1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiền Học Đời 2

2 478 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 14,92 KB

Nội dung

Thiền Học Đời Trần

Thiền Học Đời TrầnThiền Tông ở Việt Nam đã từng trải qua nhiều thời đại. Từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần đặt biệt đời Trần, cuộc đời của các vị thiền sư cũng như cuộc sống sinh hoạt trong chùa gắn bó chặt với đời sống dân tộc, với những thăng trầm của đất nước và cũng bởi hoàn cảnh đặc thù này, mà trong Thiền học Việt Nam có không ít những cư sĩ, những người tu hành nhưng không xuất gia, vừa làm việc đời vừa nghiên cứu về đạo. Tuy không chính thức là Thiền sư nhưng trong số đó đã nổi lên một nhân vật kiệt xuất, có những đóng góp lớn lao cho Thiền Tông Việt Nam nói chung và mang tính khai sáng đối với Thiền phái “Trúc Lâm Yên Tử” đời Trần nói riêng, đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ đã từng theo học với Thiền sư Tiêu Dao, một nhà Thiền học nổi tiếng ở thời nhà Lý là đệ tử trực tiếp của Thiền sư Tức Lự. Tuệ Trung Thượng Sĩ vừa là nhà Thiền học uyên bác và từng là một võ tướng góp nhiều công trạng trong chiến đấu chống quân Nguyên Mông lần thứ II và thứ III, đồng thời cũng là người thầy đã ảnh hưởng sâu sắc đến Trần Nhân Tông là sơ tổ của phái “Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam”.Đề cập đến Thiềnđời Trần và phái Trúc Lâm Yên Tử ai cũng thừa nhận đó là một trong những Thiền phái tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam và Thiền tông Việt Nam.Đặc điểm của Thiền tông Việt Nam là tính “vô ngã vị tha”. Tính “vô ngã vị tha” là một trong những tính chất tiêu biểu của Phật giáo, là mục đích nhưng đồng thời là nguyên nhân là phương tiện chi phối mọi hành động. Vô ngã vị tha là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tùy thuộc với nhau; đặc biệt với triều đại nhà Trần là giai đoạn có sự thử thách cao, đối đầu với quân xâm lược có tầm cở trên thế giới, nên để đạt được mục tiêu chung nhằm giữ gìn nền độc lập cho xứ sở, thì tính chất này càng được bộc lộ mạnh mẽ. Những đố kỵ hiềm khích ganh ghét nhau trong Vua tôi được hóa giải, để tập trung vào mục tiêu chung.Vì vậy mà ở các Thiền sư tính chất “vô ngã” càng được thể hiện rõ nét qua câu nói của sư Trù trì trên dãy núi Yên Tử khuyên vua Trần Thái Tông: “Phàm đấng làm vua cai trị muôn dân thì phải lấy ý muốn của Thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy Tâm thiên hạ làm tâm mình”. Ở đây không phải thực hành tính chất “vô ngã vị tha” mà cần phải có tính chất nhập thế. Bởi vì khi vị Thiền sư có tâm vô ngã thì lúc đó không còn bỉ thử. Thiền sư mới hòa mình trọn vẹn vào cuộc đời, không còn cái tôi sở hữu, nên không còn chấp tướng, chẳng thấy mình là người tu, là khác đời, không tạo thế xa cách. Chính vì vậy mà Tuệ trung, một người đạo cao đức trọng, được vua Thánh Tông khâm phục kính mến ban tặng cho Tuệ trung danh hiệu “Thượng Sĩ”, một danh hiệu tương đương với danh hiệu Bồ Tát.Nhưng khi nghe tin giặc Nguyên xâm lược, Tuệ Trung rời bỏ Thiền Lâm ra trận, sẵn sàng làm một vị tướng. Trong lần chống quân Nguyên Mông Tuệ trung điều có tham gia. Cũng như vua Trần Nhân Tông, sau khi nhường ngôi đã đi “vân du, hành đạo”, không còn mang tư tưởng của mình là một vị vua cai trị muôn dân, ông đã thoát bỏ dễ dàng cái “ta”, đạt được tinh thần “vô ngã” nên mới có hành động “vị tha”, đi vào dân để kêu gọi hành Thập Thiện. Do vậy, nhập thế trước hết đòi hỏi ở người hành đạo, ở một vị Thiền sư là phải có tinh thần “vô ngã” “vị tha”, càng mang lại lợi ích thiết thực. Tinh thần này còn được thể hiện qua cái nhìn về việc đánh giá cao về con người và vai trò của Tuệ Trung, dưới con mắt của nhà Thiền Tuệ Trung được đưa lên tầm cao và được phá bỏ những dị biệt về hình tướng, không còn xét xem đó là một tu sĩ hay là một cư sĩ, là người đạo hay kẻ đời.Như vậy, một triều đại có được tư tưởng Thiền học xuyên suốt, biết vận dụng nó làm kim chỉ nam cho mọi tư tưởng và hành động của mình như triều Trần, nên đã tạo cho Phật giáo đời Trần một tính chất nhập thế, được xem là giáo lý căn bản dùng nó làm nền tảng cho đạo đức xã hội, chính vì vậy mà Phật giáo đời Trần được thể hiện qua các việc làm của vị Thiền sư, họ thực hiện tư tưởng “Hòa quang đồng trần”. Cần thì ra giúp nước, yên thì quay trở về tu hành, cũng như khi có giặc ngoại xâm các Thiền sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào”. Hành động đó xuất phát từ tấm lòng từ bi, cứu khổ, cứu nạn của những người con Phật. Nhưng không chỉ có thế, ở đây xuyên suốt dòng lịch sử phát triển của dân tộc cũng là lịch sử tranh đấu một tinh thần yêu nước nồng nàn, đã kết tinh thành truyền thống nhà Trần. Đồng thời những Thiền sư đã thể hiện được sự kế thừa, tiếp thu đạo Phật một cách chọn lọc và sáng tạo đã bằng những hành động của mình khơi sáng Phật giáo đem lại một sức sống thực sự, làm cho Đạo Phật không bị trở thành giáo điều, khô cứng. Qua các Thiềnđời Trần, Thiền Lý và Thiền hành đã nhập làm một, không phân biệt, chỉ còn lại trí tuệ Bát Nhã được vận dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng mọi phương cách khác nhau để phục vụ nhân sinh.Trong Phật giáo, Trúc Lâm không phải là hình ảnh những Thiền sư ngồi yên lặng tham Thiền nhập định, mà là hình ảnh những Thiền sư ra giúp đời, cứu đời. Bởi vì xét cho cùng, đó cũng chỉ là một CÔNG ĐOẠN, là phương tiện tạo điều kiện cho những người tu hành Thiền, bước đầu đi vào con đường nhận chân thực Tánh, tiếp đến là phương cách thể hiện Thiền phải được thông qua hành động, thể hiện chất Thiền của mình qua hành động, đó là một trong những nét sáng trong Thiền Tông của Việt Nam nói chung và Thiền đời Trần nói riêng.Thiền học đởi Trần là một trong những phái Thiền tiêu biểu cho Thiền học Việt Nam. Các Thiền sư phái Trúc Lâm cũng như các Thiền sư khác của Việt Nam đều đã thể hiện chất Thiền của mình qua hành động. Thiền chính là cuộc đời của mỗi con người, Phật với ta là một, bình đẳng giữa xuất gia và tại gia. Bởi vì cái chính luôn luôn là tâm, mỗi người đã trở thành một người hành Thiền ngay trong đời sống của chính mình, tính chất hòa nhập vào cuộc đời đã làm cho Thiền Tông Việt Nam nói chung và Thiền Tông Trúc Lâm nói riêng mang nột nét riêng biệt đặc thù và trở thành một lối sống. . trong Thiền Tông của Việt Nam nói chung và Thiền đời Trần nói riêng .Thiền học đởi Trần là một trong những phái Thiền tiêu biểu cho Thiền học Việt Nam. Các Thiền. Thiền Học Đời TrầnThiền Tông ở Việt Nam đã từng trải qua nhiều thời đại. Từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần đặt biệt đời Trần, cuộc đời của các vị thiền

Ngày đăng: 24/08/2012, 22:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w