1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện pháp để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền

25 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 142 KB

Nội dung

Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng là thành viên của ASEAN, APEC, WTO, AFTA thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 2

PHẦN 2: NỘI DUNG 4

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN 4

1 Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách 4

quan 4

2 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 5

II THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM 8

1 Sự chuyển biến về nhân thức đối với cạnh tranh 8

2 Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam 9

III CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN 12

a) Nguyên nhân của những tồn tại trong cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam: 12

b) Biện pháp duy trì cạnh tranh, kiểm soát độc quyền: 12

PHẦN 3 KẾT LUẬN 17

Danh mục những tài liệu tham khảo: 18

Trang 2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường Khi

thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị trường trong đó có qui luật cạnh tranh Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu

to lớn trong quá trình phát triển kinh tế Nhưng bên cạnh những thành tựu đó nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn Một trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém

Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng ( là thành viên của ASEAN, APEC, WTO, AFTA) thì nước ta cần có một nền kinh tế

với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt

được mục đích trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Muốn như

vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp Đặc biệt cần phải

nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư

Trang 3

nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh Chúng ta cần có một chính

sách cạnh tranh đúng đắn

Với mục tiêu như vậy thật không dễ dàng cho Việt Nam, khi mà nền

kinh tế hiện nay không có gì làm đảm bảo, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, còn trì trệ, tình trạng tham nhũng và thất thoát vốn nhà nước tăng cao Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế khi mà nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước,

ngành nghề kinh doanh, chế độ tín dụng

Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường,

nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế

nhưng nó không phải là vấn đề quan trọng Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt qui luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng qui luật này

và một số thành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện,

xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định… những lợi ích ấy chưa phải

là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định hướng cho chính sách phát triển kinh tế

Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc

Trang 4

một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành mạnh đem lại Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinh tế

Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có

hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của

nước ta Chính vì vậy, em đã chọn dề tài: Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay và những biện pháp để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền cho tiểu luận môn học.

Trang 5

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá bao

gồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất Trên thị trường các nhà sản xuất, người tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt động kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi, lưu thông hàng hoá và mối quan hệ về kinh tế giữa người với người

Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá Kinh

tế là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi và buôn bán trên thị trường Nền kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất đều được qui định bởi thị trường

Trang 6

được những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: thuê được lao động rẻ mà có kĩ thuật, mua được nguyên nhiên vật liệu rẻ, có thị trường các yếu tố đầu ra tốt Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dể chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi Sự cạnh tranh này chỉ kết thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên thất bại Tuy vậy cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường Cạnh tranh

là sự sống còn của các doanh nghiệp Muốn tồn tại được buộc các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng cách: nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh

về giá cả, cải tiến khoa học kĩ thuật… Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng làm cho xã hội phát triển nhờ kinh tế phát triển, khoa học - kĩ thuật phát triển do đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, cải tiến khoa học - kĩ thuật

Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội sẽ được chuyển từ

nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả hơn Tạo ra lợi ích xã hội cao hơn, mọi người sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn Cạnh tranh đem lại sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ Do đó tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng, cho người tiêu dùng

Trang 7

Như vậy cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi lớn hơn cho xã hội Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích luỹ về lượng để từ đó thực hiện các bước nhảu thay đổi về chất Mỗi bước nhảy thay đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển di lên, tốt đẹp hơn Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan

2 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Thứ 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh

trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau

Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnh

tranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về sản phẩm Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá trị thị trường của từng loại mặt hàng Đó là giá trị của hàng hoá được tính dựa vào điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội Nếu như doanh nghiệp nào

có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn Còn những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ

Trang 8

thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất

Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành

với nhau Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác nhau Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn Các doanh nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác Cạnh tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất

Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận

bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường Với giá trị thị

trường của hàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có hiệu quả Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ

là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng TB như nhau

Thứ hai: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách

hiệu quả nhất Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng hoá cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có

Trang 9

năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi Điều đó giúp cho việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại lợi ích cho xã hội cao hơn Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong khi hiệu quả xã hội đem lại không cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị hàng hoá tăng lên không cần thiết

Thứ ba: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trường, kích

thích thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và tăng vốn đầu tư vào sản xuất trên thị trường, khi cung một hàng nào đó lớn hơn cầu hàng hoá thì làm cho giá cả của hàng hoá giảm xuống, làm cho lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống Nếu như giá cả giảm xuống dưới mức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp đó làm ăn không có hiệu quả và bị phá sản Chỉ có những doanh nghiệp nào có chi phí sản xuất giá cả thanh toán của hàng hoá thì doanh nghiệp đó mới thu được Điều đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải giảm chi phí sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất lao động bằng cách tích cực ứng dụng đưa khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất

Thứ tư: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh

Trang 10

giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những người lao động với nhau, để có được một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp Điều đó khiến cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ tay nghề của mình Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con người ta hoàn thiện hơn, cạnh tranh đóng góp một phần trong việc hình thành nên con người mới trong xã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻ

thắng và người thua Kẻ mạnh càng ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả

Kẻ yếu thì bị phá sản Sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực Bởi vì có như vậy thì các nguồn lực của xã hội mới được chuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả Việc duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực xã hội Do đó muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội cao buộc chúng ta phải chấp nhận sự phá sản của những doanh nghiệp yếu kém Sự phá sản này không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà đó là sự huỷ diệt sáng tạo

II THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM

1 Sự chuyển biến về nhân thức đối với cạnh tranh

Sau chiến tranh đất nước thống nhất, cả nước hăng hái bắt tay vào công

Trang 11

cuộc xây dựng, kiến tạo đất nước đưa đất nước tiến thẳng lên CNXH Trong khi đó trong tay chỉ có mô hình kinh tế sau chiến tranh để lại - nền kinh tế tập trung bao cấp của cải xã hội bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh Việc áp dụng

mô hình kinh tế này trong chiến tranh đã đem lại hiệu quả cao, và được coi như mô hình ưu việt Nhưng trong thời bình, nó đã không còn phù hợp và Việt Nam đã phải trả giá cho việc áp dụng nền kinh tế này đó là: nền kinh tế suy thoái trầm trọng chi vượt thu, lạm phát cao, đồng tiền mất giá, phương tiện kĩ thuật ngày càng lạc hậu, chậm được đổi mới, năng lực sản xuất trong nước kém Trong nền kinh tế cũ - nền kinh tế tập trung bao cấp thì mọi hoạt động kinh tế của xã hội đều do Nhà nước đảm nhiệm, nhà nước bao tiêu hết quá trình sản xuất của các doanh nghiệp kể cả việc tiêu thụ sản phẩm do đó

mà nó gây ra sức ì đối với các doanh nghiệp được nhà nước bao cấp Các doanh nghiệp cứ ung dung thực hiện theo kế hoạch của nhà nước để sản xuất, không cần quan tâm đến việc phải cạnh tranh với ai Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dường như chỉ biết đến khái niệm cạnh tranh trên lí thuyết chứ chưa được thấy thực tế cạnh tranh là như thế nào Điều đó gây ra lãng phí nguồn lực xã hội, cạnh tranh không được coi trọng

Yêu cầu phát triển xây dựng đất nước buộc chúng ta phải chuyển đổi

Trang 12

nền kinh tế và nền kinh tế thị trường đã được áp dụng nhưng nó chịu sự quản

lý của Nhà nước Đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Nền kinh tế thị trường với qui luật cạnh tranh đã không còn chỗ cho sự ỉ lại, trông chờ vào trợ cấp, nó buộc các chủ thể kinh tế phải luôn luôn hoạt động để tìm lấy vị trí tồn tại trong nền kinh tế Do tính chất khắc nghiệt của cạnh tranh nên việc yêu cầu nhận thức về cạnh tranh một cách đúng đắn là điều cần thiết Cùng với quá trình đổi mới, cạnh tranh theo pháp luật đã dần dần được chấp nhận ở nước ta như một động lực đảm bảo hiệu quả, tiến bộ xã hội, nhưng chịu sự điều tiết của nhà nước

2 Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam

Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước

ta chưa nhất quán, chưa nhận thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nên chưa có quan điểm dứt khoát

về ủng hộ cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh Nhà nước chưa có những qui định cụ thể, những cơ quan chuyên trách theo dõi giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền Bên cạnh đó tư

Trang 13

tưởng chưa coi trọng khu vực kinh tế tư nhân cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường cạnh tranh Do những tồn tại đấy mà thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam còn nhiều bất cập Thể hiện:

a) Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng:

Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà

nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các doanhnghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: các ưu đãi

về vốn đầu tư, thuế, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ,… Ngoài ra các doanh nghiệp này còn tập trung trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng: điện, nước, than, dầu lửa, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải…, các doanh nghiệp tư nhân không được coi trọng Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động theo một qui chế riêng, không được ưu đãi từ nhà nước Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế, bởi về một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả, chây ì, trông chờ vào nhà nước gây ra lãng phí nguồn lực xã hội, trong khi các công ty tư nhân hoạt động năng nổ và hiệu quả hơn Ngoài ra do

những qui định không hợp lí trong hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài gây nên sự e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài sự

Trang 14

e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài

b) Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp

- Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh

tranh của các doanh nghiệp trong hội, để từ đó mà loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách ngăn cản không cho các doanh nghiệp khác tham gia hoạt động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động, tẩy chay không cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, chèn ép các doanh nghiệp phải tham gia vào hiệp hội hoặc cho phá sản Sự câu kết giữa các doanh nghiệp dẫn tới việc độc quyền chiphối một số mặt hàng trong một thời gian nhất định làm cho giá cả một số mặt hàng tăng cao Ví dụ như thuốc tân dược vừa qua ở nước ta giá đắt gấp 3 lần sovới mặt hàng cùng loại ở nước ngoài, làm thiệt hại cho người tiêu dùng, triệt tiêu động lực cạnh tranh

- Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường

Hành vi này xuất phát từ một số tổng công ty độc quyền hoặc các công ty lớn

có khả năng chi phối thị trường Các công ty này dựa vào thế mạnh của mình

mà sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ cạnh tranh, thao túng thị trường Với sức mạnh độc quyền các công ty áp đặt giá cả độc quyền, độc quyền mua thì mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán

Ngày đăng: 12/03/2020, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w