1. Tình hình thu hút FDI của Vĩnh Phúc
BẢNG 8: TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA VĨNH PHÚC
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 5T/2013 Số dự án được cấp phép mới 27 35 14 32 8 15 11 8 3 Số VĐK (đ/vị Tr USD) 212,6 190 178,66 302,9 120 250 108 78,4 40,5
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc)
Năm 2005: Trên địa bàn tỉnh thu hút được 81 dự án, trong đó: 54 dự án
DDI với tổng số vốn đầu tư là 3304 tỷ đồng; 27 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 212,6 triệu USD, trong đó có 07 dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất với số vốn tăng là 100 triệu USD, tăng 1,3 lần về số dự án và 1,7 lần về số vốn đầu tư so với năm 2004, đạt 177,2% về số vốn đầu tư so với kế hoạch năm. Trong cơ cấu GDP của tỉnh, giá trị sản xuất CN-XD từ 39% năm 2000, tăng lên 52,2% năm 2005.
Năm 2006: thực hiện cả năm trên địa bàn tỉnh thu hút được 75 dự án trong
đó có 35 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 190 triệu USD, tăng 30% về số dự án; 40 dự án trong nước, với số vốn đăng ký là 2500 tỷ đồng.
Năm 2007: Đến hết tháng 6/2007 trên địa bàn tỉnh có 474 dự án còn hiệu
lực gồm 120 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư ;à 1,06 tỷ USD và 354 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư là 21581,6 tỷ đồng. Về thu hút dự án mới được tăng cường, đầu tư trong nước thu hút được 24 dự án mới và 4 dự án điều chỉnh, với tổng số vốn đầu tư là 1417,1 tỷ đồng, bằng 86,3% về số vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 35,4% kế hoạch năm, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp như: thiết bị điện tử, linh kiện xe máy,
dược phẩm , khóa cửa, giấy ăn cao cấp,.. đầu tư nước ngoài thu hút được 14 dự án với tổng số vốn đầu tư là 178,66 triệu USD tăng 53% về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ các nền kinh tế: Đài Loan (3 dự án, VĐT: 18,56 triệu USD), Đức (1 dự án, VĐT: 12,4 triệu USD), Hàn Quốc (3 dự án, VĐT: 6,7 triệu USD), Nhật Bản (5 dự án, VĐT: 6,2 triệu USD)… Trong đó các dự án đầu tư về lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 81,65% về số dự án, tiếp theo là lĩnh vực du lịch - dịch vụ, đô thị chiếm 14,14% về số dự án, tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp chiếm 2,74% về số dự án, còn lại là lĩnh vực đào tạo nghề.
Năm 2008: Lĩnh vực thu hút đầu tư tiếp tục đạt kết quả cao với 124 dự án
đầu tư mới, trong đó có 31 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 93 dự án đầu tư trong nước (DDI), đưa tổng số dự án FDI đến hết năm 2008 đạt 164 dự án với tổng số vốn đăng ký 1,14 tỷ USD và 265 dự án DDI với tổng số vốn đăng ký 15,5 ngàn tỷ đồng. Tính đến hết năm 2008, đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Vĩnh Phúc, trong đó có các dự án đầu tư lớn của các Tập đoàn điện tử công nghệ cao của Đài Loan như: compal, Hồng Hải. Kết quả thu hút đầu tư trong năm qua tiếp tục đưa Vĩnh Phúc vào tốp các tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tư trong cả nước và xếp thứ 3 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ sau thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bình Dương. Nhìn chung các dự án đầu tư vào tỉnh, đặc biệt là các dự án FDI đều triển khai xây dựng nhanh và đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư.
Năm 2009: chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,
kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương với 8,34%, GDP bình quân đầu người đạt 24,3 triệu đồng, đặc biệt, thu ngân sách lần đầu tiên chạm mốc hơn 10.000 tỷ đồng. Toàn tỉnh thu hút 93 dự án đầu tư mới, trong đó có 8
dự án FDI với tổng số vốn 120 triệu USD và 85 dự án DDI với tổng vốn đăng kí 6.640 tỷ đồng. Tuy số dự án và lượng vốn đăng ký có chững lại so với năm trước nhưng vẫn là minh chứng khẳng định Vĩnh Phúc là mảnh đất lành thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước, ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Trên mảnh đất lành ấy, lũy kế đến hết năm 2009, đã có tổng số 445 dự án đầu tư với 107 dự án FDI và 338 dự án DDI.
Con số này còn có ý nghĩa bởi từ tác động từ khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, các yếu tố: lạm phát, chứng khoán, ngân hàng... đã ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư, đặc biệt là đầu tư của khu vực kinh tế FDI. Mặt tích cực trong việc thu hút vốn FDI vào Vĩnh Phúc là ngày càng mở rộng các quốc gia đầu tư; bên cạnh các quốc gia truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản thì hiện nay đã có thêm Ý, Malaixia, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapo...
Năm 2010: riêng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ước thực hiện năm
2010, trên địa bàn tỉnh thu hút được 160 dự án tăng 44,1% so với năm 2009 (tăng 49 dự án), trong đó: 15 dự án FDI với tổng số VĐK khoảng 250 triệu USD tăng 154,3% so với 2009 và 145 dự án DDI mới, với tổng số vốn đăng ký đạt 6749,4 tỷ đồng, giảm 2,5% so với năm 2009 do chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ. Lũy kế đến hết năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 601 dự án, trong đó 197 dự án FDI, với tổng VĐK là 2323,4 triệu USD; vốn thực hiện ước đạt 40,4% tổng vốn đăng ký và 480 dự án DDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 30278 tỷ đồng; vốn thực hiện ước đạt 35% tổng vốn đăng ký.
Năm 2012: Tính đến 30-6-2012, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 121 dự
án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 2.432,7 triệu USD (trong đó: vốn đầu tư mới là 1.946,9 triệu USD và tăng vốn là 510,8 triệu
USD); vốn thực hiện là 1.101,75 triệu USD, chiếm tỷ lệ 45,3% so với tổng vốn đăng ký đầu tư. Quy mô vốn bình quân một dự án là 20,1 triệu USD/dự án và diện tích đất sử dụng cho các dự án là 594,35 ha, bình quân đạt 4,1 triệu USD/ha đất sử dụng. Năm 2012, tuy giá trị sản xuất công nghiệp có giảm nhưng hầu hết các ngành dịch vụ lại có sự tăng trưởng cao so với năm 2011: ngành thương mại, sửa chữa tăng 18,5%; ngành khách sạn, nhà hàng tăng 15,3%; ngành vận tải kho bãi, thông tin liên lạc tăng 29%; ngành y tế và dịch vụ cứu trợ xã hội tăng 19,5%.
5T/2013: Tuy nền kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, bất
ổn kinh tế vĩ mô trong nước vẫn hiện hữu, nhưng theo số liệu của Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, trong quý I năm 2013, Vĩnh Phúc vẫn thu hút được thêm được 2 dự án FDI, với số vốn đầu tư đăng ký là 14,34 triệu USD. Như vậy, tính đến hết tháng 3/2013, Vĩnh Phúc có 122 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 2.472,24 triệu USD. Theo đà của quý I, Vĩnh Phúc thu hút thêm từ 3 đến 5 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 50 triệu USD. Nhờ xác định định hướng đúng, tập trung cao độ việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trên địa bàn. FDI đã đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Kết quả hoạt động SXKD của các dự án đầu tư
FDI đã trở thành nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của địa phương; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô, góp phần đầu tư trở lại cho nông
nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong 15 năm qua, FDI đã đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp trên 80%; đóng góp vào thu ngân sách chiếm 80- 85%; đóng góp vào giá trị xuất khẩu chiếm từ 85-90%. Nhờ đẩy mạnh thu hút FDI, nên đã thúc đẩy chuyển giao công nghệ, có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong tỉnh. Địa phương đã phát triển được một số ngành kinh tế chủ lực như sản xuất, chế tạo, lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử.
Những kết quả trong phát triển sau 15 năm tái lập tỉnh (1997 - 2012), nhất là những giải pháp ấn tượng, hiệu quả trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài đã biến Vĩnh Phúc từ một tỉnh nông nghiệp lạc hậu trở thành trung tâm sản xuất ô-tô, xe máy hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 17,24%/năm; thu ngân sách tăng nhanh, từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên 12.695 tỷ đồng năm 2012.
Các dự án FDI đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỷ trọng đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP tăng khá mạnh từ 8,6% năm 1997 lên 39,9% năm 2011. Sự đóng góp của FDI đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1997 - 2011 đạt 17,2%/năm, trong khi đó cả nước tăng 7,51% cùng giai đoạn (năm 2012 là năm khó khăn nhất kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp 2,52%, bằng với kế hoạch sau khi điều chỉnh). Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 17,7%/năm, đóng góp quan trọng tăng tỷ lệ khu vực công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trung bình các giai đoạn chiếm tỷ lệ trên 80%); giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc năm 1997 xếp thứ 45 đến nay xếp thứ 7 cả nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào thu ngân sách chiếm
khoảng 80 - 85%, hiện nay xếp thứ 8 cả nước. Các doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu của các giai đoạn, bình quân khoảng 85 - 90% sản phẩm xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Khu vực DN có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã tạo ra 110.824 lao động, trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 40.723 lao động, chiếm tỷ lệ 36,7%. Trong khi đó, 38 doanh nghiệp nhà nước chỉ tạo ra 4500 việc làm và các doanh nghiệp dân doanh thu hút 65.601 lao động và tạo ra hàng trăm ngàn lao động gián tiếp khác như dịch vụ, xây dựng...
III. Đánh giá tác động của FDI đối với Vĩnh Phúc.
Hoạt động của FDI đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước, tạo khả năng lớn cho sản xuất cũng như đa dạng cho các mặt hàng; dưới đây là những mặt tích cực mà FDI đã đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như những mặt còn hạn chế.
A. Những đóng góp tích cực
1. FDI tạo nguồn vốn bổ xung quan trọng
Trong ngắn hạn cũng như dài hạn, nguồn vốn FDI là rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của tỉnh nói riêng. Vĩnh Phúc là một tỉnh còn non trẻ, mới được thành lập (tháng 7/1997 trước đó sáp nhập chung với Việt Trì và Phú Thọ và gọi chung là tỉnh Phú Thọ. Do vậy nói chung Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh nghèo của Việt Nam, trình độ sản xuất thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, mức sống người dân nhìn chung còn thấp (trừ mức sống của người dân thị xã Vĩnh Yên). Đó là lý do khiến nhu cầu về vốn của tỉnh rất lớn, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế thời kỳ 2001 - 2005 là trên 2,5 tỷ USD.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà nó còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia sẽ ngày càng tham gia nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới đòi hỏi từng nước phải thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI, ngược lại chính FDI lại thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Có thể nói đóng góp quan trọng nhất của việc thu hút nguồn vốn FDI vào Vĩnh Phúc thời gian qua là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Mặc dù tốc độ chuyển dịch chưa mạnh nhưng đây là bước đầu đáng ghi nhận.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Sở KHĐT tỉnh Vĩnh Phúc, 2010)
Bảng 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001- 2010
TT Ngành kinh tế 2000 2005 2010
1 GDP giá thực tế (tỷ đồng)
Tổng số 3.592 8.872 33.903
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1.040 1.726 5.054 Công nghiệp – xây dựng 1.461 4.675 19.041
Dịch vụ 1.091 2.472 9.808
2 Cơ cấu GDP, giá thực tế (%)
Tổng số 100,00 100,00 100,00
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 28,94 19,45 14,9 Công nghiệp – xây dựng 40,68 52,69 56,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh 2010)
3. Chuyển Giao công nghệ:
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm sát thủ đô Hà Nội, nhưng trước khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài, ở tỉnh hầu như không có nhà máy sản xuất lớn, nền công nghiệp nhỏ manh mún. Hơn nữa công nghệ sản xuất ở vĩnh Phúc rất cũ kỹ và lạc hậu. Để thoát khỏi tình trạng này nhằm phát triển kinh tế của tỉnh thì phải có công nghệ mới đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Con đường phát triển công nghệ bằng cách nghiên cứu dể nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật bắt kịp với các nước trên thế giới đang có trình độ phát triển công nghệ như vũ bão là hết sức khó khăn và tốn kém, không thể thực hiện được. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, con đường nhanh nhất để phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ và trình độ sản xuất là biết tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ. Tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức cho phép nước ta tiếp cận được với những công nghệ hiện đại trên thế giới.
Riêng đối với Vĩnh Phúc, FDI đã làm thay đổi lớn nền công nghệ cũng như trình độ công nghệ của tỉnh bởi vì khi các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vào tỉnh họ không chỉ chuyển vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn bằng
như chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, kiến thức khoa học, bí quyết quản lý, bí