Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào vĩnh phúc trong giai đoạn 2003 đến nay

59 318 2
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào vĩnh phúc trong giai đoạn 2003 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Quốc Bình - NEU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ ---------- ĐỀ ÁN MÔN HỌC Đề tài: Tình hình thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 đến nay Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Đỗ Đức Bình Người thực hiện: Nguyễn Quốc Bình Mã Sinh Viên: CQ 520312 Lớp chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế 52A Hà Nội, tháng 6 năm 2013 1 MỤC LỤC Lời nói đầu 3 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 5 1. Khái niệm và đặc điểm 5 1.1. Khái niệm .5 1.2. Đặc điểm .5 2. Phân loại FDI 7 2.1. Phân loại theo hình thức thâm nhập .7 2.2. Phân loại theo quy định của luật Đầu tư Việt Nam 7 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI 9 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TĨNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN QUA .12 I. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VĨNH PHÚC .12 1. Điều kiện tự nhiên 12 1.1. Vị trí địa lý 12 1.2. Dân số .13 1.3. Khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên 15 2. Kết cấu hạ tầng .16 3. Môi trường pháp lý của tỉnh .19 II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VĨNH PHÚC .27 1. Tình hình thu hút FDI của Vĩnh Phúc .27 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư 31 III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI TỈNH .32 A. Những đóng góp tích cực 32 B. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 39 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY. .42 I. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM TỚI 42 1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc đến năm 2020 42 2. Những lĩnh vực ưu tiên phát triển .43 3. Định hướng thu hút FDI .44 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY .45 2 1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư 45 2. Cải cách hành chính 48 3. Tăng cường đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư 51 4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực 54 Kết luận .56 Tài liệu tham khảo .57 3 LỜI NÓI ĐẦU Những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nền kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm qua là điều không thể phủ nhận. FDI đã đóng góp lượng vốn đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần thúc đẩy, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu, tạo ra những cơ hội và ưu thế mới để tham gia có hiệu quả vào quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu và khu vực. Riêng Vĩnh Phúc, một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ tây - bắc của Thủ đô Hà Nội, trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng nhìn chung, Vĩnh Phúcmột tỉnh có nền kinh tế mang đặc trưng của một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy nguồn vốn FDI đóng một vai trò hết sức quan trọng đảm bảo cho tỉnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nhận thức được tầm quan trọng đó của FDI, Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh khác trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh công tác kinh tế đối ngoại và thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút các dự án FDI và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song những năm gần đây, do bối cảnh trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn FDI vào tỉnh có xu hướng chững lại và có biểu hiện giảm sút. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm tới. Xuất phát từ thực tế trên, sau khi được trang bị những vấn đề lý luận, phương pháp luận có hệ thống và chiều sâu về kiến thức chuyên ngành kinh tế 4 quốc tế, em đã chọn đề tài "Tình hình thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2005 đến nay" làm nội dung nghiên cứu của đề án. Đề án gồm có ba chương: Chương I: Lý luận chung về FDI Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua. Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2005 đến nay. Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đỗ Đức Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề án môn học này. Tuy nhiên với kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề án không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để đề án này được hoàn thiện hơn. Hà nội, tháng 6/2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Quốc Bình 5 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI 1. Khái niệm và đặc điểm 1.1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ, nhưng từ khi mới xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, (FDI) đã có vị trí đáng kể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động FDI không ngừng mở rộng và chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong các quan hệ kinh tế này. Cho đến nay FDI đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại và một nhân tố qui định bản chất của các quan hệ kinh tế quốc tế. Trong các hoạt động đầu tư quốc tế thì FDImột kênh chủ yếu của đầu tư tư nhân. Đây là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. Nói một cách khác, FDImột loại di chuyển vốn quốc tế dài hạn trong đó chủ vốn đầu tư cũng đồng thời là người tham gia trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sử dụng đồng vốn của mình nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Về bản chất, đây là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. 1.2. Đặc điểm Các hình thức chủ yếu trong đầu tư quốc tế là đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư chứng khoán, cho vay của các định chế kinh tế và các ngân hàng nước 6 ngoài (vay thương mại) và nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA).Trong các nguồn vốn từ bên ngoài, nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư tư nhân do các nhà đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư, chịu trách nhiệm vay và trả nợ. Đây là nguồn vốn có tính chất “bén rễ” ở bản xứ nên không rút đi trong một thời gian ngắn. Ngoài ra FDI không chỉ đầu tư vốn mà còn đầu tư công nghệ và tri thức kinh doanh nên dễ thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Từ những nét chính về FDI có thể rút ra đặc điểm của hình thức này: Thứ nhất: Đây là hình thức đầu tư chủ yếu bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Đầu tư theo hình thức này không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần về kinh tế cho nước tiếp nhận vốn đầu tư, hơn nữa còn đem lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. Thứ hai: Chủ đầu tư nước ngoài có quyền điều hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình, chính tỷ lệ góp vốn pháp định sẽ qui định việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm cũng như phân chia lợi nhuận và rủi ro giữa các chủ đầu tư. Đối với hoạt động FDI ở Việt Nam, luật đầu tư nước ngoài cho phép chủ đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và được tham gia liên doanh với vốn góp không thấp hơn 30% vốn pháp định của dự án (trong một số trường hợp, tỷ lệ này có thể xuống đến 20%), không khống chế tỷ lệ góp vốn tối đa (nhưng một số ngành nghề thì có). Trong khi đó ở nhiều nước khác trong khu vực, khi tham gia liên doanh, chủ đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn cổ phần nhỏ hơn hoặc bằng 49%, 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ. 7 Thứ ba: Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý . mà các hình thức đầu tư khác không đáp ứng được. Thứ tư: Nguồn vốn đầu tư này ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 2. Phân loại FDI: Có thể phân loại FDI theo nhiều cách: 2.1. Phân loại theo hình thức thâm nhập: Đầu tư mới Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng mộtsở sản xuất kinh doanh đã tồn tại. Mua lại và sáp nhập qua biên giới Mua lại và sáp nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động. Các hình thức của sáp nhập bao gồm: - Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty trong cùng một ngành kinh doanh (hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh tranh). - Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Có 2 dạng sáp nhập theo chiều dọc là: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất, sáp nhập theo chiều ngang là: Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối. Sáp nhập theo chiều dọc diễn ra nhiều trong lĩnh vực dầu mỏ. 8 - Sáp nhập hỗn hợp: là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy là đa dạng hóa, và chúng thường thu hút sự chú ý của những công ty có lượng tiền mặt lớn. 2.2. Phân loại theo quy định của luật Đầu tư Việt Nam: Doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Loại hình doanh nghiệp này hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn phải tùy thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về: chính trị,kinh tế, luật pháp, văn hóa, mức độ cạnh tranh, … Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia thành quả kinh doanh cho mỗi bên, từ đó tiến hành đầu tư, kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức này không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỉ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuận từ đầu của hai bên. Đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO: BOT dùng chỉ các mô hình sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng trực thuộc khu vực nhà nước, sau đó nhà đầu tư sẽ kinh doanh trong một thời gian nhất đinh để thu hồi vốn và đạt được một mức lợi nhuận hợp lý. Vào cuối giai đoạn vận hành, dự án sẽ được chuyển giao quyền sở hữu cho chính phủ nước sở tại. 9 Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư sẽ chuyển giao lại cho nước sở tại và nhận được thanh toán bằng tiền hoặc tài sản nào đó tương xứng với vốn bỏ ra ban đầu và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí. Đối với hợp đồng BTO, sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước sở tại và được chính phủ nước này dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một khoảng thời gian đủ để hoàn vốn và có lợi nhuận thích hợp. 3 hình thức hợp đồng này diễn ra ở lĩnh vực hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, được hưởng các ưu đãi đầu tư hơn các doanh nghiệp FDI khác. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và công ty con: Mô hình công ty nàymột trong những mô hình tổ chức quản lý được thừa nhận rộng rãi nhất ở hầu hết các nước. Mô hình này được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát hoạt động quản lý của các công ty con. Tuy nhiên, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình một cách độc lập. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI: Nếu như mối quan hệ bên trong quyết định nhiều đến năng lực và sản phẩm của doanh nghiệp thì mối quan hệ bên ngoài lại liên quan nhiều đến hình ảnh của doanh nghiệp và tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trên thực tế, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển thường là từ các TNC của các nền kinh tế tiên tiến, vì vậy các hoạt động “bên trong” thường được tổ chức khá hoàn chỉnh. Với đặc điểm này, các yếu tố bên ngoài là những yếu tố có khả năng ảnh hưởng quyết định đến thành công của các doanh nghiệp FDI. Các yếu tố bên ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp FDI thường được phân loại theo nhóm như sau: 10 . 39 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY. .42. quốc tế, em đã chọn đề tài "Tình hình thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2005 đến nay" làm nội dung nghiên cứu của đề án. Đề án gồm có ba

Ngày đăng: 24/09/2013, 15:54

Hình ảnh liên quan

Tình hình thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 đến nay Giáo viên hướng dẫn:GS.TS Đỗ Đức Bình - Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào vĩnh phúc trong giai đoạn 2003 đến nay

nh.

hình thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 đến nay Giáo viên hướng dẫn:GS.TS Đỗ Đức Bình Xem tại trang 1 của tài liệu.
BẢNG 6. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ TỈNH  VĨNH PHÚC PHÂN THEO HUYỆN, THỊ - Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào vĩnh phúc trong giai đoạn 2003 đến nay

BẢNG 6..

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ TỈNH VĨNH PHÚC PHÂN THEO HUYỆN, THỊ Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001- 2010 - Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào vĩnh phúc trong giai đoạn 2003 đến nay

Bảng 1.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001- 2010 Xem tại trang 35 của tài liệu.
1 GDP giá thực tế (tỷ đồng) - Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào vĩnh phúc trong giai đoạn 2003 đến nay

1.

GDP giá thực tế (tỷ đồng) Xem tại trang 35 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan