Tìm hiểu Lãnh hải Việt Nam và luật biển đông

3 577 1
Tìm hiểu Lãnh hải Việt Nam và luật biển đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LÃNH HẢI VIỆT NAM, LUẬT BIỂN ĐÔNG NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT - Trong phần này của cuốn “Sổ tay pháp lý cho người đi biển”, độc giả sẽ tìm hiểu các khái niệm căn bản như: Đường cơ sở là gì? Biên giới nước ta trên biển được xác định như thế nào? v.v. Tên sách: SỔ TAY PHÁP LÝ CHO NGƯỜI ĐI BIỂN Tác giả: Tập thể tác giả, Luật sư, TS Hoàng Ngọc Giao chủ biên Phát hành: Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới, NXB Chính trị Quốc gia. Đường cơ sở là gì? Ý nghĩa của nó trong việc xác định không gian biển? Đường cơ sở là cách nói ngắn của từ “đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”. Tuy nhiên, do sau này đường cơ sở này còn là căn cứ để xác định ranh giới của tất cả các vùng biển còn lại nên người ta có xu hướng gọi tắt. Theo cách hiểu trực quan nhất, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải chính là đường ranh giới bên trong của lãnh hải. Theo Công ước Luật biển 1982, ta có hai loại đường cơ sở: đường cơ sở thông thường đường cơ sở thẳng. Đường cơ sở thông thường “… là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận” (Điều 5, Công ước Luật biển 1982). Đường cơ sở thẳng là đường cơ sở nối liền các điểm thích hợp được áp dụng “ở những nơi nào bờ biển bị khoét sâu lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay chạy dọc theo bờ biển”, hoặc “ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ do những điều kiện tự nhiên khác” (Điều 7, Công ước Luật biển 1982). Việc vạch đường cơ sở thẳng phải tuân thủ hai điều kiện: 1. Tuyến đường cơ sở thẳng vạch phải đi theo xu hướng chung của bờ biển, 2. Các vùng biển ở bên trong đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đặt dưới chế độ nội thủy, nghĩa là tuyến đường cơ sở thẳng vạch ra không được cách xa bờ. Khi vạch ra đường cơ sở thẳng phải tuân thủ theo các hạn chế sau: 1. Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm không được chọn làm các điểm cơ sở trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước, hoặc việc kẻ đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế; 2. Khi vạch đường cơ sở thẳng phải lưu ý không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hay một vùng đặc quyền về kinh tế. Đường cơ sở quần đảo: là đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất các bãi đá nổi xa nhất của quần đảo. Đường cơ sở thẳng này phải bảo đảm các điều kiện: • Khu vực trong đường cơ sở quần đảo phải có tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, từ tỷ số 1/1 đến 9/1. • Chiều dài các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; có thể có tối đa 3% tổng số đường cơ sở dài quá 100 hải lý nhưng cũng không được quá 125 hải lý. • Tuyến đường cơ sở không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của hòn đảo. • Đường cơ sở quần đảo không được phép làm cho lãnh hải của một quốc gia khác tách rời khỏi biển cả hay vùng đặc quyền về kinh tế. Đường cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định ranh giới các vùng biển. Theo Công ước Luật biển 1982, đường cơ sở được dùng để xác định nội thủy (vùng biển nằm phía bên trong đường cơ sở), lãnh hải (12 hải lý tính từ đường cơ sở), vùng tiếp giáp (24 hải lý tính từ đường cơ sở, vùng đặc quyền về kinh tế (200 hải lý tính từ đường cơ sở)… Đường cơ sở của Việt Nam? Phao số 0 có phải là điểm mốc xác định ranh giới phía bên ngoài của lãnh hải nước ta không? Việt Nam tuyên bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải vào ngày 22-11-1982. Theo Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 1982 (sau đây gọi là Tuyên bố 82), hệ thống đường cơ sở của Việt Nam gồm 11 điểm có tọa độ xác định. Hệ thống này thực tế là kiểu đường cơ sở thẳng còn để ngỏ hai điểm: điểm 0 nằm trên giao điểm giữa đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu (Việt Nam) đảo Poulowai (của Campuchia) đường phân định biên giới giữa hai bên trong vùng nước lịch sử; điểm kết thúc ở cửa vịnh Bắc Bộ là giao điểm đường cưa vịnh với đường phân dịnh biển trong vịnh Bắc Bộ. Theo Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước ta CHND Trung Hoa ngày 25-12-2000, đường phân định biển trong Vịnh Bắc Bộ đường cửa vịnh đã được xác lập. Tuy nhiên, đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ chỉ là đường phân định lãnh hải (các điểm từ 1 đến 9) hoặc đường phân định vùng đặc quyền về kinh tế thềm lục địa (các điểm từ 9 đến 21) giữa hai nước. Như vậy, theo tinh thần của Hiệp định, Vịnh Bắc Bộ là vịnh chung giữa hai nước, không phải là vịnh lịch sử như trong các tuyên bố năm 1977 1982 của ta. Trong thời gian tới, ta sẽ phải xác lập hệ thống đường cơ sở trong vịnh để xác lập nội thủy các vùng biển khác của ta trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là trường hợp hiếm thấy trong tiền lệ phân định biển: Đường cơ sở được xác lập sau đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa, vì thông thường các đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa được xác lập sau khi đã xác lập được đường cơ sở. Trong khi hoạt động trên biển, nhiều bà con thường thấy có phao số 0 cho rằng đó là biên giới quốc gia trên biển. Sự thực phao số 0 không phải là điểm mốc của đường biên giới quốc gia trên biển. Nó chỉ là điểm đầu tiên của hệ thống mốc tiêu dẫn luồng vào cảng, được đặt theo quy định của Luật Hàng hải. Đảo Phú Quốc - một địa điểm du lịch đẹp của Việt Nam. (Nguồn ảnh: saigontimesusa.com) Đường cơ sở có phải là biên giới nước ta trên biển không? Đường cơ sở không phải là đường biên giới quốc gia trên biển, nhưng nó là cơ sở để xác định đường biên giới đó. Đường biên giới quốc gia trên biển chính là đường song song với đường cơ sở cách đường cơ sở một khoảng cách vừa bằng chiều rộng của lãnh hải. Như vậy, đường biên giới của nước ta trên biển chính là ranh giới bên ngoài của lãnh hải, chạy song song với đường cơ sở cách đường cơ sở 12 hải lý. Tại những vùng chồng lấn lãnh hải với Trung Quốc hay Campuchia, ranh giới bên ngoài của lãnh hải được xác lập theo thỏa thuận giữa ta bạn. Nội thủy là gì? Tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nội thủy phải tuân thủ những hệ thống pháp luật nào? Nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tối cao đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. Nội thủy bao gồm: các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, vịnh, các vùng nằm giữa đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải lãnh thổ đất liền. Trong nội thủy, quốc gia có chủ quyền không chỉ với vùng nước mà cả với vùng trời, vùng đáy biển lòng đất dưới đáy biển. Theo nguyên tắc chủ quyền, luật quốc gia là luật áp dụng trong nội thủy. Tuy nhiên, vẫn có đôi chút khác biệt giữa chủ quyền trong nội thủy chủ quyền với đất liền ở một số trường hợp cụ thể: • Vùng nước nội thủy tại các cảng biển quốc tế theo chế độ tự do thông thường cho tàu thuyền thương mại (Công ước Geneva 09-12-1923). Tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử chỉ được vào cảng quốc tế khi có thỏa thuận giữa quốc gia ven biển quốc gia tàu mang cờ. • Khi quốc gia ven biển áp dụng đường cơ sở thẳng làm cho những vùng nước trước đây chưa phải là nội thủy trở thành nội thủy, thì chế độ qua lại không gây hại vẫn áp dụng với vùng nước nội thủy đó. • Tàu thuyền nước ngoài được đặt dưới thẩm quyền tuyệt đối của quốc gia ven biển về trật tự, an ninh, cảnh sát, y tế, hàng hải. Quốc gia ven biển có quyền khám xét trên boong. • Tàu nhà nước dùng vào mục đích không thương mại tàu quân sự nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ. Thẩm quyền tài phán hình sự của quốc gia cảng đối với các tàu này chỉ được thực hiện khi: 1. Tội phạm xảy ra trên boong tàu, người thực hiện hành vi là người ngoài thủy thủ đoàn nạn nhân là người thuộc thủy thủ đoàn. Trường hợp này, quốc gia cảng có thẩm quyền nhưng quốc gia tàu mang cờ cũng có thẩm quyền; 2. Tội phạm xảy ra trên boong tàu, người thực hiện hành vi nạn nhân đều không thuộc thủy thủ đoàn, thì quốc gia cảng có thẩm quyền tuyệt đối; 3. Nếu thành viên thủy thủ đoàn phạm tội ngoài tàu thì quốc gia cảng có thể bắt giữ nhưng phải trao trả ngay cho thuyền trưởng nếu ông ta yêu cầu. Vùng nước quần đảo có được hưởng quy chế của nội thủy không? Vùng nước quần đảo là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở quần đảo. Vùng nước này không phải là nội thủy nhưng quốc gia quần đảo có chủ quyền với vùng nước, vùng trời vùng đáy lòng đất tương ứng cũng như tài nguyên ở đó. Các quốc gia khác có quyền qua lại không gây hại trong vùng nước quần đảo theo đúng các quy định của Công ước về Luật biển 1982. Như vậy, vùng nước quần dảo có quy chế pháp lý gần giống với nội thủy, chỉ trừ quy chế qua lại không gây hại. Vùng nước lịch sử là gì? Sao trong Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 lại không thấy có quy định về nó? Đúng là trong Công ước Luật biển 1982 không có quy định về vùng nước lịch sử cũng như về vịnh lịch sử. Các khái niệm này được hình thành thông qua thực tiễn pháp lý, cụ thể là qua các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế. Theo phán quyết ngày 18-12-1951 của Tòa án Công lý Quốc tế về vụ Ngư trường Anh - Na Uy, “Người ta gọi chung ‘vùng nước lịch sử’ là các vùng nước người ta đối xử như vùng nước nội thủy, trong khi nếu các vùng nước này thiếu một danh nghĩa lịch sử thì nó sẽ không có tính chất đó”. Các vùng nước lịch sử được đặt dưới quy chế của nội thủy không tồn tại quyền qua lại không gây hại. Nội thủy của Việt Nam gồm những khu vực nào? Theo Tuyên bố 77, nội thủy của nước CHXHCN Việt Nam bao gồm: • Vùng biển nằm phía trong đường cơ sở ven bờ lục địa VIệt Nam, gồm: các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền đường cơ sở. • Vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở của các đảo, quần đảo của hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam. • Vùng nước lịch sử của Việt Nam trong vịnh Thái Lan (xác định theo Hiệp định về vùng nước lịch sử chung Việt Nam - Campuchia 07-7-1982). Lãnh hải quy chế pháp lý của nó? Tàu biển khi hoạt động trong vùng lãnh hải phải tuân thủ theo những hệ thống pháp luật nào? Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thủy các vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia. Các vùng đất ven biển của quốc gia các đảo đáp ứng tiêu chuẩn của Điều 121 Công ước Luật biển 1982 đều có lãnh hải. Bản chất pháp lý của lãnh hải: Từ lãnh hải lần đầu tiên được sử dụng chính thức tại Hội nghị của LHQ tại La Haye, đó là sự kết hợp thành công giữa hai từ lãnh thổ biển. Biển theo luật quốc tế được cấu thành bởi vùng bề mặt biển phục vụ cho thông thương tự nhiên vùng đáy biển cũng như lòng đất dưới đáy biển. Lãnh thổ là khoảng không gian thuộc một quốc gia được đặt dưới chủ quyền của quốc gia đó. Hai khía cạnh trái ngược nhau này được kết hợp trong cùng một khái niệm pháp lý đã tạo ra bản chất pháp lý lưỡng cực của lãnh hải, trong đó chủ quyền của quốc gia ven biển thống trị quyền tự do hàng hải được bảo đảm với một số điều kiện. Lãnh hải trở thành vùng đệm giữa một bên là lãnh thổ do quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn đầy đủ, bên kia là các vùng biển mà tại đó các quyền chủ quyền tài phán của quốc gia ven biển bị hạn chế bởi các nguyên tắc tự do trên biển nguyên tắc di sản chung của nhân loại. Lãnh hải được coi như một bộ phận hữu cơ của lãnh thổ quốc gia, trên đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống ô nhiễm như đối với lãnh thổ đất liền của mình. Tuy nhiên, trong lãnh hải, các tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại không gây hại. Chiểu rộng của lãnh hải được chính thức xác lập là không quá 12 hải lý. Đường ranh giới phía trong của lãnh hải chính là đường cơ sở, đường ranh giới phía ngoài chính là đường thẳng song song với đường cơ sở cách đường cơ sở một khoảng cách chính bằng chiều rộng của lãnh hải. Khi đi trong lãnh hải của một quốc gia, tàu thuyền mang quốc tịch của quốc gia đó phải tuân thủ theo pháp luật của quốc gia đó. Các tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền qua lại không gây hại, nhưng phải tuân thủ theo pháp luật quốc gia ven biển về: • An toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; • Bảo vệ các thiết bị công trình, đường dây cáp, ống dẫn ở biển; • Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển, gìn giữ môi trường biển; • Hải quan, thuế khóa, y tế, nhập cư. . LÃNH HẢI VIỆT NAM, LUẬT BIỂN ĐÔNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT - Trong phần này của cuốn “Sổ tay pháp lý cho người đi biển , độc giả sẽ tìm hiểu các. biển khi hoạt động trong vùng lãnh hải phải tuân thủ theo những hệ thống pháp luật nào? Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển

Ngày đăng: 25/09/2013, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan