1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC

57 370 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 643 KB

Nội dung

Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình dần hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, kinh tếViệt Nam đã từng bước tạo lập cho mình một vị thế trên trường quốc tế.Năm 2006 là năm đánh dấu bước ngoặt đối với nước ta, Việt Nam đã chínhthức trở thành một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Điều đó có nghĩa sẽ có rất nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam tăng trưởngnhưng đồng thời cũng có không ít khó khăn thách thức đòi hỏi chúng taphải vượt qua để có thể tiếp tục phát triển.

Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những chính sách hàng đầu củaNhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới Nước ta hiệnnay có 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trong đó có: Dầu thô; Hàng dệtmay; Giày dép; Thủy sản; Đồ gỗ…

Năm 2007 vừa qua, tính theo giá trị kim ngạch xuất khẩu, thủy sảnđứng thứ 4, với 3.8 tỷ USD Con số này đã vượt khá xa so với năm 2006,và đã gấp gần 1,5 lần so với năm trước đó, năm 2005 Các mặt hàng thủysản Việt Nam hiện có mặt tại rất nhiều khu vực thị trường khác nhau vàđang được tiêu thụ khá mạnh tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU Đây là một thànhcông đáng kể của ngành thủy sản Trong đó có sự đóng góp rất lớn của cáctỉnh ven biển Nam Bộ Kim ngạch xuất khẩu thủy sản khu vực này thườngchiếm tỷ trọng trên 60% của cả nước

Đặc điểm tự nhiên, địa lý và nhiều nhân tố khác thuận lợi là nguyênnhân chủ yếu khiến việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản xuấtkhẩu được coi là chính sách đúng đắn nhằm phát triển nền kinh tế khu vựccác tỉnh ven biển Nam Bộ đồng thời đóng góp một phần đáng kể trong kimngạch xuất khẩu nước ta

Nhìn vào tình hình thực tế, việc chế biến xuất khẩu thủy sản ở cáctỉnh ven biển Nam Bộ đã đạt được những thành tựu bước đầu hết sức to

Trang 2

lớn, tuy nhiên trước đòi hỏi của thị trường cũng như so sánh giữa thực tế vàtiềm năng, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến thủy sản để xuất khẩuở khu vực này.

Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở

các tỉnh ven biển Nam Bộ” Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng

góp bổ sung, những hướng dẫn cũng như những định hướng của thày giáoGS,TS Hoàng Đức Thân đã giúp em hoàn thành đề tài này Trong quá trìnhthực hiện em đã cố gắng hoàn thành đề tài một cách tốt nhất,song do hạnchế về thời gian cũng như chưa đầy đủ về kiến thức nên đề tài còn nhiềuthiếu sót Em rất mong được sự góp ý của thày giáo để hoàn thiện đề tàinày.

Trang 3

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XUẤT KHẨUTHỦY SẢN Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ1.1 Các khái niệm chung

1.1.1 Khái niệm thương mại

* Khái niệm thương mại theo nghĩa rộng

Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường.Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt độngkinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.

Theo pháp lệnh trọng tài ngày 25 tháng 5 năm 2003, có 15 hành vithương mại đó là: Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đạidiện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tưvấn; kỹ thuật; li xăng; đầu tư tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò khaithác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đườngbiển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy địnhcủa pháp luật

* Khái niệm thương mại theo nghĩa hẹp

Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường,là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa

Theo Luật Thương mại 1998 – 2005 thì các hành vi thương mại baogồm: mua bán hàng hóa; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại;ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý mua bán hàng hóa; gia công thương mại;đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa; dịch vụ giám định hàng hóa; khuyếnmại; quảng cáo thương mại; trưng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ triểnlãm thương mại.

1.1.2 Khái niệm thương mại quốc tế

Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa (kinh doanh hàng hóa )vượt ra khỏibiên giới quốc gia thì người ta gọi đó là ngoại thương (kinh doanh quốc tếhay thương mại quốc tế)

Trang 4

Thương mại quốc tế phản ánh mối quan hệ kinh tế xã hội, đồng thờiphản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và giữa những người sảnxuất cá biệt của các quốc gia khác nhau.

Xét trên tư cách là một quá trình kinh tế, thương mại quốc tế là quátrình bắt đầu từ khâu nghiên cứu điều tra nhu cầu thị trường thế giới; tổchức thu mua tại nguồn hàng; xuất khẩu phân phối sản phẩm vào các kênhtiêu thụ; thực hiện quá trình xúc tiến thương mại, tổ chức tiêu thụ sản phẩmvà đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.

Xét trên tư cách là một ngành kinh tế thì thương mại quốc tế đượchiểu là một lĩnh vực chuuên môn hóa có tổ chức, phân công và hợp tác, cócơ sở vật chất kỹ thuật, có các yếu tố lao động vật tư tiền vốn.

1.1.3 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu thủy sản

* Khái niệm xuất khẩu hàng hóa

Như đã nói ở trên, hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốcgia thì được gọi là ngoại thương hay thương mại quốc tế Hoạt động thươngmại quốc tế bao gồm hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu.

Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa vàdịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở lấy tiền tệ làm phương tiện thanh toán.Đó là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa hữu hình và vô hình Sảnxuất ngày càng phát triển, khả năng sản xuất đã vượt ra khỏi nhu cầu tiêudùng của một quốc gia, do đó hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốcgia rất phát triển với nhiều hình thức, diễn ra trên pham vi toàn cầu trongtất cả các ngành và các lĩnh vực kinh tế.

Hoạt động xuất khẩu có phạm vi vượt ra khỏi biên giới của một quốcgia, là hoạt động mang tính quốc tế Chính vì lẽ đó, hoạt động xuất khẩuphải tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp, quy định của quốc gia nhập khẩu,của quốc tế và của những sân chơi chung mà chúng ta tham gia.

Trang 5

* Khái niệm xuất khẩu thủy sản

Xuất khẩu thủy sản nghĩa là trong quá trình mua bán, trao đổi giữahai quốc gia, hai vùng lãnh thổ khác nhau, hai chủ thể kinh tế ở hai quốcgia khác nhau, thủy sản là đối tượng của hoạt động này, quá trình này Điềuđó có nghĩa là hàng hóa trong quá trình xuất khẩu là thủy sản.

1.1.4 Khái niệm thị trường và thị trường xuất khẩu

* Khái niệm chung về thị trường

Các trường phái khác nhau đưa ra các quan điểm khác nhau về thịtrường Chính vì vậy có rất nhiều quan điểm về thị trường được đưa ra

Thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hóa và lưu

thông tiền tệ.

Thị trường là quá trình người mua và người bán tác động qua lại lẫn

nhau để xác định giá cả và khối lượng hàng hóa mua bán.

Thị trường là một tập hợp các khách hàng có nhu cầu, có khả năng

thanh toán nhưng chưa được thỏa mãn và đang hướng tới sự thỏa mãn củadoanh nghiệp.

Thị trường là một môi trường mà ở đó xảy ra cạnh tranh giữa các

sản phẩm “có thể thay thế cho nhau vì cùng mục đích sử dụng của ngườitiêu dùng”.

* Khái niệm thị trường xuất khẩu

Việc xuất khẩu hàng hóa là hoạt động thương mại giữa hai quốc giavà vùng lãnh thổ, hoặc giữa hai chủ thể kinh tế, khác nhau về quốc tịch.Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia Để thúc đẩy xuấtkhẩu, việc cần thiết là phải nghiên cứu kỹ thị trường xuất khẩu Thị trườngxuất khẩu được hiểu là cung – cầu về loại hàng hóa của nước nhập khẩu đốivới loại hàng hóa đó ở nước có tư cách là nước xuất khẩu.

Trên thị trường này, cạnh tranh xảy ra quyết liệt hơn do khôngnhững phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở nước sở tại mà cònphải cạnh tranh với hàng hóa từ các quốc gia xuất khẩu khác trên thế giới

Trang 6

1.2 Xuất khẩu thủy sản đối với các tỉnh ven biển Nam Bộ

1.2.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêuchiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam, chủ động mở rộng, đa dạngthị trường xuất khẩu và tăng cường quan hệ thương mại với các quốc giatrên thế giới

* Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánhcủa mình

Mỗi quốc gia có những lợi thế khác nhau Và theo lý thuyết thươngmại (lý thuyết lợi thế tuyệt đối, tương đối) thì các quốc gia nên tập trungchuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mình có lợi thế so sánh, sau đótrao đổi với quốc gia khác, tức là tập trung sản xuất và xuất khẩu những sảnphẩm có lợi thế so sánh.

Xuất khẩu lại có vai trò tác động ngược lại là làm sức cạnh tranh củahàng hóa được nâng lên, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vữnghơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả hơn Quá trìnhnày cũng tạo ra cơ hội cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển,đẩy mạnh công nghiệp hóa, trên cơ sở ứng dụng thành quả của cuộc cáchmạng khoa học công nghệ.

* Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ

Hoạt động xuất khẩu kích thích các ngành kinh tế phát triển, gópphần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế,tạo việc làm, cải thiện mức sống của các tầng lớp dân cư Ngoại tệ thu đượctừ xuất khẩu sẽ là nguồn vốn quan trọng để mua máy móc, thiết bị, côngnghệ… phục vụ cho sản xuất, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Đồng thời cũng là nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, là điều kiện cầnthiết để giúp cho quá trình ổn định nội tệ và chống lạm phát.

* Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất pháttriển

Trang 7

Xuất kẩu góp phần tạo nguồn vốn để nhập khẩu máy móc kỹ thật vàcông nghệ làm tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế Xuất khẩu phát triểnsẽ duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng xuất khẩu, tạo điều kiệncho sản xuất trong nước phát triển ổn định.

Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinhtế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất các lợi thế của đất nước,tăng sản xuất về số lượng và chất lượng, tăng năng suất và tiết kiệm chi phílao động xã hội Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước.

* Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công việc làm và cảithiện đời sống nhân dân

Xuất khẩu tác động đến nhiều mặt của đời sống nhân dân Khi sảnxuất phát triển, nhiều sản phẩm được xuất khẩu, quy mô sản xất tăng lên,thu hút nhiều yếu tố đầu vào hơn, trong đó có yếu tố lao động Đẩy mạnhxuất khẩu sẽ tác động tích cực giải quyết lao động, việc làm, nâng cao thunhập, cải thiện mức sống cho người lao động, góp phần ổn định và pháttriển kinh tế xã hội.

Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiếuyếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng củangười dân, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn sản phẩm, tiếp cận nhữngsản phẩm tốt, chất lượng cao Đồng thời xuất khẩu tác động tích cực tớitrình độ tay nghề của người sản xuất và thay đổi thói quen trong tiêu dùng.

* Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đốingoại, nâng cao địa vị kinh tế của quốc gia trên trường quốc tế

Quan hệ ngoại giao là cơ sở cho các hoạt động thương mại phát triểntrong đó có xuất khẩu Khi các quan hệ thương mại phát triển thì xuất khẩusản phẩm ra thị trường quốc tế gắn liền với nó là xuất xứ sản phẩm Sảnphẩm xuất khẩu ngày càng phát triển thì vị trí của quốc gia trên thị trường

Trang 8

quốc tế cũng được nâng lên Mỗi bước phát triển của sản phẩm xuất khẩu làmột bước tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia.

Như vậy, xuất khẩu có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội,góp phần vào việc ổn định chính trị của một quốc gia Vì vậy, các quốc giacần phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới.

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu hàng thủy sản đối với chiến lược phát triểnkinh tế Việt Nam

* Xuất khẩu thủy sản tạo nguồn vốn cho nhập khẩu đồng thời phát triểnsản xuất, phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Tại ĐH IX, Đảng ta đã khẳng định đường lối kinh tế nước ta là “đẩymạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuấtphù hợp với định hướng XHCN, phấn đấu đưa nước ta ra khỏi tình trạnhkém phát triển; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhândân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp theo hướng hiện đại”.

Để có thể làm được điều này, nước ta phải có đủ vốn để nhập khẩumáy móc thiết bị công nghệ phục vụ cho quá trình CNH – HĐH đất nước.Nguồn vốn này có thể là từ: vay nước ngoài, đầu tư nước ngoài, viện trợ,xuất khẩu hàng hóa Dựa vào tính chất kinh tế của các nguồn vốn ta thấy,nguồn vốn từ hoạt động xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, và manglại ít bất lợi nhất cho nền kinh tế Kim ngạch xuất khẩu thủy sản luônchiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước,vào khoảng 10%, và ngành thủy sản cũng đóng góp trên 10% vào GDPnước ta.

Trang 9

Bảng 1.1 Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực từ năm1995 đến năm 2007 của Việt Nam.

Đơn vị: Triệu USD và %

Tổng kim

8.213.1 1478.5

1 15027 3.8 3125.6 10.7 20.8 1975.4 4.4 13.1 1816.4 19.1 11.8200

2 16706 11.2 3270 4.6 19.6 2732.7 39.3 16.4 2021.7 14.9 13.1200

3417.8 2199.6

17.116.6 2400.8

11.114.9 2738.8

53009.513.5 334829.422.2200

Nguồn: Số liệu từ Bộ Công Thương, Bộ Thủy sản và Tổng cục Thống kê (2007)

Trong những năm gần đây, thủy sản đã trở thành một trong nhữngmặt hàng xuất khẩu chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong tổng giá trị xuấtkhẩu của nước ta Năm 1995, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản là 621.4triệu USD thì tới năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua con số 1 tỷUSD, gấp 6 lần so với năm 1990 Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sảnđạt 3.8 tỷ USD, chiếm tới 13.5% tổng kim ngạch xuất khẩu và đứng thứ 4sau dầu thô, dệt may và giày dép.

* Xuất khẩu thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới thiết bịcông nghệ sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển

- Xuất khẩu góp phần tạo nguồn vốn để nhập khẩu các thiết bị kỹthuật và công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, góp phần hiện đại hóa nềnkinh tế, nâng cao năng suất thủy sản Việt Nam.

Trang 10

- Xuất khẩu thủy sản phát triển sẽ duy trì và mở rộng thị trường tiêuthụ thủy sản, nhờ đó sản xuất trong nước cũng ổn định và phát triển.

- Để có thể phát triển xuất khẩu thủy sản, Việt Nam phải đối mặt vớisự cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường thế giới, và vì thế cần phải tổ chứcsản xuất sao cho hiệu quả nhất Điều này góp phần rất lớn vào công cuộcđổi mới và hoàn thiện sản xuất cũng như trình độ nghiệp vụ của nhân viênngành thủy sản.

- Hơn thế nữa, xuất khẩu thủy sản phát triển còn tạo điều kiện chocác ngành nghề liên quan phát triển theo như: Khai thác, chế biến, nuôitrồng thủy sản, đóng tàu, dịch vụ hậu cần nghề cá, giao thông vận tải, xâydựng…

* Xuất khẩu thủy sản tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân

Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người(năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 và trên 4 triệu người năm2007 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìnngười Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sảnlà 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm)

Xuất khẩu thủy sản thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản nóiriêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung Nhờ việc phát triển xuất khẩuthủy sản mà tạo được thêm nhiều việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi, nângcao thu nhập và cải thiện đời sống người lao động

Đồng thời xuất khẩu thủy sản cũng góp phần tích cực vào chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển Ngoài ra, ngành thủy sản còn đónggóp vào việc phân phối lại thu nhập ở các vùng nông thôn cũng như gópphần vào việc thực hiện thành công mục tiêu dinh dưỡng quốc gia.

Như vậy, năng lực sản xuất của ngành thủy sản nâng lên, cùng vớiviệc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đã góp phần tích cực giải quyết một sốvấn đề xã hội.

Trang 11

* Xuất khẩu thủy sản góp phần mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinhtế đối ngoại của nước ta trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế

Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước vềmở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thếgiới Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Đến năm 2001, quan hệ này đã đượcmở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnhthổ Tính đến năm 2006, các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 2000, Việt Nam đứng thứ 11 về giá trị xuất khẩu thì năm 2004,vị trí của Việt Nam là thứ 6 Hàng thủy sản Việt Nam đang không ngừngđược củng cố và mở rộng vị thế trên thị trường quốc tế Các hiệp định songphương và đa phương trong lĩnh vực thủy sản ngày càng tăng, tạo điều kiệncho Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

1.2.3 Vai trò của xuất khẩu thủy sản trong việc phát triển kinh tế địaphương

Như đã trình bày, điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi đã giúp cho cáctỉnh ven biển Nam Bộ phát triển ngành thủy sản Đặc biệt là phát triểnmạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang các nước, các khu vực như EU,châu Mỹ trong đó quan trọng nhất là Hoa Kỳ…

- Tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng sự đóng góp vào nguồnthu của tỉnh, tạo ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tếvà ổn định đời sống xã hội của tỉnh, thành phố

- Ngành thủy sản nói chung và thủy sản xuất khẩu nói riêng đã thúcđẩy sản xuất thủy sản ở khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ phát triển lênmột trình độ mới Nâng cao năng suất lao động và từng bước chuyên mônhóa ngành thủy sản

- Bên cạnh đó nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu thực tếcủa việc phát triển, các tỉnh ven biển Nam Bộ đã nhập khẩu một số lượng

Trang 12

lớn các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ Nhờ đó trình độ công nghệ tronglĩnh vực thủy sản nói riêng và các lĩnh vực khác cũng được nâng lên

- Xuất khẩu thủy sản phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếđịa phương

- Xuất khẩu thủy sản phát triển, đặt ra yêu cầu về nâng cao năng lựcchế biến thủy sản, tạo ra lượng lớn việc làm cho người lao động, góp phầntăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

1.2.4 Điều kiện tự nhiên, xã hội của các tỉnh ven biển Nam Bộ trongxuất khẩu thủy sản

Khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, BạcLiêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận, Sóc Trăng,Tiền Giang, Tp.HCM, và Trà Vinh.

Đây là các tỉnh có vị trí địa lý nằm dọc bờ biển Nam Bộ gồm ĐôngNam Bộ và Tây Nam Bộ.Vùng biển Nam Bộ nằm trong biển Đông, lắm cá,nhiều tôm, nước biển ấm quanh năm, đáy biển bằng phẳng, có diện tíchlớn, với nhiều cửa sông cửa rạch nên rất phong phú về chủng loại hải sản.

Hơn thế nữa, khai thác hải sản luôn đóng vai trò quan trọng trongphát triển ngành thủy sản nói chung và phát triển xuất khẩu thủy sản nóiriêng Do nằm gần biển nên tất cả các tỉnh trong khu vực này đều có nhiềucảng cá, bến cá phục vụ việc khai thác hải sản gần bờ và cả xa bờ

Các điều kiện về thời tiết và khí hậu cũng tương đối ổn định, tạo điềukiện thuận lợi cho việc phát triển NTTS và khai thác hải sản Diện tích mặtnước cho nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh này là khá lớn và không ngừngtăng lên.

Trang 13

Bảng 1.2 Điều kiện tự nhiên của các tỉnh ven biển Nam Bộ.

Tỉnh Diện tích(km2 ) (người)Dân số

Mật độdân số(người / km2

Đườngbờ biển(km)

Nhiệt độtrungbình(0C)

Độ ẩmtươngđối (%)Bà Rịa – Vũng

Tổng chiều dài đường bờ biển của khu vực này là 1189 km, chiếmgần 1/3 tổng chiều dài đường bờ biển của cả nước Một lợi thế đáng kểtrong nghề khai thác hải sản.

Nhiệt độ trung bình và độ ẩm trung bình khu vực này là 26.77 0C và81.23%, khá thuận lợi trong nuôi trồng thủy sản, một điều kiện thích hợpcho việc sinh sống và phát triển của các giống thủy sản.

Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, những sự thay đổi đột ngột vềthời tiết, môi trường tự nhiên đã ảnh hưởng tới việc khai thác thủy sản.Việc thay đổi đột ngột các dòng hải lưu, các luồng cá, và sự xuất hiện của

Trang 14

các loài sinh vật lạ trong vùng khai thác hải sản không chỉ ảnh hưởng vềsản lượng khai thác mà còn ảnh hưởng về chất lượng hải sản Điều này đãgây khó khăn đáng kể cho một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủysản trong thời gian vừa qua.

Khí hậu không thuận lợi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt độngNTTS Những thất thường của thời tiết, sự thay đổi khí hậu, nhiệt độ, mựcnước, sự kéo dài của một mùa… làm giảm sản lượng, tăng giá nguyên liệu,thiếu nguyên liệu sản xuất… đã làm giảm hiệu quả hoạt động của cácdoanh nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu.

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản

Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ởtrong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập củanước ngoài và vào tỷ giá hối đoái Thu nhập của nước ngoài tăng cũng cónghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc thì giá trị xuấtkhẩu có cơ hội tăng lên Đồng thời nếu tỷ giá hối đoái tăng lên thì giá trịxuất khẩu cũng có thể tăng nhờ hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi Nóimột cách khái quát, có thể phân chia các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngxuất khẩu nói riêng và hoạt động nhập khẩu nói chung có thể chia thànhnhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

1.3.1 Nhân tố khách quan

* Các nhân tố chính sách kinh tế vĩ mô

Các công cụ chính sách chủ yếu thường được sử dụng để điều tiếtcác hoạt động xuất khẩu là:

- Thuế quan: Trong xuất khẩu, nó là loại thuế đánh vào từng đơn vịhàng xuất khẩu Điều này đã làm tăng tương đối giá cả hàng hóa xuất khẩuso với mức giá quốc tế Do đó đem lại bất lợi cho hàng hóa xuất khẩu Vìvậy nó chỉ áp dụng cho một số loại hàng hóa xuất khẩu để bổ sung ngânsách nhà nước.

Trang 15

- Giấy phép xuất khẩu: Được đưa ra nhằm mục đích quản lý hoạtđộng xuất khẩu có hiệu quả hơn và từ đó điều chỉnh loại hàng xuất khẩucũng như bảo vệ tài nguyên và cải thiện cán cân thương mại.

- Trợ cấp xuất khẩu: Là biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối mới một sốmặt hàng xuất khẩu được khuyến khích Các hình thức trợ cấp như: trợ giá,miễn giảm thuế xuất khẩu…

- Tỷ giá và các chính sách khác nhằm khuyến khích xuất khẩu:Chính sách duy trì tỷ giá hối đoái ổn định và thấp mang lại thuận lợi choxuất khẩu Vì vậy các nước có chính sách hướng ra xuất khẩu thường điềuchỉnh tỷ giá hối đoái thường kỳ.

* Các nhân tố chính trị và luật pháp

Nhóm nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu thủysản Chính vì thế khi tiến hành hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản cầnphải quan tâm đến:

- Những quy định của Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản.- Những hiệp ước, hiệp định thương mại về thủy sản mà Việt Namđã kí kết.

- Những quy định của nước nhập khẩu hàng thủy sản.

- Những vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế trong xuất khẩu thủy sản.

* Các quan hệ kinh tế quốc tế

Việc xuất khẩu hàng hóa thường được thực hiện giữa hai chủ thểkinh tế của 2 quốc gia khác nhau, hay nói cách khác là quan hệ thương mạigiữa 2 quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau Chính vì đặc điểm này chonên tạo ra nét đặc trưng riêng của hoạt động xuất khẩu

Trong quan hệ này, nhà xuất khẩu phải đối mặt với những hàng ràothuế quan, phi thuế quan, các tiêu chuẩn kĩ thuật khác Đôi khi những trởngại này lớn hay nhỏ lại phụ thuộc vào quan hệ kinh tế song phương giữanước xuất khẩu và nước nhập khẩu

Trang 16

Quốc gia tham gia vào liên minh và hiệp định thương mại thườngphải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc, tuy nhiên đây lại là nhân tố thúc đẩyphát triển xuất khẩu của quốc gia đó bởi việc có thể có được những mốiquan hệ thân thiết hơn so với các nước khác không tham gia ký kết hiệpđịnh hay hiệp ước.

* Nhân tố tự nhiên

- Điều kiện về địa lý

Việt Nam có diện tích đất liền vào khoảng trên 330.369 km2, cóđường bờ biển kéo dài trên 3260 km trong đó có 112 cử sông, tính trungbình cứ 100 km2 diện tích đất liền thì có 1km bờ biển Mặt khác nước tacó nhiều diện tích đất ngập nước, sông suối, hồ, ao, kênh rạch… tạo điềukiện rất lớn cho việc nuôi trồng và khai thác thủy hải sản.

Các tỉnh ven biển Nam Bộ gồm có 11 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, BạcLiêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận, Sóc Trăng,Tiền Giang, Tp.HCM và tỉnh Trà Vinh Đây là các tỉnh có vị trí địa lýthuận lợi cho việc NTTS và khai thác, đánh bắt thủy sản ngoài biển khơi - Về nguồn lợi thủy sản và tiềm năng phát triển sản xuất hàng thủy sản.

Việt Nam hiện nay đã phát hiện được trên 11000 loài động vật vàthực vật biển, cá biển có khoảng 2000 loài trong đó có hơn 130 loài cá cógiá trị kinh tế và gần 50 loài có giá trị kinh tế cao như: cá thu, bạc má,hồng, đối, vược, nụ song… Ngoài ra còn có hơn 1600 loài giáp xác trongđó có hơn 70 loài thuộc các họ như: tôm hùm, tôm gai, tôm he, tôm vỏ…Biển Việt Nam còn có khoảng hơn 2500 loài nhuyễn thể trong đó mực vàbạch tuộc là có giá trị kinh tế cao nhất Ngoài ra còn có rong và tảo.

Vùng biển Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Theo tài liệu điềutra, vùng biển khu vực này có trên 760 loài cá, 45 loài tôm, 27 loài mực vàkhả năng cho phép khai thác các loại hải sản vào khoảng trên 2.2 tỷtấn/năm Xem xét và so sánh giữa trữ lượng và khả năng khai thác hảisản giữa các vùng ta thấy vùng biển Đông Nam Bộ có trữ lượng lớn nhất,

Trang 17

đồng thời khả năng khai thác cũng cao nhất Khu vực này được coi là ngưtrường lớn nhất với 2075889 tấn, chiếm gần 50% trữ lượng hải sản của cảnước.

Bảng 1.3 Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản giữa các vùng trongcả nước.

Vùng biển TấnTrữ lượngTỷ lệ % Khả năng khai thácTấn Tỷ lệ %

Khu vực khác quanh biển Đông 510000 11.6 230000 12.4

Nguồn: Viện nghiên cứu Hải sản, Bộ Thủy sản (2003)

Bên cạnh đó, chế độ thời tiết, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điềukiện phát triển nuôi trồng nhiều loại thủy sản Cả nước có khoảng 550 loàicá nước ngọt và khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ có khoảng 378 loàitrong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

Nguồn cá nước lợ, mặn cũng vô cùng phong phú, trong đó có cácloài có giá trị kinh tế cao như cá song, cá hồng, cá măng, cá cam, cábống…

Tôm là loại thủy sản được nuôi trồng khá phổ biến đồng thời đónggóp một lượng đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu Khu vực các tỉnh venbiển Nam Bộ có 16 loài có giá trị kinh tế cap như: tôm rảo, tôm he, tôm lớt,tôm sú, tôm càng xanh, tôm chân trắng…

Nhuyễn thể có các loài như trai, điệp, nghêu, sò, ốc…

Trang 18

* Nhân tố văn hóa xã hội

Khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ là khu vực sớm phát triển ngưnghiệp Trong cơ cấu các nghề trên địa bàn, khai thác hải sản là nghềtruyền thống và chiếm tỷ lệ lao động nhiều nhất.

Chính vì nghề thủy sản phát triển khá sớm nên ở đây đã hình thànhnhững mô hình HTX, hộ nuôi thủy sản và tổ, đội khai thác hải sản có tổchức khá chặt chẽ Điều này tạo thuận lợi cho việc phát triển khai thác chếbiến xuất khẩu hàng thủy sản do ngành thủy sản được chú trọng.

Nhân tố thứ hai là sự thay đổi nhu cầu thị trường Hiện các nướcnhập khẩu thủy sản chủ yếu của nước ta là những nước phát triển như NhậtBản, Hoa Kỳ và các nước thuộc khu vực Châu Âu (EU) Tuy nhiên, theonghiên cứu của các tổ chức kinh tế thế giới, nhu cầu thủy sản ở các nướcphát triển sẽ giảm một lượng đáng kể trong thời gian tới Đồng thời nhucầu thủy sản lại tăng lên một lượng tương đối nhỏ ở các nước đang pháttriển.

1.3.2 Nhân tố chủ quan

* Nhân tố con người

Bên cạnh những nhân tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanhnhư vật tư, tiền vốn, công nghê, nhân tố quản trị …nhân tố con người đượccoi là quan trọng nhất, có tính chất quyết định tới sự thành bại của tổ chức.Trong hoạt động xuất khẩu, từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm kháchhàng, tạo nguồn hàng, giao dịch ký kết hợp đồng… đều cần đến chuyên

Trang 19

môn, kỹ thuật nghiệp vụ của người thực hiện Và các công việc này nếuđược thực hiện bởi những người có trình độ tốt thì hiệu quả mang lại sẽ rấtcao.

Ước tính của Bộ Thủy sản Việt Nam, số lượng hiện đang phục vụtrong ngành thủy sản là trên 4 triệu người Trong khai thác hải sản cókhoảng 550 nghìn người, trong NTTS có khoảng 850 nghìn người, trongchế biến thủy sản có khoảng 120 nghìn người và trong lao động thươngmại, hậu cần, dịch vụ, cơ khí sửa chữa có khoảng 2500 người Đồng thờilao động trong ngành thủy sản ở khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ chiếmkhoảng 1/4 của cả nước

Như vậy nhìn chung lực lượng lao động làm trong ngành thủy sản làkhá lớn Tỷ lệ lao động trẻ dưới 45 tuổi là khá cao, chiếm tới 93% Trìnhđộ kỹ thuật nghiệp vụ, thạo nghề, có kinh nghiệm tương đối khá, khả năngtiếp thu kiến thức thủy sản và kiến thức công nghệ kỹ thuật tốt

Tuy nhiên rất nhiều nơi còn nuôi trồng, đánh bắt thủy sản còn theokiểu tập quán, nhỏ lẻ, hộ gia đình… cho nên rất khó khăn trong việc thumua nguyên liệu để phục vụ xuất khẩu.

* Nhóm nhân tố về vật chất kỹ thuật, tài chính.

Để có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh, đồng thời nắmbắt được cơ hội thì cần thiết phải có yếu tố tiền vốn Nếu lượng vốn dồidào, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các kế hoạch,mục tiêu kinh doanh như đã định Nguồn vốn giúp doanh nghiệp mở rộngmạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp nắmbắt thông tin nhanh chóng và chính xác hơn, tạo điều kiện thúc đẩy xuấtkhẩu tốt hơn.

Hệ thống tàu thuyền phục vụ cho khai thác đánh bắt thủy sản hiệnnay đã được trang bị một cách tương đối Cả nước ta có trên 6258 chiếc tàukhai thác xa bờ với tổng công suất trên 1 triệu CV, và khu vực các tỉnh venbiển Nam bộ chiếm tới 2/5 Điều này là một phần nguyên nhân khiến cho

Trang 20

khai thác thủy hải sản ở khu vực này phát triển đồng thời giá trị kim ngạchxuất khẩu thủy sản cũng rất cao.

Cơ sở hậu cần dịch vụ cho khai thác thủy sản ở các tỉnh ven biểnNam Bộ những năm gần đây đã có những bước phát triển nhanh chóng, đápứng cơ bản yêu cầu phát triển thủy sản trong giai đoạn hiện nay Việc hìnhthành và xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần diễn ra trên 3 lĩnh vực cơ bảnnhư: Cơ khí đóng sửa chữa tàu thuyền; cảng cá, bến cá và dịch vụ cung cấpnguyên vật liệu; thiết bị và hệ thống tiêu thụ sản phẩm, thông tin liên lạc.

* Nhóm nhân tố thuộc về bộ máy quản lý, trình độ tổ chức lãnh đạo

“Một người biết lo bằng kho người biết làm” – đây là câu châm ngônnói về tầm quan trọng của quản trị C.Mac đã nói: “Không cần mua sắmthêm thiết bị công nghệ, chỉ cần tổ chức sắp xếp lại lao động thì năng suấtlao động cũng có thể tăng lên” Một hệ thống quản trị tốt sẽ giúp doanhnghiệp sử dụng tốt mọi nguồn lực của tổ chức, nâng cao năng lực sản xuấtvà hiệu quả hoạt động.

Trang 21

PHẦN II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN ỞCÁC TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ

2.1 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của các tỉnh ven biển Nam Bộ

2.1.1 Tổng quan về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn vừaqua

Đánh dấu một năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO),xuất khẩu Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc Giá trị xuất khẩu hàng hóacủa Việt Nam năm 2007 ước đạt 48 tỷ USD, tương đương 67,4 % GDP,tăng 20,5% so với năm 2006 Năm 2007 có tới 12 mặt hàng có tốc độ tăngkim ngạch xuất khẩu lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nướcnhư: Gạo; Cà phê; hạt điều; hạt tiêu; hàng thủy sản; dệt may… Số mặt hàngcó tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởngkinh tế là 7 mặt hàng Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩutrên 1 tỷ USD, chỉ tăng thêm 1 mặt hàng so với năm 2006 đó là mặt hàngdây điện và cáp điện được đứng vào “Câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD”.Trong đó thủy sản đứng thứ 4 với 3,8 tỷ USD

Như vậy mặc dầu trong năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhậpWTO, xuất khẩu hàng hóa chưa có sự đột phá nhưng kim ngạch xuất khẩuvẫn duy trì được mức tăng trưởng cao, đạt 20,5%, vượt kế hoạch đề ra là17,4% Thủy sản Việt Nam hiện có mặt tại rất nhiều khu vực thị trườngkhác nhau và đang được tiêu thụ khá mạnh tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU Vìvậy việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản – một nhóm hàng có nhiều tiềmnăng của Việt Nam, thực sự đã và sẽ mang lại hiệu quả to lớn không chỉ vềkinh tế mà còn có tác dụng cả về xã hội.

Ngay từ năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, thủy sản đã được xếpvào danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta Kim ngạch xuấtkhẩu đạt trên 1 tỷ USD, và từ đó đến nay, ngành thủy sản vẫn tiếp tục giữ

Trang 22

được vị thế quan trọng của mình, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng với tốcđộ trung bình 9.8%.

Từ năm 2000 đến nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có nhữngbước tăng trưởng đáng kể, mặc dù phải đối mặt với những cuộc điều trachống bán phá giá và các vụ kiện về VSATTP thủy sản nhưng xuất khẩuthủy sản của Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng Chỉ có năm 2004, tốc độtăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu dưới 10%, còn lại tốc độ tăngtrưởng các năm đều 2 con số.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các thời kỳ.

Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng

Nguồn: Trang thông tin điện tử Bộ Thủy sản Việt Nam (2007)

Năm 2007 được xem là năm thành công trong xuất khẩu thủy sảncủa nước ta Thị trường xuất khẩu chính gồm: Nhật Bản với kim ngạchchiếm 25% nhưng về tốc độ tăng thì đang chậm lại và đang đứng trướcnguy cơ lệnh cấm nhập khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường này Cácnước EU chiếm 21,7% nhưng tốc độ tăng trưởng đã đạt gần 69% Thịtrường Hoa Kỳ cũng chiếm trên 20% nhưng tốc độ tăng chỉ ở mức 7% Thịtrường Hàn Quốc chiếm hơn 6%, có tốc độ tăng trưởng tới 29% và đặc biệtlà thị trường Nga đạt tốc độ tăng trưởng lên tới gấp 2,7 lần so với năm2006, chiếm thị phần đáng kể.

Đạt được thành công này, góp phần đáng kể là việc tăng sản lượngNTTS và đánh bắt hải sản.

Bảng 2.2 Kết quả khai thác hải sản hàng năm của nước ta.

Trang 23

Tổng sản lượng thủy sản(tấn)

Sản lượng khai thác hải sản(tấn)

Tỷ trọng%200

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2006)

Như vậy sản lượng khai thác tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chếbiến thủy sản đặc biệt là chế biến xuất khẩu Sản lượng khai thác hải sảnluôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng thủy sản Thường xuyênchiếm trên 60% tổng sản lượng khai thác của cả nước

Tuy nhiên, điều này, trong giai đoạn tới cần được chấn chỉnh lại doyêu cầu về tăng sản lượng khai thác không thể bằng tăng tổng sản lượng.Tức cần tăng tỷ lệ lượng NTTS do phải bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.

Bảng 2.3 Kết quả nuôi trồng thủy sản hàng năm của nước ta.

Tổng sản lượngthủy sản (tấn)

Sản lượngnuôi (tấn)

Tỷ trọng(%)

Diện tích mặt nướcNTTS (ha)200

Trang 24

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2006)

2.1.2 Thực trạng nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu thủy sản ở các tỉnhven biển Nam Bộ

* Về giá trị sản xuất thủy sản

Trong thời gian vừa qua, việc phát triển thủy sản ở các tỉnh ven biểnNam Bộ đã được đầu tư, chú trọng đúng mức, chính vì thế giá trị sản xuấtthủy sản ở khu vực này không ngừng tăng lên

Bảng 2.4 Giá trị sản xuất thủy sản phân theo địa phương ( theo giá so sánh 1994)

Trang 25

Nguồn: Tạp chí thủy sản – Bộ Thủy sản Việt Nam (2006)

Theo số liệu từ bảng trên cho ta thấy, giá trị sản xuất thủy sản củakhu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ không ngừng tăng lên Tốc độ tăngtrung bình của giai đoạn 2000 – 2006 là 16.57%, một con số khá cao.Trong đó có những năm như 2000 và 2001, tốc độ tăng trên 20% Đồngthời giá trị sản xuất thủy sản khu vực này luôn chiếm trên 60% tổng giá trịsản xuất thủy sản của cả nước,chủ yếu là chiếm trên 62% Trong đó CàMau luôn là tỉnh có đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị sản xuất thủy sảnkhu vực và cả nước Tiếp đến là Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng.

* Về sản lượng khai thác thủy sản

Bảng 2.5 Sản lượng thủy sản khai thác phân theo địa phương.

2001656

Các tỉnh ven biển Nam Bộ

1174231Tỷ trọng so với cả

Tốc độ tăng trưởng

Bà Rịa-Vũng Tàu66025 66545 63644 62950 71751 74039 75342Bạc Liêu 128681 137253 160127 165707 190540 203982 205866Bến Tre28650 29105 30500 32200 36200 44800 46500Bình Thuận 239218 256200 271255 286000 295500 305565 311618Cà Mau34067 33200 32698 32570 31395 29235 30370

Trang 26

Ninh Thuận

138500Sóc Trăng65072 65468 65357 63896 68255 65477 57005Tiền Giang22618 25612 19203 25676 23321 21473 21346TP Hồ Chí Minh

151279Trà Vinh69161 68405 70139 71115 71235 74946 75155

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo kinh tế các tỉnh qua các thời kỳ.

Từ số liệu thực tế cho thấy khu vực biển Nam Bộ là ngư trường lớn nhấtcủa Việt Nam Trữ lượng thủy sản ở khu vực này là khá lớn Đồng thời sảnlượng khai thác hải sản của các tỉnh ven biển Nam Bộ luôn chiếm trên 57%cả nước Tuy nhiên tốc độ tăng sản lượng khai thác là không cao Năm cótốc độ tăng lớn nhất là 2004 với chỉ 6,71% Và năm gần đây nhất là năm2006, tốc độ tăng chỉ đạt 0.82%.

Điều này nói lên một phần thực trạng của nghề khai thác hải sản ởViệt Nam, đó là năng lực đánh bắt hải sản nhất là hải sản xa bờ còn rất yếu.Trình độ công nghệ trong khai thác hải sản như việc trang bị tàu cá, cácthiết bị đánh bắt đồng thời các dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển với tốc độchậm, không đáp ứng được yêu cầu tăng sản lượng khai thác nhằm tăng sảnlượng chế biến xuất khẩu khi thị trường đang có xu hướng tăng nhu cầu vềmặt hàng thủy sản.

* Về sản lượng nuôi trồng thủy sản

Bảng 2.6 Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương.

1694271Các tỉnh ven biển

Nam Bộ

Tỷ trọng so với cả

nước (%) 41.76 45.90 43.92 42.62 40.68 41.05 40.28Tốc độ tăng trưởng (%)32.09 32.36 13.8615.2414.4224.0212.48

Bà Rịa-Vũng Tàu 28417

3 46510 54721 61095 67555

Trang 27

Bạc Liêu 50340

3 72468 92812

4 92317 98186

6 35005 32879 31756 35585

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2006)

Phần lớn sản lượng nuôi trồng, khai thác cũng như chế biến xuấtkhẩu thủy sản ở nước ta là từ sự đóng góp của khu vực ĐBSCL mà chủ yếulà các tỉnh ven biển Các tỉnh ven biển đóp góp vào sản lượng NTTS của cảnước tới hơn 40% trong những năm qua Đồng thời sản lượng này luôntăng với tốc độ cao Trung bình là 20.64% cả giai đoạn 2000 -2006, trongđó có những năm tăng tới 32.36% (2001) và 32.09% (2000)

Kiên Giang và Ninh Thuận là 2 tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sảncao nhất khu vực và cũng là cao nhất cả nước với sản lượng NTTS năm2006 tương ứng là 119800 tấn và 139094 tấn

Đứng thứ 3 về sản lượng NTTS là Cà Mau, đây là tỉnh được đánh giárất cao về tiềm năng phát triển thủy sản xuất khẩu Hiện nay, ở Cà Mau cókhoảng gần 285.000ha nuôi tôm, 180.000ha nuôi kết hợp tôm, cua, cá nướclợ và nước ngọt Năm 2006, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt315.700 tấn, tăng 13,7% Tỉnh Cà Mau cũng là tỉnh có diện tích nuôi trồngthủy sản, sản lượng đánh bắt thủy hải sản và giá trị xuất khẩu mặt hàng này

Trang 28

Các tỉnh khác cũng đóng góp một phần đáng kể vào sản lượng nuôitrồng của nước ta Hầu như các tỉnh khu vực này đều có tốc độ tăng sảnlượng nuôi trồng vào loại khá cao.

Bảng số liệu cho thấy trong những năm gần đây việc NTTS đã đượccác tỉnh chú ý quan tâm phát triển Đây là một chủ trương đúng nhằm đảmbảo nguyên liệu chế biến khi sản lượng khai thác không thể tăng mạnh dohạn chế về nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Việc NTTS phát triển còn tạo độ ổn định về đầu vào cho chế biếnxuất khẩu thủy sản hơn là phát triển khai thác hải sản do sự phụ thuộc vàođiều kiện tự nhiên ít hơn Chính vì vậy việc phát triển thủy sản bền vững,ổn định cần phải có chính sách đẩy mạnh hơn nữa NTTS theo chiều rộngvà theo cả chiều sâu.

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu cỏc mặt hàng chủ lực từ năm 1995 đến năm 2007 của Việt Nam. - Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC
Bảng 1.1 Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu cỏc mặt hàng chủ lực từ năm 1995 đến năm 2007 của Việt Nam (Trang 9)
Bảng 2.3 Kết quả nuụi trồng thủy sản hàng năm của nước ta. - Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC
Bảng 2.3 Kết quả nuụi trồng thủy sản hàng năm của nước ta (Trang 23)
Bảng 2.4 Giỏ trị sản xuất thủy sản phõn theo địa phương ( theo giỏ so sỏnh 1994) - Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC
Bảng 2.4 Giỏ trị sản xuất thủy sản phõn theo địa phương ( theo giỏ so sỏnh 1994) (Trang 24)
2.1.2. Thực trạng nuụi trồng, khai thỏc và xuất khẩu thủy sản ở cỏc tỉnh ven biển Nam Bộ - Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC
2.1.2. Thực trạng nuụi trồng, khai thỏc và xuất khẩu thủy sản ở cỏc tỉnh ven biển Nam Bộ (Trang 24)
Bảng 2.5 Sản lượng thủy sản khai thỏc phõn theo địa phương. - Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC
Bảng 2.5 Sản lượng thủy sản khai thỏc phõn theo địa phương (Trang 25)
Bảng 2.6 Sản lượng thủy sản nuụi trồng phõn theo địa phương. - Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC
Bảng 2.6 Sản lượng thủy sản nuụi trồng phõn theo địa phương (Trang 26)
Bảng 2.7 Cơ cấu cỏc mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của khu vực cỏc tỉnh ven biển Nam Bộ - Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC
Bảng 2.7 Cơ cấu cỏc mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của khu vực cỏc tỉnh ven biển Nam Bộ (Trang 28)
Chỳng ta cú thể nhỡn nhận một cỏch toàn diện dựa vào bảng sau: - Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC
h ỳng ta cú thể nhỡn nhận một cỏch toàn diện dựa vào bảng sau: (Trang 29)
Bảng 2.9 Chỉ số giỏ bỏn của người sản xuất (2000 = 100%) - Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC
Bảng 2.9 Chỉ số giỏ bỏn của người sản xuất (2000 = 100%) (Trang 30)
Bảng 2.10 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của cỏc tỉnh ven biển Nam Bộ năm 2006. - Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC
Bảng 2.10 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của cỏc tỉnh ven biển Nam Bộ năm 2006 (Trang 30)
Bảng 2.11 Danh sỏch 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam năm 2006. - Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC
Bảng 2.11 Danh sỏch 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam năm 2006 (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w