1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN SINH 8 (tiết 1 đến tiết 5)

10 500 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 113 KB

Nội dung

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU A. Mục tiêu: • Kiến thức: - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên. - Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học. - Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học. • Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, tìm tòi, so sánh, . • Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thích môn học. B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị: 1. GV: Bảng phụ lệnh mục I.SGK 2. HS: Xem lại kiến thức sinh học 7 (Lớp Thú), đọc và nghiên cứu bài ở nhà. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định (1’): II. Bài cũ (không) III. Bài mới: 1. ĐVĐ (1’): Trong chương trình Sinh học lớp 7, em đã học các ngành động vật nào? Lớp nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hóa cao nhất? 2. Triển khai bài dạy: a) Hoạt động 1 (17’) Vị trí của con người trong tự nhiên Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Y/c HS đọc thông tin mục I.SGK HS: - N/cứu và xử lí thông tin mục I. - Làm việc cá nhân, xác định những đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật. HS: Báo cáo kết quả, các HS khác theo dõi, nhận xét. GV: Nêu những đặc điểm phân biệt giữa người với động vật? HS: Con người có tiếng nói, chữ viết, . GV: Nhận xét -> KL: I. Vị trí của con người trong tự nhiên. - Về vị trí phân loại, loài người thuộc lớp Thú. - Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật: + Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định. + Có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng và hình thành ý thức. b)Hoạt động 2 (15’) Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh GV: Y/c HS đọc thông tin mục II.SGK Mục đích và nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh là gì? HS: - Hoàn thiện những hiểu biết về thế giới động vật. - Nhận xét lẫn nhau GV: - Nhận xát -> KL: - Y/c HS n/cứu và quan sát H1.1SGK -> thực hiện lệnh mục II. Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội? HS: Y học, tâm lí giáo dục, thể dục thể thao, . GV: Nhận xét, liên hệ thực tế giáo dục HS HS: Tự rút ra KL II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh. - Cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường. - Cung cấp những hiểu biết về phòng chống bện tật và rèn luyện thân thể. - Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới nhiều ngành khoa học: Y học, tâm lí giáo dục, hội họa, thể dục thể thao, . c) Hoạt động 3 (6’) Phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh. GV: Y/c HS đọc thông tin mục III.SGK Nêu những yêu cầu về phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh? HS: Quan sát, làm thí nghiệm, . HS khác: nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét -> KL: III. Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh. Kết hợp quan sát, làm thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế cuộc sống, . IV. Củng cố (3’): 1. Nêu những đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật? 2. Để học tốt môn học, em cần thực hiện theo các phương pháp nào? 3. GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK V. Dặn dò – hướng dẫn về nhà (2’): - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.7SGK) - Đọc và nghiên cứu bài “Cấu tạo cơ thể người” - Kẻ bảng 2 vào vở bài tập. - Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người qua sách báo, bản thân, . Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI A. Mục tiêu: • Kiến thức: - Kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan trong cơ thể người - Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan. • Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, tìm tòi, giải thích, . • Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cơ thể, giữ gìn vệ sinh, yêu thích môn học, bảo vệ môi trường sống. B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, . C. Chuẩn bị: 1. GV: Tranh H2.1 -> 2.3 SGK, mô hình cấu tạo cơ thể người. 2. HS: Kẻ bảng 2 vào vở bài tập, đọc và nghiên cứu bài ở nhà. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định (1’): II. Bài cũ (5’) 1. Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì? 2. Để học tốt môn học, em cần phải thực hiện theo các phương pháp nào? III. Bài mới: 1. ĐVĐ (1’): Cơ thể người có cấu tạo như thế nào? Liệu cơ thể người có cấu tạo giống với cơ thể động vật hay không? 2. Triển khai bài dạy: a) Hoạt động 1 (20’) Cấu tạo cơ thể người Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Y/c HS quan sát H2.1, H2.2 SGK, mô hình -> xác định vị trí các phần của cơ thể HS: - Quan sát, xác định vị trí các phần của cơ thể. - Lên bảng trình bày và tháo lắp mô hình. - Chỉ rõ vị trí cơ quan, bộ phận. GV: Y/c HS thực hiện mục I.SGK I. Cấu tạo cơ thể người. 1. Các phần cơ thể: * Cơ thể người được chia làm 3 phần: - Phần đầu - Phần thân - Phần tay chân * Có 2 khoang: khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách nhau bởi cơ hoành. - Khoang ngực: Tim, phổi, . HS: - Thực hiện lệnh, cá nhân trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét -> KL: Cơ thể người được bao bọc bởi cơ quan nào? HS: Da GV: Y/c HS tìm hiểu các hệ cơ quan trong cơ thể người thông qua việc thực hiện lệnh mục II.b HS: -Thảo luận nhóm -> hoàn thành bảng - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét -> KL: Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể người còn có các hệ cơ quan nào khác? HS: Da, hệ sinh dục, giác quan, . - Khoang bụng: Ruột, dạ dày, . 2. Các hệ cơ quan: - Hệ vận động: Cơ và xương -> vận động, nâng đỡ cơ thể. - Hệ tuần hoàn: Tim và hệ mạch -> V/c chất dinh dưỡng, O 2 đến TB; V/c chất thải, cặn bã đến cq bài tiết. - Hệ tiêu hóa: Miệng, ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa -> tiếp nhận và biến đổi t/ă thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. - Hệ hô hấp: Ống dẫn khí và 2 lá phổi -> thực hiện TĐK O 2 và CO 2 giữa cơ thể với môi trường. - Hệ bài tiết: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái -> bài tiết nước tiểu. - Hệ thần kinh: Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh -> tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động của các cơ quan. b) Hoạt động 2 (14’): Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan GV: Y/c HS n/c thông tin mục II.SGK HS: cá nhân n/c GV: Y/c HS quan sát sơ đồ H2.3 -> t/h lệnh: Quan sát H2.3 cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan khác nói lên điều gì? HS: Hệ TK, hệ nội tiết điều khiển . GV: Nhận xét -> KL: Giải thích rõ sự điều hòa bằng TK và điều hòa bằng cơ chế thể dịch. II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan. Các hệ cơ quan, cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau cùng thực hiện chức năng sống dưới sự điều khiển của hệ TK, hệ nội tiết. IV. Củng cố (3’): 1. Cơ thể người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? 2. Nêu các hệ cơ quan trong cơ thể và chức năng của chúng? 3. GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. V. Dặn dò – HDVN (1’): - Học bài. - Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK). - Đọc và nghiên cứu bài “Tế bào” - Xem lại kiến thức tế bào thực vật ở lớp 6. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 3: TẾ BÀO A. Mục tiêu: • Kiến thức: - Trình bày được cấu trúc cơ bản của tế bào. - Phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào. - Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. • Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, tìm tòi, giải thích, . • Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cơ thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống. B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, . C. Chuẩn bị: 1. GV: Tranh H3.1, bảng phụ H3.2 SGK. 2. HS: Xem lại kiến thức TB thực vật ở lớp 6, đọc và nghiên cứu bài ở nhà. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định (1’): II. Bài cũ (5’) Nêu các hệ cơ quan trong cơ thể người và chức năng của chúng? III. Bài mới: 1. ĐVĐ (1’): Mọi bộ phận, cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào? Vậy tế bào có cấu tạo và chức năng ntn? Có phải tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong cấu tạo và hoạt động sống của cơ thể? 2. Triển khai bài dạy: a) Hoạt động 1 (10’): Cấu tạo tế bào Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Y/c HS quan sát H3.1SGK Trình bày cấu tạo của một tế bào điển hình? HS: Tế bào được cấu tạo gồm HS khác: nhận xét GV: Nhận xét -> KL: Y/c 1 HS lên chỉ tranh trình bày cấu tạo TB. I. Cấu tạo tế bào: Tế bào được cấu tạo gồm: - Màng sinh chất - Chất TB: Lưới nội chất, ti thể, trung thể, ribôxôm, bộ máy Goonghi. - Nhân: Nhân con, nhiễm sắc thể. b) Hoạt động 2 (10’): Chức năng của các bộ phận trong tế bào GV: Y/c HS n/cứu bảng 3.1SGK II. Chức năng của các bộ phận Màng sinh chất, chất TB và nhân có vai trò gì? HS: Cá nhân n/c thông tin -> trình bày GV: Y/c HS thảo luận các câu hỏi sau: - NL để tổng hợp Pr lấy từ đâu? - Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của TB? - Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa MSC, chất TB và nhân? HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, y/c HS ghi nhớ nội dung bảng 3.1SGK. trong tế bào. - MSC: Giúp tế bào thực hiện TĐC với môi trường trong cơ thể. - Chất TB: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào. - Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. c) Hoạt động 3 (7’): Thành phần hóa học của tế bào GV: Y/c HS n/cứu thông tin mục III.SGK Nêu tóm tắt thành phần hóa học của tế bào? HS: Thành phần hóa học gồm GV: Nhận xét -> KL: III. Thành phần hóa học của tế bào: Thành phần hóa học của tế bào gồm: - Chất hữu cơ: Prôteein, lipit, gluxit, axit nucleic. - Chất vô cơ: Canxi, kali, natri, đồng, sắt, . d) Hoạt động 4 (7’): Hoạt động sống của tế bào GV: Giới thiệu sơ đồ H3.2SGK. Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường thể hiện như thế nào? HS: Cơ thể lấy chất dinh dưỡng từ môi trường GV: Nhận xét -> chỉ rõ mqh Các hoạt động sống của tế bào là gì?  liên hệ thực tế GD học sinh bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường sống, . Vì sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? IV. Hoạt động sống của tế bào: - Trao đổi chất - Sinh trưởng và phát triển - Cảm ứng - Sinh sản IV. Củng cố (3’): - GV y/c học sinh làm bài tập 1.SGK. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. V. Dặn dò – HDVN (1’): - Hướng dẫn HS làm bài tập 2 (SGK) - Học bài cũ - Đọc và nghiên cứu bài: “Mô” Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4: MÔ A. Mục tiêu: • Kiến thức: - Trình bày được khái niệm “mô” - Phân biệt được các loại mô chính và chức năng của từng loại mô. • Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, tìm tòi, giải thích, phân tích, so sánh, . • Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường sống. B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, . C. Chuẩn bị: 1. GV: Tranh H4.1 -> H4.4 SGK, bảng phụ 3 SGK. 2. HS: Kẻ bảng 3 vào vở bài tập, đọc và nghiên cứu bài ở nhà. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định (1’): II. Bài cũ (5’) 1. Trình bày cấu tạo của một tế bào điển hình? 2. Trình bày chức năng của các bộ phận trong tế bào? III. Bài mới: 1. ĐVĐ (1’): Nhiều tế bào tập hợp lại tạo thành mô. Vậy mô là gì? Trong cơ thể có những loại mô chính nào? 2. Triển khai bài dạy: a) Hoạt động 1 (10’) Khái niệm mô Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Thông báo nội dung SGK HS: N/c thông tin mục I GV: Hãy kể tên những TB có hình dạng khác nhau mà em biết? HS: TB trứng (h.trứng), TB hồng cầu (h. đĩa), . GV: Thử giải thích vì sao TB có hình dạng khác nhau? HS: Vì mỗi TB thực hiện một chức năng khác nhau, . HS khác: Nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét Nhiều TB có cấu tạo giống nhau,cùng thực hiện một chức năng nhất định gọi là mô. Vậy mô là gì? HS: Tự rút ra khái niệm mô I. Khái niệm mô. Mô là một tập hợp gồm các TB chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau đảm nhận chức năng nhất định. b) Hoạt động 2 (24’) Các loại mô GV: Y/c HS n/cứu thông tin, hình vẽ SGK. Trong cơ thể có mấy loại mô? Hãy kể tên? HS: Quan sát H4.1 -> thực hiện lệnh - Có nhận xét gì về sự sắp xếp các TB ở mô biểu bì? - Mô biểu bì có chue yếu ở đâu? Chức năng của mô biểu bì là gì? HS: Các TB xếp sít nhau, . GV: Y/c HS quan sát H4.2 SGK, n/c thông tin mục 2) HS: T/hiện lệnh Đặc điểm của mô liên kết và c/năng của nó? Máu thuộc mô gì? Vì sao? HS: Mô liên kết. Vì . GV: Y/c HS q/sát H4.3, thảo luận nhóm, thục hiện lệnh. - Hình dạng, cấu tạo TB cơ vân và TB cơ tim giống nhau và khác nhau ở điểm nào? - TB cơ tim có cấu tạo và hình dạng ntn? HS: Thảo luận -> đại diện nhóm trình bày, nhóm khác n/xét, bổ sung. GV: C/năng của mô cơ là gì? VD? HS: Dạ dày -> co bóp t/ă, . GV: Nêu cấu tạo của mô thần kinh? Chức năng của mô thần kinh là gì? HS: Mô thần kinh được cấu tạo . HS khác: N/xét, bổ sung GV: N/xét -> KL Em sẽ bảo vệ môi trường sống ntn để các loại mô cũng như cơ thể được an toàn? II. Các loại mô: 1. Mô biểu bì: - Gồm các TB xếp sít nhau phủ ngoài cơ thể hoặc lót trong các cơ quan rỗng. - C/năng: Bảo vệ, hấp thụ, tiết. 2. Mô liên kết: - Gồm các TB nằm rải rác trong chất nền, có thể có các sợi đàn hồi. - Các loại: Mô sụn, mô sợi, mô xương, mô mỡ, . - C/năng: Tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan, c/năng đệm. 3. Mô cơ: Các TB đều dài, có 3 loại: - Mô cơ vân: TB gồm nhiều nhân nằm sát màng, có vân ngang. - Mô cơ trơn: TB gồm 1 nhân nằm giữa, không có vân ngang, tạo nên thành nội quan. - Mô cơ tim: TB gồm nhiều nhân nằm ở giữa, có vân ngang, tạo nên thành tim. * Chức năng: Co, dãn, tạo nên sự vận động. 4. Mô thần kinh: - Gồm các TB thần kinh và các TB thần kinh đệm. - C/năng: Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, điều hòa hoạt động của các cơ quan. IV. Củng cố (3’): - Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào? - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. V. Dặn dò – HDVN (1’): - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 (tr.17SGK). - Làm bài tập 4 (tr.17SGK) - Đọc và n/c bài “Phản xạ”. - Nắm chắc kiến thức “Mô thần kinh”. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 5 : PHẢN XẠ A. Mục tiêu: • Kiến thức: - Trình bày được chức năng cơ bản của một nowrron. - Trình bày được thành phần của một cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ. • Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, giải thích, phân tích, so sánh, . • Thái độ: Có ý thức trong học tập nhằm hiểu được ý nghĩa của vòng phản xạ đối với hoạt động của cơ thể. B. Phương pháp: Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề. C. Chuẩn bị: 1. GV: Tranh H6.1 -> H6.3 SGK. 2. HS: xem lại cấu tạo và chức năng của mô thần kinh, đọc và nghiên cứu bài ở nhà. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định (1’): II. Bài cũ (5’) 1. Nêu khái niệm mô? Kể tên các loại mô chính trong cơ thể? 2. Nêu cấu tạo và chức năng của mô thần kinh? III. Bài mới: 1. ĐVĐ (1’): Vì sao khi tay ta chạm phải vật nóng, tay ta rụt lại? 2. Triển khai bài dạy: a) Hoạt động 1 (14’) Cấu tạo và chức năng của nơron Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Y/c HS q/sát H6.1SGK. Mô tả cấu tạo của một nowrron điển hình? HS: Q/sát -> Trình bày cấu tạo của nơron GV: Y/c HS đọc thông tin mục I. Trình bày chức năng của nơron? HS: Cảm ứng và dẫn truyền xung TK Có mấy loại nơ ron? Căn cứ vào đâu mà người ta phân chia như vậy? HS: Có 3 loại Nêu chức năng của từng loại nơ ron? HS: Chức năng . Nhận xét gì về hướng dẫn truyền của nơ ron hướng tâm và li tâm? I. Cấu tạo và chức năng của nơ ron. 1. Cấu tạo: Gồm: - Thân nơ ron (nhân, sợi nhánh) - Sợi trục (bao Mielin, cúc Xináp). 2. Chức năng: - Cảm ứng - Dẫn truyền xung TK 3. Các lại nơ ron: - Nơ ron hướng tâm (Nơ ron cảm giác) - Nơ ron trung gian (Nơ ron liên lạc) - Nơ ron li tâm (Nơ ron vận động). HS: Ngược nhau. b) Hoạt động 2 ( 20’) Cung phản xạ GV: Nhấn mạnh mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ. VD: Chân giẫm phải gai . Phản xạ là gì? Nêu sự khác biệt giữa phản xạ ở ĐV với hiện tượng cảm ứng ở TV? HS: Ở TV do thay đổi về trương nước ở các TB gốc lá, không phải do hệ TK điều khiển. GV: Y/c HS n/cứu thông tin mục II. Cung phản xạ là gì? HS: Cung phản xạ là . GV: Y/c HS n/cứu thông tin mục II.3 ->t/h lệnh Nêu một VD về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung TK trong phản xạ đó? HS: Lấy VD -> phân tích GV: Nhận xét -> nói rõ vòng phản xạ H6.3 -> KL: Mọi h/đ sống của cơ thể đều là phản xạ. Vậy muốn các h/đ sống diễn ra bình thường chúng ta cần phải làm gì? HS: Bảo vệ môi trường sống . II. Cung phản xạ. 1. Phản xạ: - Là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. - VD: Chân giẫm phải gai, chân co lại. 2. Cung phản xạ: - Cung phản xạ: Là con đường dẫn truyền xung TK từ cơ quan thụ cảm (da) qua trung ương TK đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến). - Thành phần của một cun phản xạ: + Nơ ron hướng tâm + Nơ ron trung gian + Nơ ron li tâm + Cơ quan thụ cảm + Cơ quan phản ứng. 3. Vòng phản xạ: Phản xạ được thực hiện một cách chính xác là nhờ có các thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để có sự điều chỉnh phản xạ tạo nên vòng phản xạ. III. Củng cố (3’): 1. Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ? 2. Phản xạ là gì? Ví dụ? 3. GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK IV. Dặn dò – HDVN (1’): - Học bài, làm bài tập 1, 2, (tr. 23SGK). - Đọc thêm mục “Em có biết” - Chuẩn bị tiết sau thực hành. Đọc và n/c bài thực hành “Quan sát tế bào và mô”. . kiến thức sinh học 7 (Lớp Thú), đọc và nghiên cứu bài ở nhà. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định (1 ): II. Bài cũ (không) III. Bài mới: 1. ĐVĐ (1 ): Trong. phát triển - Cảm ứng - Sinh sản IV. Củng cố (3’): - GV y/c học sinh làm bài tập 1. SGK. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. V. Dặn dò – HDVN (1 ): - Hướng dẫn HS

Ngày đăng: 20/09/2013, 05:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w