1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quyền trẻ em : QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN

3 2,1K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

LỚP 8 QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM I. MỤC ĐÍCH 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu Quyền được phát triểntrẻ em và mối quan hệ giữa Quyền được phát triển với các nhóm Quyền khác. 2. Kỹ năng: Giúp học sinh phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Quyền được phát triển của trẻ em. 3. Thái độ: Có thái độ trước những hiện tượng vi phạm Quyền được phát triển của trẻ em. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Giấy A4, A0, bút dạ nét to, băng dính - Một cây phát triển có các yếu tố (vẽ trên giấy A0) - Sáp màu hoặc bút dạ màu III. HỌAT ĐỘNG . Khởi động : Trò chơi “Gieo hạt” . GV cho học sinh đứng thành vòng tròn, hướng dẫn các em làm theo + Gieo hạt: cúi hai tay, chạm xuống đất + Nảy mầm: đứng thẳng người, giơ hai tay lên cao + Một nụ : giơ một cánh tay phải, các ngón tay chụm lại + Hai nụ : giơ cánh tay trái, các ngón tay chụm lại + Một hoa : giơ cánh tay phải, xòe bàn tay. + Hai hoa : giơ cánh tay trái, xòe bàn tay. + Gió thổi, cây lay : giơ cả hai cánh tay và lắc tòan thân sang trái, sang phải + Mùi hương thơm ngát : Để hai tay trước ngực đưa vòng qua đầu, và hất hai tay sang hai bên. * Họat động 1: trẻ em cần gì để phát triển? Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu những yếu tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ em Cách tiến hành: Bước 1: Mời học sinh vẽ một cây trên bảng hoặc giấy A0, dựa vào trò chơi khởi động nêu câu hỏi: + Muốn cây phát triển tốt cần có những yếu tố gì? + GV ghi những ý kiến trả lời lên bảng vào các nhánh của cây: Nước, phân, chăm sóc, đất tốt…. Bước 2: Liên hệ tới sự phát triển thể lực của trẻ em + Vật chất: mặc, ăn, ở, chăm sóc y tế… + Tinh thần: học, vui chơi, tín ngưỡng, tôn giáo, có tên, có gia đình…. Giáo viên chốt lại các lại các yếu tố mà học sinh vừa nêu và đưa ra định nghĩa về Quyền được phát triển trong Công ước. Kêt luận: Các Quyền được phát triển bao gồm mọi hình thức giáo dục (chính thức và không chính thức) nhằm giúp các em học hỏi, có tri thức và những kỹ năng cần thiết. các em cần có và có Quyền được biết các thông tin về các vấn đề của trẻ em, đồng thời có Quyền có một mức sống và sự chăm sóc đủ cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí lực và xã hội của trẻ. * Họat động 2: Vẽ tranh Mục tiêu: thể hiện được các hình ảnh về Quyền được phát triển của trẻ em bằng các hình vẽ. Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên treo hoặc dán tờ giấy lớn có ghi các điều khỏan đặc biệt liên quan đến Quyền được phát triển của trẻ em lên bảng hoặc lên tường, yêu cầu một vài học sinh đọc to các điều khỏan đó. Bước 2: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm (5-6 em /nhóm) - Yêu cầu các nhóm vẽ thể hiện các biểu tượng có liên quan đến Quyền được phát triển của trẻ em Ví dụ: Một người vẽ hình ảnh về giáo dục, một người khác vẽ hình ảnh vui chơi giải trí, người khác vẽ hình ảnh về thông tin, người khác … Bước 3: Dán tất cả các tranh lên tường để các nhóm quan sát và bình luận theo cách đổi chéo các nhóm. - Sau khi nghe bình luận các nhóm lắng nghe xem nhóm bạn bình luận tranh có đúng ý thể hiện của nhóm mình không và có thể bổ sung. Bước 4: Giáo viên gọi một số em đọc phụ lục 3 các điều khỏan trong công ước có liên quan đến Quyền phát triển. * Họat động 3: Vai trò và trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc thực hiện Quyền phát triển của trẻ em Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ rằng gia đình, nhà trường, xã hội có vai trò và trách nhiệm đối với việc thực hiện Quyền được phát triển của trẻ em. Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm (5-6 em/nhóm) Bước 2: Phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập tình huống (Phụ lục 2) + Các nhóm thảo luận các tình huống đã được ghi trong phiếu bài tập của nhóm mình và phân công sắm vai thể hiện tình huống đó. + Sau khi nhóm thể hiện, yêu cầu học sinh thảo luận nêu ý nghĩa của tình huống. Tình huống đó đã vi phạm điều khỏan nào trong công ước Quyền trẻ em. Bước 3: Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau; 1) Theo em, những điều khỏan nào trong công ước quốc tế về Quyền trẻ em mà ở Việt Nam chưa được thực hiện đầy đủ? Vì sao? Cho ví dụ cụ thể. 2) Chúng ta những học sinh cần phải làm gì để thực hiện Quyền được phát triển của chính mình? - Từng nhóm lần lượt trình bày ý kiến thảo luận Bước 4: Giáo viên chốt lại ý kiến thảo luận của mỗi nhóm, nhấn mạnh các ý: Các em cần cho người lớn biết nhu cầu được học tập, được cung cấp thông tin, được vui chơi giải trí lành mạnh. Việc chủ động tìm kiếm thông tin, nhờ sự giúp đỡ nói lên những quan tâm lo ngại của các em cũng sẽ góp phần làm cho Quyền được phát triển được thực hiện. Bước 5: Giáo viên sử dụng hình ảnh cây phát triển (Phụ lục 3) - Yêu cầu 1 học sinh đọc to các Quyền được thể hiện trên cây phát triển - Yêu cầu 1 vài học sinh khác nhắc lại. Lưu ý: Giáo viên nhắc học sinh nhớ Quyền được phát triển của trẻ em có liên quan mật thiết đến Quyền sống còn, Quyền được bảo vệ. Các tình huống sắm vai đã đề cập đến tất cả các Quyền này THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN 1. Nội dung Quyền được phát triển a- Quyền được thông tin Điều 17 trong công ước Quyền trẻ em có nêu: Nhà nước phải đảm bảo cho trẻ em được tiếp xúc với những thông tin và tài liệu có xuất xứ từ các nguồn khác nhau, phải khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng truyền bá thông tin có ích lợi về mặt xã hội và văn hóa đối với trẻ em, nhà nước phải có những biện pháp bảo vệ trẻ em chống lại những tài liệu nguy hiểm. Như vậy trẻ emQuyền được thông tin một cách đầy đủ, giúp cho trẻ em phát triển tri thức, có thêm hiểu biết xã hội. Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì, các em cần được cung cấp thông tin để hiểu rõ về sự thay đổi của bản thân ở tuổi dậy thì, các vấn đề xã hội đang tác động đến sức khỏe và sự phát triển của các em. b – Quyền được giáo dục Điều 28, 29 có nêu mọi trẻ em đều có Quyền được học tập. nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo giáo dục tiểu học là bắt buột và miễn phí. Nhà trường tôn trọng các Quyền và nhân phẩm của trẻ em. Giáo dục phải nhằm phát triển nhân cách, tài năng, tinh thần và thể chất ở mức độ cao nhất. Chuẩn bị cho trẻ có một cuộc sống tốt đẹp sau này, giáo dục trẻ biết kính trọng cha mẹ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng văn hóa và giá trị của người khác. c- Quyền được vui chơi giải trí và tham gia các họat độn văn hóa Điều 31 có nêu, trẻ emQuyền vui chơi, giải trí và tham gia vào các họat động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí lành mạnh giúp cho các em phát triển về tinh thần và thể chất d- Quyền được tự do tín ngưỡng Điều 14 có nêu nhà nước phải tôn trọng Quyền của trẻ em được tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo theo sự hướng dẫn thích hợp của cha mẹ. e – Quyền được phát triển về nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý) Các điều 5,6,13,14,15,56 có nêu nhà nước tôn trọng các Quyền và trách nhiệm của cha mẹ, gia đình hướng dẫn trẻ phát triển năng lực của các em. Mọi trẻ emQuyền được sống, nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của trẻ. Trẻ emQuyền tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình. Trẻ emQuyền kết bạn, giao lưu với trẻ em khác và tham gia các họat động tập thể, gia nhập hoặc lập hội. g – Quyền phát triển sức khỏe và thể lực Điều 24 có nêu trẻ emQuyền được hưởng tình trạng sức khỏe cao nhất, được chăm sóc y tế, đảm bảo cho tất cả mọi trẻ em được hưởng những dịch vụ được chăm sóc sức khỏe. - Quyền được lắng nghe. Điều 12, 13 có nêu ý kiến của trẻ, phải được xem xét trong mọi vấn đề hoặc thủ tục ảnh hưởng đến trẻ em. * Định nghĩa về Quyền được phát triển Các Quyền được phát triển bao gồm tất cả các hình thức giáo dục (chính thức và không chính thức) và Quyền có một mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hội 2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện Quyền phát triển của trẻ em. Thực hiện Quyền phát triển của trẻ em nhằm phát triển tòan diện nhân cách của trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, gia đình có trách nhiệm đảm bảo Quyền được nuôi dưỡng và được có mức sống đầy đủ tạo điều kiện cho trẻ phát triển đầy đủ tốt về mặt thể lực, tình cảm đạo đức. Nhà trường có trách nhiệm giáo dục hòan thiện nhân cách phát triển trí tuệ, văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí. Xã hội có trách nhiệm đảm bảo cho trẻ Quyền chăm sóc y tế, Quyền có họ tên khai sinh, quốc tịch, Quyền tự do tham gia các tổ chức đòan thể, Quyền thu nhận thông tin, tự do tính ngưỡng. - Giáo viên cần phải + Tôn trọng nhân cách trẻ em + Tạo điều kiện cho trẻ được họat động vui chơi giải trí tham gia các họat động văn hóa nghệ thuật + Cung cấp cho trẻ những thông tin có ích và ngăn chặn những thông tin có thể có hại đến tư tưởng tình cảm của trẻ em + Tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội bày tỏ ý kiến, tôn trọng và giải quyết các ý kiến của trẻ em + Lắng nghe ý kiến của các em + Trao đổi tuyên truyền với các bậc phụ huynh và cộng đồng thực hiện Quyền phát triển của trẻ em V. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT TRONG CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN PHÁT TRIỂN: - Điều 17: Quyền được thông tin - Điều 28, 29: Quyền được giáo dục - Điều 31 : Quyền vui chơi giải trí - Điều 31 : Quyền tham gia vào các họat động văn hóa - Điều 14 Quyền tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng - Điều 5, 6, 13, 14, 15 : Quyền được phát triển nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý) - Điều 24 : Quyền phát triển sức khỏe và thể lực - Điều 12, 13 : Quyền được lắng nghe PHỤ LỤC 2 1. Lan là học sinh lớp 5, em học giỏi được cô giáo và các bạn yêu quý, nhưng vì nhà nghèo, bó nghiện rượu, mẹ phải tần tảo nuôi 5 chị em Lan. Bố của Lan bắt em phải nghỉ học để ở nhà giúp mẹ. Lan cố gắng thuyết phục nhưng không được Lan rất buồn và mong ước được đến trường. 2. Ngọc là cô gái có giọng hát hay và hay hát. Ngọc được cô giáo và các bạn giới thiệu tham gia vào đội văn nghệ của trường chuẩn bị cho ngày 20/11. Khi các bạn đến rủ Ngọc đi tập văn nghệ, Ngọc xin phép bố mẹ nhưng bố nhất định không cho đi, Ngọc đã trốn đi và bị bố đánh trước mặt bạn bè của Ngọc. 3. Tuấn là một học trò thông minh, được nhiều bạn bè yêu quý nên bạn bè rất hay gọi điện cho Tuấn. Bố mẹ Tuấn cho rằng các bạn có thể sẽ rủ Tuấn đi chơi nên thường quản lý bằng cách nghe trộm điện thọai. Một hôm Phương gọi điện mời Tuấn đến nhà chơi. Tuấn xin phép bố mẹ, nhưng chưa kịp nói lý do thì bố mẹ đã không cho đi. Tuấn tỏ ra bực tức khi biết bố mẹ thường xuyên nghe trộm điện thọai của mình. 4. Bố mẹ Đức đã ly hôn, bố đã đi lấy vợ và mẹ củng đi lấy chống, còn em ở nhà với bà. Vì bà quá già yếu, không nuôi được em, nên gửi cho người bác ruột nuôi dưỡng. Em đã bị ngược đãi. Cả nhà sai khiến mọi việc em không có thời gian học bài. Đức học ngày một kém đi vì kém đi vì mệt mỏi và buồn tủi, em đã bỏ nhà đi lang thang. . LỚP 8 QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM I. MỤC ĐÍCH 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu Quyền được phát triển ở trẻ em và mối quan hệ giữa Quyền được phát triển. hướng dẫn trẻ phát triển năng lực của các em. Mọi trẻ em có Quyền được sống, nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của trẻ. Trẻ em có Quyền

Ngày đăng: 25/09/2013, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w