XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỐI ƯU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TỐI ƯU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
Nhóm thực hiện
Hoàng Quốc Hưng CKA – K12 Hoàng Trung Kiên CKA – K12 Nguyễn Việt Long CKA – K12
Trang 2MỤC LỤC
I XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ
1 Mục tiêu sinh lời
2 Mức ngại rủi ro
3 Chiến lược đầu tư
II PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
1 Phân tích triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam
2 Dự báo thị trường chứng khoán cuối năm 2012
3 Đánh giá cơ bản một số ngành kinh tế đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay
III LỰA CHỌN CHỨNG KHOÁN VÀ HÌNH THÀNH DANH MỤC ĐẦU TƯ
1 Lựa chọn chứng khoán
2 Hình thành danh mục đầu tư
2.1 Lựa chọn chứng khoán và thu thập dữ liệu
2.2 Tính toán mức sinh lời kì vọng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số rủi ro và ma trận hiệp phương sai của các cổ phiếu
2.3 Xây dựng đường biên hiệu quả
2.4 Lựa chọn danh mục đầu tư
IV ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU HIỆU QUẢ DANH MỤC
Trang 3I XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ
1 Mục tiêu sinh lời
Mục tiêu mong muốn khi đầu tư vào danh mục hướng tới là mang lại nguồn thu nhập, cung cấp sự tăng trưởng vốn trong thời gian từ trung hạn đến dài hạn bằng việc đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết trên HOSE Lấy thước đo sinh lời là chỉ số VN-Index, chúng tôi hy vọng danh mục đầu tư (DMĐT) được xây dựng sẽ có mức sinh lời đánh bại được mức sinh lời của thị trường, có mức chênh lệch từ 0,1% đến 0,4% một ngày
2 Mức ngại rủi ro
DMĐT được xây dựng và quản lý nhằm hướng đến nhóm nhà đầu tư trẻ, dưới 30 tuổi có mong muốn đạt được mức sinh lời lớn và sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức cao Ngoài ra, thực hiện mức độ đa dạng hóa của danh mục: không đầu tư quá 30% tổng số tiền đầu tư vào một cổ phiếu
3 Chiến lược đầu tư
Thực hiện chiến lược đầu tư chủ động, nhóm đầu tư vào các cổ phiếu có mức vốn hóa lớn, cổ phiếu của những công ty có nền tảng hoạt động kinh doanh ổn định, có cơ cấu đồng bộ, minh bạch và có vị trí nhất định trên thị trường Bên cạnh đó, những công ty này cũng phải có hệ thống quản trị tốt, chiến lược kinh doanh bền vững và tình hình tài chính lạnh mạnh Ngoài ra, do tâm lý chấp nhận mức rủi ro lớn, nhóm đầu tư hết tiền mặt vào thị trường, từ đánh giá giá cổ phiếu trên thị trường lúc này gần ngưỡng đáy và tận dụng tối đa nguồn lực để nắm giữ số cổ phiếu lớn nhất có thế
Vận dụng mô hình Markowitz để hình thành danh mục đầu tư tối ưu
II PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
1 Phân tích triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam
Các thông tin liên quan đến xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường Tình trạng bán tháo diễn ra trong nhiều phiên, đẩy các chỉ số giảm sâu và đi ngược với xu thế tăng điểm của chứng khoán thế giới Theo đó, rủi ro ngắn hạn tăng cao do thị trường thiếu dòng tiền và các thông tin tích cực Tuy nhiên, việc giảm đồng loạt của tất cả các cổ phiếu sẽ khiến mặt bằng P/E của thị trường trở về mức hấp dẫn Kỳ vọng khối ngoại sẽ tiếp tục duy trì giải ngân ở vùng giá thấp như trong tháng 08, tạo sự ổn định cho thị trường trước các cú sốc ngắn hạn
Nửa đầu tháng 8, diễn biến tích cực của các blue chips đã đẩy chỉ số VN-Index có thời điểm tăng trên 5% so với cuối tháng 7 Tuy nhiên, thông tin về vụ việc ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải bị bắt tạm giam để điều tra đã đẩy thị trường rơi vào tình trạng bán tháo trên diện rộng, khiến các chỉ số giảm điểm sâu Kết thúc tháng, VN-Index giảm 4,5% còn HNX-Index giảm 11,2% Nếu tính từ đầu năm 2012 các chỉ số của thị trường chứng khoán Việt Nam không còn nằm trong nhóm các thị trường tăng trưởng dẫn đầu Hiện tại, VN-Index chỉ còn tăng 12,6% còn HNX-Index tăng 4,6% so với mức cuối năm
2011 Mức tăng thấp nếu so với một số chỉ số khác trên thế giới như SET của Thái Lan hay DAX của thị trường Đức với mức tăng đều trên 15% Những thông tin liên quan đến việc xử lý vi phạm trong hệ thống ngân hàng vẫn đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu
tư, diễn biến này khiến nhà đầu tư duy trì sự thận trọng và điều này có thể tiếp diễn trong thời gian tới
Trang 42 Dự báo thị trường chứng khoán cuối năm 2012
Thị trường chứng khoán trong quý III giảm điểm mạnh hơn hẳn so với 2 quý đầu năm, dự báo trong tháng 10 sẽ có đợt sóng phục hồi, song không đủ để vực lại thị trường Có được nhận định như trên chủ yếu là do ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô như sau:
Thông tin về chỉ số CPI, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP quý III Do áp lực từ việc tăng giá xăng, ảnh hưởng của giá các dịch vụ y tế, diễn biến lụt ở miền trung sẽ khiến chỉ số CPI bị ảnh hưởng và tăng nhẹ trong một vài tháng tới Đây là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý trong điều hành chính sách tiền tệ và tài khoá Các biện pháp nởi lỏng nhiều khả năng sẽ được tiến hành thận trọng hơn
Kết quả kinh doanh quý III tiếp tục phân hóa Sự phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra trong các nhóm ngành, doanh nghiệp Chi phí tài chính giảm sẽ giảm áp lực đầu vào cho nhiều doanh nghiệp, mặc dù vậy nhu cầu đầu ra yếu vẫn tiếp tục là rào cản cho sự tăng trưởng doanh thu Đối với các doanh nghiệp có đầu tư tài chính, diễn biến không tích cực của thị trường chứng khoán trong tháng 08 có thể là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp này
có kết quả quý III không thuận lợi bằng 2 quý đầu năm
Kỳ vọng vào việc nhà đầu tư nước ngoài giải ngân khi mặt bằng P/E về vùng thấp Tuy nhiên, sẽ khó có thêm dòng vốn lớn để tạo ra đợt tăng trưởng mạnh, mà lực mua trong bối cảnh hiện tại chỉ đủ giúp thị trường giảm bớt sốc trong ngắn hạn
3 Đánh giá cơ bản một số ngành kinh tế đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay
Ngành tài chính – ngân hàng:
Thị trường tiền tệ có đôi chút xáo trộn sau vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên Lãi suất liên ngân hàng đã bất ngờ tăng vọt trong khi hoạt động trên thị trường OMO cũng bất ngờ sôi động sau nhiều tháng “ngủ đông” Lãi suất các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần tăng vọt lên mức rất cao (8,5-9%) Mặc dù những ngày cuối tháng 8, lãi suất các kỳ hạn này đã hạ nhiệt đáng kể về mức 5-6%, tuy nhiên mức lãi suất này vẫn còn cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung 3-4% trước đó NHNN đã kịp thời bơm ròng trên 23.000 tỷ đồng qua thị trường OMO trong tuần từ 20-24/8 Đây được coi là con số bơm ròng kỷ lục trên thị trường OMO trong vòng 6 tháng trở lại đây, vốn vẫn chỉ quen với quy mô giao dịch từ vài trăm đến vài nghìn tỷ đồng/tuần Ở một khía cạnh khác, việc bơm ròng mạnh mẽ qua OMO cũng cho thấy sự chủ động và phản ứng kịp thời của NHNN trong việc xử lý khủng hoảng thanh khoản (dù chỉ là tạm thời)
Ngành hàng tiêu dùng
Giá cả nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng 8 được kiểm soát khá tốt, không bị tình trạng “tát nước theo mưa” theo giá xăng khi ghi nhận mức giảm 0,18% so với tháng
7 nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế có mức tăng lên tới 5,44% (đã có lộ trình tăng giá ban hành từ nhiều tháng trước)
Ngành dầu khí
Theo báo cáo mới nhất của BP vào tháng 6 năm 2012 và VCBS tổng hợp lại, trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam tăng trưởng chậm, thậm chí còn tăng trưởng âm trong 2008 và 2010 Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ dầu và khí đốt trong nước ngày càng tăng mạnh Trung bình trong 11 năm gần đây, từ 2000 – 2011, sản lượng khai thác dầu của Việt Nam không tăng, trong khi sản lượng tiêu thụ của Việt Nam tăng 7% Đối với khí tự nhiên, Việt Nam khai thác được bao nhiêu thì cũng tiêu thụ hết bấy
Trang 5nhiêu Trung bình sản lượng khí tự nhiên khai thác và tiêu thụ đều tăng 17% trong giai đoạn 2000 – 2011
Ngành vật liệu cơ bản
Giá cả nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng 2,03% (điển hình là việc điều chỉnh giá gas) Hiện mức nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng đang khá cao, bình quân từ 1,5 lần đến trên 2 lần Một số nhà phân tích cũng cho rằng, các doanh nghiệp vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng dù đang bước vào vùng “trũng” nhất của chu kỳ kinh doanh, nhưng khả năng phục hồi có thể đến vào nửa cuối năm 2012 Tuy nhiên, sự phục hồi này nhanh hay chậm lại còn phục thuộc vào cả khả năng sôi động trở lại của thị trường bất động sản Nghĩa là, khi các doanh nghiệp bất động sản xúc tiến trở lại các dự án thì sức tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng mới có thể hồi phục mạnh
Ngành công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp có sự cải thiện qua từng tháng với tốc độ tăng chậm Trong tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,1% so với tháng trước, tuy nhiên so với cùng
kỳ năm trước thì chỉ số này chỉ tăng 4,4% giảm so với mức tăng 6,1% so với cùng kỳ của tháng 7) Tính chung tám tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,7%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,9%, đóng góp
1 điểm phần trăm vào mức tăng của toàn ngành; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,9%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm; sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 12,7%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm
Ngoài ra, chỉ số hàng tồn kho ngành công nghiệp chế biến chưa có nhiều cải thiện Đây là một trong những chỉ số quan trọng và có độ nhạy tương đối cao phản ánh triển vọng phục hồi kinh tế trong tương lai Sự cải thiện của chỉ số hàng tồn kho bất ngờ chậm lại trong tháng 8 gây nên sự lo ngại về khả năng kinh tế Việt Nam sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay Sự phục hồi có thể sẽ diễn ra từ từ và chậm hơn so với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư
III LỰA CHỌN CHỨNG KHOÁN VÀ HÌNH THÀNH DANH MỤC ĐẦU TƯ
1 Lựa chọn chứng khoán
Lập danh sách theo dõi các mã chứng khoán trong rổ VN30, tính toán và lựa chọn 20 mã chứng khoán có mức vốn hóa thị trường lớn nhất tính đến ngày 21/09/2012 (xem phụ lục) để xem xét đưa vào danh mục đầu tư Các mã chứng khoán được chọn, bao gồm: MSN, VNM, VCB, VIC, CTG, BVH, STB, EIB, DPM, MBB, HAG, FPT, HPG, PVD, SSI, PVF, KDC, REE, OGC và CII, thuộc các nhóm ngành tài chính, công nghiệp, công nghệ, hàng tiêng dùng, dầu khí và vật liệu cơ bản
2 Hình thành danh mục đầu tư
Dựa trên các cổ phiếu đã được lựa chọn, sẽ tiến hành việc phân bổ tỷ trọng các cổ phiếu nhằm xây dựng DMĐT Việc phân bổ tỷ trọng này chủ yếu dựa trên cơ sở ứng dụng mô hình Markowitz vào TTCK Việt Nam Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Lựa chọn chứng khoán và thu thập dữ liệu
Bước 2: Tính mức sinh lời kì vọng, rủi ro của các cổ phiếu và ma trận hiệp phương sai
Trang 6Bước 3: Xây dựng đường biên hiệu quả
Bước 4: Lựa chọn danh mục đầu tư
2.1 Lựa chọn chứng khoán và thu thập dữ liệu
Thời kỳ đầu tư là trung và dài hạn, như vậy các cổ phiếu phải có dữ liệu ít nhất trong vòng 2 năm Tuy vậy, do thời gian nghiên cứu hạn chế cũng như những đặc điểm khó lường của thị trường chứng khoán Việt Nam trong cả ngắn, trung và dài hạn, nhóm nghiên cứu chỉ thu thập giá của các cổ phiếu trong giai đoạn 4 tuần từ ngày 27/08 – 21/09 Dữ liệu được cung cấp bởi Maybank Kim Eng
2.2 Tính toán mức sinh lời kì vọng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số rủi ro và ma trận hiệp phương sai của các cổ phiếu
Từ bảng giá đóng cửa đã được điều chỉnh hàng ngày của 20 cổ phiếu, ta tính được mức sinh lời hàng ngày của 20 cổ phiếu của 18 thời kì trong 4 tuần (thời kì đầu tư được chọn là hàng ngày) Ngoài ra, thực hiện điều chỉnh mức sinh lời kì vọng trong trường hợp công ty chi trả
cổ tức và có ngày giao dịch không hưởng quyền (cụ thể đã điều chỉnh với mã DPM ở ngày 12/9) Ta có mức sinh lời của các cổ phiếu hàng ngày trong quá khứ, do vậy mức sinh lời kì vọng được tính từ mức sinh lời trung bình Áp dụng công thức tính mức sinh lời trung bình hoặc ứng dụng hàm Average trong Microsoft Excel, ta tính được mức sinh lời kì vọng hàng ngày Theo đó, tính toán phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số rủi ro của mỗi cổ phiếu Tiếp theo, ta lập ma trận mức sinh lời hàng ngày để tính ma trận hiệp phương sai của các cổ phiếu
2.3 Xây dựng đường biên hiệu quả
Một danh mục tối ưu theo Markowitz là danh mục ứng với mức sinh lời kì vọng cho trước, sẽ
có mức rủi ro thấp nhất Mục tiêu là tìm tỉ trọng của các chứng khoán trong danh mục đầu tư sao cho giảm tới mức tối thiểu phương sai (rủi ro) của toàn danh mục mà đạt được một mức thu nhập nhất định Giải bài toán với các mức thu nhập mục tiêu, người ta xác định được một tập hợp các danh mục đầu tư hiệu quả
Phát biểu bài toán tìm tỉ trọng chứng khoán trong danh mục:
Tối thiểu: rủi ro danh mục đầu tư
Thỏa mãn:
o Mức sinh lời kì vọng của toàn danh mục phải lớn hơn mức tối thiểu đã đặt trước
o Các tỉ trọng đầu tư ứng với tùng chứng khoán không âm và có tổng bằng 1
Trong đề tài này, nhóm sử dụng công cụ Solver trong Microsoft Excel để giải mô hình toán Khi thay đổi mức sinh lời kì vọng trong khoảng 0,0002 đến 0,005 một ngày, chúng ta sẽ có kết quả độ lệch chuẩn tối thiểu và các tập hợp tỷ trọng từng chứng khoán thỏa mãn các điều kiện và hàm mục tiêu của bài toán Markowitz nêu trên Từ đó, chúng ta vẽ được đường cong Markowitz như sau:
Trang 7Đường cong Markowitz (đường biên hiệu quả) phản ánh tập hợp các cơ hội đầu tư, mỗi điểm trên đường cong cho ta một danh mục đầu tư mang lại mức rủi ro nhỏ nhất tương ứng với mức sinh lời nhất định Đường cong hình thành từ 20 cổ phiếu lựa chọn, mỗi danh mục sẽ là
sự kết hợp khác nhau giữa các cổ phiếu với tỷ trọng thay đổi phù hợp với mức sinh lời
2.4 Lựa chọn danh mục đầu tư
Dựa trên mục tiêu và yêu cầu đề ra, nhóm đã chọn ra 3 danh mục đầu tư sau:
Tên công ty Mã
CK
Mức sinh lời quá khứ
Tỷ trọng
Công ty Cổ phần Kinh Đô KDC - 0,010481 0,127022 0,096139 0,060331 NHTM Cổ phần Quân đội MBB 0,000136 0,126996 0,045040 0,000000 Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San MSN 0,003692 0,251150 0,241241 0,243721 Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ
NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương
Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam VNM 0,004826 0,163776 0,203513 0,225370
Mức sinh lời kì vọng 0,0014 0,0024 0,0034
Độ lệch chuẩn 0,0076133 0,0076610 0,0078322
Trên đây là 3 danh mục được chúng tôi lựa chọn dựa vào môi hình Markowitz với những mức sinh lời kỳ vọng tối ưu và rủi ro là thấp nhất Dựa vào tính toán thực tế, cũng như mục tiêu và đặc điểm của nhóm, đó là tiêu hí về mức sinh lời kì vọng, tâm lý của người
từ độ tuổi 21 – 30 là tâm lý dám đương đầu rủi ro, chấp nhận rủi ro, nhóm chúng tôi quyết định chọn danh mục 3 để đầu tư trong khoảng thời gian từ 1 – 2 năm
0.0000
0.0010
0.0020
0.0030
0.0040
0.0050
0.0060
0.0074000 0.0076000 0.0078000 0.0080000 0.0082000 0.0084000 0.0086000 0.0088000
Đường cong Markowitz
Trang 8Để thực hiện việc đầu tư với các danh mục phù hợp, nhóm củng cố lại các kết quả qua việc đánh giá các cổ phiếu được lựa chọn trong danh mục
Đánh giá các chỉ số
Mã CK KDC MBB MSN PVD STB VIC VNM
VN-Index MSL
-0,010481 0,000136 0,003692 0,003902 0,000177 0,008058 0,004826 0,001401
Độ lệch
chuẩn 0,029841 0,016479 0,018902 0,022650 0,018872 0,020543 0,015357 0,012509
Hệ số rủi
ro -2,84715 121,1691 5,119718 5,804716 106,6215 2,549392 3,182138 8,928622
Nhìn vào bảng ta có thể thấy mức sinh lời trong thời gian nghiên cứu ngắn và điều kiện thị trường khá yếu cho thấy TSSL của cổ phiếu trong danh mục là không cao, riêng KDC mang dấu âm, tuy nhiên hầu hết các cổ phiếu trong danh mục có TSSL lớn hơn TSSL của
cả thị trương (tính trên HOSE)
Ta có thể thấy hầu như các cổ phiếu được chọn đều có TSSL quá khứ dương, chỉ riêng TSSL của KDC mang dấu âm Hai cổ phiếu nhóm ngành Tài Chính là MBB và STB có mức TSSL khá thấp, chính là do những tác động của thông tin xấu trong ngành ngàn hang mang lại Các cổ phiếu còn lại trong danh mục thì đều có TSSL quá khứ lớn hơn TSSL của chỉ số thị trường
-0.015 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01
Mức sinh lời quá khứ
Trang 9Mức sinh lời của các cổ phiểu đã thấy ở bảng TSSL quá khứ cao hơn so với chỉ số thị trường là VN-Index cũng tương ứng với độ lệch chuẩn của các cổ phiếu này so với chỉ số thị trường, điều đó có nghĩ là rủi ro cũng lớn hơn Tuy nhiên 3 cổ phiếu là KDC, MBB và STB tuy có mức sinh lời nhỏ hơn của chỉ số thị trường nhưng lại có độ lệch chuẩn cao hơn, chứng tỏ dù TSSL nhỏ nhưng rủi ro vẫn khá cao Điều này là cho thấy sự khó lường của thị trường trong thời điểm hiện tại
Hệ số rủi ro được tính bằng cách chia độ lệch chuẩn cho mức sinh lời của cổ phiếu, thể hiện mối tương quan giữa mức sinh lời và rủi ro Các cổ phiếu có hệ số rủi ro càng nhỏ thì mức rủi ro trên một đơn vị sinh lời càng nhỏ Có thể thấy các hệ số rủi ro cổ phiếu biến động xung quanh thị trường, trong đó có 2 cổ phiếu có mức tương quan lớn hơn là MBB và STB Và đặc biệt là KDC có hệ số rủi ro âm
Phân tích công ty
MSN: Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San
0.000000
0.005000
0.010000
0.015000
0.020000
0.025000
0.030000
0.035000
Độ lệch chuẩn
-20
0
20
40
60
80
100
120
140
Hệ số rủi ro
Trang 10Điểm mạnh: thương hiệu và các lĩnh vực hoạt động của MSN tại các công ty con và công
ty mẹ ngày càng được các nhà đầu tư thế giới đánh giá cao Sự hiện diện của các nhà đầu
tư chiến lược đã giúp công ty tiếp cận được những mô hình kinh doanh tốt nhất trên thế giới Không một công ty khu vực tư nhân nào tại Việt Nam có thể tiếp cận nhóm các nhà đầu tư chiến lược đa dạng như MSN Masan có khả năng thu hút một trong những đội ngũ quản lý tốt nhất ở cả công ty mẹ và các công ty con với tổng cộng 150 năm kinh nghiệm Đội ngũ lãnh đạo giỏi giúp MSN tiếp cận những mô hình kinh doanh tiên tiến cùng chiến lược quản lý rủi ro và tài chính tốt nhất Bên cạnh đó chiến lược marketing tập trung xây dựng những thương hiệu sản phẩm cao cấp giúp MSN tạo sự khác biệt với những công ty trong nước thường cạnh tranh về giá
6 tháng đầu năm 2012 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh nhờ vào sự thành công trong lĩnh vực mỳ ăn liền và doanh số hợp nhất từ Vinacafe cho dù đã trải qua Q1 2012 với kết quả kinh doanh khiêm tốn.Doanh thu tăng trưởng 37,7% và tỉ suất lợi nhuận gộp cao,ổn định
ở mức 40%.Techcombank-ngân hang con của tập đoàn Masan,đã đạt được doanh thu
1223 tỷ trong 6 tháng đấu năm 2012 tăng 13,8% so với cùng kì năm ngoái.Masan giữ 30,6% tương đương với 374 tỷ đồng
Tiềm năng tăng trưởng trong những quý tiếp theo là rất khả quan dựa trên lĩnh vực kinh doanh hiện tại,tung them các sản phẩm mới trong lĩnh vực snacks và thức uống với sự chỉ đạo của giám đốc nghiên cứu phát triển mới từ Unilever Trung Quốc về gia nhập MSN,dựa vào sự phát triển hơn nữa của công ty mới thâu tóm-Vinacafe,vào hoạt động M&A với lượng tiền mặt dồi dào và cuối cùng là doanh thu tạo ra từ dự án khai thác mỏ bắt đầu từ Q3 2012.Theo ước tình,MSN có thể đạt kết quả kinh doanh ấn tượng với sự tăng trưởng 53% trong doanh thu và 23% trong lợi nhuận sau thuế tương đương 10772 tỷ
và 2647 tỷ
Một số chỉ số cơ bản: EPS 3934đ, P/E 32,7, ROE 18%, P/S 8,9
VNM: Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
Hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh thực phẩm công nghệ VNM được biết đến là nhà thu mua sữa lớn nhất, với thương hiệu nổi tiếng trong nước và hệ thống phân phối rộng lớn Nhờ đó công ty có khả năng mặc cả giá thu mua với người chăn nuôi Các nhà máy được trang bị dây chuyền sản xuất tiên tiến đã mang lại các sản phẩm đa dạng, chất lượng với hơn 200 chủng loại
Các chính sách ưu đãi của chính phủ về ngành sữa, củ thể chính phủ đã phê duyệt 2000 tỷ cho các dự án phát triển ngành sữa đến 2020; nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, trong
đó vinamilk cũng chủ động đầu tư, xây dựng các nguồn đầu cung, xây dựng các nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp; và việc Việt Nam gia nhập WTO cũng tạo cơ hội cho VNM mở rộng thị trường , kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm VNM đang
có rất nhiều cơ hội để tăng trưởng mạnh mẽ hơn
Và triển vọng trong thời gian tới : ngành sữa Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng, nhận thức của người dân về vai trò của sữa tăng rõ rệt kèm theo đó là thu nhập của người dân tăng, đời sống cải thiện nhiều so với trước nên tiềm năng phát triển của VNM là rất lớn 6 tháng đầu năm VNM chứng tỏ rằng công ty vẫn có thể tăng trưởng trong điều kiện nền kinh tế duy giảm.Doanh thu tăng 29,4% đạt 12,9 ngàn tỷ đồng,chủ yếu do sản lượng tăng 20% và giá bán tăng 7%,Lợi nhuận trước thuế đạt 1809,4 tỷ đồng do lợi nhuận gộp
và thu nhập tài chính ở mức cao
Một số chỉ số cơ bản: EPS 9119, P/E:10,ROE :31,1%