1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

cẩm nang ôn thi vào lớp 10 năm 2020

57 165 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập sẽ gồm 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư; trong đó bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên thuộc mộ

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Qúy phụ huynh và các bạn học sinh thân mến!

Bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm 2019, Hà Nội quyết định thay đổi hình thức tuyển sinh

vào lớp 10 Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập sẽ gồm 4 bài thi

độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư; trong đó bài thi thứ tư được

chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục

công dân, Địa lí Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng

Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật Sở GDĐT công bố chọn bài thi môn thứ tư vào

tháng 3

Các bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120

phút/bài thi Bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức kết hợp trắc nghiệm và tự luận,

thời gian làm bài là 60 phút Bài thi môn thứ tư thi theo hình thức trắc nghiệm khách

quan, thời gian làm bài là 60 phút

Để giúp các bạn học sinh có cái nhìn toàn diện về cấu trúc, nội dung đề thi đồng thời

định hướng cho mình một lộ trình học và ôn tập hiệu quả, HOCMAI trân trọng gửi tới

các bạn “Cẩm nang ôn thi vào lớp 10 năm 2020 – Hà Nội” với bộ 3 môn học: Toán,

Ngữ văn, Tiếng Anh

Với 3 đề mục chính: Nhận định xu thế ra đề thi, Định hướng ôn tập và Thông tin chung

về kỳ thi, đây sẽ là một cuốn tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học và ôn tập

Tài liệu giúp học sinh lớp 9 tại Hà Nội có cái nhìn tổng quát về kỳ thi vào 10 sắp tới, từ

đó có định hướng, lộ trình và kế hoạch ôn tập phù hợp để có được kết quả tốt nhất

Trong quá trình biên soạn, tài liệu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận

được góp ý của các bạn Thư đóng góp và trao đổi ý kiến xin gửi về địa chỉ:

thcs@hocmai.vn

Chúc các bạn học sinh có đủ sức khỏe, đủ quyết tâm và tự tin để đạt kết quả cao trong

kỳ thi vào 10 sắp tới

Ban Chuyên môn HOCMAI

Trang 3

VỀ HOCMAI

Được thành lập vào tháng 3 năm 2007, trải qua hơn 10 năm, HOCMAI đã trở thành Hệ

thống Giáo dục trực tuyến có thương hiệu và uy tín lớn, góp phần đáng kể trong việc

phát triển giáo dục trực tuyến của Việt Nam Với hình thức học tập thuận tiện, mọi lúc

mọi nơi thông qua mạng Internet, HOCMAI đã giúp hàng ngàn học sinh đỗ đại học với

điểm số ấn tượng và nhiều học sinh đỗ thủ khoa các trường đại học, trung học phổ thông

và trung học cơ sở uy tín trên cả nước, được phụ huynh học sinh tin tưởng, dư luận xã

hội đánh giá cao

Trong hơn 10 năm qua, HOCMAI đã bền bỉ quảng bá, tạo nhu cầu và tạo được thói quen

học trực tuyến (online) cho học sinh, thay đổi cách học, cách tiếp cận kiến thức từ bị động

sang chủ động, từ tốn kém sang tiết kiệm về cả kinh tế và thời gian, đưa giáo dục trực

tuyến từ loại hình giáo dục mới lạ trở thành xu thế phổ biến

Nắm bắt, cập nhật và ứng dụng công nghệ tiên tiến, HOCMAI cung cấp giải pháp học tập

toàn diện cùng điều kiện học tập ưu việt cho học sinh thông qua những khóa học chất

lượng, hỗ trợ quá trình học và thi của hàng triệu học sinh trên khắp mọi miền cả nước

Hocmai.vn là cộng đồng học tập trực tuyến lớn nhất Việt Nam với hơn 3,7 triệu

thành viên là học sinh, sinh viên cả nước;

Diendan.hocmai.vn là mạng xã hội học tập lớn nhất được Bộ Thông tin và Truyền

thông cấp giấy phép hoạt động;

Có sự tham gia của 200 giáo viên nổi tiếng và uy tín của các cấp học với bề dày

kinh nghiệm sư phạm;

Cung cấp hơn 1000 khóa học cùng với lộ trình học tập phù hợp các khối lớp từ

Tiểu học, THCS đến THPT và Đại học với hơn 30.000 bài giảng; trong đó có chương

trình luyện thi với hơn 40.000 câu hỏi được biên soạn để thực hành cho kì thi THPT

quốc gia;

Hàng năm có hàng trăm học sinh là thành viên của HOCMAI đỗ đạt vào các trường

THPT công lập, các trường chuyên trên toàn quốc, trong đó không ít bạn là thủ

khoa, á khoa của trường, tỉnh; Nhiều học sinh đạt từ 28 điểm trở lên đỗ vào các

trường đại học hàng đầu; hàng trăm nghìn học sinh cải thiện kết quả và năng lực

học tập thông qua các chương trình học tại HOCMAI

Trang 4

A NHẬN ĐỊNH XU THẾ RA ĐỀ THI MÔN TOÁN

I Ma trận đề thi 2019

Năm 2019, đề thi Toán về cơ bản có cấu trúc tương tự như năm 2018 với 5 bài toán

lớn, mỗi bài gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó Tuy nhiên đề có

sự điều chỉnh về hình thức: xuất hiện câu hỏi hình không gian – một phần vốn không

xuất hiện trong các năm về trước Câu hình học về đường tròn chỉ còn 3 ý (các năm về

trước thường có 4 ý) Tỉ lệ điểm phần Đại số/ Hình học năm nay là 7/3 (các năm trước

là 6,5/3,5)

“Đề thi có khoảng 85% câu hỏi thuộc phần kiến thức cơ bản, 15% câu hỏi ở mức vận

dụng có tính phân loại cao Cụ thể:

Cấp độ nhận thức

biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trang 5

II PHÂN TÍCH CHI TIẾT ĐỀ THI 2019

a Cấu trúc đề thi

- Đề thi gồm 5 bài toán lớn, dạng tự luận thời gian làm bài 120 phút, nội dung tập

trung vào kiến thức lớp 9 Trong cùng một chuyên đề đều có các câu hỏi từ dễ đến khó

- Tỷ lệ % câu hỏi theo cấp độ nhận thức: nhận biết/ thông hiểu/ vận dụng/ vận dụng

- Chiếm 20% số điểm trong đề

- Không có dạng bài mới xuất hiện, đều là các dạng toán quen thuộc

- Câu hỏi hay nhất trong chuyên đề là câu hỏi vận dụng thuộc các dạng bài tìm giá trị

nguyên của x để biểu thức đạt giá trị nguyên lớn nhất

Chuyên đề: Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình

- Có 1 câu hỏi trong đề thi, chiếm 15-20% số điểm của đề

- Đây là dạng câu hỏi có yếu tố thực tiễn

Chuyên đề: Phương trình, hệ phương trình

- Có 1 câu hỏi trong đề thi, chiếm 10% số điểm Dạng này yêu cầu kĩ năng tính toán của

học sinh

Chuyên đề: Hàm số và đồ thị

- Chiếm 10% số điểm trong đề thi, thường gồm 2 ý hỏi

- Không xuất hiện dạng bài mới, đều là các dạng toán quen thuộc đã gặp trong các đề

thi

Chuyên đề: Đường tròn

- Chiếm 30% số điểm trong đề thi Các ý hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó Trong đó có

ý thuộc mức độ khó (vận dung cao) yêu cầu HS có tư duy hình học và kĩ năng lập luận

mới được trọn vẹn điểm

Chuyên đề: Hình không gian

Trang 6

Chuyên đề này ít gặp trong các đề thi Tuy nhiên với đề năm nay câu hỏi này chiếm

10% số điểm Câu hỏi chỉ mang tính chất nhớ lại công thức và áp dụng

Chuyên đề: Bất đẳng thức và cực trị

- Chiếm 0,5% số điểm trong đề thi, là dạng toán tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của

một biểu thức Đây là một câu hỏi khó để phân loại học sinh

III NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG

 Nội dung kiến thức trong đề thi tuyển sinh vào 10 môn Toán Hà Nội năm

2019 - 2020 tập trung vào chương trình lớp 9

 Về cấu trúc đề thi và độ khó: Đề có sự sắp xếp từ dễ đến khó theo ma trận

kiến thức trong mỗi chuyên đề, đề thi bám sát định hướng ôn tập theo

chương trình sách giáo khoa của bộ

 So với đề thi năm 2018 – 2019 Đề thi năm 2019 – 2020 có sự khác biệt ở

câu hỏi hình không gian (hình trụ) Do đó học sinh khi ôn tập không được bỏ

qua bất kì chuyên đề nào trong sách giáo khoa

 Với nội dung và cấu trúc đề thi năm nay, các bạn học sinh từ lớp 8 lên lớp 9

nên sớm có lộ trình ôn tập hợp lý Trước hết học sinh cần ôn tập lại một số

chuyên đề quan trọng ở các lớp dưới (Chuyên đề phân tích đa thức thành

nhân tử, chuyên đề tam giác đồng dạng,…) Sau đó hoàn thành sớm các nội

dung của chương trình lớp 9; Rồi đi sâu vào từng chuyên đề, từng dạng bài

của mỗi chuyên đề đó

Trang 7

B ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP THEO CÁC CHUYÊN ĐỀ

(Dựa trên cơ sở phân tích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tại Hà Nội năm 2019 và

Căn bậc hai và khai căn

Căn bậc ba Tính giá trị và tìm điều kiện xác định của biểu thức chứa căn

Giải phương trình và bất phương trình chứa căn

Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Ứng dụng thực tế tỉ số lượng giác của góc nhọn

Phương trình đường thẳng đi qua hai điểm Ba điểm thẳng hàng

Hệ số góc và vị trí tương đối của hai đường thẳng

Xác định hàm số khi cho đồ thị

Chuyên đề

04 Đường

tròn

Tính chất chung của đường tròn

Dây và khoảng cách từ tâm đến dây

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Tiếp tuyến của đường tròn

Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau

Đường tròn nội tiếp tam giác

Hai đường tròn không giao nhau

Hai đường tròn tiếp xúc nhau

Trang 8

Hai đường tròn cắt nhau

Bài toán chuyển động

Bài toán năng suất

Bài toán có yếu tố hình học

Toán lãi suất

Nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn

Viet với biểu thức đối xứng giữa các nghiệm

Viet với biểu thức không đối xứng giữa các nghiệm

Viet với dấu các nghiệm

Phương trình quy về bậc hai

Viet với giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của biểu thức chứa nghiệm

Góc có đỉnh ở bên trong, bên ngoài đường tròn

Chứng minh tứ giác nội tiếp bằng tổng hai góc đối

Chứng minh tứ giác nội tiếp bằng hai góc cùng nhìn một cung

Trang 9

Ứng dụng phương tích để chứng minh tứ giác nội tiếp

Chứng minh 5 điểm cùng nằm trên một đường tròn

Độ dài đường tròn – cung tròn và diện tích hình tròn

Chứng minh ba đường đồng quy

Chứng minh trung điểm, chứng minh đẳng thức hình học

Phương pháp nâng lũy thừa

Phương pháp tìm nhân tử chung

Sử dụng biến đổi tương đương

Dự đoán và sử dụng điểm rơi AM GM

Tìm điểm rơi bằng máy tính Casio

Sử dụng BĐT phụ AM GM

Ôn tập AM GM

Bất đẳng thức Bunhia

Phương pháp cân bằng hệ số

Trang 11

C THÔNG TIN CHUNG VỀ KỲ THI CẦN NẮM

I 10 THÔNG TIN TUYỂN SINH CẦN BIẾT

(Phần thông tin tuyển sinh dưới đây được dựa trên quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm

2019 tại Hà Nội Năm 2020 sẽ không có nhiều thay đổi, Quý phụ huynh và học sinh nên

theo dõi thường xuyên thông tin mới về kỳ thi 2020 từ trường, Sở hoặc các kênh thông

tin đại chúng)

Trang 12

4 môn thi bắt buộc thay vì 2 môn năm

2019 - 2020 là năm học đầu tiên thay đổi phương thức tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà

Nội Theo đó, thay vì kết hợp thi và xét học bạ THCS như các năm trước, từ năm 2019,

điểm thi là căn cứ duy nhất để tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập

Các trường công lập tự chủ tài chính, ngoài công lập , được lựa chọn 1 trong 2 phương

án là lấy kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của thành phố để xét tuyển; hoặc xét

tuyển dựa trên học bạ ở cấp THCS

Về môn thi, thay vì có 2 môn là Ngữ văn và Toán như các năm trước, năm nay có 4

môn thi bắt buộc, trong đó có 3 môn cố định là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn thi

thứ tư được Sở GD-ĐT bốc thăm và lựa chọn ngẫu nhiên và công bố vào khoảng tháng

3 Kỳ thi 2019, môn thi thứ 4 là Lịch sử

Trang 13

Về hình thức thi, môn Toán, Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; môn Ngoại ngữ có 2

phần là tự luận và trắc nghiệm; môn thi thứ tư thi hoàn toàn theo hình thức trắc

nghiệm Đối với bài thi hoặc phần thi trắc nghiệm, thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả

lời trắc nghiệm Kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm

bằng phần mềm máy tính

Cách tính điểm xét tuyển

Kì thi vào lớp 10 năm học 2019 - 2010, điểm xét tuyển của thí sinh có sự khác biệt so

với những năm trước đây Dưới đây là công thức tính điểm xét tuyển thi vào lớp 10

đối với hệ công lập không chuyên, hệ chuyên và hệ song ngữ

Đối với các trường THPT không chuyên và lớp 10 không chuyên trường THPT Chu

Văn An, trường THPT Sơn Tây, điểm xét tuyển là căn cứ duy nhất để tuyển sinh Điểm

xét tuyển vào lớp 10 dựa trên kết quả 4 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và

điểm ưu tiên

Cụ thể, công thức tính điểm xét tuyển thi vào lớp 10 như sau:

Trong đó, điểm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Lịch sử: là điểm bài thi các môn tương

ứng theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ

số thập phân

Chỉ đưa vào diện xét tuyển những thí sinh không vi phạm Quy chế đến mức hủy kết

quả thi trong kỳ thi tuyển sinh và không có bài thi nào bị điểm 0

Điểm ưu tiên chỉ tính với mức ưu tiên cao nhất đối với trường hợp thí sinh có nhiều

ưu tiên

Nguyên tắc xét tuyển thi vào lớp 10 không chuyên: Trường lấy từ thí sinh có điểm xét

tuyển cao nhất đến khi đủ chỉ tiêu được giao và thông báo công khai những thí sinh đã

trúng tuyển và thời gian nhập học

Ngoài phương thức "Xét tuyển" theo 1 trong 2 phương án nêu trên, các trường tuyệt

đối không được tổ chức thi tuyển hay sử dụng một phương thức khác để tuyển sinh

Điểm xét tuyển = (Điểm môn Ngữ văn + Điểm môn Toán) x2 + Điểm Ngoại

ngữ + Điểm Lịch sử + Điểm ưu tiên

Trang 14

Đối với thi vào lớp 10 chuyên, thí sinh sẽ trải qua 2 vòng xét tuyển gồm: sơ tuyển và

thi tuyển

Kết quả dự thi chọn học sinh giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương,

toàn quốc, khu vực một số nước hoặc quốc tế Điểm cho mỗi giải được tính như sau:

Giải nhất 5 điểm, giải nhì 4 điểm, giải ba 3 điểm, giải khuyến khích 2 điểm

Trong đó, ở vòng sơ tuyển, thí sinh được đánh giá bằng điểm số căn cứ vào các tiêu chí

sau:

- Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: Mỗi năm xếp loại học lực giỏi 3 điểm, học

lực khá 2 điểm

- Kết quả tốt nghiệp THCS: Tốt nghiệp loại giỏi 3 điểm, loại khá 2 điểm

Công thức tính điểm sơ tuyển thi vào lớp 10 chuyên như sau:

Những thí sinh có tổng điểm sơ tuyển từ 10 điểm trở lên sẽ được tham gia vào vòng

thi tuyển

Ở vòng thi tuyển, thí sinh phải tham gia dự thi các môn không chuyên là các môn điều

kiện chuyên bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn chuyên

Trong đó ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT

không chuyên Những thí sinh chỉ có nguyện vọng đăng ký thi vào lớp chuyên (không

có nguyện vọng học hệ không chuyên) vẫn phải tham gia dự thi 3 môn không chuyên

(Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Hình thức thi: Các môn chuyên thi theo hình thức tự luận; môn Ngoại ngữ chuyên thi

theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm để đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết

Trong đó, các bài thi không chuyên như môn Ngữ Văn và môn Toán 120 phút/bài thi,

môn Ngoại ngữ 60 phút/bài thi Các bài thi môn chuyên như Hóa học và môn Ngoại

ngữ 120 phút/bài thi, các môn khác 150 phút/bài thi

Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn

điểm đến 2 chữ số thập phân Nếu chấm bài theo thang điểm khác thì kết quả điểm các

bài thi sẽ quy đổi ra thang điểm 10

Điểm sơ tuyển = Điểm thi HS giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm

cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS

Trang 15

Công thức tính điểm xét tuyển vào lớp 10 chuyên như sau:

Nguyên tắc xét tuyển vào lớp 10 chuyên năm học 2019 - 2020: Chỉ xét tuyển đối với

thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế

trong kỳ thi tuyển sinh đến mức hủy kết quả thi và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn

2,0

Căn cứ điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được

giao cho từng lớp chuyên

Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau

thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo tiêu chí phụ sau: Có điểm thi môn chuyên đăng ký dự

thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi

năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao hơn

Các lớp chuyên được xét tuyển độc lập nhau Thí sinh được quyền lựa chọn học một

lớp chuyên trúng tuyển đối với trường hợp thí sinh trúng tuyển nhiều lớp chuyên

Đối với thí sinh thi vào lớp 10 song ngữ cũng phải trải qua 2 vòng thi: sơ tuyển và

thi tuyển

Ở vòng sơ tuyển, điểm số của thí sinh căn cứ vào các tiêu chí sau: Kết quả dự thi chọn

học sinh giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực

một số nước hoặc quốc tế

Điểm cho mỗi giải được tính như sau: Giải nhất 5 điểm, giải nhì 4 điểm, giải ba 3 điểm,

giải khuyến khích 2 điểm

Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: Mỗi năm xếp loại học lực giỏi 3 điểm, học lực

khá 2 điểm

Kết quả tốt nghiệp THCS: Tốt nghiệp loại giỏi 3 điểm, loại khá 2 điểm

Công thức tính điểm sơ tuyển vào lớp 10 song ngữ như sau:

Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài

thi chuyên (hệ số 2)

Điểm sơ tuyển = Điểm thi HS giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm

cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS

Trang 16

Thí sinh có tổng điểm sơ tuyển từ 10 điểm trở lên sẽ được tham gia thi tuyển ở vòng

thi tuyển

Ở vòng thi tuyển, thí sinh phải tham gia dự thi các môn không chuyên (còn gọi là các

môn điều kiện chuyên) là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn chuyên, trong đó ba môn

Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên

Những thí sinh chỉ có nguyện vọng đăng ký thi vào lớp chuyên (không có NV học hệ

không chuyên) vẫn phải tham gia dự thi 3 môn không chuyên (Ngữ văn, Toán, Ngoại

ngữ) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Các môn chuyên thi theo hình thức tự luận Môn Ngoại ngữ chuyên thi theo hình thức

kết hợp tự luận và trắc nghiệm để đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết

Các bài thi không chuyên như môn Ngữ văn và môn Toán có thời gian làm bài là 120

phút/bài thi, môn Ngoại ngữ 60 phút/bài thi;

Các bài thi môn chuyên như môn Hóa học và môn Ngoại ngữ là 120 phút/bài thi, các

môn khác 150 phút/bài thi

Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn

điểm đến 2 chữ số thập phân Nếu chấm bài theo thang điểm khác thì kết quả điểm các

bài thi sẽ quy đổi ra thang điểm 10

Công thức tính điểm xét tuyển thi vào lớp 10 song ngữ:

Các trường xét tuyển theo nguyên tắc: chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi

tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh

đến mức hủy kết quả thi và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0

Nhà trường căn cứ điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ

chỉ tiêu được giao cho từng lớp chuyên

Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau

thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên sau: Có điểm thi môn chuyên đăng ký

dự thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự

Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài

thi chuyên (hệ số 2)

Trang 17

thi năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao

hơn

Các lớp chuyên được xét tuyển độc lập nhau HS được quyền lựa chọn học một lớp

chuyên trúng tuyển (trường hợp HS trúng tuyển nhiều lớp chuyên)

Bỏ cộng điểm khuyến khích, “siết” tuyển thẳng

Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội từ năm 2019 sẽ xóa bỏ hoàn toàn chế độ

cộng điểm khuyến khích, kể cả học sinh có chứng chỉ nghề phổ thông ở cấp THCS cũng

chỉ được dùng để xét tốt nghiệp, chứ không được cộng điểm khuyến khích vào lớp 10

như các năm trước

Chế độ tuyển thẳng cũng được quy định chặt chẽ hơn, thu hẹp đối tượng theo đúng

văn bản quy định của Bộ và của Sở GD-ĐT Hà Nội Với những học sinh được tuyển

thẳng, thay vì chỉ cần có xác nhận tạm trú trong khu vực tuyển sinh có trường THPT

mà học sinh đó lựa chọn, như các năm trước, thì từ năm tới học sinh hoặc bố mẹ học

sinh phải có hộ khẩu thường trú

Cụ thể, học sinh chỉ được tuyển thẳng vào một trường THPT công lập trong khu vực

tuyển sinh nơi học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú Nếu là trường

THPT công lập tự chủ tài chính hoặc THPT ngoài công lập không phân biệt khu vực

tuyển sinh Trường hợp học sinh đủ điều kiện mà không có nguyện vọng tuyển thẳng

thì phải tham gia thi tuyển để dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập

Học sinh có thể chọn một ngoại ngữ bất kỳ để dự thi

Trong năm 2019 - 2020, Sở GD-ĐT Hà Nội quy định học sinh có thể đăng ký ngoại ngữ

thi là một ngoại ngữ bất kỳ (tiếng Anh, Pháp, Nhật, Đức (tùy theo khả năng, không bắt

buộc phải là môn ngoại ngữ được học ở cấp THCS) Trừ những học sinh thi vào lớp

tiếng Đức (hệ 7 năm) của Trường THPT Việt - Đức thì ngoại ngữ thi bắt buộc phải là

tiếng Đức

Đối với học sinh có đăng ký thi chuyên, môn Ngoại ngữ cũng là 1 trong 3 môn điều kiện

để xét tuyển vào lớp chuyên, nên còn được gọi là môn ngoại ngữ điều kiện chuyên

Riêng với lớp chuyên ngữ (là lớp chuyên ngoại ngữ mà học sinh đăng ký học tại trường

THPT chuyên hoặc trường THPT có lớp chuyên) được chia thành 2 nhóm:

Trang 18

 Nhóm 1, phải thi bằng đúng Ngoại ngữ học tại lớp chuyên (ví dụ: chuyên Anh

thi bằng tiếng Anh, chuyên Pháp thi bằng tiếng Pháp)

 Nhóm 2, học sinh thi vào lớp chuyên ngữ bằng môn Ngoại ngữ khác với ngoại

ngữ học tại lớp chuyên (ví dụ: học sinh thi vào lớp chuyên Pháp trường chuyên

Nguyễn Huệ bằng tiếng Anh; thi vào lớp chuyên Trung Trường chuyên Hà Nội

- Amsterdam bằng Tiếng Nhật )

Nếu chỉ có nguyện vọng vào chuyên thì không cần thi môn thứ tư

Học sinh thi vào THPT công lập không chuyên thì phải thi 4 môn bắt buộc Tuy nhiên,

nếu học sinh chỉ có nguyện vọng vào THPT chuyên mà không có nguyện vọng vào

trường THPT công lập không chuyên thì sẽ phải chỉ thi 3 môn điều kiện bắt buộc là

Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (cùng với thí sinh dự thi vào THPT không chuyên) và môn

chuyên

Học sinh không phải thi môn thứ tư như học sinh thi vào trường THPT công lập không

chuyên Học sinh được chọn tối đa 2 trong 4 trường chuyên do Sở Giáo dục - Đào tạo

Hà Nội quản lý để đăng ký dự tuyển (Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT

chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây)

Công bố phổ điểm, dự kiến điểm chuẩn

Năm 2018, tình trạng bấn loạn trong tuyển sinh lớp 10 xảy ra có nguyên nhân phụ

huynh và học sinh không biết về mặt bằng điểm thi để có thể dự kiến được điểm chuẩn

Do vậy, từ năm 2019 trở đi, Sở GD-ĐT sẽ công bố phổ điểm, dự kiến điểm chuẩn; Tiếp

theo sẽ họp xét duyệt điểm chuẩn, công bố điểm của học sinh và điểm chuẩn cùng một

thời điểm (trước 1 ngày đợt tuyển sinh thứ nhất)

Trường ngoài công lập phải công khai số học sinh trúng tuyển

Đối với trường THPT công lập tự chủ tài chính, THPT ngoài công lập, trung tâm giáo

dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, cơ sở nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt

nghiệp THCS sẽ chỉ xác nhận nhập học theo hình thức trực tiếp

Với những trường này, học sinh nộp bản sao phiếu báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10

THPT (đối với trường tuyển sinh theo phương án dùng kết quả thi tuyển) hoặc bằng

Trang 19

tốt nghiệp THCS hay giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với trường tuyển sinh

theo phương án xét tuyển) tại trường có nguyện vọng

Sau khi được nhà trường cập nhật vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh và xác nhận nhập

học, tài khoản của học sinh sẽ được hệ thống tự động khóa Nhà trường in giấy báo xác

nhận nhập học cho học sinh Học sinh muốn thay đổi nguyện vọng trúng tuyển, phải

liên hệ với nhà trường đã xác nhận nhập học để hủy nhập học trước khi xác nhận nhập

học ở trường mới trong thời gian tuyển sinh

Đối với các trường ngoài công lập có số lượng học sinh dự tuyển quá chỉ tiêu quy định,

hội đồng tuyển sinh nhà trường có trách nhiệm duyệt số học sinh trúng tuyển đúng

theo chỉ tiêu được giao căn cứ vào điểm xét tuyển của học sinh và thông báo công khai

số học sinh trúng tuyển; hệ thống phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chỉ cho phép các xác

nhận nhập học cho học sinh theo đúng chỉ tiêu quy định

Quy định trên, theo đại diện sở GD-ĐT Hà Nội, là nhằm tránh tình trạng tuyển sinh vào

lớp 10 như "chơi chứng khoán" đã từng xảy ra trong năm 2018 ở một số trường ngoài

công lập trên địa bàn

Khu vực tuyển sinh

Theo Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập do Sở GD-ĐT Hà Nội ban hành,

toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh (KVTS), học sinh Hà Nội đăng ký thi tuyển

vào lớp 10 các trường trung học phổ thông (THPT) theo 12 khu vực đúng với hộ khẩu

thường trú, gồm:

– KVTS 1: quận Ba Đình, quận Tây Hồ

– KVTS 2: quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng

– KVTS 3: quận Đống Đa, quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy

– KVTS 4: quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì

– KVTS 5: quận Long Biên, huyện Gia Lâm

– KVTS 6: huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn, huyện Mê Linh

– KVTS 7: quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm, huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng

– KVTS 8: huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì

– KVTS 9: huyện Thạch Thất, huyện Quốc Oai

Trang 20

– KVTS 10: quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ, huyện Thanh Oai

– KVTS 11: huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên

– KVTS 12: huyện Ứng Hòa, huyện Mỹ Đức

Mỗi học sinh có 2 nguyện vọng vào THPT công lập

Mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự ưu

tiên là nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 Hai nguyện vọng này phải trong cùng một khu

vực tuyển sinh

Khoảng giữa tháng 5 (năm 2019 là 14/5), Sở GD-ĐT công bố công khai số lượng học

sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT Học sinh muốn

thay đổi nguyện vọng dự tuyển cần nộp đơn (theo mẫu) tại các phòng GD-ĐT trong 2

ngày sau đó

Hướng dẫn của Sở GD-ĐT cũng lưu ý học sinh chỉ được thay đổi nguyện vọng dự tuyển

giữa các trường trong khu vực tuyển sinh đã đăng ký Học sinh không được thay đổi

nguyện vọng dự tuyển vào các lớp chuyên, trường chuyên

Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký nguyện vọng 2 phải có điểm xét tuyển cao

hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm Học sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1

sẽ không được xét tuyển nguyện vọng 2 Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường chỉ nhận học

sinh đăng ký nguyện vọng 1, không nhận học sinh đăng ký nguyện vọng 2

Các trường hợp đăng ký dự tuyển không theo khu vực tuyển sinh

Các trường hợp không theo khu vực tuyển sinh là các học sinh đăng ký dự tuyển vào

lớp chuyên tại các trường THPT chuyên và các trường THPT có lớp chuyên; học sinh

đăng ký dự tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công

lập

Các học sinh đăng ký dự tuyển 1 nguyện vọng vào lớp 10 không chuyên của Trường

THPT Chu Văn An hoặc Trường THPT Sơn Tây, học sinh đăng ký dự tuyển 1 nguyện

vọng vào trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh đăng ký dự tuyển học tiếng Đức

tại Trường THPT Việt Đức, nguyện vọng còn lại phải đăng ký theo khu vực tuyển sinh

quy định

Trang 21

Các học sinh đăng ký dự tuyển học ngoại ngữ tiếng Pháp, tiếng Nhật vào các trường có

dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật; học sinh đăng ký dự tuyển học chương trình thí điểm đào

tạo song bằng tú tài; học sinh đăng ký dự tuyển học chương trình tiếng Pháp song ngữ

cũng được đăng ký dự tuyển không theo khu vực tuyển sinh

Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Sở GD-ĐT Hà Nội cũng quy định, những

học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác

với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú… được phép đổi khu vực tuyển sinh với điều kiện:

2 nguyện vọng vào 2 trường THPT công lập phải ở trong cùng một khu vực tuyển sinh

Học sinh có đơn xin đổi (theo mẫu), trong đơn nêu rõ lý do đổi và được thủ trưởng cơ

sở giáo dục xác nhận

II ĐIỂM CHUẨN CÁC TRƯỜNG THPT TẠI HÀ NỘI TỪ 2015 – 2019

(Từ 2018 trở về trước điểm chuẩn được tính bằng điểm thi 2 môn nhân hệ số 2 cộng

với điểm học lực các năm THCS; Năm 2019 trở đi điểm chuẩn được tính bằng điểm thi

4 môn trong kỳ thi tuyển sinh vào 10, trong đó Toán, Ngữ văn nhân hệ số 2)

Trang 22

24 Nguyễn Gia Thiều 51.50 51.00 50.50 49.50 41.75

25 Cao Bá Quát - Gia Lâm 49.00 42.00 46.50 45.50 37.00

Trang 24

78 Lê Quý Đôn - Hà Đông 51.50 51.00 51.50 50.50 45.25

79 Quang Trung - Hà Đông 47.50 48.50 48.50 47.50 42.25

80 Thanh Oai B 44.00 42.50 40.00 42.00 26.00

81 Chương Mỹ A 45.00 45.00 45.50 44.00 35.25

82 Xuân Mai 40.00 41.00 40.00 40.00 31.50

83 Nguyễn Du - Thanh Oai 41.50 38.00 40.00 41.00 24.00

84 Trần Hưng Đạo - Hà Đông 39.00 38.50 40.00 41.00 31.50

Trang 26

III MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH ÔN THI MÔN TOÁN

3.1 Xây dựng kế hoạch thời gian thật hợp lý

Thầy Phạm Ngọc Hưng, Giáo viên Toán tại HOCMAI đưa ra lời khuyên 4 giai đoạn để

học sinh ôn luyện tốt cho kỳ thi vào 10:

Giai đoạn trang bị kiến thức cơ bản: Giai đoạn tháng 5 - tháng 12, học sinh phải học

và hiểu được các kiến thức cơ bản (bao gồm định nghĩa, tính chất, giải được các bài

toán cơ bản trong SGK) trong các chương của môn Toán 9, nắm bắt được các kiến thức

cơ bản trong danh mục kiến thức mà học sinh đã lập ra Nếu được, học sinh hãy hoàn

thành việc này trước tháng 12/2019

Giai đoạn nâng cao: Song song với học cơ bản, học sinh cần học nâng cao các kiến

thức gần như năm nào cũng thi Học nâng cao không phải để giải ngay bài toán khó, mà

học nâng cao là để biết được các dạng bài toán khác nhau, biết được các cách phát biểu,

cách đặt vấn đề khác nhau, mặc dù bản chất bài toán vẫn là cơ bản

Giai đoạn ôn: Kết thúc mỗi chương, mỗi chuyên đề, học sinh hãy ôn tập một cách tổng

quát các kiến thức đã học, các dạng bài toán đã học; Ngoài ra, học sinh cũng có thể tổng

ôn theo chuyên đề bám sát cấu trúc đề thi vào lớp 10 Giai đoạn ôn có thể tiến hành từ

tháng 7, song song và đuổi theo giai đoạn trang bị kiến thức theo tiếu chí: Học đến đâu

– ôn đến đó

Giai đoạn luyện đề: Từ học kỳ 2 trở đi, học sinh hãy sưu tầm đề thi của các năm trước

và các đề thi chất lương Hãy giải các bài toán đó, hãy đánh dấu những bài đã giải được

theo một kí hiệu riêng của từng học sinh Bài nào thuộc dạng dễ, bài nào khó, bài nào

chưa học đến… Hãy thực hiện việc này một cách liên tục;

Lưu ý, từ tháng 3 đến tháng 6 năm sau, học sinh cần luyện đề nhiều hơn Luyện giải

bài tập, luyện giải đề thi, luyện kỹ năng phân tích và trình bày lời giải, luyện giải và

trình bày một bài thi hoàn chỉnh Song song với đó là ôn bổ sung các chuyên đề còn

thiếu, yếu, tránh các lỗi sai hay mắc phải

3.2 8 bí quyết để ôn tập tốt môn Toán dành cho học sinh lớp 9

Thầy Phạm Ngọc Hưng, Giáo viên Toán tại HOCMAI đưa ra lời khuyên 8 lời khuyên để

học sinh ôn luyện tốt cho kỳ thi vào 10:

Trang 27

Hãy đi học và ghi chép đầy đủ, rõ ràng các kiến thức được thầy cô giáo dạy trong buổi

học Hãy chọn lọc và ghi lại cả những lời phân tích, ý chính trong khi thầy cô giảng

Tránh trường hợp thầy cô chép gì lên bảng là học sinh chỉ chép cái đó

Hãy ghi nhớ kiến thức cơ bản khi bắt đầu một chương học mới hay một chuyên đề

mới trong toán học Tất cả các kiến thức thi đều bắt đầu từ kiến thức cơ bản Không có

phương pháp học nào hiệu quả nếu học sinh không nhớ, không thuộc khái niệm, tính

chất toán học cơ bản

Hãy tự lập danh mục các nội dung cần phải học để chuẩn bị thi Học sinh có thể dựa

vào cấu trúc đề thi và hệ thống kiến thức cần ôn tập đã nêu ở trên để lập danh mục cần

ôn Danh mục này càng chi tiết càng tốt Hãy coi danh mục này là bản hệ thống kiến

thức của cá nhân và cũng là mục tiêu học sinh cần phải hoàn thành Một số dạng bài

toán thường gặp để học sinh bắt đầu xây dựng danh mục này: Các dạng bài tập về rút

gọn biểu thức chứa căn thức; phương trình bậc nhất, đồ thị của hàm số bậc nhất; phương

trình bậc 2, đồ thị của hàm số bậc 2, phương pháp giải phương trình bậc 2, định lý Vi-et,

các bài toán liên quan đến nghiệm của phương trình bậc 2; phương trình vô tỷ; phương

trình bậc cao; Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ phương trình khác; Đường tròn,

cung, tiếp tuyến; Tam giác, các điểm, đường trong tam giác; Bất đẳng thức Cô si, Bất

đẳng thức Bunhia-cốpxiki…

Hãy suy ngẫm lại xem ta đã học được gì sau mỗi buổi học Đặc biệt là các vấn đề đã

biết nhưng lại quên mất hay những dạng bài toán mới, phương pháp mới chưa gặp bao

giờ thì cần nghiền ngẫm cho thật kỹ, tự nhắc lại trong đầu Điều này sẽ giúp học sinh

nhớ được tốt hơn;

Hãy giải bài toán theo nhiều cách khác nhau Mỗi bài toán có nhiều cách phân tích

để tìm lời giải, từ đó hình thành ra nhiều phương pháp giải Học sinh hãy tập giải bài

toán theo nhiều hướng khác nhau Nếu ra được kết quả thì đó là cách giải mới Nếu

không ra được kết quả, hãy tử phân tích vì sao lại thế Tập luyện nhiều lần việc này sẽ

giúp học sinh thấy được cái hay của toán học, không bị bỡ ngỡ, bị “sốc” trước bài toán

chưa gặp bao giờ;

Trang 28

Hãy tổng quát bài toán, xây dựng bài toán mới Viết ra một bài toán tương tự rồi

giải Bài toán có thể chỉ đơn giản là thay số này bằng số khác, phát biểu bài toán khác

đi, tổng quát bài toán hoặc viết ra một trường hợp cụ thể Học sinh sẽ thấy được những

khó khăn khi giải bài toán các em tự ra đề Mỗi lần chinh phục được khó khăn là một

lần giúp các em yêu môn Toán hơn

Hãy trình bày bài làm cho tốt Trình bày bài làm là một kỹ năng nên tất cả mọi học

sinh đều cần phải rèn luyện và luyện tập thường xuyên, không được chủ quan Việc

trình bày tốt, đôi khi còn giúp cho chúng ta “tự nhiên” có được cách giải hay hơn, ngắn

gọn hơn; và thậm chí đôi khi “tự nhiên” tìm ra được lời giải, nhất là đối với các bài toán

hình học, bài toán đếm (tổ hợp)

Hãy xem lại kiến thức lớp dưới Toán lớp 9, học sinh được học nhiều kiến thức mới

Một số chương có thể coi là “mới hoàn toàn” như Đồ thị hàm số, phương trình bậc hai

– định lý Vi-et, đường tròn, hệ thức lượng trong tam giác Các chương khác được xây

dựng dựa trên việc phát triển và đi sâu hơn về các kiến thức đã được làm quen ở các

lớp dưới Ví dụ như các bài toán căn bậc hai, bài toán về số học, giải phương trình bậc

1, bậc 2 hoặc bậc cao, giải hệ phương trình, tam giác, chứng minh bất đẳng thức…;

Tuy nhiên, toán học là một chuỗi logic Các vấn đề được liên kết với nhau một cách chặt

chẽ, hợp lý và rõ ràng Trong giải toán, bất kể phương pháp giải nào, dù cố ý hay vô ý

đều sử dụng các kiến thức đã được học từ lớp dưới Rất nhiều học sinh không giải được

bài là do không nhớ hoặc nhớ sai các nội dung đã được học từ năm trước Trong một

số trường hợp, các kiến thức này lại quyết định đến việc tìm lời giải đúng cho bài toán

Chẳng hạn như số chính phương, số nguyên tố, nguyên lí Dirichlet, phương pháp qui nạp

toán học, dãy tỉ số bằng nhau, hằng đẳng thức, phân tích đa thức thành nhân tử, các

đường các điểm đặc biệt trong tam giác…;

Trung bình trong một bài thi vào lớp 10, sẽ có 20-30% bài toán có thể sử dụng kiến

thức lớp dưới để giải bài Thậm chí có những bài toán chỉ giải được nếu sử dụng kiến

thức đã học ở lớp dưới Bởi vậy, hãy ôn lại để hiểu và vận dụng được các kiến thức này

thật bài bản và nhuần nhuyễn song song với kiến thức lớp 9

Ngày đăng: 02/11/2019, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w