Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa giai đoạn 2007-2009

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BIấN HềA 2007-2009

68.246.073.867 49.089.177.436 1 Tiền và các khoản

    - Dự án xây dựng Nhà văn phòng và Trung tâm thương mại tại 178 Phố Bà Triệu: căn cứ vào thông tin qui hoạch, và qua nghiên cứu khả thi, việc xây dựng nhà cao tầng làm văn phòng cho thuê ở đây chưa hiệu quả (do hạn chế số tầng cao và mật độ xây dựng cho phép thấp) nên Công ty không tiếp tục triển khai Dự án này. - Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn và thách thức trong giai đoạn bước đầu hội nhập kinh tế thế giới, trong năm 2007 vừa qua Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa đã duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được những kết quả đáng khích lệ như đã nêu, thực hiện vượt kế hoạch lợi nhuận để đảm bảo cổ tức cho các cổ đông, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong công ty, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, bộ phận kỹ thuật kết hợp với bộ phận nghiên cứu thị trường đã kịp thời đưa ra thị trường nhiều sản phẩm Tivi màn hình phẳng mới, trong đó có 4 mẫu Tivi màu Slim và Ultra Slim phù hợp với thị trường, nhờ vậy vẫn đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận.

    - Để đảm bảo nguồn cung cấp đèn hình được liên tục, Công ty đã tích cực giao dịch, tìm kiếm thêm nhiều nguồn cung cấp đèn hình có chất lượng, có giá cả tốt và đảm bảo nhập khẩu đèn hình đúng tiến độ, hạn chế việc ngưng sản xuất do thiếu đèn hình; mặt khác, bộ phận Kỹ thuật cũng tích cực nghiên cứu kỹ thuật, rút ngắn thời gian xử lý kỹ thuật nhằm đảm bảo tiến độ nhập khẩu cho đèn hình. - Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên có nhiều tác động tích cực với thị trường trong nước: Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2007 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 8,46% - mức tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đạt mức kỷ lục (hơn 20 tỉ USD); vốn viện trợ phát triển chính thức ODA và kim ngạch xuất khẩu đều đạt mức tăng trưởng rất cao; thu nhập của người lao động khá hơn, người tiêu dùng mua sắm hàng hoá nhiều hơn trong đó có mặt hàng điện tử. Trong năm 2007 do tác động của hội nhập kinh tế và cạnh tranh, giá bán các mặt hàng điện tử giảm rất mạnh , đặc biệt là qua các đợt bán hàng giảm giá của các Trung tâm điện máy lớn trong những tháng cuối năm vừa qua, đã tạo áp lực lớn trong việc cân đối giữa sản lượng tiêu thụ và hiệu quả kinh doanh.

    Đặc biệt là khi Công ty sản xuất và cung cấp đèn hình duy nhất ở Việt Nam là ORION HANEL đột ngột ngưng sản xuất các loại đèn hình kể từ tháng 11/2007 do thiếu nguyên liệu, mặc dù đã tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp đèn hình thay thế ở nước ngoài như Malaysia, Indonesia,… nhưng kế hoạch sản xuất – kinh doanh của Công ty trong tháng 11/2007 vẫn phần nào bị ảnh hưởng. - Dù đã vạch ra những giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn, kịp thời nghiên cứu sản xuất dòng sản phẩm tivi Slim, Ultra Slim tham gia thị trường nhưng việc các công ty Hàn Quốc chuyển chiến lược kinh doanh tivi màu, theo đó sẽ tập trung mạnh vào dòng sản phẩm tivi Slim / Ultra Slim và giảm giá mạnh cho dòng sản phẩm này đã tạo áp lực lớn cho việc kinh doanh dòng sản phẩm mới Slim và Ultra Slim của Công ty. Đây là thách thức rất lớn đối với Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa khi vừa phải cạnh tranh với hàng hoá của các liên doanh thương hiệu lớn ở Việt Nam vừa phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu của các nước trên thế giới vốn có nền công nghiệp điện tử phát triển trước ta nhiều.

    Các tháng đầu năm 2008, giá nguyên liệu vật tư đầu vào, giá nhiên liệu và các loại chi phí tiếp tục tăng cao trong khi giá bán các sản phẩm điện tử lại giảm, đặc biệt là sự xuất hiện các sản phẩm có dòng giá thấp cũng đã tạo áp lực lớn cho việc kinh doanh sản phẩm điện tử của Công ty khi vừa phải giữ thị phần vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, với nổ lực của cán bộ công nhân viên Công ty cùng với bề dày kinh nghiệm phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường, linh hoạt trong sản xuất, chuyển đổi mẫu mã sản phẩm rất nhanh, tổ chức và quản lý tốt mạng phân phối , luôn đi tiên phong trong dịch vụ hậu mãi, Công ty cổ phần Điện tử Biên hoà sẽ vượt qua thách thức để tiếp tục phát triển. Đầu năm 2009, sản xuất, kinh doanh giảm sút nghiêm trọng, nhưng ngay sau đó Công ty đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh việc hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, đánh giá lại và chọn sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường, xây dựng giá bán phù hợp với người tiêu dùng , một mặt tổ chức lại lực lượng sản xuất, củng cố lại mạng phân phối, nhờ đó, từ quí II/2009, doanh thu và sản lượng đều cú mức tăng trưởng rừ rệt , đặc biệt là nhúm sản phẩm đầu.

    Công ty đã đảm bảo việc làm cho người lao động suốt cả năm, thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động theo như Thỏa ước lao động tập thể đã ký kết, thu nhập của người lao động trong năm 2009 được cải thiện so với năm 2008. Có thể nói rằng trong thời gian này công ty điện tử Biên Hòa có một thời kỳ khủng hoảng, nhiều hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền thấp, nhưng ban lãnh đạo công ty đã không gặp phải bế tắc mà cải thiện được tình hình này. Hơn nữa, trong công tác sử dụng tài sản cố định, các thông số này rất cao, chứng tỏ rằng hao mòn tài sản cố định trong quá trình hoạt động rất tốn kém, vì tài sản cố định ròng là phép toán của thương giữa tài sản cố định và hao mòn.Tài sản cố định ròng càng thấp thì vòng quay tài sản cố định sẽ càng cao.

    Các con số này đang giảm dần qua ba năm, như vậy ta thấy được rằng, việc đo lường hiệu quả trong hoạt động sản xuất và marketing giảm dần và công ty hoạt động tương đối kém hiệu quả trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Từ đó phản ánh tính hiệu lực của công ty trong việc tạo ra thu nhập vượt quá chi phí của hàng hóa, dịch vụ còn kém. Và con số này đã giảm trong năm 2008, điều đó chứng tỏ hiệu suất của công ty đang giảm về cả hai phương diện, công ty phải sử dụng nhiều tài sản hơn để tạo ra doanh số và hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông của họ ngày càng kém đi.

    Hình 1. Sơ đồ khả năng thanh toán
    Hình 1. Sơ đồ khả năng thanh toán