "Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng dạy và học". - Lập kế hoạch và hướng dẫn triển khai công tác ứng dụng CNTT ; đôn đốc, kiểm tra đánh giá các đơn vị trong toàn ngành về công tác, kết quả thực hiện CNTT trong năm học để đánh giá thi đua các đơn vị. - Phối hợp với các phòng ban chuyên môn tổ chức các hoạt động CNTT chung của ngành, xây dựng và tổ chức các chuyên đề để bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong toàn ngành. 2. Các Phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc. - Triển khai nội dung này đến các đơn vị trường học trực thuộc ; thường xuyên đôn đốc kiểm tra, đánh giá hoạt động CNTT vào cuối mỗi học kỳ của năm học ; Xây dựng kế hoạch triển khai, kế hoạch mua sắm thiết bị CNTT cho đơn vị mình. - Thành lập tổ (nhóm) công tác phụ trách CNTT của đơn vị để lập kế hoạch, tổ chức, triển khai các hoạt động CNTT, đồng thời phân công một lãnh đạo phụ trách. - Trong mỗi huyện, thị, thành cần đầu tư xây dựng một số đơn vị tiêu biểu về 3 CNTT, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng hoạt động CNTT cho các đơn vị khác. - Tổ chức các hoạt động CNTT trong khu vực theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Trên cơ sở hướng dẫn này cùng các văn bản chỉ đạo của Bộ và Sở về CNTT, Sở GD&ĐT sẽ tăng cường kiểm tra và đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT của các phòng GD&ĐT, các đơn vị giáo dục. Kết quả đánh giá là một chỉ tiêu xếp loại thi đua trong năm học của các đơn vị. Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC - Như trên; PHÓ GIÁM ĐỐC - Lưu: LĐ, CNTT, VT. HUỲNH VĂN BẢY 4 . chung, chia sẻ thông tin, tăng cường trao đổi thông tin trên mạng. - Khuyến khích các đơn vị trường học xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử (website). 966 /SGDĐT-CNTT Đà Lạt, ngày 17 tháng 8 năm 2009 V/v Hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2009 – 2010. Kính gửi: - CÁC PHÒNG GIÁO DỤC