bài tập về nghiêm cứu thị trường và sản phẩm cũng như những phương thức quảng cáo của doanh nghiệp Omachi của mình . Bài tập nêu rõ các công cụ Marketing của doanh nghiệp trình bày logic và rất đầy đủ.
Trang 1Đỗ Đặng Tiến Anh
Trang 2MỤC LỤC
Chương I: Tổng quan về doanh nghiệp
1.Giới thiệu doanh nghiệp và lịch sử hình thành 3
2.Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp, vị trí của marketing trong doanh nghiệp 4
2,1 Sơ đồ tổ chức 4
2,2 Bộ phận marketing 6
3, Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm của doanh nghiệp 6
Chương II: Môi trường marketing của doanh nghiệp 1 Môi trường bên ngoài 7
1,1 Môi trường vi mô 7
1,2 Môi trường vĩ mô 10
2 Môi trường bên trong 11
3 SWOT về Masan Consumer 12
3,1 Thế mạnh 12
3,2 Điểm yếu 12
3,3 Cơ hội 12
3,4 Thách thức 12
Chương III: Hoạt động marketing 1 Sản phẩm 13
1,1 Tên sản phẩm 13
1,2 Đặc điểm sản phẩm 13
2 Hoạt động marketing 13
2,1 Thị trường mục tiêu 13
2,2 Khách hàng mục tiêu 14
3 Marketing mix 15
3,1 Chiến lược sản phẩm 15
3,2 Chiến lược giá 19
3,3 Chiến lược phân phối 20
3,4 Chiến lược xúc tiến 22
Chương IV: Đề xuất chiến lược marketing cho doanh nghiệp 24
Trang 3Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan
Chương I: Tổng quát về doanh nghiệp
1 Giới thiệu về doanh nghiệp và lịch sử hình thành
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan, tên tiếng anh là Masan
Consumer Corporation và tên viết tắt là Masan Consumer Corp hoặc MCS
- Địa chỉ: Tầng 8, Central Plaza 17 Lê Duẩn - Quận 1 - TP Hồ Chí Minh
- Lịch sử hình thành:
• Tháng 6 năm 1996: Thành lập Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ
– Thương mại Việt Tiến chuyên sản xuất thực phẩm chế biến, đặc biệt là các sản phẩm ngành gia vị như nước tương, tương ớt, các loại xốt…
• Tháng 5 năm 2000: Thành lập Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập
khẩu Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu
• Năm 2003: Công ty cổ phần Thương mại Masan thành lập trên cơ sở sáp
nhập Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ – Thương mại Việt Tiến
và Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt
• Tháng 12 năm 2008: Công ty cổ phần thương mại Masan đổi tên thành Công ty cổ
phần thực phẩm Masan (MASAN CONSUMER) Tháng 3 năm 2011, Công ty cổ phần thực phẩm Masan (MASAN CONSUMER) chính thức đổi tên thành Công ty
cổ phần hàng tiêu dùng Masan (MASAN CONSUMER)
• Năm 2011: CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan
(Masan Consumer) Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng
Trang 4lẻ 10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts &
Co của Mỹ, qua đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD
• Cuối năm 2011: Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần
chi phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa Đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm
• Cuối năm 2015: Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha Asia Holdings Pte.,Ltd
(Thái Lan), tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN Cuối năm 2015, Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha Asia Holdings Pte.,Ltd (Thái Lan), tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm
và đồ uống ra các nước ASEAN
• Sản phẩm chính của doanh nghiệp: Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan: sản
xuất nước chấm, gia vị, mì ăn liền, hạt nêm và các loại thực phẩm đóng gói khác
• Số năm hoạt động: trên 15 năm
• Masan Group là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam Chúng tôi có nhiều thành tích trong hoạt động xây dựng, mua lại và quản lý các nền tảng hoạt động kinh doanh có quy mô lớn nhằm phát triển và khai thác các tiềm năng dài hạn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và tài nguyên Chúng tôi tin rằng có thể tạo ra phần lớn giá trị cho cổ đông thông qua đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, các đối tác toàn cầu và sự cam kết phục vụ tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam
2 Sơ đồ tổ chức, vị trí của marketing trong tổ chức
2,1 Sơ đồ tổ chức
Trang 5- Masan Group nắm thành phần chủ chốt trong cổ đông của doanh nghiệp, bên cạnh
có thêm các công ty con, đối tác, cổ đông khác,… góp phần tạo nên Masan hiện tại
Hệ thống điều hành của tập đoàn Masan Consumer
Sơ đồ tổ chức tập đoàn Masan Consumer
Trang 6- Đối với sản xuất:
+ Giúp Masan khảo sát thị trường, sức tiêu thụ, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng + Giúp dung hòa tốt các mục tiêu của masan, kích thích sự nghiên cứu và cải tiến sản phẩm
- Đối với thị trường:
+ Kích thích thị trường trong và ngoài nước, liên kết chặt chẽ với cơ chế của đời sống kinh tế Marketing rất cần thiết khi giải quyết các vấn đề về thị trường, trong mối quan hệ giữa công ty với thị trường
c, Chức năng
- Tìm hiểu khách hàng mục tiêu, lựa chọn những khách hàng tiềm năng nhất
- Kiểm soát về giá cả
- Quảng bá và tuyên truyền sản phẩm, tăng giá trị thương hiệu của sản phẩm
- Xem xét các biến động của thị trường, xem xét các hành động của đối thủ cạnh tranh
3 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm của doanh nghiệp
- Ngành nghề:
Trang 7Lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp đó chính là sản xuất các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng Ví dự như nước mắm, nước tương, mì ăn liền, tương ớt,…
Chương II Môi trường marketing của doanh nghiệp
1 Môi trường bên ngoài
1,1 Môi trường vi mô
a, Khách hàng
- Với việc đất nước ta ngày càng phát triển, dân số tăng trưởng nhanh chóng, trình
độ dân trí ngày càng phát triển, nhu cầu thưởng thức những bữa ăn ngon của người dân ngày càng cao là một áp lực đặt ra rất lớn dành cho Masan Doanh nghiệp cần phải ngày càng thích nghi với thị trường, phát triển và cải tiến sản phẩm cũng như là tích cực quảng bá sản phẩm của mình để tăng hình ảnh tốt đẹp của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng lên, đáp ứng tốt được các nhu cầu của thị trường, giữ vững cũng như là gia tăng thị phần của mình một cách nhanh chóng và không được để các đối thủ cạnh tranh của mình vượt mặt
Trang 8b, Đối thủ cạnh tranh
- Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường mì ăn liền như hiện nay Nhiều đối thủ cạnh tranh mới ngày càng xuất hiện điển hình như là: Hảo hảo(Acecook), Cung đình(Micoem), Gấu đỏ(Asiafood),…
- Thị phần tại Việt Nam Acecook là 38,9% chiến thị phần lớn nhất tại thị trường VN, hiện đang đứng đầu nhưng với sự phát triển hiện nay của các sản phẩm như Omachi, Cung đình nguy cơ giảm thị phần của Acecook rất lớn
Đây là thị phần các doanh nghiệp sản xuất mỳ gói, có thể nói Masan consumer
có sự tăng trưởng khá nhanh từ 2010 tới 2014 mức độ sản xuất gấp 2 lần, ngược lại các sản phẩm của doanh nghiệp khác lại có chiều hướng đi xuống Cho thấy người tiêu dùng đã tin tưởng và sử dụng nhiều hơn với công nghệ mới và có sự nổi trội hơn so với các sản phẩm khác đó là sợi mì làm từ khoai tây
Trang 9Nhưng việc có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực, cùng với sự xuất hiện của các hãng mì ăn liền đến từ nước ngoài cũng là một áp lực rất lớn đối với Masan cũng như là Omachi bởi vì họ sẽ gặp khó khăn trong việc giữ vững được thị phần của mình cũng như là đánh mất thị phần của mình vào tay đối thủ khác
Dựa vào đặc điểm cũng như tiêu chí lựa chọn sản phẩm của khách hàng chúng
ta có thể thấy Hiện nay mì ăn liền Cung đình(Micoem) đang là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gay gắt về thị phần với sản phẩm Omachi Cả hai đều tiếp cận với phân khúc khách hàng cao cấp, cùng có nhiều đặc điểm sản phẩm chung như sợi mì làm từ tinh chất khoai tây, có gói xốt đặc biệt, hương vị mới
lạ nhưng giá thành sản phẩm của Cung đình lại rẻ hơn từ 1 – 2 nghìn đồng so với mì Omachi Điều này là một mối nguy hiểm tiềm tàng có thể dẫn đến đánh mất thị phần cũng như là giảm sức mua của người tiêu dùng của Omachi tại phân khúc này vào tay mì Cung đình
Một đối thủ cạch tranh tiềm năng khác đó chính là các hãng mì ăn liền từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam như là Mì Indomie của Indonesia do Công ty TNHH ADC độc quyền phân phối tại Việt Nam như là thổi một luồng gió mới vào thị trường mì ăn liền Việt Nam tạo ra rất nhiều áp lực cho Omachi đòi hỏi doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn trong quảng cáo cũng như là cải tiến, sáng tạo ra các sản phẩm mới thú vị để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trong nước
c, Nhà cung cấp
- Masan food sử dụng những tiêu chí sau để lựa chọn các nhà cung cấp:
✓ Có uy tín: Nhằm hạn chế rủi ro và tránh thất thoát
✓ Chất lượng: Nâng cao thương hiệu và an toàn cho thực phẩm
✓ Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu: Nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, thông qua đó góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho công nhân trong công ty
- Vì nguyên liệu sản suất của mì Omachi cực kỳ phổ biến và dễ thay thế cho nên Masan sẽ ít bị chịu nhiều áp lực cũng như là không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp
- Ba nhà cung ứng chính của Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan chính là Công ty Cổ phần Công nghiệp Masan, Công ty Cổ phần Masan Phú Quốc, Công ty Cổ phần Công nghệ Thực phẩm Việt Tiến Cả 3 công ty này đều là thành viên của Masan Group do đó về mối quan hệ của công ty với các nhà cung ứng hết sức thuận lợi, hai bên đoàn kết và cùng hỗ trợ lẫn nhau, vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty luôn được ổn định và mang tính chủ động cao
Trang 10d, Người tiêu dùng
- Khi mức sống của người dân dần được cải thiện, đời sống ngày càng đầy đủ hơn thì chất lượng bữa ăn cũng được người dân quan tâm hơn Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm xanh, sạch tốt cho sức khỏe hơn là các sản phẩm mì ăn liền, điều này cho thấy tiêu chí của người dân hiện nay chính là những sản phẩm sạch, tiện lợi xong vẫn đảm bảo cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
1,2 Môi trường vĩ mô
- Khi tìm tới omachi người tiêu dung luôn hướng tới sự tiện lợi, chất lượng sợi mì và hương vị của nó Với giá thành rẻ so với giới văn phòng nên Omachi có vị trí nhất định đối với người tiêu dùng
b, Kinh tế
- Việc thu nhập bình quân đầu người của từng người dân trong nước ngày càng tăng lên, cụ thể: Thu nhập bình quân đầu người của năm 2018 là 2,587 USD tăng 7,08% so với năm trước Đất nước phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện cũng là một yếu tố để Omachi ra mắt những sản phẩm cao cấp hơn với những đặc điểm cao cấp để đáp ứng nhu cầu của những người có kinh tế khá giả
c, Văn hóa
- Việt Nam là một nước có nền văn hóa đậm nét Á Đông, Mì ăn liền là một nét đặc trưng xuất hiện từ sớm
Trang 112 Môi trường bên trong
a, Nguồn nhân lực
- Masan Food có một ban điều hành đầy kinh nghiệm là những người đã từng làm việc tại các công ty đa quốc gia như Unilever, P&G, Nestle
Đồng thời có sự am hiểu tường tận về thị trường trong nước Hiện tại
Masan có gần 3000 nhân viên được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, phát huy tính chủ động và sáng tạo
- Với cách nhìn nguồn nhân lực như là sức mạnh cạnh tranh, Masan đã đặt trọng tâm về chất lượng con người, bắt đầu từ khâu Thu hút – Tuyển dụng – Đào tạo và phát triển nhân viên Tăng cường nhận thức về các giá trị nền tảng, các nguyên tắc hành xử và kỹ năng làm việc của nhân viên từ khi mới hội nhập tại Masan Song song đó là kế hoạch đào tạo nội bộ hàng năm cho các cấp, từ nhân viên đến các vị trí quản lý với định hướng khá rõ : đào tạo huấn luyện nhân viên theo nhu cầu công việc và đặc biệt kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho các nhân viên nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt và các lĩnh vực “mũi nhọn”
c, Phân phối
- Công ty đã xây dựng thành công hệ thống phân phối hiện đại trên phạm vi toàn quốc Hiện tại, công ty đang bao phủ trực tiếp tới 85 ngàn cửa hiệu bán
lẻ và 80 siêu thị thông qua 85 nhà phân phối độc quyền toàn quốc
- Omachi hiện nay đang có mặt ở hơn 100 thành phố, thị xã, và thị tứ ở VN các kênh phân phối chính là siêu thị, chợ, và các tiệm tạp hóa Hiện tại omachi được phân phối trực tiếp đến hơn 58.000 cửa hiệu và hàng trăm khách hàng sỉ trên toàn quốc
Trang 123, SWOT về Masan Consumer
3,1 Thế mạnh
- Thương hiệu Omachi là thương hiệu mạnh trên thị trường mì gói Vệt Nam với công nghệ mới của Nhật (chế biến sợi mì từ khoai tây) đặc biệt đã để lại dấu ấn cho người tiêu dùng Việt với thông điệp: “rất ngon mà không sợ nóng”, và công thức chế biến gia vị cũng vô cùng đặc biệt khiến người ăn không thể không cưỡng lại được
- Hệ thống phân phối rộng lớn: hiện tại sản phẩm Omachi đang phân phối cùng sản phẩm Chinsu Hiện nay sản phẩm Chinsu chiếm 75% thị phần của toàn quốc mạng lưới phân phối sản phẩm của Chinsu rất mạnh điểm bán phủ đều 64/64 tỉnh thành toàn quốc
- Là sản phẩm mì ăn liền được chế biến từ khoai tây đầu tiên ở Việt Nam
- Nguồn nhân lực dồi dào với hơn 10000 nhân viên
- Máy móc, kỹ thuật, dây truyền sản xuất, công nghệ sản xuất hiện đại
- Đa dạng về hình thức(Gói, hộp, )
- Sợi mỳ dai làm từ khoai tây không bị nóng trong người
3,2 Điểm yếu
- Thông tin quảng cáo dễ gây nhầm lẫn
- Nguồn nguyên vật liệu đang thiếu hụt do nhu cầu mở rộng tăng nhanh
- Nhân sự có biến động thường
- Thành phần khoai tây trong mì ít
3,3 Cơ hội
- Việt nam có nền tăng trưởng nhanh trong khu vực về kinh tế
- Chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình chiếm hơn 63%GDP của Việt Nam(nguồn Ngân hàng thế giới)
- Việt Nam là quốc gia tiêu thụ mì gói đứng thứ 4 thế giới, dự báo lượng tiêu thụ này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong vài năm tới
- Thị trường mì ăn liền của Việt Nam là một thị trường lớn và đầy tiềm năng, đứng thứ 4 về lượng tiêu thụ mì ăn liền trên thế giới
3,4 Thách thức
- Tình hình tỷ giá, lãi suất còn chưa ổn định, giá nguyên liệu đầu vào cao…
- Ngày càng có nhiều đối thủ cảnh tranh xuất hiện
- Áp lực về chi phí quảng cáo cũng như tiếp thị sản phẩm, thị trường mì ăn liền
đã bị bão hòa
- Ngày càng cải tiến sản phẩm để xứng đáng với mì ăn liền ở phân khúc mì ăn liền cao cấp
Trang 13Chương III: Hoạt động marketing
1.SẢN PHẨM
1,1 Tên: Mì ăn liền Omachi
- Mì khoai tây Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây Chất kukoamine có trong khoai tây có tác dụng làm đẹp da và cải thiện sức khỏe, sợi mì dai ngon, mỏng, vàng ươm hòa quyện với nước sốt đậm đà, mang đến cho người dùng mì Omachi tuyệt hảo
1,2 Đặc điểm
- Được làm từ tinh chất khoai tây
- Không nóng trong người
- Sợi mì to, dai
- Khối lượng tịnh lớn
- Hương vị độc đáo:
+ Mì khoai tây Omachi sốt bò hầm
+ Mì khoai tây Omachi sườn hầm ngũ quả
+ Mì khoai tây Omachi tôm chua cay
+ Mì trộn khoai tây Omachi xốt Spaghetti
- Bao bì bắt mắt
2, Hoạt động marketing
2,1 Thị trường mục tiêu
a, Phân đoạn thị trường
- Omachi phân đoạn thị trường dựa trên 4 tiêu chí:
+ Địa lý: Omachi tập trung vào những nơi có mật độ dân số cao như các thành phố lớn
+ Nhân khẩu: Omachi tập trung vào những người làm việc văn phòng quan tâm đến sức khỏe, có độ tuổi từ 24 – 50 và có thu nhập trung bình trở lên
+ Tâm lý: Tập trung vào khách hàng không có thời gian ăn uống phải tìm kiếm
sự tiện lợi của mỳ ăn liền và không gây nóng trong người với mức độ sử dụng thường xuyên
+ Hành vi: Tập trung vào những người có lối sống bận rộn hối hả không có thời gian để ăn uống, những người có lối sống hiện đại