1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an lop 5 tuan 1

38 135 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TuÇn 1 TOÁN: TIẾT 1 ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ I/ Muc tiêu: Giúp HS: - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc viết phân số. - Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. II/ Đồ dùng dạy-hoc: - Các tấm bìa cắt vẽ như hình vẽ SGK. III/ Các hoạt động dạy học 1/ Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số: - GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. - GV cho HS quan sát tấm bìa rồi nêu: * Một băng giấy được chia thành ba phần bằng nhau, tô màu hai phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số(viết lên bảng): 3 2 đọc là hai phần ba. - Gọi một vài HS nhắc lại. * Làm như vậy với các tấm bìa còn lại. 2/ Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số: - GV hướng dẫn HS lần lượt viết: 1: 3; 4 : 10; 9 : 2; …. dưới dạng phân số. Chẳng hạn: 1 : 3 = 3 1 ( có thể cho HS lên bảng viết, lớp theo dõi). GV giúp HS tự nêu : 1 chia cho 3 có thương là 1 phần 3. - Tương tự như vậy với các phép chia còn lại. - GV cho HS nêu như chú ý 1 trong SGK. (Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho). -Tương tự như trên với các chú ý 2, 3, 4 SGK. 3/ Thực hành: GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập1, 2, 3, 4 SGK. Bài 1: HS đọc đề bài a) Đọc các phân số: GV viết lên bảng các phân số yêu cầu HS đọc từng phân số trước lớp:- GV nhận xét, bổ sung. b) HS nêu tử số và mẫu số của từng phân số đó. Bài 2: Viết các thương dưới dạng phân số: 3 : 5; 75 : 100; 9 : 17 - HS lớp làm bảng con, 1 em lên bảng làm theo lời đọc đề của GV: 1 Bài 3: Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1 . * GV cho HS nhớ lại : Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1. Gọi 1 HS lên bảng viết-Lớp làm bài vào bảng con. Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống. GV cho HS tiếp tục làm bài vào vở (nếu đủ thời gian). Nếu không có thể cho về nhà tự học . IV/ cung cô-dăn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà HS học bài, nắm lại các tính chất cơ bản của phân số. - Chuẩn bị bài Ôn tập: tính chất cơ bản của phân số. TẬP ĐỌC: TIẾT 1 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (HỒ CHÍ MINH) I/ Mục tiêu 1/ Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng , từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ . + Tựu trường, sung sướng, siêng năng, nô lệ, non sông … + Tưởng tượng, vui vẻ, may mắn, tổ tiên, kiến thiết, buổi tựu trường, . - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hy vọng của Bác đối với học sinh Việt Nam. - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. 2/ Đọc- hiểu: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm trời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc năm châu,… - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nuớc Việt Nam mới. 3/ Học thuộc lòng đoạn thư: “Sau 80 năm giời của các em”. II/ đô dùng day-hoc - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng . III/ các hoat dạy-hoc chủ yếu 1/ Mở đầu: GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ tập đọc ở lớp 5, việc chuẩn bị cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập cho HS. 2/ Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Giới thiệu Thư gửi các học sinh: Là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến. Thư nói về trách nhiệm của HS Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hy vọng của Bác vào những chủ nhân tương lại của đất nước. 2 b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: b 1 ) Luyện đọc : - Gọi HS khá giỏi đọc một lượt toàn bài . - GV chia đoạn của lá thư: hai đoạn. + Đoạn 1 từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao? + Đoạn 2: Phần còn lại. - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp hai đoạn (2 em) - GV kết hợp khen ngợi những em đọc đúng, kết hợp sửa lỗi nếu có HS đọc sai. - HS đọc lượt hai: (3 cặp). GV cho HS đọc phần chú giải, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ. - Có thể giải nghĩa bằng cách đặt câu. GV giải nghĩa rõ hơn: Những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt nam đã lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, nhân dân. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp trong bàn. - Một HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b 2 ) Tìm hiểu bài: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? - Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày khai trường ở nước Việt nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. H: Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ đâu? - Nhờ sự hy sinh kiên cường sự mất mát lớn lao của đồng bào ta trong suốt 80 năm trời chống thực dân Pháp đô hộ. H:Theo em, Bác Hồ muốn nhắc nhở HS điều gì qua câu hỏi: “ Vậy các em nghĩ sao”? - Bác muốn nhắc nhở các em HS cần phải nhớ tới sự hy sinh xương máu của đồng bào để cho các em có ngày hôm nay. Các em phải xác định nhiệm vụ học tập của mình. Câu 2: - HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi. H: Sau Cách Mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì ? - Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước trên toàn cầu. Câu 3: HS đọc thầm và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: - HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước . 3 - HS phải cố gắng ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu. - Vài học sinh nhắc lại nội dung chính của bài. b 3 ) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : GV chọn đoạn 2 của bài. + GV đọc mẫu đoạn 2 để làm mẫu cho HS. * Chú ý: Giọng đọc cần thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào HS-những người sẽ kế tục sự nghiệp cha ông. - HS đọc diễn cảm theo cặp. - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV tập trung đánh dấu những từ ngữ cần nhấn giọng (xây dựng lại, theo kịp, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai, một phần lớn). b 4 ) Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng: - GV tổ chức cho HS đọc thuộc lòng. - HS nhẩm đọc thuộc lòng những câu văn trong SGK (từ sau 80 năm giờ nô lệ . đến nhờ công học tập của các em). - 3 HS lần lượt đọc thuộc lòng trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm. IV/ Cỉng cố dặn dò - Gọi một HS nhắc lại nội dung bài. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng những câu đã chỉ định. - GV nhận xét tiết học. ÂM NHẠC: TIẾT 1 ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC I/ Mục tiêu - HS nhớ lại và hát đúng một số bài hát đã học ở lớp 4. II/ Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Băng đĩa bài hát lớp 4. - SGK Âm nhạc 5. 2/ Học sinh: - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách). III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Phần mở đầu: - GV cần tạo không khí vui vẻ, thân thiện khi tiếp xúc với HS trong tiết Âm nhạc đầu tiên của lớp 5. - Giới thiệu nội dung và hoạt động của tiết học: Ôn tập một số bài hát. 4 2/ Phần hoạt động: Nội dung: Ôn tập một số bài hát lớp 4. Hoạt động 1: HS trả lời câu hỏi và hát . H: Em cho biết ở lớp 4 các em đã học những bài hát nào? - HS kể tên một số bài hát như: Em yêu hoà bình, Bạn ơi lắng nghe, Trên ngựa ta phi nhanh, Cò lả, Chim sáo, Bàn tay mẹ, . H: Em nào có thể hát lại một trong số các bài hát đó? - GV cho 2-3 HS hát lại các bài hát khác nhau. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát. - Tổ chức cho HS ôn bài hát Quốc ca. - Hát cácbài “Em yêu hoà bình” , “Chúc mừng”, “Thiếu nhi thế giới liên hoan” (khi hát kết hợp gỗ đệm theo nhịp hoặc phách). Hoạt động 3: - GV cho 2-3 tốp tập biểu diễn bài hát trước lớp kết hợp các động tác phụ họa (mỗi tốp hát một bài). 3/ Phần kết thúc: - Cả lớp hát lại 1 bài hát đã ôn tập. - Dặn dò HS xem trước bài học sau. - Yêu cầu các em về nhà đọc bài đọc thêm trong SGK “Bác Hồ với bài hát Kết đoàn”. - GV nhận xét tiết học. KĨ THUẬT: TIẾT 1 ĐÍNH KHUY HAI LỖ I/ mục tiêu: HS cần phải: - Biết cách đính khuy hai lỗ. - Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận. II/ Đồ dùng dạy học - Mẫu đính khuy hai lỗ. - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ trai, nhựa, gỗ, …) với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau. + 2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV). + Một mảnh vải có kích thước 20cm × 30cm. + Chỉ khâu, len hoặc sợi. + Kim khâu len và kim khâu thường. + Phấn vạch, thước (có vạch chia thành từng cm), kéo. 5 III/ Cáchoạt động dạy học chủ yếu : Giới thiệu bài : GV giới thiệu và nêu mục đích bài. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu - GV cho HS quan sát một số vật mẫu khuy hai lỗ và hình 1a SGK. - GV đặt câu hỏi định hướng: H: Quan sát hình 1a và nêu nhận xét về đặc điểm hình dạng của khuy hai lỗ ? - GV cho HS quan sát mẫu đính khuy hai lỗ kết hợp với hình 1b SGK. + Đặt câu hỏi để HS nêu nhận xét về đường chỉ, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm. + Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo, vỏ gối… H: Nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo. * GV tóm tắt: + Khuy (hay còn gọi là cúc hoặc nút) được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như: nhựa, trai, gỗ,….với nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải (dưới khuy). Trên hai nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết. Khuy được cài qua khuyết để gài hai nẹp của sản phẩm vào nhau. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật - GV yêu cầu HS đọc lướt nội dung mục II (SGK). H: Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy? (Vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy vào các điểm vạch dấu). -Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK và quan sát hình 2 SGK. H: Nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ? - Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1-GV quan sát uốn nắn và hướng dẫn lại một lượt các thao tác. GV đặt câu hỏi để HS nêu cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a và hình 3. GV sử dụng khuy có kích thước lớn hơn, hướng dẫn cách chuẩn bị đính khuy. - GV hướng dẫn kĩ cách đặt khuy vào điểm vạch dấu. - Yêu cầu HS đọc mục 2b và quan sát hình 4 SGK để nêu cách đính khuy. - GV dùng khuy to và kim khâu len để hướng dẫn cách đính khuy theo hình 4 SGK. - GV hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất, các lần còn lại nên gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác. * Quấn chỉ quanh khuy: - Hướng dẫn HS quan sát hình 5, hình 6 SGK. Đặt câu hỏi để HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy. - GV vừa thực hiện cho HS theo dõi. Gọi một em thực hiện lại thao tác trước lớp. H: Em hãy cho biết quấn chỉ quanh khuy có tác dụng gì? (Làm cho khuy chắc hơn). 6 * Lưu ý: GV hướng dẫn HS cách lên kim nhưng không qua lỗ khuy và quấn chỉ quanh khuy chặt vừa phải để vải không bị dúm. * Kết thúc đính khuy: - GV có thể gợi ý HS nhớ lại cách kết thúc đường khâu đã học ở lớp 4, sau đó yêu cầu HS lên bảng thực hiện thao tác. - Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy. - GV gọi 1-2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ. - Tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp,vạch dấu các điểm đính khuy. * Ghi nhớ : Gọi vài HS nêu ghi nhớ (SGK) III/ Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở HS chuẩn bị tốt để tiết sau học tiếp. Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2006 THỂ DỤC: Tiết 1 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH-TỔ CHỨC LỚP ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ-TRÒ CHƠI “KẾT BẠN” I/ Mục tiêu - Giới thiệu chương trình thể dục lớp 5. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bàn của chương trình và có thái độ học tập đúng. - Một số qui định về nội qui, yêu cầu tập luyện. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản để thực hiện trong các bài thể dục. - Biên chế tổ chọn cán sự bộ môn. - Ôn đội hình đội ngũ: Cách chào báo cáo khi bắt đầu kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to, rõ, đủ nội dung. - Trò chơi kết bạn. Yêu cầu HS nắm được cách chơi, nội quy chơi hứng thú trong khi chơi. II/ Địa điểm phương tiện - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: 1 còi. III/ Nội dung phương pháp lên lớp 1/ Phần mở đầu : 6-10 phút - Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học. - Đứng vỗ tay hát. 2/ Phần cơ bản : 18-22 phút a) Giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 5: 2-3 phút - Nhắc nhở HS tinh thần học tập và tính kỷ luật. b) Phổ biến nội quy yêu cầu tập luyện: 1-2 phút. 7 - Quần áo gọn gàng, không được đi dép lê, phải đi dày hoặc dép có quai sau. Khi nghỉ tập phải xin phép thầy cô giáo. - Trong giờ học muốn ra phải được GV cho phép. c) Biên chế tổ tập luyện: 1-2 phút. Chia tổ đồng đều nam có nữ có. Tổ trưởng phải có sức khoẻ, nhanh nhẹn thông minh. d) Chọn cán sự thể dục lớp: 1-2 phút. Do cả lớp quyết định e) Ôn đội hình đội ngũ: 5-6 phút. - Cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học. Cách xin phép ra vào lớp. - GV làm mẫu sau đó lớp cùng tập. g) Trò chơi “Kết bạn”: 4-5 phút. GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi. 3/ Phần kết thúc: 4-6 phút. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà. LỊCH SỬ: TIẾT 1 BÀI 1: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH I/ Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết: - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì. - Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược. II/ Đồ dùng dạy học : - Hình trong SGK phóng to (nếu có thể). - Bản đồ Hành chính Việt Nam. - Phiếu học tập của HS. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu * Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) - GV giới thiệu bài và kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. + Sáng 1/9/1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây, quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. + Năm sau, thực dân Pháp phải chuyển hướng, đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kỳ khắp nơi đứng lên chống Pháp xâm lược, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định. - GV giao nhiệm vụ học tập cho HS: 8 + Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ? + Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? + Trương Định đã làm gì để đáp lại niềm tin yêu của nhân dân? * Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) - Có thể yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập, chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm giải quyết một ý. * Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp). - GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của mình. * Hoạt động 4 (Làm việc cả lớp) - GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được theo 3 ý đã nêu; sau đó đặt vấn đề thảo luận chung cả lớp: H: - Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp? - Em biết gì thêm về Trương Định? - Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định? IV/ Củng cố dặn dò Lưu ý: Phần in nghiêng trong sơ đồ là để HS điền. - GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động, tham gia xây dựng bài. - Về nhà học thuộc bài và sưu tầm các câu chuyện về TOÁN: TIẾT 2 ÔN TẬP: CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ I/ Mục tiêu Giúp HS: - Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số. - Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Bài mới a) Giới thiệu bài Trong tiết học này các em sẽ cùng nhớ lại tính chất cơ bản của phân số, sau đó áp dụng tính chất này để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số. b) Hướng dẫn ôn tập b 1 / Tính chất cơ bản của phân số Ví dụ 1: GV ghi ví dụ sau lên bảng, yêu cầu HS viết số thích hợp vào vào bảng con. 9 GV nhận xét. H: Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì? - Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho. - GV ghi ví dụ 2 lên bảng - GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vào bảng con. - GV nhận xét. H: Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được gì? (Nếu chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng một phân số đã cho). - 1 HS đọc lại toàn bộ tính chất cơ bản của phân số. b 2 / Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số * Rút gọn phân số. H: Rút gọn phân số để làm gì? - Rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé hơn và bằng phân số đã cho. GV: Phải rút gọn phân số cho đến khi không rút gọn được nữa (là phân số tối giản). - GV: Có nhiều cách để rút gọn phân số nhưng cách nhanh nhất là ta chia cả tử số và mẫu số cho cùng một số lớn nhất. - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1: Rút gọn phân số. - 1 HS lên bảng làm. HS dưới lớp chia làm 2 đội làm bài vào bảng con. * Qui đồng mẫu số các phân số Ví dụ 1: Qui đồng mẫu số của 5 2 và 7 4 . - GV gọi 1 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm vào bảng con. Giải: Mẫu số chung là: 5 × 7 = 35. Ví dụ 2: Qui đồng mẫu số của 5 3 và 10 9 . - 1 HS lên bảng làm bài. HS lớp làm vào bảng con. - GV nhận xét và nêu cách giải và kết quả: - HS làm bài tập 2: - 3 HS lên bảng làm. HS lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét bài. Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài 3. - HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm. GV hỏi: Vì sao em biết các phân số đó bằng nhau? III/ Củng cố dặn dò - GV củng cố bài học. 10 [...]... Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận * Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5 * Cách tiến hành: 1 Yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang 3-4 và thảo luận cả lớp theo câu hỏi sau: - Tranh vẽ gì? - Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên? - HS lớp 5 có khác gì so với HS lớp khác? - Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? 2 HS thảo... đường công tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1 954 khi tài năng đang nở rộ Năm 19 96, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật Hoạt động 2: Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ - GV yêu cầu HS quan sát bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” và thảo luận theo nội dung sau: + Hình ảnh chính của bức tranh là gì? (Thiếu nữ mặc áo dài trắng) 17 + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? (Hình... Ngọc Vân - Học sinh: + SGK + Một số tranh của học sĩ Tô Ngọc Vân (nếu có) III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Giới thiệu bài: - GV giới thiệu một vài bức tranh đã chuẩn bị và yêu cầu HS khi xem tranh cần lưu ý: Tên tranh, tên tác giả, các hình ảnh trong tranh, màu sắc, chất liệu của bức tranh - GV cho một vài HS nêu cảm nhận của mình về các bức tranh Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô ngọc... mà tên tuổi đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam; anh Lí Tự Trọng Anh Trọng tham gia cách mạng khi mới 13 tuổi Để bảo vệ đồng chí của mình, anh đã dám bắn chết một tên mật thám Pháp Anh hy sinh khi mới 17 tuổi 2/ GV kể chuyện: (2-3 lần) - Giọng kể chậm ở đoạn 1 và phần đầu đoạn 2 Chú ý chuyển đổi giọng cho phù hợp từng tình tiết câu chuyện - GV kể lần 1 - GV viết lên bảng các nhân vật trong truyện (Lí... vào từng tranh minh họa phóng to trên bảng (hoặc yêu cầu HS nghe và nhìn tranh minh hoạ SGK) - GV hỏi để giúp nhớ lại nội dung câu chuyện: + Câu chuyện có những nhân vật nào? 19 + Anh Lí Tự Trọng được cử đi học nước ngoài khi nào? + Về nước anh làm nhiệm vụ gì? + Hành động dũng cảm nào của anh Trọng làm em nhớ nhất? 3/ Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa của chuyện: a) Bài tập1: - 1 HS đọc yêu... đồng thời quan sát tranh minh hoạ SGK * Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn văn (2-3 lượt) - GV sửa chữa những từ ngữ đọc sai (nếu có) - Sau lượt đọc đầu đến lượt hai GV cho HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài - Giải nghĩa thêm từ: hợp tác xã: cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể - HS luyện đọc theo cặp - 1- 2 HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài văn b2) Tìm hiểu bài: Câu 1 (trang 11 SGK) -... cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam Ông tốt nghiệp khoá II (19 26 -19 31) Trường mĩ thuật Đông Dương, sau đó trở thành giảng viên của trường Những năm 19 39 -19 44 là giai đoạn sung sức nhất của ông với chất liệu chủ đạo là sơn dầu Những tác phẩm nổi bật giai đoạn này là: Thiếu nữ bên hoa huệ (19 43); Thiếu nữ bên hoa sen (19 44); Hai thiếu nữ và em bé (19 44) … - Sau cách mạng tháng 8, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đảm nhiệm... sung và đưa ra kết luận * Kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5, lớp 5lớp lớn nhất của trường.Vì vậy HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho HS khối khác noi theo và học tập Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK * Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5 *Cách tiến hành: 1 GV nêu yêu cầu bài tập 1: Theo em, học sinh lớp 5 cần phải có những hành động, việc làm nào dưới đây? a) Thực... c) Luyện tập Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài và đọc những từ in đậm trong đoạn văn, GV ghi nhanh lên bảng - Yêu cầu HS làm bài theo cặp 15 - Gọi 1 HS lên bảng làm bài - Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận cùng làm bài Kết quả bài tập như sau: Nhóm 1: nước nhà - non sông Nhóm 2: hoàn cầu - năm châu H:Vì sao em xếp nuớc nhà-non sông vào 1 nhóm? + Vì các... chiếm diện tích lớn hơn trong bức tranh) + Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa? ( Bình hoa đặt trên bàn) + Mùa sắc của bức tranh như thế nào? (Màu chủ đạo là trắng, xanh, hồng) + Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? (Sơn dầu) + Em có thích bức tranh này không? - Yêu cầu HS đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận - GV nhận xét hệ thống lại nội dung chính * Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” là một . các thương dưới dạng phân số: 3 : 5; 75 : 10 0; 9 : 17 - HS lớp làm bảng con, 1 em lên bảng làm theo lời đọc đề của GV: 1 Bài 3: Viết các số tự nhiên sau. lượt viết: 1: 3; 4 : 10 ; 9 : 2; …. dưới dạng phân số. Chẳng hạn: 1 : 3 = 3 1 ( có thể cho HS lên bảng viết, lớp theo dõi). GV giúp HS tự nêu : 1 chia cho

Ngày đăng: 20/09/2013, 20:10

Xem thêm: Giao an lop 5 tuan 1

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w