1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án lớp 5-Tuần7

26 239 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 TUẦN 7 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009 Tập đoc NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT (Lưu Anh) I. Mục đích yêu cầu: 1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng những từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-on, Xi-rin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp. 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện, khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. II.Đồ dùng D-H: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. - Tranh ảnh về cá heo. III.Các hoạt động D-H: A. KTBC: - 2 HS đọc bài Tác phẩm Si-le và tên phát xít, trả lời câu hỏi ở SGK, 1 em nhắc lại nội dung bài. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - T giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm và chủ điểm con người với thiên nhiên và bài học mới. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - 2 HS khá giỏi đọc tiếp nối toàn bài. T chia đoạn bài đọc: (4 đoạn). - HS nối tiếp đọc đoạn trước lớp, T kết hợp hướng dẫn. + Lượt 1: HS đọc, luyện đọc các từ khó: A-ri-ôn, Xi-rin, boong tàu, hành trình, luyện đọc câu khó. + Lượt 2: HS đọc, giải nghĩa những từ khó chú giải trong SGK + Lượt 3: HS đọc, hướng dẫn HS đọc tốt. - HS luyện đọc theo nhóm 2 theo đoạn. - T đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn 1: + Vì sao nghệ sỹ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (Vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông). - HS đọc thầm đoạn 2: + Điều kỳ lạ gì xảy ra khi nghệ sỹ cất tiếng hát giả biệt cuộc đời? (Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biền và đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp) - HS đọc thầm phần còn lại: Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 + Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (Vì biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sỹ, biết cứu giúp nghệ sỹ khi ông nhảy xuống biển. cá heo là bạn tốt của con người). + Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn Cá Heo đối với nghệ sỹ A-ri-ôn? + Ngoài câu chuyện trên, em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo? (Cá heo biểu diễn xiếc, cá heo là tay bơi giỏi nhất, .). c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - HS đọc tiếp nối cả bài, vài em nhắc lại giọng đọc toàn bài - T: Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2. + H: Tìm cách đọc, giọng đọc phù hợp với đoạn văn (Nhấn giọng: đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức). + T chốt lại cách đọc phù hợp. - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố dặn dò : - Qua bài đọc này, giúp em thấy rõ điều gì về cá heo? - HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. - T nhận xét tiết học, dặn dò. --------    --------- Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Quan hệ giữa 1 và 10 1 ; 10 1 và 100 1 ; 100 1 và 1000 1 - Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số. - Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng. II.Các hoạt động D-H: 1. KTBC: - T kiểm tra bài tập ở nhà. 2. Bài mới: - T tổ chức, hướng dẫn toàn bộ bài tập, HS tự làm bài tập, rồi gọi HS chữa bài, T chấm chữa bài và nhận xét. * Bài 1. 1 gấp bao nhiêu lần 10 1 ? HS nêu câu trả lời và lí giải kết quả. a. 1: 10 1 = 1 10 1 10 =× (lần); Vậy 1 gấp 10 lần 10 1 . b. 10 1 = 100 1 : 10 1 1 100 × = 10 (lần). Vậy 10 1 gấp 10 lần 100 1 c. 100 1 = 1000 1 : 100 1 1 1000 × = 10 (lần). Vậy 100 1 gấp 10 lần 1000 1 * Bài 2: Tìm x: H nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 a. x + 5 2 = 2 1 c. x 4 3 × = 20 9 x = 2 1 - 5 2 x = 20 9 : 4 3 x = 10 1 x = 10 1 b. x - 5 2 = 7 2 d. x : 7 1 = 14 x = 7 2 + 5 2 x = 14 x 7 1 x = 35 24 x = 2 * Bài 3: HS đọc đề bài toán. Nêu cách tìm số trung bình cộng. (Trung bình cộng của các số bằng tổng của các số đó chia cho số các số hạng). - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - Lớp cùng T nhận xét, chữa bài. Bài giải: Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được =       + 2: 5 1 5 2 6 1 (bể) Đáp số: 6 1 bể. 3. Củng cố - dặn dò: - T nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài. --------    --------- Chính tả (Nghe – viết) DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG I . Mục đích yêu cầu: 1. Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Dòng kinh quê hương. 2. Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng chưa nguyên âm đôi: iê, ia. II. Đồ dùng D-H: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3, 4. III. Các hoạt động D-H: A. KTBC: - HS viết những tiếng chứa nguyên âm đôi ưa, ươ trong hai khổ thơ của Huy Cận, giải thích quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng đó. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết : - T đọc toàn bài: Dòng kinh quê hương. Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 - HS đọc thầm lại bài chính tả. - Chú ý những từ ngữ dễ viết sai : mái xuồng, giã bàng, ngưng lại, lảnh lót. - T đọc bài, HS viết vào vở. - T đọc lại toàn bài, HS soát bài. - T chấm chữa 8 - 10 bài. HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. - T nhận xét chung. c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : * Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu bài tập - T gợi ý : vần này thích hợp với cả 3 ô trống . - H: Làm bài vào vở, 1 em làm ở bảng lớp. - Lớp cùng T nhận xét, chốt lời giải đúng. - Lời giải : Rạ rơm thì ít , gió đông thì nhiều / Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro . - Đáp án: Vần iêu * Bài tập 3 : - Lời giải : Đông như kiến. Gan như cóc tía. Ngọt như mía lùi. - Sau khi điền đúng các tiếng chứa ia/iê vào chỗ trống, HS đọc thuộc các thành ngữ trên . 3. Củng cố - dặn dò : - HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia/ iê --------    --------- Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009 Toán KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản). - Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản. II. Đồ dùng D-H: - Các bảng ở SGK (kẻ bảng phụ). III. Các hoạt động D-H: 1. Giới thiệu khái niệm về số thập phân (dạng đơn giản ) a.T hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần a để nhận ra, chẳng hạn: + Có 0 m 1 dm tức là có 1 dm ; T: Viết lên bảng : 1 dm = 10 1 m. + GV giới thiệu : 1 dm hay 10 1 m còn được viết thành 0,1 m; + T: Viết 0,1 m lên bảng cùng hàng với 10 1 m ( như trong SGK ) . - T hướng dẫn tương tự với 0,01 m ; 0,001 m. Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 - H: Nêu: Các phân số thập phân 10 1 ; 100 1 ; 1000 1 được viết thành: 0,1 ; 0,01 ; 0,001 là các số thập phân. Nối tiếp nhiều em nhắc lại. - T vừa ghi lên bảng vừa giới thiệu : 0,1 đọc là : không phẩy một. - HS đọc lại. - HS nêu rồi viết lên bảng: 0,1= 10 1 và đọc. - T giúp HS tự nêu rồi viết lên bảng, giới thiệu tương tự với 0,01 ; 0,001 b.Làm hoàn toàn tương tự với bảng ở phần b để HS nhận ra được các số 0,5; 0,7; 0,09 cũng là số thập phân . 2. Thực hành đọc , viết các số thập phân : * Bài 1 : HS làm miệng a.T chỉ vào từng vạch trên tia số, cho HS đọc phân số thập phân và số thập phân ở vạch đó. Chẳng hạn: một phần mười: không phẩy một; hai phần mười: không phẩy hai; …. b.HS xem hình vẽ trong SGK để nhận biết hình ở phần b, là hình “phóng to” đoạn từ 0 đến 0,1 trong hình ở phần a. * Bài 2: - T hướng dẫn HS phân tích mẫu. a. 7 dm = 10 7 m = 0,7 m b. 9 cm = 100 9 m = 0,09 m 5 cm = 100 5 m = 0,05 m 3 cm = 100 3 m = 0,03 m 2mm = 1000 2 m = 0,002 m 8mm = 1000 8 m = 0,008 m 4 g = 1000 4 kg = 0,004kg 6g = 1000 6 kg = 0,006 kg 3. Củng cố-dặn dò: - H: 1 em đọc lại toàn bảng ở BT 3. - T nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập --------    --------- Luyện tà và câu TỪ NHIỀU NGHĨA I . Mục đích yêu cầu: 1. Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa 2. Phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật. II. Đồ dùng D-H: - Tranh, ảnh về về chân núi, chân trời, bàn ghế. III. Các hoạt động D-H: A. KTBC : - HS làm lại bài tập 2 tiết trước. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Phần Nhận xét : * Bài 1 : HS nêu yêu cầu bài tập 1, xác định yêu cầu. Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 - HS Thảo luận nhóm 2 tìm ra đáp án đúng:Tai – nghĩa a; răng – nghĩa b; mũi – nghĩa c. - T nhấn mạnh: Các nghĩa mà các em vừa xác định cho các từ răng , mũi , tai là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) của mỗi từ. * Bài 2 : HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của BT. - T: không cần giải nghĩa một cách phức tạp. Chính các câu thơ đã nói về sự khác nhau giữa những từ in đậm trong khổ thơ với các từ ở BT1. - HS giải nghĩa của các từ răng , mũi , tai trong bài thơ. + Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật. + Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được. + Tai của cái ấm không dùng để nghe được. - GV: Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng , mũi, tai . Ta gọi đó là nghĩa chuyển . * Bài 3 : HS đọc bài tập. - HS trao đổi theo cặp . - GV giải thích : + Nghĩa của từ răng ở BT 1 và BT2 giống nhau ở chỗ: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng. + Nghĩa của từ mũi ở BT 1 và BT2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ 1 bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước. + Nghĩa của từ tai ở BT 1 và BT2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ phận mọc ở 2 bên, chìa ra như cái tai. 3. Phần Ghi nhớ: - HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK . 4. Luyện tập: * Bài 1 : HS làm việc độc lập sau đó trình bày, gạch một gạch dưới từ mang nghĩa gốc, hai từ dưới từ mang nghĩa chuyển. a. Đôi mắt của bé mở to. b. Quả na mở mắt. c. Bé đau chân. d. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. e. Khi viết em đừng nghẹo đầu. f. Nước suối đầu nguồn rất trong. * Bài 2 : HS đọc bài tập. T cùng H làm mẫu 1 từ. - HS làm bài cá nhân vào vở, một số em nêu kết quả trước lớp - T bổ sung hoàn thiện lời giải. + Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi cày, . + Miệng: miệng bát, miệng bình, . + Tay: tay tre, cổ tay, cổ áo,… + Lưng: lưng đồi, lưng núi,…. 5. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học. - T nhận xét tiết học. Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 - Về nhà tìm thêm ví dụ về nghĩa chuyển của từ ở BT 3. --------    --------- Kểchuyện CÂY CỎ NƯỚC NAM I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn luyện kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của T và tranh minh hoạ trong SGK, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện khuyên ngươì ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây. 2. Rèn luyện kĩ năng nghe - Chăm chú nghe T kể chuyện, nhớ chuỵên. - Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đứng lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn. II. Đồ dùng D-H: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK . - Ảnh hoặc vật thật, những bụi sâm nam, đinh lăng… III. Các hoạt động D-H: A. KT Bài cũ : - HS kể lại câu chuyện đã kể trong tiết kể chuyện tuần trước . B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. GV kể chuyện : - T kể lần 1 chuyện Cây cỏ nước Nam – SGV (157) - T kể lần 2, kết hợp chỉ 6 tranh minh hoạ .Chú ý viết lên bảng tên 1 số cây thuốc quý . 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - 3 HS đọc yêu cầu 1, 2,3 của bài tập . - H: Kể chuyện theo nhóm 2, nói về nội dung của từng bức tranh. - H: Thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh . - H: Thi kể toàn bộ câu chuyện . - T nhận xét, biểu dương những em cố gắng. - Lớp bình chọn bạn kể hay nhất. - T hướng dẫn cho HS kể; gợi ý ND chính của từng tranh: + Tranh 1: Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam . + Tranh 2: Quân dân nhà Trần tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên . + Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta . + Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu . + Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ nước Nam thêm khoẻ mạnh . + Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam . 3. Củng cố , dặn dò : - T nhận xét tiết học .Nhắc nhở HS phải biêt yêu quý những cây cỏ xung quanh - Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết KC tuần 8 . Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 Đạo đức NHỚ ƠN TỔ TIÊN I. Mục tiêu: - Học xong bài này, HS biết: + Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ. + Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hoặc những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. + Biết ơn tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. II. Tài liệu, phương tiện: - Các tranh ảnh, bài báo nói về ngày “Giỗ Tổ Hùng Vương” - Các câu ca dao, tục ngữ,…nói về lòng biết ơn tổ tiên. III. Các hoạt động D-H: A. KTBC : - HS trình bày cách giúp đỡ những bạn khó khăn trong lớp. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện “Thăm mộ” - HS: 2 em đọc chuyện Thăm mộ, lớp theo dõi SGK. - H thảo luận N2 theo các câu hỏi? + Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn với tổ tiên? + Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ? - H: Nêu câu trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - T kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể. 2. Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK. - HS làm bài tập cá nhân. - HS trao đổi bài làm với bạn bên cạnh. - T gọi HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. - Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. - T kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các công việc (a, b, c, d ) 3. Hoạt động 3: Tự liên hệ - T yêu cầu HS kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và những việc chưa làm được. - HS làm việc cá nhân. - HS trao đổi trong nhóm nhỏ. - T mời một số HS trình bày trước lớp. - T nhận xét, khen những HS đã biết thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên bằng các việc làm cụ thể, thiết thực và nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn. - HS đọc ghi nhớ SGK. 4. Hoạt động tiếp nối: - Về nhà sưu tầm các tranh ảnh, bài báo về Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề. Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 Thứ tư ngày 8 tháng 10 năm 2008 Thể dục BÀI 13 I. Mục tiêu: - Ôn để củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác ĐHĐN: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu tập hợp hàng nhanh trật tự, đi đều vòng phải, vòng trái đúng kĩ thuật, không xô lệch hàng, thực hiện được động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi “Trao tín gậy”, yêu cầu nhanh nhẹn, bình tỉnh trao tín gậy cho bạn. II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Chuẩn bị 01 còi, 04 tín gậy. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: 6-10’. - T phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học - HS xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông vai. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng trên địa hình TN ở sân trường, sau đó đi thường thành 4 hàng ngang. - Chơi trò chơi “Chim bay, cò bay” 2. Phần cơ bản: 18 - 23’ a. ĐHĐN: 10 – 12’ * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - T điều khiển lớp tập, chia tổ để tập luyện - HS: Các tổ thi đua trình diễn, T quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua. b. Trò chơi vận động: 7-8’ - Chơi trò chơi “Trao tín gậy” - T nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi. - Cả lớp chơi theo hình thức thi đua giữa các tổ - T điều khiển, quan sát, nhận xét. 3. Phần kết thúc: 4-6’ - Thực hiện một số động tác thả lỏng. - Hát một bài theo nhịp vỗ tay - T cùng HS hệ thống bài. - T nhận xét giờ học, dặn dò. --------    --------- Tập đọc TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ (Quang Huy) I . Mục đích yêu cầu 1. Đọc trôi chảy, lưu loát, đúng nhịp bài thơ. Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 - Biết đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm vắng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện Sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành 2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẽ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó ,hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. 3. HTL bài thơ (HS khá giỏi) II. Đồ dùng D-H : - Ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình . III. Hoạt động D-H: A. KTBC: - 2 HS đọc bài Những người bạn tốt, trả lời câu hỏi về bài đọc,1 em nhắc lại nội dung bài. B. Bài mới : 1.Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : a. Luyện đọc : - 1 HS khá đọc tiếp nối toàn bài, T chia đoạn bài đọc: 3 đoạn. - HS tiếp nối nhau đọc toàn bài, T kết hợp hướng dẫn. + Lượt 1: HS đọc, luyện phát âm các từ khó: ba-la-lai-ca, ngẫn nghĩ, bỡ ngỡ. + Lượt 2: HS đọc, luyện cách ngắt, nhấn giọng nghỉ một số câu thơ: Cả công trường/ say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. + Lượt 3: HS đọc, giải nghĩa các từ chú thích SGK. T giải nghĩa thêm 1 số từ chưa có trong phần chú thích : cao nguyên (vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc); trăng chơi vơi( trăng 1 mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la). - T đọc mẫu diễn cảm bài thơ . b. Tìm hiểu bài : - HS đọc lướt toàn bài thơ, suy nghĩ trả lời câu hỏi: + Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh đêm trăng rất tĩnh mịch ? (Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông / Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ / Những xe ủi , xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ). + Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trên công trường vừa tĩnh mịch, vừa sinh động? ( Tiếng đàn của cô gái Nga ….nằm nghỉ ) + Tìm 1 hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó của con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà? (HS trả lời theo cảm nhận riêng). + Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá ?(Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông / Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ / Những xe ủi , xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ / Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên / Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả). - T giải thích hình ảnh: “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên c. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ : - H nối tiếp đọc lại bài thơ. Trần Minh Việt [...]... 0 vào bên phải tận cùng ở phần thập phân của số thập phân thì số 0 không có giá trị) Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 SINH HOẠT LỚP I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Đánh giá hoạt động tuần 7 - Triển khai kế hoạch thời gian tới II NỘI DUNG: 1 Đánh giá của cán bộ lớp 2 Đánh giá của GVCN: * Học tập: Cơ bản đã duy trì được phong trào học tập, sôi nổi trong giờ học, có tinh thần tương trợ lẫn nhau... đối với mẹ    TOÁN LUYỆN TẬP I MỤC TIÊU: Tiếp tục luyện tập về mảng kiến thức đã luyện ở buổi sáng II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: H sử dụng vở bài tập Toán 5 Tập 1 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Bài 1: H: 1 em nêu yêu cầu bài tập - Lớp làm chung 1 câu a, 1: 1 10 =1x 10 1 = 10 , vậy 1 gấp 10 lần 1 10 - H làm phần còn lại vào vở 2 Bài 2: H tự làm bài, 4 em làm bài ở bảng lớp - Lớp cùng T nhận xét, chốt... đúng VD 2d x : 1 6 = 18 x =18 x 1 6 x=3 3 Bài 3: Giải toán về trung bình cộng - H: Tương tự bài buổi sáng để tự giải vào VBT 4 Bài 4: H: 1 em đọc đề toán, tương tự bài buổi sáng giải vào vở - T chấm bài tại chỗ 5 - 7 em, chữa bài VD: a, Giá tiền một lít dầu là: 20000 : 4 = 5000 (đồng) Giá tiền một lít dầu là: 5000 x 7 = 35000 (đồng) Nếu giá bán giảm 1000 đồng thì giá tiền 1 i dầu lúc này là: 5000 -... D-H: Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 1 Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học - T: Từ dàn ý đã lập ở tiết chính buổi sáng để luyện viết đoạn văn: Tả sân trường, tả cánh đông, tả cảnh biển (Với những HS khá, giỏi, yêu cầu viết một bài văn ngắn, hoàn chỉnh, đầy đủ bố cục) 2 Nêu lại dàn ý: - HS: Một vài em đọc lại dàn ý của mình trước lớp; một vài em nói về cảnh mình sẽ chọn để tả:... Cộng sán Việt Nam - Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn II Đồ dùng D-H: - Ảnh trong SGK và ảnh tư liệu lịch sử III Các hoạt động D-H: A KTBC: - Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày, tháng, năm nào ? - Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp. .. Sinh hoạt 15’ đầu giờ, giữa giờ có hiệu quả * Vệ sinh: Công tác vệ sinh môi trường tốt 3 Lớp sinh hoạt văn nghệ 4 Kế hoạch tuần 8: - Phát huy những ưu điểm của tuần 7 - Tăng cường kiểm tra VSCĐ, việc làm bài tập ở nhà, rèn chữ viết - Tiến hành trang trí lớp học, xây dựng môi trường lớp học thân thiện - Lau chùi lớp học    NHẬN XET, KÍ DUYỆT Trần Minh Việt ... và phương pháp lên lớp: 1 Phần mở đầu: 6-10’ - T phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông - Đứng tại chỗ, vỗ tay hát 2 Phần cơ bản: 18-22’ a ĐHĐN: 10-12’ - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp - T điều khiển lớp tập - Chia tổ tập luyện - T quan sát, nhận xét - Tập hợp cả lớp, chia từng tổ thi... dương thi đua - Tập cả lớp, chuẩn bị kiểm tra b Trò chơi vận động: 8-10’ - T nêu tên trò chơi, tập hợp theo đội hình chơi, nhắc lại cách chơi và quy định chơi - T cho cả lớp cùng chơi - T quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ 3 Phần kết thúc: 4-6’ - Thực hiện một số động tác thả lỏng - Đứng tại chỗ hát mọt bài theo nhịp vỗ tay - T cùng HS hệ thống bài - T nhận xét, đánh giá kết quả bài học,... văn, T theo dõi, gợi ý cho những em yếu - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn trước lớp - T nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn - Cả lớp bình chọn bạn viết đoạn văn tả cảnh sông nước hay nhất 3 Củng cố - dặn dò: - T nhận xét tiết học - Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại - Xem trước bài sau    Toán LUYỆN TẬP I Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách chuyển một phân số thập phân thành... ứng với câu trả lời nào Một bạn viết nhanh đáp án vào bảng Một bạn lắc chuông báo hiệu là nhóm đã làm xong - Nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc - Bước 2: Làm việc theo nhóm - HS làm việc theo hướng dẫn của GV - Bước 3: Làm việc cả lớp - T ghi rõ nhóm nào làm xong trước, nhóm nào làm xong sau Đợi tất cả các nhóm cùng làm xong T yêu cầu HS giơ đáp án 1 - c; 2 – d; 3 – b; 4 – a b Hoạt động 2: . còn lại: Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5 + Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (Vì biết thưởng thức tiếng hát. HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia/ iê --------    --------- Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009 Toán KHÁI NIỆM SỐ THẬP

Ngày đăng: 25/09/2013, 21:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - Lớp cùng T nhận xét, chữa bài. - Giáo án lớp 5-Tuần7
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - Lớp cùng T nhận xét, chữa bài (Trang 3)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w