1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình đào tạo từ xa công tác quản lý ngành giáo dục mầm non phần 1

22 118 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH calm

Giao trinh dao tao tir xa CONG TAC

QUAN LY NGANH GIAO DUC MAM NON

CHU BIEN: HO THI HANH

Trang 2

oe Chương Ï; ¬

NHỮNG VAN DE CHUNG VE CONG TAC QUAN LY 1 Y nghĩa của công tác quản lý

Theo quy luật tự nhiên, mọi loài động vật trên trái đất từ bé đến lớn

đều có một con đầu đàn đóng vai trò “thủ lĩnh” hướng dẫn cả đàn sinh sống, tự vệ

Loài người cũng năm trong quy luật ấy Người đứng đầu một tập đoàn (bầy đàn) xưa kia gọi là thủ lĩnh thì ngày nay gọi là các nhà quản lý (QL)

Trong xã hội loài người, quản lý là một đặc trưng, ra đời khi xã hội có phân công lao động đòi hỏi có sự hợp tác trong lao động chung, có tổ chức, có ý thức tập thể xã hội Mỗi con người dù cá nhân hay tập thể, dù trực tiếp hay gián tiếp luôn mang tính chất tập thể xã hội và hướng tới những giá trị xã hội nhất định Đây chính là phương thức và hình thức tồn tại của con người

Ngay từ thời cộng sản nguyên thuỷ, con người đã có sự hợp tác với nhau trong săn bắt, hái lượm và tự vệ cho cuộc sông cộng đồng Sự hợp tác rất giản đơn phản ánh nền văn minh thấp kém (văn minh đồ đá) Cùng với sự phát triển văn minh nhân loại, sự gia tăng của lực lượng sản xuất về quy mô và sự đa dạng hoá về các loại hình lao động, công tác quản lý ngày càng trở nên phức tạp

Ngày nay, quản lý được coI là một công việc quan trọng song khó khăn và phức tạp bậc nhất trong xã hội vì công tác quản lý liên quan đến nhân cách của nhiều cá nhân trong tập thê xã hội: liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và cuộc sống nói chung của mỗi người, đòi hỏi phải đáp ứng đuợc những yêu cầu của xã hội luôn thay đổi và phát triển

Xã hội loài người càng phát triển thì mỗi quan hệ với người càng phong phú, phức tạp về các loại hình hoạt động như học tập, lao động, vui

chơi, chiến đấu, kinh doanh, sản xuất rồi phát triển khoa học kỹ thuật, văn hoá

chính trị, kinh tế, nghệ thuật và mở rộng ra khỏi phạm vị biên cương đất nước Do vậy quản lý ra đời là nhu câu bức thiết của xã hội loài người

Trang 3

- Quan hệ giữa những người lãnh đạo với những người lãnh đạo khác - Quan hệ giữa những người dưới quyền với nhau trong một hệ quản - Quan hệ giữa người lãnh đạo với người dưới quyên

Người quản lý phải giải quyết tốt các mối quan hệ, làm cho các quan hệ đó diễn ra một cách có hiệu quả Vai trò của người quản lý cực kỳ quan trong, nhiéu khi quyét định số phận sinh tồn, diệt vong, phát triển của cả một tập đoàn người

Quản lý giáo dục với tư cách là một bộ phận của quản lý xã hội (XH) cũng xuất hiện từ lâu và tồn tại dưới mọi chế độ XH Cùng với sự phát triển XH thì mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cũng luôn thay đổi và phát triển Do đó công tác quản lý luôn vận động và phát triển theo

2 Khái niệm, đặc điểm về quản lý và quản lý giáo dục

2.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là sự tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con nguoi, nham dat cdc muc tiéu kinh té- x4 hdi

Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tô chức dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhăm giữ cho sự vận

hành của đối tượng được ôn định và phát triển tới mục tiêu đã định

Hiểu một cách ngăn gọn thì quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (tập thể những người lao động) nhăm thực hiện mục tiêu đề ra

2.2 Đặc điểm của quản lý

* Quản lý bao giờ cũng chia thành chủ thể quản lý và đối tượng bị quan Ly

Đây là đặc điểm cơ bản, chủ thể quản lý không có thì việc quản lý đặt

Trang 4

quản lý mà các chủ thể này thế lực lại tương đồng nhau, nhưng mục tiêu lại khác nhau thì việc quản lý sẽ rất phức tạp, đối tượng bị quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khó có thê tồn tại và phát triển bình thường

* Quản lý liên quan đến việc trao đổi thông tin và đễu có mỗi liên hệ ngược lại

Quản lý diễn ra nhờ thông tin Thông tin chính là các tín hiệu mới, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá và có ích cho hoạt động quản lý

(cho cả chủ thể và cả đối tượng bị QL) Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối

tượng quản lý thì phải đưa ra các thông tin (mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết,

nghị định ) đó chính là thông tin điều khiến Đối tượng bị quản lý muốn định

hướng hoạt động của mình thì phải tiếp nhận thông tin điều khiển của chủ thê quản lý cùng các đảm bảo vật chất khác đề tính toán và tự điều khiển bản thân

nhăm thực thi mệnh lệnh của chủ thể Đối với chủ thể quản lý, sau khi đã đưa

ra các quyết định cùng các bảo đảm vật chất cho đối tượng thực hiện, thì họ phải thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện các quyết định của đối tượng thông qua các thông tin phản hồi

* Quản lý có khả năng thích nghỉ (biến đổi)

Khi đối tượng quản lý mở rộng về quy mô, phức tạp về các mối quan hệ thì chủ thể không chịu bó tay mà vẫn tiếp tục quản lý có hiệu quả nếu biết đổi mới quá trình quản lý thông qua việc cấu trúc lại hệ thống và việc ủy quyền quản lý cho các cấp trung gian Ngược lại, khi chủ thể quản lý trở nên cứng nhắc, quan liêu, đưa ra những tác động quản lý độc đoán, lỗi thời, phi lý

thì không phải tất cả đôi tượng bị quản lý nản lòng mà họ vẫn có thể thích nghỉ

tồn tại theo hai cách: Một là họ phải ton tại tương ứng với các tác động quản lý

của chủ thể; Hai là họ biến đổi bản thân để thích nghi với mệnh lệnh quản lý

của chủ thể

* Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghệ, vừa là một nghệ thuật Quản lý là một khoa học vì quản lý có đối tượng nghiên cứu riêng là các mỗi quan hệ Quản lý có phương pháp luận nghiên cứu riêng và chung, đó là quan điểm triết học Mac - Lênin, là quan điểm hệ thống Quản lý có các

Trang 5

phương pháp nghiên cứu cụ thể: các phương pháp phân tích, phương pháp toán kinh tế, các phương pháp tô chức hành chính, các phương pháp xã hội học, các phương pháp tâm lý, các phương pháp lịch sử Quản lý là một nghệ

thuật vì tùy thuộc vào tài nghệ, bản lĩnh, nhân cách, trí tuệ, bề dày kinh

nghiệm của người lãnh đạo Quản lý là một nghề với nghĩa các nhà quản lý phải có tri thức quản lý băng việc tự học, tự tích lũy kinh nghiệm được đào

tạo

* Quản lý gắn với quyên lực, lợi ích và danh tiếng

Người quản lý có ưu thế quan trọng trong tô chức, họ có khả năng điều khiển người khác và chi phối các nguồn lực và tài sản của tổ chức Người quản lý cũng có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện các mong muốn của mình thông qua việc sử dụng con người trong quá trình dẫn dắt, thu hút, lôi kéo họ nhăm thực hiện mục tiêu chung của tô chức Họ dễ đề lại danh tiếng cho người khác và cộng đồng nếu họ quản lý tô chức của mình tốt và phát triển

2.3 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội Đó là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thông cả về mặt số lượng cũng như chất lượng

Hiểu theo nghĩa tổng quát: Quản lý giáo dục là điều hành phối hợp các lực lượng giáo dục nhăm đây mạnh công tác đào tạo - giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội

Quản lý giáo dục là quản lý việc đào tạo con người, hình thành và hoàn thiện nhân cách, tái sản xuất nguồn lực con người Đối tượng quản lý giáo dục là những con người thực hiện hoặc nhận sự giáo dục đào tạo Vì không có gì phức tạp băng con người cho nên quản lý giáo dục, quản lý việc giáo dục và đào tạo con người là loại khó khăn nhất, phức tạp nhất đòi hỏi chủ thể QL phải có những năng lực, phẩm chất tương xứng với công việc

Trang 6

Quản lý GDMN là quá trình điều hành phối hợp để tạo ra những điều

kiện tối ưu cho các cơ sở GDMN thực hiện mục tiêu GD- ĐT

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo duc mam non là khâu đâu tiên, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách Mục tiêu của GDMN là định hướng, điều khiển toàn bộ công tác quản lý GDMN Do vậy, công tác quản lý GDMN có những đặc điểm sau:

- Quản lý giáo dục mâm non là một bộ phận của quản lý giáo dục, quản lý xã hội, cũng như công tác quản lý giáo dục nói chung, việc quản lý con người là yếu tố trung tâm của quản lý giáo dục Mâm non Trình độ và năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục MN thê hiện trước hết ở khả năng làm việc

với những con người, biết đánh giá, bồi dưỡng và phát huy những khả năng

của mỗi người, động viên mọi người làm việc tự giác, tích cực với tinh thần trách nhiệm cao

- Trong trường mắm non, đội ngũ giáo viên (GV ) là đối tượng quản lý quan trọng nhất, đồng thời là chủ thể quản lý giáo dục Do đó GV phải thực hiện vai trò giáo dục của mình, thực sự làm chủ nhà trường Như vậy, đội ngũ GV phải giữ vai trò chủ thể tham gia vào quản lý nhà trường

- Mục tiêu cơ bản nhất của giáo dục mâm non là xây dựng nên móng ban đầu của nhân cách, giáo dục trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu Nội dung, phương pháp, kế hoạch giáo dục và quản lý giáo dục MN phải dựa trên mục tiêu giáo dục, dựa trên đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ em và xu hướng

phát triển của xã hội thời đại

- Cũng như mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục mầm non là một hệ thông phát triển thống nhất Do đó, công tác QLGD Mầm non cần phải thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức QL giáo dục giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thê xã hội

Trang 7

2.4.1 Đối tượng, mục đích cúa quản lý giáo dục mam non 2 4.1.1 Đối tượng quản lý giáo duc mam non

Đối tượng quản lý giáo dục mâm non là toàn bộ quá trình giáo dục mâm non và hệ thống tổ chức để điều khiển quá trình đó Khoa học quản lý giáo dục mầm non phải làm rõ bản chất, câu trúc và quy luật của quá trình giáo dục mầm non, trên cơ sở đó nghiên cứu cơ chế, hình thức và biện pháp tổ chức, tác động sao cho quá trình giáo dục mầm non vận động và phát triển có hiệu quả, đạt tới mục đích

Quá trình giáo duc Mam non được tác động bởi 3 yếu tố:

- Quá trình quản lý giáo dục mam non diễn ra dưới sự chỉ đạo của hệ tư tưởng chủ nghĩa duy vật biện chứng Hệ tư tưởng này được cụ thê hoá trong đường lỗi chiến lược và chính sách giáo dục nhà nước

- Quá trình quản lý giáo dục mầm non được tiễn hành dưới tác động của những tập thê con người, đó là các nhà sư phạm, gia đình trẻ em, trẻ em, các tô chức đoàn thê xã hội trong đó quan trọng nhất là tập thê cán bộ quản lý, các giáo viên và trẻ em

- Quá trình quản lý giáo dục mam non được thực hiện trên các điều

kiện vật chất cụ thể (đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt, kinh phí, cơ sở vật

chất khác )

2.4.1.2 Mục đích của quản lý giáo đục mâm non

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng được xem là vẫn đề quan trọng hàng đâu Việc quan tâm, đầu tư cho giáo dục được xem là quốc sách Đề thực hiện mục tiêu giáo dục mam non, cong tác quản lý giáo duc mam non phải đạt được những mục đích cơ bản sau:

- Củng có, ôn định và phát triển ngành giáo dục mầm non với nhiều loại hình đa dạng, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu đôi mới của xã hội

Trang 8

- Thu hút, động viên các lực lượng giáo dục trong và ngoài ngành tham gia cham séc- giáo dục trẻ phát triển toàn diện

Đề đạt được mục đích trên cần giải quyết các mối quan hệ sau: - Kết hợp thống nhất giữa chăm sóc và giáo dục

- Kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội

- Kết hợp thông nhất giữa các cấp quản lý với các cơ sở giáo dục mam non Ngoài ra người quản lý phải dựa vào mục tiêu giáo dục, tính toán yêu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu Đồng thời phải xác định rõ mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài, mục tiêu cơ bản va xây dựng được chuẩn đánh giá thực hiện mục tiêu

3 Chức năng quản lý giáo dục mầm non 3.1 Khái niệm chức năng quản lý

Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã xác định

3.2 Phần loại chức năng quản lý giáo dục Bao gồm chức năng chung và chức năng cụ thê * Chức năng chung bao gồm:

- chức năng duy trì ôn định hoạt động giáo dục mầm non đáp ứng nhụ cầu của nền KT- XH

- Chức năng đổi mới phát triển: nhằm biến đối đối tượng, đưa đối

tượng đến một trình độ phát triển mới về chất * Các chức năng cụ thể bao gồm: 1 Chức năng kế hoạch hoá

Kế hoạch hoá là tổ chức và lãnh đạo công việc theo một kế hoạch Thực hiện chức năng kế hoạch hoá là đưa mọi hoạt động giáo dục vào công việc có kế hoạch với mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện tương ứng cho việc thực hiện các mục tiêu

Trang 9

dung kế hoạch; Xác định mục tiêu va phân loại mục tiêu; Xác định các điều kiện tương ứng cho việc thực hiện các mục tiêu

2 Chức năng tô chức

Tổ chức là sắp đặt con người, công việc một cách khoa học, hợp lý Tổ chức bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng bộ máy tổ chức

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng bộ phận và cá nhân

- Lựa chọn phân công cán bộ

- Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực theo bộ máy - Xác lập cơ chế phối hợp trong tô chức

- Khai thác tiềm năng, tiềm lực của tập thê và cá nhân 3 Cmức năng chỉ đạo

Chỉ đạo là những hoạt động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong quá trình quản lý vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành công việc nhăm đảm bảo cho hoạt động giáo dục diễn ra có kỷ cương và

trật tự

Nội dung bao gồm:

- Năm quyên chỉ huy điều hành công việc

- Hướng dẫn cách làm

- Theo dõi giám sát tiễn trình công việc - Kích thích động viên

- Điều chỉnh, can thiệp khi cần thiết

4 Chức năng kiểm tra

Kiểm tra là điều tra xem xét, phân tích đánh giá diễn biến và kết quả phát hiện sai lầm để điều chỉnh, khích lệ và giúp đỡ đối tượng hoàn thành

nhiệm vụ

Nội dung bao gồm:

- Đánh giá tình trạng kết thúc của hệ quản lý

Trang 10

- Tổng kết tạo thông tin cho chu trình quản lý tiếp theo 4 Nguyên tắc quản lý giáo dục mầm non

4.1 Khái niệm nguyên tắc quản lý

Nguyên tắc quản lý là những quy tắc, luận điểm chỉ đạo và là những tiêu chuẩn hành vi mà hệ thống quản lý phải tuân theo trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý

4.2 Hệ thông các nguyên tắc quản lý

4.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích và tính tư tưởng (đảm bảo đường lỗi lãnh- đạo của đảng)

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng Nguyên tắc này giúp cho nhà quản lý chỉ đạo tốt việc thực hiện mục tiêu giáo dục theo đúng đường lỗi, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước Đề thực hiện nguyên tặc này đòi hỏi mọi chủ thể quản lý phải nghiên cứu, năm vững các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về giáo dục và có trách nhiệm tô chức thực hiện nghiêm túc trong phạm vi toàn đơn vị Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục Mam non nên cần phải coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho họ nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng và tự giác thực hiện các nghị quyết của Đảng trong quá trình đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên mạnh về tổ chức, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có đầy đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết để hiện thực hoá mục tiêu giáo dục mâm non

Tóm lại: Chính trị là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động quản lý Trong mọi hoàn cảnh người CB quản lý phải giữ vững lập trường tư tưởng trong công tác điều hành công việc, đảm bảo việc thực hiện chủ trương đường lỗi chính sách của Đảng và Nhà nước

4.2.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Trang 11

quyén diéu khién moi công việc của tập thể và chịu trách nhiệm hoàn tồn về cơng việc của mình Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là độc đoán, gia trưởng, quyết định một cách chủ quan, mà là quyết định cuối cùng sau khi lắng nghe phân tích ý kiễn của người khác để có thông tin đa dạng toàn diện và có cân nhắc, quyết định đúng đăn

Chế độ dân chủ là sự thảo luận cởi mở thăng thăn phát huy tính chủ

động sáng tạo của các cá nhân, tuy nhiên người quản lý cần có quan điểm lập trường rõ ràng, biết lựa chọn ý kiến mang tính xây dựng, tránh tình trạng dân

chủ giả hiệu là tạo điều kiện cho cá nhân phát biểu thoải mái quan điểm của họ

nhưng rồi vẫn đưa ra quyết định chủ quan có tính độc đoán của mình Cũng cần lưu ý rằng tập trung dân chủ không có nghĩa là bất kỳ việc gì cũng đưa ra bàn bạc, thảo luận mà cần xác định công việc nào cần có ý kiến tập thé, cong việc gì tự quyết định được Điều quan trọng là quyết định đưa ra có hợp lý hay không, có được dư luận đồng tình hay không?

Tóm lại: Thực hiện nguyên tắc này vừa đề cao trách nhiệm cá nhân người quản lý, vừa đề cao quyên làm chủ của người lao động, vừa chống được tình trạng tập trung quan liêu, bè phái, đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động làm tăng sức mạnh của tô chức

4.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn

Quản lý giáo dục là một khoa học tổng hợp, do đó đảm bảo tính khoa học trong giáo dục là đòi hỏi tất yếu Đề đảm bảo tính KH trong quản lý giáo dục Mâm non, người quản lý phải năm vững và biết vận dụng các quy luật khách quan, quy luật giáo dục, các tri thức khoa học quản lý vào quá trình tổ chức điều hành các hoạt động giáo dục Biết phân tích, tổng hợp các sự kiện, hiện tượng giáo dục, các tác động qua lại, phát hiện ra xu hướng phát triển của nó để có sự điều chỉnh, tác động phù hợp Phải am hiểu sâu sắc đôi tượng quản lý, tức là phải hiểu tường tận vẻ tính chất, nguyên tắc tô chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, am hiểu đặc điểm lao động, đặc điểm tâm sinh lý của GV, của CBCNV và trẻ, cũng như đặc điểm tâm lý các lực lượng xã hội tham gia giáo dục

Trang 12

Xã hội luôn vận động biến đổi và phát triển, những yêu cầu, những đòi hỏi của xã hội đối với giáo dục ngày càng cao Do đó, công tác quản lý phải

bám sát thực tiễn Mỗi một địa phương có những hoàn cảnh điều kiện khác

nhau Vì vậy người quản lý phải linh hoạt, sáng tạo sao cho giáo dục phải phù hợp với thực tiễn địa phương, tránh rập khuôn máy móc, áp dụng những kinh nghiệm của địa phương khác vào địa phương mình

4.2.4 Nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể

Thực chất của nguyên tắc này là hướng sự hoạt động tích cực của cá nhân vào lợi ích của tập thê - xã hội, trên cơ sở bảo đảm lợi ích trước mắt và

lâu dài của mỗi cá nhân Mỗi cá nhân làm việc cho tập thể cũng chính là làm

việc cho bản thân mình Lợi ích vật chất và tinh thần chính là động cơ thúc đây

mọi hoạt động tích cực của cá nhân Đề thúc đây tính tích cực hoạt động của cá nhân, người quản lý không chỉ quan tâm đến công việc chung, lợi ích chung

mà xem nhẹ quyên lợi vật chất tỉnh thần của mỗi cá nhân Người quản lý biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thê không những hoàn thành

được mục tiêu, nhiệm vụ chung mà còn thúc đây mỗi cá nhân hoạt động tích cực, tự giác vì mục đích chung của tập thê

Việc quá đề cao lợi ích tập thé, xem nhẹ lợi ích cá nhân sẽ triệt tiêu động lực hoạt động của cá nhân, ngược lại trong công tác quản lý chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà quên lợi ích tập thể thì đến một lúc nào đó tập thê sẽ không tôn tai

Vấn đề đặt ra là quan tâm quyền lợi vật chất của mỗi cá nhân như thế nào?

Trong tập thể một trường học, sự quan tâm quyền lợi vật chất của cá

nhân thể hiện ở mức thu nhập hằng tháng, tiền thưởng hoàn thành nhiệm vụ,

thi đua nâng cao chất lượng giáo dục

Quan tâm đến lợi ích cá nhân không có nghĩa là chỉ có khuyến khích, có thưởng mà cần phải có hình thức phạt tiền, tước bỏ quyền lợi vật chất đối với cá nhân khơng hồn thành nhiệm vụ, vô trách nhiệm đôi với tập thê

Trang 13

Quan tâm đến quyền lợi vật chất phải đi đôi với quyên lợi tỉnh thần của

cá nhân, hai yếu tổ này tạo nên động cơ thúc đấy con người hoạt động tích cực Trong xã hội văn minh, nhu cầu tinh thần của con người ngày càng trở thành yêu tố quan trọng thúc đây con người hoạt động tích cực

Thực tế thì việc quan tâm đến quyền lợi vật chất cá nhân chính là đã động viên mặt tinh thần của người lao động Ngoài ra, cần quan tâm đến nhu cầu văn hoá tỉnh thần của người lao động như: tham quan, nghỉ mát, tô chức sinh hoạt văn hoá- văn nghệ: tặng băng khen, giấy khen, danh hiệu là những yếu tô tinh thân rất cần thiết đối với con người

4.2.5 Kết hợp quản lý theo Ngành với quản lý theo địa phương

Thực chất của nguyên tắc này là vừa đảm bảo sự quản lý thống nhất từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương, nó phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của từng địa phương và phát huy được thế mạnh của các địa phương Mục đích giáo dục được triển khai thống nhất trên toàn quốc của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân từ qiáo dục mầm non đến giáo dục đại học Những chủ trương đường lối giáo dục mang tính chất quốc gia cần có sự thống nhất Song, trong hoàn cảnh thực tiễn, tuỳ nhu cầu của từng địa phương mà quá trình giáo dục cần phải có sự phù hợp Chăng hạn những vấn đề lớn, có ý nghĩa với toàn xã hội đòi hỏi có sự thống nhất trên cả nước thì do ngành quản

lý, còn những vấn đề chính trị xã hội, đời sống sinh hoạt có ý nghĩa đôi với địa

phương thì do địa phương quản lý

Đối với công tác giáo dục mầm non, quản lý theo ngành đảm bảo thực hiện chương trình thống nhất trong cả nước, đảm bảo tiêu chuẩn lựa chọn và đào tạo nghiệp vụ đối với giáo viên mầm non, đảm bảo quy định về chế độ chính sách đối với trường và giáo viên mầm non

Chương trình giáo dục mầm non được quy định thống nhất trong cả nước về mục tiêu, nội dung cần đạt được về việc phát triển thê chất tâm lý trẻ em, đồng thời đặt ra những tiêu chuẩn thống nhất về năng lực và phẩm chất giáo viên mâm non, đặt ra những yêu câu cơ bản cho công tác đào tạo và

Trang 14

những quy định cơ bản về chế độ chính sách đối với GV mắm non và trường mâm non

Để quản lý ngành với quản lý theo địa phương được tốt, người cán bộ quản lý phải nghiên cứu chủ trương, đường lối chính sách giáo dục chung của

ngành Đồng thời, phải nghiên cứu tình hình thực tiễn của địa phương về mọi

mặt để chỉ đạo lực lượng giáo dục thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo mục tiêu giáo dục mầm non, phù hợp với thực tiễn địa phương Biết tận dụng có

hiệu quả những yếu tố, điều kiện sẵn có của địa phương

4.2.6 Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế

Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả quản lý Hiệu quả quản lý giáo dục được tính trên cơ sở thực hiện các mục tiêu với những chi phí nhất định về các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực sao cho đạt được kết quả cao nhất mà tiết kiệm được thời ølan, SỨC người, sức của

Trong công tác giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng, hiệu

quả kinh tế được đo băng chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục được thể

hiện ở phẩm chất, năng lực của trẻ Do đó, phải chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục Đề thực hiện nguyên tắc này, đòi hỏi người quản lý giáo dục mầm non phải sử dụng một các hợp lý những tiềm năng vật chất của địa phương, của nhà trường, sắp xếp, phân công một cách hợp lý sức lao động, tiết kiệm được thời gian, sức người, sức của, đồng thời nắm vững và vận dụng tôi đa các thành tựu khoa học vào lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ; Xây dựng cơ sở vật

chất, đồ dùng, đồ chơi phù hợp, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên học tập bồi

dưỡng nâng cao tay nghề, phấn đấu rèn luyện hoàn thiện bản thân

4.2.7 Nguyên tắc đảm bảo vai trò của gia đình và của xã hội tham gia vào công tác qHảnH lÿ nhà trường

Giáo dục là nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và xã hội Do vậy, trong công tác quản lý giáo dục mắm non, việc tạo điều kiện cho các lực lượng xã hội tham gia vào việc quản lý, giáo dục là rất cân thiết

Nguyên tắc này phải thỏa mãn các yêu câu sau:

Trang 15

- Phải làm cho toàn xã hội nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với việc giáo dục trẻ

- Tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tỉnh thần cho trường mam non trong công tác chăm sóc — giáo dục trẻ

- Nhà trường phải tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia vao công tác xây dựng, phát triển và quản lý nhà trường Nhà trường kết hợp chặt chẽ với gia đình, tận dụng mọi tiềm năng về vật chất và tinh thần của gia đình, của xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ em

Tóm lại: Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ nâng cao hơn, gắn bó hơn, phong phú hơn trách nhiệm của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, tạo điều kiện cho giáo dục khăng định vai trò thúc đây phát triển xã hội, khơi dậy mọi tiềm năng, huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia xây dựng phát triển giáo dục nói chung, giáo dục mâm non nói riêng

Kết luận: Nguyên tắc quản lý giáo dục là những tiêu chuẩn, những quy

tặc cơ bản được đúc rút từ thực tiễn quản lý giáo dục, là chỗ dựa đáng tin cậy

về lý luận giúp người quản lý giáo dục định hướng đúng đăn trong hồn cảnh phức tạp ln biến đổi để tự mình giải quyết các tình hỗng cụ thể, đa dạng, biết tô chức một cách khoa học hoạt động quản lý đề đạt hiệu quả tối ưu

5 Phương pháp quản lý giáo dục mâm non 5.1 Khái niệm phương pháp quản lý giáo dục

- Phương pháp là cách thức, là con đường hoạt động của con người nham dat được mục đích đã đề ra

Mỗi một hoạt động có những phương pháp đặc trưng Trong công tác quản lý, phương pháp quản lý là bộ phận năng động nhất, linh hoạt nhất

- Phương pháp quản lý giáo dục là tổ hợp những cách thức tiến hành hoạt động quản lý giáo dục để thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý

- Phương pháp quản lý trường mâm non là cách thức tác động của hiệu trưởng tới cá nhân, tập thể cán bộ giáo viên nhăm thực hiện mục tiêu quản lý đã dự kiến

Trang 16

5.2 Cac phuong phap quan ly co ban 5.2.1 Phương pháp hành chính- tô chức

Phương pháp hành chính sự tác động trực tiếp của người quản lý đến

cán bộ công nhân viên của mình băng những mệnh lệnh chỉ thị, quyết định quản lý (có tính chất văn bản) bắt buộc người dưới quyền phải thi hành

nhiệm vụ Phương pháp hành chính — tô chức được cấu thành từ 3 yếu tố: - Hệ thống luật và các văn bản pháp quy đã được ban hành

Ví dụ: Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em; Điều lệ trường mam non

- Các mệnh lệnh hành chính được ban bố từ người lãnh đạo như: Nội quy nhà trường, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, chương trình công tác, chức năng, nhiệm vụ giao cho từng bộ phận, cá nhân

- Kiểm tra việc chấp hành các văn bản, các mệnh lệnh hành chính Đặc trưng của phương pháp hành chính tô chức là mang tính pháp lệnh bắt buộc và tính kế hoạch rõ ràng, được thê hiện trong các văn bản: luật, điều

lệ, chỉ thị nghị quyết, thông tư Đó là những văn kiện mang tính chất hành

chính, pháp quy quy định rõ ràng dứt khoát: Ai làm? Làm thế nào? Đó là

những điều bắt buộc phải thực hiện không ai có quyền lựa chọn, thay đổi

Phương pháp này giúp cho người cán bộ quản lý dễ điều hành cán bộ, giáo

viên, công nhân viên của mình và dễ dàng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ

của người thừa hành Đồng thời, giúp cho người cán bộ quản lý chỉ đạo tập thể của mình thực hiện đúng chủ trương đường lỗi, chính sách giáo dục của Dang và nhà nước

Phương pháp hành chính tổ chức rất cân thiết trong quản lý giáo dục, thiếu phương pháp này thì không thé chỉ huy trực tiếp, không thể quản lý được

Trang 17

hạn chế tinh chủ động sáng tạo khi thừa hành công việc Nếu lạm dụng phương pháp “hành chính hoá'' sẽ dẫn tới lối quan liêu, giấy tờ máy móc, xa rời thực tế, mệnh lệnh cửa quyên trong quản lý

5.2.2 Phương pháp giáo dục- thuyết phục

Đây là phương pháp tác động băng tinh thần của chủ thể quản lý đến

đối tượng quản lý nhằm giúp họ hiểu biết, tin tưởng và tích cực thi hành những

công việc được g1ao

Nhiệm vụ cơ bản của phương pháp giáo dục là động viên tinh thần chủ động tích cực, tự giác, năng lực sáng tạo của mọi người, huy động các khả năng tiềm tàng của mỗi cá nhân để họ nhận thức rõ ý nghĩa, được kích thích về tỉnh thần mà hăng hái hồn thành cơng việc Đồng thời tạo ra trong quá trình hoạt động không khí phân khởi, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau giúp đỡ nhau vươn lên

Để giáo dục thuyết phục có hiệu quả, người quản lý cần sử dụng ba phương tiện cơ bản sau:

1 Người quản lý dựa vào những chỉ thị, những nghị quyết có tính chất

văn bản để giảng giải thuyết phục cấp dưới khi giao nhiệm vụ cho họ, cũng

như khi kiểm tra đánh giá kết quả công việc của họ

2 Uy tín về năng lực chuyên môn, cũng như năng lực quản lý và các phẩm chất tính cách là điều kiện quan trọng để giáo dục thuyết phục người khác

3 Sử dụng dư luận tập thể lành mạnh để điều khiển điều chỉnh hành vị,

thái độ của mỗi thành viên Khi có được dư luận tập thể lành mạnh, có thể sử

dụng phương pháp giáo dục song song: Vừa trực tiếp tác động, thuyết phục người được giáo dục vừa tác động đến họ thông qua dư luận tập thê Sự kết hợp linh hoạt sáng tạo giữa nhà giáo dục và tập thể khi tác động đến đối tượng giáo dục sẽ có hiệu quả cao

5.2.3 Phương pháp ding “don bay”’ kinh té

Trang 18

Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp lên đối tượng quản lý bằng việc tạo ra sự quan tâm nhất định về lợi ích vật chất để người lao động

điều chỉnh hành động nhằm hoàn thành nhiệm vụ

Đặc trưng của phương pháp này là khuyến khích việc hoàn thành nhiệm vụ băng lợi ích kinh tế để kích thích tính tích cực của người lao động

Trong quản lý giáo dục, phương pháp này thể hiện băng các chế độ,

chính sách khuyến khích vật chất và thường được kết hợp với phương pháp

hành chính tô chức trong việc xác định định mức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu

Ưu điểm của phương pháp kinh tế là nhanh chóng tạo nên động cơ mạnh cho hoạt động vì nó mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động Đồng thời phát huy được tính chủ động tự giác, sáng tạo của mỗi người trong công việc, giảm nhẹ việc giám sát kiểm tra của người quản lý

Nhược điểm dễ thấy của phương pháp này là dễ dàng dẫn tới khuynh

hướng vụ lợi, chỉ quan tâm đến cá nhân mình mà không quan tâm đến đồng

nghiệp nếu tuyệt đối hoá kích thích vat chat

5.2.4 Phương pháp tâm lý — xã hội

Phương pháp tâm lý xã hội trong quản lý giáo dục là cách thức tác động vào đối tượng quản lý băng các biện pháp lôgích và tâm lý nhăm biến những yêu cau do người lãnh đạo đề ra thành nghĩa vụ tự giác, thành nhu cầu của người thực hiện

Nhiệm vụ của phương pháp tâm lý — xã hội là động viên tinh thân chủ động tích cực, tự giác của mọi người, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy lẫn nhau giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ

Sự tác động tâm lý tới nhận thức, tình cảm, lòng tự trọng của mỗi

thành viên đã kịp thời động viên tinh thần, giúp họ vượt qua mọi khó khan dé làm tốt công việc được giao

Phương pháp tâm lý - xã hội đòi hỏi người lãnh đạo một mặt phải tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi thành viên, mặt khác phải có sự hiệu biệt sâu sắc tâm tư nguyện vọng của môi người,

Trang 19

tôn trọng ý kiến của họ và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp trong nhà trường

Ưu điểm của phương pháp này là do được kích thích về mặt tỉnh

thần mà mọi thành viên phát huy được tính tích cực, chủ động, hăng hái làm

việc, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau

Nhược điểm của phương pháp này là nếu người lãnh đạo thiếu sương mẫu về đạo đức, lối sống và sử dụng phương pháp này không đúng lúc,

đúng chỗ, đúng người thì dễ dẫn tới hiện tượng tiêu cực trong quản lý

6 Phong cách quản lý giáo dục

Phong cach: Day là một khái niệm dùng dé chi những cách thức đặc trưng của con người trong việc biểu hiện những (tư tưởng, tình cảm) những hành vi ứng xử hăng ngày cũng như trong việc tiễn hành những hoạt động chuyên môn nghề nghiệp nào đó Mỗi người có một phong cách riêng Phong cách là lề lối, cung cách tiêu biểu trong sinh hoạt, làm việc, hoạt động, cách xử sự, tạo nên cái riêng của mỗi con người hoặc của một kiểu người nào đó

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách của mỗi con người như: hoàn cảnh gia đình, môi trường, văn hóa, hoàn cảnh xã hội, giáo dục, nghề nghiệp địa vị xã hội, kinh nghiệm của người đó

Phong cách của mỗi người không những được biểu hiện ra băng cử chỉ, hành vi cụ thể của từng người mà còn phản ánh cả quan điểm, tư tưởng, lập trường, đạo đức, phẩm chất, nhân sinh quan, thế giới quan của người đó

Phong cách quản lý: Là hệ thống cách thức tác động đặc trưng của người quản lý đối với người thừa hành Trong TLH QL, khái niệm phong cách quản lý được đề cập đến từ hai khía cạnh:

Một mặt: phong cách qản lý phải dựa trên cơ sở tính khách quan của công việc (tính quy luật, tính nguyên tắc, đặc điểm, phạm vi hoạt động cụ thé, những yêu câu đối với người lao động) Mặt khác, thể hiện phong cách cá nhân, mang dấu ấn tính cách cá nhân của người quản lý

Trang 20

động Thể hiện: Người lãnh đạo luôn công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm của minh với động cơ trong sáng vì lợi ích chung và thường xuyên trao đổi, bản bạc với tập thể, biết phê bình đúng đăn, không nẻ tránh trách nhiệm của mình và không bỏ qua khuyết điểm của người dưới quyên

Ưu điểm: Phát huy tối đa tính sáng tạo, chủ động phù hợp với trình độ

chuyên môn, năng lực của người dưới quyền Đem lại bầu không khí thoải mái, dễ chịu có tình người, tạo ra sự đoàn kết

Nhược điểm: Trong những tập thê có trình độ thấp, trì trệ, mất đoàn kết thì phong cách này khó đem lại hiệu quả mong muốn vì thiếu kỷ cương và nguyên tắc tạo cơ hội cho các cá nhân chủ nghĩa

6 2 Phong cách quản lý tự do( thá nối, thả lóng)

Người lãnh đạo theo phong cách này thường giành cho cấp dưới nhiều quyền tự do, không giao cho họ những nhiệm vụ rõ ràng hoặc giao nhiệm vụ một cách tùy tiện, ngẫu hứng, không thường xuyên kiểm tra công việc của họ

Ưu điểm: Đem lại cho cấp dưới một sự tự do, thoải mái

Nhược điểm: Làm cho người dưới quyền bị mất phương hướng ky cương của đơn vị lỏng lẻo vô kỷ luật, dẫn đến năng suất lao động kém

6 3 Phong cách quản lý độc đoán

Biểu hiện: Người lãnh đạo giao nhiệm vụ cho cấp dưới chủ yếu băng mệnh lệnh, chỉ thị, ép buộc băng quyền uy, đe dọa, thiếu tôn trọng nhân cách, thiếu tin tưởng cấp dưới, thậm chí còn chỉ tiết hóa công việc băt buộc cấp dưới

chấp hành tuyệt đối

Người lãnh đạo không tranh luận, bàn bạc, tập trung hóa, tuyệt đối quyền hành, tự mình quyết định những vẫn đề lớn của tập thể

Đòi hỏi người dưới quyền quá cao, quá khắt khe không quan tâm đến thái độ, đời sống tình cảm của người khác

Thái độ ứng xử trịch thượng, héng hách, kiêu căng, khen chê, nhận xét thiêu khách quan

Trang 21

thức, kinh nghiệm va năng lực của người dưới quyên Tạo ra bầu không khí thiêu nhân văn, căng thăng nặng nề trong tập thể, dẫn đến mắt đoàn kết

Tuy nhiên, trong tình huống đặc biệt phong cách này cũng có thể đem lại hiệu quả về khía cạnh công việc cho dù hiệu quả đó chỉ mang tính tạm thời chứ không hứa hẹn một tương lai tốt đẹp

Hướng dẫn tự học

Đọc giáo trình cân tập trung các vấn đề sau:

- Nắm được khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm của quản lý nói chung

- Nắm được mục đích, đối tượng, các loại chức năng của quản lý GDMN

- Nam được các loại phong cách quản lý GD

- Năm được hệ thống các nguyên tắc và phương pháp quản lý GDMN Cầu hói ôn tập chương I:

1.Tại sao nói: Quản lý là công việc khó khăn phức tạp nhất trong xã hội?

2 Trình bày đối tượng, mục đích của quản lý giáo dục mâm non 3 Trinh bay cac loại chức năng của quản lý giáo dục

4.Tại sao nói: Quản lý là một khoa học, một nghề và là một nghệ thuật?

5 Nguyên tắc quản lý là gì? Nêu các nguyên tắc quản lý giáo dục Nguyên tắc nào quan trọng nhất, tại sao?

6 Trình bày nguyên tắc tập trung dân chủ Đánh giá ưu điểm của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý

7 _ Trình bày phương pháp hành chính tô chức Làm thế nào để vận dụng phương pháp này một cách có hiệu quả?

§ _ Trình bày phương pháp giáo dục thuyết phục Làm thế nào để vận dụng phương pháp này một cách có hiệu quả?

9 Trình bày phương pháp kinh tế Làm thế nào để vận dụng phương pháp pháp này một cách có hiệu quả?

Trang 22

10 Trình bày phương pháp tâm lý xã hội Làm thế nào để vận dụng

phương pháp này một cách có hiệu quả?

11 _ Tại sao cần sử dụng phối hợp kết hợp các phương pháp quản lý? 12 Trình bày các phong cách quản lý giáo duc Can van dụng các loại phong cách này như thế nào ?

Bài tập thực hành

Khái quát các nguyên tắc và phương pháp quản lý của hiệu trưởng, liên hệ thực tế với đơn vị trường mình, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm

Tài liệu đọc thêm

1 Dinh Van Vang - Một số Vấn đề Quản lý Trường Mầm non

2 Phạm Thị Châu - Công tác Quản lý GDMN - NXB Giáo dục - 1993

3 Phạm Thị Châu (Chủ biên) - Một số Vẫn đề Quản lý Giáo dục Mầm non NXB DH quốc gia Hà Nội 2002

Ngày đăng: 22/03/2020, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN