Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
854,45 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
^ ]
KHÓA LUẬN TỐTNGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐGIẢIPHÁPNHẰM
TĂNG CƯỜNGTHUHÚTFDIVÀOVĨNHPHÚC
Giai đoạn2003- 2010
Giáo viên hướng dẫn : TH.S NGUYỄN THỊ VIỆT
HOA
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
Lớp : A2
Khoá : CHUYÊN NGÀNH 8
Hà Nội, 5-2003
Khoá luậntốtnghiệp
Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại
thương
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu 4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI VÀ FDITẠI VIỆT NAM 6
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI 6
1. Khái niệm và đặc điểm 6
1.1. Khái niệm 6
1.2. Đặc điểm 7
2. Môi trường đầu tư 8
2.1. Khái niệm 8
2.2. Các yếu tố của môi trường đầu tư 8
2.2.1. Tình hình chính trị 8
2.2.2. Chính sách -Pháp luật 9
2.2.3. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên 9
2.2.4. Trình độ phát triển kinh tế 10
2.2.5. Đặc điểm phát triển văn hoá - xã hội 10
3. Xu hướng vận động của dòng FDI 10
3.1. FDI tập trung vào các nước phát triển 11
3.2. FDI tập trung vào các ngành "kinh tế mới" 12
3.3. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI ở các nước đang phát triển 13
3.4. Sáp nhập sẽ trở thành hình thức đầu tư chủ yếu
II.THỰC TRẠNG THUHÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 15
1. Tình hình thuhút và sử dụng FDI ở Việt Nam 15
1.1. Quy mô vốn đầu tư 15
1.2. Cơ cấu vốn đầu tư 17
1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo đối tác 17
1.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành 19
1.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương 21
1.2.4. Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư 22
2. Đóng góp của FDI với nền kinh tế Vi
ệt Nam 23
3. Những tồn tại, hạn chế 28
Khoá luậntốtnghiệp
Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại
thương
2
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TĨNH VĨNH
PHÚC TRONG THỜI GIAN QUA 31
I. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VĨNHPHÚC 31
1. Điều kiện tự nhiên 31
1.1. Vị trí địa lý 31
1.2. Dân số 32
1.2.1. Số dân 32
1.2.2. Lực lượng lao động 32
1.3. Khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên 33
2. Kinh tế - xã hội 34
2.1. Kết cấu hạ tầng 34
2.1.1. Cấp điện 34
2.1.2. Cấp nước 35
2.1.3. Thông tin liên lạc 36
2.1.4. Giao thông -Vậntải 36
2.1.5. Các ngành dịch vụ khác 37
2.2. Tình hình kinh tế 38
2.2.1. Công nghiệp 38
2.2.2. Nông, lâm, thuỷ sản 40
2.2.3. Thương mại 41
2.2.4. Hợp tác đầu tư 41
3. Môi trường pháp lý của tỉnh 42
3.1. Cơ chế quản lý 42
3.1.1. Các văn bản liên quan đến FDI 42
3.1.2. Các cấp quản lý 42
3.1.3. Thủ tục quản lý dự án FDI 44
3.2. Các chính sách ưu đãi dành cho FDItạiVĩnhPhúc 45
II. THỰC TRẠNG THUHÚTFDI CỦA VĨNHPHÚC 49
1. Tình hình thuhútFDI của VĩnhPhúc 49
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư 54
2.1. Đóng góp của các dự án vào sự phát triển kinh tế của tỉnh 54
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI TỈNH 55
A. Những đóng góp tích cực 55
Khoá luậntốtnghiệp
Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại
thương
3
1. FDI tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng 55
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá 56
3. Chuyển giao công nghệ 57
4. Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động 58
5. Đóng góp vào ngân sách 60
B. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 61
1. Về cơ chế quản lý 61
2. Những tồn tại khác 62
CHƯƠNG III. MỘT SỐGIẢIPHÁPNHẰMTĂNGCƯỜNGFDIVÀO TỈNH VĨNHPHÚCTRONG
GIAI ĐOẠN2003- 2010. 64
I. ĐỊNH HƯỚNG THUHÚTFDI CỦA TỈNH VĨNHPHÚCTRONG NHỮNG NĂM TỚI 64
1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của VĩnhPhúc đến năm 2010 64
2. Những lĩnh vực ưu tiên phát triển 65
3. Định hướng thuhútFDI 66
3.1. Về địa bàn 66
3.2. Về hình thức đầu tư 66
II. MỘT SỐGIẢIPHÁPNHẰMTĂNGCƯỜNGTHUHÚTFDIVÀO TỈNH VĨNHPHÚCTRONG
GIAI ĐOẠN2003- 2010 66
1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư 67
1.1. Cải thiện chính sách đất đai 67
1.2. Tăngcường hơn nữa các chính sách ưu đãi và khuyến khích FDI 68
2. Cải cách hành chính . 69
2.1. Cải cách thủ tục hành chính 69
2.2. Bộ máy hành chính 71
3. Tăngcường đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư 71
4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực 75
Kết luận 77
Tài liệu tham khảo 78
Phụ lục 1 80
Phụ
lục 2 83
Phụ lục 3 87
Khoá luậntốtnghiệp
Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại
thương
4
LỜI NÓI ĐẦU
Những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với
nền kinh tế Việt Nam trong hơn 10 năm qua là điều không thể phủ nhận. FDI
đã đóng góp lượng vốn đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp
phần thúc đẩy, nâng cao sức cạ
nh tranh của hàng hoá, dịch vụ góp phần nâng
cao năng lực xuất khẩu, tạo ra những cơ hội và ưu thế mới để tham gia có
hiệu quả vào quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu và khu vực.
Riêng Vĩnh Phúc, một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ tây
- bắc của Thủ đô Hà Nội, trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế
trọng điểm phía bắc, có vị trí quan trọngtrong chiến lược phát triể
n kinh tế
của đất nước. Nhưng nhìn chung, VĩnhPhúc là một tỉnh có nền kinh tế mang
đặc trưng của một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, nguồn vốn tích luỹ
từ nội bộ chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy nguồn vốn FDI
đóng một vai trò hết sức quan trọng đảm bảo cho tỉnh phát triển kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá - hiệ
n đại hoá.
Nhận thức được tầm quan trọng đó của FDI, VĩnhPhúc cũng như các
tỉnh khác trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh công tác kinh tế đối ngoại và
thực hiện nhiều biện phápnhằmthuhút các dự án FDI và đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ. Song những năm gần đây, do bối cảnh trong nước và
quốc tế gặp nhiều khó khăn, nguồ
n vốn FDIvào tỉnh có xu hướng chững lại
và có biểu hiện giảm sút. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sự
phát triển kinh tế của VĩnhPhúctrong những năm tới.
Khoá luậntốtnghiệp
Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại
thương
5
Xuất phát từ thực tế trên, sau khi được trang bị những vấn đề lý luận,
phương phápluận có hệ thống và chiều sâu về kiến thức chuyên ngành kinh tế
đối ngoại, em đã chọn đề tài "Một sốgiảiphápnhằmtăngcườngthuhút
FDI vàoVĩnhPhúctronggiaiđoạn2003- 2010" làm nội dung nghiên cứu
của khoá luậntốt nghiệp.
Khoá luận gồm có ba chương:
Chương I: Khái quát chung về FDI và FDItại Việt Nam.
Ch
ương II: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh
Vĩnh Phúctrong thời gian qua.
Chương III: Một sốgiảiphápnhằmtăngcườngthuhútFDIvàoVĩnh
Phúc tronggiaiđoạn2003- 2010.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hoa cùng
các bác, các anh chị phòng kinh tế đối ngoại -Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Vĩnh Phúc đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành
khoá luậntốtnghiệp này.
Tuy nhiên với kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên khoá luận không thể
tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo để khoá luậntốtnghiệp này được hoàn thiện hơn.
Hà nội, tháng 5/2003
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Khoá luậntốtnghiệp
Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại
thương
6
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI VÀ FDITẠI VIỆT NAM
I
II I. Khái quát chung về FDI
1. Khái niệm và đặc điểm
1.1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra
đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ, nhưng từ
khi mới xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, (FDI) đã có vị trí đáng kể
trong quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của
quan h
ệ kinh tế quốc tế, hoạt động FDI không ngừng mở rộng và chiếm một
vị trí ngày càng quan trọngtrong các quan hệ kinh tế này. Cho đến nay FDI
đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại và một nhân tố qui định bản chất của
các quan hệ kinh tế quốc tế.
Trong các hoạt động đầu tư quốc tế thì FDI là một kênh chủ yếu của
đầu tư tư nhân. Đây là hình thức mà ch
ủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ
hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điều hành
hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ,
thương mại. Nói một cách khác, FDI là một loại di chuyển vốn quốc tế dài
hạn trong đó chủ vốn đầu tư cũng đồng thời là người tham gia trự
c tiếp quản
lý điều hành hoạt động sử dụng đồng vốn của mình nhằm mục tiêu tìm kiếm
lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Về bản chất, đây là
hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá.
Khoá luậntốtnghiệp
Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại
thương
7
1.2. Đặc điểm
Các hình thức chủ yếu trong đầu tư quốc tế là đầu tư trực tiếp (FDI), đầu
tư chứng khoán, cho vay của các định chế kinh tế và các ngân hàng nước
ngoài (vay thương mại) và nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức
(ODA).Trong các nguồn vốn từ bên ngoài, nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu
tư tư nhân do các nhà đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm về hiệ
u quả đầu
tư, chịu trách nhiệm vay và trả nợ. Đây là nguồn vốn có tính chất “bén rễ” ở
bản xứ nên không rút đi trong một thời gian ngắn. Ngoài ra FDI không chỉ
đầu tư vốn mà còn đầu tư công nghệ và tri thức kinh doanh nên dễ thúc đẩy sự
phát triển kinh tế.
Từ những nét chính về FDI có thể rút ra đặc điểm của hình thức này:
Thứ nhất: Đây là hình thức đầu tư ch
ủ yếu bằng vốn của tư nhân do các
chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ lãi. Đầu tư theo hình thức này không có những ràng buộc về
chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần về kinh tế cho nước tiếp nhận vốn
đầu tư, hơn nữa còn đem lại tính khả thi và hi
ệu quả kinh tế cao.
Thứ hai: Chủ đầu tư nước ngoài có quyền điều hành toàn bộ hoạt động
đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành
doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình, chính tỷ lệ góp vốn
pháp định sẽ qui định việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm cũng như phân
chia lợi nhuận và rủi ro giữa các chủ đầu tư.
Đối với hoạt động FDI ở Việt Nam, luật đầu tư nước ngoài cho phép chủ
đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong
một số lĩnh vực nhất định và được tham gia liên doanh với vốn góp không
thấp hơn 30% vốn pháp định của dự án (trong một số trường hợp, tỷ lệ này có
thể xuống đến 20%), không khống chế tỷ lệ góp vốn tối
đa (nhưng một số
Khoá luậntốtnghiệp
Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại
thương
8
ngành nghề thì có). Trong khi đó ở nhiều nước khác trong khu vực, khi tham
gia liên doanh, chủ đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn cổ phần nhỏ hơn
hoặc bằng 49%, 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ.
Thứ ba: Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ,
kỹ thuật tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý mà các hình thức đầu
tư khác không đáp ứng
được.
Thứ tư: Nguồn vốn đầu tư này ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của chủ
đầu tư dưới hình thức vốn pháp định còn bao gồm cả vốn vay của doanh
nghiệp để triển khai hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như vốn đầu tư
từ nguồn lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
2. Môi trường đầu tư
2.1 Khái niệm
Môi trường đầu tư là các yếu tố: Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, tình hình
chính trị, chính sách pháp luật, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm văn hoá -
xã hội của một khu vực hoặc một quốc gia mà các nhà đầu tư cần phải xem
xét và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào khu vực hoặc
quốc gia đó. Việc thuhútFDI bị ảnh h
ưởng bởi các nhân tố về tình hình
chính trị, chính sách -pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ
phát triển kinh tế, các đặc điểm văn hoá - xã hội. Các nhóm yếu tố này có thể
làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư, vì vậy ảnh hưởng
đến công cuộc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở nước nhận đầu tư
2.2. Các yếu tố củ
a môi trường đầu tư
2.2.1. Tình hình chính trị
Có thể nói ổn định chính trị của nước chủ nhà là yếu tố hấp dẫn hàng đầu
đối với các nhà đầu tư, yếu tố này lại càng đặc biệt đối với các nhà đầu tư
nước ngoài. Bởi vì tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm
Khoá luậntốtnghiệp
Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại
thương
9
bảo các cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư,
các chính sách ưu tiên đầu tư và định hướng phát triển của nước nhận đầu tư.
Đồng thời, sự ổn định chính trị còn là tiền đề cần thiết để ổn định tình hình
kinh tế – xã hội, nhờ đó giảm được tính rủi ro cho các nhà đầu tư. Một nước
không thể thuhút được nhiều FDI nếu tình hình chính trị luôn bất ổn định.
2.2.2. Chính sách -pháp luật
Vì quá trình đầu tư có liên quan rất nhiều đến các hoạt động của các tổ
chức, cá nhân và được tiến hành trong thời gian dài nên các nhà đầu tư nước
ngoài rất cần có một môi trường pháp lý hợp lý và ổn định của nước chủ nhà.
Môi trường này gồm các chính sách, qui định đối với FDI và tính hiệu lực của
chúng trong thực hiện. Một môi trường pháp lý h
ấp dẫn FDI nếu có các chính
sách, qui định hợp lý và tính hiệu lực cao trong thực hiện. Đây là những căn
cứ pháp lý quan trọng không chỉ để đảm bảo quyền lợi của các nhà ĐTNN mà
còn là những cơ sở cần thiết cho họ tính toán làm ăn lâu dài ở nước chủ nhà.
Ngoài ra một vấn đề khác cũng được các nhà đầu tư nước ngoài
quan tâm, đó là định hướng đầu tư của nước chủ
nhà. Vì các nhà đầu tư
nước ngoài thường có chiến lược kinh doanh dài hạn nên họ rất cần sự rõ
ràng, ổn định trong định hướng đầu tư của nước chủ nhà.
2.2.3. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tư nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách,
địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số Đây là những yếu tố tác
động quan trọng
đến tính sinh lãi hay rủi ro của các hoạt động đầu tư.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí
vận chuyển, đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên
liệu phong phú với giá cả rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn. Các yếu tố này không
những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thuhút được các nhà đầu tư
[...]... Khoá luận tốtnghiệp tăng lên 2 tỷ USD vào năm 2000 Ngoài ra, tronggiaiđoạn này còn có một xu hướng khác rất đáng lo ngại đó là số dự án và vốn đầu tư giải thể tăng cao hơn nhiều so với giaiđoạn trước Tổng số vốn đầu tư giải thể giaiđoạn 1997 – 2000 khoảng 5,26 tỷ USD so với 2,96 tỷ USD của 9 năm trước cộng lại Sang năm 2001, tình hình trong nước và quốc tế có xu hướng thu n lợi cho việc thu hút. .. học Ngoại Khoá luận tốtnghiệp BẢNG 3 CƠ CẤU VỐN FDI PHÂN THEO NGÀNH TẠI VIỆT NAM (tính đến 31/12/2002) ĐVT: triệu USD 21774 13070 29 3195 3405,5 218 3186 1858 Nông - Lâm nghiệp và thủy sản 461 2176 1286 388 2155 1183 - Thủy sản 73 21 103 Dịch vụ 734 15082 6374 -Tài chính - Ngân hàng 47 576 516,4 -Văn hoá - Y tế - Giáo dục 118 583 190 - Xây dựng văn phòng - căn hộ 108 3662,5 1672 - Xây dựng khu đô... Ngoại Khoá luận tốtnghiệp Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cơ cấu vốn FDI đã thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến Tronggiaiđoạn đầu mở cửa, phần lớn số vốn đầu tư đổ vào ngành dầu khí, giao thông vậntải- bưu điện, khách sạn - du lịch, dịch vụ tư vấn, giải trí và quảng cáo Tuy nhiên vốn đầu tư nước ngoài đã dần chuyển sang các hoạt động thu c ngành công nghiệp. .. 2001 31/12/2002 FDItrong hơn một thập kỷ qua có thể được nhìn nhận qua hai giaiđoạn với hai xu hướng phát triển khác biệt với mốc là năm 1996, FDI liên tục gia tăng cả về số dự án và vốn đầu tư, đạt mức kỷ lục là 8,6 tỷ USD về tổng vốn đăng ký vào năm 1996 Tronggiaiđoạn này tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vốn FDI đạt khoảng 50% FDI đã tăng đáng kể từ mức 37 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng... 2005, chiếm 29% trong tổng số1 0.000 tỷ USD vốn FDI toàn cầu Khoa Kinh tế Ngoại thương thương 11 Trường Đại học Ngoại Khoá luận tốtnghiệp BẢNG 1: 10 ĐỊA CHỈ THUHÚT VỐN FDI HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI (Giai đoạn 2001 - 2005) ST Tên nước T Lượng FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm (tỷ USD) Tỷ trọngtrong tổng lượng FDI thế giới (%) 1 Mỹ 236,2 26,6 2 Anh 82,5 9,3 3 Đức 68,9 7,8 4 Trung Quốc 57,6 6,5 5 Pháp 41,8 4,7... Xây dựng khu đô thị mới 3 2556 0,4 - Xây dựng hạ tầng khu công 16 835 472 - Giao thông vậntải- Bưu điện 102 2908 1307 - Khách sạn - Du lịch 125 3235,5 2016 - Dịch vụ khác 215 726 200 Tổng số III 2329 - Nông - Lâm nghiệp II Vốn thực hiện (TH) - Xây dựng I Tổng vốn đăng ký (VĐK) - CN dầu khí STT Số dự án 3524 39032 20730 Nước và vùng lãnh thổ Công nghiệp và xây dựng nghiệp khu chế xuất Khoa Kinh tế Ngoại... dựng Tác dụng của FDI đối với giải quyết việc làm còn được thể hiện gián tiếp kéo theo một số ngành nghề khác ở nội địa phát triển; lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI có thu nhập khá làm sức mua tăng lên, tiếp tục thuhút thêm những lao động mới Như vậy, bên cạnh một số tiềm năng khác, FDI đã tác động tích cực vào yếu tố khai thác tiềm năng lao động ở cả hai phương diện: thuhút được một lượng... 1.2.1 Số dân VĩnhPhúc có diện tích tự nhiên khoảng 1.371 km2, dân số gần 1,2 triệu người Tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị , văn hóa của tỉnh và 6 huyện là Mê Linh, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương và Lập Thạch BẢNG 6 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ TỈNH VĨNHPHÚC PHÂN THEO HUYỆN, THỊ (số liệu có đến 31/12/2002) Số xã Số Diện... khai Khoa Kinh tế Ngoại thương thương 30 Trường Đại học Ngoại Khoá luậntốtnghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH VĨNHPHÚCTRONG THỜI GIAN QUA I Môi trường đầu tư ở VĩnhPhúc 1 Điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý VĩnhPhúc là tỉnh thu c vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ tây - bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía... thuhút vốn đầu tư vào Việt Nam do: - Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đang tronggiaiđoạn khôi phục và ổn định, một số nhà đầu tư nước ngoài đang mong muốn tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam - Luật sửa đổi bổ xung Luật ĐTNN tại Việt Nam được quốc hội thông qua tháng 6 năm 2000 có nhiều điểm thông thoáng và thu n lợi về thu và các ưu đãi về tiền thu đất cho các nhà ĐTNN - Chính phủ ban hành .
^ ]
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO VĨNH PHÚC
Giai đoạn 2003 - 2010
Giáo.
3.2. Về hình thức đầu tư 66
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG
GIAI ĐOẠN 2003 - 2010 66
1. Hoàn thiện cơ chế chính