1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam tt

25 42 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 727,74 KB

Nội dung

Tuy nhiên, xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI, tập trung vào một số ít mặt hàng như điện, điện

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài Luận án

Trong những năm qua, cùng với việc hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế giới, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt Tỷ trọng hàng CNC trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh từ dưới 10% trong giai đoạn 2000-2009 lên đến trên 35% năm 2017…Nhờ đó, thị phần xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trên thế giới được tăng lên đáng kể Tuy nhiên, xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI, tập trung vào một số ít mặt hàng như điện, điện

tử, thiết bị viễn thông, xuất khẩu vào một số thị trường lớn còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, cũng như chưa thật

sự đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng CNC…

Vì vậy, phân tích thực trạng phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao là một nhiệm vụ chiến lược và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Xuất phát từ những

lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài luận án “Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam” để nghiên cứu nhằm góp phần

nâng cao chất lượng xuất khẩu hàng hóa, phát huy được năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Luận án đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu, tham gia mạnh vào chuỗi giá trị toàn cầu từ đó góp phần khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh của đất nước

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lí luận về xuất khẩu hàng công nghệ cao; đúc rút những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xuất khẩu hàng CNC của một số quốc gia trên thế giới

- Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017, đồng thời xác định được một số yếu

tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý

Trang 2

luận và thực tiễn về xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, có so sánh với một số quốc gia trong khu vực ASEAN cũng như các khu vực khác nhau trên thế giới Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập dữ liệu liên quan đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017

Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng phát triển xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đối với các sản phẩm chế tạo (manufactured products) là các sản phẩm thuộc khu vực thứ hai của nền kinh tế (khu vực thứ nhất: các sản phẩm thô; khu vực thứ 3: dịch vụ) Đây cũng là khu vực chủ yếu tạo ra các sản phẩm công nghệ cao

5 Đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu hàng CNC

Thứ hai, thông qua việc thu thập công phu số liệu trong 18 năm (giai đoạn 2000-2017) luận án là một trong những công trình có nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng CNC tại Việt Nam một cách sâu sắc và toàn diện

Thứ ba, luận án đã làm rõ được một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trong đó chỉ ra các yếu tố về quyền sở hữu trí tuệ và thể chế có ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam, đây là những yếu tố mới chưa được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam

Thứ tư, trên cơ sở phân tích thực trạng về xuất khẩu hàng CNC, luận án đã đề xuất được các giải pháp đặc thù nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu gồm 5 chương, như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đề tài

Trang 3

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu hàng công nghệ cao

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam Chương 5: Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ XUẤT KHẨU

HÀNG CÔNG NGHỆ CAO 1.1 Các nghiên cứu ngoài nước về xuất khẩu hàng công nghệ cao

Trong nhiều năm qua, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề xuất khẩu hàng công nghệ cao như Lucas (1998), Schneider (2005), Balay (2005), Srholec (2007), Ferragina và Pastore (2007), Tebaldi (2011), Kilavuz và Altaytopcu (2012), Xing (2012), Sandu và Ciocanel (2014) Các chủ đề thường được tập trung nghiên cứu bao gồm: các loại hàng hóa nào được gọi

là hàng công nghệ cao, đặc điểm của xuất khẩu hàng công nghệ cao, vai trò của xuất khẩu hàng công nghệ cao đối với nền kinh tế, quá trình phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia, trao đổi thương mại giữa các quốc gia về hàng công nghệ cao, mối quan hệ giữa R&D, đổi mới và FDI đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao, các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng công nghệ cao đối với các quốc gia

1.2 Các nghiên cứu về xuất khẩu hàng công nghệ cao tại Việt Nam

Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu khác nhau về xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu một số mặt hàng cụ thể nói riêng Đối với các nghiên cứu về xuất khẩu hàng CNC, hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam Một số nghiên cứu có đề cập đến xuất khẩu hàng CNC như: Trần Nhuận Kiên (2011), Lê Danh Vĩnh

và Hồ Trung Thanh (2012), World Bank (2015)

1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, còn ít các công trình nghiên cứu về việc phát triển

xuất khẩu hàng công nghệ cao, trong đó làm rõ xuất khẩu hàng CNC

cả về chiều rộng và chiều sâu; bên cạnh đó, gần đây chưa có nhiều các công trình nghiên cứu sử dụng số liệu mới nhất, cập nhật nhất về

Trang 4

xuất khẩu hàng CNC

Thứ hai, một trong những yếu tố chưa được nghiên cứu nhiều ở các

nghiên cứu trước đây đó là đánh giá tính cạnh tranh của hàng CNC

Thứ ba, các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC chưa

được xác định rõ ràng

Thứ tư, chưa có nhiều các nghiên cứu đánh giá về bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC

Thứ năm, yếu tố thể chế chưa được đề cập nhiều đến trong các

nghiên cứu, mặc dù đây cũng được coi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC

Thứ 6, có thể nói rằng, chưa có nhiều các công trình nghiên

cứu cụ thể, toàn diện về phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU

HÀNG CÔNG NGHỆ CAO 2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng công nghệ cao

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận án

a Khái niệm về xuất khẩu: Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ra khỏi lãnh thổ một quốc gia và bao gồm các quan

hệ mua bán có tổ chức cả bên trong và bên ngoài lãnh thổ nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyến dịch cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân

b Khái niệm về công nghệ cao: Có thể hiểu công nghệ cao là: công nghệ được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; tạo ra các sản phẩm có tính năng vượt trội, chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới; tác động mạnh đến sự phát triển nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế,

xã hội, quốc phòng và an ninh; đòi hỏi chi phí lớn và nhân lực trình

độ cao cho nghiên cứu và phát triển

c Hàng công nghệ cao: Hàng công nghệ cao là sản phẩm mới,

có chất lượng và tính năng vượt trội, hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng cao, được sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ cao

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu

a Đối với nền kinh tế

Xuất khẩu là hoạt động nhằm khai thác những lợi thế của quốc gia

Trang 5

Xuất khẩu có tác động mạnh tới cơ cấu kinh tế của toàn nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế cũng cũng như có tác động tới

cơ cấu ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế tương đối

và tuyệt đối của đất nước

Xuất khẩu góp phần quan trọng nhằm thúc đẩy các ngành liên quan phát triển

Một vai trò quan trọng nữa của xuất khẩu là làm tăng dự trữ ngoại tệ

Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm, nâng cao mức sống của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo

Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất

Xuất khẩu giúp mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ đối ngoại giữa nước ta với các nước trên thế giới

b Đối với các doanh nghiệp

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế ra đời sớm nhất và

có chi phí cũng như rủi ro thấp nhất Xuất khẩu là hoạt động đơn giản nhất trong hoạt động kinh doanh quốc tế Do đó các giao dịch và chi phí rủi ro khi có sự biến động về môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội…sẽ thấp nhất so với các hoạt động khác

2.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng công nghệ cao

Thứ nhất, xuất khẩu hàng công nghệ cao có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của một quốc gia

Thứ hai, xuất khẩu hàng CNC thúc đẩy quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế

Thứ ba, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cao cho lao động phổ thông và lao động trí thức tại các doanh nghiệp sản xuất hàng CNC Thứ tư, xuất khẩu hàng CNC góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường quốc tế

Thứ năm, xuất khẩu hàng CNC góp phần cải tiến cơ chế quản

lý, chính sách kinh tế của nhà nước cho phù hợp với luật pháp và các thông lệ quốc tế

2.1.4 Các loại sản phẩm công nghệ cao

Hàng CNC được nêu ở trên bao gồm có 18 sản phẩm bao gồm các sản phẩm điện, điện tử, viễn thông, dụng cụ y tế, máy ảnh

Trang 6

2.1.5 Một số lý thuyết về xuất khẩu hàng hoá

Có thể thấy rằng thương mại quốc tế được hình hành từ việc khai thác các lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh và môi trường kinh doanh của các quốc gia, từ đó dẫn đến các hoạt động trao đổi hàng hóa nhằm phát huy những lợi thế có được của mỗi quốc gia

2.1.6 Đặc điểm của xuất khẩu hàng công nghệ cao

Xuất phát từ bản chất của hàng công nghệ cao, xuất khẩu hàng CNC có những đặc điểm chủ yếu như sau:

- Xuất khẩu hàng CNC thường được bắt nguồn từ quá trình tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển

- Xuất khẩu hàng CNC tập trung chủ yếu ở một số quốc gia bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển

- Các nước đang phát triển đang đuổi kịp các nước phát triển trong xuất khẩu hàng CNC

- Lợi thế so sánh hàng CNC của các nước đang phát triển tăng tương đối nhanh trong thời gian vừa qua

- Xuất khẩu hàng CNC ở các nước đang phát triển có vai trò rất lớn của các tập đoàn đa quốc gia thông qua FDI

2.1.7 Nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng CNC

2.1.7.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Trong nội dung này, luận án cũng nghiên cứu về cán cân thương mại đối với hàng CNC, tức Việt Nam xuất siêu hay nhập siêu hàng CNC

2.1.7.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu

Mục tiêu của việc mở rộng quan hệ xuất khẩu hàng CNC là nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng

2.1.7.3 Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng CNC cũng có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự thay đổi ngành sản xuất hàng CNC

2.1.7.4 Tính cạnh tranh trong xuất khẩu hàng công nghệ cao

Để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao, tăng cường quy mô thì nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng

2.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao

* Quy mô nền kinh tế của nước xuất khẩu

* Quy mô nền kinh tế của nước nhập khẩu

Trang 7

* Nguồn lực hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ

* Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D)

* Lạm phát

* Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu

* Chính sách khuyến khích/quản lý xuất khẩu

* Khoảng cách giữa hai quốc gia

* Độ mở của nền kinh tế của nước xuất khẩu

* Các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực

* Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.2 Cơ sở thực tiễn về xuất khẩu hàng công nghệ cao

2.2.1 Kinh nghiệm xuất khẩu hàng công nghệ cao của một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

2.2.1.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

2.2.2 Một số bài học kinh nghiệm đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao đối với Việt Nam

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Câu hỏi nghiên cứu

1 Nghiên cứu về xuất khẩu hàng công nghệ cao có những nội dung chính nào?

2 Thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? Cụ thể: xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017 có những đặc điểm gì nổi bật, được phát triển ra sao? Những hạn chế chính trong xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong thời gian qua là gì?

3 Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam?

4 Để thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, cần phải có những giải pháp trọng tâm nào?

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

3.2.1.1 Phương pháp tiếp cận

a Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong

đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài có tác động đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Trang 8

b Tiếp cận liên ngành: Từ những hạn chế và yếu kém trong sự liên

kết giữa các ngành nhằm đề xuất giải pháp khắc phục trong tương lai

c Tiếp cận điển hình (nghiên cứu trực tiếp một số sản phẩm cụ thể)

Với nội dung nghiên cứu tập trung vào một số mặt hàng công nghệ cao chính của Việt Nam, nên cách tiếp cận tương ứng của luận án là tiếp cận điển hình (cụ thể bằng một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao)

3.2.1.2 Khung phân tích

a Khung phân tích của luận án

b Khung phân tích mô hình nghiên cứu

Từ sơ đồ 3.1 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại quốc tế được tổng hợp bởi 3 nhóm nhân tố chính là nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung, nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cầu và nhóm các nhân tố hấp dẫn/cản trở Các yếu tố ảnh hưởng đến cung là những yếu tố đại diện cho năng lực sản xuất của nước xuất khẩu như GDP và dân số

Trang 9

Sơ đồ 3.1: Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế

Nguồn: Đào Ngọc Tiến (2009)

Từ việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, dựa vào mô hình nghiên cứu trước đây kết hợp với phân tích lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao và những điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, luận án xây dựng khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam được thể hiện chi tiết ở sơ đồ 3.2 sau đây:

Sơ đồ 3.2 Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

: Tác động trực tiếp

: Tác động gián tiếp

Trang 10

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Luận án tiến hành thu thập số liệu thứ cấp để có được những đánh giá về thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Liên hợp Quốc…

3.2.3 Phương pháp tổng hợp số liệu:

3.2.3.1 Bảng, đồ thị thống kê

3.2.3.2 Phương pháp phân tổ thống kê

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

3.2.4.2 Phương pháp thống kê so sánh

3.2.4.3 Mô hình trọng lực mở rộng (augmented gravity model) 3.2.4.4 Phương pháp phân tích thị phần không đổi

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá được thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, luận án sử dụng một số chỉ tiêu nghiên cứu chính sau: Chỉ tiêu phản ánh thị phần hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu Chỉ số lợi thế so sánh (Revealed Comparative Advantage (RCA) index)

Chỉ số định hướng khu vực (Regional Orientation Index -ROI) Chỉ số tập trung thương mại (Trade Intensity Index - TII)

Chương 4 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHỆ CAO

CỦA VIỆT NAM 4.1 Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

4.1.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc

tế ngày càng được mở rộng và phát triển Đến nay, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư với 224 thị trường tại tất cả các châu lục

4.1.2 Quy mô và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa

Trang 11

-20000 -15000 -10000 -5000 0 5000

Xuất khẩu (tr US$) Nhập khẩu (tr US$) Cán cân TM (Trục phải)

Đồ thị 4.1 Thương mại hàng hóa của Việt Nam

giai đoạn 1990-2017

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Hải quan và tính toán của tác giả, 2018

4.1.3 Thị trường xuất khẩu hàng hóa

-Mỹ La tinh

và Caribe Trung Á và Bắc Phi Bắc Mỹ Nam Á Châu Phi

Hạ Sahara

Đồ thị 4.2 Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các khu vực

trên thế giới giai đoạn 2000-2017

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2019

Trang 12

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa, phát huy lợi thế so sánh nên Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục trên thế giới Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đông Á và Thái Bình Dương đạt trên 100 tỷ USD năm 2017, chiếm gần 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Tiếp đến là các nước thuộc khối Bắc Mỹ với tỷ trọng 21% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 Như vậy có thể nói, thị trường xuất khẩu của Việt Nam có sự phân hóa rõ ràng giữa các thị trường do tác động bởi yếu tố khoảng cách địa lý, sức mua của đối tác

Bảng 4.4 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo tiêu chuẩn ngoại thương SITC giai đoạn 2000-2017

Ngày đăng: 11/03/2020, 05:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w