Chuyên đ làm v n 12ề ă Ngh Lu n V M t Hi n T ng i S ngị ậ ề ộ ệ ượ Đờ ố Cuộc sống rất phong phú và đa dạng, xung quanh ta có rất nhiều vấnđề nảy sinh ra hàng ngày. Nhất là khi đời sống vật chất ngày càng phát triển, cách suy nghĩ của con người ngày càng được nâng cao. Nghị luận về một hiện tượng đời sống là một dạng đề rất hữu ích, gần gũi và hết sức cần thiết. Tuy nhiên , đểlàm một bài văn nghị luận hay và đặc sắc thì không phải là dể. Sau đây là một số kinh nghiệm của nhóm chúng tôi. 1.Các dạng đề tài thường gặp: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm. -Chấp hành luật giao thông ở nông thôn. -Hiến máu nhân đạo -Nạn bạo hành trong giao đình -Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi -Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn -Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng -Những tấm gương người tốt việc tốt -Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi -Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ - . **Lưu ý: Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ như dạng bài NLVMTT, ĐL đểdễ nhận diện: -Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập .). -Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ .). -Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em .). -Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn .). 2.Về cấu trúc triển khai tổng quát: -Nêu rõ hiện tượng. -Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại. -Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó 3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH A. MỞ BÀI Phần mở bài cần nêu lên được tính cấp thiết của vấnđề cần nghị luận. B. THÂN BÀI 1. Thực trạng của vấnđề cần nghị luận. 2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. 3. biểu hiện hoặc hiện trạng của vấnđề với cuộc sống 4. hậu quả và biện pháp khắc phục C. KẾT BÀI Nêu suy nghĩ về vấnđề đã nghị luận và bài học cho bản thân. 1 Thao tác: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận. 1/Giải thích a/Mục đích: Hiểu b/Các bước: -Làm rõ vấnđề được dẫn trên đề. Vấnđề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện) . Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấnđề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. Trong quan niệm làmvăn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi LÀ GÌ. -Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấnđề đó (xuất phát từ đâu có vấnđề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làmvăn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi TẠI SAO. -Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấnđề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấnđề vào cuộc sống của mình như thế nào. Trong quan niệm làmvăn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi NHƯ THẾ NÀO? **Lưu ý: -Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. -Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc. 2/Chứng minh a/Mục đích: đưa ra các dẫn chứng b/Các bước: -Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. -Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. 3/Bình luận a/Mục đích: đưa ra ý kiến về vấnđề đó b/Các bước: - Nêu, giải thích rõ vấnđề (hiện tượng) cần bình luận. 2 - Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấnđề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấnđề (hiện tượng) cần bình luận. - Bàn rộng và nhìn vấnđề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn. - Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấnđề trong cuộc sống hiện tại 4.Một số đề tham khảo: - Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó. - Về hiện tượng ngày càng có nhiều người rời bỏ quê hương để đổ xô về các thành phố lớn. - Về hiện tượng nhiều người trong lớp trẻ hôm nay lạnh nhạt với âm nhạc truyền thống. VÍ DỤ. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấnđề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay. Thân bài: Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt . trong đó phần lớn các vụ tai nạn đường bộ. • Nguyên nhân dẫn đến Tai nạn giao thông: - Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên . - Chủ quan: + Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh. + Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí. • Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não . Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày. Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống: 3 • - TNGT Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông. • - TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông; kẻ xấu lợi dụng móc túi, cướp giật . • - TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra . • - TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động; TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội. Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ? Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. • ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP: - Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của TNGT. - Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông. - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu " Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", " An toàn là bạn, tai nạn là thù" . - Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ. - Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm ATGT. - Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm. - Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm. Đề bài: Tình thương là hạnh phúc của con người. Ta chia ra làm ba luận điểm: Luận điểm 1: Giải thích khái niệm - Tình thương là gì? - Hạnh phúc là gì? Quan hệ giữa tình thương và hạnh phúc? Luận điểm 2: Những biểu hiện cụ thể của tình thương - Yêu thương: Yêu ông bà cha mẹ, người thân, yêu mọi người xung quanh, yêu bản thân; Biết quan tâm , chia sẻ , cảm thông với những người bất hạnh; mong muốn cho con người được hạnh phúc; căm ghét những kẻ hại người; yêu thiên nhiên, vạn vật yêu cuộc sống, giữ gìn trong sach môi trường; yêu tổ quốc. 4 - Hành động: Hiếu kính với ông bà cha mẹ, quan tâm giúp đỡ, làm những công việc nhà, học tập trở thành con ngoan trò giỏi báo đáp công ơn; sẵn sàng giúp đõ người cơ nhỡ, giúp đỡ đồng bào thiên tai lũ lụt, tàn tật, thể hiện một lời nói nhã nhặn, một thái độ lịch sự không làm người tàn tật bị tổn thương; quyên góp sách vở quần áo trắng cho hoc sinh ngheo vùng sâu vùng xa; rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan trong gia đình , công dân tốt trong xã hội để xây dựng đất nước thêm giàu mạnh văn minh. - Phê phán những kẻ ích kỉ, chỉ biết giữ cho riêng mình , giàu có về của cải vậy chất nhưng nghèo nàn về tình thương, chỉ biết lo cho hạnh phuc cá nhân Luận điểm 3: Ý nghĩa Tình thương làm cho người gần người hơn. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, nhân bản hơn khi xã hội có tình thương. Khi xã hội càng văn minh, càng giàu có thì càng cần có tình thương. Tóm lại: Nói tình thương là hạnh phúc thì thật là chính xác Trên đây là những kinh nghiệm của nhóm tôi. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe và mong nhận được nhiều đóng góp hữu ích của các bạn để chúng ta xây dựng một phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội về 1 hiện tượng đời sống đầy đủ nhất. Các thành viên nhóm: TĂNG THÙY LOAN TRẦN THỊ TRANG ĐÀI LÝ TRẦN MỸ ĐÔNG TỪ NGỌC HÒA (Lớp 12Chuyên Văn_2008- 2009) 5 . diện) . Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. Trong quan niệm làm văn. minh, bình luận. 1/Giải thích a/Mục đích: Hiểu b/Các bước: -Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó