Năm 2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo Công ước về bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể được Đại
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Kiều Thu Hoạch
Hà Nội - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Truyền thuyết Thánh Gióng – Đặc
điểm và giá trị văn hóa là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS Kiều Thu Hoạch Luận án dựa trên kết quả của quá trình thực hiện nghiêm túc, khách quan và chưa từng được công bố Các tài liệu tham khảo, trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Tác giả luận án
Ngô Thị Hồng Giang
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1 Tổng quan tình hình sưu tầm và nghiên cứu truyền thuyết Thánh Gióng 8
1.2 Các lý thuyết nghiên cứu và quan điểm tiếp cận truyền thuyết Thánh Gióng19 Tiểu kết 36
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG 37
2.1 Truyền thuyết Thánh Gióng theo thời gian và không gian lưu truyền 37
2.2 Truyền thuyết Thánh Gióng về nội dung và kết cấu 43
2.3 Truyền thuyết Thánh Gióng trong mối quan hệ với các thành tố văn hóa 53
Tiểu kết 81
Chương 3: GIÁ TRỊ CỦA TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG 83
3.1 Giá trị lịch sử 83
3.2 Giá trị văn hóa sinh thái 94
3.3 Giá trị biểu tượng 100
3.4 Giá trị giáo dục đạo đức và triết lý sống 113
Tiểu kết 121
Chương 4: TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG VÀ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI 123
4.1 Truyền thuyết Thánh Gióng và sinh hoạt văn hóa hiện nay 123
4.2 Thực trạng và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của Truyền thuyết Thánh Gióng trong xã hội hiện nay 137
Tiểu kết 153
KẾT LUẬN 156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC 176
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL: Ban quản lý cb: Chủ biên DSVH: Di sản văn hóa DSVHPVT: Di sản văn hóa phi vật thể
HGOĐPĐVĐS: Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc KHXH: Khoa học xã hội
LHTG: Lễ hội Thánh Gióng NCS: Nghiên cứu sinh Nxb: Nhà xuất bản Sđd: Sách đã dẫn
UBND: Uỷ ban nhân dân UNESCO: United Nation Education, Scientific &
Cultural Oganization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc)
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong hệ thống truyền thuyết Việt Nam thì Truyền thuyết Thánh Gióng (TTTG) được xếp vào một trong 5 truyện cổ thuộc hạng đứng đầu trong hệ thống truyện kể dân gian người Việt [40] Từ khi được chính thức ghi chép trong sử sách đến nay đã gần một nghìn năm TTTG liên tục sống động trong lòng dân gắn liền với các di tích, sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội Không chỉ trong tâm thức nhân dân, có thể nói TTTG tồn tại về mặt văn bản ghi chép như một phần của lịch sử ở các phương diện lịch sử, địa lý, văn học, văn hóa Trong quá trình tồn tại, TTTG luôn được sáng tạo, và có nhiều dị bản ở các không gian, thời gian khác nhau TTTG cũng đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu với những phương pháp tiếp cận khác nhau như Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Văn Huyên, Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên, Cao Huy Đỉnh, G.Dumoutier, E Sombthay
1.2 Theo tài liệu của giới nghiên cứu khoa học xã hội, hiện nay ở Việt Nam có hơn 60 làng thờ Thánh Gióng [118, tr.6] và hầu như các làng đều có
ít nhiều những câu chuyện truyền thuyết khác nhau, nơi thì gắn với vết chân ngựa sắt, nơi thì gắn với roi, áo sắt, nơi gắn với chỗ nghỉ chân Những câu chuyện tưởng như đơn giản nhưng lại có sức sống mạnh mẽ, linh thiêng trong lòng dân chúng và nó thôi thúc sự tái diễn thường niên ở vùng châu thổ Bắc
Bộ suốt hàng ngàn năm Không chỉ được nhân dân các địa phương một lòng tôn thờ, Thánh Gióng và truyền thuyết về Thánh Gióng còn được các nhà chép sử ở các triều đại khác nhau dành cho những vị trí nhất định Gắn với những nơi thờ là những bản thần tích, những bản sắc phong và hình tượng Thánh Gióng luôn là hiện thân của Thần, Thánh, Vương, Anh hùng dân tộc từ các triều đại phong kiến đến thời đại Hồ Chí Minh
1.3 Thánh Gióng là một trong “Tứ bất tử” của người Việt, lâu nay đã
có nhiều tác giả viết về Thánh Gióng từ những góc nhìn khác nhau như trên
Trang 7vừa nói Trong các bài viết, các công trình nghiên cứu trên thì không có tác giả nào chỉ viết về Thánh Gióng mà không viết về lễ hội Gióng, cũng như vậy, không có tác giả nào viết về lễ hội Gióng mà không viết về sự tích, TTTG Đó là một qui luật của văn hóa tín ngưỡng, văn hóa lễ hội mà folklore học thế giới đã tổng kết Năm 2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc
đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo Công ước về bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể được Đại hội đồng UNESCO thông qua năm 2003, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của di sản đối với đa dạng văn hóa và là một bảo đảm cho sự phát triển bền vững đối với từng quốc gia cũng như toàn thế giới, trong đó Hội Gióng ở Việt Nam
1.4 Như NCS đã trình bày, TTTG dường như đứng hàng đầu về các bản kể, cả diễn ngôn dân gian lẫn các văn bản ghi chép nên không tránh khỏi
có khá nhiều dị bản tạo thành một hệ thống truyền thuyết Hệ thống TTTG dù
đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu song nhìn từ góc độ văn hóa học với hệ thống truyền thuyết này vẫn là một khoảng trống, ngay cả với
Người anh hùng làng Dóng [30], một công trình nghiên cứu nổi tiếng của Cao
Huy Đỉnh (1969), thì tác giả của nó cũng chỉ coi truyện Ông Dóng là thuộc thể loại văn học dân gian (Lời nói đầu) Trước thực trạng trên, NCS nhận thấy TTTG cần được nghiên cứu tổng hợp như một tác phẩm văn hóa, một hiện tượng văn hóa tín ngưỡng, một thực hành văn hóa mà không đơn thuần chỉ là sáng tác văn học dân gian Việt Nam.Với những lí do như đã trình bày, NCS
đã lựa chọn đề tài: Truyền thuyết Thánh Gióng - Đặc điểm và giá trị văn hóa
làm đề tài luận án của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sức sống của TTTG, phân tích các đặc điểm và giá trị của TTTG như một hiện tượng văn hóa góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị của TTTG trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại
Trang 82.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu các đặc điểm của TTTG trong đời sống văn hóa
xã hội Việt Nam qua các văn bản và diễn ngôn dân gian
- Xem xét TTTG như một hiện tượng văn hóa trong tổng thể nguyên hợp
của văn hóa dân gian, trong mối quan hệ với các sinh hoạt văn hóa hiện nay
- Xác định một số giá trị của TTTG trong đời sống văn hóa xã hội của người dân Việt Nam trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại Tìm ra ý nghĩa của thực hành văn hóa qua sự tồn tại của TTTG từ xưa tới nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các đặc điểm và giá trị văn hóa của TTTG – một di sản văn hóa phi vật thể của người Việt
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về tài liệu nghiên cứu, NCS nghiên cứu TTTG và các thành tố văn hóa liên quan khác qua các nguồn tài liệu do các tác giả đi trước viết với những kiến thức đa dạng, sâu rộng cả về không gian và thời gian Trong đó, về phạm
vi không gian tập trung chủ yếu là châu thổ Bắc Bộ, các khu vực Gia Lâm, Sóc Sơn, Hà Nội Về thời gian, NCS nghiên cứu từ các ghi chép sớm nhất về TTTG đến những sưu tầm và những ghi chép đánh giá đương đại hiện nay như một tổng thể của một hiện tượng văn hóa
Về danh xưng Thánh Gióng, ngoài danh xưng Phù Đổng Thiên Vương, tên người anh hùng làng Phù Đổng đã từng được ghi bằng hai cách khác nhau: Dóng và Gióng Qua quá trình nghiên cứu, NCS dùng Gi để viết tên người anh hùng làng Phù Đổng cũng như tên truyền thuyết là Thánh Gióng
4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Bản chất TTTG là gì? Vì sao Thánh Gióng – nhân vật huyền thoại trở thành người anh hùng dân tộc, Thánh – Thần – Vương, được nhân dân tôn
Trang 9thờ và mở hội hàng năm để ghi nhớ công ơn trên một không gian rộng lớn, suốt từ thời dựng nước cho đến tận ngày nay?
(2) TTTG có những đặc điểm gì và trong xã hội đương đại nó được bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa như thế nào?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
- TTTG có những đặc điểm và giá trị văn hóa sâu sắc trong đời sống xã hội từ khi tồn tại đến nay
- TTTG hiện nay vẫn đang tồn tại, biến thiên và sáng tạo liên tục, đóng góp vào lịch sử văn hóa Việt ở nhiều khía cạnh tạo nên diện mạo riêng trong văn hóa truyền thống Việt Nam
5 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp tiếp cận của đề tài
Luận án vận dụng phương pháp tiếp cận của văn hóa học là phương pháp nghiên cứu tập hợp nhiều phương thức, thao tác và biện pháp được sử dụng để phân tích hiện tượng văn hóa Cụ thể là sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, trong đó sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học khác như Văn hóa dân gian, Nhân học văn hóa, Lịch sử, Văn học
5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tổng thể: Nhận thức TTTG như một bức tranh toàn cảnh từ các diễn ngôn dân gian đến các văn bản thời trung đại bao gồm truyện kể, thơ văn đến các bản thần tích, thần sắc, các di tích tôn thờ Thánh Gióng ở các địa phương tiêu biểu còn tồn tại đến nay trong vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
- Phương pháp so sánh văn bản: Truyền thuyết Thánh Gióng đã được ghi chép trong các sách Hán Nôm và hiện đã có nhiều bản dịch đã xuất bản, đồng thời TTTG cũng tồn tại ở các diễn ngôn dân gian ở những vùng miền
mà truyền thuyết Thánh Gióng đã lưu hành NCS sử dụng phương pháp so
Trang 10sánh văn bản kết hợp với kết quả nghiên cứu, sưu tầm của những người đi trước và kết quả khảo sát điền dã của NCS nhằm thấy được chiều kích lịch đại
và đồng đại của huyền tích Thánh Gióng để tạo cơ sở cho việc khám phá ý nghĩa các đặc điểm và giá trị của một hiện tượng văn hóa, của TTTG
- Phương pháp quan sát tham dự: Hiện tượng văn hóa tín ngưỡng và thực hành văn hóa về Thánh Gióng tồn tại ở các sinh hoạt thường kỳ ở các di tích, lễ hội, tập tục, kỵ hèm… Để thấy được các đặc điểm và giá trị của TTTG đòi hỏi phải có sự quan sát và tham dự nhằm thấy rõ vai trò của TTTG trong bối cảnh đương đại
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học
- Diễn giải về mặt lý thuyết để thấy rõ một số hướng tiếp cận đối với truyền thuyết ở trong và ngoài nước Khẳng định rõ hơn: truyền thuyết không đơn thuần chỉ là văn học dân gian mà truyền thuyết còn là một tác phẩm văn hóa đa nghĩa luôn gắn kết với tín ngưỡng và lễ hội nói riêng, với văn hóa Việt Nam nói chung
- Đóng góp vào quá trình tìm hiểu các giá trị của hệ thống truyền thuyết
về các nhân vật anh hùng huyền thoại được tôn vinh trong lịch sử và vấn đề lịch sử hóa người anh hùng trong truyền thuyết
- Đưa ra những phân tích, lý giải các đặc trưng của TTTG và mối quan
hệ của nó với các thành tố văn hóa truyền thống khác
- Hệ thống hóa những giá trị văn hóa, ý nghĩa về TTTG như một biểu tượng của tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng chống xâm lược của mọi thời đại trong lịch sử Việt Nam
- Cung cấp cơ sở lý luận trong quá trình sáng tạo ra chân dung người anh hùng và cách thức lịch sử hóa các nhân vật huyền thoại trong lịch sử văn hóa dân tộc
Trang 116.2 Về mặt thực tiễn
Luận án tổng hợp các ghi chép, nghiên cứu về TTTG làm cho người đọc có cái nhìn đa chiều và toàn diện về TTTG góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa văn hóa của truyền thuyết Thánh Gióng phù hợp với chuyên ngành Văn hóa học của luận án
Đồng thời, nghiên cứu TTTG kết hợp với nghiên cứu tín ngưỡng, thực hành nghi lễ, lễ hội nhất là từ khi Hội Gióng được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010 với những hướng tiếp cận mới là vấn đề cần thiết để thấy được các giá trị của TTTG trong đời sống
xã hội Luận án áp dụng một số lý thuyết mới để nghiên cứu TTTG như các lý thuyết về giá trị, lý thuyết chức năng, lý thuyết bối cảnh diễn xướng góp phần gìn giữ và phát huy tốt hơn di sản văn hóa lễ hội Thánh Gióng và TTTG trong
xã hội Việt Nam đương đại
- Luận án làm tăng thêm hàm lượng tri thức góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân nói chung và người dân ở các khu vực có lưu truyền và thờ tự Thánh Gióng nói riêng
- Qua hình tượng anh hùng Gióng, nêu cao ý nghĩa, tinh thần xây dựng đất nước và chống kẻ thù xâm lược cho thế hệ thanh thiếu nhi Việt Nam hiện nay Đồng thời nêu cao đạo lý uống nước nhớ nguồn của cha ông ta
Đóng góp mới của luận án:
- Hệ thống hóa các loại hình tư liệu về TTTG
- Khám phá những đặc điểm về giá trị của TTTG qua các phạm trù văn hóa nghệ thuật và lịch sử theo các lát cắt lịch đại và đồng đại
- Nghiên cứu TTTG như một di sản văn hóa cổ truyền từ truyền thống đến đương đại theo hướng bảo tồn và phát triển
Trang 12Chương 3 Giá trị của truyền thuyết Thánh Gióng (39 trang)
Chương 4 Truyền thuyết Thánh Gióng và việc bảo tồn, phát huy giá trị trong xã hội đương đại (32 trang)
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình sưu tầm và nghiên cứu truyền thuyết Thánh Gióng
1.1.1 Những sưu tầm, truyện kể về Thánh Gióng
Xét theo tiến trình thời gian, trong khoảng thời gian dài, (khoảng thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII) các ghi chép về Thánh Gióng chủ yếu tồn tại dưới dạng là các mẩu truyện kể dân gian chưa xác định chính xác về thể loại, và gần như không có nhận định chính xác nào về thời điểm xuất hiện truyền thuyết này Nhìn chung những bản ghi chép sưu tập truyện dân gian thời trung
đại chưa có tên gọi về thể loại Tuy nhiên, qua bài Tựa sách Lĩnh Nam chích quái chẳng hạn, cũng có thể giúp chúng ta thấy rõ nhiều nhận thức của người
xưa về nguồn gốc, xuất xứ của các truyện được sưu tập: “Những chuyện chép
ở đây, là sử ở trong truyện chăng, lai lịch ra sao, có từ thời nào, tên họ người hoàn thành đều không thấy ghi rõ Viết ra đầu tiên (chỉ những chuyện trong
Lĩnh Nam chích quái) là những bậc tài cao học rộng ở đời Lý - Trần, còn
những người nhuận sắc là các bậc quân tử bác nhã hiếu cổ ngày nay” [123]
Như vậy, qua bài Tựa sách Lĩnh Nam chích quái, ít ra chúng ta cũng được biết
các truyện trong đó đã được sưu tập từ thời Lý – Trần, và đến thời Lê Thánh Tông thì được bổ sung, hoàn chỉnh thêm Các ghi chép trong các tài liệu như
An Nam chí lược (thế kỷ XIII), Thiền uyển tập anh ngữ lục (thế kỷ XIV), Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên, thế kỷ XIV), Dư địa chí (Nguyễn Trãi thế kỷ XV), Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh, Kiều Phú, thế kỷ XIV-XV) Thế kỷ XVI có
chép về truyện Thánh Gióng, chủ yếu ở các dạng thần tích như: thần tích Phù
Đổng Thiên Vương, thần tích Sóc thiên vương thực lục thần tích ở đền Thanh
Nhàn (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn) và Ngọc phả ghi chép về vị tôn thần thời Hùng vương ở xã Ân Phú, Giới Tế (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)
[xem phụ lục 1, tr.178] Năm 1606, trong Hiển linh từ thạch bi ở đền Phù
Trang 14Đổng, người dân trong vùng có ghi lại huyền thoại này, không có gì khác biệt với huyền thoại từ trước đền khi ấy [11]
Khoảng cuối thế kỷ XVII, TTTG được ghi chép trong Thiên Nam ngữ lục (tác phẩm viết bằng thơ Nôm, diễn ca lịch sử đầy tự hào từ thời mở nước của dân tộc) và Đại Việt sử ký toàn thư (1697), bộ quốc sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại đến này nay Thế kỷ XIX, ghi chép trong Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), trong Đại Nam quốc sử diễn ca, trong Sử Nam chí
dị, trong Bắc Ninh phong thổ tạp ký, Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí, Bắc Ninh địa dư chí [11]
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là các ghi chép trong: Các truyền thuyết lịch sử của Trung Kỳ và Bắc Kỳ - tiếng Pháp (1887- G.Dumoutier (1850-1904), Ba mươi truyền thuyết và cổ tích Bắc Kỳ - tiếng Pháp (Truyện Đền Phù Đổng- E Sombthay (1893) G.Dumoutier (1893) trong Nghiên cứu lịch sử và khảo cổ về Cổ Loa, đô thành của vương quốc Âu Lạc (nước Thục
và nước Văn Lang hợp lại) 255-207 TCN trang 46-50 của công trình này, ông
có công bố huyền thoại về Thánh Gióng với nhan đề “Đứa trẻ thần kỳ, người giải phóng vương quốc” [11]
1.1.2 Những nghiên cứu về truyền thuyết Thánh Gióng
Qua những ghi chép như trên, có thể nói đến những năm cuối thế kỷ XIX, và thế kỷ XX bắt đầu có xu hướng nghiên cứu về Thánh Gióng nói chung và hội Gióng nói riêng song song với các ghi chép về thần tích và truyền thuyết Thánh Gióng Trong đó có những hướng tiếp cận nghiên cứu về TTTG như:
1.1.2.1 Tiếp cận truyền thuyết Thánh Gióng nhìn từ những ghi chép về lễ hội và diễn xướng dân gian
Đỗ Trọng Vĩ (khoảng 1882-1885), với công trình Bắc Ninh địa dư chí,
tác giả đã ghi chép về hội Phù Đổng ở huyện Tiên Du và hội đền Phù Đổng thiên vương núi Vệ Linh và hội Gióng ở tổng Phù Lỗ Phạm Xuân Lộc
Trang 15(1920), trong Bắc Ninh tỉnh khảo dị đã có những trang ghi chép khá chi tiết và chân thực về hội Gióng ở đền Phù Đổng trong mục Dân tục thần tích xã Phù
Đổng huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh [11, tr.22] Lê Ta (tức nhà thơ Thế Lữ 1934), viết bài “Giới thiệu về hội Gióng ở đền Phù Đổng” trên
Phong hóa tuần báo Toan Ánh (1969) trong Nếp cũ hội hè đình đám đã viết
về Lễ hội làng Phù Đổng bằng ký ức và tư liệu sẵn có trong thư tịch bằng phương pháp miêu thuật của các nhà dân tộc học [7] Và nhiều tác giả khác
với những công trình và bài viết như: Trần Việt Ngữ (1979), Hội trận đền Gióng [95]; Nguyễn Khắc Đạm (1981), Một số vấn đề về hội Gióng [28]; Trần Bá Chí (1986), Hội Dóng đền Sóc [21]
Ngoài ra còn có những công trình ghi chép, nghiên cứu về riêng hội Gióng hoặc chung với các lễ hội khác trong cả nước hoặc những nhận định tản mạn có đề cập đến hội Gióng của các tác giả như: Thu Linh và Đặng Văn
Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại, Lê Hồng Lý (2010), Tìm hiểu lễ hội Hà Nội, Bùi Thiết (1993), Từ điển hội lễ Việt Nam Đặc biệt là một loạt
công trình, bài viết về lễ hội Thánh Gióng nói riêng và lễ hội cổ truyền nói chung của tác giả Lê Trung Vũ như: “Thử giải mã nội dung của hội Gióng xã Phù Đổng Gia Lâm” (1993), “Hội Gióng đền Sóc Xuân Đỉnh (2005), Hội Gióng Sóc Sơn” (2005), “Hội Phù Gióng Chi Nam” (2005), “Hội Thánh Gióng Phù Đổng” (2005), “Hội làng Hà Nội” (2006), “Lễ hội cổ truyền” (1992), “Lễ hội Thăng Long” (1998), “Lễ hội Việt Nam” (2005) [11, tr 638]
Trong số các công trình nghiên cứu, sưu tầm về hội Gióng, có thể nói công trình của Nguyễn Văn Huyên là một trong những công trình sưu tầm sớm và công phu, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao Năm 1938,
Nguyễn Văn Huyên công bố công trình Hội Phù Đổng, một trận đánh thần kỳ trong truyền thuyết Việt Nam, bằng tiếng Pháp và năm 1941, ông công bố công trình Hát và múa Ải Lao ở hội Phù Đổng (Bắc Ninh) cũng bằng tiếng
Trang 16Pháp Năm 1996, cả hai công trình này đã được ra mắt bạn đọc bằng tiếng Việt [42] Với công trình thứ nhất, Nguyễn Văn Huyên đã miêu thuật từ truyền thuyết, đến việc tổ chức lễ hội và diễn trình của lễ hội một cách cụ thể
và chi tiết Trong công trình Hát và múa Ải Lao ở hội Phù Đổng (Bắc Ninh),
ông bổ sung thêm vào ba ca khúc mới do Tri huyện Tiên Du sai trợ tá của mình là một nho sĩ sáng tác ra để cho đoàn ca múa Ải Lao trình diễn vào năm
1941 Đây là những công trình mẫu mực, ghi chép, nhận định về hội Gióng ở làng Phù Đổng một cách chân xác khoa học theo hướng tiếp cận từ quan điểm dân tộc học và khảo cứu
Không chỉ dừng lại ở những ghi chép về hội Gióng, nửa sau thế kỷ XX
đã xuất hiện những hướng tiếp cận mới về Thánh Gióng như cách tiếp cận ở phương diện diễn xướng như: Năm 1977, Nguyễn Huy Hồng nghiên cứu ở phương diện diễn xướng của hội Gióng [62], để khẳng định đây là một bản diễn xướng anh hùng ca Tác giả miêu thuật tương đối chi tiết về Hội Gióng (như miêu thuật của Nguyễn Văn Huyên) từ khâu tổ chức, chuẩn bị đến các trò diễn trong lễ hội như múa rối nước, săn hổ, xuất quân Và đi đến kết luận: Hội Gióng đã “tập trung tất cả những khả năng nghệ thuật của nhân dân thời
cổ để diễn tả uy lực của người anh hùng làng Gióng” và “đây là một màn hoạt kịch và là một hình thức sân khấu cổ của chúng ta, đồng thời là một diễn xướng lịch sử lớn, toàn diện, chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc” [62, tr.136] Năm 1978, tác giả Chu Hà khi nghiên cứu diễn xướng dân gian đã khẳng định: Hát cửa đình, hội trận đền Gióng là hình thức diễn xướng dân gian có qui mô lớn và từ lâu đời [62]
1.1.2.2 Xu hướng tiếp cận Truyền thuyết Thánh Gióng nhìn từ khía cạnh lịch sử
Với những tìm hiểu và suy luận của mình, Tạ Chí Đại Trường (1996), trong bài viết “Lịch sử một thần tích: Phù Đổng Thiên vương” [154] đã xuất
Trang 17phát từ “bề thế của một hội lễ” để truy tìm tông tích của thần tích Phù Đổng Thiên Vương và thấy rằng: “Sử và thần tích Phù Đổng quyện lại làm một đang chờ sự xét đoán dưới một quan điểm lịch đại để vẽ lại lịch sử của thần” [154, tr.231]
Cũng dưới cái nhìn và cách viết theo lịch đại và ghi chép lịch sử có nhiều công trình đã ghi lại TTTG như một dấu mốc lịch sử văn hóa của các
tác giả như: Nguyễn Thế Long (1998), Đình và đền Hà Nội; Doãn Đoan Trinh (2000), Hà Nội, di tích lịch sử văn hóa và danh thắng; Nhiều tác giả (2000)
Di tích lịch sử văn hóa Hà Nội [11]
1.1.2.3 Xu hướng tiếp cận Truyền thuyết Thánh Gióng trên phương diện loại hình truyền thuyết, thần tích và tư tưởng tôn giáo tín ngưỡng
Nhìn chung xu hướng tiếp cận TTTG dưới cái nhìn là truyện kể dân gian và thần tích là nhiều hơn cả, đó là các công trình ghi chép về địa chí, thần tích của các vùng miền như: Phạm Văn Thụ (1921), “Viết lại sự tích về
Thánh Gióng” trong Sóc Sơn từ phả Nguyễn Khánh Trường (1938), Truyền thuyết những vị thần chính được thờ ở tỉnh Phúc Yên (Bắc Kỳ) [11] Các bài viết trong công trình nghiên cứu văn học như: Nguyễn Đổng Chi (1956) Lược khảo thần thoại Việt Nam [19]; Nguyễn Đổng Chi (1975), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tái bản năm 1993 [20], tập IV; Vũ Ngọc Phan (1957), Truyện
cổ Việt Nam; Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1962), Văn học dân gian Việt Nam; Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan (1957), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (quyển I); Trần Văn Giàu (1967),
Tư tưởng chủ yếu của người Việt cổ qua những truyện đứng đầu trong thần thoại và truyền thuyết [40]; Vũ Tuân Sán (1968), Truyền thuyết về Thánh Gióng [125]; Vũ Ngọc Phan (1968), Phù Đổng (tức Thánh Gióng) là hình tượng văn học đẹp đẽ và hùng mạnh của nhân dân ta từ xưa đến nay; Đỗ Bình Trị (1970), Lịch sử văn học Việt Nam (tập 1); Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên
Trang 18(1962), Văn học dân gian Việt Nam, tái bản năm 1997 [70]; Trần Quốc Vượng, Vũ Tuân Sán (2004), Hà Nội nghìn xưa; Bùi Văn Nguyên (1978), Để hiểu thêm ý nghĩa cảnh giác, chống ngoại xâm của truyền thuyết Thánh Gióng [91]; Hoàng Tiến Tựu (1979), Sự phát triển của truyền thuyết về đề tài chống giặc ngoại xâm từ truyền thuyết về Thánh Gióng đến An Dương Vương [158] Keith Weller Taylor (1983), The birth of Viet Nam (Sự hình thành của nước Việt Nam, Hoa Kỳ) đã đề cập đến truyền thuyết Thánh Gióng, ông
khẳng định: “truyền thuyết này được nhân dân Việt Nam ghi nhớ bởi lẽ chúng thể hiện bản sắc sớm nhất của họ với tư cách là một dân tộc” [11, tr.21]
Nhìn TTTG từ khía cạnh xem xét về tư tưởng, tôn giáo tín ngưỡng có thể kể đến các tác giả với những công trình như: Ngô Đức Thịnh và Vũ Ngọc
Khánh (1990), Tứ bất tử [72] Trong công trình này các tác giả đã xem xét
nhân vật Thánh Gióng như một trong bốn vị thánh bất tử (bao gồm Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Gióng, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh) luôn được phụng thờ Và trong tâm thức dân gian Việt Nam, đó là các biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt của dân tộc kể từ thuở khai thiên lập địa đến ngày nay Như lời Nxb nhận xét “Ở đây không chỉ liên quan đến tín ngưỡng,
mà cả các mặt triết học, sử học, dân tộc học” Ở phần viết về Đức Thánh Gióng, các tác giả đã chia làm ba phần trong đó phần 1 là ghi chép những sự tích và huyền thoại về Thánh Gióng; từ những ghi chép trong sử sách đến sự phát triển của huyền thoại, truyện kể ở “vùng ông Gióng” Phần 2 là đề cập đến những Sinh hoạt văn hóa chung quanh đề tài Thánh Gióng như tín ngưỡng về Đức Thánh Gióng, hội Gióng, văn hóa nghệ thuật xung quanh đề tài Thánh Gióng (như thơ ca, truyện, bài hát, phong trào thể dục thể thao – hội khỏe Phù Đổng lấy biểu tượng Thánh Gióng làm trung tâm) Phần ba là một
số tư liệu về Thánh Gióng như các dị bản qua các sách thần tích, qua các chi tiết ở trong lễ hội
Trang 19Đề cập đến mối quan hệ của Thánh Gióng nói riêng và TTTG nói chung trong mối quan hệ với Phật giáo, tác giả Như Hạnh (1996) đã có những phân tích sắc sảo qua bài viết “Từ Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaisravana), qua Sóc Thiên vương đến Phù Đổng Thiên vương” Ông đã đi đến kết luận rằng
qua câu chuyện về giấc mơ của Khuông Việt trong Thiền uyển tập anh cho
chúng ta “một ví dụ điển hình về những nỗ lực đầu tiên của giới lãnh đạo Phật giáo trong việc thiết lập nguồn gốc của quốc gia Việt Nam trong Phật giáo”
và cũng là “sự nỗ lực tạo dựng huyền thoại” Song giấc mơ của Khuông Việt
“đã không được các thế hệ Phật giáo kế tiếp chịu mơ chung, thành ra cuối cùng chỉ là một giấc mơ nhỏ bé bị quên lãng vùi lấp dưới những ảo tưởng Tổ
sư Thiền” [106, tr.154]
Ngoài ra còn có các công trình khác đề cập đến Văn hóa tâm linh nói
chung có đề cập đến TTTG như: Văn Quảng (2009), Văn hóa tâm linh Thăng Long Hà Nội; Cung Khắc Lược, Lương Văn Kế (1998), Bản dịch thần tích ở đền Bộ Đầu, xã Thống Nhất, huyện Thường Tín [11]; và các ghi chép, nhận
định về các thần tích nói chung trong đó có thần tích về Thánh Gióng.Gần đây
tác giả Tạ Đức trong công trình Nguồn gốc người Việt – người Mường [34]
cũng có đề cập đến việc lý giải biểu tượng và tên gọi Thánh Gióng Năm 2017
với chuyên đề Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn [35], Tạ
Đức đã khẳng định Thánh Gióng là Thần trống đồng nước Xích Quỉ
1.1.2.4 Xu hướng tiếp cận liên ngành về truyền thuyết Thánh Gióng
Trong số các công trình nghiên cứu mang tính chất tiếp cận liên ngành
có thể kể đến chuyên luận Người anh hùng làng Dóng của Cao Huy Đỉnh
Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá, công trình này của Cao Huy Đỉnh là một chuyên luận qui mô về truyền thuyết và lễ hội Thánh Gióng Nguyễn Xuân Kính đã nhận xét: “Ở những năm 60, khi mà không ít người nghiên cứu văn học dân gian vẫn còn nhìn folklore ngôn từ bằng con mắt văn học, từ giác độ
Trang 20văn hóa, Cao Huy Đỉnh đã kiên trì một phương pháp làm việc: đặt tác phẩm văn học dân gian vào môi trường nảy sinh ra nó mà khảo sát” [106, tr.783] và Nguyễn Xuân Kính cũng khẳng định ở đây, Cao Huy Đỉnh đã dùng phương pháp nghiên cứu tổng hợp Mặc dù, tác giả đã tự xếp loại là công trình văn học dân gian, nhưng thực chất tác giả đã tiếp cận từ nhiều góc độ: văn hóa dân gian, dân tộc học lịch sử và văn học nói chung (cả dân gian và cổ cận đại, đương đại) Như vậy, Cao Huy Đỉnh đã dùng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, liên ngành mặc dù, tác giả đã tự xếp loại là công trình văn học dân gian, nhưng thực chất tác giả đã tiếp cận từ nhiều góc độ: văn hóa dân gian, dân tộc học lịch sử và văn học nói chung Tác phẩm gồm 6 chương: Chương 1: Đất nước vùng Trung châu kể chuyện ông Dóng; Chương 2: Từ truyện người anh hùng bộ lạc đến truyện người anh hùng dân tộc; Chương 3: Hội Dóng và nghệ thuật diễn xướng anh hùng ca; Chương 4: Truyện ông Dóng trong văn học thời phong kiến và thuộc Pháp; Chương 5: Các tác giả ngày nay bàn về truyện ông Dóng; Chương 6: Dóng là hình tượng anh hùng ca Việt Nam rất cổ mà rất mới Để thực hiện công trình này, tác giả đã có sự khảo sát tường tận vùng Phù Đổng là nơi có đền thờ Thánh Gióng được sinh ra và các dấu tích của cuộc hoài thai và sinh nở vẫn còn (dấu chân ông Khổng lồ, vườn cà, liềm đá, chõng đá, thống đá) và các làng, các ngọn núi, dòng sông, đầm hồ, rặng tre
ở Bắc Ninh, Gia Lâm, Hà Nội Công trình này có ý nghĩa phương pháp quan trọng đó là đã nghiên cứu một truyền thuyết từ cách tiếp cận tổng thể folklore: điều tra điền dã các di tích, những nơi hình thành truyền thuyết, những người
kể, lưu truyền và diễn xướng truyền thuyết, thông qua đó, công trình gợi mở các vấn đề của thể loại như quá trình hình thành và lưu truyền truyền thuyết, vấn đề trung tâm và lan tỏa, mối quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử So với
công trình Hội Phù Đổng (một trận đánh thần kỳ trong truyền thuyết Việt Nam) của Nguyễn Văn Huyên tập trung miêu tả lễ hội Phù Đổng, công trình
Trang 21của Cao Huy Đỉnh đã mở rộng các giới hạn mà truyền thuyết liên quan, từ đó cho thấy đời sống phong phú, sinh động của một truyền thuyết và nhu cầu tinh thần của người dân về việc sáng tạo ra các biểu tượng của lịch sử dân tộc, sống với các biểu tượng đó trong các thời đại [4, tr.26]
Có thể nói Trần Quốc Vượng (1934-2005) cũng là người đã sớm sử dụng phương pháp này trong các bài viết “Căn bản triết lý người anh hùng Phù Đổng và hội Gióng” [106, tr.435] và “Truyền thuyết về ông Gióng – trong sách vở và ở ngoài đời” [106, tr.283] Bài “Căn bản triết lý người anh hùng Phù Đổng và hội Gióng” là bài viết có nhiều phát hiện, đồng thời bước đầu đã gợi
mở về những mô típ, những mã văn hóa cần được giải ảo về mặt biểu tượng Trong đó tác giả đã đề cập đến các triết lý xã hội sâu sắc về người anh hùng Phù Đổng Ông đã phát hiện hình thái cấu trúc trong TTTG đó là cấu trúc đối ứng với những nhân tố, chi tiết tương phản để tôn cao, nổi bật lẫn nhau như
mẹ Đất – cha Trời; mẹ thực – cha ảo; tuổi nhỏ - chí lớn Và ông cũng khẳng định “Phù Đổng là biểu tượng của tuổi trẻ anh hùng Việt Nam, biểu tượng của chính Việt Nam một hằng số Phù Đổng của lịch sử Việt Nam” [106, tr.435] Ông đã tiến hành lý giải các mô típ tạo thành chủ đề câu chuyện, đồng thời lý giải các “hiện thực lịch sử Việt Nam được xạ ảnh trong huyền thoại Gióng” Ông đã đi từ hội Gióng, huyền thoại Gióng đến không gian phân bố các di tích có liên quan đến huyền tích Thánh Gióng để lý giải các biểu tượng trong TTTG từ đó tìm hiểu được Tâm thức dân gian Việt Nam “tìm hiểu được mối bận tâm hằng xuyên của Đại Việt – Việt Nam, từ triều đình đến thôn quê: Đó
là làm ăn – đánh giặc – giao phối – vui chơi” [106, tr.447] Tìm ra được qui
luật vận hành của huyền thoại đó là quá trình thời sự hóa (evhémérisé) và lịch
sử hóa (historisé) Anh hùng thần thoại trở thành anh hùng trong tôn giáo,
trong đạo giáo Bài “Truyền thuyết về ông Gióng – trong sách vở và ở ngoài đời”,
đúng như tên gọi của bài viết tác giả đã đi từ những lý luận chung đến đi sâu
Trang 22phân tích từng khía cạnh như từ sự phân tích chữ nghĩa đến thư tịch để vạch
ra một diễn trình lịch sử của Thần từ buổi ban đầu đến ngày nay
Ngoài ra có thể kể đến các tác giả và tác phẩm đã sử dụng xu hướng liên ngành khác nhau để nghiên cứu TTTG như: Đinh Gia Khánh và Trần
Tiến (cb, 1991), Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội;
Lê Văn Kỳ (1995), Mối quan hệ giữa truyền thuyết của người Việt và hội lễ
về các anh hùng [74]; Nhiều tác giả (2008), Bách khoa thư Hà Nội [101]; Nhiều tác giả (2009), Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long (Nxb Văn hóa Thông tin, H); Nguyễn Thụy Loan (2009), Một tuyên ngôn giữ nước bằng
lễ hội ở đầu đời Lý; Kiều Thu Hoạch, Nguyễn Chí Bền (2010), Gióng hay Dóng lý giải từ góc nhìn ngữ âm học lịch sử tiếng Việt và từ cộng đồng [107]; Đinh Hồng Hải (2015), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tập 2, Các vị thần [47]
Gần đây có thể kể đến công trình Lễ hội Thánh Gióng [106] là công
trình sưu tập các di tích và huyền thoại về Thánh Gióng cùng các bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về di tích, truyền thuyết và lễ hội
Thánh Gióng từ trước tới 2009 Công trình Hội Gióng ở đền phù Đổng và đền Sóc [11] đã trình bày một tiến trình nghiên cứu về di sản Thánh Gióng khá
đầy đủ và tổng hợp Tác giả đã tiếp cận hiện tượng văn hóa tín ngưỡng này ở dạng tổng thể của một di sản văn hóa phi vật thể, nhằm miêu thuật hiện tượng văn hóa – tín ngưỡng liên quan đến người anh hùng làng Phù Đổng, giải mã các giá trị của hội Gióng, trên các phương diện lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng đặt vấn đề bảo tồn và phát huy hội Gióng trong xã hội đương đại Tiếp nối
những công trình này là công trình Hội Gióng di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại [13] giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn kể từ khi Hội Gióng
được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đến nay
Trang 23Về mặt văn bản, hiện nay trong công trình Lễ hội Thánh Gióng [106] ở
phần I – Di tích và huyền thoại đã có 27 bản dịch và tổng hợp các ghi chép về
truyền thuyết Thánh Gióng, ở Tổng tập Văn học dân gian người Việt [59], tập
4, truyền thuyết dân gian người Việt có 8 chuyện về Thánh Gióng được sưu tập từ các ghi chép; tập 5 có truyện Thánh Gióng ở xã Bộ Đầu
Không chỉ là đề tài của nhiều công trình nghiên cứu, các chuyên luận, hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc năm 2010 còn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Như vậy, với đầy đủ tính chất của một di sản văn hóa, Thánh Gióng và hội Gióng nói chung mà cốt lõi là TTTG đã được giới nghiên cứu trong và ngoài nước thừa nhận là một sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, và các hình thức lưu truyền khác Cùng với nó, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu tổ chức thành các cuộc hội thảo khoa học, tập trung nhiều bài viết, nhiều tranh luận mang tính khoa học thời sự về Thánh Gióng Năm 2010, Hội thảo
khoa học quốc tế: Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại (trường hợp hội Gióng) [107], do UBND thành phố Hà Nội và Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia Trong đó có nhiều bài viết đề cập trực tiếp đến hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc Các nhà nghiên cứu như: Hoàng Lương, Trần Lê Bảo, Nguyễn Tri Nguyên, Nguyễn Bích Hà, Bùi Quang Thanh, Lê Thị Hoài Phương, Nguyễn Văn Phong, Đỗ Lan Phương, Đoàn Minh Châu,
Vũ Anh Tú, Lê Thị Minh Lý, Từ Thị Loan, Phạm Nam Thanh, Hoàng Đức Cường đã có nhiều bài viết tiếp cận từ các góc nhìn khác nhau Như vậy, cùng với những công trình có đóng góp to lớn như các công trình của G Dumoutier, Nguyễn Văn Huyên, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Tự Cường (tức Như Hạnh), Cao Huy Đỉnh, Tạ Chí Đại Trường cách tiếp cận liên ngành đã
Trang 24khiến cho các kết quả nghiên cứu về TTTG có nhiều thành tựu từ nhiều góc nhìn khác nhau
1.2 Các lý thuyết nghiên cứu và quan điểm tiếp cận truyền thuyết Thánh Gióng
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
*Truyện theo Từ điển tiếng Việt [173, tr.328] thì truyện là tác phẩm văn học kể chuyện bằng hình tượng, bằng hư cấu nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ Văn học thì truyện là phương thức tự sự tái hiện đời sống bên cạnh hai phương
thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học Là phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái
gì đó Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện, gắn liền với cốt truyện là một
hệ thống nhân vật được khắc họa nhờ các thủ pháp nghệ thuật đa dạng.Về phượng diện thể loại văn học, trên cơ sở phương thức phản ánh tự sự đã hình thành loại hình tự sự Có thể dựa vào tiêu chí nội dung hoặc tiêu chí hình thức để phân chia các tác phẩm tự sự thành các thể loại nhỏ hơn Chia theo nội dung thể loại ta sẽ có: tác phẩm mang chủ đề lịch sử dân tộc, thế sự, đạo đức, đời tư Chia theo hình thức ta sẽ có các thể loại cơ bản: anh hùng ca, truyện, tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ ngôn…
Trong nhiều bài viết khác thường nói Truyện Ông Gióng, Truyện Thánh Gióng và đôi khi trong luận án NCS cũng sử dụng cách nói này để chỉ truyền thuyết Thánh Gióng bởi đó là cách gọi quen thuộc khi thể loại truyền thuyết chưa được xác định rõ ràng về mặt thể loại Mặt khác, trước khi xác định là thuộc thể loại truyền thuyết, TTTG được xếp vào truyện kể dân gian nói chung,
có khi là truyện thần quái, truyện cổ tích, anh hùng ca…
*Truyện kể dân gian: Là các chuyện kể của nhân dân các thời đại được
sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ khi chưa có chữ viết, sau này được sưu tầm
Trang 25và ghi chép lại gồm các thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn… Vào thời trung đại, các nho sĩ khi sưu tập và ghi chép các loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích thường chỉ dùng chung một từ
là “truyện”, vì thời đó chưa có sự phân loại các thể loại rạch ròi như ngày nay (NCS đã sơ bộ nói về vấn đề này ở 1.1.1)
* Truyền thuyết
Trên thế giới, khoa học về truyền thuyết dân gian hay còn gọi là truyền thuyết học, vốn là một thuật ngữ được dịch từ tiếng Đức: Volksagen kunde Volk có nghĩa là dân gian, sagen có nghĩa là truyền thuyết, kunde có nghĩa là môn khoa học Đây là một thuật ngữ đã khá thông dụng trong folklore học quốc tế thời cận đại Tương đương với từ sage trong tiếng Đức, tiếng Anh có
legend và tiếng Pháp có légende Nói chung, theo folklore học thế giới thì truyền thuyết là một thuật ngữ chỉ một bộ phận ngôn từ đặc biệt và sớm được chú ý với tư cách là một thể loại Truyền thuyết ngay từ đầu đã là một trong
ba thể loại chính của tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích (Quan niệm này sớm định hình trong bộ sưu tập của anh em Grim trong Thần thoại Đức (1835) Cách phân biệt này đã được các nhà nghiên cứu ngữ văn dân gian coi như có tính chất hướng đạo trong một thời gian dài)
Ở Việt Nam, có lẽ Đào Duy Anh là người sớm sử dụng từ truyền thuyết khi ông viết về vấn đề “Những truyền thuyết thời thượng cổ nước ta” trong
Tạp chí Tri tân (số 30 năm 1942): “Sách xưa của người Trung Quốc không
chép việc Triệu Đà đánh An Dương Vương để chiếm Tượng quận, nhưng cứ truyền thuyết ấy, nếu ta bỏ đi những yếu tố hoang đường thì cũng còn lại cái
kỷ niệm của một cuộc chiến tranh hẳn có” [59, tr.22]
Đến những năm 50 của thế kỷ XX, một loạt công trình nghiên cứu liên
tiếp ra đời như: Lược khảo về thần thoại Việt Nam [19], Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam [95], Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam [96] thuật ngữ truyền
Trang 26thuyết đã được sử dụng nhiều hơn và được bàn đến ở những mức độ khác nhau Nhóm Lê Quí Đôn khi viết văn học sử đã bước đầu định nghĩa truyền thuyết:
Truyền thuyết là tất cả những chuyện lưu hành trong dân gian, có thật xảy ra hay không thì không có gì đảm bảo Như vậy có những truyền thuyết lịch sử, mà cũng có những truyền thuyết khác, hoặc dính dáng về một đặc điểm địa lý, hoặc kể lại gốc tích một sự vật
gì, hoặc giải thích những phong tục tập quán, hoặc nói về sự tích các nghề nghiệp và tất cả những chuyện kỳ lạ khác [95, tr.60]
Nguyễn Đổng Chi lại sơ bộ nhận xét về sự xuất hiện của truyền thuyết như sau: “Truyền thuyết là những truyện lịch sử chỉ có thể có khi con người
có ý thức về lịch sử của mình, về xứ sở và đất đai của mình” [96, tr.81]
Khoảng những năm 1970, công trình Truyền thống anh hùng trong loại hình tự sự dân gian [60], đã tập hợp được nhiều bài viết có giá trị về truyền
thuyết, lúc này, việc nghiên cứu truyền thuyết về mặt thể loại mới bắt đầu
được quan tâm Trong đó, đặc biệt phải kể đến chuyên khảo Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến, dày 60 trang in của Kiều Thu Hoạch được
dư luận đồng tình và coi như cái mốc đầu tiên trong nghiên cứu truyền thuyết như một thể loại của folklore (văn hóa dân gian) Tại chuyên khảo này Kiều Thu Hoạch đã định nghĩa về truyền thuyết như sau:
Truyền thuyết là một thể loại truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân Biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc
Trang 27gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và
xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng [60, tr.24]
Từ năm những 1960 đến 1990, thể loại truyền thuyết đã được nhiều tác giả quan tâm viết trong giáo trình đại học, hoặc viết báo, tạp chí với các tác giả như Nguyễn Đổng Chi, Trần Văn Giàu (Tầm Vu), Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Đinh Gia khánh, Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Phan Kế Hoành
- Trần Quốc Vượng (Phan Trần), Kiều Thu Hoạch, Bùi Quang Thanh
Năm 1990, trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Lê Chí Quế
chủ biên, tái bản năm 2004 [122], ở mục viết về thể loại truyền thuyết có nhận xét:
Trong khoa nghiên cứu văn học dân gian ở nhiều nước trên thế giới việc coi truyền thuyết là một thể loại riêng biệt đã trở thành truyền thống không phải bàn luận nhiều Nếu có chăng là ở sự tranh luận
về nội hàm, ngoại diên của khái niệm và đặc trưng thi pháp của nó
mà thôi Nhưng ở nước ta vấn đề này cần phải biện giải thêm [122] Trong đó các nhà khoa học Việt Nam khi nghiên cứu truyền thuyết bao giờ cũng đặt nó trong mối quan hệ với thần thoại và cổ tích Tuy cách sắp xếp truyền thuyết trong hệ thống các thể loại văn học dân gian có khác nhau, nhưng xác định bản chất thể loại của truyền thuyết thì có thể tìm thấy tiếng nói tương đồng giữa các nhà khoa học Điểm qua ý kiến của các nhà nghiên cứu chuyên hoặc không chuyên về văn học dân gian, tác giả một mặt đánh giá cao chuyên khảo về truyền thuyết của Kiều Thu Hoạch, mặt khác đã tổng kết các nét chính
về bản chất thể loại của truyền thuyết như sau:
- Truyền thuyết ra đời sau thần thoại nhưng vẫn có những yếu tố song trùng với thần thoại
- Truyền thuyết và cổ tích có những nét gần gũi
Trang 28- Nét riêng biệt của truyền thuyết là bên trong cái vỏ thần kỳ hàm chứa những yếu tố gắn với lịch sử dân tộc thời kỳ dựng nước và giữ nước
Năm 2014, Trần Thị An với công trình Đặc trưng thể loại truyền thuyết
và quá trình văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam [4] đã có những
đóng góp đáng kể trong nghiên cứu truyền thuyết về mặt thể loại Trong đó tác giả cũng nhận xét ở Lời nói đầu về thể loại truyền thuyết đó là do cảm hứng đặc biệt của người kể chuyện nên những câu chuyện thường gắn với tín ngưỡng, gắn với diễn xướng nhiều hơn là đọc hoặc kể; do tính tự sự của các câu chuyện được kể không thật đa dạng; do truyền thuyết dân gian sớm được biên soạn theo các công thức của thần tích hay được ghi chép và trở thành một bộ phận của văn xuôi và các thư tịch khác thời trung đại Thể loại truyền thuyết nằm trong sự giao thoa khó tách bạch với thần thoại và truyện cổ tích
Có một đặc điểm quan trọng là, hơn bất cứ một thể loại văn học dân gian nào khác, truyền thuyết có sự gắn bó chặt chẽ với văn hóa dân gian; và như vậy, nghiên cứu truyền thuyết không thể không nghiên cứu văn hóa dân gian, hay nói cách khác, nghiên cứu tín ngưỡng, lễ hội dân gian, không thể không đề cập tới phương diện ngôn từ của niềm tin, đó là truyền thuyết [4, tr.9]
Như vậy cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về truyền thuyết từ các đặc điểm về hình thức, nội dung và ý nghĩa thể loại cũng như sự khu biệt nó
với các thể loại văn học dân gian khác Nói một cách ngắn gọn thì: Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đối với một thời
kỳ, một bộ tộc, một địa phương hay một quốc gia trong quá trình tồn tại và
phát triển
Truyền thuyết Thánh Gióng
TTTG là một trong những truyện kể dân gian được lưu truyền, ghi chép
từ thời Hùng Vương dựng nước và phát triển liên tục theo thời gian bằng
Trang 29nhiều hình thức nghệ thuật ngôn từ khác nhau như thần tích, thần phả, sự tích, huyền thoại, truyện thơ Song đến nay về cơ bản truyện về ông Gióng đều được các nhà nghiên cứu xem xét chủ yếu là thuộc thể loại truyền thuyết Với cốt truyện cơ bản là kể về sự sinh ra, lớn lên và đánh giặc một cách thần kỳ của một cậu bé ở làng Phù Đổng Cậu bé lên ba mà chưa biết nói chưa biết cười, đặt đâu nằm đấy thế mà nghe tiếng sứ giả rao có quân giặc đến là biết nói chuyện với sứ giả và xung phong ra trận, lớn nhanh như thổi, có sức mạnh phi thường, đánh thắng giặc rồi bay lên trời Cho đến nay, TTTG tồn tại ở nhiều hình thức văn bản cũng như thực hành văn hóa, đã trở thành một hiện tượng văn hóa độc đáo được nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu công phu
và công nhận sự tồn tại cần được bảo tồn
Trong đó nhân vật trung tâm của TTTG là Thánh Gióng (còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương, Sóc Thiên Vương, Anh hùng làng Gióng) một trong bốn
vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam Ông Gióng được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ Việt Nam
Từ thời Lý đến các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều ghi nhận Thánh Gióng là vị Thần - Thánh – Vương, anh hùng chống giặc ngoại xâm, vị Phúc Thần bảo hộ, che chở, cứu giúp nhân dân được đời đời thờ cúng thể hiện ở các sắc phong, thần tích được lưu giữ trong các di tích lịch sử của địa phương
và đất nước Sau này trong thời kỳ xây dựng đất nước Xã hội chủ nghĩa, thời đại Hồ Chí Minh, Thánh Gióng biểu tượng cho sức mạnh của tuổi trẻ trong việc tiên phong dẫn đầu trong việc xây dựng con người mới lớn khỏe cả về thể chất và trí tuệ để xây dựng đất nước
Trong tín ngưỡng và văn hóa của người Việt hiện nay, Thánh Gióng vẫn giữ vai trò quan trọng là biểu tượng tiên phong của sức mạnh, trí tuệ và
sự bảo vệ che chở được tuyệt đối tin tưởng Đến nay vẫn tồn tại nhiều di tích,
lễ hội, tín ngưỡng, tục hèm và diễn xướng liên quan đến Thánh Gióng, trong
đó đậm đặc nhất là khu vực Gia Lâm và Sóc Sơn nằm ở phía Bắc sông Hồng
Trang 30Trong đó, xã Phù Đổng là nơi sinh ra, lớn lên, rèn đúc vũ khí, tập hợp quân sĩ
và điểm ra trận của Thánh Gióng Tại đây hàng năm vẫn tổ chức lễ hội để tưởng nhớ Thánh Gióng thuộc các di tích như đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) – nơi được công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng được đánh giá là
lễ hội chiến trận độc đáo nhất của lịch sử văn hóa Việt Nam Đồng thời đây cũng là một trong hai trung tâm diễn ra Lễ hội Thánh Gióng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Thứ hai là trung tâm huyện Sóc Sơn, tương truyền là nơi Thánh Gióng thắng trận
và cưỡi ngựa bay lên trời tại núi Vệ Linh, thôn Vệ Linh, huyện Sóc Sơn hiện nay Ngoài ra lễ hội và các di tích về Thánh Gióng còn ở các làng xã lân cận khác như làng Cán, xã Nguyên Khê (huyện Đông Anh), làng Sen Hồ, xã Lệ Chi (huyện Gia Lâm) Vùng lan tỏa của hội Gióng nằm ở phía Nam sông Hồng như hội đền Sóc ở xã Xuân Đỉnh (nay là phường Xuân Đỉnh, quận Bắc
Từ Liêm, Hà Nội), đền Bộ Đầu, xã Thống Nhất (huyện Thường Tín, Hà Nội)… [xem thêm phụ lục 1, tr.178]
* Đặc điểm: Là nét riêng biệt, nét làm nên diện mạo của người, sự vật, hiện tượng nào đó Nói đến đặc điểm của truyền thuyết Thánh Gióng là muốn nói đến những nét cơ bản làm nên diện mạo riêng biệt của truyền thuyết Thánh Gióng, hay nói cách khác trong phạm vi luận án NCS muốn phác họa diện mạo của một hiện tượng văn hóa để tìm ra những ý nghĩa, bài học, đặc điểm và giá trị của nó trong đời sống văn hóa dân tộc
Một mặt NCS trực tiếp tìm hiểu về nội dung, các nhân vật, trong TTTG với tư cách là một huyền tích tổng hợp, phức hợp nhiều tình tiết của các truyền thuyết địa phương Đồng thời, tìm hiểu về các hình thức tồn tại, các dị bản và các hình thức khác như kể miệng, diễn xướng, nghệ thuật tạo hình… các hình thức thể hiện lưu được dấu ấn sâu sắc trong lịch sử văn hóa Việt Nam Mặt khác NCS cũng nghiên cứu TTTG trên những bình diện không
Trang 31gian, thời gian cụ thể và nhìn nhận nó trong mối quan hệ với các thành tố văn hóa khác trong đời sống theo tiến trình lịch sử Sự thể hiện của TTTG qua các sinh hoạt văn hóa, các mô típ, sự nổi bật của các hiện tượng, sự kiện, sự giao lưu, các nguồn ảnh hưởng, các di tích đều góp phần nhận thức đúng diện mạo của nó trong tổng thể folklore Việt Nam
* Giá trị: Là khái niệm phức tạp và được sử dụng nhiều trong các khoa
học khác nhau Tác giả Trần Ngọc Thêm trong công trình Hệ giá trị Việt Nam
từ truyền thống đến hiện đại và con đường hướng tới tương lai có nhận xét là
từ khi giá trị học như một khoa học về giá trị ra đời thì các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam vẫn không ngừng thảo luận về vấn đề này [136, tr.29] Sau khi tổng kết các xu hướng quan niệm về giá trị khác nhau, các tác giả trong công trình nêu trên cho rằng một quan niệm hợp lý về giá trị phải là sự kết hợp cả ba cách tiếp cận, từ khách thể, chủ thể và các mối quan hệ mà chúng tham gia và đi đến định nghĩa: “Giá trị là tính chất của khách thể được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể khác cùng loại trong một bối cảnh không gian - thời gian cụ thể” [136, tr.39] Tham khảo thêm nhiều tài liệu khác, NCS cho rằng giá trị là tính chất của một vật thể, một hiện tượng xã hội nào đó, nhằm thỏa mãn một nhu cầu, một mong muốn, một lợi ích của chủ thể xã hội Khái niệm giá trị thể hiện ý nghĩa của một vật thể hoặc một hiện tượng thực tiễn nào đó đối với cá nhân hay xã hội
Giá trị văn hóa: Theo nghĩa rộng, là hệ thống những đối tượng, trạng thái, nhu cầu, mục đích thiết thân đối với con người và xã hội, trên cơ sở những thứ đó cuộc sống con người cũng như mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh được điều hòa… Trên bình diện giá trị học văn hóa (axiologique de la culture), văn hóa được người ta coi là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần của bao nhiêu thế hệ con người sáng tạo nên, các giá trị này chính là sức mạnh bản chất của con người được “vật thể hóa” [2,
Trang 32tr.166] Xem xét giá trị và giá trị văn hóa của TTTG cũng là tìm hiểu ý nghĩa của một hiện tượng văn hóa tín ngưỡng đối với lịch sử - xã hội Việt Nam trong quá khứ và hiện tại Đồng thời cũng là xem xét một tác phẩm văn hóa
có ý nghĩa, đáp ứng nhu cầu, mục đích của người Việt trong quá trình tồn tại
từ buổi đầu dựng nước đến nay
1.2.2 Các lý thuyết nghiên cứu
1.2.2.1 Tiếp cận lý thuyết chức năng
Lý thuyết chức năng là một trong những lý thuyết được vận dụng trong triết học, xã hội học với tên tuổi của Herbert Spencer(1820-1903), Emile Durkheim (1858-1917, nhà Xã hội học người Pháp), sau đó đến nhân loại học cận hiện đại với hai đại diện là Alfred Radliffe – Brown (1881-1955, nhà nhân loại học người Anh) và Bronislaw Malinowski (1884-1942, nhà nhân loại học Anh, gốc Ba Lan) Người được coi như cha đẻ của học thuyết này là Emile Durkheim, nhưng trước đó Herbert Spencer (1820-1903) đã sử dụng nó trong các nghiên cứu của ông về khoa học xã hội Tư tưởng cơ bản của chức năng luận là: Bất kỳ một hệ thống ổn định nào cũng bao gồm những bộ phận khác nhau nhưng liên hệ với nhau, chúng cùng nhau vận hành để tạo nên cái toàn bộ, tạo nên sự ổn định hệ thống Có thể xem là hiểu được một bộ phận trong hệ thống khi hiểu được cái cách mà nó đóng góp vào sự vận hành của
hệ thống Sự đóng góp vào việc vận hành ổn định của hệ thống được gọi là chức năng Các bộ phận có tầm quan trọng chức năng khác nhau đối với hệ thống Các lý thuyết về chức năng luận của Durkheim được tiếp nối bởi Alfred Radxliffe- Brown (1881-1955), Bronislaw Malinowski (1884-1942) và Talcott Parsons (1902-1979) Trong đó, cả 3 tác giả Radxliffe-Brown, Bronislaw Malinowski và Talcott Parsons dù có những điểm không giống nhau hoàn toàn song đều thống nhất với nhau ở chỗ coi quan điểm chức năng – cấu trúc như là một công cụ quan trọng trong việc tiếp cận nghiên cứu văn
Trang 33hóa xã hội Theo cách nhìn này thì mỗi hiện tượng văn hóa hay xã hội đều được cấu thành bởi những bộ phận hay yếu tố nhất định, trong đó mỗi bộ phận hay yếu tố đều phải đảm bảo một hay nhiều chức năng Khi các chức năng này bị rối loạn sẽ dẫn tới sự bất ổn định của cấu trúc tổng thể, thậm chí
có thể phá vỡ cấu trúc tổng thể
Ý nghĩa của thuyết chức năng đối với văn hóa học thể hiện ở chỗ, bất
cứ văn hóa nào cũng được nhà khoa học nghiên cứu dưới cái nhìn thực hiện các chức năng khác nhau của nó Về phía mình, khái niệm văn hóa thường đồng nhất với tổng thể các chức năng của nó được thực hiện Sự phân xuất ra các chức năng của văn hóa như một cơ chế toàn vẹn xác định các chiều hướng trong nghiên cứu văn hóa, nó tạo ra một cấu trúc đẳng cấp, bao gồm các tiểu
hệ thống chức năng ấy trở thành đối tượng của sự phân tích khoa học gồm: Chức năng thực thể còn gọi là chức năng duy trì, bảo đảm sự nối dài cuộc sống cho cộng đồng Chức năng thích nghi hoặc thích ứng, nhằm duy trì ít hay nhiều các quan hệ hài hòa giữa môi trường tự nhiên và cộng đồng văn hóa tộc người Chức năng bảo tồn và tái sản sinh ra các truyền thống, các tín ngưỡng tôn giáo, các nghi thức, cũng như lịch sử dân tộc Chức năng ký hiệu – tượng trưng của văn hóa, thể hiện trong sự sáng tạo và tái sản sinh ra những giá trị văn hóa Chức năng vận thông của văn hóa, hướng tới việc đảm bảo sự giao tiếp, truyền đạt thông tin, hiểu các nền văn hóa khác Chức năng điều tiết – chuẩn mực của văn hóa, thể hiện trong việc duy trì trạng thái cân bằng trong cộng đồng, nó chứa đựng những hình thái thiết chế, cho phép giải quyết các xung đột Chức năng điều hòa văn hóa, ý nghĩa cơ bản của nó là giải tỏa những căng thẳng về thể chất [dẫn theo 46, tr.85]
Khi nghiên cứu TTTG chúng tôi nhận thấy rằng TTTG tồn tại trong suốt thơi gian dài, liên tục được bồi đắp, sáng tạo, điều này cho thấy rằng TTTG đã tồn tại như một thành tố trong hệ thống văn hóa và nó luôn đáp ứng
Trang 34các nhu cầu tinh thần nhất định của nhân dân để thực hành các chức năng thực thể, thích nghi, bảo tồn và tái sản sinh ra các truyền thống, tín ngưỡng và đảm bảo sự nối dài của lịch sử
1.2.2.2 Tiếp cận lý thuyết giá trị
Giá trị là khái niệm được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau như Tâm lý học, Triết học, Nhân chủng học, Xã hội học,
và Văn hóa học.Đồng thời nó cũng là một khái niệm khá phức tạp với nhiều cách nhìn và quan điểm khác nhau
Ngô Đức Thịnh (2010), trong công trình Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập [142]
cũng đã đưa ra kết luận: Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về bất cứ một hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp Một khi những nhận thức giá trị ấy đã hình thành và định hình thì nó chi phối cách suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con người [142, tr.22] Trong đó ông cũng cho rằng: Các giá trị văn hóa còn được thể hiện thông qua “cái vỏ” là ngôn ngữ và hình tượng, đó là các biểu trưng, biểu tượng của văn hóa với mối quan hệ tổng thể
Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định Giá trị văn hóa hướng đến thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp (chân thiện mỹ), từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người Giá trị văn hóa luôn ẩn tàng trong bản sắc văn hóa, biểu tượng, chuẩn mực văn hóa Chính vì vậy mà thông qua hệ giá trị của nó góp phần điều tiết sự phát triển xã hội [142, tr.22]
Cũng ở công trình này khi đề cập đến vấn đề phân loại giá trị, tác giả cũng đã chỉ ra các cách phân loại của các tác giả đi trước như Đoàn Văn
Trang 35Chúc, Hoàng Vinh, Trần Văn Giàu từ đó sắp xếp hệ giá trị văn hóa Việt Nam là sự phân hợp từ hai dạng: hệ giá trị tổng quát và những hệ giá trị bộ phận Trong đó, hệ giá trị tổng quát bao gồm những giá trị chung nhất mang tính phổ quát, có vai trò định hướng với tư duy, hành động của cả cộng đồng
Ví dụ như yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa [142, tr.25] Hệ giá trị bộ phận là phân theo một số lĩnh vực chính trong hoạt động của con người như trong sinh hoạt, ứng xử, giáo dục
Trên cơ sở tổng kết và nghiên cứu về lịch sử nghiên cứu giá trị và các
xu hướng định nghĩa, các tiêu chí nhận diện và các đặc trưng của giá trị, Trần
Ngọc Thêm trong công trình Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại
và con đường tới tương lai [136] đã kết luận: “Giá trị là tính chất của khách
thể, được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể khác cùng loại, trong một bối cảnh không gian, thời gian cụ thể” [136, tr.39] Trên cơ sở định nghĩa trên Trần Ngọc Thêm cũng đồng thời chỉ ra 4 tiêu chí
để nhận diện giá trị đó là: (1) Là tính chất của khách thể (sự vật, hiện tượng, trạng thái, hoạt động), tức là những khách thể này cũng không phải là đối tượng đánh giá toàn diện, đối tượng đánh giá thực sự chỉ là một (một số) tính chất nào đó của khách thể mà thôi; (2) Được chủ thể (con người) đánh giá là tích cực; (3) Xét trong quan hệ so sánh với các khách thể cùng loại; (4) Được định vị trong một bối cảnh không gian, thời gian cụ thể
Trong đó khi xác định cấu trúc và loại hình giá trị văn hóa ông đã chỉ ra nhiều cấu trúc và loại hình khi xem xét ở các khía cạnh khác nhau như xét theo không gian, theo bản chất, theo các thành tố văn hóa, theo tầm quan trọng… Và xét theo chủ thể thì cấu trúc giá trị văn hóa điển hình được xác định theo bộ ba chân thiện mỹ Chúng có thể coi là những giá trị đơn lẻ và cũng có thể xem như tên gọi chung cho ba nhóm giá trị: nhận thức – đạo đức – thẩm mỹ
Trang 36Như vậy khi nghiên cứu TTTG – đặc điểm và giá trị ta không thể không xem xét đến lý thuyết về giá trị, giá trị văn hóa trong mối liên hệ tổng thể với các thành tố văn hóa khác trong hệ thống văn hóa Theo đó khái niệm giá trị như là một khái niệm, một lý thuyết then chốt để nghiên cứu, tìm hiểu
về TTTG với tư cách là một tác phẩm văn hóa Với nhiệm vụ và mục đích tìm hiểu các giá trị của TTTG, NCS thấy việc sử dụng lý thuyết và cách nhận diện giá trị của các tác giả trên là cần thiết Dựa trên các tiêu chí nhận diện giá trị của Trần Ngọc Thêm có thể thấy rằng TTTG cần được đánh giá ở một số tính chất như có sức sống mạnh mẽ và ảnh hưởng đến nhiều thành tố văn hóa khác, tác động của nó đến sinh hoạt văn hóa tinh thần thường kỳ của dân chúng tại vùng lưu truyền truyền thuyết và các vùng lan tỏa khác Đồng thời TTTG được đánh giá tích cực ở các mặt như Thánh Gióng đã trở thành biểu tượng của tinh thần chống giặc ngoại xâm, tinh thần lớn mạnh thần kỳ trong xây dựng đất nước, giáo dục truyền thống đoàn kết toàn dân toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đồng thời là biểu tượng cho sức mạnh bảo vệ che chở cho nhân dân trước mọi hiểm nguy và tai họa của thiên nhiên và xã hội
TTTG được định vị trong không gian, thời gian cụ thể là nó đã tồn tại
và phát triển liên tục trên vùng văn hóa khá rộng lớn – vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, trung tâm là văn hóa xứ Bắc, là vùng văn hóa trung tâm vượt trội và lan tỏa của cả nước Thậm chí còn lan tỏa sang cả vùng văn hóa khác như vùng văn hóa xứ Thanh nơi cũng lưu truyền các truyền thuyết và di tích về Thánh Gióng Thậm chí không chỉ đề cập đến các giá trị, TTTG còn có thể được đánh giá như một khách thể văn hóa chứa đựng hệ giá trị bởi TTTG là một hệ thống truyền thuyết có mối quan hệ nhiều mặt với các thành tố văn hóa khác nên đã hình thành được hệ giá trị về mặt tinh thần trong ngôn từ, tín ngưỡng, lễ hội và diễn xướng Trong đó, hệ giá trị là “toàn bộ các giá trị của
Trang 37một khách thể trong một bối cảnh không gian – thời gian xác định cùng với mạng lưới các mối quan hệ của chúng” [136, tr.51]
1.2.2.3 Tiếp cận lý thuyết bối cảnh và diễn xướng
Bối cảnh theo Từ điển tiếng Việt là hoàn cảnh, tình hình, điều kiện gắn
liền với sự kiện, sự việc Nói đến lý thuyết bối cảnh và diễn xướng là nói đến một trào lưu nghiên cứu đánh dấu sự thay đổi trong nghiên cứu folklore bắt đầu vào những năm 1960 ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây Đó là một định hướng nghiên cứu chứa đựng trong đó nhiều lý thuyết, nhiều phương pháp từ các ngành khoa học khác nhau Ở Việt Nam, hướng tiếp cận này bắt đầu được biết đến vào cuối thế kỷ XX với các bài viết của Nguyễn Thị Hiền như “Quan niệm mới về folklore và quá trình văn bản hóa folklore ở Hoa Kỳ” [52] và
“Một số phương pháp nghiên cứu folklore phương Tây” [51] Trong đó tác
giả đã chỉ ra sự thay đổi cơ bản trong nghiên cứu folklore ở Hoa Kỳ là định hướng từ folklore tư liệu (folklore- as-materials) sang folklore giao tiếp (folklore – as - communication), từ cách tiếp cận lấy văn bản làm trung tâm (text-centered) đến lấy bối cảnh làm trung tâm (context – centered) Những thay đổi đó đã dẫn đến những cách hiểu mới về văn học dân gian so với truyền thống như là: nghệ thuật ngôn từ (verbal art), hành vi ngôn ngữ (verbal behaviour), cách thức nói (the way of speaking) và nghệ thuật ngôn từ như là
sự diễn xướng (verbal art as performance) [52] Đặc biệt là với công trình
Folklore thế giới – Một số công trình nghiên cứu cơ bản [140] và Folklore – một số thuật ngữ đương đại [147] do Ngô Đức Thịnh và Frank Proschan chủ
biên đã cung cấp cho người đọc Việt Nam các bài viết về nghiên cứu folklore trên thế giới một cách phong phú Trong đó các nhà biên soạn đã giới thiệu nhiều công trình có giá trị lý thuyết quan trọng cho hướng tiếp cận theo bối cảnh và diễn xướng của các tác giả như Roman Jakobson, Bronislaw Malinowski, Wlliam Bascom, Richard Bauman… Các tác giả đã tìm hiểu
Trang 38folklore trong mối quan hệ với nhiều khoa học khác như với ngôn ngữ học họ cho rằng: ngôn ngữ mà folklore sử dụng là ngôn ngữ giao tiếp mang tính nghệ thuật, là diễn ngôn trong đời sống, tức là nó có quan hệ mật thiết với các giá trị văn hóa của cộng đồng mà nói như Roman Jakobson thì “sự tồn tại của một sản phẩm folklore chỉ thực sự bắt đầu khi nó được cộng đồng nhất định chấp nhận, chỉ tồn tại ở nó những gì mà cộng đồng này thu nhận” [140, tr.29] Folklore trong mối quan hệ với nhân học qua các công trình của Bronislaw Malinowski và Wlliam Bascom, trong đó nhấn mạnh đến các khái niệm bối cảnh tình huống và bối cảnh văn hóa khi định nghĩa về folklore, họ cho rằng:
“Bối cảnh xã hội, thái độ văn hóa, tình huống hùng biện và năng lực cá nhân
là những biến số tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong cấu trúc, văn bản và kết cấu của sản phẩm ngôn từ, …” [140, tr.211] Và theo Alan Dundes thì nhà nghiên cứu folklore cần căn cứ trên ba cấp phân tích là kết cấu, văn bản và bối cảnh, trong đó “bối cảnh có thể cắt nghĩa cho những biến đổi trong văn bản và kết
cấu” [140, tr.512]
Vận dụng lý thuyết bối cảnh và diễn xướng trong nghiên cứu về TTTG
là một cách nhìn cập nhật với xu hướng nghiên cứu mới của folklore trong và ngoài nước Mặt khác TTTG là một sản phẩm văn hóa thực sự thể hiện được
đa dạng các chiều cạnh của bối cảnh và diễn xướng xét theo thời gian, không gian và cách thức tồn tại Với mỗi không gian và thời gian khác nhau TTTG tồn tại trong những bối cảnh văn hóa khác nhau Những giá trị văn hóa như được ghi dấu trong truyền thuyết này một cách súc tích và cô đọng như những
mã, những biểu tượng mà phải tìm đến bối cảnh văn hóa cụ thể mới hiểu thấu hết được Những không gian văn hóa khác nhau lại khiến cho TTTG bổ sung
và chỉnh sửa những nội dung phù hợp nhưng vẫn giữ nội dung cốt lõi cho thấy sự chấp nhận và sáng tạo của cộng đồng với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp truyền từ đời này sang đời khác
Trang 39TTTG từ trước tới nay tồn tại không chỉ là những văn bản khô khan,
mà nó tồn tại thông qua sự giao tiếp thường xuyên giữa đời sống thực tiễn và thực hành diễn xướng cùng nhiều hình thức khác nhau Thông qua lễ hội, các trò diễn, tín ngưỡng của nhân dân vùng châu thổ Bắc Bộ và một số vùng lan tỏa khác mà TTTG ngày càng có sức sống và là lý do của sự tồn tại hàng ngàn năm nay Thông qua truyền thuyết, truyền thuyết là kích bản cho diễn xướng,
nó tác động sâu sắc đến người nghe, người kể và người diễn như những tác động tâm lý đến các thế hệ người Việt Thực chất đây cũng là một đặc điểm vốn chứa đựng trong những tác phẩm văn học dân gian trong đó có TTTG
Đó là tính chất nguyên hợp, là sản phẩm chứa đựng tổng hợp các hình thức sinh hoạt văn hóa mà trong các tài liệu về phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên [70], Nguyễn Đổng Chi [20]
và một số học giả khác đã chỉ ra trong các công trình nghiên cứu của mình
Do vậy khi nghiên cứu TTTG thì đồng thời cần nghiên cứu cả các đặc trưng của một thể loại văn học dân gian và các đặc trưng của một hiện tượng folklore (văn hóa, truyền thống dân gian) mới thấy hết được các đặc điểm và giá trị của nó
1.2.3 Quan điểm tiếp cận truyền thuyết Thánh Gióng
Từ trước tới nay đã có khá nhiều tác giả viết về huyền tích Thánh Gióng với những góc nhìn khác nhau như phần 1.1.2 NCS đã đề cập, song như nhận xét của Nguyễn Chí Bền: về hiện tượng văn hóa, tín ngưỡng Thánh Gióng, đã được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận bằng các phương pháp khác nhau với những mặt mạnh, yếu khác nhau Tuy nhiên nhìn lại việc nghiên cứu
ấy không chỉ thấy tiến trình, kết quả của việc nghiên cứu, mà còn thấy được việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu của các tác giả để chúng ta tiếp cận tốt hơn các hiện tượng văn hóa dân gian [11] Có thể thấy rằng nghiên cứu truyền thuyết Thánh Gióng cũng tức là nghiên cứu tổng thể một hiện
Trang 40tượng văn hóa tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam Trong phạm vi nghiên cứu của luận án NCS nghiên cứu truyền thuyết Thánh Gióng như một hiện tượng văn hóa tổng thể không chỉ nghiên cứu đơn thuần về mặt văn học, nghệ thuật ngôn từ, mà NCS tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm và giá trị của nó trong hệ thống văn hóa với tư cách là một tác phẩm văn hóa như nhà văn hóa Phạm Văn Đồng đã không chỉ coi truyền thuyết là một thể loại văn học, mà là thuộc phạm trù văn hóa – là “những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người
ưa thích” [59] Và như một nhà nghiên cứu folklore phương Tây cũng tiếp cận truyền thuyết từ góc nhìn văn hóa, coi truyền thuyết là tác phẩm văn hóa khi đưa ra nhận xét: Bao quát một phạm trù rộng lớn các tác phẩm, truyền thuyết anh hùng/truyền thuyết sử thi (legende héroique/ lesgende épique) được nhận diện là một trường ca sử thi bao gồm các mô típ truyền thống được trình bày bằng miệng, thành bài hát có nhạc cụ đệm Truyền thuyết anh hùng kể về một
vị anh hùng nam hoặc nữ nổi tiếng hay hư cấu lịch sử (từ các vị anh hùng Hy Lạp) Bởi vì có những nguồn gốc huyền bí và những mối quan hệ siêu nhiên, các nhân vật chính đó được phú cho những quyền lực và tri thức siêu nhiên…
Có một số loại truyền thuyết anh hùng được biết đến trên toàn thế giới, nó kết hợp những sự kiện lịch sử với các yếu tố huyền thoại và truyện cổ tích theo nhiều cách khác nhau, thích ứng với môi trường văn hóa nhất định Không dễ phân biệt nội dung của nó với các huyền thoại và truyện cổ tích tương đương Truyền thuyết dân gian có chung các yếu tố truyền thống với truyền thuyết tôn giáo và anh hùng được các nhà văn hóa dân gian học xác định là một thể loại văn hóa dân gian [147, tr.315]
TTTG trước hết là một truyện kể dân gian và tồn tại dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau, do đó, nếu tiếp cận TTTG theo phương pháp nghiên cứu liên ngành, từ văn hóa học, sử học, nhân loại học… thì rõ ràng truyền thuyết trước mắt chúng ta không chỉ là những văn bản thần tích chữ