Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập sẽ gồm 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư; trong đó bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên thuộc mộ
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Qúy phụ huynh và các bạn học sinh thân mến!
Bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm 2019, Hà Nội quyết định thay đổi hình thức
tuyển sinh vào lớp 10 Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập sẽ
gồm 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư; trong đó bài thi
thứ tư được chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch
sử, Giáo dục công dân, Địa lí Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ
tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật Sở GDĐT công bố chọn bài thi
môn thứ tư vào tháng 3
Các bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120
phút/bài thi Bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức kết hợp trắc nghiệm và tự luận,
thời gian làm bài là 60 phút Bài thi môn thứ tư thi theo hình thức trắc nghiệm khách
quan, thời gian làm bài là 60 phút
Để giúp các bạn học sinh có cái nhìn toàn diện về cấu trúc, nội dung đề thi đồng thời
định hướng cho mình một lộ trình học và ôn tập hiệu quả, HOCMAI trân trọng gửi tới
các bạn “Cẩm nang ôn thi vào lớp 10 năm 2020 – Hà Nội” với bộ 3 môn học: Toán,
Ngữ văn, Tiếng Anh
Với 3 đề mục chính: Nhận định xu thế ra đề thi, Định hướng ôn tập và Thông tin chung
về kỳ thi, đây sẽ là một cuốn tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học và ôn tập
Tài liệu giúp học sinh lớp 9 tại Hà Nội có cái nhìn tổng quát về kỳ thi vào 10 sắp tới, từ
đó có định hướng, lộ trình và kế hoạch ôn tập phù hợp để có được kết quả tốt nhất
Trong quá trình biên soạn, tài liệu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được góp ý của các bạn Thư đóng góp và trao đổi ý kiến xin gửi về địa chỉ:
thcs@hocmai.vn
Chúc các bạn học sinh có đủ sức khỏe, đủ quyết tâm và tự tin để đạt kết quả cao trong
kỳ thi vào 10 sắp tới
Ban Chuyên môn HOCMAI
Trang 3VỀ HOCMAI
Được thành lập vào tháng 3 năm 2007, trải qua hơn 10 năm, HOCMAI đã trở thành Hệ
thống Giáo dục trực tuyến có thương hiệu và uy tín lớn, góp phần đáng kể trong việc
phát triển giáo dục trực tuyến của Việt Nam Với hình thức học tập thuận tiện, mọi lúc
mọi nơi thông qua mạng Internet, HOCMAI đã giúp hàng ngàn học sinh đỗ đại học với
điểm số ấn tượng và nhiều học sinh đỗ thủ khoa các trường đại học, trung học phổ thông
và trung học cơ sở uy tín trên cả nước, được phụ huynh học sinh tin tưởng, dư luận xã
hội đánh giá cao
Trong hơn 10 năm qua, HOCMAI đã bền bỉ quảng bá, tạo nhu cầu và tạo được thói quen
học trực tuyến (online) cho học sinh, thay đổi cách học, cách tiếp cận kiến thức từ bị động
sang chủ động, từ tốn kém sang tiết kiệm về cả kinh tế và thời gian, đưa giáo dục trực
tuyến từ loại hình giáo dục mới lạ trở thành xu thế phổ biến
Nắm bắt, cập nhật và ứng dụng công nghệ tiên tiến, HOCMAI cung cấp giải pháp học tập
toàn diện cùng điều kiện học tập ưu việt cho học sinh thông qua những khóa học chất
lượng, hỗ trợ quá trình học và thi của hàng triệu học sinh trên khắp mọi miền cả nước
Hocmai.vn là cộng đồng học tập trực tuyến lớn nhất Việt Nam với hơn 3,7 triệu
thành viên là học sinh, sinh viên cả nước;
Diendan.hocmai.vn là mạng xã hội học tập lớn nhất được Bộ Thông tin và Truyền
thông cấp giấy phép hoạt động;
Có sự tham gia của 200 giáo viên nổi tiếng và uy tín của các cấp học với bề dày
kinh nghiệm sư phạm;
Cung cấp hơn 1000 khóa học cùng với lộ trình học tập phù hợp các khối lớp từ
Tiểu học, THCS đến THPT và Đại học với hơn 30.000 bài giảng; trong đó có chương
trình luyện thi với hơn 40.000 câu hỏi được biên soạn để thực hành cho kì thi THPT
quốc gia;
Hàng năm có hàng trăm học sinh là thành viên của HOCMAI đỗ đạt vào các trường
THPT công cập, các trường chuyên trên toàn quốc, trong đó không ít bạn là thủ
khoa, á khoa của trường, tỉnh; Nhiều học sinh đạt từ 28 điểm trở lên đỗ vào các
trường đại học hàng đầu; hàng trăm nghìn học sinh cải thiện kết quả và năng lực
học tập thông qua các chương trình học tại HOCMAI
Trang 4A NHẬN ĐỊNH XU THẾ RA ĐỀ THI MÔN VĂN
I Ma trận đề thi 2019
Năm 2019, đề thi Văn về cơ bản có cấu trúc tương tự như năm 2018 với 2 phần
chính, mỗi phần gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó Tuy nhiên
đề có sự điều chỉnh về hình thức: câu hỏi đọc hiểu 3 ý ngữ liệu là một đoạn văn nghị
luận nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Ngữ liệu được lựa chọn không nằm trong
tác phẩm văn học (văn xuôi hoặc thơ) mà là đoạn văn nghị luận về một vấn đề
Đề thi có khoảng 70% câu hỏi thuộc phần kiến thức cơ bản, 30% câu hỏi ở mức vận
dụng có tính phân loại cao Cụ thể:
Phần Câu Nội dung
Cấp độ nhận thức
Chương trình
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Trang 5II PHÂN TÍCH CHI TIẾT ĐỀ THI 2019
a Cấu trúc đề thi
- Đề thi gồm 2 phần lớn, dạng tự luận thời gian làm bài 120 phút, nội dung tập trung
vào kiến thức lớp 9 Trong mỗi phần đều có các câu hỏi từ dễ đến khó
- Tỷ lệ % câu hỏi theo cấp độ nhận thức: nhận biết/ thông hiểu/ vận dụng/ vận dụng
cao là: 28.6% - 28.6% - 14.2% - 28.6%
- Các câu hỏi vận dụng cao nằm ở câu hỏi liên quan đến nghị luận xã hội mang tính
mở hơn, yêu cầu học sinh trình bày những suy nghĩ của cá nhân, có tính liên hệ thực
tiễn
b Phân tích từng chuyên đề
Phần I (7.0 điểm)
- Các câu hỏi đọc - hiểu liên quan đến nội dung tác phẩm và các kiến thức tiếng Việt
tương đối đơn giản
- Sau 3 câu hỏi liên quan đến kiến thức là câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn nghị luận
theo hình thức tổng hợp - phân tích - tổng hợp có kèm theo yêu cầu tiếng Việt để làm
rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khổ thơ cuối của bài thơ
Phần II (3.0 điểm)
- Ngữ liệu này là điểm mới của đề năm nay so với các năm trước Ngữ liệu được lựa
chọn không nằm trong tác phẩm văn học (văn xuôi hoặc thơ) mà là đoạn văn nghị luận
về một vấn đề Tuy nhiên, các câu hỏi đọc hiểu đều quen thuộc, liên quan tới kiến thức
về tiếng Việt và nội dung văn bản, hoàn toàn không khó cho học sinh có khả năng tích
hợp kiến thức và kĩ năng cao
- Sau 2 câu hỏi liên quan đến nội dung là yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội về
chủ đề hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để con người khám phá chính mình Đây cũng là
chủ đề tương đối quen thuộc với học sinh cấp trung học cơ sở Với cách đặt câu hỏi
tương đối mở “Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá
khả năng của chính mình?” cho phép thí sinh đưa ra quan điểm cá nhân của mình
Trang 6III NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG
Nội dung kiến thức trong đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Hà Nội năm
2019 - 2020 tập trung vào chương trình lớp 9
Về cấu trúc đề thi và độ khó: Đề có sự sắp xếp từ dễ đến khó theo ma trận
kiến thức trong mỗi chuyên đề, đề thi bám sát định hướng ôn tập theo
chương trình sách giáo khoa của bộ
So với đề thi năm 2018 – 2019 Đề thi năm 2019 – 2020 có điểm mới ở ngữ
liệu đọc hiểu Do đó học sinh khi ôn tập không được bỏ qua bất kì ngữ liệu
nghị luận nào trong chương trình đã học
Đề thi ngày càng có xu hướng mở rộng ngữ liệu và liên hệ thực tế, yêu cầu
học sinh trình bày quan điểm ở câu nghị luận xã hội
Trang 7B ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP THEO CÁC CHUYÊN ĐỀ
(Dựa trên cơ sở phân tích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tại Hà Nội năm
Phong cách Hồ Chí Minh Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Bàn về đọc sách Tiếng nói của văn nghệ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Văn học trung đại
Chuyện người con gái Nam Xương Hoàng Lê nhất thống chí
Chị em Thuý Kiều Cảnh ngày xuân Kiều ở lầu Ngưng Bích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Đồng chí
Trang 8Văn học hiện đại (Văn bản thơ hiện đại Việt Nam)
Bài thơ về tiểu đội xe không kính Đoàn thuyền đánh cá
Bếp lửa Ánh trăng Mùa xuân nho nhỏ Viếng lăng Bác Sang thu Nói với con
Văn học hiện đại (Văn bản truyện hiện đại Việt Nam)
Làng Lặng lẽ Sa Pa Chiếc lược ngà Những ngôi sao xa xôi
Trang 9Cấp độ khái quát về nghĩa của từ, trường từ vựng
+ So sánh ngang bằng
+ So sánh không ngang bằng
Nhân hóa: biện pháp tu từ gọi hoặc tả con vật, cây
cối, đồ vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên sinh động, gần gũi với con người hơn
Ẩn dụ: Ẩn dụ là biện pháp tu từ sử dụng sự vật,
hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Hoán dụ: Hoán dụ là biện pháp tu từ sử dụng sự
vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa trên sự gần gũi nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Điệp ngữ: biện pháp lặp lại từ ngữ nhiều lần
trong khi nói (viết) nhằm nhấn mạnh ý và bộc lộ cảm xúc
Liệt kê: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay
cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu
Trang 10sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
Chơi chữ: Chơi chữ là lợi dụng sắc sắc về âm, về
nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn, thú vị
Nói quá, nói giảm, nói tránh : + Nói quá: Nói quá còn được gọi là "ngoa dụ",
"phóng đại", "thậm xưng", "khoa trương", là "phép
tu từ phóng đại" quá mức, quy mô, tính chất của
sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
+ Nói giảm, nói tránh: Nói giảm nói tránh chính là
biện pháp biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa đối với người nghe
Ngữ pháp
Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, trợ từ,
tình thái từ, phó từ, chỉ từ, số từ, lượng từ,
Cụm từ: Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ Các thành phần của câu:
- Hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ
- Các thành phần phụ: trạng ngữ, khởi ngữ
- Các thành phần biệt lập: phần phụ chú, phần tình thái, phần cảm thán, phần gọi - đáp
Các kiểu câu :
- Câu chia theo mục đích nói: câu nghi vấn, câu cảm
thán, câu cầu khiến, câu trần thuật Chú ý cách sử
Trang 11dụng câu theo mục đích nói trực tiếp hoặc gián tiếp
- Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn (câu
đơn bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn, ), câu ghép
- Câu phân theo mục đích nói và nội dung: câu trần
- Biến đổi câu chủ động, bị động
Nghĩa tường minh và hàm ý:
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn
đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.(Nghĩa tường minh còn gọi là hiển ngôn) Nghĩa tường minh dễ nhận ra bởi nó thể hiện qua nguyên văn câu nói, người nghe không phải suy diễn, ai cũng hiểu như vậy
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn
đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy (Nghĩa hàm ý còn gọi
là hàm ngôn hoặc hàm ẩn) Hàm ý được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: mời mọc, rủ rê, từ chối, đề nghị kín đáo, hoặc có khi là lời thiếu thiện chí
Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp:
- Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói
hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật
Trang 12- Lời dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh thích hợp
Các phương châm hội thoại
Phương châm về lượng Phương châm về chất Phương châm quan hệ Phương châm cách thức Phương châm lịch sự
Tập
làm văn
Các dạng câu hỏi đọc hiểu thường gặp
- Mức độ nhận biết:
+ Nêu câu chủ đề, trình tự lập luận + Nêu phương thức biểu đạt + Tìm từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu + Chỉ ra phép liên kết trong đoạn trích, văn bản + Nhận diện kiểu câu (cấu tạo ngữ pháp, chức năng)
- Mức độ thông hiểu:
+ Nêu ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh + Nêu ý nghĩa của câu thơ, câu văn xuôi trong đoạn trích, văn bản
+ Giải thích hình ảnh hoặc một câu trong đoạn trích, văn bản
+ Nêu đại ý, nội dung chính của đoạn văn, văn bản
Trang 13+ Đề bài đưa ra nhận định, sử dụng văn bản để chứng minh nhận định
Các phương thức biểu đạt
(1) Tự sự + Trình bày chuỗi sự việc, sự kiện có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả
+ Yếu tố văn tự sự: nhân vật, diễn biến, thời gian, địa điểm, kết quả…
(2) Miêu tả Dùng ngôn ngữ tái hiện hình ảnh, tính chất sự việc hiện tượng, sự vật giúp con người nhận biết, hiểu được chúng
(3) Biểu cảm Nhu cầu bộc lộ trực tiếp, gián tiếp về thế giới xung quanh, thế giới tự nhiên xã hội
(4) Thuyết minh Cung cấp, giới thiệu, giảng giải… những tri thức
về một sự vật, hiện tượng con người cần biết
(5) Nghị luận Trình bày ý kiến, nhận định, đánh giá bàn bạc tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người với
tự nhiên, xã hội thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục
(6) Hành chính - công vụ Trình bày theo mẫu chung dùng để giao tiếp trong hành chính trên cơ sở pháp lý
Trang 14Các phép liên kết hình thức trong văn bản
Phép lặp
Các câu được liên kết với nhau bằng hình thức câu sau lặp từ ngữ ở câu đứng trước
+ Lặp ngữ âm + Lặp từ ngữ + Lặp cú pháp
Phép thế
Sử dụng các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ
đã xuất hiện ở câu trước + Phép thế đồng nghĩa + Phép thế đại từ
Phép nối
Sử dụng từ ngữ nối
+ Nối bằng kết từ (quan hệ từ, từ nối): và, với, thì,
mà còn, nếu, tuy, nhưng…
+ Nối bằng kết ngữ: tiếp theo, trên hết, ngược lại, nhìn chung, một là, ngược lại, tiếp theo…
+ Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ: cũng, cả, lại, khác…
Phép liên tưởng
Sử dụng những từ ngữ ở câu sau mang nghĩa đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ đã có ở câu trước đó
+ Từ ngữ trái nghĩa + Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
Trang 15+ Từ ngữ miêu tả + Từ ngữ dùng ước lệ
Trang 16C THÔNG TIN CHUNG VỀ KỲ THI CẦN NẮM
I 10 THÔNG TIN TUYỂN SINH CẦN BIẾT
(Phần thông tin tuyển sinh dưới đây được dựa trên quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm
2019 tại Hà Nội Năm 2020 sẽ không có nhiều thay đổi, Qúy phụ huynh và học sinh nên
theo dõi thường xuyên thông tin mới về kỳ thi 2020 từ trường, Sở hoặc các kênh thông
tin đại chúng)
Trang 174 môn thi bắt buộc thay vì 2 môn năm
2019 - 2020 là năm học đầu tiên thay đổi phương thức tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà
Nội Theo đó, thay vì kết hợp thi và xét học bạ THCS như các năm trước, từ năm 2019,
điểm thi là căn cứ duy nhất để tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập
Các trường công lập tự chủ tài chính, ngoài công lập , được lựa chọn 1 trong 2 phương
án là lấy kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của thành phố để xét tuyển; hoặc xét
tuyển dựa trên học bạ ở cấp THCS
Về môn thi, thay vì có 2 môn là Ngữ văn và Toán như các năm trước, năm nay có 4
môn thi bắt buộc, trong đó có 3 môn cố định là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn thi
thứ tư được Sở GD-ĐT bốc thăm và lựa chọn ngẫu nhiên và công bố vào khoảng tháng
3 Kỳ thi 2019, môn thi thứ 4 là Lịch sử
Trang 18Về hình thức thi, môn Toán, Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; môn Ngoại ngữ có 2
phần là tự luận và trắc nghiệm; môn thi thứ tư thi hoàn toàn theo hình thức trắc
nghiệm Đối với bài thi hoặc phần thi theo hình thức trắc nghiệm, thí sinh làm bài thi
trên Phiếu trả lời trắc nghiệm Kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm
được chấm bằng phần mềm máy tính
Cách tính điểm xét tuyển
Kì thi vào lớp 10 năm học 2019 - 2010, điểm xét tuyển của thí sinh có sự khác biệt so
với những năm trước đây Dưới đây là công thức tính điểm xét tuyển thi vào lớp 10
đối với hệ công lập không chuyên, hệ chuyên và hệ song ngữ
Đối với các trường THPT không chuyên và lớp 10 không chuyên trường THPT Chu
Văn An, trường THPT Sơn Tây, điểm xét tuyển là căn cứ duy nhất để tuyển sinh Điểm
xét tuyển vào lớp 10 dựa trên kết quả 4 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và
điểm ưu tiên
Cụ thể, công thức tính điểm xét tuyển thi vào lớp 10 như sau:
Trong đó, điểm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Lịch sử: là điểm bài thi các môn tương
ứng theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ
số thập phân
Chỉ đưa vào diện xét tuyển những thí sinh không vi phạm Quy chế đến mức hủy kết
quả thi trong kỳ thi tuyển sinh và không có bài thi nào bị điểm 0
Điểm ưu tiên chỉ tính với mức ưu tiên cao nhất đối với trường hợp thí sinh có nhiều
ưu tiên
Nguyên tắc xét tuyển thi vào lớp 10 không chuyên: Trường lấy từ thí sinh có điểm xét
tuyển cao nhất đến khi đủ chỉ tiêu được giao và thông báo công khai những thí sinh đã
trúng tuyển và thời gian nhập học
Ngoài phương thức "Xét tuyển" theo 1 trong 2 phương án nêu trên, các trường tuyệt
đối không được tổ chức thi tuyển hay sử dụng một phương thức khác để tuyển sinh
Điểm xét tuyển = (Điểm môn Ngữ văn + Điểm môn Toán) x2 + Điểm Ngoại
ngữ + Điểm Lịch sử + Điểm ưu tiên
Trang 19Đối với thi vào lớp 10 chuyên, thí sinh sẽ trải qua 2 vòng xét tuyển gồm: sơ tuyển và
thi tuyển
Kết quả dự thi chọn học sinh giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương,
toàn quốc, khu vực một số nước hoặc quốc tế Điểm cho mỗi giải được tính như sau:
Giải nhất 5 điểm, giải nhì 4 điểm, giải ba 3 điểm, giải khuyến khích 2 điểm
Trong đó, ở vòng sơ tuyển, thí sinh được đánh giá bằng điểm số căn cứ vào các tiêu chí
sau:
- Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: Mỗi năm xếp loại học lực giỏi 3 điểm, học
lực khá 2 điểm
- Kết quả tốt nghiệp THCS: Tốt nghiệp loại giỏi 3 điểm, loại khá 2 điểm
Công thức tính điểm sơ tuyển thi vào lớp 10 chuyên như sau:
Những thí sinh có tổng điểm sơ tuyển từ 10 điểm trở lên sẽ được tham gia vào vòng
thi tuyển
Ở vòng thi tuyển, thí sinh phải tham gia dự thi các môn không chuyên là các môn điều
kiện chuyên bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn chuyên
Trong đó ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
không chuyên Những thí sinh chỉ có nguyện vọng đăng ký thi vào lớp chuyên (không
có nguyện vọng học hệ không chuyên) vẫn phải tham gia dự thi 3 môn không chuyên
(Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
Hình thức thi: Các môn chuyên thi theo hình thức tự luận; môn Ngoại ngữ chuyên thi
theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm để đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết
Trong đó, các bài thi không chuyên như môn Ngữ văn và môn Toán 120 phút/bài thi,
môn Ngoại ngữ 60 phút/bài thi Các bài thi môn chuyên như Hóa học và môn Ngoại
ngữ 120 phút/bài thi, các môn khác 150 phút/bài thi
Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn
điểm đến 2 chữ số thập phân Nếu chấm bài theo thang điểm khác thì kết quả điểm các
bài thi sẽ quy đổi ra thang điểm 10
Điểm sơ tuyển = Điểm thi HS giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm
cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS
Trang 20Công thức tính điểm xét tuyển vào lớp 10 chuyên như sau:
Nguyên tắc xét tuyển vào lớp 10 chuyên năm học 2019 - 2020: Chỉ xét tuyển đối với
thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế
trong kỳ thi tuyển sinh đến mức hủy kết quả thi và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn
2,0
Căn cứ điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được
giao cho từng lớp chuyên
Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau
thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo tiêu chí phụ sau: Có điểm thi môn chuyên đăng ký dự
thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi
năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao hơn
Các lớp chuyên được xét tuyển độc lập nhau Thí sinh được quyền lựa chọn học một
lớp chuyên trúng tuyển đối với trường hợp thí sinh trúng tuyển nhiều lớp chuyên
Đối với thí sinh thi vào lớp 10 song ngữ cũng phải trải qua 2 vòng thi: sơ tuyển và
thi tuyển
Ở vòng sơ tuyển, điểm số của thí sinh căn cứ vào các tiêu chí sau: Kết quả dự thi chọn
học sinh giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực
một số nước hoặc quốc tế
Điểm cho mỗi giải được tính như sau: Giải nhất 5 điểm, giải nhì 4 điểm, giải ba 3 điểm,
giải khuyến khích 2 điểm
Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: Mỗi năm xếp loại học lực giỏi 3 điểm, học lực
khá 2 điểm
Kết quả tốt nghiệp THCS: Tốt nghiệp loại giỏi 3 điểm, loại khá 2 điểm
Công thức tính điểm sơ tuyển vào lớp 10 song ngữ như sau:
Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài
thi chuyên (hệ số 2)
Điểm sơ tuyển = Điểm thi HS giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm
cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS
Trang 21Thí sinh có tổng điểm sơ tuyển từ 10 điểm trở lên sẽ được tham gia thi tuyển ở vòng
thi tuyển
Ở vòng thi tuyển, thí sinh phải tham gia dự thi các môn không chuyên (còn gọi là các
môn điều kiện chuyên) là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn chuyên, trong đó ba môn
Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên
Những thí sinh chỉ có nguyện vọng đăng ký thi vào lớp chuyên (không có NV học hệ
không chuyên) vẫn phải tham gia dự thi 3 môn không chuyên (Ngữ văn, Toán, Ngoại
ngữ) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
Các môn chuyên thi theo hình thức tự luận Môn Ngoại ngữ chuyên thi theo hình thức
kết hợp tự luận và trắc nghiệm để đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết
Các bài thi không chuyên như môn Ngữ văn và môn Toán có thời gian làm bài là 120
phút/bài thi, môn Ngoại ngữ 60 phút/bài thi;
Các bài thi môn chuyên như môn Hóa học và môn Ngoại ngữ là 120 phút/bài thi, các
môn khác 150 phút/bài thi
Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn
điểm đến 2 chữ số thập phân Nếu chấm bài theo thang điểm khác thì kết quả điểm các
bài thi sẽ quy đổi ra thang điểm 10
Công thức tính điểm xét tuyển thi vào lớp 10 song ngữ:
Các trường xét tuyển theo nguyên tắc: chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi
tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh
đến mức hủy kết quả thi và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0
Nhà trường căn cứ điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ
chỉ tiêu được giao cho từng lớp chuyên
Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau
thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên sau: Có điểm thi môn chuyên đăng ký
dự thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự
Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài
thi chuyên (hệ số 2)
Trang 22thi năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao
hơn
Các lớp chuyên được xét tuyển độc lập nhau HS được quyền lựa chọn học một lớp
chuyên trúng tuyển (trường hợp HS trúng tuyển nhiều lớp chuyên)
Bỏ cộng điểm khuyến khích, “siết” tuyển thẳng
Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội từ năm 2019 sẽ xóa bỏ hoàn toàn chế độ
cộng điểm khuyến khích, kể cả học sinh có chứng chỉ nghề phổ thông ở cấp THCS cũng
chỉ được dùng để xét tốt nghiệp, chứ không được cộng điểm khuyến khích vào lớp 10
như các năm trước
Chế độ tuyển thẳng cũng được quy định chặt chẽ hơn, thu hẹp đối tượng theo đúng
văn bản quy định của Bộ và của Sở GD-ĐT Hà Nội Với những học sinh được tuyển
thẳng, thay vì chỉ cần có xác nhận tạm trú trong khu vực tuyển sinh có trường THPT
mà học sinh đó lựa chọn, như các năm trước, thì từ năm tới học sinh hoặc bố mẹ học
sinh phải có hộ khẩu thường trú
Cụ thể, học sinh chỉ được tuyển thẳng vào một trường THPT công lập trong khu vực
tuyển sinh nơi học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú Nếu là trường
THPT công lập tự chủ tài chính hoặc THPT ngoài công lập không phân biệt khu vực
tuyển sinh Trường hợp học sinh đủ điều kiện mà không có nguyện vọng tuyển thẳng
thì phải tham gia thi tuyển để dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập
Học sinh có thể chọn một ngoại ngữ bất kỳ để dự thi
Trong năm 2019 - 2020, Sở GD-ĐT Hà Nội quy định học sinh có thể đăng ký ngoại ngữ
thi là một ngoại ngữ bất kỳ (tiếng Anh, Pháp, Nhật, Đức (tùy theo khả năng, không bắt
buộc phải là môn ngoại ngữ được học ở cấp THCS) Trừ những học sinh thi vào lớp
tiếng Đức (hệ 7 năm) của Trường THPT Việt - Đức thì ngoại ngữ thi bắt buộc phải là
tiếng Đức
Đối với học sinh có đăng ký thi chuyên, môn Ngoại ngữ cũng là 1 trong 3 môn điều kiện
để xét tuyển vào lớp chuyên, nên còn được gọi là môn ngoại ngữ điều kiện chuyên
Riêng với lớp chuyên ngữ (là lớp chuyên ngoại ngữ mà học sinh đăng ký học tại trường
Trang 23 Nhóm 1, phải thi bằng đúng Ngoại ngữ học tại lớp chuyên (ví dụ: chuyên Anh
thi bằng tiếng Anh, chuyên Pháp thi bằng tiếng Pháp)
Nhóm 2, học sinh thi vào lớp chuyên ngữ bằng môn Ngoại ngữ khác với ngoại
ngữ học tại lớp chuyên (ví dụ: học sinh thi vào lớp chuyên Pháp trường chuyên
Nguyễn Huệ bằng tiếng Anh; thi vào lớp chuyên Trung Trường chuyên Hà Nội
- Amsterdam bằng Tiếng Nhật )
Nếu chỉ có nguyện vọng vào chuyên thì không cần thi môn thứ tư
Học sinh thi vào THPT công lập không chuyên thì phải thi 4 môn bắt buộc Tuy nhiên,
nếu học sinh chỉ có nguyện vọng vào THPT chuyên mà không có nguyện vọng vào
trường THPT công lập không chuyên thì sẽ phải chỉ thi 3 môn điều kiện bắt buộc là
Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (cùng với thí sinh dự thi vào THPT không chuyên) và môn
chuyên
Học sinh không phải thi môn thứ tư như học sinh thi vào trường THPT công lập không
chuyên Học sinh được chọn tối đa 2 trong 4 trường chuyên do Sở Giáo dục - Đào tạo
Hà Nội quản lý để đăng ký dự tuyển (Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT
chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây)
Công bố phổ điểm, dự kiến điểm chuẩn
Năm 2018, tình trạng bấn loạn trong tuyển sinh lớp 10 xảy ra có nguyên nhân phụ
huynh và học sinh không biết về mặt bằng điểm thi để có thể dự kiến được điểm chuẩn
Do vậy, từ năm 2019 trở đi, Sở GD-ĐT sẽ công bố phổ điểm, dự kiến điểm chuẩn; Tiếp
theo sẽ họp xét duyệt điểm chuẩn, công bố điểm của học sinh và điểm chuẩn cùng một
thời điểm (trước 1 ngày đợt tuyển sinh thứ nhất)
Trường ngoài công lập phải công khai số học sinh trúng tuyển
Đối với trường THPT công lập tự chủ tài chính, THPT ngoài công lập, trung tâm giáo
dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, cơ sở nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt
nghiệp THCS sẽ chỉ xác nhận nhập học theo hình thức trực tiếp
Với những trường này, học sinh nộp bản sao phiếu báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10
THPT (đối với trường tuyển sinh theo phương án dùng kết quả thi tuyển) hoặc bằng