Thông khí kiểm soát thể tích

8 1.2K 18
Thông khí kiểm soát thể tích

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thông khí kiểm soát thể tích

THÔNG KHÍ KIỂM SOÁT THỂ TÍCH Trước kia người ta luôn cho rằng chỉ có áp lực đỉnh mới là nguyên nhân trực tiếp gây các tai biến thở máy cho trẻ sơ sinh như là tràn khí hoặc bệnh phổi mãn tính và gọi đó là chấn thương phổi do áp lực (baratrauma) do vậy người ta thiết kế nhiều máy thở hạn chế áp lực cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ngày nay nhiều tổn thương phổi cho trẻ sơ sinh cũng liên quan đến chấn thương do thể tích (Volumtrauma) đôi khi còn nhiều hơn là do áp lực. Vì thế nhiều máy thở kiểm soát thể tích đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu giảm chấn thương phổi do thể tích. Kể từ những năm 1970 khi chiếc máy thở chu kỳ thể tích đầu tiên ra đời có tên là Bourns LS 104-150 cho đến nay đã có nhiều máy thở thể tíchthể sử dụng được cho trẻ sơ sinh chỉ nặng 500g. Hầu hết các máy thở hiện đại này đều có khả năng kiểm soát thể tích và giới hạn áp lực.PHÂN BIỆT THÔNG KHÍ KIỂM SOÁT THỂ TÍCH VỚI KIỂM SOÁT ÁP LỰCSự khác biệt chủ yếu giữa thông khí thể tích so với thông khí giới hạn áp lực và chu kỳ thời gian là ở chỗ thông khí kiểm soát thể tích lấy thể tích khí đặt trước cho máy bơm vào cho bệnh nhân làm mục tiêu và thời kỳ thở vào sẽ kết thúc khi máy bơm đủ thể tích khí đặt trước đó. Tuy nhiên, đối với các trẻ sơ sinh, thường được dùng ống nội khí quản không có cuff nên phần nào vẫn có hở khí ở xung quanh ống nội khí quản vì vậy thể tích khí đo được ở đầu ra của dây máy thở không bằng với thể tích khí thực sự mà máy bơm vào cho bệnh nhân. Vì lẽ đó, ngày nay một số máy thở hiện đại đã được lắp thêm thiết bị chữ Y vào đầu dây máy gần với ống nội khí quản, cho phép đo thể tích khí vào phổi bệnh nhân chính xác hơn. Sự khác biệt chủ yếu giữa 2 loại thông khí sẽ được mô tả trong bảng 10.1 và hình 10.1Bảng 10.1: So sánh thông khí kiểm soát thể tích với thông khí kiểm soát áp lựcCác thông số Kiểm soát thể tích Kiểm soát áp lựcThông số kiểm soátcố địnhThể tích Áp lựcCác thông số thay đổiTrigger thở vàoGiới hạn thở vàoChu kỳ thở vàoVtÁp lực đỉnhDạng sóng thở vàoBệnh nhân/máy thởDòngThể tích hoặc DòngHằng định, không đổiThay đổiHình vuôngBệnh nhân/máy thởÁp lựcThời gian hoặc DòngThay đổiHằng định, không đổiBờ dốc - giảm dầnCác mode thở IMV, SIMV, A/C, PSV Trong hình 1 cho ta thấy ở chu kỳ 1 và 2 đó là các chu kỳ thông khí kiểm soát áp lực hay giới hạn áp lực có đặc điểm là:- Áp lực thở vào được đặt trước, không đổi và được giới hạn- Dòng thở vào là giảm dần và không bị hạn chế- Thông số được kiểm soát là áp lực và là biến số độc lập- Vt là biến số phụ thuộc vào thay đổi- Cơ chế chu kỳ là:• Thời gian: Thông khí giới hạn áp lực và chu kỳ thời gian thể hiện ở chu kỳ 1• Dòng: Thông khí đồng thì dòng, hỗ trợ áp lực thể hiện ở chu kỳ 2• Mũi tên chỉ: Là tiêu chuẩn dòng kết thúc thở vào thường được sử dụng là % của dòng chảy đỉnh.Chu kỳ 3 và 4 là các chu kỳ thông khí kiểm soát thể tích có đặc điểm là:- Tốc độ dòng thở vào là hằng định và được đặt trước- Áp lực thở vào tăng dần, đồ thị ở dạng ‘’ vây cá mập’’- Thông số được kiểm soát là dòng và là biến số độc lập- Áp lực đỉnh là biến số phụ thuộc và thay đổi- Cơ chế chu kỳ là:• Thời gian : Thông khí thể tích và thời gian nghỉ thở vào đặt trước thể hiện ở chu kỳ 3• Thể tích : Thông khí kiểm soát thể tích thể hiện ở chu kỳ 4. Ở đây thể tích được thể hiện như là diện tích dưới đường cong dòng thể tích.Chú ý rằng thời gian áp lực plateau, áp lực này đại diện cho áp lực ở phế nang hơn là PIP (khu vực được bôi đen) có thể có cả ở kiểu thông khí áp lực (chu kỳ 1) và kiểu thông khí thể tích (chu kỳ 3)Điểm đặc trưng chủ yếu trong thông khí thể tích là các dạng sóng hình vuông trên đường cong thể tích và như vậy thể tích khí vào phổi tối đa vẫn có được ở cuối thì thở vào. Trong khi đó với kiểu thông khí áp lực có dạng sóng nhọn lên đường cong thể tích nhờ áp lực tăng lên rất nhanh trên đường cong áp lực do vậy thời gian làm đầy phế nang dài hơn nên thông khí phế nang và oxygen hoá tốt hơn.Điều này vừa là điểm thuận lợi, vừa là điểm bất lợi vì tổn thương của phổi trẻ sơ sinh chưa trưởng thành phụ thuộc không chỉ vào thể tích và áp lực mà còn cả vào thời gian làm phồng phổi. Vì lẽ đó một số máy thở thể tích mới hiện nay đã đưa thêm dòng chảy giảm dần và thời gian nghỉ thở vào trong kiểu thông khí thể tích để khắc phục điểm bất lợi có thể Chu kỳ 1 2 3 4Hình 10.1: Sự khác nhau giữa 2 kiểu thông khí trên đường cong áp lực và thể tích xảy ra ở trên. Cách làm này vẫn đảm bảo cải thiện oxygen hoá nhưng thời gian làm đầy phế nang không quá dài do có thời gian nghỉ thở vào.Trong thông khí kiểm soát thể tích do phải sử dụng một áp lực làm phồng phổi cao để bơm vào phổi bệnh nhân một thể tích đặt trước trong trường hợp độ giãn nở của phổi giảm hoặc sức kháng đường hô hấp tăng. Điều này trước kia thường làm cho các thầy thuốc lo ngại vì có thể có nguy cơ gây chấn thương phổi do áp lực và các hậu quả của nó. Tuy nhiên ngày nay người ta nhận thấy rằng, áp lực đỉnh hơi cao một chút đi kèm với việc bơm một dòng khí cố định vào phổi trong thông khí kiểm soát thể tích chỉ thể hiện áp lực đỉnh đo được ở ngay đầu ống thở vào của bệnh nhân hơn là áp lực trong phế nang.Sau một thời gian thở máy, khi mà độ giãn nở của phổi bệnh nhân tăng lên, thì máy thở chỉ cần sử dụng một áp lực thấp hơn cũng có thể bơm đủ lượng Vt đặt trước.Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tự cai PIP (autoweaning). Mặc dù áp lực đỉnh trong thông khí thể tích có cao hơn một chút nhưng áp lực trung bình đường hô hấp lại thấp hơn so với thông khí áp lực.Nghiên cứu trên phổi biệt lập cho thấy nếu giữ cho Vt hằng định thì nguy cơ chấn thương áp lực giữa 2 kiểu thông khí đều như nhau. Tuy vậy nếu nghiên cứu trên 2 phổi biệt lập có hằng số thời gian khác nhau giống như trong trường hợp hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, theo tính toán người ta thấy rằng thông khí kiểm soát thể tích sẽ bơm được một thể tích khí nhiều hơn với nguy cơ chấn thương do áp lực ít hơn.Vì lẽ đó nên nếu cố gắng hạn chế áp lực đỉnh trong thông khí thể tíchthể lại là sai lầm vì đã làm mất đi ích lợi của thông khí thể tích là duy trì được thể tích khí hằng định nhờ có dòng hằng địnhMột sai lầm nữa là mọi người thường cho rằng đối với trẻ nhỏ thì nên thở thông khí kiểm soát áp lực tốt hơn là thông khí kiểm soát thể tích vì nó duy trì được áp lực đường hô hấp hằng định khi có hở xung quanh ống nội khí quản do không có cuff nên có thể bơm được một thể tích khí hằng định. Tuy vậy sự thực là do có ảnh hưởng của độ giãn nở phổi tới Vt nên hở xung quanh nội khí quản có thể làm giảm áp lực trong khí quản và vì vậy ảnh hưởng tới thông khí của nó cũng đúng bằng như trong thông khí kiểm soát thể tích. Tuy nhiên điều này có thể bị che dấu đi và khó nhận thấy trong thông khí kiểm soát áp lực.Để tránh ảnh hưởng của hở xung quanh nội khí quản trong thông khí kiểm soát thể tích người ta đã đưa thêm thiết bị cung cấp dòng bù lại vào dây máy thở để giữ cho áp lực cơ sở ổn địnhMặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu thông khí kiểm soát thể tích có tốt hơn thông khí kiểm soát áp lực cho trẻ sơ sinh hay không nhưng người ta có vẻ thiên về xu hướng dùng thông khí kiểm soát thể tích trong chỉ định thở máy ban đầu cho trẻ sơ sinh. Với việc bơm Vt cố định trong thông khí kiểm soát thể tích ban đầu để tham khảo điều chỉnh PIP cho kiểu thở kiểm soát áp lực về sau.Cũng giống như thông khí kiểm soát áp lực, thông khí kiểm soát thể tích càng có các mode thông khí là: IMV, SIMV, A/C, PSV.Cả hai phương pháp thông khí thể tích và áp lực đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng (bảng 2) do đó các nhà sản xuất máy thở mới hiện nay cố gắng xoá bỏ những nhược điểm và phát huy những ưu điểm của 2 phương pháp này trong cùng một máy thở hiện đại để tạo ra những mode thở mới.Bảng 2 : Những thuận lợi và bất lợi của 2 kiểu thông khí kiểm soát thể tích và áp lực Kiểm soát thể tích Kiểm soát áp lựcThuận lợi-Tăng thông khí phút tuyến tính khi tăng Vt- Tự cai PIP khi độ giãn nở của phổi tốt lên- Vt hằng định bất chấp độ giãn nở của phổi thay đổi và hở xung quanh ống nội khí quản- Cải thiện phân phối khí nhờ PIP và chu kỳ thở vào.- Giảm công hô hấp nhờ dòng chảy ban đầu cao- Hạn chế được chấn thương do áp lựcBất lợi- Áp lực đỉnh quá cao làm tăng nguy cơ chấn thương do áp lực- Mất cân xứng giữa bệnh nhân và máy thở do sử dụng dòng thở vào cố định và vì vậy dòng đặt trước có thể khác với nhu cầu dòng của bệnh nhân dẫn tới hiện tượng đói dòng (flow starvation) và làm tăng công hô hấp- Vt thay đổi phụ thuộc vào độ giãn nở của phổi. Khi độ giãn nở của phổi tăng sẽ có nguy cơ bơm một lượng khí quá cao và khi độ giãn nở của phổi giảm thì có nguy cơ bơm khí không đủ vào phổi nếu không điều chỉnh các thông số của máy.- Vt thay đổi không đồng nhất với thay đổi PIP và PEEPMột số máy thở hiện đại kết hợp cả 2 chức năng kể trên có được ở trong một số máy thở mới như :VIP, BIRD, Gold, Bear Cub 750PSV, Siemens Serro 300, Draeger Babylog 800, Siemens Serro 300A và Babylog 800PlusTHÔNG KHÍ HỖ TRỢ ÁP LỰC, ĐẢM BẢO THỂ TÍCH (Volume – Assured Pressure – Support Ventilation (VAPS)Mode thở này phối hợp được cả 2 điểm thuận lợi của thông khí thể tíchthông khí áp lực trongmột chu kỳ hô hấp. Nó cũng phối hợp sử dụng được cả trong thông khí A/C và SIMV hoặc riêng rẽ ở trẻ sơ sinh. Mode thở này còn được mô tả như là kiểu thông khí thể tích có dòng thay đổi ( variable – flow volume ventilation).Nó cũng là mode thở pha trộn giữa sử dụng dòng thay đổi, không hạn chế và giảm dần với việc bơm một thể tích Vt hằng định. Các nhịp thở máy vẫn được kích hoạt bởi nhịp thở tự nhiên của bệnh nhân, phát hiện được nhờ trigger đặt trước. Khi máy thở phát hiện nhịp thở tự nhiên của bệnh nhân, sẽ hỗ trợ một áp lực như trong thông khí hỗ trợ áp lực và tiếp theo máy thở đo thể tích khí bơm vào cho bệnh nhân tại thời điểm khi mà dòng thở vào giảm xuống tới mức tối thiểu đặt trước. Nếu thể tích này vượt quá mức thể tích do thầy thuốc đặt trước thì các nhịp thở của máy hoạt động giống như hỗ trợ áp lực và chu kỳ thời gian. Còn nếu thể tích này không đạt tới mức Vt đặt ban đầu thì máy sẽ chuyển sang hoạt động theo kiểu thông khí kiểm soát thể tích. Khi đó dòng đặt trước tiếp tục được giữ nguyên và thời gian thở vào được kéo dài ra cho đến khi đạt được thể tích mong muốn đặt trước (hình 10.2)Như vậy VAPS là mode thông khí phối hợp (hybrid) nhằm tối ưu hoá 2 kiểu dòng thở vào. Hay nói một cách khác VAPS chính là PSV + VCV (thông khí hỗ trợ áp lực kết hợp với thông khí kiểm soát thể tích). Bằng cách đó VAPS có thể sử dụng tốt cho các bệnh nhân suy hô hấp ở giai đoạn cấp cũng như ở giai đoạn cai thở máy vì lợi ích của nó là giảm công hô hấp đồng thời cải thiện tình trạng chống máy của bệnh nhân Chu kỳ 1 : Vt đặt trước thấp hơn Vt máy bơm vào tại thời điểm áp lực thở vào tăng lên bằng áp lực đỉnh cao. Thở vào sẽ kết thúc khi dòng giảm đến mức đặt trước (ở vị trí mũi tên). Thông khí giống như kiểu hỗ trợ áp lực.Chu kỳ 2 :Tại thời điểm áp lực thở vào thấp hơn áp lực đỉnh cao mà máy bơm khí vào phổi bệnh nhân không đủ bằng Vt đặt trước khi mà dòng đã giảm dần tới mức dòng đặt trước thì máy tiếp tục duy trì mức dòng này tới khi bơm đủ lượng khí bằng Vt đặt trước (nhìn vào điểm gãy ở giữa nhịp thở)Chu kỳ 3 : Tại thời điểm áp lực thở vào tăng lên tới mức thấp nhất thì dòng chảy đỉnh khó có thể vượt quá dòng đặt trước, khi đó nhịp thở này hoạt động theo kiểu thông khí kiểm soát thể tích.THÔNG KHÍ KIỂM SOÁT THỂ TÍCH, ĐIỀU CHỈNH ÁP LỰC (Pressure – Regulated Volum – Control Ventilation)Mode thông khí này là một dạng của thông khí vòng đóng, nó là sự phối hợp những điểm đặc trưng nhất của 2 kiểu thông khí kiểm soát thể tích và áp lực. Đặc điểm cơ bản của mode thở này là cho phép bác sỹ có thể đặt trước được cả Vt và mức áp lực tối đa. Ưu điểm của nó là có thể cung cấp một thể tích khi đặt trước với mức áp lực đường hô hấp thấp nhất có thể được. Khi vận hành máy thì cần làm test với nhịp thở máy đầu tiên ở mức áp lực 5cmH2O để tính độ giãn nở của phổi. Ba nhịp thở tiếp theo khởi động tại mức áp lực bằng 75% áp lực tính được cần để tạo ra Vt mong muốn đặt trước. Tiếp theo người ta tăng dần giới hạn áp lực lên mỗi lần 3cmH2O cho tới khi đạt được Vt mong muốn. Nếu thấy Vt máy bơm ra vượt quá mức Vt mong muốn, cần giảm giới hạn áp lực đi mỗi lần 3cmH2O. Áp lực thở vào được tự động điều chỉnh giữa PEEP và 5cmH2O dưới mức giới hạn áp lực trên đặt trước. Mode thở này được sử dụng cho những bệnh nhân cần một áp lực đỉnh của đường hô hấp cao có nguy cơ gây chấn thương phổi do áp lực, những bệnh nhân hở xung quanh ống nội khí quản nhiều và những bệnh nhân tắc nghẽn đường hô hấp. Các thông số của máy thở được đặt trước là Vt, Ti, tần số thở, PEEP, FiO2, báo động thông khí phút cao và thấp, báo động áp lực Chu kỳ 1 2 3 Hình 10.2 : Ba chu kỳ điển hình trong VAPS cao và độ nhạy trigger. Mode thở này đảm bảo cung cấo đủ thể tích đồng thời giới hạn được áp lực trong khi áp lực đỉnh và dòng thở vào thay đổi theo. Trước kia mode thở này chỉ hoạt động được trong các nhịp thở điều khiển bắt buộc nhưng hiện nay với máy thở thế hệ mới, mode thở này thực hiện được cả ở các nhịp thở tự nhiên của bệnh nhân.Vì PRVC được thiết kế nhằm sử dụng cho các bệnh nhân thở tự nhiên không đầy đủ do vậy nó thường chỉ có trong mode A/C. Đồ thị dòng áp lực và thể tích trên màn hình máy thở cũng giống như trong thông khí kiểm soát áp lực nhưng chỉ có thể đánh giá được chức năng của PRVC bằng cách theo dõi đồ thị liên tục.THÔNG KHÍ HỖ TRỢ THỂ TÍCH (Volume – Support Ventilation)Thông khí hỗ trợ thể tích cũng là một kiểu phổi hợp tương tự như cả PSV và PRVC. Các nhịp thở hỗ trợ thể tích được khởi động bởi trigger của bệnh nhân, được giới hạn áp lực và chu kỳ dòng như trong PSV. Mode thở này thường sử dụng cho các bệnh nhân còn có đủ các nhịp thở tự nhiên nhưng các nhịp thở này không đủ sâu để cung cấp đủ thể tích khí cho cơ thể. Tương tự như PRVC thì tần số thở vào do nhịp thở tự nhiên của bệnh nhân quyết định.Dựa vào thuật toán ở trong máy thở, PIP được chỉnh lên xuống không cao hơn 3cmH2O mỗi lần cho đến khi đạt được Vt mong muốn và dựa vào độ thị dòng áp lực và thể tích hiện trên màn hình của máy thở. Để đánh giá hiệu quả của thông khí hỗ trợ thể tích cần phải theo dõi nó trên màn hình một cách liên tục cũng giống như trong PRVC. Đồ thị Vt sẽ tăng dần lên mỗi khi được điều chỉnh cho đến khi nào đạt được thể tích mong muốnTHÔNG KHÍ ÁP LỰC TĂNG THÊM (Pressure Augmentation)Đó cũng là mode thở phối hợp, tương tự như PRVC. Thuận lợi cơ bản của nó là vừa đáp ứng được nhu cầu dòng của bệnh nhân vừa đảm bảo được Vt tối thiểu. Tuy nhiên áp lực tăng thêm khác với PRVC ở mấy điểm sau đây :- Vt đặt trước chỉ là mức tối thiểu và bệnh nhân có thể thở được Vt lớn hơn Vt tối thiểu đặt trước- Vt tối thiểu được đảm bảo bằng cách điều chỉnh dòng hơn là điều chỉnh PIP- Điều chỉnh dòng tạo ra trong mỗi một nhịp thở hơn là trong vài nhịp thở tiếp theo. Áp lực tăng thêm tương tác với bệnh nhân và phụ thuộc vào nhu cầu và hoạt động dòng của bệnh nhân. Áp lực tăng thêm có thể sử dụng trong kiểu thông khí kiểm soát dòng của các mode A/C và SIMV.THÔNG KHÍ ĐẢM BẢO THỂ TÍCH, GIỚI HẠN ÁP LỰC (Guaranteed, pressure – Limited ventilation – VG)Đặc trưng của thông khí đảm bảo thể tích với thông khí ban đầu là giới hạn áp lực vàchu kỳ thời gian nhưng cho phép áp lực được tăng lên đến mức tối đa mà người bác sỹ điều chỉnh để máy thở đảm bảo bơm đủ Vt đặt trước. Đó là đặc điểm tự phản hồi của máy thở sau khi tính Vt thở ra trung bình của 8-10 nhịp thở nếu máy không bơm đủ Vt đặt trước. Tuy vậy cần chú ý rằng trong trường hợp có hở xung quanh ống nội khí quản nhiều thì việc đo Vt thở ra có thể không phản ánh đúng Vt của máy bơm vào do đó có thể xảy ra hiện tượng máy bơm khí thở bù quá mức và làm khó khăn trong việc điều chỉnh máy để tránh hiện tượng giảm CO2. VG được thiết kế chỉ để sử dụng trong các mode A/C, SIMV và hỗ trợ áp lực. Hơn nữa trong VG, bác sỹ có thể đặt trước Vt trung bình cũng như PIP, PEEP, Ti và tần số thở. Áp lực thở vào được đặt ở giới hạn áp lực trên mong muốn. Nếu máy bơm khí vào bệnh nhân đạt đến áp lực này mà Vt đặt trước lại không đủ thì sẽ có báo động. Vì trong kiểu thông khí này, điều chỉnh PIP dựa vào Vt thở ra nhưng khi tăng PIP lên thì không muốn cho thở bù quá mức do vậy khi điều chỉnh PIP, máy thở cũng không bù lại ngay theo sự thay đổi nhiều trong các nhịp thở tự nhiên. Một điểm nữa là máy cũng sử dụng Vt thở ra đo được trước đó để xác định PIP cần điều chỉnh chứ không phải là dựa vào Vt thở ra ngay ở nhịp thở đó.Đây cũng là điểm quan trọng phần nào gây khó khăn cho các thầy thuốc khi áp dụng vào thực tế lâm sàngVG tự động bù lại khi có những thay đổi về độ giãn nở phổi, sức kháng và thở tự nhiên của bệnh nhân. VG sử dụng tốt cho các trẻ sơ sinh vẫn còn thở tự nhiên nhưng có các cơn ngừng thở theo chu kỳ và không phải hỗ trợ hô hấp nhiêuVề lý thuyết thì kiểu thông khí này cũng dễ dàng cai máy hơn. Phần lớn các trẻ nhỏ có thể cai máy và rút ống nội khí quản nếu PIP dưới 10-12cmH2O và FiO2 dưới 0,35.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cheema IU, Ahluwalia JS. Feasibility of tidal volume-guided ventilation in newborn infants: a randomized, crossover trial using the volume guarantee modality. Pediatrics. 2001 Jun;107(6):1323-8. 2. Cheema IU, Sinha AK, Kempley ST, Ahluwalia JS. Impact of volume guarantee ventilation on arterial carbon dioxide tension in newborn infants: a randomised controlled trial. Early Hum Dev. 2007;83 (3):183 –1893. Fischer HS, Roehr CC, Proquitté H, Hammer H, Wauer RR, Schmalisch G. Is volume and leak monitoring feasible during nasopharyngeal continuous positive airway pressure in neonates? Intensive Care Med. 2009 Nov;35(11):1934-41.4. Gupta S, Sinha SK, Donn SM. The effect of two levels of pressure support ventilation on tidal volume delivery and minute ventilation in preterm infants. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed. 2009 Mar;94(2):F80-3. Epub 2008 Aug 1.5. Herrera CM, Gerhardt T, Claure N, Everett R, Musante G, Thomas C, Bancalari E. Effects of volume-guaranteed synchronized intermittent mandatory ventilation in preterm infants recovering from respiratory failure. Pediatrics. 2002 Sep;110(3):529-33.6. Heulitt MJ, Thurman TL, Holt SJ, Jo CH, Simpson P. Reliability of displayed tidal volume in infants and children during dual-controlled ventilation. Pediatr Crit Care Med. 2009 Nov;10(6):661-7.7. Hummler H, Schulze A. New and alternative modes of mechanical ventilation in neonates. Semin Fetal Neonatal Med. 2009 Feb;14(1):42-8. Epub 2008 Oct 23.8. Kallet RH, Campbell AR, Dicker RA, Katz JA, Mackersie RC. Work of breathing during lung-protective ventilation in patients with acute lung injury and acute respiratory distress syndrome: a comparison between volume and pressure-regulated breathing modes. Respir Care. 2005;50 (12):1623 –16319. Keszler M, Abubakar K. Volume guarantee: stability of tidal volume and incidence of hypocarbia. Pediatr Pulmonol. 2004;38 (3):240 –245 10. Lista G, Castoldi F, Fontana P, et al. Lung inflammation in preterm infants with respiratory distress syndrome: effects of ventilation with different tidal volumes. Pediatr Pulmonol. 2006;41 (4):357 –36311. Lista G, Colnaghi M, Castoldi F, et al. Impact of targeted-volume ventilation on lung inflammatory response in preterm infants with respiratory distress syndrome (RDS). Pediatr Pulmonol. 2004;37 (6):510 –51412. Rocha G, Saldanha J, Macedo I, Areias A. Respiratory support strategies for the preterm newborn - National survey 2008. Rev Port Pneumol. 2009 Nov-Dec;15(6):1043-71. 13. Patel DS, Sharma A, Prendergast M, Rafferty GF, Greenough A. Work of breathing and different levels of volume-targeted ventilation. Pediatrics. 2009 Apr;123(4):e679-84. Epub 2009 Mar 2.14. Polimeni V, Claure N, D'Ugard C, Bancalari E. Effects of volume-targeted synchronized intermittent mandatory ventilation on spontaneous episodes of hypoxemia in preterm infants. Biol Neonate. 2006;89 (1):50 –5515. Scopesi F, Calevo MG, Rolfe P, Arioni C, Traggiai C, Risso FM, Serra G. Volume targeted ventilation (volume guarantee) in the weaning phase of premature newborn infants. Pediatr Pulmonol. 2007 Oct;42(10):864-70.16. Sharma A, Milner AD, Greenough A. Performance of neonatal ventilators in volume-targeted ventilation mode. Acta Paediatr. 2007;96 (2):176 –18017. Singh J, Sinha SK, Clarke P, Byrne S, Donn SM. Mechanical ventilation of very low birth weight infants: is volume or pressure a better target variable? J Pediatr. 2006;149 (3):308 –31318. Sunil K. Sinha, Steven M. Donn. Volume - Controlled Ventilation. Assisted Ventilation of the Neonate. Fourth edition, 2003: 171-18219. Szymankiewicz M, Vidyasagar D, Gadzinowski J. Predictors of successful extubation of preterm low-birth-weight infants with respiratory distress syndrome. Pediatr Crit Care Med. 2005;6 (1):44 –49 . So sánh thông khí kiểm soát thể tích với thông khí kiểm soát áp lựcCác thông số Kiểm soát thể tích Kiểm soát áp lựcThông số kiểm soátcố địnhThể tích Áp. trước thể hiện ở chu kỳ 3• Thể tích : Thông khí kiểm soát thể tích thể hiện ở chu kỳ 4. Ở đây thể tích được thể hiện như là diện tích dưới đường cong dòng thể

Ngày đăng: 25/10/2012, 11:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan