1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương chuyên đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" năm 2010

27 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 252 KB

Nội dung

Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện ĐảngCộng sản Việt Na

Trang 1

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

& TƯ & TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC

HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, “LÀ ĐẠO

ĐỨC, LÀ VĂN MINH”

(Tài liệu học tập chủ đề cuộc vận động năm 2010)

***

Hà Nội -2010

Trang 2

I Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC TẬP VÀ

LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC

HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH,

VỮNG MẠNH, “LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH”

1 Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam

- Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện ĐảngCộng sản Việt Nam Sự nghiệp cách mạng của Người luôn luôn gắn bó chặt chẽvới sự nghiệp cách mạng của Đảng, với vận mệnh của giai cấp công nhân, nhândân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam

- Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đầu thế kỷ XX, sức mạnh tolớn của dân tộc Việt Nam chỉ phát huy cao độ khi được tập hợp, đoàn kết dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Sự lãnh đạo đúng đắn của ĐảngCộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

- Sự lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 80 năm qua bắtnguồn trước hết từ việc Đảng đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động Đảng luôn luônquan tâm công tác xây dựng Đảng; xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh,xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân, tự mìnhtrở thành “là đạo đức, là văn minh” theo tư tưởng Hồ Chí Minh 1

Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về công

tác xây dựng Đảng là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

2 Khẳng định vai trò, ý nghĩa chiến lược cơ bản, lâu dài của công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Xây dựng Đảng luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cáchmạng của Đảng Vai trò lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành và bảo vệ nền độclập dân tộc trước đây, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới ngàynay luôn luôn đòi hỏi Đảng phải trong sạch, vững mạnh, có tầm cao trí tuệ, sứcchiến đấu, đủ năng lực lãnh đạo, đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp cách mạng

- Về bản chất, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản,giữa cách mạng và phản cách mạng diễn ra gay gắt nhất, quyết liệt nhất xung

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, T 10, tr 5.

1

Trang 3

quanh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Xây dựng Đảng ta trong sạch, vữngmạnh có ý nghĩa quyết định đến việc bảo vệ chế độ chính trị, con đường pháttriển của đất nước theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dânchủ, văn minh”.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩaMác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Tư tưởng xây dựng Đảng củaChủ tịch Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu và phù hợp với điều kiện thực tiễn củaViệt Nam, có ý nghĩa soi đường cho Đảng ta xây dựng và trưởng thành

- Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch,vững mạnh còn có ý nghĩa góp phần quan trọng làm tăng thêm niềm tự hào vềChủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ anh minh của Đảng và dân tộc ta, anh hùng dântộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất; đồng thời, qua đó góp phần tăng thêm niềm tinvững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường phát triển của đất nướctrong giai đoạn hiện nay

3 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh có tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn trước mắt

- Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI củaĐảng là sinh hoạt chính trị toàn diện, sâu sắc của toàn Đảng Việc học tập tưtưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vữngmạnh phục vụ trực tiếp cho đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng này Đây cũng là dịp

để tất cả các tổ chức Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên nhận thức một cáchđầy đủ và sâu sắc hơn tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ ChíMinh về chăm lo công tác xây dựng Đảng, qua đó vận dụng sáng tạo vào nhiệm

vụ tổ chức thành công đại hội

- Theo kế hoạch, đại hội đảng các cấp và Đại hội XI của Đảng sẽ thảoluận và thông qua những quyết định có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự pháttriển của đất nước trong những năm tới Đó là bổ sung, phát triển Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội đến năm 2020… Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng để Đảng làm tốt các nhiệm vụ trên, cả trên phương diện lý luận

Trang 4

những thành tựu, ưu điểm cũng như những khuyết điểm, hạn chế trong các mặtcông tác xây dựng Đảng Từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp lãnhđạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới Qua học tập, mỗi mỗiđảng viên nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác góp phần cùngtoàn Đảng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, để Đảng thực sự “là đạo đức,

là văn minh”

3

Trang 5

II NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH,

“LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH”

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết về công tác xây dựngĐảng Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng rất phong phú, trong đó tậptrung vào những điểm chủ yếu sau :

1 Cách mạng cần có Đảng “Đảng muốn vững phải lấy chủ nghĩa làm cốt”

- Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:Cách mạng Việt Nam "trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động

và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp

ở mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái

có vững thuyền mới chạy"1 Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong 80 năm qua

đã khẳng định điều đó Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt sự khủng hoảng vềđường lối giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỳ XX Sự lãnh đạo của Đảng đã

là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng muốn vững thì phải có chủnghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa chủnghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàukhông có bàn chỉ nam”2 "Chủ nghĩa" mà Người đề cập ở đây là chủ nghĩa Mác

- Lênin Trong thực tế của cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin đượcChủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là "chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắnnhất, cách mệnh nhất"3; là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho giai cấp côngnhân và toàn thể nhân dân Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc trướcđây và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay

- Trong công tác xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụngsáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.Khẳng định Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉnam cho hành động, Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý những vấn đề sau đây:

Một là, phương pháp học tập, nhận thức, nâng cao trình độ lý luận Mác

-Lênin phải luôn luôn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, trình độ của từng đối

1 ,2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T.2, tr 267 – 268.

2

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T.2, tr 268.

4

Trang 6

tượng Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là hiểu bản chất của các vấn đề, không kinhviện, không biến các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thành các côngthức; phải hiểu đúng để hành động đúng.

Hai là, phải vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin cho

phù hợp với từng lúc và từng nơi, từng lĩnh vực; đề phòng và khắc phục cả giáođiều lẫn xét lại, xa rời các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Ba là, Đảng phải luôn luôn học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của

các đảng cộng sản khác, đồng thời phải thường xuyên tổng kết thực tiễn cáchmạng rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình, làm giàu trí tuệ của mình và

bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

Bốn là, Đảng phải đấu tranh chống những luận điểm cơ hội, xuyên tạc,

xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lêninbằng cách nâng cao tầm trí tuệ, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc của cácthế lực thù địch

Năm là, Đảng ta phải dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin để xây dựng

khối đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế Trong bản Di chúc, Ngườimong rằng Đảng ta “ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lạikhối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủnghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình"1

2 Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng

Vận dụng và phát triển những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng vôsản kiểu mới do V.I.Lênin đề ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu các nguyên tắc chủyếu là:

2.1 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Đối với nguyên tắc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh những nộidung sau đây:

Một là, phải nhận thức rõ đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất trong

tổ chức và sinh hoạt Đảng Thực hiện tốt hay kém nguyên tắc này có quan hệđến sự tồn tại - phát triển hay không tồn tại - phát triển của bất cứ tổ chức Đảngnào từ Trung ương đến chi bộ Thực hiện tốt nguyên tắc này để tạo thành sứcmạnh đoàn kết, thống nhất của Đảng, như Người dạy: “Đảng tuy nhiều người,nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người”

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, T 12, tr 499.

5

Trang 7

Hai là, tập trung và dân chủ luôn luôn đi đôi với nhau Tập trung trên nền

tảng phát huy dân chủ thật sự trong Đảng Dân chủ là cơ sở của tập trung, dânchủ dưới sự chỉ đạo của tập trung

Ba là, nội dung cơ bản của tập trung là: thiểu số phải phục tùng đa số; cấp

dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương, tất cả mọi đảng viênphải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của tổ chức Đảng

Bốn là, nội dung cơ bản của dân chủ là: phải mở rộng và thực hành dân

chủ trong Đảng Có bảo đảm và mở rộng, phát huy dân chủ ở trong Đảng thìmới có dân chủ ngoài xã hội

Năm là, trong khi thực hiện nguyên tắc này, phải đề phòng và chống các

biểu hiện của độc đoán, chuyên quyền, hách dịch, chụp mũ, trù dập ý kiến củangười khác; đồng thời cũng cần đề phòng và chống những biểu hiện của dânchủ “quá trớn”

2.2 Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc này thể hiện ở các điểm sau:

Một là, tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách có quan hệ khăng khít với

nhau Cũng như nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo và cá nhân phụtrách là hai vế làm thành một chỉnh thể thống nhất trong nguyên tắc sinh hoạtĐảng

Hai là, tập thể lãnh đạo là để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều

người Người lưu ý rằng, lãnh đạo mà không tập thể thì sẽ “đưa đến các tệ baobiện, độc đoán, chủ quan, kết quả là hỏng việc”

Ba là, cá nhân phụ trách là để xác định rõ trách nhiệm thực hiện, nâng

cao tinh thần và ý thức trách nhiệm “Như thế mới có chuyên trách, công việcmới chạy Nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh ra cái tệ người này ủycho người kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành Như thếthì việc gì cũng không xong”1

Bốn là, chống thói dựa dẫm tập thể, không dám làm, không dám chịu

trách nhiệm, đồng thời chống độc đoán, cá nhân, coi thường tập thể

Thực hiện nguyên tắc này theo Hồ Chí Minh càng quan trọng trong điềukiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo các tổ chức khác trong hệthống chính trị và lãnh đạo toàn xã hội, khi nhiều đảng viên có chức, có quyền

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 5, tr 504 - 505.

6

Trang 8

2.3 Nguyên tắc tự phê bình và phê bình

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là quy luật phát triểncủa Đảng ta đồng thời là “vũ khí sắc bén” để làm cho Đảng ta trong sạch, vữngmạnh Trong việc thực hiện nguyên tắc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnhmột số điểm sau:

2.3.1 Về mục đích.

- Mục đích của tự phê bình và phê bình là làm cho phần tốt trong mỗi con

người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi; tự phê bình và phêbình cũng là để làm cho các tổ chức Đảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh; đểcác tổ chức Đảng và đảng viên luôn luôn hoàn thiện mình, có chí cầu tiến bộ,vươn lên những giá trị chân, thiện, mỹ

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, bất cứ ai cũng đều có khuyết điểm, chỉkhác nhau ở chỗ nhiều hay ít, nặng hay nhẹ, khác nhau ở dạng thái biểu hiện và

thái độ xử lý với những khuyết điểm đó “Thang thuốc hay nhất là thiết thực

phê bình và tự phê bình”1 Nếu “sợ phê bình, tức là “quan liêu hóa”, tức là tựmãn tự túc, tức là “mèo khen mèo dài đuôi””2

- Tự phê bình và phê bình trong Đảng là để tăng cường đoàn kết, thốngnhất trong nội bộ Đảng Trong Di chúc, phần trước hết nói về Đảng, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã dặn lại cho toàn Đảng: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộngrãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất đểcủng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”3

2.3.2 Về phương pháp tự phê bình và phê bình

Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý những nội dung sau đây:

- Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường xuyên, như người

ta rửa mặt hằng ngày, “được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh tật màĐảng sẽ mạnh khỏe vô cùng”

- Tự phê bình phải thành khẩn Tự phê bình thường khó hơn việc phêbình Thành khẩn, thành tâm, không được “giấu bệnh sợ thuốc” sẽ giúp cho việc

tự phê bình có kết quả tốt

- Tự phê bình và phê bình phải trung thực Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấnmạnh tới việc không “đặt điều”, “không thêm bớt”

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 5, tr 262.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 5, tr 261.

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, T 12, tr 497 – 498.

7

Trang 9

- Tự phê bình và phê bình phải kiên quyết, “ráo riết”, không nể nang.

- Tự phê bình và phê bình phải có tính chất xây dựng “phải có tình đồngchí thương yêu lẫn nhau”1 Người nói, phê bình "không phải để công kích, nóixấu, để chửi rủa"2, "chớ phê bình lung tung mà không chịu trách nhiệm"; để

“giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở đểđẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời"3

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu lên ba thái độ cần chú ý xử lý trong tựphê bình và phê bình:

Một là, “Chúng ta phải học tập tinh thần và tác phong của các đồng chí

giác ngộ chính trị cao”, tự phê bình rất thật thà và kiên quyết sửa chữa khuyếtđiểm Khi phê bình người khác, các đồng chí ấy thành khẩn Đối với nhữngngười có khuyết điểm nặng mà không chịu sửa thì các đồng chí ấy đấu tranhkhông nể nang

Hai là, tổ chức Đảng cần nghiêm khắc mời ra khỏi Đảng những người

phê bình, giáo dục mấy cũng không chịu sửa chữa khuyết điểm, “cứ ì ra”, đểtránh “con sâu làm rầu nồi canh”

Ba là, Đảng phải giáo dục, phải phê bình nghiêm khắc để giúp sửa chữa

khuyết điểm với một số đồng chí khá đông “đối với người khác thì phê bình rấtmạnh, nhưng tự phê bình thì quá yếu”…

2.4 Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổchức chính trị có tính kỷ luật cao Sức mạnh của một tổ chức cộng sản và củamỗi đảng viên bắt nguồn từ ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, tự giác

- Kỷ luật đảng yêu cầu tất cả mọi đảng viên đều phải chấp hành Điều lệĐảng, bình đẳng trước Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, trước mọi quyếtđịnh, nghị quyết của Đảng

- Uy tín của Đảng trong nhân dân bắt nguồn tự sự gương mẫu của mỗiđảng viên trong việc tự giác tuân thủ kỷ luật của Đảng, của Nhà nước và của cácđoàn thể nhân dân mà đảng viên đó tham gia

2.5 Đoàn kết, thống nhất trong Đảng

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 2, tr 510.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 5, tr 261.

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 12, tr 558.

8

Trang 10

- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của đoàn kết trong Đảng, đoànkết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế, trong đó đoàn kết trong Đảng là quan trọnghơn hết Trong Di chúc, Người viết: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một long, một dạphục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thànhlập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấutranh, tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đoàn kết là một truyền thống cực

kỳ quý báu của Đảng và dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cầnphải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con người của mắtmình”1

- Để thực hiện nguyên tắc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý:

Một là, đoàn kết, thống nhất trong Đảng phải dựa trên nền tảng tư tưởng,

cương lĩnh, điều lệ, đường lối, quan điểm, nghị quyết của tổ chức đảng các cấp;

“có lý, có tình”

Hai là, muốn đoàn kết, thống nhất, phải thực hành dân chủ rộng rãi trong

Đảng, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, thường xuyên tudưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các tiêu cực khác

3 Quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức,

có tài để Đảng xứng đáng "là đạo đức, là văn minh"

3.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đạo đức có vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng

- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để Đảng Cộng sản Việt Nam trở thànhĐảng của đạo đức, của văn minh phải thường xuyên quan tâm giáo dục, rènluyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực tế chứkhông chỉ dừng lại những quy định trong điều lệ Đảng

- Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân là một trong những tiêuchuẩn quan trọng nhất của đạo đức cách mạng và là một yếu tố cơ bản làmthành nhân cách của cán bộ, đảng viên Trong bất cứ hoàn cảnh nào, trung vớinước, với Đảng, hiếu với dân là phải đặt quyền lợi của Tổ quốc, của Đảng lêntrên hết, trước hết Cán bộ, đảng viên là người giữ trọng trách trong bộ máy của

hệ thống chính trị càng cần có đức tính hy sinh cho lợi ích của Đảng, của Tổquốc và của nhân dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

- Xây dựng Đảng về mặt đạo đức là một nội dung đặc sắc trong tư tưởng

Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự phát triển rất cơ bản và sáng

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, T 12, tr 510.

9

Trang 11

tạo của Hồ Chí Minh học thuyết của V.I.Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vôsản

3.2 Những yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên

3.2.1 Yêu cầu về phẩm chất, tư cách

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn rất mạnh vấn đề tư cách của cán bộ, đảngviên Trong tác phẩm Đường Kách mệnh (năm 1927), ở trang đầu tiên, Người

đã nêu 23 điều về tư cách của một người cách mệnh Sau này, trong nhiều dịp,Người đã đề cập đến vấn đề tư cách người cách mạng với nội dung rất phongphú Những nội dung chủ yếu có tính bao quát là:

Một là, suốt đời phấn đấu hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng

Việc rèn luyện tư cách này phải được diễn ra trong suốt cả cuộc đời củacán bộ, đảng viên Người nói, đã có không ít cán bộ, đảng viên trong quá trìnhhoạt động cách mạng đã rất kiên trung, nhưng do không chú ý rèn luyện hằngngày, nên đã phai nhạt, thậm chí phản bội lại những lý tưởng của Đảng, làm hại

sự nghiệp cách mạng

Hai là, cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, “Đảng không phải là một tổ chức đểlàm quan phát tài”1, cán bộ, đảng viên không phải là người “làm quan cáchmạng”, mà “phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàumạnh, đồng bào sung sướng”2 Trung thành là phải hoàn thành tốt, hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ được giao; khi gặp khó khăn, gian khổ, trở ngại thì khônghoang mang, dao động; “vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thayđổi”3; phải luôn luôn có ý thức và hành động bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc;

“việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ, cũng gắng sức làm, việc gì có hại cho dân, dùnhỏ, cũng hết sức tránh”

Ba là, cán bộ, đảng viên phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên

trên hết và lên trước hết

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ

quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhândân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, vănhoá, chính trị của nhân dân…”4 Quan điểm có tính nguyên tắc trong tư tưởng

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 5, tr 249.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 5, tr 249.

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 5, tr 278.

4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 5, tr 250.

10

Trang 12

Hồ Chí Minh là: “Lợi ích cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng.

Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể Lợi íchtạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài”1

Bốn là, cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức

cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức như là gốc của cây, như là

nguồn của song, suối, là cái căn bản của người cách mạng Theo Người, cái gốc,

cái nguồn, cái căn bản đó không phải “từ trên trời sa xuống”, nó do phấn đấu,rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà có, “như ngọc càng mài càng sáng, vàng càngluyện càng trong”

Năm là, cán bộ, đảng viên phải có đời tư trong sáng, phải là một tấm

gương sáng trong cuộc sống

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sự trong sáng về đời tư có vai trò tolớn trong đạo đức cách mạng Năm 1924, khi V.I.Lênin qua đời, Người viết:

“Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự sa hoa, tinhthần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại

và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đãkhiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”2

3.2.2 Yêu cầu về năng lực

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu chủ yếu sau:

Một là, cán bộ, đảng viên phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhândân

Đó là mặt "chuyên" trong quan hệ hồng và chuyên, mặt “tài” trong quan

hệ đức và tài, có vai trò rất quan trọng, nếu không đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước, quyết định của đoàn thể nhân dân chỉ nằm trêngiấy Năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên thể hiện qua có quyết tâm cao, cóphương pháp phù hợp, có kỹ năng thành thục trong việc lãnh đạo, vận độngnhân dân…

Hai là, cán bộ, đảng viên phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 5, tr 250.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T.1, tr 295.

11

Trang 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, mối quan hệ Đảng - Dân là mối quan

hệ máu thịt, nếu cán bộ, đảng viên xa dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dânthì Đảng ta sẽ bị thoái hoá, biến chất, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền

Ba là: Cán bộ phải luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.

Từ quan niệm: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, Chủ tịch Hồ Chí Minhcho rằng, người cán bộ, đảng viên không thể lãnh đạo quần chúng nhân dân mộtcách chung chung; chỉ có lòng nhiệt tình không thôi thì chưa đủ, mà còn phải cótri thức Mục đích việc học tập theo Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải chỉ là để

có bằng cấp, để thăng chức, mà để phục vụ Tổ quốc và nhân dân

Bốn là, cán bộ, đảng viên phải có phong cách tốt

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong cách công tác tốt là phải sâu sát, tỷmỉ; nắm việc lớn, phải giải quyết bắt đầu từ những việc cơ bản Phải có đầu ócquan sát; phải chân đi, miệng nói, tay làm; bất kỳ việc gì, “Phải bắt đầu từ gốc,dần dần đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, chớ nên tham mau, thamnhiều trong một lúc”1

Phong cách công tác của cán bộ, đảng viên là phát huy sáng kiến, thườngxuyên tổng kết công tác Theo Người, sáng kiến là “kết quả của sự nghiên cứu,suy nghĩ trong những hoàn cảnh, trong những điều kiện rất tầm thường, rất phổthông, rất thiết thực”2 Sáng kiến là hệ quả của phong cách công tác của cán bộ,đảng viên, chú trọng đến việc thường xuyên tổng kết thực tiễn công tác

Phong cách công tác của cán bộ, đảng viên không tách rời việc kiểm tra,kiểm soát chặt chẽ công việc Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn chốngbệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hànhkhông, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ

có một cách là khéo kiểm soát”3

4 Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân

Tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó giữa Đảng với dân xuất phát từ quanniệm dân là gốc Nguồn sức mạnh của Đảng ta bắt nguồn từ sức mạnh của nhândân Đảng sinh ra từ trong lòng dân tộc; là một bộ phận của toàn thể dân tộcViệt Nam Do vậy, yêu cầu của tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với dân làxuất phát từ bản chất, là yêu cầu tự nhiên, quy luật ra đời và phát triển củaĐảng

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 5, tr 242.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 5, tr 244.

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T 5, tr 287.

12

Ngày đăng: 06/07/2014, 14:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w