1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án Tài chính tín dụng- phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa

36 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 481,5 KB

Nội dung

Đồ án Tài chính tín dụng- phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU



Đất nước ta đang trong quá trình phát triển theo mô hình kinh tế thị trường cóđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy việc phân tích tài chính và quản lý tài chínhdoanh nghiệp cũng phải được thay đổi cho phù hợp với xu hướng phát triển đó Hơnnữa nền kinh tế thị trường chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh,quy luật cung cầu Và đặc biệt nước ta đã và sẽ hội nhập chủ động hiệu quả vào khuvực AFTA/ASEAN, mức độ mở cửa hàng hoá dịch vụ tài chính đầu tư sẽ đạt và ngangbằng với các nước trong khối ASEAN từng bước tạo điều kiện nặng về kinh tế, vềpháp lý để hội nhập sâu hơn về kinh tế khu vực và thế giới Do đó vấn đề phân tích vàquản lý tài chính doanh nghiệp là một khâu trọng tâm của quản lý doanh nghiệp.

Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho cácdoanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính,kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác địnhđược một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tốthông tin có thể đánh giá tiềm năng , hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro vàtriển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra nhữnggiải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tácquản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các bước tài chính là tài liệu chủ yếu để phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn, tài sảncác chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Tuy nhiên những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đầyđủ vì nó không giải thích được cho người quan tâm biết được rõ về thực trạng hoạtđộng tài chính những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp Phântích tình hình tài chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sựphát triển của doanh nghiệp kết hợp với kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trườngvà tài liệu tham khảo thực tế cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của cô HuỳnhBá Thúy Diệu, nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài này với nội dung “Phân tích tìnhhình tài chính của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa” Đề tài gồm 3 phần:

Phần I: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính.

Phần II: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần điện tử Biên Hòa từ2007-2009.

Phần III: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty.

Do kiến thức thực tế và hiểu biết còn hạn chế, nhóm 21 mong sự góp ý của thầycô và các bạn để nhóm có thể có cách nhìn sâu sắc hơn, thực tế hơn giúp cho nhómtiếp nhận kiến thức của chuyên nghành mình thuận lợi và áp dụng tốt công việc saunày.

Nhóm 21 xin chân thành cảm ơn đến giảng viên Huỳnh Bá Thúy Diệu đã trựctiếp hướng dẫn nhóm hoàn thành đồ án này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 2

1.1 Khái niệm, hệ thống, chức năng và vai trò của tài chính 1

1.1.1 Khái niệm về tài chính 1

1.1.4 Vai trò của tài chính 3

1.2 Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu về phân tích tài chính 3

1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính 3

1.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính 4

1.2.3 Mục tiêu của phân tích tài chính 5

1.3 Phương pháp phân tích tài chính 5

1.3.1 Thông tin trên báo cáo tài chính 5

1.3.1.1 Bảng cân đối kế toán 6

1.3.1.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh 7

1.3.1.3 Phân tích biến động các dòng tiền tệ qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ .7

1.3.2.5 Thông số giá trị thị trường 11

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BIÊN HÒA 2007-2009 13

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp 13

2.1.1 Giới thiệu về công ty 13

2.1.2 Tình hình tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công tyqua 3 năm 2007-2009 16

2.1.2.1 Quy mô hoạt động của công ty 16

2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 18

2.2 Phân tích tài chính từ 2007-2009 của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa 19

2.2.1 Khả năng thanh toán 22

2.2.2 Thông số nợ 23

2.2.3 Thông số hoạt động 24

2.2.4 Khả năng sinh lợi 25

2.2.4.1.Khả năng sinh lợi trên doanh số 25

2.2.4.2.Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư 26

PHẦN III BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 27

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 4

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm, hệ thống, chức năng và vai trò của tài chính

1.1.1 Khái niệm về tài chính

Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hộidưới hình thức giá trị.Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹtiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điềukiện nhất định Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về tài chính.

Định nghĩa 1: Dựa vào quan điểm P.J.Drake, tài chính đơn thuần phản ánh hoạtđộng thu chi tiền tệ của chính phủ, đó là theo nghĩa hẹp Còn theo nghĩa rộng hơn thìtài chính phản ánh các khoản vay và cho vay ảnh hưởng đến mức cung tiền.

Định nghĩa 2: Theo từ điển kinh tế học hiện đại, tài chính hiển thị vốn dướidạng tiền tệ, nghĩa là ở các khoản có thể vay mượn hay đóng góp vốn thông qua thịtrường tài chính hay các định chế tài chính Nói cách khác, tài chính phản ánh hoạtđộng mà các cá nhân, công ty và tổ chức tạo lập tiền tệ và sử dụng nguồn tiền tệ đểđáp ứng những nhu cầu phát triển khác nhau.

Khi xã hội có sự phân công về lao động, có sự chiếm hữu khác nhau về tư liệusản xuất và sản phẩm lao động, nền sản xuất hàng hóa ra đời và tiền tệ xuất hiện Cácquỹ tiền tệ được tạo lập và được sử dụng bởi các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay cánhân nhằm mục đích tiêu dùng và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Các quan hệ kinhtế đó đã làm nảy sinh phạm trù tài chính.

Cùng với quá trình phát triển của xã hội, khi Nhà nước ra đời đã thúc đẩy sựphát triển của hoạt động tài chính Nhà nước, với chức năng, quyền lực và để duy trìhoạt động của mình đã tạo lập quỹ ngân sách nhà nước thông qua quá trình phân phốitổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, hình thành lĩnh vực tài chính nhà nước,thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, thúc đẩy và mở rộng phạm vi hoạtđộng của tài chính.

– Các mối quan hệ tài chính

 Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các với các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư

 Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian (như ngân hàng, quỹ tiềntệ) với các cơ quan, tổ chức kinh tế phi tài chính, dân cư

 Quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư với nhau

 Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia

1.1.2 Hệ thống tài chính

– Hệ thống tài chính bao gồm;

 Ngân sách Nhà nước

 Tài chính doanh nghiệp

 Tài chính hộ gia đình, cá nhân

 Tài chính của các tổ chức không vì lợi nhuận

 Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian

Trang 5

 Hoạt động bảo hiểm

– Các thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự pháttriển của tài chính.

1.1.3 Chức năng của tài chính

Chứa năng của tài chính là sự cụ thể hóa bản chất của tài chính, nó mở ra nộidung của tài chính và vạch rõ tác dụng xã hội của tài chính Chức năng của tài chính làchức năng bên trong, biểu lộ tác dụng xã hội của nó và tác dụng đó chỉ có thể có đượcvới sự tham gia nhất thiết của con người Tài chính vốn có hai chức năng cơ bản, chứcnăng phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới dạng hình thái tiền tệ và chức năng giámđốc bằng tiền đối với toàn bộ hoạt động kinh tế xa hội(gọi tắc là chức năng giám đốc).

1.1.3.2 Chức năng phân phối

Chức năng phân phối của tài chính là một khả năng khách quan của phạm trùtài chính Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việcphân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị Khi đó, tài chính được sử dụng với tưcách một công cụ phân phối.

– Khái niệm

Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ đó, các nguồn tài lựcđại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau, đểsử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những lợi ích khácnhau của đời sống xã hội.

Phân phối tài chính phải xác định quy mô, tỉ trọng của đầu tư trong tổng sảnphẩm quốc dân phù hợp với khả năng và sự tăng trưởng kinh tế ở mỗi thời kì nhấtđịnh.

Phân phối tài chính phải bảo đảm giải quyết thỏa đáng giữa tiêu dùng, tiết kiệmvà đầu tư.

Phân phối phải giải quyết thỏa đáng các quan hệ về lợi ích kinh tế của nhữngchủ thể tham gia phân phối.

Phân phối phải giải quyết thỏa đáng các quan hệ cân đối trong nền kinh tế quốcdân cũng như trong từng khâu riêng biệt.

Phân phối phải bảo đảm tạo lập và chu chuyển nguồn vốn, bảo đảm quá trìnhtái sản xuất xã hội bình thường.

– Đặc điểm của phân phối tài chính:

 Phân phối của tài chính luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹtiền tệ nhất định.

Trang 6

 Phân phối của tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị,không kèm theo với sự thay đổi hình thái giá trị.

 Phân phối tài chính bao hàm cả quá trình phân phối lần đầu và quá trìnhphân phối lại

Phân phối lần đầu sản phẩm xã hội là quá trình phân phối chỉ diễn ra ở lĩnh vựcsản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất hay thực hiệncác dịch vụ Chủ thể phân phối: doanh nghiệp, người lao động, nhà nước, ngân hàng, Kết quả phân phối: Hình thành nên các phần thu nhập của các chủ thể phân phối.

Phân phối lại là quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản đãhình thành qua phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội để đáp ứng nhiều nhu cầukhác nhau, thỏa mãn nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội.

1.1.4 Vai trò của tài chính

Tài chính- công cụ phân phối tổng sản phẩm quốc dân: kinh tế thị trường là mộtnên kinh tế mà trước hết mọi sản phẩm của sản xuất đều mang tính chất hang hóa vớiđúng nghĩa của nó Tức là một nền kinh tế mà mọi sản phẩm sản xuất ra đều được tiêuthụ trên thị trường với giá cả được xác định chủ yếu theo quy luật giá trị và quy luậtcung cầu Nền kinh tế đó không chấp nhận kiểu phân phối theo mệnh lệnh hành chínhvới giá cả ép buộc không phản ánh đúng giá trị của hàng hóa, mà trong cơ chế kếhoạch hóa tập trung đã áp dụng trong nền kinh tế đó nước ta đã thực hiện một chínhsách phân phối như vậy, do đó đã không sử dụng hiệu quả tiềm năng của đất nước, nềnkinh tế bị trì trệ trong thời gian dài Công cụ tài chính đã làm sôi động nên kinh tếtrong các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hướng các nguồn tài chính vàonhững điểm xung yếu nhất cần thiết nhất và có hiệu quả nhât để phát triển kinh tế xãhôi.

Tài chính- công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nên kinh tế: Vai trò quản lý điềutiết vĩ mô nên kinh tế xã hội được thể hiện trong việc định hướng, khuyến khích,hướng dẫn và điều tiết các quan hệ kinh tế phát triển theo đường lối, chính sách, luậtpháp của nhà nước, theo hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân.

1.2 Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu về phân tích tài chính

1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính

Phân tích tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệpđể phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Mục đích của phân tíchtài chính là nhằm nhận định trạng thái tài chính của doanh nghiệp và làm cơ sở để racác quyết định đầu tư và tài trợ nhằm nâng cao giá trị tài sản của doanh nghệp.

Thực hiện phân tích tài chính của công ty có thể do các nguyên nhân sau:– Bản thân doanh nghiệp.

Trang 7

– Các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các nhà cung cấp vốn nhưngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, nhà cung cấp… và các nhàđầu tư như công ty chứng khoán, nhà đầu tư tổ chức hay nhà đầu tư cá nhân…

Các báo cáo tài chính thường được sử dụng gồm: bảng tổng kết tài sản ( bảngcân đối kế toán), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( báo cáo thu nhập), báo cáonguồn sử dụng ngân quỹ ( luân chuyển tiền tệ), báo cáo lợi nhuận để lại…

1.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính

Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phântích và giải thích các báo cáo tài chính Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏiphải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc raquyết định Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu củaphân tích báo cáo tài chính Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, mộtnhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đang đượcphân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc raquyết định hợp lý Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từchối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quytrình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chấtlượng Loại hình quyết định đang được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm viphân tích, nhưng mục tiêu ra quyết định là không thay đổi Chẳng hạn, cả những ngườimua bán cổ phần lẫn nhà cho vay ngân hàng đều phân tích các báo cáo tài chính và coiđó như là một công việc hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị chú ý chínhtrong những phân tích của họ sẽ khác nhau Nhà cho vay ngân hàng có thể quan tâmnhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt trong thời kỳ ngắn hạn và giá trịlý giải của các tài sản có tính cơ động Còn các nhà đầu tư cổ phần tiềm năng quan tâmhơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp,sự định hướng vào việc ra quyết định của công tác phân tích là đặc trưng chung.

Thông thường, báo cáo tài chính được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.Người cho vay muốn biết liệu doanh nghiệp đang tìm ngân quỹ có khả năng hoàn vốnlại không Các nhà đầu tư quan tâm đến khả năng ổn định tài chính và phát sinh lợinhuận cũng như thu nhập của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm như thế nào trongtương lai Những nhân viên có năng lực sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá tìnhhình tài chính hoặc hoạt động kinh doanh hiện tại của một công ty trước khi họ ký kếthợp đồng lao động với công ty đó Các cơ quan ban hành định chế cần các báo cáo tàichính để đánh giá hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc ngành côngnghiệp đó.

Những thông số này giúp mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp,năng suất hoạt động, khả năng sinh lợi tương ứng, cũng như nhận thức của các nhà đầutư được thể hiện thông qua hành vi của họ trên thị trường tài chính Nó cũng giúpchuyên viên phân tích hoặc những người ra quyết định có khái niệm chung về nguồngốc của một doanh nghiệp, hiện trạng và tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệpđó Trong hầu hết trường hợp, các thông số thường không nói lên đầy đủ bản chất củamột doanh nghiệp, nhưng chúng có thể là sự khởi đầu

Trang 8

1.2.3 Mục tiêu của phân tích tài chính

Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính,đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh.

– Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để"hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụphân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trongbáo cáo Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm đểmiêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu.

– Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc raquyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dựđoán tương lai Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính haytất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai Do đó, người ta sử dụng cáccông cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căncứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chínhtrong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cốkinh tế trong tương lai.

Trong nhiều trường hợp người ta nhận thấy rằng, phần lớn công việc phân tíchbáo cáo tài chính bao gồm việc xem xét cẩn thận, tỷ mỉ các báo cáo tài chính, thậm chícả việc đọc kỹ lưỡng hơn đối với các chú thích và việc sắp xếp lại hoặc trình bày lạicác số liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu của người phân tích Khi đó, người ta có thể hỏitại sao không thể chấp nhận các báo cáo tài chính đã chuẩn bị theo các mệnh giá, nóicách khác là tại sao lại “can thiệp vào các con số” ngay từ đầu? Câu trả lời hiển nhiênlà, hầu như luôn luôn phải có can thiệp đôi chút để “hiểu rõ các con số” Nhìn chung,đòi hỏi phải có sự phân tích nào đó với tư cách là bước đầu tiên đối với báo cáo tàichính đã được chuẩn bị nhằm chắt lọc các thông tin từ các số liệu trình bày trong báocáo Thứ hai, hầu hết các quyết định được thực hiện trên cơ sở phân tích báo cáo tàichính là khá quan trọng, cho nên việc chấp nhận các số liệu tài chính đã trình bày lúcđầu thường là một cách làm không tốt Về mặt tài chính, hầu hết các quyết định đềuđòi hỏi phải sử dụng một kết cấu logic, trong đó, các cảm nghĩ và các kết luận có thểđược phát triển một cách có hệ thống và có ý kiến đánh giá hợp lý.

1.3 Phương pháp phân tích tài chính

1.3.1 Thông tin trên báo cáo tài chính

Phân tích tài chính dựa trên nền thông tin căn bản là các báo cáo tài chính Cácbáo cáo tài chính là để cung cấp thông tin tài chính hữu ích về một doanh nghiệp chocác nhà dầu tư và người cho vay cũng như các bên hữu quan khác Người đọc chínhcủa báo cáo tài chính thường là người chủ, người đầu tư của doanh nghiệp và các chủnợ của nó.

Có nhiều loại báo cáo tài chính khác nhau, tuy nhiên với những người phân tíchbên ngoài nói chung, mỗi đối tượng sử dụng khác nhau, khả năng có được các báo cáotài chính đó là khác nhau Hệ thống báo cáo tài chính sử dụng cho các đối tượng bênngoài công ty gồm có:

– Bảng cân đối kế toán ( Bảng tổng kết tài sản).– Báo cáo kết quả hoạch định kinh doanh.

Trang 9

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Đối với các nhà quản trị,báo cáo tài chính cho thấy bức tranh toàn cảnh về tìnhhình tài chính, các xu hướng phát triển, các ưu và nhược điểm trong các hoạt động củacông ty Đối với các nhà đầu tư tiềm năng, báo cáo tài chính cung cấp các thông tincần thiết để tìm hiểu các yếu tố rủi ro, khả năng hoàn vốn, khả năng bảo toàn và thanhtoán vốn, sự tăng trưởng… Cụ thể hơn, họ ước lượng giữa giá trị hiện tại của khoảngđầu tư với giá trị tương lai mà họ có thể đạt được hơn nữa họ còn nguyên cứu thunhập hoạt động Đặt biệt, họ muốn tìm ra các yếu tố tăng trưởng tìm năng như:

– Công ty có nguồn tài năng nào?

– Các nguồn đã được sử dụng như thế nào?– Công ty đang duy trì cơ cấu như thế nào?– Những rủi ro và cơ hội có thể có?

– Các đòn bẫy tài chính.

– Thời hạn, độ lớn, sự không chắc chắn của các ước đoán.

Báo cáo tài chính của một công ty thường được xuất phát từ hai báo cáo chínhlà bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Từ hai báo cáo này,có những báo cáo phát sinh khác được hình thành như báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báocáo lợi nhuận sau thế…

1.3.1.1 Bảng cân đối kế toán

Dùng phưong pháp phân tích theo chiều dọc và theo chiều ngang để:

– Xem xét và đánh giá các khoản mục nợ ngắn hạn doanh nghiệp đang khaithác như vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước,…có phù hợpkhông?

– Xem xét, đánh giá các khoản nợ dài hạn doanh nghiệp đang sử dụng như thếnào.

– Xem xét và đánh giá các khoản nợ khác như chi phí trả trước, có phù hợpvới mục đích sử dụng vốn hay không?

– Xem xét và đánh giá nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đang khai thác…– Phân tích mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.

– Phân tích mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn.

Và để xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, ta thường đisâu vào phân tích chỉ tiêu luân chuyển vốn

Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Nguồn vốnchủ sở hữu

Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tàisản dài hạn

Vốn luân chuyển = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tài sản dài hạn

Trang 10

1.3.1.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh.

Sử dụng phương pháp so sánh theo chiều dọc và theo chiều ngang để:

– Xem xét, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không?– Xem xét, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi có phù hợpvới đặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh

1.3.1.3 Phân tích biến động các dòng tiền tệ qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKDtiền từ hoạt động =

sản xuất kinh doanh Tổng dòng tiền từ các hoạt động

Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tưtiền từ hoạt động =

đầu tư Tổng dòng tiền từ các hoạt động

Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chínhtiền từ hoạt động =

tài chính Tổng dòng tiền từ các hoạt động

Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư thu từ hoạt động =

đầu tư Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động

Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động SXKD thu từ hoạt động =

SXKD Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động

Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính thu từ hoạt động =

tài chính Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động

Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi hoạt động SXKDchi hoạt động =

sản xuất kinh doanh Tổng dòng tiền chi các hoạt động

Trang 11

Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi hoạt động đầu tưchi hoạt động =

đầu tư Tổng dòng tiền chi các hoạt động

Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi hoạt động tài chínhchi hoạt động =

Tài chính Tổng dòng tiền chi các hoạt động

1.3.2 Các thông số tài chính

1.3.2.1 Nhóm thông số đo lường khả năng thanh toán.

Các chỉ số thanh toán này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệumột doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn haykhông?

Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio): Đây là chỉ số đo lường khả năngdoanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn Nói chung thì chỉ số này ởmức 2-3 được xem là tốt Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khănđối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hànhquá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệpbị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp là không cao.

Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn, chỉ những tài sảncó tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán Hàng tồn kho và các tài sảnngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rấtthấp.

Theo từ điển quản lý tài chính ngân hàng, khả năng thanh toán là khả năng củamột tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền Hay khả năng thanh toán được hiểunhư việc công ty có tiền và các tài sản có khả năng chuyển hóa ra tiền mặt để đối phóvới các khoản nợ ngắn hạn Thông số này đo lường khả năng thanh toán của doanhnghiệp trong việc sử dụng tài sản nhanh chuyển hóa thành tiền để đối phó với cácnghĩa vụ tài chính ngắn hạn.

Nhóm thông số này bao gồm:

Trang 12

Vòng quay hàng tồn kho R = GVHB / TKBQVòng quay phải thu khách hàng

Vòng quay phải thu KH = DT tíndụng/PTKH bình quân

Kỳ thu tiền bình quân ACP = PTbq*360 / doanh số tín dụng

1.3.2.2 Nhóm thông số nợ

Để đánh giá khả năng tài chính của một công ty người ta thường dùng rất nhiềucác chỉ số tài chính Trong đó, chỉ số phản ánh tình trạng nợ của một công ty rất quantrọng và được nhà đầu tư, các chuyên gia phân tích tài chính quan tâm.

Chỉ số cơ bản phản ánh nợ của một doanh nghiệp bao gồm:Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số khả năng trả lãiTỷ số khả năng trả nợ

Thông thường nhà phân tích sử dụng tỷ số Nợ trên tổng tài sản, tỷ số này đolường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản.

Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả Chủ nợ thườngthích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn Ngượclại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổđông Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ củabình quân ngành.

Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trongtrường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản

Công thức tính như sau:

Tỷ lệ nợ trên tài sản Tổng nợ / Tổng tài sản

1.3.2.3 Số khả năng sinh lợi.

Thông số khả năng sinh lợi bao gồm hai nhóm- một nhóm biểu diễn khả năngsinh lợi trong mối quan hệ với doanh thu và một nhóm biểu diễn khả năng sinh lợitrong mối quan hệ với vốn đầu tư Kết hợp lại, các thông số này cho biết hiệu quảchung của công ty, nó phản ứng mức độ ổn định của thu nhập khi so sách với cácthông số quá khứ và thể hiện mức độ hấp dẫn của công ty khi so sánh với các thông sốbình quân ngành.

ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equytyROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợitrên mỗi đồng vốn của cổ đông phổ thông Chỉ số này là thước đo chính xác để đánhgiá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời Hệ số này thường đượccác nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đótham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào Tỷ lệ ROE càng cao càng

Trang 13

chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cânđối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranhcủa mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô Cho nên hệ số ROE càngcao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vayngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trảlãi vay ngân hàng.

ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngânhàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công tynày có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không

ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets) đo lường khảnăng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty ROA cung cấp cho nhà đầu tư thôngtin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản) ROA đối vớicác công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh.Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánhROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.

Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu Cả hainguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty Hiệu quả củaviệc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA ROA càng cao thìcàng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Công thức tính như sau:

– Khả năng sinh lợi trên doanh số

Lợi nhuận gộp biên LNGBiên= lợi nhuận gộp về BH và CCDV / doanhthu thuần về BH và CCDVLợi nhuận ròng biên LNRBiên= Ln sau thuế TNDN / DT thuần về BHvàCCDVLợi nhuận thuần biên LN thuần / DT thuần

– Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tưChỉ tiêu

Công thức tínhThu nhập trên tổng tài

Trang 14

ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trịgiảm qua các năm Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa làlượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rấtkhả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thểkhiến cho dây chuyền bị ngưng trệ Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủlớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Công thức tình như sau:

1.3.2.5 Thông số giá trị thị trường

Hai chỉ số mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi đánh giá một cổ phiếu trên thịtrường đó là chỉ số EPS và P/E Mỗi chỉ số có một ý nghĩa khác nhau mà từ đó cho nhàđầu tư biết được tình trạng cổ phiếu đó như thế nào để có một chiến lược đầu tư cho

thích hợp.

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS: Earning Per Share) và tỷ số giá thu nhậpHệ số giá và thu nhập cổ phiếu (P/E: Price on Earning per share) hiện nay là chỉ sốđược rất nhiều nhà đầu tư ở Việt Nam sử dụng để đánh giá chứng khoán

Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trongtương lai từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó Do đó chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếusẽ cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thường Nó phản ánh khảnăng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn Công thức tínhlà:

Trường hợp công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi thì EPS được tính lại,gọi là EPS giảm bớt, bởi số trái phiếu đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường vàobất kỳ lúc nào Kết quả là số lượng cổ phiếu tăng lên sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổphiếu.

Công ty nào có EPS cao hơn so với các công ty khác sẽ thu hút được sự đầu tưhơn bởi EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại EPS thay đổi tuỳ theo phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên gia đánh giá đượclấy từ thông tin công ty Do đó, dù là EPS lấy từ công ty hay chuyên gia cũng chỉ làcon số ước tính.

Do vậy, chỉ số này nên được xem xét trong một giai đoạn nhất định để đánh giáxu hướng ổn định và khả năng tăng trưởng của nó, qua đó sẽ thấy được hiệu quả quátrình hoạt động của công ty Và EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với tổng lợi nhuậnsau thuế Nếu công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu màlợi nhuận tăng thêm không đủ 10% thì EPS sẽ giảm, kéo theo giá cổ phiếu giảm theo

Hệ số này cho nhà đầu tư biết họ phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhậpcủa một cổ phiếu Và bằng cách nghịch đảo của tỷ số P/E (lấy 1 chia cho P/E), nhà đầutư có thể xác định được tỷ suất lợi nhuận tương đối trên khoản đầu tư của họ.

Trang 15

Thông thường, P/E từ 5-15 là bình thường, nếu P/E lớn hơn 20 có nghĩa là: Nhàđầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai.Cổ phiếu có rủi ro thấp nên ngườiđầu tư tho mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp.Nhà đầu tư dự đoán công ty có tốcđộ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao

Nhiều ý kiến cho rằng cổ phiếu đó đang được định giá quá cao và giá cổ phiếusẽ sớm giảm đến một giá trị tương đối hợp lý Tuy nhiên, điều khó có thể phủ nhận làP/E cao thường ám chỉ một mức rủi ro lớn và rủi ro lớn hàm ý một cơ hội thu lợinhuận lớn hơn Những cổ phiếu này thường nhạy cảm với tin tức xấu, còn những cổphiếu có P/E thấp thì không

Khi tính được tỷ số P/E, nên so sánh với 4 chuẩn mực sau: Tỷ số tăng trưởngtrong quá khứ (kiểm tra qua nhiều năm để có thể biết được mức bình thường của P/E).Mức tăng trưởng dự kiến trong tương lai của công ty Cổ phiếu của các công ty kháctrong cùng ngành kinh doanh.

Lưu ý rằng P/E sẽ trở lên vô ích nếu nó không phản ánh khuynh hướng của lạmphát Nếu mức lạm phát là 8% một năm và tỷ số P/E là 12 thì tỷ số P/E thực sẽ gần với20 Tỷ số P/E thực này cho ta biết sự mong đợi của các nhà đầu tư có thực tế haykhông Nếu tỷ số P/E thực thấp thì hầu như giá các cổ phiếu luôn tăng lên Nếu chúngquá cao, giá các cổ phiếu luôn hạ xuống.

Và chỉ số P/E cũng chỉ thực sự có ý nghĩa trong việc xác định giá cổ phiếu khithị trường chứngkhoán đã phát triển tương đối với nhiều công ty cùng ngành nghề,cùng quy mô được niêm yết Khi đó, chỉ cần nhân hệ số P/E với lợi nhuận mỗi cổphiếu là có thể xác định một cách tương đối giá trị của cổ phiếu (P0 = P/E x EPS) Đâylà cách xác định giá cổ phiếu thường nhanh nhất và đơn giản nhất

Mặc dù vậy, P/E không phải là con số kỳ diệu Tỷ số này được dùng để có được mộtthước đo tương đối về giá cổ phiếu mà thôi Không nên hiểu nó một cách biệt lập, mànên so sánh nó với P/E bình quân của ngành.

P/E của các loại công ty trong các ngành nghề khác nhau thì khác nhau Các nhà đầutư thường quan tâm đến những công ty có chỉ số P/E cao vì họ nghĩ rằng công ty cótiềm năng phát triển trong tương lai Tuy nhiên cũng có trường hợp P/E cao khôngphải do giá thị trường của cổ phần hiện tại cao mà do EPS đang ở mức thấp (thườnggặp ở các công ty mới tăng trưởng)

Các công ty lâu đời hay những công ty đã phát triển đến mức tột bật thường P/Erất thấp Đơn giản là vì các nhà đầu tư không nghĩ là các công ty đó có tiềm năng vàđẩy giá lên nữa Do đó P/E sẽ thấp Cũng có trường hợp công ty hoạt động tốt nhưnglại có chỉ số P/E thấp là do thị trường không đánh giá cao hay người đầu tư chưa hiểubiết nhiều về công ty Tuy nhiên, vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm không phải P/E hiệntại mà P/E tương lai tức là tiên đoán lợi nhuận kì tới của công ty (EPS1) và do đó P1 =EPS1 x P/E Nhưng việc dự đoán lợi nhuận của năm tới không thể hoàn toàn chính xácđược.

Nói tóm lại, hệ số EPS và P/E chỉ cho ta hình ảnh về công ty, chưa phải là hệ sốđáng tin cậy để đánh giá chứng khoán bởi những lý do sau:

Thứ nhất, ta chưa có cơ sở nào để nói P/E bây giờ là cao cả vì Việt Nam chưacó đủ các công ty cùng ngành nghề và cùng quy mô trên thị trường nên ta không thể

Trang 16

Thứ hai, luật CKVN chưa bắt buộc các cty phải công bố cụ thể các thông tin.Do đó các nhà đầu tư không thể dự kiến được lợi nhuận sắp đến chắc chắn được.

Công thức tính như sau:

Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành(ESP) ESP=(LN sau thuế TNDN- Cổ tức ưu đãi)/ Số cổ phiếu lưu hành trong kỳGiá trên thu nhập(P/E) P/E=Giá trị thị trường cổ phiếu / Thu

nhập trên mỗi cổ phiếu

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BIÊN HÒA 2007-2009

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp

2.1.1 Giới thiệu về công ty

Công ty cổ phần Điện tử BiênHòa - Viettronics Bien Hoa Joint Stock Companylà một trong những công ty điện tử hàng đầu của Việt Nam chuyên sản xuất các sảnphẩm điện tử - điện lạnh - điện gia dụng mang thương hiệu BELCO

 Đặc điểm và tình hình hoạt động:

 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.

Tên giao dịch: VIETTRONICS BIEN HOA JOINT STOCK

Địa chỉ: 52-54 Nguyễn Huệ, P Bến Nghé, Q 1, Tp Hồ Chí Minh.Điện thoại: (84-8) 3822 4124 Fax: (84-8) 3822 4124.

– Nhà máy sản xuất : KCN Biên Hòa I, TP Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai.– Chi nhánh Hà Nội : 178 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội.

– Chi nhánh TP.HCM - Trung tâm Thương Mại & Dịch Vụ : 97 Nguyễn ThịMinh Khai, Quận1, Tp.HCM.

Các nghành nghề Công ty kinh doanh:

 Sản xuất, bảo hành, kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử và tin học.

 Xuất nhập khẩu thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, vật tư, sản phẩm điện, điện tử,tin học.

Trang 17

 Dịch vụ cho thuê nhà, văn phòng, cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, siêu thị,kho hàng, bến bãi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

 Dịch vụ du lịch, lữ hành, trò chơi giải trí, trang trí.

 Các dịch vụ sửa chữa, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các sản phẩm điện, điện tử,tin học

 Sản phẩm/dịch vụ chính. Tivi màu hiệu Belco.

 Điện gia dụng: lò viba, nồi cơm điện, quạt điện cao cấp điều khiển từ xahiệu Belco.

 Máy điều hòa không khí hiệu Belco

Trong nhiều năm qua, Công ty cổ phần Điện Tử Biên Hòa đã không ngừng đổimới công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại Đồng thời, với một đội ngũ lực lượngcông nhân kỹ thuật lành nghề, công ty đã sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng cao,ngày càng thỏa mãn tốt hơn các yêu cầu của người tiêu dùng

 Chính sách chất lượng của chúng tôi là :

" THỎA MÃN KHÁCH HÀNG - PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU " LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN.

Tiền thân của Công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa là một công ty liên doanh giữaCông ty SANYO ELECTRIC Nhật Bản và Công ty Việt Nam được thành lập vàotháng 4 năm 1971 với tên giao dịch là Công ty SANYO INDUSTRIES VIETNAM,chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng.

Năm 1978, Công ty SANYO INDUSTRIES VIETNAM được quốc hữu hóa vàđổi tên là Xí nghiệp Sanyo thuộc Công ty Cơ khí, Bộ Cơ khí và Luyện kim.

Năm 1983, Xí nghiệp Sanyo được đổi tên thành Xí nghiệp Viettronics Biên Hòa trựcthuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Điện tử, Bộ Cơ khí và Luyện kim.

Năm 1991 được đổi tên thành Công ty Viettronics Biên Hòa trực thuộc Liênhiệp Điện tử và Tin học Việt Nam, Bộ Công nghiệp nặng.

Năm 1993 được thành lập lại với tên là Công ty Điện tử Biên Hòa trực thuộc TổngCông ty Điện tử và Tin học Việt Nam – Bộ Công nghiệp nặng.

Ngày 24/12/2003, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số BCN chuyển Công ty Điện tử Biên Hòa thành Công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa.

229/2003/QĐ-Và ngày 21/10/2004 Công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa tên giao dịchVIETTRONICS BIEN HOA JOINT STOCK COMPANY chính thức hoạt động dướihình thức công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phầnsố 4103002784 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư TP Hồ Chí Minhcấp.

Công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa (tiền thân là Công ty Điện tử Biên Hòa Viettronics Bien Hoa) luôn chú trọng việc đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất, đổimới trang thiết bị có công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượngsản phẩm Từ năm 1985 đến nay, công ty đã nhiều lần đầu tư mở rộng và đến hôm nay

Trang 18

-có một cơ sở vật chất kỹ thuật -có thể đủ mạnh để tồn tại và phát triển Mỗi thời điểmđầu tư đổi mới là những bứoc ngoặc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công ty.

Lắp đặt dây chuyền lắp PCB theo công nghệ tiên tiến do Philips thiết kế. Năm 1996

Xây dựng văn phòng Chi nhánh Hà Nội đặt tại 178 Bà Triệu - Quận Hai BàTrưng - Hà Nội

 Năm 1998

Sản xuất CTV, VCD, SVCD mang thương hiệu riêng của công ty là “BELCO”.Khởi công xây dựng Công trình Trung tâm Thương mại Dịch vụ Điện và Điệntử - 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, Tp Hồ Chí Minh.

Đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến kỹ thuật cao, trang bị hệ thống thiết bị lắpráp tự động.

Lắp ráp đầu máy VCR cho Sharp. Năm 2000

Đưa toà nhà ‘BELCO TOWER” vào hoạt động.

NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT

Với những nổ lực của tập thể CB CNV, Công ty Điện tử Biên Hòa đã đượcĐảng và Nhà nước khen thưởng thành tích trong hoạt động SX-KD, được các tổ chứcchất lượng và người tiêu dùng tin tưởng :

Năm 1985 - Huân chương Lao động hạng Ba do Hội đồng Nhà nước trao tặng.

Năm 1986 - 18 Huy chương vàng cho các sản phẩm điện tử của Công tyViettronics Biên Hòa sản xuất tại Hội chợ Triển lãm thành tựu Kinhtế Kỹ thuật toàn quốc tổ chức tại Giảng Võ - Hà Nội.

Năm 1988 - Bằng khen về Quản lý chất lượng sản phẩm của Ủy ban Khoa học

Ngày đăng: 25/10/2012, 11:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp( dùng cho trình độ cao đẳng), tác giả: Đồng Thị Vân Hồng Khác
2. Giáo trình : Thị trường chứng khoán, tác giả: Đồng Thị Vân Hồng Khác
3. Giáo trình : Lý thuyết tiền tệ tín dụng, tác giả: Đồng Thị Vân Hồng Khác
4. Giáo trình : Tài chính Quốc tế, tác giả: Nguyễn Văn Tiến Khác
5. Giáo trình Tài chính tín dụng, trường cao đẳng CNTT hữu nghị Việt- Hàn 6. Trang web: www.tailieu.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sơ đồ khả năng thanh toán -  Đồ án Tài chính tín dụng- phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa
Hình 1. Sơ đồ khả năng thanh toán (Trang 27)
Hình 2. Sơ đồ thông số nợ -  Đồ án Tài chính tín dụng- phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa
Hình 2. Sơ đồ thông số nợ (Trang 28)
Hình 3. Sơ đồ thông số hoạt động -  Đồ án Tài chính tín dụng- phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa
Hình 3. Sơ đồ thông số hoạt động (Trang 29)
Hình 4. Sơ đồ khả năng sinh lợi trên doanh số -  Đồ án Tài chính tín dụng- phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa
Hình 4. Sơ đồ khả năng sinh lợi trên doanh số (Trang 30)
Hình 5. Sơ đồ khả năng sinh lợi trên vố đầu tư -  Đồ án Tài chính tín dụng- phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa
Hình 5. Sơ đồ khả năng sinh lợi trên vố đầu tư (Trang 31)
Bảng phân chia công việc làm nhóm: -  Đồ án Tài chính tín dụng- phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa
Bảng ph ân chia công việc làm nhóm: (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w