1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ở Tỉnh Hòa Bình

198 93 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Những nghiên cứu về lý luận phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1.1.Những nghiên cứu về bản chất, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Những nghiên cứu về bản chất, đặc đ

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các

số liệu, kết quả nêu trong luận án là có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo đúng quy định

Tác giả

Nguyễn Thị Hoàng Lý

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 71.1 Những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 71.2 Nhận xét chung về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận

án và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 26

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 292.1 Một số vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 29 2.2 Khái niệm, nội dung, chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 37 2.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số địa phương

và bài học rút ra đối với tỉnh Hòa Bình 56

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Ở TỈNH HÕA BÌNH 653.1 Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Hòa Bình trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 65 3.2 Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn

2006 - 2017 69 3.3 Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 96

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HÕA BÌNH 1174.1 Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 117 4.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 128 4.3 Một số kiến nghị đối với chính phủ 145

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi khí hậu

BHXH : Bảo hiểm xã hội

CCKT : Cơ cấu kinh tế

CLKD : Chiến lược kinh doanh

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐKKD : Đăng ký kinh doanh

GTGT : Giá trị gia tăng

HĐH : Hiện đại hóa

UBND : Ủy ban nhân dân

VCCI : Vietnam Chamber of Commerce and Industry -

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam XTTM : Xúc tiến thương mại

WTO : World Trade Organization - Tổ chức Thương mại

Thế giới

Trang 6

Bảng 3.2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh

Hòa Bình theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2006 - 2017 74 Bảng 3.3: Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa Bình tham gia xuất khẩu giai

Bảng 3.4: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa

Bình theo khu vực kinh tế giai đoạn 2006 - 2017 78 Bảng 3.5: Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành nghề kinh doanh ở tỉnh

Bảng 3.6: Chi phí nghiên cứu khoa học bình quân của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hòa Bình, Tây Bắc giai đoạn 2006 - 2017 theo giá so sánh năm 2010 81 Bảng 3.7: Hệ số nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc và

Bảng 3.8: Hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh

Hòa Bình và Tây Bắc giai đoạn 2006 - 2017 83 Bảng 3.9: Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình kinh doanh thua lỗ theo

khu vực kinh tế và theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2006 - 2017 85 Bảng 3.10: GRDP và giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình

Bảng 3.14: Thu nhập bình quân lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa

Bình giai đoạn 2006 - 2017 theo giá so sánh năm 2010 94

Trang 7

Bảng 3.15: Thực trạng thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động ở

các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 - 2017 95 Bảng 3.16 Tổng hợp đánh giá phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa

Bảng 3.17: Yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu cụ thể về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa

Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 127

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng quy mô khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa

Bình, Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 70 Biểu đồ 3.2 Tăng trưởng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên 1000

dân tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 71 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh thua lỗ ở tỉnh Hòa Bình,

khu vực Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 84 Biểu đồ 3.4: Hiệu suất sinh lợi trên tài sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 86 Biểu đồ 3.5: Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa ở tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 87 Biểu đồ 3.6: Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 87 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ giải quyết việc làm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hoà

Biểu đồ 3.8: Thu nhập bình quân đầu người của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

tỉnh Hoà Bình, Tây Bắc và cả nước theo giá hiện hành giai đoạn

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là hình thức tổ chức doanh nghiệp (DN) chiếm đa số trong nền kinh tế Việt Nam với khoảng 98% tổng số DN Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), các DNNVV Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào thành tựu phát triển của đất nước Với ưu thế linh hoạt, năng động và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, các DN này đã khẳng định vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân Các DNNVV giúp phát triển sức sản xuất, phát huy nội lực, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng GDP và phát triển kinh tế của đất nước đồng thời tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo Các DNNVV cũng tạo các mối liên kết chặt chẽ với các loại hình DN trong và ngoài nước để tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị ngành hàng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu Trong quá trình hoạt động, các DNNVV đã bộc lộ những điểm yếu cố hữu như công nghệ lạc hậu, năng lực tiếp cận nguồn lực kinh doanh thấp,… Không ít hạn chế mới xuất phát từ cấu trúc bên trong của DN, từ việc áp dụng những kiến thức quản trị hiện đại hay từ mô hình tổ chức quản lý… đã dần bộc lộ Trên thực tế, DNNVV Việt Nam dù tăng trưởng về

số lượng nhưng chất lượng và sức cạnh tranh còn yếu

Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, đất đai, đặc điểm văn hoá đa dạng và phong phú, thuận lợi cho việc đầu

tư phát triển mạnh một số lĩnh vực kinh tế của các DNNVV Trong thời gian qua, các DNNVV ở tỉnh Hoà Bình có sự tăng trưởng nhanh số lượng, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh Tuy nhiên, đánh giá khách quan cho thấy, tình trạng suy giảm kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn có nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước các cấp có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nhưng sự

Trang 10

phát triển của các DNNVV còn thiếu ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh về các nguồn lực vốn có cũng như những mong muốn của bản thân các DN

và của tỉnh

Hơn nữa, trước những thực tế đặt ra trong tình hình mới đặt ra như hiện nay,

bao gồm: Thứ nhất, tình hình hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng bên cạnh việc

tạo ra cho các DNNVV tỉnh Hòa Bình có một môi trường hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại hơn và động lực kinh doanh hiệu quả hơn cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho các DNNVV như: Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và khả năng ứng phó với sự chuyển đổi

nhanh chóng của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập Thứ hai, cuộc cách mạng

công nghiệp (CMCN) lần thứ tư với những khả năng hoàn toàn mới và có tác động mạnh mẽ đến các DNNVV tỉnh Hòa Bình là cơ hội để các DN được tiếp cận với các công nghệ hiện đại, cải thiện chất lượng, giá cả, tốc độ nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với áp lực cần cải tiến và đổi mới các dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng, tuyển dụng nhân lực có năng lực về công nghệ và sự cạnh tranh ngày càng

gay gắt của DN nước ngoài Thứ ba, biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự đã làm cho

những thiên tai ngày càng diễn biến khốc liệt, bên cạnh những yếu tố cực đoan do thiên tai gây ra tác động tới mọi mặt của các DNNVV tỉnh Hòa Bình như gia tăng chi phí sản xuất, chi phí vốn, giảm năng lực sản xuất, nguyên liệu đầu vào khó khăn, giảm cầu , BĐKH cũng đem lại cơ hội cho DN thay đổi tư duy phát triển, tìm ra mô hình và phương thức kinh doanh bền vững

Thực tiễn nêu trên cho thấy, phát triển DNNVV tỉnh Hòa Bình là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết Cần thiết phải có những nghiên cứu mang tính hệ thống trên cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển các DNNVV ở nước ta nói chung, các tỉnh nói riêng để phát huy thế mạnh của DN, của địa phương, cũng như tận dụng thời cơ do hội nhập quốc tế, CMCN và BĐKH mang lại Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, tác giả

chọn đề tài:“Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình” để nghiên cứu

làm luận án tiến sĩ Kinh tế

Trang 11

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 -

2017 và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình đến năm

2025 và tầm nhìn đến năm 2030

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài luận án có nhiệm vụ:

- Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển DNNVV ở địa bàn cấp tỉnh;

- Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển DNNVV ở một số địa phương để rút

ra bài học cho tỉnh Hòa Bình;

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 trên cơ sở khung lý luận đã xây dựng;

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình Chủ thể phát triển DNNVV là chính quyền tỉnh Hòa Bình với đối tượng tham gia là các DNNVV thuộc các thành phần kinh tế ở tỉnh Hòa Bình

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

Đề tài luận án nghiên cứu phát triển DNNVV dưới góc độ kinh tế phát triển, tức là xem xét, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình trên 05 nội dung: (i) Tăng trưởng số lượng và trưởng thành quy mô của các DNNVV; (ii) Chuyển dịch cơ cấu khu vực DNNVV theo hướng tiến bộ; (iii) Gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh (SXKD) của các DNNVV; (iv) Gia tăng hiệu quả SXKD của các DNNVV; (v) Gia tăng đóng góp của các DNNVV vào phát triển KT-

XH địa phương

- Về không gian:

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các DNNVV hoạt động trên địa

Trang 12

bàn tỉnh Hòa Bình theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ

về trợ giúp phát triển DNNVV và hoạt động theo Luật DN số 68/2014/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014

- Về thời gian

Đề tài luận án nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

- Cơ sở lý luận: Đề tài luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển DN nói chung, phát triển DNNVV nói riêng; chủ trương phát triển KT-XH, phát triển DNNVV của tỉnh Hòa Bình Đồng thời, đề tài luận án kế thừa những lý thuyết kinh tế hiện đại như phát triển DNNVV trong điều kiện hội nhập quốc tế, CMCN, v.v

- Cơ sở thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu về phát triển DNNVV tại một

số địa phương trong cả nước, kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển DNNVV ở Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017

4.2 Phương ph p nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó:

Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng để nghiên cứu, phân tích những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển DN nói chung, DNNVV nói riêng;

kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước Từ đó, hình thành báo cáo tổng quan tình hình nghiên cứu về DNNVV và phát triển DNNVV, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu của luận án

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong luận án từ việc nghiên cứu bản chất, vai trò, đặc điểm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV; phân tích các kết quả đạt được trong phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình; phân tích chỉ ra nguyên nhân và tổng hợp các kết quả nghiên cứu về

Trang 13

nguyên nhân dẫn đến những hạn chế phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình Đồng thời, phương pháp phân tích, tổng hợp còn được sử dụng trong định hướng và giải pháp phát triển DNNVV

Phương pháp thống kê, so sánh: Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu để phân tích, đánh giá, so sánh tình hình phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình theo các giai đoạn cụ thể

Phương pháp dự báo được sử dụng trong dự báo các yếu tố tác động đến phát triển DNNVV, dự báo xu hướng phát triển DNNVV, những thuận lợi, khó khăn trong phát triển DNNVV trong thời gian tới

Phương pháp điều tra xã hội học

Được tiến hành từ tháng 7 đến hết tháng 11 năm 2017 về tình hình phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình Đối tượng khảo sát là 260 DNNVV ứng với 15,2% được chọn mẫu từ dàn tổng thể 1710 DNNVV năm 2016 của tỉnh Hòa Bình (sắp xếp theo

độ dốc lao động giảm dần), hoạt động trong các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp xây dựng và dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn 11 huyện của tỉnh Hòa Bình Kết quả số liệu sơ cấp thu thập từ cuộc điều tra được sử dụng vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn từ 2006 - 2017

- Nguồn tài liệu nghiên cứu

Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp và phân tích trong luận án là các tài liệu đã được công bố trên báo, tạp chí, sách, các công trình nghiên cứu có liên quan ở trong nước và ngoài nước; các tài liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình và các cơ quan quản lý tỉnh Hòa Bình

Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra theo bộ câu hỏi soạn thảo sẵn dành cho 260 DNNVV ở tỉnh Hòa Bình

5 Đóng góp mới của luận án

- Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển DNNVV ở địa bàn cấp tỉnh, bao gồm: khái niệm, nội dung, chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV ở cấp tỉnh

- Rút ra bài học về phát triển DNNVV cho tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới

Trang 14

từ kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số địa phương

- Đánh giá đúng, khách quan, khoa học thực trạng phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 theo hệ thống chỉ tiêu đã xây dựng trong chương lý luận, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó

- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chương và 11 tiết

- Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

ở địa bàn cấp tỉnh

- Chương 3: Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình

- Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

ở tỉnh Hòa Bình

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1.1 Những nghiên cứu về lý luận phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1.1.Những nghiên cứu về bản chất, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Những nghiên cứu về bản chất, đặc điểm của DNNVV

Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006) trong “Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [2] đã chỉ ra 7 đặc điểm cơ bản của DNNVV như sau: Các DNNVV thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức DN; là những DN có quy mô lao động và vốn nhỏ; khả năng về công nghệ thấp; khả năng quản lý hạn chế; tay nghề của người lao động thấp; thường sử dụng chính những diện tích đất riêng của mình làm mặt bằng sản xuất; khả năng tiếp cận thị trường kém

Phạm Văn Hồng (2007) trong “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” [40] lại chia những đặc điểm của DNNVV thành 2 nhóm, bao gồm: (i) Về các điểm mạnh là: Dễ khởi sự, có tính linh hoạt cao,

có lợi thế về sử dụng lao động, có lợi thế trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống; (ii) Về các điểm yếu là: Không có lợi thế kinh tế theo quy mô, thiếu các nguồn lực để thực hiện các ý tưởng kinh doanh lớn và thường bị yếu thế, chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh, gây ra không ít những tiêu cực ngoại lai cho nền kinh tế

Nguyễn Văn Lê (2014) trong “Tăng trưởng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn” [45] cho rằng các DNNVV có những đặc điểm riêng biệt xuất phát từ tính chất hoạt động như: Có quy mô hoạt động SXKD và tiềm lực tài chính nhỏ; loại hình DN và lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phong phú; chiến lược SXKD, trình độ khoa học kỹ

Trang 16

thuật và NLCT hạn chế; hoạt động phụ thuộc vào biến động của MTKD; bộ máy điều hành gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao nhưng năng lực quản trị chưa cao

Đoàn Tranh (2016) trong “Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa” [Error!

lợi thế và bất lợi của những DN này là: Điều hành theo phong cách gia đình và hay xung đột về vấn đề sở hữu; thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức; dễ khởi nghiệp nhưng chịu rất nhiều rủi ro trong kinh doanh; không có lợi thế kinh tế theo quy mô; công nghệ lạc hậu, khó tiếp cận và đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến, nhất là công nghệ sản xuất xanh; yếu trong hội nhập, thiếu thông tin thị trường

và khó tham gia chuỗi thị trường của các ngành hàng; linh hoạt trong chuyển đổi hoạt động kinh doanh; lựa chọn các ngành nghề kinh doanh có lợi nhuận cao; khả năng sáng tạo cao và là thành viên chính của công nghiệp phụ trợ

Lê Thế Phiệt (2016) trong “Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” [58] khẳng định những đặc điểm của DNNVV gồm: DNNVV là những DN khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân, có quy mô vốn nhỏ;

dễ khởi nghiệp; bất lợi trong hoạt động và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; chưa chú trọng về văn hóa DN; công nghệ lạc hậu; khả năng quản lý của chủ DN và trình

độ tay nghề của người lao động thấp; khả năng tiếp cận thị trường kém

- Những nghiên cứu về vai trò của DNNVV

Willibold Frehner (2005) trong "Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

(SMES) trong nền kinh tế chuyển đổi" [28] cho rằng, các DNNVV là chủ thể thích

hợp và đáng tin cậy cho sự phát triển kinh tế Việt Nam DNNVV chính là một nhân

tố năng động trong tạo việc làm, tạo thu nhập, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và giảm đói nghèo

Hoàng Hải (2005) trong "Những vấn đề về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” [35] khẳng định: DNNVV là một phương tiện có hiệu quả để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và góp phần ổn định xã hội Ngoài ra, DNNVV góp phần quan trọng tạo lập sự cân bằng trong phát triển và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế (CCKT) theo vùng lãnh thổ Đây cũng là khu vực có khả năng thu hút tích cực nhất các nguồn lực, nguồn vốn đầu tư trong dân cư và sử dụng tối ưu

Trang 17

các nguồn lực của xã hội cho tăng trưởng và phát triển kinh tế

Mouayed, M (2008) trong “Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong

nền kinh tế” (The Role of Small and Medium Size Entreprises in the Economy) [115] cho rằng, đối với các công ty lớn, DNNVV là hiện thân trước đây của họ và là đối

thủ cạnh tranh trong tương lai Đối với các cá nhân, DNNVV thường đại diện cho công việc đầu tiên, bước đầu lập nghiệp Nó cũng là bước đi đầu tiên đối với thế giới của các doanh nhân Đối với toàn bộ nền kinh tế, DNNVV chính là những người đặt nền móng cho những ý tưởng mới phát triển, đồng thời là nơi đẩy nhanh các quy trình mới dựa trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Ludovica Ioana Savlovshi, Nicoleta Raluca Robu (2011) trong “Vai trò của các

DNNVV trong nền kinh tế hiện đại” (The role of SMEs in Modern Economy) [111] đã

căn cứ vào thực tiễn các quốc gia thế giới như OECD, Mỹ Latinh, Châu Á,… để chứng minh vai trò đặc biệt và tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế quốc dân Các nước đều nhận thấy rằng các DNNVV và các chủ DN đóng một vai trò sống còn trong sự phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia DNNVV được xác định sẽ trở thành nhân tố định hướng chủ yếu cho sự phát triển kinh tế trong thời kỳ tiếp theo, ở cả nước

đã, đang phát triển và các nhà chiến lược chính trị còn cho rằng các DNNVV có thể trở thành “hạt mầm” của sự phục hồi kinh tế

Kumar, N B., Gugloth, S (2012) trong “Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

ở thế kỷ 21” (Micro, small and medium enterprises in the 21st century) [109] cho

rằng khu vực DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, mang lại cơ hội việc làm cho người lao động

và giảm mức độ đói nghèo quốc gia

Mirela Ionela ACELEANU, Daniela Livia TRAŞCĂ, Andreea Claudia ŞERBAN (2014) trong “Vai trò của DNNVV trong việc cải thiện việc làm và khôi

phục tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng ở Romania” (The role of small and

medium enterprises in improving employment and in the post-crisis resumption of economic growth in Romania) [114] chỉ ra rằng, DNNVV giúp hoàn thiện chức

năng của thị trường lao động; đào tạo nguồn lực lao động và hướng nghiệp; có nhiều chính sách đa dạng và mạnh mẽ hơn để thúc đẩy tạo việc làm mới khi nhu cầu

Trang 18

về lao động tăng; nâng cao chất lượng việc làm và điều kiện làm việc

Hande Karadag (2016) trong “Vai trò của các DNNVV và doanh nhân trong tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế đang nổi ở kỷ nguyên hậu khủng hoảng: Phân

tích trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ” (The Role of SMEs and Entrepreneurship on

Economic Growth in Emerging Economies within the Post-Crisis Era: an Analysis from Turkey) [107] khẳng định: DNNVV có vai trò quan trọng trong tăng trưởng

GDP quốc gia, tạo việc làm mới và khởi nghiệp kinh doanh Do đó, khu vực DN này được cọi là động lực thúc đẩy KT-XH phát triển

Elango Rengasamy (2016) trong “DNNVV! Xương sống của tăng trưởng và

phát triển” (Small & Medium Enterprises! The backbone of growth and

development!) [105] cho rằng, DNNVV đóng vai trò rất tích cực trong tăng trưởng và

phát triển kinh tế của một quốc gia như: tạo việc làm, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ yếu, đóng góp vào GDP, xuất khẩu và đảm bảo trật tự, công bằng xã hội

Sarita Satpathy, P SailajaRani, M.L.Nagajyothi (2017) trong “Nghiên cứu về

các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa; Xương sống cho phát triển kinh tế Ấn Độ” (A Study

of Micro, Small and Medium Enterprises; the Backbone for Economic Development

of Indian Economy) [118] đã kết luận rằng: Các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa được xem

như là trung tâm, xương sống cho phát triển công nghiệp bởi sự đóng góp vào việc giảm sự chênh lệch giữa các khu vực, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng trưởng công bằng, tăng cường năng lực xuất khẩu, và khuyến khích DN nông thôn

Phạm Việt Dũng (2016) trong “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Tạo động lực cho nền kinh tế” [26] cho rằng: Trong chuỗi giá trị toàn cầu, DNNVV có thể bắt tay với các DNNVV khác trong chuỗi để tái chuyên môn hóa, triển khai sản xuất năng suất hơn và tiêu thụ hiệu quả hơn hay có thể tận dụng thị trường ngách

mà DN lớn bỏ qua Khu vực này còn là động lực thúc đẩy môi trường kinh doanh

và cạnh tranh kinh doanh, bởi đây là khu vực năng động, nhạy bén và sẵn sàng đổi mới Thậm chí, thông qua cho phép chuyên môn hóa mạnh hơn trong sản xuất, đổi mới, cung cấp các đầu vào trung gian và dịch vụ, các DNNVV này có thể chuyển đổi

cơ cấu của một nền kinh tế

Đoàn Tranh (2016) trong “Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với tăng

Trang 19

trưởng kinh tế” [Error! Reference source not found.] khẳng định DNNVV là bộ phận góp phần tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia, cụ thể là: DNNVV đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế; giải quyết một lượng lớn chỗ làm việc cho dân

cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo; huy động các nguồn lực trong dân cư; góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT, đặc biệt ở khu vực nông thôn; là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, đào tạo, rèn luyện các nhà DN, giúp họ làm quen với MTKD; làm năng động nền kinh tế trong

cơ chế thị trường

1.1.1.2 Những nghiên cứu về kh i niệm, nội dung và chỉ tiêu đ nh gi

ph t triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tùy từng giai đoạn phát triển, tùy từng góc độ tiếp cận, các nhà nghiên cứu

có quan niệm khác nhau về phát triển DNNVV, theo đó, khái niệm phát triển DNNVV cũng có nội dung và chỉ tiêu đánh giá khác nhau Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

L Cassidy và M Madxwamuse (2009) trong “Phát triển doanh nghiệp nhỏ

và vừa và quản trị tài nguyên thiên nhiên hướng đến cộng đồng ở Botswana” (SMES

Development and Community Based Natural Resource Management in Botswana)

định nghĩa “Phát triển DNNVV nghĩa là phát triển đảm bảo các nội dung: Nâng cao đời sống KT-XH, đảm bảo công bằng và tập trung chủ yếu vào khả năng tiêu thụ, khả năng sinh lời của sản phẩm” [110, tr 97]

Christian M Rogerson (2012) trong “Tác động của phát triển doanh nghiệp

nhỏ và vừa ở Nam Phi” (The impact of SMES development in South Africa) cho

rằng: “Phát triển DNNVV là hoạt động đầu tư thời gian và vốn vào việc thành lập,

mở rộng hoặc cải tổ các DNNVV Phát triển DNNVV giúp mọi người tăng thu nhập; thoát khỏi đói nghèo và phát triển kinh tế trong dài hạn cho bản thân, gia đình

và cộng đồng” [102, tr 319]

Tác giả Corina Ana Borcosi (2016) trong “Chiến lược phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa” (The strategies of SMES development) chỉ ra “Phát triển

DNNVV liên quan tới việc tạo ra các DNNVV mới hoặc tái phát triển hoặc mở rộng các DNNVV hiện tại” [104, tr 72]

Trang 20

Các nghiên cứu trên đã bàn luận đến việc thiết lập mới hay cải thiện chính những DNNVV đang hoạt động trên thị trường là nội hàm của phát triển DNNVV Khái niệm cũng chỉ ra sự tăng trưởng và phát triển của các DNNVV là động lực quan trọng, mang tính quyết định trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển

xã hội và môi trường Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở quan niệm, chưa đưa ra chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV

Trần Thị Vân Hoa (2003) trong “Tác động của các chính sách điều tiết kinh

tế vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”, dưới góc độ kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, quan niệm phát triển DNNVV “có thể cụ thế hóa dựa trên các giá trị cơ bản của phát triển như sự thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng của DNNVV, sự mở rộng các cơ hội kinh doanh cho DNNVV Những giá trị phát triển cơ bản của DNNVV được thể hiện dựa trên các yếu tố định lượng như giá trị tổng sản phẩm quốc nội đóng góp cho nền kinh tế

từ khu vực kinh tế này, sự tăng lên về số lượng vốn đầu tư và lao động qua các thời

kỳ, sự tăng lên về số lượng DN trong toàn bộ khu vực và các yếu tố định tính như mức độ tăng cơ hội kinh doanh hay nói cách khác đó là sự cải thiện môi trường đầu

tư cho DNNVV, thái độ đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, sự cải thiện năng lực quản lý và kinh doanh cho DNNVV ” [36, tr 28] Hay nói cách khác:

“Phát triển DNVVN được xem xét không chỉ đơn giản là sự tăng lên về số lượng hoặc sự tăng lên của tỉ phần DNVVN đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Sự phát triển DNVVN ở đây còn được hiểu là

sự tăng cường và mở rộng các cơ hội kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh (NLCT) của khu vực kinh tế này ở cả tầm vĩ mô và vi mô, và hơn nữa đó còn là sự tăng cường phúc lợi của các DNVVN cũng như phúc lợi của người lao động trong các DNVVN” [36, tr 10] Quan niệm của Trần Thị Vân Hoa nhấn mạnh đến đóng góp của các DNNVV vào cả sự phát triển kinh tế và xã hội Theo tác giả, nội dung của phát triển DNNVV là sự tăng trưởng cả về lượng và sự thay đổi về chất của

DN Từ đó, các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sự phát triển DNNVV là: Tăng số lượng các DN, tăng quy mô lao động, tăng quy mô vốn đầu tư, tăng tỉ phần thị trường, tăng giá trị đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng cường và mở

Trang 21

rộng các cơ hội kinh doanh, nâng cao kỹ năng quản lý của chủ DN, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng sự bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có được sự thừa nhận và ủng hộ của công chúng Mặc dù được tiếp cận khá đầy đủ song nghiên cứu chưa đề cập đến những phát triển về chuyển dịch CCKT của các DNNVV

Tác giả Trần Văn Hòa (2006) trong “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Thừa Thiên Huế”cho rằng: “Phát triển DNNVV ở nông thôn là quá trình tăng trưởng về số lượng, về quy mô, về trình độ công nghệ và quản lý của bản thân từng doanh nghiệp và nói chung cho các doanh nghiệp ở nông thôn; là quá trình thích ứng nhanh với nhu cầu thường xuyên biến đổi của thị trường và sức ép cạnh tranh trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT); là quá trình đảm bảo hài hòa các lợi ích và phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn”[37, tr

30] Nội dung về phát triển DNNVV chính là sự biến động về số lượng DN, thay

đổi về cơ cấu các loại DN, năng lực sản xuất của DN, kết quả và hiệu quả SXKD, đặc điểm của người quản lý DN và MTKD Từ 6 nội dung trên, tác giả đã đưa ra 6 nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV Cụ thể: (1) về sự biến động số lượng

DN, gồm có: Số lượng DN trước và sau khi có luật DN, số lượng DN theo thành phần kinh tế, số lượng DN theo ngành kinh tế và số lượng DN theo huyện; (2) về cơ cấu, nghiên cứu đưa ra chỉ tiêu, gồm: So sánh tỷ trọng các DN theo ngành kinh tế,

so sánh tỷ trọng các DN theo thành phần kinh tế và so sánh tỷ trọng các DN theo loại hình DN; (3) về năng lực sản xuất, quy mô về lao động, quy mô về vốn, hao mòn hữu hình, hệ số đổi mới thiết bị, tỷ trọng thiết bị trực tiếp tham gia sản xuất, tỷ trọng thiết bị hiện đại, mức trang bị vốn cho sản xuất, tỷ trọng sản phẩm theo công nghệ mới được áp dụng, trình độ cơ khí và tự động hóa, tỷ trọng công nhân kỹ thuật bậc cao trên tổng số công nhân kỹ thuật được sử dụng làm các chỉ tiêu đánh giá; (4)

để phản ánh kết quả và hiệu quả SXKD, nghiên cứu đã đưa ra các chỉ tiêu: Tỷ trọng

DN lãi và lỗ, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận vốn, tỷ suất lợi nhuận doanh thu, doanh thu trên lao động, tài sản cố định trên lao động, thu nhập của người lao động; (5) phản ánh người quản lý DN, nghiên cứu đưa ra hệ thống các chỉ tiêu là: Tuổi đời, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, số năm kinh nghiệm công tác và năm thành lập DN; (6) về MTKD, tác giả đã sử dụng các chỉ

Trang 22

tiêu như: Thời gian hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh (ĐKKD), thời gian cần thiết để thuê đất làm mặt bằng sản xuất, tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng của

sự thay đổi về pháp luật đến DN, đánh giá về mức độ cản trở trong việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức và chi phí vay vốn, đánh giá mức độ cản trở của chính sách thuế đến DN, tỷ lệ ý kiến đánh giá về chất lượng các dịch vụ viễn thông, giao thông,

cơ sở hạ tầng Có thể nói, công trình nghiên cứu với góc độ Kinh tế và tổ chức lao độngđã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá tương đối toàn diện về phát triển DNNVV, song chưa chỉ ra sự gia tăng năng lực nội sinh và sự đóng góp của các DNNVV vào sự phát triển KT-XH

Nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, tác giả Nguyễn Việt Thảo (2012) trong “Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2020” định nghĩa “phát triển DNNVV được hiểu

là việc gia tăng mức độ đóng góp của khu vực DNNVV cho nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp theo hướng hợp lý, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội và môi trường ngay trong mỗi doanh nghiệp” [67, tr 18] Từ định nghĩa này, nội dung về phát triển DNNVV được thể hiện trên ba mặt: Phát triển về mặt số lượng, phát triển về mặt chất lượng và chuyển dịch về mặt cơ cấu Để phản ánh nội dung, tác giả đưa ra bốn nhóm chỉ tiêu (i) Phát triển về mặt số lượng, đó là: Gia tăng số lượng DN, mở rộng quy mô sản xuất của DN, gia tăng quy mô chiếm lĩnh thị trường (ii) Phát triển

về mặt chất lượng, bao gồm: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thêm số lượng sản phẩm mới, tăng cường NLCT (iii) Phát triển về mặt cơ cấu, đó là: Sự chuyển dịch cơ cấu DNNVV theo quy mô nguồn lực, sự chuyển dịch cơ cấu DNNVV theo lĩnh vực kinh doanh, sự chuyển dịch cơ cấu DNNVV theo loại hình DN (iv) Trình

độ phát triển của DNNVV được thể hiện qua: Giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ

do các DNNVV tạo ra trong năm; tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ; tỷ

lệ đóng góp của các DNNVV; quy mô, tỷ lệ và hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất, sự chuyển dịch về cơ cấu Nhìn chung, mặc dù chưa đầy đủ, song nghiên cứu

đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV tương đối khá toàn diện ở

Trang 23

cả góc độ vi mô là phát triển từng cá thể DNNVV và ở góc độ vĩ mô là phát triển

một tập hợp hay một hệ thống các DNNVV

Dưới góc nhìn quản lý kinh tế, tác giả Lê Thế Phiệt (2016) trong “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đắk Lắk”cho rằng: “Phát triển DNNVV là một quá trình nỗ lực của cả cơ quan quản lý Nhà nước (Chính phủ và địa phương) để tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động của DNNVV, cũng như nỗ lực của bản thân doanh nghiệp nhằm gia tăng về số lượng, quy mô và nâng cao NLCT của DNNVV trong một thời gian nhất định, đảm bảo rằng lợi nhuận cao hơn, tức là mức

độ hài lòng của chủ DN cao hơn” [59, tr 31] Phát triển DNNVV gồm có 2 nội

dung là: Sự gia tăng số lượng, quy mô DNNVV và nâng cao NLCT của DNNVV Theo đó, hệ thống nhóm chỉ tiêu đánh giá số lượng, quy mô DNNVV gồm: (1) Chỉ tiêu đánh giá số lượng (Số lượng DNNVV hiện đang hoạt động, số lượng DNNVV đăng ký mới, số lượng DNNVV ngừng hoạt động), (2) Chỉ tiêu cơ cấu DNNVV phân theo loại hình DN và ngành kinh tế, (3) Chỉ tiêu nguồn vốn DNNVV, (4) Chỉ tiêu lao động Hệ thống nhóm chỉ tiêu đánh giá về NLCT gồm: (1) Nguồn lực của

DN, (2) Trình độ tổ chức quản lý DN, (3) NLCT của sản phẩm, (4) Uy tín thương hiệu của DN, (5) Khả năng liên kết và hợp tác, (6) Kết quả hoạt động SXKD của

DN, (7) Thị trường tiêu thụ sản phẩm Cách tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành quản trị kinh doanh này của nghiên cứu đã chú ý đến các nội dung thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa phát triển chiều rộng và phát triển chiều sâu của các DNNVV nhưng chưa thể hiện được sự phát triển về mặt vai trò của DN

1.1.1.3 Những nghiên cứu về c c nhân tố ảnh hưởng đến ph t triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra hàng loạt các nhân tố Tiêu biểu có thể

kể đến như:

Hoàng Mai Anh (2005) trong "Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" [1] cho rằng: Tiến trình hội nhập KTQT kích thích việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh quốc tế của DNNVV, tăng cơ hội tiếp cận thị trường, chuyển dịch CCKT theo hướng hiệu quả phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy hợp lý hóa cơ cấu ngành nghề Hội nhập KTQT

Trang 24

giúp mở rộng hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được công nghệ mới, kỹ thuật quản lý tiên tiến, sử dụng vốn và kỹ thuật cao trong khu vực và trên thế giới, tăng cường trao đổi nhân lực và giao lưu tư tưởng Tuy nhiên, hội nhập KTQT cũng đặt các DNNVV vào bối cảnh cạnh tranh khu vực và quốc tế gay gắt, nhất là cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hóa, dịch vụ khi NLCT còn yếu, năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp

Nurul Indarti & Marja Langenberg (2005) trong “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của các DNNVV: Nghiên cứu kinh nghiệm của

Indonesia” (A Study of Factors Affecting Business Success among SMEs: Empirical

Evidences from Indonesia) [116] cho rằng, trình độ của lãnh đạo DN và nguồn vốn

có liên quan mật thiết đến thành công của DNNVV

Md Aminul Islam, Ezaz Mian, Muhammad Hasmat Ali (2008) trong “Các

nhân tố thành công của DNNVV ở Bangladesh” (Determinants of Business Success

of Small and Medium Enterprises (SMEs) in Bangladesh) [113] đã phát hiện ra

rằng, sản phẩm và dịch vụ, cách thức kinh doanh, bí quyết quản lý và, môi trường bên ngoài là những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến thành công của các DNNVV

Trong "Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế" [50], Phan Thị Minh

Lý (2011) chỉ ra nhóm nhân tố về nội lực của DN có tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV, kế theo là các nhóm nhân tố thuộc về chính sách của địa phương, chính sách vĩ mô và yếu tố vốn

Chuthamas Chittithaworn, Md Aminul Islam, Thiyada Keawchana, Dayang Hasliza Muhd Yusuf (2011) trong "Các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của

DNNVV ở Thái Lan"(Factors Affecting Business Success of Small & Medium

Enterprises (SMEs) in Thailand) [103] cho thấy các yếu tố quan trọng nhất ảnh

hưởng đến thành công của DNNVV là đặc điểm của DNNVV, khách hàng và thị trường, cách thức kinh doanh, nguồn lực và tài chính, và môi trường bên ngoài

Nghiên cứu của M Krishna Moorthy, Annie Tan, Caroline Choo, Chang Sue Wei, Jonathan Tan Yong Ping, and Tan Kah Leong (2012) trong “Nghiên cứu các nhân

tố ảnh hưởng đến hiệu suất của DNNVV ở Malaysia” (A Study on Factors Affecting the

Trang 25

Performance of SMEs in Malaysia) [112] cho rằng, việc sử dụng thông tin tiếp thị có

thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNVVN ở mức cao nhất

Asta Tarute, Rimantas Gatautis (2013) trong “Ảnh hưởng của công nghệ

thông tin và truyền thông đến hiệu quả của các DNNVV” (ICT impact on SMEs

performance) [101] khẳng định rằng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông

tác động đến việc hoàn thiện giao tiếp bên ngoài và bên trong DNNVV Để đạt được kết quả SXKD tốt nhất, điều quan trọng là phải gắn kết đầu tư CNTT và truyền thông với năng lực nội bộ và các quy trình tổ chức của DN

Nguyễn Khánh Dương (2015) trong "Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do" [27] cho rằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, sự thay đổi và vận động không ngừng của nền kinh tế đã tạo nhiều cơ hội cho DNNVV

mở rộng sản xuất và phát triển kinh doanh, đồng thời mang đến không ít khó khăn, thử thách như: DN phải đối diện với nhiều rào cản phi thuế quan, nguy cơ mất thị trường nội địa,…

Về ảnh hưởng của liên kết, hợp tác đến phát triển DNNVV cũng đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Anh Ngọc (2009) trong “Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới” [56] chỉ ra: Liên kết kinh tế, về mặt lý thuyết là để tận dụng những ưu điểm của nhau trong SXKD, trong nhiều trường hợp, liên kết kinh tế cũng là giải pháp để tăng cường NLCT cho các

DN Những liên kết ngắn hạn giúp DN thực hiện được các hợp đồng lớn vượt khả năng hiện có của mình Trong đó, các liên kết ngắn hạn như sản xuất gia công, hoặc làm vệ tinh cho những DN lớn là những giải pháp tình thế cho các DNNVV trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập Trong dài hạn, các DN có thể liên kết theo chiều ngang, hình thành những tổ hợp công nghiệp cùng ngành, hoặc lớn hơn nữa,

là những tập đoàn, tổ hợp công nghiệp Liên kết theo chiều dọc hình thành chuỗi khép kín từ khâu cung ứng đầu vào cho ngành, đến khi ra sản phẩm cuối cùng tạo thành những tổ hợp nông nghiệp hay công – nông nghiệp Tác giả Đỗ Thị Nga, Lê Đức Niêm (2016) trong "Liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên" [53] chỉ ra rằng liên kết giúp các nông hộ nâng cao

Trang 26

hiệu quả kinh tế sản xuất (nhờ tăng năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng giá bán) và cải thiện lợi thế cạnh tranh của DN (nhờ có nguồn sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao và vùng nguyên liệu ổn định) Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác còn chỉ ra, quá trình liên kết giúp hình thành một thị trường các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ một cách bền vững Điển hình cho các công trình này có thể kể đến nghiên của Lê Thế Giới, Võ Quang Trí (2008) [33]; Lê Thế Giới (2009) [31], Hồ Dương Đông (2015) [25]

Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác chỉ ra, đổi mới công nghệ đã tác động đến phát triển DNNVV như: (1) Tăng năng suất lao động; (2) Hạ thấp chi phí sản xuất, kinh doanh, qua đó hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ; (3) Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và khắt khe của người tiêu dùng trên thị trường; và (4) Nâng cao NLCT của DN Tiêu biểu cho các nghiên cứu này, có thể kể đến như: "Đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa", của Phạm Công Đoàn, Trần Thị Hoàng Hà (2005) [24]; "Phương thức các dịch vụ đám mây có thể giúp chuyển đổi doanh nghiệp vừa và nhỏ gia tăng năng lực cạnh tranh", của Nguyễn Văn Giáp (2016) [30]; "Công nghệ số là động lực giúp doanh nghiệp nhỏ phát triển ra thế giới", của Vũ Tiến Lộc (2016) [49];…

1.1.2 Những nghiên cứu về thực tiễn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.2.1 Những nghiên cứu về kinh nghiệm ph t triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hòa (2001) trong “Phát triển doanh nghiệp nhỏ

và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” [78] trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DNNVV của Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hungary đã chỉ ra: Các nước có nền kinh tế phát triển luôn rất coi trọng DNNVV, họ có hệ thống luật lệ đầy đủ nhất và mang tính khuyến khích nhất đối với DNNVV, có những hoạt động nhất quán và kiên trì để thúc đẩy phát triển DNNVV Các nước đang phát triển với trình độ kinh tế còn thấp, quy mô kinh tế còn hạn hẹp với vị thế nước đi sau và nhu cầu phát huy mọi nguồn lực có sẵn để hiện đại hóa (HĐH) ngày càng coi trọng vai trò và tác dụng của DNNVV Đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi, nước nào sớm biết coi trọng DNNVV,

Trang 27

mạnh dạn và nhất quán khuyến khích DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế thì sẽ

có sức tăng trưởng khá cao và bền vững, giữ vững ổn định và không bị trả giá đắt về mặt xã hội

Ngô Văn Giang (2002) trong "Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản" [29] đã mô tả một số chính sách phát triển DNNVV chủ yếu của Nhật Bản như: cải cách pháp lý, hỗ trợ về công nghệ và đổi mới, hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về quản lý và xúc tiến xuất khẩu Nghiên cứu chỉ ra một số vấn đề hiện nay các DNNVV đang phải đối mặt, triển vọng và các giải pháp phát triển DNNVV trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng để phát huy vai trò của các DN

Nguyễn Hồng Nhung (2003) trong “Vai trò của Chính phủ trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước Asean” [57] đề cập đến nhưng biện pháp

hỗ trợ khác nhau của chính phủ các nước Asean trong phát triển DNNVV và rút ra

những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển các DN này ở Việt Nam gồm: Thứ

nhất, việc hỗ trợ phải được thực hiện một cách thường xuyên, thống nhất, toàn diện

và rộng khắp thông qua các kế hoạch, chương trình cụ thể; thứ hai, cần thu hút tất

cả các tổ chức, cơ quan có liên quan gia vào việc hỗ trợ sự phát triển; thứ ba, cần

xác định rõ các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khó khăn, từ đó đưa ra các giải

pháp chính sách phù hợp; thứ tư, cần phải xây dựng và phát triển quan hệ qua lại

giữa các DNNVV và các DN cỡ lớn cũng như các công ty nước ngoài để tạo thành một mạng lưới sản xuất có qui mô quốc gia

Trịnh Trọng Nghĩa (2005) trong “Doanh nghiệp nhỏ và vừa - đầu tàu phát triển kinh tế ở Đài Loan” [55] đã tổng kết kinh nghiệm của Đài Loan trong phát triển DNNVV gồm: Bảo đảm các cơ sở pháp lý cho DNNVV hoạt động thuận lợi trong môi trường luôn bị thay đổi; Nhà nước luôn tạo các cơ sở cần thiết cho DNNVV ra đời và phát triển, hoàn thiện cơ chế trợ giúp mọi hoạt động đổi mới và kinh doanh; giúp đỡ các DNNVV tiếp cận mạng lưới thông tin hiện đại phục vụ quản lý SXKD; giúp đỡ nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả SXKD và khả năng cạnh tranh của DN; tiếp cận các cơ quan công quyền để tạo điều kiện cho DNNVV hoạt động tốt

Trang 28

Thanh Hai Nguyen, Quamrul Alam, Daniel Prajogo (2008) trong “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế chuyển đổi - Từ lý luận đến thực tiễn:

Mô hình cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” (Developing Small and

Medium Enterprises (SMEs) in a Transitional Economy-from Theory to Practice:

An Operational Model for Vietnamese SMEs) [119] cho rằng không có mô hình

hoàn hảo trong phát triển DNNVV để áp dụng từ nước này đến một nước khác mà không cần xem xét đến các yếu tố như MTKD và điều kiện nguồn lực Nghiên cứu cũng khuyến cáo cần duy trì mối quan hệ cân bằng giữa vai trò điều tiết của Nhà nước và thị trường để phát triển DNNVV, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào việc tăng số lượng hơn là cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng cường NLCT trong kinh doanh của DNNVV

Nghiên cứu của Nguyễn Bá Thân (2010) trong “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Liên bang Nga” [65] chỉ ra một số bài học về kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV ở Liên Bang Nga trong lĩnh vực đào tạo như: Cách thức Chính phủ khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo và dành một khoản ngân sách lớn cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các DNNVV; các trung tâm đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực (NNL), trung tâm dạy nghề, trung tâm hỗ trợ phát triển công nghệ cao được thành lập với mục tiêu đào tạo cán bộ quản trị DN có chất lượng cao cho các DNNVV; hay kinh nghiệm Chính phủ khuyến khích các chuyên gia, các nhà khoa học và các sinh viên ưu tú trong các trường đại học tham gia nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào SXKD theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Trong từng giai đoạn cụ thể, Việt Nam cần nghiên cứu và vận dụng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh để thúc đẩy các DN ngày càng lớn mạnh

Nguyễn Thế Bính (2013) trong “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam” [5] đã tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trong chính sách phát triển DNNVV như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ, Đức và chỉ

ra một số kinh nghiệm phù hợp với điều kiện của nước ta cũng như đặc điểm của DNNVV cần tham khảo là: Đánh giá đúng mức vị trí và vai trò quan trọng của

Trang 29

DNNVV trong phát triển kinh tế; thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNNVV trên nhiều lĩnh vực; quan tâm tạo điều kiện nhằm phát triển các mối quan

hệ giữa các DNNVV và giữa các DNNVV với hệ thống các DN khác trong nền kinh tế thông qua các hình thức hiệp hội, nghiệp đoàn, thầu phụ, nhà cung cấp, ; chỉ đạo và điều phối các cơ quan chức năng xây dựng các chính sách hỗ trợ cũng như luật hóa các chính sách này phù hợp với từng thời kỳ và đặc điểm của nền kinh tế

Phí Vĩnh Tường, Trần Thị Vân Anh và Tạ Phúc Đường (2013) trong “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế - Kinh nghiệm quốc

tế và bài học cho Việt Nam” [79] sau khi đi sâu phân tích kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV của Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc đã rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong bối cảnh tái CCKT là: (1) hỗ trợ hoạt động R&D, giúp các DNNVV nâng cao năng lực khoa học công nghệ (KHCN); (2) hỗ trợ các DNNVV đổi mới công nghệ thông qua các nguồn tài chính; (3) hình thành hệ thống cơ sở hỗ trợ nghiên cứu công nhằm hỗ trợ các DNNVV; (4) đưa ra chính sách để liên kết các DNNVV và phát triển các tổ hợp sản xuất

1.1.2.2 Những nghiên cứu về giải ph p ph t triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Liên quan đến hướng nghiên cứu này, có nhiều công trình trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV đã đưa ra hệ thống giải pháp Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Hitoshi Sakai và Nobuaki Takada (2000) trong “Phát triển doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở Việt Nam” (Developing small and medium – scale enterprises in Vietnam)

[108] đã đưa ra những nghiên cứu tổng thể về một khung chính sách hỗ trợ DNNVV phát triển, trên cơ sở đó khuyến nghị các chính sách cụ thể hơn đối với từng ngành nghề, nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao NLCT của các ngành thông qua sự phát triển của các DNNVV hoạt động trong ngành đó

Đỗ Minh Tuấn (2002) trong "Sử dụng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa" [75] đã chỉ ra hệ thống các chính sách tài chính để phát huy tính năng động, linh hoạt của các DNNVV và góp phần làm cho khu vực này ngày càng hòa nhập với quá trình phát triển, bao gồm: Chính sách thuế để khuyến khích đầu tư và góp phần vào việc phát triển sản xuất; chính sách tín dụng đầu tư hỗ

Trang 30

trợ các DNNVV sớm tiếp cận nguồn vốn, thỏa mãn nhu cầu vốn sản xuất, vốn kinh doanh; chính sách khuyến khích các ngân hàng (NH) thương mại cung cấp tín dụng hoặc góp vốn vào các DNNVV giúp DN dễ dàng được NH giải quyết cho vay khi thiếu vốn hoặc được NH đứng ra bảo lãnh khi vay vốn của các tổ chức khác; chính sách cho phép các DNNVV khấu hao nhanh tài sản cố định giúp mức thuế thu nhập

DN phải nộp thấp và do đó, tăng cường tích tụ vốn cho DN; chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất; chính sách hỗ trợ thông tin, thị trường, xuất khẩu và đào tạo NNL

Trần Sửu (2006) trong “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” [62] sau khi phân tích thực trạng NLCT của một số DN Việt Nam đã chỉ ra: Các DN Việt Nam cần phải khẩn trương tạo cho mình thế và lực để

có thể đứng vững và vươn lên trong cuộc cạnh tranh gay gắt hiện nay thông qua một

số giải pháp thuộc về DN và thuộc về vĩ mô Đối với DN cần: Nâng cao nhận thức;

HĐH hệ thống tổ chức, quản lý của DN; xây dựng văn hóa DN; quản lý tốt NNL; đẩy mạnh công tác nghiên cứu và triển khai; nâng cao chất lượng sản phẩm; lành mạnh hóa tài chính DN; nâng cao uy tín DN; phát triển thị phần của DN; nghiên

cứu đầu tư nước ngoài Dưới góc độ vĩ mô: Nhà nước cần có quy hoạch phát triển

các ngành một cách hợp lý; đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục - đào tạo, khoa học – công nghệ, nghiên cứu - triển khai; hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước; hoàn thiện các chính sách kinh tế; đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính; đẩy mạnh việc sắp xếp lại các DN; HĐH cơ sở hạ tầng; tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái; tạo dựng môi trường xã hội lành mạnh; mở rộng quan hệ ngoại giao và thương mại với các nước

Trần Thanh Toàn (2007) trong “Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Định” [74] đã chỉ ra, để góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển KT-XH, cần thực hiện đồng bộ giải pháp phát triển các DNNVV về: Hoàn thiện cơ sở pháp lý, HĐH công tác quản trị, phát triển NNL, HĐH thiết bị công nghệ, nâng cao NLCT trong tiến trình hội nhập KTQT, thương mại điện tử, lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng và giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển

Hoàng Xuân Nghĩa (2009) trong "Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội" [54] đã kết luận, xét cho cùng, không phải chỉ cần sự thay

Trang 31

đổi về số lượng hay quy mô thuần túy mà phải có sự thay đổi về năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững mới là điều kiện quyết định đế sự phát triển của DNNVV Với cách nhìn nhận vấn đề như vậy, nghiên cứu đã đề cập đến các nhóm giải pháp nhằm tăng cường sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và chính quyền địa phương gồm: (1) Mở rộng liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế, tham gia vào chuỗi phân công lao động toàn cầu; (2) Tháo gỡ những khó khăn về vốn, tăng cường đa dạng hóa thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn; (3) Hỗ trợ DN tiếp cận đất đai, mặt bằng; đào tạo NNL và kỹ năng quản trị hiện đại; hỗ trợ chuyển gia và ứng dụng tiến bộ KHCN, CNTT; (4) Cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh và các nhóm giải pháp từ phía các DN, bao gồm: (1) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, đào tạo tay nghề, (2) Xây dựng những sản phẩm và thương hiệu uy tín, (3) Tạo dựng tài sản trí tuệ Nhờ vậy, các DNNVV mới có thể tích lũy nhanh, duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và bền vững trong thời kỳ mới

Võ Tấn Vũ (2010) trong "Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Long trong xu thế hội nhập" [97] trên cơ sở phân tích bối cảnh, những thuận lợi, khó khăn, thành công và hạn chế của các DNNVV tỉnh Vĩnh Long đã gợi ý một số giải phát chủ yếu xuất phát từ phía DNNVV để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, nâng cao NLCT và mang lại lợi ích cho kinh tế địa phương như: Chủ DN cần không ngừng nâng cao trình độ, hiểu biết cho mình và cán bộ quản lý, người lao động; thực hiện phương châm hợp tác và liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường; chú trọng sản xuất sạch hơn (giảm chất thải), giảm giá thành sản xuất, phát triển dựa vào thương hiệu Bên cạnh đó, nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương cũng được đề xuất, gồm: Hỗ trợ đào tạo năng lực quản trị kinh doanh cho các chủ và cán bộ quản lý DN; tăng cường hỗ trợ nâng cao vai trò của các câu lạc bộ, hiệp hộivà các tổ chức chuyên môn; thực hiện các đề án triển khai chương trình nông nghiệp, nông dân và nông thôn; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Lê Quang Mạnh (2011) trong “Phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” [51] cho rằng, các chính sách tạo dựng môi trường kinh doanh (MTKD) thuận lợi cho DN; các chính sách điều chỉnh cơ cấu nền

Trang 32

kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, động lực đầu tư cho DNNVV; các chính sách, chương trình hỗ trợ riêng cho DNNVV vượt qua các khó khăn nội tại được xây dựng

và thực thi chính là những can thiệp quan trọng của Nhà nước vào nền kinh tế để các DNNVV phát huy tốt nhất những đóng góp cho nền kinh tế, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội

Nghiên cứu của Hoàng Văn Hoan (2011) trong "Phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam" [37] đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản Nhà nước cần đảm bảo khi xây dựng hệ thống chính sách nhằm phát huy vai trò của mình trong việc phát huy hết tiềm năng các DNNVV là: Nhà nước phải đạt được sự nhất quán về chính sách phát triển DNNVV, Nhà nước chỉ nên đóng vai trò là người tạo điều kiện, Nhà nước cần đảm bảo sự bình đẳng của DNNVV, Nhà nước chỉ can thiệp gián tiếp vào thị trường, Nhà nước duy trì cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DN, phát triển DNNVV là phát triển kinh tế nhiều thành phần theo chiều sâu

Nguyễn Trường Sơn (2014) trong “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay” [61] trên cơ sở đi sâu phân tích, giải quyết các vấn đề đặc thù của DNNVV Việt Nam trong bối cảnh hội nhập lại đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực Nhà nước trong việc hỗ trợ sự phát triển các DNNVV, bao gồm: Hoàn thiện môi trường hành chính, pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với DNNVV; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các DNNVV; nâng cao nhận thức, kiến thức cho công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các DNNVV; tăng cường sự lãnh đạo

và kiểm tra của Đảng và tổ chức công đoàn đối với công tác quản lý nhà nước về DN; tăng cường sự giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội đối với cơ quan nhà nước quản lý DNNVV; cải cách phương thức và nội dung hỗ trợ DNNVV

Phạm Thu Hương (2017) trong “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ

và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội” [44] trên cơ sở đánh giá thực trạng NLCT của DNNVV tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao NLCT cho nhóm DN này trong điều kiện hội

nhập KTQT hiện nay Cụ thể, đối với các DNNVV cần: Nâng cao năng lực tổ chức

Trang 33

quản lý DN, nâng cao năng lực marketing, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao năng lực đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực tổ chức dịch vụ, tạo lập các mối quan

hệ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần: Xây dựng và ban hành luật hỗ trợ

DNNVV; hỗ trợ các DNNVV tiếp cận các nguồn vốn; hỗ trợ DNNVV xúc tiến, mở rộng thị trường; hỗ trợ các DNNVV nâng cao năng lực công nghệ

Nguyễn Thị Bích Liên (2017) trong “Cách thức đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa” [46] đã chỉ ra: Rất nhiều nhà quản trị DNNVV ở Việt Nam còn lúng túng trong việc chọn lựa cách thức đổi mới công nghệ của DN mình

Để có thể tồn tại và phát triển, không có cách nào khác là DN phải nâng cao NLCT của chính mình bằng cách đổi mới công nghệ Nghiên cứu đã đi sâu làm rõ bốn hình thức đổi mới công nghệ của DNNVV là: Đổi mới tuần tự, đổi mới mô-đun, đổi mới kết cấu hệ thống công nghệ và đổi mới căn bản Tùy theo mục tiêu phát triển, DN

có thể lựa chọn hình thức đổi mới công nghệ phù hợp Tác giả khẳng định, hiểu rõ các cách thức đổi mới công nghệ sẽ giúp các nhà quản trị DN lựa chọn cách tiếp cận, giải pháp quản lý các dự án đổi mới công nghệ hiệu quả hơn

Ngoài các công trình trên, còn có nhiều bài viết tham luận về chính sách thúc đẩy phát triển DNNVV đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành Các nghiên cứu này đã chỉ ra ý nghĩa vô cùng quan trọng của các chính sách nhà nước trong việc huy động và

sử dụng các nguồn lực xã hội là nền tảng cho sự phát triển của các DNNVV Đồng thời, các nghiên cứu cũng đưa ra nhận định những chính sách này chủ yếu nhằm tạo môi trường thuận lợi để gia tăng số lượng DN, nhưng để nâng cao chất lượng và tăng NLCT cần phải có sự điều chỉnh theo hướng phát huy vai trò tích cực của chính bản thân DN, xem DN là chủ thể chính trong việc nâng cao NLCT của họ Tiêu biểu cho

các nghiên cứu này, có thể kể đến như: “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, của Nguyễn Trường

Sơn [60]; “Hoàn thiện thể chế và chính sách nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và

nhỏ ở Việt Nam”, của Lê Thế Giới [34]; “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế”, của Lê Quang Bốn [7]…

Ngoài ra, còn một số nghiên cứu của các tác giả, như: Chu Thị Thủy (2003) [69], Lê Thế Giới (2008) [32], Lê Thị Mỹ Linh (2009) [47], Đặng Thị Hương (2015) [43], Lê Thị Phương Thảo, Nguyễn Khắc Hoàn (2016) [66], Vũ Hùng

Trang 34

Cường (2016) [23], Ninh Thị Minh Tâm, Lê Ngự Bình (2017) [63] đã chỉ con đường để phát triển DNVVV như: Thay đổi quan điểm, tư duy về vai trò của các DNNVV; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện môi trường luật pháp, tạo MTKD thuận lợi, bình đẳng; tiếp tục ổn định môi trường vĩ mô; tiếp tục tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định; nâng cao năng lực nội sinh của các DN; nâng cao vai trò của DN FDI; tăng cường liên kết giữa các DN; chú trọng phát triển thị trường nội địa kết hợp xuất khẩu;

1.2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1 Nhận xét chung về những công trình nghiên cứu có liên quan đến

đề tài luận án

Các công trình và bài viết đã được công bố trong và ngoài nước trên đây đã nghiên cứu, giải quyết được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển DNNVV

Cụ thể là:

Một là, làm rõ bản chất của DNNVV là những DN có quy mô vốn và lao động

nhỏ; khả năng quản lý hạn chế; tay nghề của người lao động thấp; khả năng về công nghệ thấp nhưng dễ khởi sự và có tính linh hoạt cao Theo đó, DNNVV có những vai trò nhất định như: (i) Tạo được nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững; (ii) Góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng năng động và hiệu quả; (iii) Đóng góp vào năng lực sản xuất và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia; (iv) Góp phần xây dựng một thể chế kinh tế thị trường hoàn chỉnh

Hai là, hướng vào luận giải và đưa ra khái niệm phát triển DNNVV dưới các

góc độ nghiên cứu khác nhau, như: Gia tăng về số lượng, về quy mô, về trình độ công nghệ và quản lý, thích ứng nhanh với nhu cầu thường xuyên biến đổi của thị trường,

mở rộng các cơ hội kinh doanh, gia tăng mức độ đóng góp của khu vực DNNVV cho nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu SXKD theo hướng hợp lý, giải quyết tốt mối quan hệ giữa KT-XH và môi trường trong mỗi DN, nâng cao hiệu quả SXKD và NLCT của DNNVV Không có khuôn mẫu chung cho sự phát triển DN, song các nghiên cứu cho rằng, phát triển DNNVV phải là sự tăng trưởng cả về lượng và sự thay đổi về chất của DN cả ở tầm vĩ mô và vi mô Từ đó, một số công trình đã đưa ra nội dung và các

Trang 35

chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV ở cả 2 phạm vi này

Ba là, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến phát

triển DNNVV như: Hội nhập quốc tế, trình độ lãnh đạo DN, sản phẩm và dịch vụ, cách thức kinh doanh, bí quyết quản lý, môi trường bên ngoài, nội lực DN, nguồn lực và tài chính, khách hàng và thị trường, việc sử dụng thông tin tiếp thị, CNTT và truyền thông, liên kết và hợp tác, đổi mới công nghệ,…

Bốn là, một số công trình nghiên cứu thực tiễn phát triển DNNVV ở một số

quốc gia trên thế giới hoặc trong nước đã chỉ ra rằng, không có một mô hình chuẩn trong phát triển DNNVV để áp dụng cho mỗi quốc gia, địa phương Từ đó, các công trình đưa ra khuyến nghị, cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế nhưng cũng cần xem xét đến các điều kiện nguồn lực trong từng giai đoạn

để có những biện pháp thúc đẩy DN cho phù hợp

Năm là, đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển DNNVV đối với DN và đối

với các cơ quan quản lý nhà nước Đối với các DNNVV cần: Nâng cao NLCT, nâng cao cao nhận thức cho DN, HĐH công tác quản trị, phát triển NNL, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của DN, thúc đẩy liên kết và hợp tác, cải thiện chế độ đãi ngộ, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ công nghệ Ở phạm vi vĩ mô cần có những giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho DN cũng như những giải pháp giải quyết trực diện những vấn đề cơ bản của nền kinh tế nhằm giúp DN phát triển Những nghiên cứu này

là gợi ý cho luận án khi nghiên cứu xem xét các nhân tố ảnh hưởng và đưa ra hệ thống giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn cấp tỉnh

Như vậy, phát triển DNNVV đã được các công trình tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn Những công trình nêu trên là nguồn tài liệu ban đầu rấtquan trọng, giúp gợi mở cho nghiên cứu sinh xác định được mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chủ yếu được trình bày dưới góc độ các lát cắt hoặc nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành quản trị kinh doanh, kinh tế nông nghiệp, kinh tế và tổ chức lao động, kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, vẫn còn “khoảng trống” trong một số vấn đề về phát triển DNNVV tiếp cận dưới góc độ Kinh tế phát triển như sau:

- Về mặt lý luận:

Gần như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về phát

Trang 36

triển DNNVV ở địa bàn cấp tỉnh trong điều kiện hội nhập quốc tế; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; dưới tác động của cuộc CMCN 4.0 và BĐKH toàn cầu

Chưa có công trình nào nghiên cứu bàn về bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV dưới góc độ của Kinh tế phát triển tương ứng với năm nội dung đã được diễn giải trong phần phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

- Về mặt thực tiễn: Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên

cứu, phân tích, đánh giá thực trạng; đề xuất phương hướng cũng như các giải pháp căn cốt nhằm đẩy mạnh phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 Với những lý do kể trên, đề tài này được nghiên cứu sinh lựa chọn để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ Kinh tế

1.2.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Để góp phần vào lấp đầy “khoảng trống” trên và đẩy mạnh phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới, nghiên cứu sinh sẽ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:

- Về mặt lý luận: Luận án xây dựng cơ sở lý luận về phát triển DNNVV ở địa

bàn cấp tỉnh dưới góc độ Kinh tế phát triển Cụ thể, luận án sẽ làm rõ: (i) Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV ở địa bàn cấp tỉnh; (ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV ở địa bàn cấp tỉnh

- Về thực tiễn:

(i) Luận án khảo cứu kinh nghiệm của ba địa phương có những thành tựu nhất định trong phát triển DNNVV, đó là: (1) Bắc Giang - tỉnh miền núi, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, tương đồng với tỉnh Hòa Bình; (2) Vĩnh Phúc - tỉnh trung du, miền núi đạt nhiều kết quả trong phát triển DNNVV nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương và (3) Hà Nội - địa phương có sự phát triển vượt bậc của khu vực DNNVV Qua đó, hy vọng rằng sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích

để có thể đi tắt, đón đầu và gặt hái được nhiều thành công trong phát triển DNNVV

(iv) Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh

Trang 37

phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.1.1 Khái niệm và đ c điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.1.1 Kh i niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thuật ngữ DNNVV rất phổ biến trong các công trình nghiên cứu và trên thực

tế nhưng hiểu nội hàm của nó như thế nào thì điều này còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi nước, mỗi tổ chức Chẳng hạn, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, các DNNVV được định nghĩa là các công ty không phải là công ty con, độc lập sử dụng ít hơn một số nhân viên nhất định Số lượng nhân viên này khác nhau giữa các

hệ thống thống kê quốc gia Giới hạn trên phổ biến nhất là 250 nhân viên, như ở Thụy Sĩ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kì, Na Uy, Một số quốc gia lại chỉ đặt ra giới hạn ở

200 nhân viên, trong khi Hoa Kỳ coi các DNNVV bao gồm các công ty có tới dưới

500 nhân viên Ngoài ra, tài sản tài chính cũng được sử dụng để xác định DNNVV Tại Liên minh Châu Âu, ngoài số lượng nhân viên không vượt quá 200 người, các DNNVV phải có doanh thu hàng năm từ 40 triệu EUR trở xuống và/hoặc đánh giá bảng cân đối kế toán không vượt quá 27 triệu Euro [117] Theo tiêu chí của NH Thế giới, DN vừa có số lượng từ 200 đến 300 lao động và tổng tài sản từ trên 3 triệu USD đến 15 triệu USD; DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và tổng tài sản từ trên 100 nghìn USD đến 3 triệu USD, DN siêu nhỏ là DN có số lượng lao động dưới 10 người và tổng tài sản từ 100 nghìn USD trở xuống [106] Ở mỗi quốc gia khác nhau lại có tiêu chí riêng để xác định DNNVV

Tại Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là DNsiêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là DN nhỏ và

từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là DN vừa [8] Theo Nghị định này, DNNVV được xác định cụ thể như sau:

Trang 38

Bảng 2.1: Phân biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành

của Việt Nam theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP

từ 20 tỷ đồng trở xuống

từ 200 người trở xuống đến trên 10 người

từ 100 tỷ đồng trở xuống đến trên 20 tỷ đồng

từ 300 người trở xuống đến trên

200 người Công nghiệp và

xây dựng

từ 10 người trở xuống

từ 20 tỷ đồng trở xuống

từ 200 người trở xuống đến trên 10 người

từ 100 tỷ đồng trở xuống đến trên 20 tỷ đồng

từ 300 người trở xuống đến trên

200 người Thương mại và

dịch vụ

từ 10 người trở xuống

từ 10 tỷ đồng trở xuống

từ 50 người trở xuống đến trên

10 người

từ 50 tỷ đồng trở xuống đến trên

10 tỷ đồng

từ 100 người trở xuống đến trên

50 người

Nguồn: [8]

Ngày 11/3/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV thay thế Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 Theo đó, DNNVV được phân theo quy mô bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa:

DN vừa trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng và số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người DN vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng và số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người

DN nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng và số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người DN nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng và số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người

DN siêu nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng và số lao động tham gia BHXH bình quân năm không

Trang 39

quá 10 người DN siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng và số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người

Từ những quan niệm nêu trên, có thể nhận diện các DNNVV trên các nét chủ yếu như sau:

Thay vì chọn đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn hoặc các dự án đầu tư công cộng, các dự án đầu tư lớn, các DNNVV thường tập trung hơn vào các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng [59] Tuy nhiên, các DNNVV lại thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức khác nhau Do vậy, cơ hội tiếp cận nguồn lực cũng như mức độ được đối xử bình đẳng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các DNNVV là không giống nhau [2]

Các DNNVV có quy mô vốn đầu tư ban đầu ít, vốn có vòng quay nhanh và

có thể dễ dàng khởi nghiệp tạo sức hấp dẫn trong đầu tư SXKD của mọi thành phần kinh tế [69], [2]

Cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ

sở giao dịch, quản lý của đa phần các DNNVV rất chật hẹp Trình độ công nghệ đa phần lạc hậu [2], [59], [69], trình độ tay nghề người lao động trong các DNNVV còn thấp Trình độ quản trị các mặt theo chức năng và quản lý nói chung tại các DNNVV còn hạn chế [59]

Vì hoạt động với quy mô nhỏ nên hầu hết các DNNVV đều rất linh hoạt trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường Trong một số trường hợp, các DNNVV còn năng động trong việc đón đầu các dao động đột biến trên thị trường, hay những biến động đột ngột của thể chế, chính sách quản lý KT-XH để điều chỉnh phương hướng kinh doanh Nhờ vậy, các DNNVV dễ dàng tìm kiếm để gia nhập thị trường ngách khi thấy việc kinh doanh có thể mang lại nhiều lợi nhuận hoặc chủ động rút khỏi các thị trường này khi công việc kinh doanh trở nên kém hiệu quả [40] Tuy nhiên, các DNNVV thường là những DN mới được thành lập với những hạn chế nhất định về các hoạt động marketing, khách hàng truyền thống cũng như sự bó hẹp quy mô thị trường thường trong phạm vi địa phương nên khả năng tiếp cận thị trường mới, đặc biệt là thị trường nước ngoài của các DNNVV còn yếu [2], [59]

Cơ cấu tổ chức, quản trị của DNNVV rất gọn nhẹ Kết hợp với số lượng nhân viên tương đối ít, các quyết định quản lý được đảm bảo sự thống nhất thực

Trang 40

hiện nhanh chóng, công tác kiểm tra, điều hành được tiến hành trực tiếp Nhờ vậy, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý của DN [69] Tuy nhiên, nhiều DNNVV chưa thật

sự chú trọng tới phát triển văn hóa DN Kết quả là các DN ít tạo được dấu ấn riêng cho mình trong nền kinh tế thị trường do sự phát triển của họ chỉ dừng lại ở một mức

độ nhất định [59]

Các DNNVV không có các lợi thế kinh tế theo quy mô, nhiều DNNVV bị lệ thuộc nhiều về thương hiệu, thị trường, công nghệ, tài chính, của các DN lớn trong quá trình phát triển [40] Ngoài những áp lực của các công ty và tập đoàn lớn, DNNVV còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ chính các DN với nhau

2.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Về ngành và lĩnh vực hoạt động của DNNVV

DNNVV chủ yếu hoạt động ở ngành du lịch, thương mại; lĩnh vực sản xuất chế

biến và giao thông còn ít; địa bàn hoạt động chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ và đô thị

Nếu trước đây, việc tạo ra sản phẩm loại lớn và sản xuất hàng loạt là thu được lợi nhuận cao, thì ngày nay do nhu cầu của người tiêu dùng phát triển cao và nhiều người lao động lại có điều kiện tăng tiêu dùng, do đó việc sản xuất hàng loạt, lâu bền sẽ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường Xu hướng chung của các

DN là sản xuất đa dạng, nhanh nhạy, sản phẩm, mẫu mã và chất lượng theo sự thay đổi của thị trường Xu hướng giảm số lượng lao động trong các DN là xu hướng do

áp dụng công nghệ tự động tạo ra, điều này cũng góp phần làm cho quy mô DN nhỏ chuyển theo hướng tinh gọn Các hãng lớn có thể đặt mua các linh kiện ở các xí nghiệp gia công, vì vậy, công dân có điều kiện mở các DNNVV ngay tại nhà để thực hiện các dịch vụ sản xuất Trong các DNNVV này, chi phí tư bản bất biến không lớn, quy mô cỡ nhỏ là có thể thực hiện được các dịch vụ và thu được lợi nhuận mong muốn Đó là lý do tồn tại và phát triển nhiều DNNVV trong các ngành kinh doanh và dịch vụ du lịch Lãi suất cao ở những ngành này phần nhiều do sử dụng lao động sống mang lại, cho nên xu hướng di chuyển tư bản sang những ngành nghề và quy mô như trên là tất yếu Như vậy, việc xuất hiện và phát triển DNNVV ngày càng nhiều là phản ứng tích cực của cơ chế thị trường trước sự phát triển ngày

một cao của sức sản xuất xã hội dưới tác động của cách mạng KHCN

Nhìn chung sản phẩm của các DNNVV có chất lượng kém, mẫu mã bao bì còn giản đơn, sức cạnh tranh yếu Tuy nhiên, có một số DNNVV hoạt động trong lĩnh vực

Ngày đăng: 20/03/2020, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Mai Anh (2005) "Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế", trong Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Konrad Adenauer, chủ biên, Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế, kinh nghiệm trong nước và quốc tế, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB Thế giới
2. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào và Nguyễn Hữu Thắng (2006), Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào và Nguyễn Hữu Thắng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 2017
4. Ban Kinh tế Trung ương (2017), Việt Nam với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
Tác giả: Ban Kinh tế Trung ương
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2017
5. Nguyễn Thế Bính (2013), "Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam", Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 12(22), tr.21 - 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thế Bính
Năm: 2013
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), uyết định số 455/ Đ-BTNMT về Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất năm 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: uyết định số 455/ Đ-BTNMT về Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất năm 2015
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2017
7. Lê Quang Bốn (2015), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế
Tác giả: Lê Quang Bốn
Năm: 2015
8. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
9. Chính phủ (2012), uyết định số 432/ Đ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: uyết định số 432/ Đ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
10. Cục Thống kê Hòa Bình (2007), Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2006, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2006
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Năm: 2007
11. Cục Thống kê Hòa Bình (2008), Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2007, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2007
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Năm: 2008
12. Cục Thống kê Hòa Bình (2009), Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2008, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2008
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Năm: 2009
13. Cục Thống kê Hòa Bình (2010), Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2009, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2009
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Năm: 2010
14. Cục Thống kê Hòa Bình (2011), Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2010, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2010
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Năm: 2011
15. Cục Thống kê Hòa Bình (2012), Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2011, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2011
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Năm: 2012
16. Cục Thống kê Hòa Bình (2013), Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2012, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2012
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Năm: 2013
17. Cục Thống kê Hòa Bình (2014), Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2013, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2013
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Năm: 2014
18. Cục Thống kê Hòa Bình (2015), Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2014, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2014
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Năm: 2015
19. Cục Thống kê Hòa Bình (2016), Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2015, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2015
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Năm: 2016
20. Cục Thống kê Hòa Bình (2017), Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2016, Hòa Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2016
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Năm: 2017

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w