1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Khả năng cạnh tranh nhìn từ chính sách tỷ giá

8 404 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 111,35 KB

Nội dung

Sau loạt bài về hàng Trung Quốc, Sài Gòn Tiếp Thị nhận được bài viết của tiến sĩ kinh tế Lê Hồng Giang về phân tích ảnh hưởng của chính sách tỷ giá với khả năng cạnh tranh của hàng hoá t

Khả năng cạnh tranh nhìn từ chính sách tỷ giá Sau loạt bài về hàng Trung Quốc, Sài Gòn Tiếp Thị nhận được bài viết của tiến sĩ kinh tế Lê Hồng Giang về phân tích ảnh hưởng của chính sách tỷ giá với khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong thời gian qua, cũng như ảnh hưởng lâu dài tới chính sách phát triển kinh tế Trên danh nghĩa, thì năm năm qua, tiền Việt mất giá gần 25% so với đồng nhân dân tệ. Kém cạnh tranh do chính sách tỷ giá Tuy nhiên, lý thuyết ngoại thương chỉ ra, sức cạnh tranh của hàng hoá phụ thuộc vào tỷ giá thực chứ không phải tỷ giá danh nghĩa. Với những nước có tốc độ lạm phát cao như Việt Nam, phân biệt giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa khi nói về sức cạnh tranh rất quan trọng. Dựa trên nguồn số liệu từ Asian Development Outlook 2009 của ADB, tôi tạm tính tỷ giá thực giữa đồng tệ và tiền đồng, dùng số liệu chỉ giá tiêu dùng của Việt Nam và Trung Quốc để hiệu chính. Có thể thấy trong giai đoạn 2004 – 2008 mặc dù tỷ giá danh nghĩa giữa đồng tệ và tiền đồng tăng gần 25%, tỷ giá thực giảm khoảng 8%. Nghĩa là hàng hoá Việt Nam đã bị giảm sức cạnh tranh so với hàng Trung Quốc vì tác dụng của tỷ giá. Tiền đồng dù trên danh nghĩa mất giá so với đồng tệ, nhưng khi tính đến tác dụng của lạm phát đã không mất giá đủ mạnh để giúp hàng Việt Nam tăng sức cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Nước Mỹ, trong suốt ba đời tổng thống từ Clinton đến Obama, đã tìm mọi cách ép Trung Quốc tăng giá đồng tệ để giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại. Nghĩa là đồng tệ đã được định giá thấp hơn giá trị thực so với USD trong một thời gian dài, theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế. Trong khi đó, tiền đồng lại được định giá cao hơn giá trị thực so với đồng tệ. Như vậy không chỉ hàng Trung Quốc có sức cạnh tranh mạnh hơn hàng Việt Nam trên thị trường Việt Nam mà hàng Việt Nam còn khó khăn hơn khi xuất sang các nước khác ngoài Trung Quốc. Ảnh hưởng từ tăng trưởng nóng Lý do căn bản đằng sau việc định giá tiền đồng cao so với đồng tệ, USD, và đa số các đồng tiền khác là lạm phát của Việt Nam quá cao trong khi tỷ giá danh nghĩa lại được giữ tương đối ổn định. Lạm phát cao là hệ quả của việc nền kinh tế phát triển quá nóng song song với chính sách tiền tệ đã quá nới lỏng. Kinh tế phát triển nóng trong giai đoạn 2002 – 2007 biểu hiện rất rõ không chỉ qua các chỉ số kinh tế như tăng trưởng GDP, giá bất động sản, chứng khoán, mà còn qua tình trạng thiếu điện, kẹt xe tràn lan. Dòng vốn nước ngoài, trong đó có cả kiều hối, lũ lượt chảy vào Việt Nam vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của kinh tế phát triển nóng. Thêm vào đó, lượng vốn nước ngoài đổ vào là tiền đề cho chính sách nới lỏng tiền tệ khi ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ cho quỹ dự trữ quốc gia nhưng không hoặc thiếu khả năng thực hiện chính sách thanh khoản đối ứng nhằm thu hồi bớt nội tệ từ lưu thông nhằm vô hiệu hoá hoặc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của việc thu mua ngoại tệ tới giá trị nội tệ. Cũng chính dòng chảy vốn nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian đó giúp cho Việt Nam có khả năng duy trì tỷ giá danh nghĩa tương đối ổn định dù nhập siêu ngày càng lớn. Ngoài lý do khách quan này, về mặt chủ quan ngân hàng Nhà nước cũng có thể lưỡng lự không muốn phá giá tiền đồng mạnh hơn do lo ngại đến khả năng trả nợ và cũng chính vì mối lo lạm phát. Tuy vậy, vấn đề này có thể không quá lớn vì nợ chính phủ có lẽ đa phần còn trong giai đoạn ân hạn nên chưa phải trả nhiều lãi suất, trừ 750 triệu USD phát hành ở New York năm 2005. Trong khi đó, Trung Quốc tuy có thặng dư thương mại lớn nhưng nợ nước ngoài ở lĩnh vực nhân còn lớn hơn. Lo ngại về lạm phát là một lo ngại chính đáng, tuy nhiên cần phải phân tích kỹ hơn về ảnh hưởng của tái định giá tiền đồng vào lạm phát. Nếu một phần lớn hàng nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu, việc xác định lại giá trị của tiền đồng sẽ không có nhiều hiệu quả kích thích xuất khẩu ở những ngành công nghiệp này. Tuy nhiên ảnh hưởng của tái định giá vào lạm phát trong nước sẽ không nhiều vì rổ hàng hoá của người tiêu dùng trong nước có tỷ lệ hàng nhập khẩu không cao. Có lẽ ảnh hưởng lớn nhất vào lạm phát và tính cạnh tranh của hàng nội địa sau khi xác định lại tỷ giá sẽ thông qua giá xăng dầu nhập khẩu. Khi tăng giá xăng 30% vào tháng 7.2008, theo tính toán của tác giả, chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng mạnh nhưng chỉ khoảng 1,47% trong tháng đầu tiên. Ngay cả nếu tốc độ tăng giá này kéo dài trong cả năm sau đó thì mức độ cạnh tranh của hàng Việt Nam nếu chỉ xét về giá vẫn được cải thiện. Do vậy, xét về khía cạnh tính cạnh tranh của hàng Việt Nam ngay trên thị trường nội địa, việc định lại giá trị tiền đồng sẽ có tác dụng tích cực kể cả nếu các mặt hàng này dùng một phần nguyên liệu, bán thành phẩm ngoại nhập. Một hệ quả quan trọng của việc định lại giá đồng nội tệ hoặc thả lỏng cơ chế quản lý tỷ giá để tiền đồng tự điều chỉnh dần dần là dòng vốn nước ngoài chảy vào sẽ giảm sút. Trên quan điểm vĩ mô thì điều này tốt vì nó làm nền kinh tế cân bằng hơn và giảm bớt sức ép lạm phát. Nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển chậm lại, về đúng tốc độ tăng trưởng tự nhiên và bền vững của nó chứ không phải quá nóng như vài năm vừa rồi. . Khả năng cạnh tranh nhìn từ chính sách tỷ giá Sau loạt bài về hàng Trung Quốc, Sài Gòn Tiếp Thị. tích ảnh hưởng của chính sách tỷ giá với khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong thời gian qua, cũng như ảnh hưởng lâu dài tới chính sách phát triển kinh

Ngày đăng: 25/10/2012, 11:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w