Mục tiêu nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phầnNhôm Đô Thành” hướng tới đạt được những mục tiêu sau: Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ
Trang 1TÓM LƯỢC
1. Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành
2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Vân
- Lớp K51K5
- Mã sinh viên: 15D240348
- Email: vanthinguyen16061997@gmail.com
3. Giáo viên hướng dẫn: ThS Đào Hồng Hạnh
4. Thời gian thực hiện: từ ngày: 10/10/2018 đến 4/12/2018
5. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phầnNhôm Đô Thành” hướng tới đạt được những mục tiêu sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro, quy trình quản trị rủi ro
trong doanh nghiệp
Thứ hai: Làm rõ thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Nhôm
Đô Thành giai đoạn 2015 – 2017 Từ đó, đánh giá và đưa ra những thành công và hạnchế trong công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị
rủi ro tại Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành trong giai đoạn 2018 - 2020
6. Nội dung chính
Đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro tại doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần
Nhôm Đô Thành
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ
phần thương mại Kim Phát trong giai đoạn 2018 - 2020
Trang 2anh chị làm việc tại công ty, em đã hoàn thành bài khóa luận này Bài viết đã đi hệthống hóa được phần lý thuyết cơ bản về công tác quản trị rủi ro làm cơ sở cho việc điphân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động này tại ty Cổ phần Nhôm Đô Thành và đưa
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro Tuy nhiên, do thời gian cóhạn và nhận thức, hiếu biết của bản thân về vấn đề nghiên cứu còn chưa thực sự đầy
đủ nên bài luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận nhữngnhận xét, hướng dẫn của thầy cô giáo, các cô, chú, anh chị hiện đang công tác và làmviệc tại công ty để em có thể phát triển và hoàn chỉnh hơn nữa
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của côgiáo ThS Đào Hồng Hạnh cùng các cô chú, anh chị làm việc tại ty Cổ phần Nhôm ĐôThành đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang bước vào quá trình hội nhập thế giới, điềunày mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng kinh doanh, giaolưu với các nước trong khu vực và quốc tế Trong thời đại kinh tế thị trường cùng với
xu thế của toàn cầu hóa như hiện nay thì các quốc gia đang dần gỡ bỏ những rào cảnthương mại của mình để mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế Sựchuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang xây dựng cơ chế thị trường có sựquản lý vĩ mô của nhà nước đã và đang đặt ra nhiều vấn đề Bên cạnh những thuận lợi,những cơ hội mang lại cho doanh nghiệp việc hội nhập kinh tế còn mang đến nhiềuthách thức, cũng như rủi ro cũng vì thế mà sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt,ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Mộtvấn đề cần đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp đứng vững trong môi trường ẩnchứa nhiều bất trắc ấy Chính vì vậy công tác quản trị rủi ro luôn được các doanhnghiệp quan tâm và chú trọng thực hiện Công tác quản trị rủi ro tốt giúp doanh nghiệp
dự báo được rủi ro, có sẵn các phương án phương án phòng ngừa, khắc phục, giảmthiểu rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh cũng như vị thếcạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành là một trong nhiều các doanh nghiệp vừa vànhỏ ở Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất các cấu kiện kim loại, mang đặctrưng của các doanh nghiệp sản xuất là chu kỳ kinh doanh dài vì thế mà đối với mỗi sựbiến động về kinh tế, chính trị xã hội sẽ đem lại ko ít khó khăn, rủi ro cho công ty Vìvậy công ty cần có những phương án quản trị rủi ro cụ thể cho toàn doanh nghiệp nóichung cũng như với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể nói riêng Đây là vấn đề cấpbách trước mắt của Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành để có những biện pháp phòngngừa rủi ro, giảm thiểu hậu quả mà rủi ro mang lại và có những phương án tài trợ hợp
lý, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Trong quá trình tham gia thực tập tại công ty nhận thấy công tác quản trị rủi rotại Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành còn nhiều vấn đề chưa được hoàn thiện, cònnhiều thiếu sót và chưa được chú trọng trong quá trình hoạch định chiến lược kinhdoanh của Công ty, chính vì vậy mà em chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi
Trang 5ro tại Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành” làm đề tài khóa luận của mình Thông quanhững phân tích đánh giá để đưa ra những kiến nghị, giải pháp, đề xuất phù hợp choCông ty để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại doanh nghiệp.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây, có nhiều tài liệu xuất bản và công trình nghiên cứu về vấn
đề rủi ro tại các doanh nghiệp nói chung và rủi ro tại các doanh nghiệp sản xuất vàthương mại nói riêng Có thể thấy đây không phải là vấn đề mới, tuy nhiên nó đang làvấn đề phổ biến, được quan tâm, chú trọng khi tiến hành nghiên cứu tại các doanhnghiệp Có thể nêu một số công trình điển hình:
[1] GS.TS Trần Hùng (2017), giáo trình “Quản trị rủi ro”, Đại học Thương mại.
Giáo trình cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất về rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro giúpcho người đọc có cái nhìn nhận, tiếp cận về quá trình quản trị rủi ro tại doanh nghiệp
[2] GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2017), “Quản trị rủi ro và khủng hoảng”, NXB
Lao Động xã hội Cuốn sách đưa ra một danh sách các thảm hoạ dài bất tận, hầu nhưmỗi ngày trôi qua đều có thêm tin tức về các loại rủi ro, các cuộc khủng hoảng mới.Nhưng nhân loại thông minh, sáng tạo, không thể khoanh tay ngồi chờ thảm họa đổxuống đầu mình, họ đã và đang tìm mọi cách để phòng chống, ngăn chặn và giảmthiểu những thiệt hại do rủi ro khủng hoảng gây ra, hơn thế nữa, còn muốn “Lật ngượctình thế” biến thách thức thành cơ hội, khai thác triệt để mọi khả năng để mang lại lợiích cho loài người Và thế là môn Quản trị rủi ro và khủng hoảng đã ra đời và ngàycàng phát triển
[3] Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Ngọc (2014), “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Sông đà 6”, Đại học Thương mại Khóa luận đã
đưa ra cơ sở lý thuyết về rủi ro và quá trình quản trị rủi ro tại Công ty từ đó đưa ra các giảipháp, kiến nghị cho doanh nghiệp trong công tác quản trị rủi ro của mình
[4] Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Lâm Thị Thủy Tiên (2016), “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt
- Tiền Phương, Đại học Thương mại Khóa luận đã đưa ra cơ sở lý thuyết về rủi ro và
quá trình quản trị rủi ro tại Công ty từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho Công tytrong công tác quản trị rủi ro
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Nhôm ĐôThành” nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:
Trang 6Thứ nhất: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh
doanh
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và công tác quản trị rủi ro hiện nay
tại Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành
Cuối cùng: Đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp với doanh nghiệp, giải
quyết được vấn đề mà công ty đang gặp phải Giúp hoàn thiện công tác quản trị rủi rotại Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố, những lý luận về rủi ro của Công ty Cổ
phần Nhôm Đô Thành và hoạt động quản trị rủi ro tại công ty
Phạm vi về không gian: Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành hoạt động nhiều
ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất các cấu kiện kim loại, buôn bán vật liệuxây dựng từ nhôm, kính Công ty tập trung phát triển thị trường trong nước nên khóaluận sẽ tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Nhôm ĐôThành ở trong nước và cụ thể là ở Hà Nội và các khu vực lận cận
Phạm vi về thời gian: nghiên cứu dữ liệu trong khoảng thời gian 3 năm (2015
-hết năm 2017), đề xuất hệ thống các giải pháp trong thời gian 3 năm tới (2018 - 2020)
5 Phương pháp nghiên cứu:
Bài khóa luận sử dụng các phương pháp định tính kết hợp với định lượng Cụ thể:
5.1 Phương pháp thu thập và xử lý các dữ liệu sơ cấp
a Điều tra qua bảng câu hỏi đối với các nhân viên trong doanh nghiệp
Đây là phương pháp điều tra trực tiếp tại doanh nghiệp với số phiếu phát ra là
150 phiếu, số phiếu thu về là 150 phiếu và số phiếu hợp lệ là 144 phiếu Bảng phiếuđiều tra được thiết lập căn cứ trên nội dung nghiên cứu của đề tài để làm rõ để vấn đềnghiên cứu, đó là bao gồm các vấn đề về thực trạng mức độ nhận thức của công nhânviên và ban lãnh đạo về vai trò và mức độ của công tác quản trị rủi ro tại công ty
(Mẫu điều tra được đính kèm trong phần phụ lục 1)
b Phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo công ty nhằm làm rõ hơn những nội dung mà bảngcâu hỏi chưa cụ thể, chi tiết Qua cuộc phỏng vấn nhằm đi sâu tìm hiểu những ưu,nhược điểm đang tồn tại trong công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp Từ đó phântích, đề xuất giải pháp cho việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty
Trang 7Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp này có ưu điểm là thu được thông tin từnhiều người với chi phí khá rẻ, dễ phân tích nếu chủ yếu chỉ dùng các câu hỏi đã mãhóa trước và người trả lời chỉ làm việc với tập câu hỏi có sẵn Tuy nhiên, trong quátrình sử dụng phương pháp này cũng sẽ có những hạn chế như: các câu hỏi mã hóatrước có thể làm thông tin nghiêng theo hướng nhìn nhận của người nghiên cứu vềthực tế chứ không theo quan điểm của người trả lời.
5.2 Phương pháp thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và phục vụ cho việc phân tích ở chương 2 vàchương 3, tài liệu thứ cấp sẽ được sử dụng và phân tích Tài liệu thứ cấp bao gồm: cácbài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp ngành, cấp bộ; các bài luận văn tốt nghiệp,bài nghiên cứu khoa học của các khóa trước có cùng đề tài; các bài luận cùng đề tàiđăng trên các báo, tạp chí khoa học; Các thông tin, số liệu lấy tại các phòng ban trongCông ty
Các dữ liệu này sẽ được đem ra phân tích, so sánh với những năm gần đó để đưa
ra đánh giá và nhận xét khách quan nhất về tình hình thực hiện công tác rủi ro tại Công
ty, từ đó mà đưa ra được giải pháp, kiến nghị cần thiết, phù hợp
Trang 8CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÔM ĐÔ THÀNH
1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của rủi ro
Khái niệm rủi ro
Rủi ro là thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong thực tế, tuy vậy không phải bất
cứ ai trong chúng ta đều có thể đưa ra được khái niệm chính xác về rủi ro
Theo Allan H Willett (2002) “Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”
Theo Frank (1998): “Rủi ro là sự bất trắc có thể do lường được”
Theo Nguyễn Tuấn Anh (2006): “Rủi ro là những sự kiện bất lợi , bất ngờ gây ratổn thất cho con người”
Đặc điểm của rủi ro
Từ những khái niệm trên ta có thể thấy rủi ro có các tính chất sau :
Một là, rủi ro là những điều bất lợi: Rủi ro luôn gây ra những tổn thất cho conngười nhưng mức độ nghiêm trọng không giống nhau Rủi ro có thể là nguyên nhâncản trở hoặc xâm hại đến lợi ích của củ thể chịu rủi ro
Hai là, rủi ro là những sự cố bất ngờ, đó là những sự kiện mà người ta khônglường trước được một cách chắc chắn
Từ những điều trên, chúng ta có thể rút ra một khái niệm chung nhất về rủi ro
như sau: Rủi ro là những điều bất lợi, bất ngờ xảy ra và gây tổn thất cho con người Khái niệm rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở ngạicho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh, tàn phá các thành quả đang
có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trongquá trình phát triển của mình
1.1.2. Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh và vai trò của quản trị rủi ro trong kinh
doanh
Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh
Theo Kloman, Haimes và các tác giả khác (2009): “Đối phó với những sự kiệnbất lợi đối với mình” hay nói cách khác đó là việc xử lý đối với những nguy cơ rủi ro
có thể xảy ra
Quản trị rủi ro trong kinh doanh là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng,
Trang 9phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phụccác hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồnlực trong kinh doanh.
Vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh
Đối với bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, khi rủi ro xảy ra đều kéo theo nónhững ảnh hưởng khó lường và hậu quả của chúng cũng không dễ dàng khắc phục.Chính vì thế, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là hoạt động không thể thiếu bởi kiểmsoát và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp chặt chẽ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảcủa hoạt động kinh doanh
Thứ nhất, quản trị rủi ro trong kinh doanh đem lại lợi ích cho việc triển khai thành
công khung quản trị rủi ro doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vừa xây dựng được một công
cụ hiệu quả để tạo ra những giá trị mới, vừa bảo toàn giá trị cho doanh nghiệp
Thứ hai, quản trị rủi ro trong kinh doanh giúp doanh nghiệp có được cái nhìn
toàn diện và nhất quán về rủi ro từ đó làm tiền đề tạo ra giá trị thông qua việc gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng việc giảm thiểu rủi ro để tăng lợi nhuận vàdòng tiền cũng như sử dụng các công cụ của quản trị rủi ro doanh nghiệp để đạt mụctiêu chiến lược đã đặt ra
Thứ ba, quản trị rủi ro trong kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định thứ tự ưu
tiên trong quản lý để sắp xếp công việc Đây là vai trò cực kỳ quan trọng, là cơ sở để
xử lý các rủi ro chính giúp tối ưu hóa nguồn lực doanh nghiệp, tối ưu hóa mối quan hệrủi ro và lợi nhuận đồng thời giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông quachỉ số rủi ro chính,…
1.2.Nội dung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp
Quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra theobốn bước đó là: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro.1.2.1. Nhận dạng rủi ro
Khái niệm nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro
có thể xảy trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm xác định các mối hiểmhọa và các mối nguy hiểm sẽ xảy ra với doanh nghiệp
Trang 10Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định các thành phần của rủi ro bao gồm mốihiểm họa, mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro.
Mối hiểm họa bao gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm gia tăng các khả năng tổnthất và mức độ của rủi ro
Mối nguy hiểm được xác định là các nguyên nhân của tổn thất
Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu các kết quả, có thể được hay mất
Nhiệm vụ của quá trình nhận dạng rủi ro là xác định danh sách các rủi ro có thểxảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp, sắp xếp, phân loại, phân nhóm và chỉ ra cácrủi ro đặ biệt nghiêm trọng Trên cơ sở đó giúp các nhà quản trị có thể chủ động trongviệc ứng phó với rủi ro, là cơ sở để đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro
và ngược lại, các công việc khác trong quản trị rủi ro sẽ không thể được thực hiện hiệuquả nếu việc nhận dạng rủi ro chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện một cáchkhoa học
Cơ sở nhận dạng rủi ro
Nguồn gốc rủi ro có thể đến từ các yếu tố sau:
Thứ nhất, các yếu tố của môi trường vĩ mô như các yếu tố về kinh tế, chính trịpháp luật, kỹ tuật công nghệ, văn hóa xã hội, các yếu tố tự nhiên
Thứ hai, các yếu tố của môi trường vi mô bao gồm các yếu tố chủ yếu như kháchhàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh hay các cơ qua hữu quan
Thứ ba là các yếu tố của môi trường bên trong doanh nghiệp, có ảnh hưởng quantrọng, trực tiếp và thường xuyên tới hoạt động quản trị của doanh nghiệp như tàichính, nhân lực, cơ sở vật chất, văn hóa doanh nghiệp…
1.2.2 Phân tích rủi ro
a Khái niệm
Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhângây ra rủi ro và phân tích những tổn thất
b Nội dung phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro bao gồm ba công đoạn đó là phân tích hiểm họa, phân tíchnguyên nhân rủi ro và phân tích tổn thất, hậu quả
Đầu tiên, phân tích hiểm họa là việc phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo rarủi ro hoặc những điều kiện những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Thứ hai, phân tích nguyên nhân rủi ro là việc phân tích được yếu tố trực tiếp tạonên rủi ro Đây là công việc khá phức tạp bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một
Trang 11nguyên nhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhữngnguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên khách quan hay nguyên nhânchủ quan như: Sai lầm của tổ chức về chiến lược kinh doanh Sai lầm trong việc lựachọn chính sách, cơ chế quản lý của tổ chức Do sơ xuất, bất cẩn, chủ quan hay mất tậptrung trong hoạt động, thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất, sức khỏe, tinhthần… của nhân viên.
Cuối cùng là phân tích tổn thất, hậu quả Có hai cơ sở để doanh nghiệp tiến hànhphân tích hậu quả của rủi ro Đó là phân tích những tổn thất đã xảy ra dựa trên sự đolường để đánh giá hoặc căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro người ta dự đoánnhững tổn thất có thể có
c Các phương pháp phân tích rủi ro
Có 5 phương pháp phân tích rủi ro chủ yếu, đó là: phương pháp phân tích thống
kê kinh nghiệm, phương pháp xác suất thống kê, phương pháp chuyên gia và phươngpháp xếp hạng các nhân tố tác động
Phương pháp phân tích thống kê kinh nghiệm là phương pháp dựa trên các sốliệu đã thống kê trong quá khứ về hiểm họa, nguyên nhân tổn thất của các rủi ro đã xảy
ra đối với doanh nghiệp để phân tích các thông số tương đối với các rủi ro trong danhsách nhận dạng đã được thiết lập dựa vào kinh nghiệm của nhà quản trị và các đốitượng có liên quan
Phương pháp xác suất thống kê áp dụng các mô hình xác suất thống kê trong đolường, đánh giá các yếu tố có liên quan đến rủi ro, từ đó xây dựng ma trận về tần suất
và biên độ rủi ro
Phương pháp chuyên gia được các nhà quản trị áp dụng để tham vấn các ý kếnchuyên môn của chuyên gia trong lĩnh vực thông qua hội thảo, tọa đàm để từ đó lựa chọn
ra những ý kiến tối ưu nhằm phục vụ co việc lập kế hoạch hay ra quyết định quản trị.Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động được thực hiện bằng việc trục tiếpnghiên cứu hoặc thông qua các mô hình đã được ứng dụng hiệu quả hay sử dụngphương pháp chuyên gia để xây dựng danh mục các nhân tố tác động (có trọng số) đếnnhân tố này một cách hữu hiệu nhất như là một cách để xử lý rủi ro
1.2.3 Kiểm soát rủi ro
a Khái niệm kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lược,chính sách, để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất, ảnh hưởng không mongđợi có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra
Trang 12Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thấtxảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
b Tầm quan trọng của kiểm soát
Kiểm soát giúp cho của doanh nghiệp tăng độ an toàn trong kinh doanh, giảmđược cho phí hoạt động kinh doanh chung, hạn chế được những tổn thất xảy ra đối vớicon người Đồng thời tăng cường uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, tìmkiếm được những cơ hội và biến cơ hội thành hiện thực
c Các biện pháp kiểm soát rủi ro
Có năm biện pháp kiểm soát rủi ro thường được các doanh nghiệp áp dụng đó là:
né tránh rủi ro, chuyển giao rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chấp nhận rủi ro và phân tán, chia
sẻ rủi ro
Né tránh rủi ro là tìm cách làm mất đi những tác nhân làm cho rủi ro xuất hiện vàgây ra tổn thất Né tránh rủi ro có thể là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặcchủ động loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro
Chuyển giao rủi ro là việc doanh nghệp chuyển giao rủi ro cho một bên khác vàchấp nhận một thiệt hại nhất định
Giảm thiểu rủi ro là làm giảm ảnh hưởng cũng như giảm khả năng của rủi rothông qua hai phương án là giảm nhẹ xác suất xuất hiện của rủi ro hoặc tối thiểu hóaảnh hưởng của những rủi ro đã xuất hiện
Chấp nhận rủi ro xảy ra khi ở giai đoạn nhận dạng và phân tích rủi ro, các nhàquản trị xác định được mức độ nghiêm trọng của rủi ro nhưng vẫn chấp nhận rủi ro đó.Phân tán và chia sẻ rủi ro là làm giảm tổn thất do một loại rủi ro nào đó gây rabằng cách giảm sự giống nhau hay đồng thời mà một biến cố rủi ro đơn lẻ tác độngđến toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp
1.2.4 Tài trợ rủi ro
a Khái niệm tài trợ rủi ro
Là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy ra hoặc tạo lậpcác quỹ cho các chương trình khác nhau để để bớt tổn thất
b Biện pháp tài trợ rủi ro
Hai biện pháp cơ bản để tài trợ rủi ro bao gồm:
Tự tài trợ rủi ro là phương pháp khi có rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải tự longuồn lực tài chính để bù đắp lấy tổn thất Tự tài trợ có thể chia thành tự tài trợ có kếhoạch và tự tài trợ không có kế hoạch
Trang 13Chuyển giao rủi ro là việc chuẩn bị trước một nguồn kinh phí từ bên ngoài để bùđắp tổn thất khi rủi ro xuất hiện, được thực hện thông qua hình thức bảo hiểm hoặc tàitrợ chuyển giao phi bảo hiểm
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố khách quan
1.3.1.1 Môi trường chính trị-pháp luật
Với một môi trường chính trị không ổn định, doanh nghiệp sẽ luôn gặp phảinhững rủi ro bất khả kháng không lường trước được Hậu quả của những loại rủi ronày sẽ rất nghiêm trọng đối với một doanh nghiệp, bởi vì rủi ro chính trị thường lànguyên nhân của nhiều rủi ro, tổn thất khác và tạo ra “chuỗi rủi ro”
Rủi ro do môi trường pháp luật xuất phát từ hệ thống pháp luật không ổn định, cónhiều sơ hở và thiếu nhất quán Sự thay đổi theo hướng bất lợi của các quy phạm, quyđịnh của văn bản pháp lý hoặc có sự chồng chéo của các văn bản pháp luật là nguyênnhân làm tăng rủi ro trong kinh doanh Khi luật pháp thay đổi liên tục các tổ chức cánhân không nắm vững những thay đổi, không theo kịp những chuẩn mực mới khôngkịp phản ứng thì chắc chắn rủi ro sẽ xảy ra
1.3.1.2 Môi trường kinh tế
Có thể kể tới một số loại rủi ro do môi trường kinh tế như suy thoái kinh tế, lạmphát, thay đổi tỉ giá hối đoái, cung cầu bất ổn, chính sách tiền tệ… được coi là nhữngrủi ro lớn cho doanh nghiệp
1.3.1.3 Môi trường văn hóa-xã hội
Rủi ro do môi trường văn hóa là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục,tập quán, tín ngưỡng, lối sống… của dân tộc khác từ đó dẫn đến cách hành xử khôngphù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, cơ hội kinh doanh
1.3.1.4 Môi trường tự nhiên
Các rủi ro thường gặp phải như do môi trường tự nhiên như bão lũ, hạn hán, độngđất, núi lửa, sóng thần… Việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong môi trường này làkhó kiểm soát nhất vì chúng khó dự báo và xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại nghiêm trọng
1.3.1.5 Nhà cung cấp
Việc nhà cung cấp gặp sự cố hay năng lực không đảm bảo sẽ dẫn tới việc công tykhông có hàng hóa bán cho khách hàng gây mất niềm tin của khách hàng và uy tín củadoanh nghiệp sẽ sụt giảm nghiêm trọng
Trang 141.3.1.6 Khách hàng
Sự thay đổi thị hiếu liên tục và thói quen mua sắm sẽ khiến cho doanh nghiệpgặp rất nhiều rủi ro Nếu không bắt kịp được xu thế và có chiến lược nghiên cứu thịtrường tốt sẽ rất khó tránh các tổn thất không đáng có
1.3.1.7 Đối thủ cạnh tranh
Sự lớn mạnh hay ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh cũng tăng thêm rủi ro chodoanh nghiệp, khi mà nhiều đối thủ cạnh tranh ra đời thì chúng ta phải tiêu tốn thêmtiền cho các hoạt động quảng cáo, makerting… sản phẩm nhiều hơn
1.3.2 Nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Đội ngũ nhân viên
Những rủi ro xuất phát từ trình độ yếu kém nhân viên thường gặp phải là: Xácđịnh sai nhu cầu mua hàng, đánh giá sai chất lượng nguồn hàng, khả năng giao tiếpkém khiến công ty bị ép giá, sai sót trong các điều khoản hợp đồng, năng lực đàmphán kém dẫn tới mất hợp đồng
1.3.2.2 Nhận thức của nhà quản trị
Các nhà quản trị không chú ý tới công tác quản trị rủi ro sẽ khiến doanh nghiệp
vô cùng bị động Thái độ của nhà quản trị như chủ quan, xem thường, không quantâm, mất cảnh giác đối với rủi ro thì rủi ro sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hậu quảcũng nặng nề hơn
1.3.2.3 Tình hình tài chính
Tình hình tài chính vững mạnh và cơ sở vật chất tốt, hiện đại là điều kiện thuậnlợi cho hoạt động kinh doanh Nhưng nếu một công ty có nguồn tài chính không minhbạch, nợ xấu cao, tính thanh khoản hay quay vòng vốn thấp cũng tạo ra nhiều rủi rokhó lường gây hậu quả nặng nề
1.3.2.4 Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật
Kĩ thuật là nền tảng của sản xuất, bất kì sản xuất cái gì cũng đòi hỏi kĩ thuật Khi
mà khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay thì đòi hỏi chúng ta phải cập nhật liên tụccác tiến bộ khoa học kĩ thuật để tránh lạc hậu, lỗi thời
1.3.2.5 Văn hóa doanh nghiệp
Các rủi ro về văn hóa có thể xảy đến với doanh nghiệp thường được chú ý là rủi
ro trong văn hóa của nhà quản trị thể hiện trong cách ứng xử với nhân viên, với đối táchay khách hàng; môi trường làm việc mà doanh nghiệp xây dựng có than thiện và phù
Trang 15hợp hay không; chế độ lương, thưởng hoặc đãi ngộ khác của doanh nghiệp đối vớinhân viên Các yếu tố này là những nét riêng rất đặc trưng của từng doanh nghiệp Do
đó nếu doanh nghiệp không có chính sách xây dựng văn hóa doanh nhân, doanhnghiệp hợp lý sẽ gây ra lỗ hổng nghiêm trọng trong cách thức vận hành, là mối đe dọađáng bận tâm đối với mọi tổ chức
Trang 16CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÔM ĐÔ THÀNH
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành
Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành được thành lập theo Giấy phép số
044090/GP-UB do Uỷ ban thành phố Hà Nội cấp vào ngày 02 tháng 05 năm 1994
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất và kinh doanh các sảnphẩm về nhôm thanh định hình cao cấp
Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp:
- Tên chính thức: Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành
- Mã doanh nghiệp: 0100510501
- Mã số thuế: 0100510501 được cấp vào ngày 17/07/1998
- Địa chỉ: Khu Công nghiệp vừa và nhỏ, Xã Phú Thị, Huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3678 5445 - 091 752 2222
- Fax: 024 3678 5459
- Email: info@grando.vn - Grando.vn
Khởi đầu chỉ với một vài cửa hàng phân phối sản phẩm nhôm thanh định hìnhnhỏ lẻ, công ty đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn Nhưng bằng chính lòng quyếttâm và những lỗ lực không ngừng đổi mới, không ngừng hoàn thiện mà đến nay,Nhôm Đô Thành đã thực sự có những bước tiến vượt bậc
Từ việc chỉ bán các thành phẩm nhập khẩu đến tự nghiên cứu và sản xuất ra cácthanh nhôm định hình cao cấp, đảm bảo cả về thẩm mỹ lẫn các yêu cầu chất lượngngặt nghèo nhất, đưa công suất hoạt động từ con số 0 lên tới hơn 15.000 tấn/ năm ởthời điểm 2017
Đến tháng 7 năm 2018, thương hiệu Grando - thương hiệu nhôm cao cấp của nhàmáy nhôm Đô Thành được vinh danh top 50 thương hiệu nổi tiếng Việt Đây là minhchứng rõ nhất chứng minh cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của doanh nghiệp thờigian qua
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành có nhà máy sản xuất các sản phẩm nhôm thanhđịnh hình cao cấp với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ đáp ứng các tiêuchuẩn quốc tế và hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước Đảm bảo cho công tysản xuất và tiêu thụ sản phẩm với sản lượng 15.000 tấn/năm, tạo công ăn việc làm chohơn 600 lao động trong khu vực và trên cả nước tính đến thời điểm năm 2017
Trang 17Để phục vụ nhu cầu cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, Công ty Cổphần Nhôm Đô Thành cũng hoạt động đa dạng trong các ngành nghề kinh doanh khácnhau, cả trong sản xuất và thương mại, dịch vụ Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh chủyếu của công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về nhôm thanh định hình caocấp Cụ thể:
- Ngành nghề chính: Sản xuất các cấu kiện kim loại
- Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế tư nhân
- Loại hình kinh tế: Cổ phần
- Loại hình tổ chức: Tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hoá
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành
Với vị thế là một nhân tố trong nền kinh tế quốc doanh, Công ty Cổ phần Nhôm
Đô Thành hoạt động với chức năng, nhiệm vụ chính là tạo ra và mang đến những sảnphẩm về nhôm thanh định hình cao cấp tới tay người tiêu dùng cả nước với chất lượngtốt nhất và giá cả cạnh tranh, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng cả nước.Triết lý mà doanh nghiệp muốn gửi gắm tới khách hàng thông qua sản phẩm của mình
đó là: “Chất lượng sản phẩm là sự sống còn của công ty”
Thông qua những giá trị mà Nhôm Đô Thành mang đến cho khách hàng, công tycũng mong muốn góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế trong nước, giải quyết vấn đềcông ăn việc làm cho người lao động và tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho xã hội Trước
là khẳng định vai trò và vị thế của mình trong nước, sau đó là đưa thương hiệu nhômViệt ra thị trường thế giới
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành
Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành là công ty hoạt động kinh doanh độc lập, có
cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động rõ ràng theo chức năng của từng bộ phận
Trang 18(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành)
Hình2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành
Từ sơ đồ trên có thể kết luận mô hình cấu trúc tổ chức của Công ty Cổ phầnNhôm Đô Thành là cấu trúc chức năng Theo đó đã phân tách các hoạt động của doanhnghiệp theo từng chức năng riêng biệt của mỗi phòng ban: Phòng Kế toán, Phòng Kinhdoanh, Phòng Hành Chính - Nhân sự, Phòng Kỹ thuật, Phân Xưởng Đùn ép, PhânXưởng mạ và Phân Xưởng Cơ khí Mặc dù mỗi bộ phận, mỗi phòng ban điều có chứcnăng, nhiệm vụ riêng xong đều có mối liên kết, gắn bó mật thiết với nhau, bổ trợ chonhau, đảm bảo tính thống nhất trong các quyết định, dễ quy trách nhiệm khi xảy ra sailầm, tính chuyên môn hóa cao do đó chất lượng quản lượng cao Các bộ phận chứcnăng không chỉ làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo cao nhất mà khi quyết địnhđược triển khai thực hiện họ hướng dẫn cho các bộ phận trực thuộc theo chức năng củamình Tất cả đều nhằm giúp Tổng Giám đốc sử dụng nguồn lực có sẵn để đạt đượcmục tiêu, chiến lược kinh doanh đã đề ra
Trang 192.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành trong giai đoạn 2015-2017
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nhôm Đô Thành
Đơn vị tính: tỷ đồng
2015
Năm 2016
Năm 2017
So sánh 2016/2015 2017/2016 Số
tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%) Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 56,79 62,79 68,79 6,00 110,5 6,00 109,5Giá vốn bán hàng 45,99 46,59 46,31 0,6 101,3 (0,28) 99,39
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 10,8 16,19 22,47 5,39 149,9 6,28 138,79Doanh thu hoạt động tài
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty 2015, 2016, 2017)
Nhận xét: Từ bảng số liệu 2.1, có thể thấy kết quả kinh doanh của Công ty đã cónhững thay đổi sau:
Một là, doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn nămtrước Cụ thể: từ năm 2015 dến năm 2017, doanh thu của công ty tăng thêm 12 tỷđồng, tương đương 121,13% Năm 2015, doanh thu cao hơn 6 tỷ đồng so với năm
2016, tương đương 110,5 tỷ đồng Đến năm 2017 doanh thu của công ty lại tăng thêmkhoảng 6 đồng, tương đương 109,5 tỷ đồng so với 2016
Hai là, lợi nhuận của Công ty trong 3 năm qua cũng thấy có những chuyển biếntích cực Ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2016 tăng lên hơn4,3 tỷ đồng so với năm 2015 bằn hơn 174,91% lợi nhuận của công ty ở năm 2015.Sang năm 2017 chỉ tiêu này tiếp tục tăng thêm hơn 4 tỷ đồng, đạt 139,85% tổng lợi
Trang 20nhuận năm 2016
Từ những con số trên, có thể thấy rằng Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành đang
đi đúng hướng và gặt hái được những thành công đáng khích lệ Tuy nhiên, trong nềnkinh tế thị trường không ngừng biến động đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nỗ lực thayđổi không ngừng để giữ vững nhịp độ phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh củamình hơn nữa
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành
2.2.1. Thực trạng triển khai công tác quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Nhôm Đô
về rủi ro trong kinh doanh
Theo phỏng vấn trực tiếp với ông Nguyễn Thái Sơn - Giám đốc Kinh doanh,thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành và hơn 144 nhân viêntại công ty này cho thấy 5 yếu tố chính tác động đến hoạt động quản trị rủi ro trongdoanh nghiệp tương đương với 6 rủi ro chính thường được doanh nghiệp nhận dạng là:rủi ro pháp lý, rủi ro tài chính, rủi ro trong hoạt động quản trị, rủi ro thông tin và rủi ro
về văn hóa
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu điều tra
Hình 2.2 Tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro tại Công ty
Cổ phần Nhôm Đô Thành
Theo đó, nếu sắp xếp theo tần suất xuất hiện của rủi ro thì ta có thể dễ dàng nhậnthấy các rủi ro được đánh giá là xuất hiện nhiều nhất là các rủi ro về tài chính (45người) Tiếp theo là đến các rủi ro về pháp lý và văn hóa được đánh giá là có tần suấtxuất hiện ngang nhau (27 người) Các yếu tố rủi ro về thông tin (18 người) và rủi rotrong hoạt động quản trị (9 người) được đánh giá là ít xuất hiện nhất
Tương tự, xét theo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này thì yếu tố rủi ro vềthông tin được 40 nhân viên công ty đáng giá là có ảnh hưởng mạnh nhất Các yếu tố
Trang 21rủi ro về pháp lý và rủi ro về văn hóa cùng là 32 người Sau đó lần lượt là các yếu tốrủi ro về tài chính (24 người) và rủi ro trong hoạt động quản trị (9 người).
Dưới đây là bốn trong số năm rủi ro kể trên mà doanh nghiệp thường vấp phảitrong suốt quá trình hoạt động của mình:
a. Rủi ro đến từ các yếu tố pháp lý
Rủi ro do các yếu tố pháp lý được doanh nghiệp chia thành hai nhóm:
Một là rủi ro chủ quan Nhóm rủi ro này đến từ các tranh chấp trong nội bộdoanh nghiệp, được doanh nghiệp đo lường có thể là các tranh chấp xảy ra giữa các cổđông về quyền sở hữu doanh nghiệp và tranh chấp về lương thưởng, chế độ xã hộigiữa doanh nghiệp với người lao động Nếu các tranh chấp này không được giải quyếtkịp thời sẽ làm gián đoạn quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Hai là các rủi ro khách quan Khi các rủi ro này xảy đến, sẽ khiến doanh nghiệp
dễ mất kiểm soát do không thể đo lường trước được Nguyên nhân của các rủi ro nàyđược cho là từ sự thay đổi các chính sách của nhà nước, của pháp luật
b. Rủi ro không xoay vòng kịp vốn kinh doanh
Do tính chất của Nhôm Đô Thành là doanh nghiệp sản xuất, chi phí cho sản xuất
và vận hành doanh nghiệp chiếm đa số trong tổng cơ cấu chi phí của doanh nghiệp nênviệc đầu tư chi phí cố định lớn là tất yếu Điều này lí giải tại sao trong cơ cấu nguồnvốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn vay chiếm tỷ lệ lớn, rơi vào khoảng trên 70%trong cả ba năm từ 2015-2017
Khi phí phí cho sản xuất tăng cao mà các sản phẩm của công ty không phải cứsản xuất ra là có thể tiêu thụ hết thì rủi ro mà Nhôm Đô Thành nhận ra ở đây là khôngxoay vòng kip vốn
c. Rủi ro thông tin
Các rủi ro thông tin thường được doanh nghiệp lưu ý là rủi ro trong rò rỉ thông tin ởtrong cả khâu sản xuất và quá trình kinh doanh của mình Theo nguồn tin nội bộ, vàotháng 10 năm 2016, trang web của Nhôm Đô Thành có địa chỉ http://grando.vn/ được pháthiện có một lỗ hổng có thể khiến bất kỳ ai có đường link khác dẫn đến địa chỉ đó đều cóquyền truy cập vào hệ thống Rất may là điều này đã được bộ phận bảo an của doanhnghiệp phát hiện kịp thời và lỗ hổng thông tin được khắc phục ngay sau đó
Trong trường hợp nếu không được phát hiện và sửa chữa kịp thời, doanh nghiệp
có thể sẽ phải đứng trước nguy cơ bị rò rỉ các thông tin mật, hoặc các thông tin về
Trang 22doanh nghiệp bị sao chép, chỉnh sửa gây sai lệch Điều này có tác động tiêu cực đếnhình ảnh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Một rủi ro thông tin nữa mà doanh nghiệp lưu ý là rủi ro khi xảy ra sai lệch trongquá trình truyền đạt thông tin giữa các cấp quản trị với nhau và với nhân viên củadoanh nghiệp khi dòng thông tin đi qua nhiều cấp bậc quản lý khác nhau tất yếu có thểxảy ra thiếu hụt hoặc sai lệch
d. Rủi ro nhân sự
Đây cũng có thể xem như là một bộ phận nhỏ của rủi ro đến từ các yếu tố vănhóa Đối với một doanh nghiệp sản xuất và kiêm luôn cả kinh doanh như Nhôm ĐôThành thì con người chính là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động Rủi ro về nhân sựđược doanh nghiệp nhận dạng là nhân viên có thể nghỉ việc bất ngờ và cơ cấu nhân sựtrong doanh nghiệp bị thâm hụt Chỉ cần một cá nhân giữ vai trò chủ chốt của doanhnghiệp bỏ việc thì cả dây chuyền cũng sẽ bị ảnh hưởng khi công ty chưa kịp tìm ra mắtxích mới thay thế vị trí này
Điển hình là sự việc một quản lý Bộ phận Kho (thuộc Phòng Kinh doanh) củadoanh nghiệp bất ngờ xin thôi việc vì lý do sức khỏe trong khi doanh nghiệp chưa tìmđược người thay thế vị trí của anh này đã gây ra hậu quả là doanh nghiệp gặp rắc rốitrong việc kiểm đếm và thống kê lượng hàng trong kho
2.2.1.2. Thực trạng triển khai hoạt động phân tích rủi ro của Công ty Cổ phần Nhôm Đô
Thành
Dựa trên những thống kê, đánh giá về tần suất xuất hiện của các loại rủi ro màNhôm Đô Thành đã tiến hành phân tích những hiểm họa, xác định nguyên nhân gây rarủi ro và phân tích những tổn thất
Theo đó, các rủi ro về tài chính được xác định sẽ tạo ra những hiểm họa là quátrình sản xuất bị ngưng trệ do không xoay vòng kịp vốn để đầu tư cho lô hàng sắp tới
Ba nguyên nhân được doanh nghiệp xác định là do tiền hàng đã xuất đi chưa được thuhồi lại; nhà cung cấp đột ngột tăng giá hoặc do chênh lệch về mặt lãi suất đi vay củacác ngân hàng
Việc sản xuất bị ngưng trệ được cho là có ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động củadoanh nghiệp Thứ nhất, khi quá trình sản xuất bị ngưng trệ sẽ làm tăng hao phí vềnhân lực, thiết bị và chi phí duy trì hệ thống sản xuất Điểm thứ hai có thể dễ dàngnhận thấy đó là khi không sản xuất thì sẽ không có đủ hàng hóa cung ứng cho khách