Lược sử phát triển dàn nhạc giao hưởng

5 618 2
Lược sử phát triển dàn nhạc giao hưởng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lược sử phát triển dàn nhạc giao hưởng Với quá trình phát triển và hoàn thiện của những nhạc cụ cùng với những kỹ năng biểu hiện phong phú và sự đa dạng về chủng loại, dàn nhạc giao hưởng (DNGH) ngày nay có thể diễn tả tất cả các hình thái. Từ những sắc thái tình cảm tinh tế, những cường độ cực êm hoặc cực mạnh, đột biến… và sự kết hợp các nhạc cụ trong dàn nhạc có thể tạo nên những bức tranh âm thanh phong phú đầy màu sắc. DNGH là một tập thể biểu diễn nhạc hoàn chỉnh, nhiều tiềm năng và DNGH đã gắn liền với sự phát triển của âm nhạc giao hưởng. Song, để có được khả năng như ngày nay, DNGH đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển phức tạp. Ban đầu nó chỉ là những dàn nhạc nhỏ và điều đáng nói là nó chưa phải là phương tiện để biểu diễn một tác phẩm độc lập, nó thường có mặt để phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo, lễ tân long trọng hoặc những buổi biểu diễn nhạc kịch. Năm 1672 được xem là cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của DNGH, khi ở Luân Đôn (Anh) những người yêu nhạc đến để xem một buổi biểu diễn (có bán vé) những tác phẩm viết cho dàn nhạc. Những dàn nhạc của thể loại nhạc kịch (opéra) và kịch múa (ballet) đầu tiên thường có biên chế nhỏ và không đồng nhất, thường gồm các nhạc cụ như đàn luth, viole, flute, hautbois, trombone, harpe và các loại trống. Dần dần vai trò quan trọng của bộ dây kéo được xác lập, cây đàn violon với âm thanh thánh thót, đầy đặn đã thay thế vị trí của viole. Đến thế kỷ 18, violon chiếm ưu thế tuyệt đối trong dàn nhạc và những nhạc cụ dây là nền tảng của dàn nhạc. Các nhạc cụ flûte, hautbois, basson hợp lại thành một nhóm, trompette và timbales (trống định âm) của dàn nhạc nhà thờ được bổ sung thêm và phần hoà âm được sự hỗ trợ tích cực của đàn clavecin. Ta thường bắt gặp biên chế dàn nhạc này trong các tác phẩm của Bach, Händel, Vivaldi . Từ giữa thế kỷ 17, các thể loại giao hưởng và các concerto độc lập cho dàn nhạc bắt đầu phát triểndàn nhạc cổ điển cũng dần hình thành. Do đặc diểm của âm nhạc thời kỳ này là âm nhạc phức điệu, vì thế mà các nhạc sĩ đi sâu vào việc tìm tòi những âm sắc phong phú để phần biệt rõ từng bè của dàn nhạc. Đồng thời chức năng của nhiều nhạc cụ cũng thay đổi, clavecin với âm thanh yếu ớt, không có bản sắc đã bị lãng quên và các nhạc sĩ dùng bộ dây và bộ hơi để thay cho nhiệm vụ của nó. Thủ pháp biểu diễn mới của dàn nhạc cũng xuất hiện, đáng lưu ý nhất là thủ pháp lớn dần (crescendo), chúng đã gây hiệu quả sửng sốt cho người nghe thời bấy giờ. Đến thế kỷ 18, có nhiều DNGH đạt đến nghệ thuật xuất sắc. Chúng ta có thể kể đến các dàn nhạc như: dàn nhạc Hoàng cung ở Dresden, dàn nhạc Gewandhaus (Đức), đặc biệt dàn nhạc ở Mannheim rất nổi tiếng. Thời đó người ta ca ngợi dàn nhạc Mannheim hết lời. Mannheim với các âm sắc forte (mạnh) như sấm dậy, crescendo (lớn dần) như thác đổ, diminuendo (nhẹ dần) như tiếng suối reo gần xa, piano (nhẹ) như gió thoảng . Dàn nhạc Mannheim gồm: 30 đàn dây, 2 flûte, 2 hautbois, 2 basson, 2 trompette, 4 cor và các timbales (trống định âm). Một thời gian sau đó, clarinette được bổ sung vào bộ hơi. Đó cũng là thành phần của DNGH thời kỳ cổ điển mà Haydn và Mozart và Beethoven (thời kỳ đầu) thường dùng. Vào giữa thế kỷ 19, nhạc giao hưởng đã phát triển đến đỉnh cao, do nhu cầu diễn đạt nội dung tác phẩm với những tương phản về cường độ, sắc thái, màu sắc dàn nhạc mà các nhạc cụ không ngừng được cải tiến và thử nghiệm - tầm âm mở rộng hơn, âm sắc phong phú hơn. Sự xuất hiện của bộ phận piston là cuộc cách mạng đối với các nhạc cụ đồng và kèn tuba cũng xuất hiện. Song điều đáng nói hơn cả là các nhạc sĩ thời kỳ này đã mạnh dạn đưa vào sử dụng các nhạc cụ mới với những thủ pháp biểu diễn mới. Tiêu biểu là nhạc sĩ Berlioz, ông đã đưa thêm vào tổng phổ mình những nhạc cụ như piccolo (sáo nhỏ), cor anglais, clarinette basse, cornet, harpe và nhiều nhạc cụ gõ. Thành phần dàn nhạc của Berlioz rất đồ sộ, được xem như một tổ chức của DNGH hiện đại. Ba bộ: dây, gỗ và đồng đã được sắp xếp hoàn chỉnh, chỉ có các nhạc gõ là chưa được bổ sung đầy đủ. Từ thế kỷ 19 trở đi, DNGH tiếp tục phát triển theo 2 hướng: hướng thứ nhất tăng cường thành phần trong dàn nhạc bằng nhiều loại nhạc cụ, hướng thứ hai là phát huy khả năng "bên trong" của dàn nhạc làm cho màu sắc và cấu trúc rõ ràng để tiết kiệm nguồn phương tiện thể hiện. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, hai nhạc sĩ người Pháp là Ravel và Debussy lại mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của DNGH. Tổng phổ của các ông đã làm mọi người ngạc nhiên về nghệ thuật phối màu, về sự kết hợp sáng tạo âm sắc và sự tận dụng những kỹ thuật, kỹ xảo của các nhạc cụ. Thế kỷ 20 là thế kỷ đánh dấu thời kỳ phát triển rực rỡ của âm nhạc viết cho dàn nhạc và cũng là thời kỳ mà DNGH đạt đến những đỉnh cao mới về cấu trúc cũng như về nghệ thuật biểu diễn. Cấu trúc của dàn nhạc giao hưởng Các thành phần tạo nên dàn nhạc: DNGH ngày nay tùy theo biên chế, có khi nó đạt đến 100 nhạc công với xấp xỉ 30 loại nhạc cụ. Tuy nhiên dù dàn nhạc lớn hay nhỏ bao giờ nó cũng được cấu tạo với thành phần gồm 4 bộ chính như sau: - Bộ dây: gồm các loại đàn violon, alto (viola), violoncello và contrebasse - Bộ gỗ: gồm các kèn chính là: flûte, hautbois, clarinette, basson (fagotte), ngoài ra tùy theo cơ cấu dàn nhạc lớn hoặc nhỏ mà người ta có thể sử dụng thêm một số kèn khác như: piccolo, flûte contralto (flûte alto), cor anglais, contrebasson. - Bộ đồng: gồm các loại kèn chính là: cor, trompette, trombone, tuba. Có khi người ta sử dụng thêm trombone basse. - Bộ gõ: Được chia ra làm 2 nhóm là nhạc cụ gõ định âm (là những nhạc cụ có cao độ như: timbales, xylophone, vibraphone, celesta, cloches .); nhạc cụ gõ không định âm (là những nhạc cụ không có cao độ như: tambour de basque, triangle, caisse claire, cymbales, grosse caisse, tam tam .). Ngoài ra người ta còn sử dụng những nhạc cụ không có mặt thường xuyên trong biên chế dàn nhạc như harpe, piano, guitare . được gọi là nhạc cụ bổ sung. Biên chế của dàn nhạc giao hưởng Biên chế của dàn nhạc tức số lượng nhạc cụ (nhạc công) của dàn nhạc. Ngày nay, một dàn nhạc giao hưởng đầy đủ là dàn nhạc mà người ta thường gọi là dàn nhạc "2 quản". Dàn nhạc 2 quản là dàn nhạc mà mỗi loại nhạc cụ hơi (bộ gỗ và bộ đồng) gồm 2 cây kèn. Tương tự như thế chúng ta có dàn nhạc 3 quản và dàn nhạc 4 quản. Trên nguyên tắc cân bằng về âm lượng của các nhạc cụ, nếu số lượng kèn hơi tăng lên thì số lượng nhạc cụ dây và trống định âm (timbales) cũng tăng với tỉ lệ tương ứng. Trong DNGH, violon thường được chia làm 2 bè là violon I và violon II. * Biên chế nhạc cụ của dàn nhạc 2 quản - Bộ gỗ: 2 flûte, 2 hautbois, 2 clarinette, 2 basson. - Bộ đồng: 4cor, 2 trumpette, 3 trombone (hoặc 2 trombone và 1 trombone basse), 1 tuba. - Bộ gõ: 2 timbales - Bộ dây: 16 violon I, 14 violon II, 12 alto, 10 violoncello, 8 contrebasse * Biên chế nhạc cụ của dàn nhạc 3 quản - Bộ gỗ: 2 flûte + 1 piccolo, 2 hautbois + cor anglais, 2 clarinette + petite clarinette hoặc clarinette basse, 2 basson + contrebasson. - Bộ đồng: 6 cor, 3 trumpette, 3 trombone (hoặc 2 trombone và 1 trombone basse), 1 tuba. - Bộ gõ: 3 timbales - Bộ dây: số lượng nhạc cụ dây giống như dàn nhạc 2 quản. * Biên chế nhạc cụ của dàn nhạc 4 quản - Bộ gỗ: 2 flûte + 2 piccolo, 3 hautbois + cor anglais, 2 clarinette + petite clarinette + clarinette basse, 3 basson + contrebasson. - Bộ đồng: 8 cor, 4 trumpette, 3 trombone (hoặc 2 trombone và 1 trombone basse), 1 tuba. - Bộ gõ: 4 timbales - Bộ dây: 18 violon I, 16 violon II, 14 alto, 12 violoncello, 10 contrebasse. Với biên chế dàn nhạc như trên chúng ta thấy riêng chủng loại nhạc cụ trombone trong cả 3 dàn nhạc (2, 3 và 4 quản) đều có số lượng như nhau, đôi khi trong dàn nhạc 4 quản người ta cũng sử dụng 4 trombone. Việc sử dụng 3 trombone và 1 tuba trong các dàn nhạc được xem như 4 bè của hợp xướng đảm trách phần trầm. Riêng với nhạc cụ gõ, ngoài số lượng qui định của timbales, các nhạc cụ gõ khác được sử dụng với số lượng và chủng loại tùy theo tác giả. Tuy nhiên, tùy theo tác phẩm, việc quyết định biên chế dàn nhạc là do nhạc sĩ sáng tác với mục đích thể hiện ý đồ của tác phẩm mà họ có thể thêm, bớt số lượng hoặc loại nhạc cụ so với biên chế thông thường như đã nêu trên. bài viết về biên chế, và cấu tạo giàn nhạc giao hưởng trên có nhiều chỗ trùng với các bài tôi và các bạn đã post, nhưng đây là các bài viết về giàn nhạc giao hưởng, tôi post lên cho nó đa dạng Ta thấy bộ dây có 4 loại đàn,bộ đồng khoảng 5,6 loại(có thể nhiều loại kèn hơn 4 ,caprico italia có cornet v.v .),bộ gỗ khoang 9,10 . loại(ghưởng nhảy múa có thêm sacxofono Es).Riêng về bộ gõ là phong phú chủng loại hơn cả. -Nhóm bộ gõ xác định đươc cao độ: 1.Mặt trống da(plastic): là Timpani rất thông dụng. 2.Âm thanh do chính chất liệu nhạc cụ gõ tạo nên: Làm bằng kim loại : Campanelli,campane,Vibrafono,Tubafono,Flesatono . . Làm bằng gỗ: Silofono,Marimba,silorimba . & bằng cả thuỷ tinh nữa:opera Rusland&Ludmila có sử dụng,tên là Armonica tạo nên những hòa âm mang màu sắc thủy tinh. -Nhóm các nhạc cụ không xác định được cao đô: 1.Trống da: Tamburo militare,Tamburo provenzale, cassa rullante,grand casa, tamburo grosso ,haccheroni(trống phương đông) , timplipito,timpani orientali(trống châu á), Bonghi ,timbales,tamburello, Conga ,Daira,tamburino orientale . 2.Âm thanh tự bản thân chất liệu tạo ra: Bằng kim loại:Sonagli, Campanaccio(hi`hi` chính là chuông bò), Triangolo, Padiglione chinese, Piatto sopeso, piatti piccolo, crotali, Charleston, Tamtam, #Gong Được làm bằng gỗ: castaghette, Raganella, Tambur di legno,Blocco di legno, Blocchi di legno coreani, Claves, Frusta, Guiro, Maracas, Cabaza, Flauto aculisse,Verghe, thìa, lược,búa,lại có cả vạch lên sắt tạo ra âm thanh(ferro flessibile giao hưởng số 3 Tishenko) . -Các nhạc cụ kể trên ngoài các loại thông dụng thường dùng,còn lại đều do các nhạc sĩ châu âu,nhất là Russian sử dụng là chính,không tính các nhạc sĩ châu á hiện đại bây giờ. - Trong suite Carmen Shedrin viết lại cho bộ dây& gõ,các nhạc cụ gõ gồm có: Marimba, Vibrafono, Castagnetti,3 Campanaccio,4 Bonggos,Campane, tamburino, tamburo, Tamburo soprano,tamburo alto,2 wood blocks, Claves, Triangolo, Guiro,Campanelli,Crotali,Maracas, Frutsta, Cockolo, 3 Temple-blocks, Cassa,Tamtam,Piatti,5 Timpani,Chaleston,5 Tomtom. (Nhặt nhạnh từ SGK của Batyarov) Chia các thời kì phát triển của dàn nhạc có nhiều cách,mỗi cách chia đều có những "sơ hở" để có thể bắt bẻ được,xin giới thiệu 1 cách chia các thời kì phát triển của dàn nhạc: Thời kì đầu(Piorsell,Scarlatti), thời kì(TK) Bach&Haendel,và Gluck,TK Haydn&Mozart,thế kỉ 19:TK của Beethoven,Schurbert,Weber,Rossini,TK Berlioz, Mendelhson,Glinka. TK Wagner.TK Brahms& Tchaikovsky.TK Straus&Debussi&Elga.TK các compose cận đại&hiện đại . Ai chuyên nghiên cứu về cái này thì có khi viết được luận văn phó tiến sĩ! . của dàn nhạc giao hưởng Biên chế của dàn nhạc tức số lượng nhạc cụ (nhạc công) của dàn nhạc. Ngày nay, một dàn nhạc giao hưởng đầy đủ là dàn nhạc mà người. Lược sử phát triển dàn nhạc giao hưởng Với quá trình phát triển và hoàn thiện của những nhạc cụ cùng với những kỹ năng biểu

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan