1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn và các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở thành phố cần thơ

124 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI Đề tài bao gồm 6 chương với nội dung chính như sau: 1 Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, có nhiều cơ hội phát triển, du lịch

Trang 1

MỤC LỤC

TRANG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU - 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu - 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn - 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - 3

1.2.1 Mục tiêu chung - 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể - 3

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - 3

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định - 3

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu - 4

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - 4

1.4.1 Địa bàn nghiên cứu - 4

1.4.2 Thời gian nghiên cứu - 4

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu - 4

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 6

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN - 6

2.1.1 Các khái niệm cơ bản trong du lịch - 6

2.1.3 Du lịch sinh thái bền vững - 11

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 12

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu - 12

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu - 12

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu - 13

2.2.4 Khung nghiên cứu - 20

Trang 2

TRANG CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT

VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ -21

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DLST TP.CT - 21

3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên - 21

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn - 24

3.1.3 Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng và hạ tầng xã hội - 26

3.1.4 Đánh giá chung các điều kiện và nguồn lực phát triển du lịch sinh thái Thành Phố Cần Thơ - 28

3.2 CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CHỦ YẾU TẠI TP.CẦN THƠ - 29

3.2.1 Du lịch sinh thái - 29

3.2.2 Du lịch văn hóa - 33

3.2.3 Du lịch MICE - 33

3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TP.CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2004 – 2006 - 34

3.3.1 Số liệu thống kê về du khách - 34

3.3.2 Thu nhập từ hoạt động du lịch - 37

3.3.3 Cơ sở vật chất du lịch - 38

3.3.4 Lao động ngành - 39

3.3.5 Đầu tư phát triển - 40

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SẢN PHẨM DLST Ở TP CẦN THƠ -42

4.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DU KHÁCH - 42

4.1.1 Giới tính - 42

4.1.2 Độ tuổi của du khách - 42

4.1.3 Nơi ở của du khách - 43

4.1.4 Thu nhập - 44

4.1.5 Nghề nghiệp - 45

4.1.6 Trình độ học vấn - 45

4.1.7 Thói quen đi du lịch - 46

Trang 3

TRANG

4.2 THỊ HIẾU VÀ QUAN NIỆM CỦA DU KHÁCH

VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI - 52

4.2.1 Lý do quan trọng nhất mà du khách chọn tham quan du lịch ở CT 52

4.2.2 Các hoạt động du khách thích nhất khi đến du lịch tại TP.CT - 54

4.2.3 Quan niệm của du khách về loại hình du lịch sinh thái - 55

4.3 KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH - 56

4.3.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu về các hoạt động - 56

4.3.2 Khả năng đáp ứng về sức chứa tại các điểm vườn - 57

4.4 TỔNG CHI PHÍ DU HÀNH CỦA DU KHÁCH - 58

4.4.1 Khoảng cách giữa các vùng du lịch so với điểm đến - 58

4.4.2 Chi phí vận chuyển trung bình/khách - 58

4.4.3 Chi phí lưu trú trung bình/khách - 59

4.4.4 Chi tiêu tại điểm trung bình/khách - 59

4.4.5 Chi phí du hành của du khách - 60

4.4.6 Cơ cấu chi phí du hành của du khách - 61

4.5 XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THU HÚT DU KHÁCH ĐẾN THAM QUAN DLST TẠI TP.CẦN THƠ - 63

4.5.1 Nhân tố về danh tiếng - 64

4.5.2 Nhân tố về sự thuận tiện - 64

4.5.3 Nhân tố về sự hưởng thụ - 64

4.6 XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN SẢN PHẨM DLST Ở TP.CT - 65

4.6.1 Về thắng cảnh tự nhiên - 66

4.6.2 Về sự thân thiện của người dân địa phương - 66

4.6.3 Về hướng dẫn viên - 67

4.6.4 Về hệ thống thông tin liên lạc - 67

4.6.5 Về điều kiện an ninh - 68

4.6.6 Về phong cách phục vụ của nhân viên - 69

4.6.7 Về an toàn vệ sinh thực phẩm - 69

4.6.8 Về sự đa dạng của nhà hàng, khách sạn - 70

4.6.9 Về hệ thống giao thông - 71

Trang 4

TRANG

4.6.10 Về hàng lưu niệm, sản vật của địa phương - 71

4.6.11 Về tính liên kết giữa các điểm du lịch - 72

4.6.12 Về sự đa dạng của các hoạt động vui chơi giải trí - 73

4.7 ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH - 74

4.7.1 Đối với khách du lịch nói chung - 74

4.6.2 Đối với khách địa phương - 76

4.6.3 Đối với khách trong nước - 77

4.6.4 Đối với khách quốc tế - 78

4.6.5 Mức độ thỏa mãn sau khi trừ chi phí cơ hội - 79

4.6.6 Chi phí cơ hội của du khách - 80

4.8 PHẢN ỨNG CỦA DU KHÁCH -81

4.8.1 Sự quay lại của du khách đối với điểm vườn du lịch sinh thái trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ - 81

4.8.2 Mức độ tuyên truyền, quảng bá của du khách - 81

4.9 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH - 82

4.9.1 Những kết quả đạt được - 82

4.9.2 Những hạn chế - 84

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ -85

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN - 85

5.1.1 Tồn tại - 85

5.1.2 Nguyên nhân - 85

5.2 CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP - 88

5.2.1 Quan điểm, định hướng phát triển của ngành du lịch TP.Cần Thơ - 88

5.2.2 Những đánh giá, quan điểm, nhận xét của du khách - 91

5.3 MA TRẬN SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) - 93

5.2.1 Điểm mạnh - 93

5.2.2 Điểm yếu - 94

5.2.3 Cơ hội - 95

5.2.4 Thách thức - 96

5.2.5 Ma trận phân tích SWOT - 97

Trang 5

TRANG

5.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

VÀ PHÁT TRIỂN DLST Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ - 99

5.4.1 Giải pháp khắc phục chất lượng dịch vụ sản phẩm DLST - 99

5.4.2 Giải pháp nâng cao ý thức của người dân và năng lực quản lý của cán bộ - 100

5.4.3 Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng - 100

5.4.4 Giải pháp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý - 102

5.4.5 Giải pháp tạo ra sản phẩm đặc trưng - 102

5.4.6 Giải pháp để trở thành trung tâm DLST ở ĐBSCL - 107

5.4.7 Giải pháp thu hút đầu tư - 108

5.4.8 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai - 108

5.4.9 Giải pháp quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu - 108

5.5 NHỮNG TÁC ĐỘNG TRONG KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ - 110

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 111

6.1 KẾT LUẬN - 111

6.2 KIẾN NGHỊ - 112

6.2.1 Đối với những người làm du lịch - 112

6.2.2 Đối với Sở Du Lịch Thành Phố Cần Thơ - 112

6.2.3 Đối với Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ - 113

Trang 6

MỤC LỤC BẢNG

TRANG

Bảng 1 BẢNG XẾP HẠNG CÁC NHÂN TỐ - 16

Bảng 2 DANH SÁCH 21 ĐIỂM VƯỜN ĐẠT TIÊU CHUẨN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ - 24

Bảng 3 DANH SÁCH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA - 26

Bảng 4 DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ THỂ THAO - VĂN HÓA VÀ VUI CHƠI GIẢI TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN TP.CT - 27

Bảng 5 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LƯỢNG KHÁCH TỪ 2004 – 2006 - 35

Bảng 6 CHI TIÊU BÌNH QUÂN CỦA DU KHÁCH TỪ 2004 – 2006 - 36

Bảng 7 CƠ CẤU THU NHẬP DU LỊCH TỪ 2004 – 2006 - 37

Bảng 8 CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA TP.CT - 38

Bảng 9 NƠI Ở CỦA DU KHÁCH - 43

Bảng 10 THU NHẬP CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA - 44

Bảng 11 THU NHẬP CỦA KHÁCH QUỐC TẾ - 44

Bảng 12 NGHỀ NGHIỆP CỦA DU KHÁCH - 45

Bảng 13 TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA DU KHÁCH - 46

Bảng 14 THỜI GIAN LƯU TRÚ TRUNG BÌNH CỦA DU KHÁCH - 47

Bảng 15 THÔNG TIN VỀ DU LỊCH CẦN THƠ - 49

Bảng 16 ĐẶC TÍNH CỦA DU KHÁCH TẠI TP CẦN THƠ - 51

Bảng 17 LÝ DO DU KHÁCH CHỌN THAM QUAN Ở CẦN THƠ - 52

Bảng 18 SỰ PHỤ THUỘC CỦA CÁC LÝ DO QUAN TRỌNG VÀO ĐỘ TUỔI DU KHÁCH - 53

Bảng 19 BẢNG XẾP HẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG DU KHÁCH THÍCH NHẤT KHI ĐẾN DU LỊCH TẠI TP.CT - 54

Bảng 20 QUAN NIỆM CỦA DU KHÁCH VỀ LOẠI HÌNH DLST - 55

Bảng 21 KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU KHÁCH DU LỊCH - 56

Bảng 22 THỰC TRẠNG DIỆN TÍCH KHÔNG GIAN TẠI CÁC ĐIỂM VƯỜN DU LỊCH SINH THÁI - 57

Trang 7

TRANG

Bảng 23 KHOẢNG CÁCH VÙNG DU LỊCH - 58

Bảng 24 CHI PHÍ VẬN CHUYỂN TRUNG BÌNH / KHÁCH - 58

Bảng 25 CHI PHÍ LƯU TRÚ TRUNG BÌNH / KHÁCH - 59

Bảng 26.CHI TIÊU TẠI ĐIỂM TRUNG BÌNH / KHÁCH - 59

Bảng 27 CHI PHÍ DU HÀNH CỦA DU KHÁCH - 60

Bảng 28 PHƯƠNG TIỆN TIẾP CẬN ĐIỂM VƯỜN CỦA DU KHÁCH - 60

Bảng 29 CƠ CẤU CHI PHÍ DU HÀNH CỦA DU KHÁCH - 61

Bảng 30 BẢNG TÍNH ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ LÝ DO DU KHÁCH CHỌN THAM QUAN DU LỊCH Ở CẦN THƠ - 63

Bảng 31 MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI DU LỊCH SINH THÁI Ở TP.CT - 65

Bảng 32 SỰ PHỤ THUỘC GIỮA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THẮNG CẢNH TỰ NHIÊN VÀ NHÓM KHÁCH - 66

Bảng 33 SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỰ THÂN THIỆN CỦA NGƯỜI DÂN VÀO GIỚI TÍNH - 67

Bảng 34 SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ HƯỚNG DẪN VIÊN VÀO NHÓM KHÁCH - 67

Bảng 35 SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC VỚI TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN - 68

Bảng 36 SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ĐIỀU KIỆN AN NINH VÀO ĐỘ TUỔI - 68

Bảng 37 SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ PHONG CÁCH PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN VÀO NHÓM KHÁCH - 69

Bảng 38 SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀO ĐỘ TUỔI - 70

Bảng 39 SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỰ ĐA DẠNG CỦA NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN VỚI ĐỘ TUỔI - 70

Bảng 40 SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀO GIỚI TÍNH - 71

Bảng 41 SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ HÀNG LƯU NIỆM, SẢN VẬT ĐỊA PHƯƠNG VÀO NHÓM KHÁCH - 72

Trang 8

TRANG

Bảng 42 SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ TÍNH LIÊN

KẾT GIỮA CÁC ĐIỂM DU LỊCH VÀO NHÓM KHÁCH - 72

Bảng 43 SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI, GIẢI TRÍ VÀO NHÓM KHÁCH 73 Bảng 44 MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH DU LỊCH - 74

Bảng 45 MỨC ĐỘ THỎA MÃNCỦA KHÁCH ĐỊA PHƯƠNG - 76

Bảng 46 MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH TRONG NƯỚC - 77

Bảng 47 MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH QUỐC TẾ - 78

Bảng 48 MỨC ĐỘ THỎA MÃN SAU KHI TRỪ CHI PHÍ CƠ HỘI - 79

Bảng 49 CHI PHÍ CƠ HỘI BÌNH QUÂN TRÊN KHÁCH - 80

Bảng 50 CÁC LÝ DO DU KHÁCH GIỚI THIỆU VỀ DLST TP.CT - 82

Bảng 51 CÁC KIẾN NGHỊ ĐÓNG GÓP CỦA DU KHÁCH - 92 Bảng 52 THỜI GIAN TRỒNG TRÁI CÂY VÀ VỤ LÚA TRONG NĂM - 103

Trang 9

MỤC LỤC HÌNH

TRANG

Hình 1 SƠ ĐỒ MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT - 19

Hình 2 KHUNG NGHIÊN CỨU - 20

Hình 3 HÌNH ẢNH VỀ LÀNG DU LỊCH MỸ KHÁNH - 30

Hình 4 HÌNH ẢNH VỀ VƯỜN DU LỊCH GIÁO DƯƠNG - 31

Hình 5 HÌNH ẢNH VỀ KHU DU LỊCH PHÙ SA - 31

Hình 6 HÌNH ẢNH VỀ VƯỜN CÒ BẰNG LĂNG - 32

Hình 7 LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN CẦN THƠ TỪ 2004 – 2006 - 34

Hình 8 BIỂU ĐỒ GIỚI TÍNH DU KHÁCH - 42

Hình 9 BIỂU ĐỒ ĐỘ TUỔI DU KHÁCH - 42

Hình 10 BIỂU ĐỒ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN CỦA DU KHÁCH - 48

Hình 11 BIỂU ĐỒ THỜI ĐIỂM ĐI DU LỊCH - 50

Hình 12 BIỂU ĐỒ QUYẾT ĐỊNH CHI TIÊU - 50

Hình 13 CƠ CẤU CHI PHÍ DU HÀNH CỦA KHÁCH TỰ SẮP XẾP THAM QUAN - 62

Hình 14 CƠ CẤU CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH - 76

Hình 15 BIỂU ĐỒ TỶ LỆ QUAY LẠI CỦA DU KHÁCH - 81

Hình 16 CƠ CẤU CHI TIÊU CỦA DU KHÁCH ĐẾN CT NĂM 2010 - 89

Hình 17 MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT VỀ DLST Ở TP.CT - 99

Trang 10

CPI Instantaneous carrying capacity (Sức chứa thường xuyên)

Trang 11

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Đề tài bao gồm 6 chương với nội dung chính như sau:

1) Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, có nhiều cơ hội phát triển, du lịch sinh thái miệt vườn được xác định là loại hình du lịch chiến lược cho Thành Phố Cần Thơ Mặc dù du lịch sinh thái Cần Thơ đã phát triển nhanh chóng nhưng vẫn chưa thể hiện được vai trò của mình trong ngành du lịch Đó là bởi vì sản phẩm du lịch chưa đặc trưng, sáng tạo, đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa chuyên nghiệp, các điểm vườn còn phát triển tự phát, công tác quảng bá du lịch chưa tốt

2) Sử dụng những phương pháp thống kê như phân tích tần số, bảng chéo, xếp hạng, để biết được thói quen, sự ưa thích và phản ứng của du khách Phương pháp tính điểm mức độ hài lòng của du khách cho thấy du khách đã hài lòng đối với chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn ở Thành Phố Cần Thơ Việc áp dụng phương pháp Willingness To Pay đã tìm ra kết quả là du khách hoàn toàn thỏa mãn với mức độ thỏa mãn là +81.600đ (mức độ thỏa mãn của du khách so với thực chi là 11,91%); trong đó khách địa phương là 2,61%; khách trong nước là 7,55% và khách quốc tế là 14,28% Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy hai yếu tố có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn du lịch sinh thái ở Cần

Thơ của khách du lịch lần lượt là yếu tố chi phí thấp và yếu tố dễ tiếp cận điểm đến

3) Thông qua mô hình phân tích SWOT đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn như sau: các biện pháp để khắc phục chất lượng như: (1)Khai thác sản phẩm hàng lưu niệm, làng nghề,

và các hoạt động đặc trưng như dạy du khách làm nón bằng lá dừa, tấm lót bằng lục bình, hoạt động hái trái cây (2)Tạo ra sản phẩm đặc trưng dựa trên thế mạnh sông nước, chợ nổi của vùng (3)Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các nước khác (4)Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên của người dân; Về phát triển lâu dài là (5)Thu hút đầu tư và đầu tư vào quà lưu niệm, hoạt động vui chơi, giải trí, cơ sở vật chất giao thông đường bộ, đường thủy (6)Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho tương lai (7)Tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu bằng cách thắt chặt mối quan hệ với các công ty du lịch ở TP.HCM, Hà Nội,… và các ấn phẩm sách, báo, đĩa VCD, DVD,… thông qua các sự kiện du lịch

nổi bật như Mekong festival, sự kiện năm du lịch quốc gia 2008

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, con người ngày

càng bận rộn, căng thẳng với những công việc, với những công nghệ tinh vi Chính vì thế, để đáp ứng được với nhu cầu công việc ngày càng cao con người phải giải tỏa căng thẳng, thư giãn bằng những chuyến đi du lịch, những chuyến đi

dã ngoại cùng với người thân hay bạn bè Du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người trên khắp thế giới Loại hình du lịch sinh thái được chú trọng phát triển nhất bởi các đặc trưng độc đáo như: đem con người sống gần gũi với thiên nhiên, tạo ra môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp cho các thành phố, khu vực, và có được sự phát triển bền vững

Ở Việt Nam, du lịch sinh thái chỉ mới phát triển vào thời gian gần đây, nhưng tốc độ phát triển rất nhanh, bởi Việt Nam là một đất nước có rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái như: nguồn tài nguyên núi đá vôi, nguồn tài nguyên rừng, và đặc biệt là nguồn tài nguyên về sông ngòi, kênh rạch và các vườn cây ăn trái có rất nhiều ở ĐBSCL

Các khu du lịch, các điểm, vườn du lịch sinh thái liên tục được xây dựng

để phục vụ nhu cầu cho du khách không chỉ quốc tế mà còn cho cả du khách nội địa Các dịch vụ tại đây đều mang đậm các đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, nhưng cũng mang tính hiện đại; tất cả đều mang lại cho du khách cảm giác thư giãn, thoải mái thật sự Tuy nhiên, do việc xây dựng và phát triển các khu du lịch này chưa hợp lý nên hầu hết các khu này không tạo được sự khác biệt làm cho khách cảm thấy nhàm chán khi đến tham quan từ hai nơi trở lên Đồng thời chất lượng dịch vụ cũng ngày càng kém đi do sự đào tạo và quản lý không tốt

Việc phát triển mô hình du lịch sinh thái tại Thành Phố Cần Thơ không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn nhằm bảo tồn và phát huy tài nguyên thiên nhiên và những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp cho thế hệ trẻ cũng như du khách quốc tế hiểu được đời sống của người dân vùng đồng bằng sông nước Cửu Long

mà ông cha ta đã tích lũy qua hàng ngàn năm

Trang 13

Bên cạnh đó, năm 2008 là năm du lịch quốc gia được tổ chức tại TP Cần

Thơ với chủ đề: “Miệt vườn sông nước Cửu Long” Đây cũng chính là một

thách thức to lớn đặt ra cho ngành du lịch của Thành phố Cần Thơ

Chính vì những lý do trên nên em đã chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn và các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở Thành phố Cần Thơ” Em mong muốn

tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái ngày càng giảm sút, qua đó đề xuất một số biện pháp khắc phục và phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Mô hình du lịch sinh thái ở Việt Nam ngày càng được các chuyên gia về du lịch quan tâm hơn Bởi nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và dồi dào

ở Việt Nam rất thích hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái này Theo GS.TS

Võ Quý, Đại học Quốc gia Hà Nội, người từng đoạt giải thưởng “Hành tinh

xanh”, nhận định: “Rồi đây, du lịch sinh thái ngày càng phát triển Xu thế mọi

người là tìm đến thiên nhiên, những nơi còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ” [theo

www2.vietnamnet.vn] Còn theo Giáo sư Ross Dowling, ủy viên hội đồng Tổ

chức Du lịch Ấn Độ Dương (IOTO), đã khẳng định “Du lịch sinh thái đang phát triển rầm rộ trên thế giới và đây là một cơ hội lớn cho việc phát triển ngành du lịch tại Việt Nam” tại hội thảo "Phát triển ngành công nghiệp du lịch

VN" [theo Tuổitrẻ Online] Chính vì vậy, loại hình du lịch sinh thái cần thiết phải

được nghiên cứu và quan tâm nhiều hơn, để phát triển tốt hơn ở ĐBSCL mà cụ thể là ở TP Cần Thơ

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn

Xét về mặt thực tiễn, Cần Thơ là trung tâm du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông nước miền Tây Nam Bộ, rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch này, tuy nhiên do sản phẩm còn tương đối nghèo nàn và trùng lắp với các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Tiền Giang,… nên không tạo được sự khác biệt Do đó, nhiều du khách đã không muốn trở lại các điểm du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ

mà họ đã đến

Trang 14

Tuy nhiên, với tầm nhìn chiến lược của các chuyên gia trong ngành du lịch, loại hình du lịch này càng được quan tâm hơn, và biểu hiện là chương trình năm

du lịch quốc gia 2008 “Miệt vườn sông nước Cửu Long” sẽ được tổ chức tại

Cần Thơ với nhiều chính sách ưu đãi đã tạo ra một cơ hội lớn cho loại hình du lịch này Do đó, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ và tìm ra các giải pháp phát triển cho du lịch sinh thái TP.CT là một trong những vấn đề cấp thiết cần sớm thực hiện

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ của các sản phẩm du lịch sinh thái đã được khai thác ở Thành Phố Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành Phố

Cần Thơ Để tiện cho việc diễn giải trong bài Luận Văn, thuật ngữ “chất lượng dịch

vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn” sẽ được viết ngắn gọn là “chất lượng du lịch sinh thái”

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

+ Đánh giá chất lượng du lịch sinh thái thông qua sự hài lòng của du khách + Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái ở Thành Phố Cần Thơ

+ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

+ Khách du lịch hài lòng nhiều về sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn ở TP.Cần Thơ

ª Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp tính điểm hài lòng của du khách

+ Khách du lịch rất thoả mãn với mức chi phí phải chi ra khi du lịch tại TP.Cần Thơ

ª Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp Willingness To Pay + Yếu tố có nhiều điểm du lịch hấp dẫn và chi phí thấp là hai nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn du lịch sinh thái ở Cần Thơ của khách du lịch

ª Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố

Trang 15

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu: là những câu hỏi chính mà chúng ta sẽ trả lời

được sau khi nghiên cứu

Gồm có 3 câu hỏi sau:

1) Các nhân tố chi phí đi lại, thu nhập, các điều kiện kinh tế xã hội của du

khách có ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của du khách như thế nào?

2) Giá trị kinh tế hàng năm từ du lịch tại các điểm nghiên cứu là bao nhiêu? 3) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sẵn sàng chi trả của du khách?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu là trong phạm vi Thành Phố Cần Thơ chủ yếu là nơi có các điểm và các khu du lịch sinh thái

1.4.2 Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ ngày 02.04.2007 kể từ khi tiến hành

thu thập số liệu cho đến khi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu vào ngày 20.05.2007

Số liệu thứ cấp được sử dụng để nghiên cứu từ năm 2004 – 2006

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

+ Ý kiến, thói quen và sự lựa chọn của du khách

+ Ý kiến và sự sẵn sàng đón tiếp của những người làm du lịch

+ Chất lượng các dịch vụ của sản phẩm du lịch được khai thác ở Cần Thơ

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

œ Tác giả Huỳnh Nhựt Phương – Cần Thơ, tháng 06/2005 – Du lịch sinh

thái và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thành Phố Cần Thơ

Thông qua các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp Willingness To Pay, phương pháp xếp hạng, tác giả đã tìm hiểu được những yếu tố bị tác động xung quanh sự thay đổi giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm và các nguyên nhân tạo nên tính thời vụ của du lịch sinh thái từ đó đề ra các biện pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch sinh thái

œ Tác giả Dương Quế Nhu – Cần Thơ, tháng 06/2004 - Đánh giá mức

thỏa mãn nhu cầu khách quốc tế của du lịch Cần Thơ và một số biện pháp thu hút khách du lịch đến Cần Thơ

Tác giả đã vận dụng chủ yếu phương pháp phân tích Travelling Cost và phương pháp So Sánh Lợi Ích Chi Phí để đánh giá mức thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch quốc tế

Trang 16

œ Tác giả Phạm Thị Ngọc – TP.HCM, năm 2004 – Góp phần định hướng quy hoạch du lịch sinh thái vùng ĐBSCL

Tác giả đã nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và thực hiện việc đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Tạo cơ sở khoa học cho các đề xuất định hướng thiết kế và quy hoạch lãnh thổ du lịch sinh thái bền vững bằng cách

sử dụng các phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên (chồng xếp bản đồ, nhân tố trội, xác định ranh giới) và phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái vùng ĐBSCL (quy hoạch các tuyến, cụm, điểm du lịch sinh thái; xác định ranh giới giữa các đơn vị du lịch sinh thái; nghiên cứu quy hoạch du lịch sinh thái theo quan điểm hệ thống và sinh thái phát triển)

ª Kết luận: Nhìn chung những nghiên cứu trên chỉ nói đến việc tìm hiểu

về tính thời vụ, mức độ thỏa mãn của khách quốc tế và việc quy hoạch du lịch sinh thái cho phù hợp nhưng chưa đánh giá sâu hơn về chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của sản phẩm du lịch sinh thái nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho mô hình du lịch sinh thái miệt vườn ở Thành Phố Cần Thơ phát triển bền vững và đạt hiệu quả hơn nữa

Trang 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Nhằm mục đích lượng hóa dữ liệu và tổng hợp các thông tin phục vụ cho

việc đánh giá mức độ thỏa mãn của du khách với số mẫu phỏng vấn tương đối lớn, ta sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Bên cạnh đó ta cũng áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm giải thích các nguyên nhân làm cho du khách chưa hài lòng đối với chất lượng du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ

2.1.1 Các khái niệm cơ bản trong du lịch

Theo Luật Du Lịch của Việt Nam ban hành ngày 01.01.2006, ta có các định nghĩa về du lịch như sau:

1 Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài

nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

2 Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp

đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

+ Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường

trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

+ Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở

nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

3 Du khách (Excursionist): Là người từ nơi khác đến nhằm thẩm nhận tại

chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên và của cộng đồng xã hội Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống,…

4 Khách tham quan (Visitor): Là người đến với mục đích nâng cao nhận

thức tại chỗ có kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất hay dịch

vụ, song không lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú nào của ngành du lịch

5 Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch

sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn

Trang 18

khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

6 Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài

nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên

du lịch

7 Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên

du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường

8 Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham

quan của khách du lịch

9 Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung

cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không

10 Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu

của khách du lịch trong chuyến đi du lịch

11 Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu

trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

12 Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các

dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu

13 Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm

tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch

14 Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện

tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai

15 Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc

văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững

16 Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc

với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống

17 Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân

văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch

Trang 19

2.1.2 Các loại hình du lịch: Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau, có

thể phân du lịch thành các loại hình khác nhau, ở đây em xin căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành những loại hình du lịch sau:

2.1.2.1 Du lịch chữa bệnh

Ở loại hình này, khách đi du lịch do nhu cầu điều trị bệnh tật và nghĩ

dưỡng Du lịch nghĩ dưỡng được phân thành:

a) Chữa bệnh bằng khí hậu

b) Chữa bệnh bằng nước khoáng

b) Chữa bệnh bằng bùn

b) Chữa bệnh bằng hoa quả

b) Chữa bệnh bằng sữa (đặc biệt bằng sữa ngựa)

2.1.2.2 Du lịch nghỉ ngơi, giải trí

Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải nghỉ

ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người Đây là loại hình du lịch có tác dụng làm giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng ngày Có thể phân thành các loại như sau:

a) Công viên giải trí

c) Nhà hát và quán rượu

2.1.2.4 Du lịch thể thao

a) Du lịch thể thao chủ động: khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào

hoạt động thể thao Du lịch thể thao chủ động bao gồm:

b) Du lịch thể thao thụ động: Những cuộc hành trình đi du lịch để xem các

cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội thể thao olympic

Trang 20

2.1.2.5 Du lịch văn hóa

Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân từ mọi lĩnh vực

như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng với các phong tục, tập quán của đất nước du lịch Du lịch văn hoá phân làm

2 loại:

a) Du lịch văn hoá với mục đích cụ thể: Khách du lịch thuộc thể loại này

thường đi với mục đích đã định sẵn Thường họ là các cán bộ khoa học, sinh viên

và các chuyên gia

b) Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: gồm đông đảo những người

ham thích kiến thức về thế giới và thỏa mãn những tò mò của mình

2.1.2.6 Du lịch công vụ hay du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event - hội họp, khen thưởng, hội nghị, triễn lãm)

Mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực hiện nhiệm vụ

công tác hoặc nghề nghiệp nào đó Với mục đích này, khách du lịch đi tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỹ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc triễn lãm, hội chợ

2.1.2.7 Du lịch thương gia

Mục đích chính của loại hình du lịch này là đi tìm hiểu thị trường, nghiên

cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng, …

2.1.2.8 Du lịch tôn giáo

Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo giáo khác nhau

2.1.2.9 Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương

Loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những người xa quê

hương đi thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang, …

2.1.2.10 Du lịch quá cảnh

Nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian

ngắn để đến nước khác

2.1.2.11 Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái còn được biết đến dưới nhiều

tên gọi khác nhau như là:

y Du lịch thiên nhiên (Natural Tourism)

y Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-Based Tourism)

Trang 21

y Du lịch môi trường (Environmental Tourism)

y Du lịch đặc thù (Particular Tourism)

y Du lịch xanh (Green Tourism)

y Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)

y Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)

y Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)

y Du lịch nhạy cảm (Sensetized Tourism)

y Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)

y Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)

+ Định nghĩa “Du lịch sinh thái” (DLST)

- Theo Luật Du Lịch “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên

nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm

phát triển bền vững”

- “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn

với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,

có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Nguyễn Đình Hòe)

- “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,

gắn với giáo dục và môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (hội thảo về “xây

dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” năm 1999)

- Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ năm 1998 thì

“DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa

và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”

- Còn theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới “DLST là

du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”

ª Tóm lại, cho dù DLST nói theo một định nghĩa nào đi chăng nữa thì nó

cũng phải hội đủ 2 yếu tố:

(1) Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường

(2) Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng

Trang 22

“Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm,

các tuyến hoặc các khu du lịch sinh thái; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về du lịch sinh thái”

“Miệt vườn là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm

các khu chuyên canh trồng cây ăn trái, hoa, cá cảnh cùng với “văn minh miệt vườn” và cảnh quan vườn tạo nên một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc

có lực hấp dẫn rất lớn đối với việc tham quan du lịch của du khách”

ª Du lịch sinh thái miệt vườn là một dạng của du lịch sinh thái dựa vào

nền văn minh miệt vườn Những hình ảnh được đa số mọi người nhắc đến khi nói

đến hình ảnh miệt vườn là chim trong vườn, những bông hoa đang nở, những

miếng trầu đỏ rực như tình cảm láng giềng với nhau, những bụi chuối sau hè,…

2.1.3 Du lịch sinh thái bền vững

2.1.3.1 Khái niệm

“Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và

vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ

du lịch tương lai.” (Theo Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế - WTTC)

“Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch

nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm tới việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”

2.1.3.2 Các nguyên tắc của DLST bền vững

+ DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của các thông tin cơ bản nhưng đa

dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển du lịch + Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội, văn hóa Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển DLST bền vững

+ Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường

+ Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… (chủng loài thực vật, động vật, bản sắc văn hóa dân tộc,…)

Trang 23

+ Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với Quốc gia + Phải hỗ trợ kinh tế địa phương tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây + Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách

+ Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh

+ Đào tạo cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

TP.Cần Thơ là địa điểm được chọn để nghiên cứu bởi vì đây là trung tâm

du lịch sinh thái của Đồng Bằng Sông Cửu Long, lại là nơi triển khai năm du lịch

quốc gia 2008 với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long” Ở đây việc thu

thập số liệu sẽ được phỏng vấn tại 3 điểm là Làng du lịch Mỹ Khánh, Khu du lịch Phù Sa và Bến Ninh Kiều Bởi vì đây là các điểm có lượng khách đến nhiều, hoạt động có hiệu quả và đại diện cho các điểm vườn có đặc điểm khác nhau như vườn cây ăn trái, cồn sông và cảnh quan sông [8, trang 62]

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Trang 24

- Nhóm 2: Khách du lịch trong nước (khách đến từ các tỉnh không thuộc Thành Phố Cần Thơ)

- Nhóm 3: Khách du lịch quốc tế

+ Những người làm du lịch: ý kiến của những người kinh doanh du lịch sinh thái trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

b) Phương pháp chọn mẫu: Dựa vào việc phân loại đối tượng phỏng vấn ở

phần trên, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo từng đối tượng khách Tuy nhiên do không có dữ liệu thống kê phân biệt giữa lượng khách địa phương và khách trong nước nên ở đây 2 đối tượng này được gộp chung thành lượng khách nội địa Dựa vào báo cáo của Sở Du Lịch Cần Thơ năm

2006, lượng khách quốc tế và khách nội địa so với tổng lượng khách được xác định với tỷ lệ lần lượt là 78% và 22%

c) Cỡ mẫu: do thời gian có hạn và để số liệu nghiên cứu được chính xác và

tiện cho việc phân tích số liệu số mẫu thu thập sẽ là 50 mẫu đối với phía khách

du lịch và thực tế số mẫu thu thập được là 50 mẫu Bên cạnh đó em sẽ tìm hiểu thêm về thực trạng, cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém chất lượng trong việc phục vụ và làm hài lòng du khách thông qua việc trao đổi với những chuyên gia trong ngành du lịch và chủ của các điểm vườn du lịch

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1 Đối với mục tiêu thứ nhất là đánh giá chất lượng dịch vụ của sản

phẩm du lịch sinh thái ta sẽ áp dụng các phương pháp phân tích tần số, bảng chéo; và hai phương pháp Willingness To Pay và Travelling Cost dùng để xác định mức độ thỏa mãn của du khách trong quá trình chi tiêu

a) Phương pháp phân tích tần số (frequency distribution)

* Bảng phân phối tần số (frequency table)

Ý nghĩa: bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau

Để lập một bảng phân phối tần số trước hết là phải sắp xếp dữ liệu theo một thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần Sau đó thực hiện các bước sau:

y Bước 1: Xác định số tổ của dãy số phân phối (number of classes)

Số tổ (m) = [(2)x số quan sát(n)]0,3333Chú ý: số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương

Trang 25

y Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k) (class interval)

m

K = Xmax-XminTrong đó Xmax là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối

Xmin là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối

y Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (class boundaries)

Một cách tổng quát: giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới công với khoảng cách tổ (k)

sẽ được giá trị của giới hạn trên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng Giới hạn trên của tổ cuối cùng là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối

y Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ (frequency)

Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát roi vào giới hạn của

tổ đó Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ

* Phân phối tần số tích lũy (Cumulative frequency distibution)

Ý nghĩa: phân phối tần số ở trên là việc lập, tóm tắt các dữ liệu và trình bày các dữ liệu thành bảng hoặc biểu đồ phân phối tần số tích lũy (hay tần số cộng dồn) đáp ứng 1 mục đích khác của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết số quan sát mà giá trị của nó ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó

b) Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation)

Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc

và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt Mô tả dữ liệu bằng Cross – Tabulation được

sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại bởi vì:

(1) Phân tích Cross – Tabulation và kết quả của nó có thể được giải thích và hiểu một cách dễ dàng đối với những nhà quản lý không có chuyên môn thống kê (2) Sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp một sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý

(3) Chuỗi phân tích Cross – Tabulation cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phức tạp

(4) Cross – Tabulation có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô

(5) Phân tích Cross – Tabulation tiến hành đơn giản

Trang 26

* Phân tích Cross – Tabulation 2 biến: còn được gọi là bảng tiếp liên (contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến

c) Phương pháp Willingness To Pay (WTP)

Mức độ thỏa mãn

của khách hàng

(B)

Giá trị khách hàng thu được Thực chi

(WTP)

= –

Trong đó:

Mức độ thỏa mãn của khách hàng (B) chính là sự thỏa mãn về mặt lợi

ích, đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn ở Cần Thơ) với mức thực chi của khách hàng (đó chính là phần chi phí mà khách hàng phải trả cho các khoản chi tiêu tại các điểm, khu du lịch ở Cần Thơ)

Mức độ thỏa mãn của khách hàng (C) chính là sự thỏa mãn về mặt chi

phí của du khách, đó chính là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà du khách hàng sẵn sàng chi trả (Willing to Pay – WTP) với mức thực chi của du khách Đây chính là mức độ thỏa mãn thật sự của du khách

d) Phương pháp Travelling Cost

Để phân tích về mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách Cần phải phân tích dựa trên cơ sở chi phí du khách phải bỏ ra và cái mà du khách đạt được

Về chi phí, vì có một số du khách thường đi du lịch theo kiểu trọn gói, trả tiền một lần cho một công ty kinh doanh du lịch, chứ không phải trả tiền theo kiểu Willing to Pay (đánh giá chất lượng bao nhiêu thì trả bấy nhiêu) Hay nói cách khác, chi phí khách trả là Travelling Cost (tổng chi phí ở các bộ phận: vận chuyển, ăn uống, lưu trú, tham quan du lịch…)

2.2.3.2 Đối với mục tiêu thứ hai là xác định các nguyên nhân ảnh hưởng

tới chất lượng dịch vụ của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành Phố Cần Thơ ta áp dụng phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp so sánh và xếp hạng để xác định các nguyên nhân nào quan trọng hơn

Trang 27

a) Phương pháp phân tích nhân tố

* Khái niệm

Phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu Trong nghiên cứu Marketing, có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có quan hệ tương quan với nhau à thường được rút gọn để có thể dễ dàng quản lý Mối quan

hệ giữa những bộ khác nhau của nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một số biến) Trong phân tích ANOVA hay hồi quy, tất cả các biến nghiên cứu thì có một biến phụ thuộc còn lại là các biến độc lập, nhưng đối với phân tích nhân tố thì không có sự phân biệt này Phân tích nhân tố có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến trong đó mối quan hệ phụ thuộc này được xác định Vì những lý do trên, phân tích nhân tố thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

1 Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến

2 Nhận dạng các biến mới thay thế cho các biến gốc ban đầu trong phân tích đa biến (hồi quy)

3 Nhận dạng một bộ có số biến ít hơn cho việc sử dụng phân tích đa biến

* Mô hình phân tích nhân tố có dạng

Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + … + AimFm + ViUi

Trong đó:

Xi : biến được chuẩn hóa thứ i

Aij: hệ số hồi quy bội của biến được chuẩn hóa thứ I trên nhân tố chung j F: nhân tố chung

Vi: hệ số hồi quy của biến chuẩn hóa I tren nhân tố duy nhất i

Ui: nhân tố duy nhất của biến i

m: số nhân tố chung

Mỗi nhân tố duy nhất thì tương quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân

tố chung Các nhân tố chung có sự kết hợp tuyến tính của các biến được quan sát

Fi = wi1x1 + wi2x2 + … + wikxk

Trong đó:

Fi: ước lượng nhân tố thứ i

wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố

k: số biến

Trang 28

b) Phương pháp so sánh và xếp hạng (Ranking)

+ Ý nghĩa: Đây là phương pháp có nền tảng dựa trên phương pháp tần số, tuy

nhiên nếu phương pháp tần số chỉ có thể biểu hiện sự xuất hiện của từng đối tượng

trong tất cả các đối tượng được quan sát thì phương pháp xếp hạng cho thấy được

sự đánh giá chung của tất cả các đối tượng theo thứ tự quan trọng của nó Phương

pháp này chủ yếu áp dụng cho những câu hỏi về xếp hạng nhiều đối tượng

+ Áp dụng: sau khi tính được tần số xuất hiện của từng đối tượng bằng

phương pháp tần số ta lập được bảng sau:

Bảng được hiểu như sau:

y Cột (1): Thứ hạng của các đối tượng

y Cột (2): điểm của thứ hạng Cột này qui định số điểm mà mỗi hạng nhân

được Thứ hạng cao nhất sẽ nhận số điểm thấp nhất và ngược lại Ví dụ: nếu có 7

đối tượng được xếp hạng, thì đối tượng nào xếp hạng 1 sẽ có số điểm tương

đương là 7 điểm, ngược lại, đối tượng xếp hạng 7 sẽ có số điểm là 1

y Cột (3), cột (5): thể hiện tần số xuất hiện của từng thứ hạng đối với đối

tượng A, B theo sự đánh giá của du khách Giá trị được lấy từ bảng phân phối tần số

y Cột (4), cột (6): điểm số theo từng thứ hạng của đối tượng A và B

y Hàng Tổng: số điểm mà đối tượng A, B có được Sự đánh giá về mức độ

quan trọng giữa các đối tượng được căn cứ vào điểm tổng này

Trang 29

2.2.3.3 Đối với mục tiêu cuối cùng là đề xuất các giải pháp nâng cao chất

lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ ta sẽ dựa vào mô hình phân tích SWOT để đề xuất các giải pháp cho phù hợp và sát với thực tế hơn

* Mô hình phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và

ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ, Trong đó Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty, còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty SWOT thường được kết hợp với PEST (Political, Economic, Social, Technological analysis), mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic, dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận

và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

(1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công

ty để tận dụng các cơ hội thị trường

(2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường

(3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

(4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

Trang 30

NHỮNG ĐIỂM MẠNH (S) NHỮNG ĐIỂM YẾU (W)

Trang 31

2.2.4 Khung nghiên cứu

Trao đổi với chuyên

gia, những người

kinh doanh du lịch

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp

Thu thập thông tin qua báo, tạp chí, internet, Cục Thống kê

Tiến hành Phỏng vấn Khách du lịch

Phân tích dữ liệu sơ cấp

Phân tích dữ liệu thứ cấp

Xác định vấn đề (Đánh giá chất lượng)

Tập hợp các thông tin cần thiết

Áp dụng mô hình phân tích SWOT

Tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển mô hình

Du lịch sinh thái miệt vườn Hình 2 KHUNG NGHIÊN CỨU

Trang 32

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Địa chất, địa hình

Nhìn chung, địa hình của Thành phố Cần Thơ tương đối bằng phằng, có độ dốc rất nhỏ từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây (khoảng 0,3%) Đất ven sông có độ cao từ +1,6m đến +2,1m, cá biệt có khu vực có độ cao từ +2,3m đến +2,5m (Trà Nóc và Cồn Cái Khế) Khu vực nội đồng có độ cao trung bình từ +0,8m đến +1,0m Thành phố Cần Thơ nằm trên khối nền phù sa mới với 5 lớp trầm tích gồm: cát, sét,…(84%) và đất phèn là loại phèn hoạt động gồm 3 tầng: nông, sâu và rất sâu

3.1.1.2 Vị trí địa lý

Cần Thơ là một Thành phố loại I trực thuộc Trung ương, là trung tâm kinh

tế - xã hội vùng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tọa độ địa

lý 105o47’ kinh độ Đông, 10o2’ vĩ Bắc Cần Thơ có diện tích tự nhiên 1.389,6

km2 và dân số 1,12 triệu người

Về ranh giới, Cần Thơ giáp 5 tỉnh:

- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang

- Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang

- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang

- Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp

ª Tỉnh Cần Thơ có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi Nằm ở trung tâm châu thổ sông Cửu Long màu mỡ, với đất phù sa và nước ngọt quanh năm Cần Thơ không chỉ có “gạo trắng nước trong” mà còn là một vùng cây ăn trái trù phú, ruộng đất phì nhiêu và một vùng sinh thái rộng lớn Cần Thơ là nơi

có đầu mối giao thông thuận lợi, tiếp giáp với 5 tỉnh xung quanh

Trang 33

3.1.1.3 Khí hậu

Đặc điểm khí hậu của Thành phố Cần Thơ mang đặc tính của toàn bộ khu vực ĐBSCL là khí hậu nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa mùa khô Cần Thơ hầu như không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực Cần Thơ là 27oC Tháng 4 là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình là 28,5oC, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,3oC Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 Độ ẩm trung bình năm của khu vực là 82% Từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió chủ yếu

là Tây Nam – Tây Tây Nam, tháng 10 hướng gió chuyển dần sang hướng Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 gió chuyển sang hướng Đông-Đông Nam, tháng 4 gió chuyển hướng Nam để tiếp tục chuyển dần sang hướng Tây-Tây Nam Mức độ ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến sức khỏe con người và hoạt động du lịch

Tháng T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Nguồn: Sở du lịch

Thích hợp nhất đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch

Tương đối thích hợp đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch

Tháng 4, 5 chỉ tương đối thích hợp với hoạt động du lịch bởi vì trong thời gian này thời tiết rất nóng nên du khách sẽ cảm thấy rất nóng nực khi đi tham quan ngoài trời, còn tháng 9, 10 là những tháng mưa nhiều nên sẽ tạo cảm giác không thoải mái cho du khách

9

8

3.1.1.4 Thủy văn và sông ngòi

Cần Thơ có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng chiều dài dòng chảy là 3.405km, đạt mật độ 1,8km/km2 Từ tháng 7 đến tháng 11, Cần Thơ chịu ảnh hưởng gián tiếp của lũ sông Hậu Mùa khô vào thời điểm tháng 4 hằng năm và mùa lũ vào tháng 9 hàng năm Cần Thơ có một hệ thống sông ngòi rộng lớn và không bị nhiễm mặn thích hợp cho việc trồng cây ăn quả

3.1.1.5 Sinh vật

Tài nguyên sinh vật của Cần Thơ mang đặc tính chung của khu vực ĐBSCL

là nơi giao thoa của hai hệ sinh thái ngập nước: nước mặn và phèn, do đó có các chủng loại động thực vật phong phú, là nơi có hệ sinh thái đặc trưng cho vùng đất

Trang 34

ngập nước ĐBSCL Với các loài động vật nước ngọt (tôm, cua, cá,…), các loài thực vật của vùng đất ngập nước…cùng với động thực vật của hệ sinh thái canh nông đã tạo nên cho Cần Thơ nhiều sản vật có giá trị, nguồn nguyên liệu quý giá cho sản phẩm ẩm thực đặc trưng của khu vực Cần Thơ thuộc 2 vùng sinh thái:

Tứ giác Long Xuyên (119.660ha, chiếm 86% diện tích tự nhiên) nằm từ Bắc Cái Sắn đến kênh Xà No từ 2 đến 8km và Vùng Tây sông Hậu (19.300ha, chiếm 14% diện tích tự nhiên)

3.1.1.6 Các điểm du lịch tự nhiên có giá trị (du lịch sinh thái)

+ Cần Thơ có tiềm năng du lịch tự nhiên tương đối phong phú và đa dạng: nổi bật nhất là hệ thống sông, kênh rạch có thể được khai thác tạo thành

những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn Các điểm du lịch vườn, làng du lịch Cần thơ cũng đã được đầu tư và khai thác kinh doanh có hiệu quả Có thể kể tới vườn du lịch Mỹ Khánh, khu du lịch Phù Sa, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thủy, vườn Thủy Tiên, Xuân Mai, khu du lịch Ba Láng và nhiều du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt đang phát triển Vườn cò Bằng Lăng đã được bảo

vệ, chăm sóc và khai thác đạt hiệu quả Ruộng đồng của Cần Thơ cũng là tài nguyên du lịch có giá trị, có thể đưa vào khai thác

+ Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm tài nguyên đã và đang khai thác

và tài nguyên mà triển vọng sẽ khai thác Tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng

và phong phú Một số loại tài nguyên du lịch sinh thái chính tại TP.Cần Thơ được khai thác và phục vụ nhu cầu của khác du lịch sinh thái bao gồm:

- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm như: các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng bần,…

- Các hệ sinh thái nông nghiệp: vườn cây ăn trái, làng hoa, đồng ruộng,…

- Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với

sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống dân tộc,…

Trang 35

Bảng 2 DANH SÁCH 21 ĐIỂM VƯỜN ĐẠT TIÊU CHUẨN DU LỊCH

SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ

TÍCH (ha)

TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG

17 Khu DL Bưng Đá Nổi

Nguồn: do Sở Du Lịch Cần Thơ đánh giá – ngày 20 tháng 4 năm 2007

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

3.1.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội

Thành phố Cần Thơ, với vị trí là trung tâm của ĐBSCL đã có được những

bước phát triển mạnh trong thời gian qua Trong 3 năm qua (2004-2006), tổng sản

Trang 36

phẩm nội địa (GDP) của thành phố tăng 1,9 lần so với năm 2003, tăng trưởng bình quân 15,6%/năm; GDP năm 2005 đạt 13.498 tỷ đồng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp lên 39%, dịch vụ chiếm 44%, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 17% GDP Thu nhập bình quân đầu người đạt 15,6 triệu đồng, tăng bình quân 22,9%/năm [www.baocantho.com.vn – ngày 30/04/2007] Năm 2003 Thành phố Cần Thơ với diện tích bằng 3,5%, dân số bằng 6,6% nhưng chiếm tới 9,1% GDP toàn vùng ĐBSCL Tốc độ tăng trưởng trung bình bằng 1,24 bình quân toàn vùng, từng bước chứng tỏ vai trò đầu tàu phát triển kinh tế của khu vực Đó là thuận lợi và thách thức lớn đối với ngành du lịch, để đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì cơ cấu nền kinh tế của một đô thị hiện đại, trung tâm phát triển vùng, đồng thời gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Chỉ

số HDI (chỉ số phát triển con người) cao so với toàn vùng, đạt 0,793 Tổng vốn đầu tư trên địa bàn từ 2004 – 2006 đạt trên 21.000 tỉ đồng, riêng năm 2006 đạt gần 10.000 tỉ đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2003

3.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

a) Dân cư, dân tộc

Năm 2005, dân số toàn thành có 1.137.269 người; mật độ dân số bình quân

là 812 người/km2 Về dân tộc, người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 96,84%, tại Cần Thơ còn có dân tộc Khmer và người Hoa và các dân tộc khác Các dân tộc tại Cần Thơ sống hòa đồng, tôn trọng tập tục của nhau, hình thành nên sự giao thoa hấp dẫn, đặc sắc giữa các dân tộc

b) Lễ hội, ẩm thực

• Lễ hội đình Bình Thủy, lễ hội chùa Ông, Lễ Cholchonam Thomay

• Các món ẩm thực: cháo cá lóc rau đắng đồng, cá lóc nướng trui, canh chua cá linh bông so đũa, chè bưởi Cần Thơ, bánh cống Cần Thơ, bánh tét lá cẩm, bánh xèo Nam bộ, nem nướng Thanh Vân,…

c) Nghề thủ công truyền thống: TP.Cần Thơ có nhiều làng nghề thủ công

truyền thống như: làng trồng hoa Thới Nhựt, làng đan lưới Thơm Rơm, làng đan lợp Thới Long Ngoài ra, Cần Thơ còn nhiều nghề sản xuất truyền thống như dệt chiếu Lê Đăng, trầm nón Long Tuyền, gạch ngói Phú An, tráng bánh, nấu rượu, nuôi cá lồng,…cũng rất có giá trị thu hút du lịch, có thể được nghiên cứu, đưa vào khai thác phục vụ du lịch có hiệu quả

Trang 37

d) Các di tích lịch sử văn hóa

Bảng 3 DANH SÁCH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA

1 Cơ quan đặc ủy An Nam Cộng Sản Đảng Hậu Giang 10 Chùa Nam Nhã

3 Mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị (cụ Cử Trị) 12 Nhà cổ Bình Thủy

5 Chùa Ông (Quảng Triệu hội quán) 14 Chợ nổi Cái Răng

6 Di tích khảo cổ văn hóa Óc Eo (Rạch Bào, Phong Điền) 15 Chợ đêm Tây Đô

7 Chùa Hội Linh – cơ sở cách mạng 1941-1945 16 Long Quang cổ tự

9 Làng cổ Long Tuyền

Nguồn: Sở Du Lịch

3.1.3 Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng và hạ tầng xã hội

3.1.3.1 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

Nhìn chung, so với các tỉnh ĐBSCL nói riêng, cũng như với đa số địa

phương trên cả nước nói chung, Cần Thơ có điều kiện hạ tầng kỹ thuật tương đối

thuận lợi hơn cho phát triển du lịch Đặc biệt các sự kiện lớn đối với Cần Thơ

trong thời gian sắp tới là hoàn thành cầu Cần Thơ (2009), sân bay Trà Nóc

(2010) sẽ là những bước đột phá lớn về cơ sở hạ tầng tạo đà cho phát triển kinh tế

- xã hội trong đó có ngành du lịch

3.1.3.2 Hệ thống hạ tầng xã hội

Là một đô thị lớn nhất ĐBSCL, với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời,

Cần Thơ có hệ thống dịch vụ y tế - giáo dục tương đối phát triển, trong đó đặc

biệt công tác y tế dự phòng luôn được chú trọng Đây là một điều kiện hết sức

thuận lợi cho phát triển du lịch

+ Về cơ sở vật chất năm 2005, y tế Cần Thơ có một trường đại học Y, 10

bệnh viện, 11 phòng khám đa khoa khu vực, 59 trạm y tế xã, phường Tuy nhiên

ngoài các cơ sở y tế tuyến thành phố, các đơn vị cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, cơ

sở vật chất xuống cấp…trang thiết bị còn thiếu Tổng số giường bệnh Cần Thơ có

hiện nay là 1.529, với 1.118 y, bác sĩ (trong đó có 583 y sĩ và 535 bác sĩ) Thời

gian qua, ngành y tế Cần Thơ đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư nâng cao trình

Trang 38

độ và trang thiết bị kỹ thuật Hiện cũng đã có dịch vụ y tế kỹ thuật cao tại Cần Thơ Tuy nhiên để có thể phục vụ lớn nhu cầu của người dân, cũng như của khách

du lịch, Cần Thơ cần có chính sách khuyến khích đầu tư (vốn tư nhân hoặc liên doanh) xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế

+ Trên địa bàn thành phố hiện có 3 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 4 trường công nhân kỹ thuật, 4 trường trung học chuyên nghiệp Đây là những cơ

sở giáo dục đào tạo quan trọng cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch Một điều kiện thuận lợi nữa đối với Cần Thơ là kế hoạch xây

dựng “Trường nghiệp vụ Du lịch” tại Thành phố Cần Thơ nhằm phục vụ địa

phương cũng như các tỉnh ĐBSCL Khi hoàn thành, đi vào hoạt động, đây sẽ là một cơ sở đào tạo nghề vô cùng quan trọng đối với cả vùng

+ Thành phố Cần Thơ là đô thị lớn nhất ĐBSCL nên có hệ thống các cơ sở thể thao – văn hóa tương đối phát triển Đây là điều kiện thuận lợi phục vụ thị trường khách nội địa cũng như loại hình du lịch hội nghị - hội thảo Khi hệ thống các cơ sở này đáp ứng tiêu chuẩn thì Cần Thơ còn có thể trở thành trung tâm thể dục thể thao,

là nơi tổ chức các hoạt động thể thao lớn của quốc gia cũng như quốc tế

Bảng 4 DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ THỂ THAO - VĂN HÓA VÀ

VUI CHƠI GIẢI TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN TP.CT

1 Nhà thi đấu đa năng 9 Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh ĐBSCL)

2 Nhà biểu diễn 10 Bảo tàng quân khu 9

3 Rạp chiếu phim 11 Rạp hát Hậu Giang

4 Nhà văn hóa lao động 12 Công viên văn hóa miền Tây

5 Sân vận động Cần Thơ 13 Công viên nước Cần Thơ

6 Công viên Lưu Hữu Phước 14 Trung tâm Hội chợ, triển lãm quốc tế CT

7 Thư viện Cần Thơ 15 Trung tâm thể dục thể thao Quân khu 9

8 Công viên Ninh Kiều

Nguồn: Sở Du Lịch

+ Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng của Cần Thơ hiện nay phát triển nhất khu vực ĐBSCL, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu khách du lịch, các ngân hàng cũng như các dịch vụ đi kèm (máy rút tiền mặt ATM, máy

Trang 39

thanh toán thẻ tín dụng) mới hầu như chỉ tập trung ở trung tâm Thành Phố Trong tương lai hệ thống này cần được ưu tiên đầu tư phát triển phù hợp với định hướng phát triển du lịch cũng như kinh tế - xã hội của thành phố Mạng lưới các điểm đổi tiền cũng cần được mở rộng, bởi đây là nhu cầu thiết yếu và thực tế của du khách, đặc biệt là khách quốc tế

3.1.4 Đánh giá chung các điều kiện và nguồn lực phát triển du lịch sinh thái Thành Phố Cần Thơ

+ Cần Thơ có vị trí chiến lược, đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng của khu vực ĐBSCL

+ Các điều kiện tự nhiên của Cần Thơ nhìn chung thuận lợi cho phát triển

du lịch sinh thái sông nước miệt vườn

+ Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên của Cần Thơ khá phong phú với nhiều cảnh quan hấp dẫn của vùng sông nước Cửu Long, cây ăn trái, miệt vườn thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch du lịch sinh thái mà đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái miệt vườn tham quan sông nước, cuộc sống dân dã, thoáng mát, yên bình, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nông thôn, du lịch trang trại,… + Cần Thơ có một hệ thống các điểm vườn du lịch sinh thái đạt tiêu chuẩn (do Sở Du Lịch đánh giá) gồm 21 điểm và nhiều điểm du lịch sinh thái đang được đầu tư, phát triển Đồng thời các điểm vườn du lịch sinh thái này được phân

bố rộng khắp trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ

+ Tài nguyên du lịch nhân văn của Cần Thơ khá đặc trưng cho khu vực ĐBSCL nói chung, thuận lợi cho tổ chức các loại hình du lịch văn hóa, tham quan di tích lịch sử, du lịch cộng đồng gắn liền với sinh thái nhân văn của cộng đồng dân cư địa phương Đặc biệt do vị trí đặc biệt của Cần Thơ là trung tâm kinh tế, xã hội, khoa học của vùng ĐBSCL và là cửa ngõ nối khu vực này với các trọng điểm phát triển lân cận như khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ, Campuchia…nên khả năng để phát triển các loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ, phát triển thương mại với quy mô quốc gia, quốc tế và khu vực… kết hợp với du lịch sinh thái là rất lớn

+ Kinh tế - xã hội Cần Thơ có những bước phát triển mạnh trong những năm qua là một thuận lợi lớn đối với sự thu hút đầu tư

Trang 40

+ Kinh tế - xã hội Cần Thơ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút khách du lịch cũng như đầu tư du lịch + Cần Thơ có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xá hội phát triển nhất trong khu vực ĐBSCL, bước đầu các hệ thống hạ tầng này đã tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển du lịch

+ Sự quan tâm của Thành Ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và các ngành các cấp là một thuận lợi vô cùng to lớn đối với phát triển du lịch

ªTóm lại, các tài nguyên du lịch sinh thái của Cần Thơ khá đa dạng và

phong phú, thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc

biệt là loại hình du lịch sinh thái mà cụ thể là Chương trình hành động Quốc Gia

năm 2008 “Miệt vườn sông nước Cửu Long” Mặc dù có những tiềm năng

thuận lợi cơ bản như trên, du lịch Cần Thơ vẫn chưa có những bước phát triển tương xứng với tiềm năng do hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư theo kịp nhu cầu của phát triển, nhận thức về du lịch nói chung, du lịch bền vững nói riêng còn chưa được rõ nét, việc đầu tư cho các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh của địa phương chưa thực sự được đầu tư đúng mức Đồng thời để phát huy tối

đa thuận lợi về mặt vị trí, tính chất, đặc thù của tài nguyên du lịch, quá trình lập

kế hoạch và quản lý phát triển du lịch phải luôn gắn liền với quan điểm và mục tiêu phát triển liên ngành, liên vùng

3.2 CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CHỦ YẾU TẠI TP.CẦN THƠ

3.2.1 Du lịch sinh thái

3.2.1.1 Các điểm vườn du lịch sinh thái tiêu biểu ở TP.Cần Thơ

Dựa vào tiêu chuẩn kinh doanh điểm vườn du lịch của Sở du lịch Cần Thơ (xem phần phụ lục phía sau) về diện tích (ít nhất là 2 hecta) và quy mô cây trồng (ít nhất là 2 loại cây ăn trái),… ta thấy chỉ có 8 điểm du lịch đủ tiêu chuẩn kinh doanh du lịch sinh thái Qua thu thập thông tin, điều tra khảo sát địa bàn và cùng trao đổi với chuyên viên Phòng Quản lý du lịch - Sở du lịch Cần Thơ – Trương Thiên Lý, các chủ điểm vườn, và người dân địa phương gần các điểm du lịch

Em rút ra được thực trạng của các điểm vườn du lịch trên như sau:

a) Làng du Mỹ Khánh: cách trung tâm thành phố 10km Phương tiện có thể

tiếp cận: xe máy, xe ô tô, tàu du lịch, tàu cao tốc Làng du lịch Mỹ Khánh với diện tích

10 ha là một điểm du lịch sinh thái đặc trưng của TP.Cần Thơ với phong cảnh thiên

Ngày đăng: 04/03/2020, 05:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w