Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động tới đầu tư tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại 04 tỉnh (bao gồm: Điện Biên, Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu) với những đặc thù rất riêng thuộc tiểu vùng Tây Bắc. Một số của các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh như nhân tố cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, thể chế địa phương, văn hóa – xã hội của địa phương, chính sách ưu đãi, thị trường và khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp, và đặc biệt là yếu tố kiểm soát nội bộ - vốn ít được các nghiên cứu trước đây đề cập hoặc đo lường do những khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, đều đã được luận giải và làm sáng tỏ. Do đó thể nhận thấy nghiên cứu không những góp phần hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về tác động của các nhân tố tới đầu tư tài sản của doanh nghiệp mà còn có những đóng góp và làm phong phú thêm lý luận về các DNNVV - loại hình DN chiếm tỷ trọng cao trong các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án Tiếp cận cả nguồn dữ liệu thứ cấp của 564 DNNVV được thu thập tại Cục thống kê các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình và Cục thuế tỉnh Lai Châu từ năm 2014 tới năm 2017 và nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 700 phiếu điều tra khảo sát gửi tới các doanh nghiệp, kết hợp phương pháp hôi quy dữ liệu bảng, luận án đã chỉ ra rằng: (i) Các DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc có xu hướng tăng quy mô đầu tư tổng tài sản theo thời gian trong khi hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên yếu kém, biểu hiện là ROA và ROE bình quân giảm trong những năm gần đây; (ii) Các yếu tố như doanh thu, vốn chủ sợ hữu, hệ số nợ và các điều kiện thuận lợi bên ngoài như cơ sở hạ tầng, công nghệ và thể chế, văn hóa - xã hội, thị trường, khả năng tiếp cận vốn vay là những nhân tố tác động nhiều nhất và cùng chiều tới đầu tư tài sản của các DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc. Tác động của nhân tố ROA (khả năng sinh lời của TS) và kiểm soát nội bộ là yếu hơn, trong đó nhân tố kiểm soát nội bộ lại có tác động ngược chiều tới đầu tư tài sản. Chỉ riêng tác động của nhân tố chính sách ưu đãi của địa phương là không thực sự rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trên chính là cơ sở để các DNVVN, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức tín dụng đưa ra các điều chỉnh hợp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư tài sản tại các DNVVN. Cụ thể, các DNVVN nên tăng cường kiểm soát nội bộ, gia tăng các nguồn lực tài chính và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính quyền các địa phương, nên tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tiếp tục cải cách đổi mới thể chế nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, các tổ chức tín dụng nên xem xét việc cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý hoặc sử dụng vốn vay cho doanh nghiệp một cách hiệu quả.
013456789 6 6 3 494 97 6 349959 59 13 4!"9#7634$%& ' 4 4( )3 *0+9 ,-5 4! 3 49/033 1401212 111 234634 789 39 64929 642 234634 9 2344 777 9 234 9 234 !"# #$%&'()*+)&,-(.*/(&01# 223&)/1(.*/(&014 4451*6(.*/(&017 78)9:(.;(.*/(&017 ? *9@(.