1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình thành doanh nghiệp spin off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại viện nghiên cứu da giầy, bộ công thương

102 83 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 917,5 KB

Nội dung

Thành lập các công ty khởi nghiệp do chính nhà khoa học đồng sở hữu với cơ quan nghiên cứu là một cách vừa cho phép thương mại hóa công nghệ, vừa cho phép nhà khoa học thu được lợi ích l

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -

NGUYỄN NHƯ THANH

HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF

ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIẦY, BỘ CÔNG THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội-2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN NHƯ THANH

HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIẦY, BỘ CÔNG THƯƠNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ

Mã số: 60340412

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hữu Xuyên

Hà Nội-2019

Trang 3

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Tổng quan nghiên cứu 7

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 7

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 10

3 Mục tiêu nghiên cứu 13

3.1 Mục tiêu chung 13

3.2 Mục tiêu cụ thể 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

5 Phương pháp nghiên cứu 14

5.1 Phương pháp tiếp cận 14

5.2 Phương pháp thu thập thông tin 14

5.4 Câu hỏi nghiên cứu 15

5.5 Giả thuyết nghiên cứu 15

6 Những đóng góp cơ bản của đề tài 16

7 Kết cấu đề tài 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP SPIN-OFF ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

1.1 Doanh nghiệp spin-off 17

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp spin-off 17

1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp spin-off trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu 19

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu 24

Trang 4

2

1.2 Thương mại hóa kết quả nghiên cứu 28

1.2.1 Khái niệm thương mại hóa kết quả nghiên cứu 28 1.2.2 Ảnh hưởng của thương mại hóa kết quả nghiên cứu tới sự phát triển của

1.4 Kinh nghiệm hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu và bài học cho Viện Nghiên cứu Da-Giầy 42

1.4.1 Kinh nghiệm của một số tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam 42 1.4.2 Bài học cho Viện Nghiên cứu Da-Giầy 46

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHU CẦU HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIẦY 482.1 Tổng quan thực trạng hình thành và phát triển doanh nghiệp spin-off tại một

số Viện nghiên cứu ở Việt Nam 48

2.1.1 Quá trình hình thành 48 2.1.2 Các loại hình doanh nghiệp spin-off 50 2.1.3 Các nội dung về hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu 52

2.2 Thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và nhu cầu hình thành doanh nghiệp spin-off tại Viên Nghiên cứu Da-Giầy 56

Trang 5

3

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viên Nghiên cứu Da-Giầy 56

2.2.2 Phân tích thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viên Nghiên cứu Da-Giầy 62

2.2.3 Thực trạng nhu cầu thành lập doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy 67

2.3 Đánh giá thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và nhu cầu hình thành doanh nghiệp spin-off tại Viên Nghiên cứu Da-Giầy 69

2.3.1 Những kết quả đã đạt được 69

2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục 70

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 72

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP SPIN-OFF ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIẦY 76

3.1 Quan điểm và mục tiêu hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy 76

3.1.1 Quan điểm hình thành 76

3.1.2 Mục tiêu hình thành 77

3.2 Các giải pháp hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu da giầy 79

3.2.1 Hoàn thiện các điều kiện để hình thành doanh nghiệp spin-off 79

3.2.2 Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học 80

3.2.3 Gắn kết quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nghiên cứu 82

3.2.4 Hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu 83

3.2.5 Các giải pháp khác 87

Trang 6

4

3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp 90

3.3.1 Từ phía Chính phủ, Bộ Công Thương 90

3.3.2 Từ phía Viện Nghiên cứu Da-Giầy 91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93

1 Kết luận 93

2 Khuyến nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Tài liệu tiếng việt 94

Tài liệu nước ngoài 99

Trang 7

5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 ASSOMAC Hiệp hội Quốc gia Các nhà sản xuất thiết bị và

công nghệ cho ngành da giày Ý

2 CANTI Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong

công nghiệp

4 CP Chính phủ

5 DN Doanh nghiệp

8 EU Liên minh Châu Âu

Một tổ chức phi chính phủ ở Ý chuyên phụ trách

kỹ thuật và các hoạt động đào tạo trong ngành dệt may, da và giày cũng như các sản phẩm liên quan

Trang 8

6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, công nghệ được coi là công cụ nhằm tăng sức cạnh tranh và chất lượng mọi loại sản phẩm Trong đó, các trường đại học, viện nghiên cứu chính là nơi chủ yếu tạo ra công nghệ và tài sản trí tuệ Nói cách khác, các viện nghiên cứu, các trường đại học buộc phải “thương mại hoá” kết quả nghiên cứu

để tồn tại và phát triển

Trong sự nghiệp đổi mới, với nhiều ngành công nghiệp đã phát triển trên quy mô lớn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế Ngành công nghiệp da-giầy đã vươn lên vị trí thứ 3 về doanh số xuất khẩu Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 17,93 tỷ USD, tăng 10,7%, trong đó, xuất khẩu giày dép đạt 14,67 tỷ USD, tăng 12,8%; túi cặp, vali các loại đạt 3,26 tỷ USD, tăng 2% Với mức tăng kim ngạch ngành sản xuất giầy dép, đồ da đạt tốc độ trung bình 12-15%/năm như hiện nay, nhu cầu về da thuộc sử dụng cho sản xuất giày dép đến năm 2018 dự kiến cần 950-1.050 triệu Sqft và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo (nguồn: Hiệp hội Lefaso)

Hiện nay với vai trò là một Viện nghiên cứu triển khai KH&CN trực thuộc Bộ Công Thương, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ, nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 và Thông tư số 01/2017/TT-BKHCN nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vẫn được coi là một trong các nhiệm vụ

ưu tiên hàng đầu của Viện Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ trong lĩnh vực Da - Giầy và công nghệ bảo

vệ môi trường Một trong những đầu ra của nghiên cứu khoa học là các công

Trang 9

7

nghệ mới có thể triển khai ứng dụng trong cuộc sống, đem lại lợi ích kinh tế cho ngành Da- Giầy nói riêng và xã hội nói chung cũng như bản thân người làm

thức cho phép triển khai các nghiên cứu, nhưng cách này thường đòi hỏi việc

“bán” sở hữu tài sản trí tuệ của nhà nghiên cứu Thành lập các công ty khởi nghiệp do chính nhà khoa học đồng sở hữu với cơ quan nghiên cứu là một cách vừa cho phép thương mại hóa công nghệ, vừa cho phép nhà khoa học thu được lợi ích lâu dài từ việc sở hữu tài sản trí tuệ của mình và chính cơ quan nghiên

giầy trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường Viện Nghiên cứu Da-Giầy đã có nhiều chủ trương và giải pháp để thúc đẩy công tác chuyển giao công nghệ từ những kết quả nghiên cứu của mình Thế nhưng làm cách nào để các Doanh nghiệp Da- Giầy đón nhận công nghệ không phải điều đơn giản, đến nay vẫn chưa có một giải pháp hữu hiệu Do

đó, việc lựa chọn thực hiện đề tài ‘‘Hình thành doanh nghiệp spin-off để thương

mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy, Bộ Công Thương’’ là

cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Để kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đặc biệt công nghệ mới ứng dụng vào đời sống, hầu hết các viện nghiên cứu, trường đại học trên thế giới đều thông qua bộ phận chuyển giao công nghệ

Tại Brazil, trường Đại học Campinas (University of Campinas – Unicamp) là cơ quan chuyển giao công nghệ đầu tiên được thành lập trong

Trang 10

8

trường đại học ở Brazil, trường được thành lập năm 1966 tại bang Campinas - Brazil Năm 2003, Unicamp thành lập Unicamp Innovation Agency (được gọi là Inova) Inova đã tạo nên chuyển biến mạnh mẽ hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ của Unicamp Lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu của Unicamp rất rộng, đặc biệt là về sức khỏe, sản xuất công nghiệp, công nghệ thông tin, hóa chất, nông nghiệp và khai thác nguồn lực tự nhiên…Mục tiêu của Inova là đẩy mạnh hợp tác giữa Unicamp - doanh nghiệp - cơ quan nhà nước và các tổ chức đào tạo, nghiên cứu khác để ứng dụng công nghệ mới trong phát triển kinh tế - xã hội Brazil Nhiệm vụ chủ yếu của Inova là thay mặt Unicamp quản lý và thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế; chuyển giao công nghệ; quản lý Vườn ươm Unicamp, quản lý Công viên khoa học và công nghệ Unicamp Nhân lực của Inova khoảng 50 người, thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển sáng tạo của 22 trung tâm nghiên cứu thuộc Unicamp với hơn 2.000 chuyên gia Kết quả hoạt động của Inova sau 5 năm thành lập: 192 thỏa thuận chuyển giao công nghệ, 39 hợp đồng cấp phép sử dụng công nghệ, 249 sáng chế mới đăng ký tại INPI, 19 sáng chế mới đăng ký theo PCT, 35 nhãn hiệu hàng hóa đăng ký mới, 16 chương trình máy tính đăng

ký mới, 11 công ty khởi nghiệp tốt nghiệp, 20 triệu USD cho các dự án nghiên cứu [38]

Tại Anh, hầu hết các Trường đại học ở Anh đều có bộ phận chuyên trách với vai trò liên lạc, kết nối, thỏa thuận giữa Trường đại học, Viện nghiên cứu & Doanh nghiệp trong nghiên cứu và khai thác giá trị thương mại từ các nghiên cứu Nhiều Trường đại học thành lập các công ty (sở hữu một phần hoặc toàn bộ) để đầu tư nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm, sản xuất thử, khai thác quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích từ việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu Đặc biệt,

Trang 11

9

trong những năm 1995-1997, hơn một nửa cơ sở giáo dục đại học tại Anh có công ty (sở hữu toàn bộ hay một phần) để khai thác các kết quả nghiên cứu Các công ty có thể chia làm hai dạng: (1) Nhóm những công ty “ô” (chủ yếu là các công ty mẹ) kiểm soát các danh mục quyền sở hữu trí tuệ của Viện Giáo dục đại học và vẫn chịu sự kiểm soát trực tiếp của cơ quan nghiên cứu (2) Nhóm một số công ty phụ (hay các công ty vệ tinh) từ các cơ quan nghiên cứu đã được thành lập nhằm khai thác lợi ích từ việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.[36]

Những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều thành công trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thông qua cơ chế hợp tác giữa Trường đại học, Viện nghiên cứu & Doanh nghiệp Mô hình này thành công nhờ

3 cơ chế quan trọng, bao gồm: xây dựng các công viên khoa học, vườn ươm công nghệ và thành lập các công ty đóng vai trò kết nối Để thúc đẩy các hoạt động này diễn ra theo cơ chế thị trường, Trung Quốc khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư với vốn góp từ 3 nguồn: 10% từ các Trường đại học, Viện nghiên cứu; 30% từ các nhà nghiên cứu, nhà giáo (2/3 đóng góp bằng tri thức công nghệ và 1/3 từ đóng góp đầu tư của các cá nhân); 60% từ ngân sách nhà nước và tài trợ của các công ty Dự án thành công, lợi nhuận sẽ được chia đều theo tỷ lệ góp vốn Một phần nhờ mô hình này, Trung Quốc đã có Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia với số vốn hơn 600 triệu Nhân dân tệ; hơn 50 quỹ khoa học khác do các bộ và chính quyền địa phương thành lập với tổng số vốn hơn 250 triệu Nhân dân tệ Các quỹ này tập trung tài trợ cho các dự án có tầm quan trọng chiến lược trong phát triển khoa học công nghệ và được lồng ghép với phát triển kinh tế có mục tiêu trung và dài hạn, nhằm tăng giá trị thực tế của các nghiên cứu khoa học

cơ bản trong Trường đại học/Viện nghiên cứu [36]

Trang 12

10

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Doanh nghiệp spin-off với mục đích thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu đã và đang là chủ đề của nhiều nhà nghiên cứu chính sách cụ thể

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho việc thương mại hóa hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam” của tác giả Phạm Duy Thịnh (năm 2000) Đề tài với mục tiêu làm rõ quan điểm lý luận, yếu tố về thương mại hóa hoạt động khoa học và công nghệ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tổng quát cho chính sách khoa học và công nghệ cũng như các chính sách liên quan

Đề tài “Nghiên cứu cơ chế, biện pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển sau nghiệm thu” của tác giả Nguyễn Lan Anh (năm 2004) Đề tài tập trung luận giải các biện pháp, chính sách thúc đẩy áp dụng nhanh các kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu vào sản xuất và đời sống thực tế Tác giả mới chỉ đề cập tới việc hoàn thiện sản phẩm theo chất lượng “sau nghiệm thu” để nhanh chóng được bên mua chấp nhận

Ra đời từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Nano và Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm R&D, Khu Công nghệ cao TP HCM (SHTP), Nacur Vital là sản phẩm bảo vệ sức khỏe ở dạng chất lỏng, được chiết xuất từ tinh chất nghệ bằng công nghệ nano với hàm lượng nano curcumin 10% Trung tâm R&D đã chuyển giao công nghệ sản xuất cho Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ Viotek, Viotek ra đời nhằm thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ Trung tâm R&D trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ nano, công nghệ sinh học để tăng giá trị và hiệu quả Đây được xem

là bước đi ban đầu thành công của một mô hình doanh nghiệp từ chính kết quả nghiên cứu khoa học tại Trung tâm R&D với sự hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm từ SHTP-IC Thành công của Viotek ngày nay chính là nhờ mô hình hợp

Trang 13

11

tác ươm tạo doanh nghiệp phát triển từ hoạt động nghiên cứu nội sinh của Trung tâm R&D

CANTI (Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp) có trụ

sở chính đặt tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, là đơn vị trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ KH&CN), hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Với đặc thù hoạt động đã được định hình là phát triển năng lực ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và kỹ thuật liên quan phục vụ nhu cầu chẩn đoán, khảo sát trong công nghiệp và tạo giống cây trồng Năm 2015, doanh thu từ triển khai ứng dụng của CANTI đạt 10 tỷ đồng Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển, CANTI coi xây dựng tiềm lực KH&CN là vấn đề sống còn và cốt lõi của mọi hoạt động Trong đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng và trình độ cao là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của CANTI Để vượt qua những trở ngại, CANTI luôn tìm tòi những cách làm sáng tạo: tiếp cận nghiên cứu từ nhu cầu thực tế, nghiên cứu theo nhu cầu sản xuất chứ không phải xuất phát từ kế hoạch Nhiều đề tài ứng dụng CANTI tự đầu tư nghiên cứu trước bằng vốn của mình, khi đạt yêu cầu khả thi mới đề xuất xin ngân sách hỗ trợ CANTI cũng có những kế hoạch để vừa duy trì các hướng nghiên cứu chiến lược, trong đó có hướng nghiên cứu công nghệ cao, vừa có sản phẩm dùng được ngay Một trong những kế hoạch đó là hợp tác với nước ngoài, tạo ra các sản phẩm cho thị trường trong nước và quốc tế Mô hình CANTI là một minh chứng về tính đúng đắn, phù hợp nhu cầu thực tiễn của chủ trương giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN [30]

Mô hình liên kết nghiên cứu, ươm tạo và hình thành doanh nghiệp mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ Trong đó, các Viện nghiên cứu, Trường đại học nhận các đơn đặt hàng phát triển sản phẩm công

Trang 14

Các nghiên cứu trên đây chủ yếu xem xét ở tầm lý thuyết cơ bản, hoặc ở một số khía cạnh chính sách cụ thể, chính sách gắn kết NC&TK với sản xuất nói chung Chưa có nghiên cứu nào phân tích một cách sâu sắc thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp spin-off ở Việt Nam nói chung

và trong ngành da giầy nói riêng Vai trò của các doanh nghiệp này trong việc trực tiếp thúc đẩy thương mại kết quả NC&TK cũng như đề xuất trong giải pháp chính sách khuyến khích hoạt động và phát triển loại hình doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường sơ khai của Việt Nam khi các thành phần tạo hệ của nó chưa phát triển đầy đủ Như vậy, việc xuất hiện các doanh nghiệp spin-off đặt dấu ấn quan trọng cho thị trường sản phẩm KH&CN nói chung và thương mại hoá kết quả NC&TK nói riêng

Trang 15

13

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Luận văn nghiên cứu đề xuất các giải pháp khuyến khích hình thành DN

spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp spin-off; quá trình hình thành và phát triển DN spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc hình thành và phát triển các DN spin-off để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Việt Nam;

- Đề xuất được các giải pháp khuyến khích hình thành và phát triển DN spin-off nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp spin-off, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, các giải pháp khuyến khích hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu quá trình thương mại hóa các kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy

+ Phạm vi thời gian: Trong ba năm gần đây 2015, 2016, 2017

+ Phạm vi không gian: Tại Viện Nghiên cứu Da- Giầy

Trang 16

- Phương pháp đánh giá phân tích tổng hợp các tài liệu, số liệu điều tra, thông tin thực tế liên quan đến thương mại hóa các kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước

5.2 Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu cơ sở lý thuyết từ các lý thuyết có liên quan và kế thừa kết quả từ các đề tài nghiên cứu khoa học đã có Thu thập và phân tích thông tin từ các bài báo khoa học, từ kết quả các cuộc điều tra, thống kê KH&CN và đổi mới có liên quan đã thực hiện, từ các tài liệu báo cáo kết quả hoạt động KH&CN, các văn bản chính sách có liên quan…v.v;

- Phương pháp quan sát: thực tế hình thành các doanh nghiệp spin-off tại một số tổ chức NC&TK của ngành Da- Giầy: Viện Nghiên cứu Da- Giầy; Một

số doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan đến thương mại hoá kết quả NC&TK v.v ;

- Phương pháp chuyên gia: thu thập thông tin về ý kiến chuyên gia tại các

cơ quan quản lý liên quan, một số tổ chức NC&TK và doanh nghiệp spin-off

5.3 Phương pháp xử lý thông tin

- Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: sử dụng phương pháp thống kê toán học để xác định xu hướng diễn biến của tập hợp số liệu;

Trang 17

15

- Xử lý lô gíc đối với các thông tin định tính: sử dụng các suy luận logíc đưa ra các phán đoán về bản chất của các sự kiện, thể hiện mối lien hệ giữa các

sự kiện;

5.4 Câu hỏi nghiên cứu

- Hiện trạng thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của các tổ chức NC&TK nói chung và trong ngành Da Giầy nói riêng trong 3 năm trở lại đây ?

- Doanh nghiệp spin-off có vai trò như thế nào đối với việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu theo quan điểm chính sách đổi mới ?

- Những giải pháp chính sách thích hợp nào để hình thành doanh nghiệp spin-off góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu ?

5.5 Giả thuyết nghiên cứu

- Việc thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của các tổ chức NC&TK nói chung đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng hiệu quả chưa cao, riêng đối với ngành Da- Giầy chỉ dừng lại ở sản xuất thử nghiệm và chuyển giao dây chuyền sản xuất thử nghiệm;

- Doanh nghiệp spin-off là một trong các chủ thể chính và là trung tâm liên kết các yếu tố của hệ thống đổi mới;

- Doanh nghiệp spin-off là hình thức ngắn nhất - trực tiếp đưa sản phẩm NC&TK vào thị trường, giảm chi phí chuyển giao;

- Các giải pháp về sở hữu trí tuệ, tài sản, tài chính và luân chuyển nhân lực KH&CN là nhóm các giải pháp cần thiết để hình thành doanh nghiệp spin-off và hoạt động hiệu quả nhằm thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai trong ngành Da- Giầy;

Trang 18

16

6 Những đóng góp cơ bản của đề tài

Thứ nhất, đề tài làm rõ cơ sở lý luận về việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Thứ hai, đề tài đã đưa ra một số bài học tham khảo cho Viện Nghiên cứu Da-Giầy, Bộ Công Thương trong việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một

số tổ chức khoa học và công nghệ

Thứ ba, đề tài phân tích thực trạng, đưa ra các thuận lợi, khó khăn trong việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy, Bộ Công Thương

Thứ tư, đề tài đề xuất được một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện

Nghiên cứu Da-Giầy, Bộ Công Thương

7 Kết cấu đề tài

Phần mở đầu

Chương 1 Cơ sở lý luận về doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết

quả nghiên cứu

Chương 2 Phân tích thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và

nhu cầu hình thành doanh nghiệp Spin-off tại Viện Nghiên cứu Da- Giầy

Chương 3 Giải pháp hình thành và phát triển doanh nghiệp Spin-off để

thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da- Giầy

Kết luận và Khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Trang 19

17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP SPIN-OFF ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1 Doanh nghiệp spin-off

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp spin-off

Khái niệm “spin-off” về bản chất xuất phát từ lĩnh vực vật lý nguyên tử là một quá trình điện tử chuyển động quay quanh hạt nhân khi tích đủ năng lượng thì điện tử đó văng ra khỏi quỹ đạo chuyển động xa hạt nhân hơn

Theo tác giả Vũ Cao Đàm, doanh nghiệp KH&CN, tức xí nghiệp spin-off

là đơn vị có chức năng làm triển khai, có thể bắt đầu từ giai đoạn chế tác vật mẫu, làm pilot, ươm tạo, và cuối cùng là “sản xuất” ra các công nghệ và bán (chuyển giao) các công nghệ đó cho các xí nghiệp công nghiệp

Trong các tài liệu nghiên cứu phương tây, đặc biệt là ở Mỹ và Anh, khái niệm doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hiểu là doanh nghiệp khoa học spin-off (academic spin-offs) và doanh nghiệp dựa trên công nghệ mới (doanh nghiệp dựa trên công nghệ cao)

Doanh nghiệp spin-off được hiểu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, được hình thành dựa trên cơ sở áp dụng, khai thác các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra ở viện nghiên cứu, trường đại học hoặc do cá nhân hoặc tập thể các nhà khoa học, kĩ sư,… có trình độ kiến thức và năng lực chuyên môn cao, có tinh thần kinh thương rời khỏi tổ chức mẹ để bắt đầu một sự kinh doanh độc lập mới

Trang 20

18

Các sản phẩm của doanh nghiệp KH&CN là các kết quả nghiên cứu KH&CN, đặc biệt là sản phẩm mới, công nghệ mới, do đó nó mang tính đặc thù

và khác với các sản phẩm hàng hóa thông thường khác như chứa đựng nhiều yếu

tố vô hình, có nhiều ràng buộc về quyền sở hữu, khó định giá Tuy nhiên đây lại

là nền tảng, là động lực thúc đẩy quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Dựa trên các khái niệm khác nhau, có thể đồng tình với quan điểm của Bạch Tân Sinh cho rằng, việc hình thành doanh nghiệp spin-off tương tự quá trình điện tử chuyển động quay quanh hạt nhân, khi tích đủ năng lượng thì điện

tử đó văng ra khỏi quỹ đạo chuyển động Tuy nhiên, ở đây tác giả bổ sung thêm quan điểm “tích hợp” của tác giả Nguyễn Văn Học, theo đó spin-off là quá trình điện tử quay quanh hạt nhân và tích lũy năng lượng đến khi đủ điều kiện (ái lực giảm dần) thì văng ra khỏi quỹ đạo, kết hợp với một số yếu tố khác bên ngoài để hình thành nên “đám mây điện tử” hoặc “điện tử tự do - doanh nghiệp độc lập”

Từ các phân tích trên đây, có thể đưa ra một khái niệm về doanh nghiệp

spin-off phù hợp với điều kiện của Việt Nam như sau: “Doanh nghiệp spin-off là

doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở áp dụng/khai thác kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được tạo ra ở viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức nghiên cứu tư nhân hoặc bởi một cá nhân hoặc tập thể nhà khoa học, công nghệ, sáng chế (người khởi xướng/sáng lập doanh nghiệp)”

Người sáng lập doanh nghiệp spin-off thường có một hoặc cả ba đặc trưng sau đây:

+ Sở hữu một bí quyết công nghệ cụ thể và có thể áp dụng bí quyết công nghệ đó để đổi mới sản phẩm hoặc đổi mới quá trình;

Trang 21

Doanh nghiệp spin-off có thể được xem xét trong mối liên hệ giữa chuyển giao công nghệ hoặc luân chuyển cán bộ nghiên cứu như là một phương thức khai thác giá trị kinh tế đối với kết quả nghiên cứu Nói một cách khác việc hình thành doanh nghiệp spin-off luôn gắn với chuyển giao bí quyết công nghệ và luân chuyển nguồn nhân lực tham gia vào việc tạo ra các bí quyết công nghệ

Trang 22

20

nghệ một cách nhanh nhậy, khả dĩ sản xuất sản phẩm nhanh hơn, chất lượng hơn

và rẻ hơn so với mô hình doanh nghiệp truyền thống Ngoài ra, không loại trừ việc hình thành các doanh nghiệp spin-off từ các viện, các tổ chức nghiên cứu Trong trường hợp đó, doanh nghiệp spin-off được gọi với cái tên là spin-out với nghĩa là tách khỏi khu vực thuần tuý nghiên cứu để hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp

Các doanh nghiệp khoa học spin-off được thành lập trên cơ sở dịch chuyển nhân lực và sở hữu trí tuệ từ cơ quan/tổ chức mẹ Đây là quá trình chuyển giao tri thức dưới dạng ẩn, khác với cơ chế thương mại hoá công nghệ thông qua bán công nghệ, chuyển nhượng hay bán quyền sử dụng bản quyền hoặc liên doanh Nói cách khác, việc hình thành doanh nghiệp spin-off luôn gắn với việc chuyển giao bí quyết công nghệ và lưu chuyển nguồn nhân lực tham gia vào việc tạo nên bí quyết công nghệ đó Vì vậy, ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là luôn giữ được bí quyết công nghệ đảm bảo quá trình thương mại hoá kết quả nghiên cứu thành công và không phải qua bất kỳ khâu trung gian nào, giảm giá thành chuyển giao

b Doanh nghiệp spin-off là phương tiện thực hiện hiệu quả chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo

Bản thân doanh nghiệp spin-off vừa có chức năng nghiên cứu, vừa có chức năng sản xuất và kinh doanh nên doanh nghiệp spin-off đã tự xác định được nhu cầu cần phải ưu tiên nghiên cứu những sản phẩm gì cho phù hợp với năng lực sản xuất công nghệ của mình đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị trường để thu lợi nhuận cao Theo Lundvall (1992), đổi mới bắt nguồn từ sự xung đột giữa nhu cầu và cơ hội Chức năng cơ bản của mối quan hệ giữa người sản xuất (người tạo ra công nghệ) và người tiêu dùng (người sử dụng công nghệ)

Trang 23

21

chính là trao đổi về cơ hội công nghệ và nhu cầu của người tiêu dùng Nếu sự trao đổi này thành công, điều đó có nghĩa là đã đạt được sự đổi mới Trở lại vấn

đề, doanh nghiệp spin-off vừa là người sản xuất ra các công nghệ vừa lại là nơi

sử dụng công nghệ đó để sản xuất sản phẩm kinh doanh được trên thị trường, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp spin-off là phương tiện để thực hiện đổi mới sản phẩm nói riêng và chính sách đổi mới nói chung Bên cạnh đó, chi phí giao dịch

là chi phí cần thiết để có thể tiến hành trôi chảy một cuộc trao đổi (hay vụ giao dịch) Một cuộc trao đổi có ba bước: Thứ nhất, phải tìm được một đối tác trao đổi, bao gồm việc tìm người muốn mua những thứ cần bán hay muốn bán những thứ có nhu cầu mua Thứ hai, các đối tác trao đổi phải đi đến một thỏa thuận Thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng thành công, tiến đến soạn thảo một bản hợp đồng Thứ ba, sau khi đã đạt được thỏa thuận thì phải thực thi thỏa thuận đó Thực thi thỏa thuận bao gồm giám sát việc thực hiện của các bên và trừng phạt đối với những vi phạm hợp đồng Vì vậy, chi phí giao dịch gồm các loại: chi phí tìm kiếm và thông tin, chi phí thương thảo, chi phí đảm bảo thực hiện hợp đồng, … Câu hỏi đặt ra là khi nào thì các chi phí giao dịch cao và khi nào thì thấp Đối với chi phí tìm kiếm (tìm kiếm thông tin lẫn tìm kiếm đối tác) thì có khuynh hướng cao đối với hàng hóa hay dịch vụ độc đáo, và thấp đối với hàng hóa hay dịch vụ đã chuẩn hóa Chuyển qua chi phí thương thảo, chi phí này

sẽ giảm khi mà cả hai bên đều đã nắm rõ được các giải pháp hợp tác cũng như các giá trị của nhau Tuy nhiên, điều này sẽ là rất khó khăn bởi có những thông tin có thể công khai nhưng cũng có thông tin thì không thể (thông tin riêng tư) Nói chung, thông tin công khai giúp các bên đạt được thỏa thuận dễ dàng hơn bằng cách cho phép họ tính toán những điều kiện hợp tác hợp lý Kết quả là các cuộc thương lượng có khuynh hướng đơn giản và dễ dàng khi thông tin về giá trị

Trang 24

22

đe dọa và giải pháp hợp tác là công khai Điều này dẫn đến làm cho chi phí giao dịch giảm.Việc thu thập thông tin là chìa khoá dẫn đến các chi phí giao dịch, bao gồm các chi phí đánh giá các thuộc tính có giá trị của những thứ được trao đổi

Bên cạnh đó, chi phí giao dịch cũng bao gồm các chi phí bảo vệ các quyền và chi phí kiểm soát, chi phí cưỡng chế thi hành các thoả thuận Theo Lundvall (1992),chi phí giao dịch phát sinh theo quan điểm quá trình tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau giữa những người tạo ra và sử dụng tri thức thường rất tốn kém Hay nói một cách khác, chi phí giao dịch giữa một bên tạo nên và một bên

sử dụng tri thức ở hai tổ chức khác nhau thì cao hơn nhiều so với chi phí giao dịch đó nếu hai bên ở trong cùng một tổ chức.[39] Vì vậy, doanh nghiệp spin-off

đã đáp ứng được yêu cầu đó bởi những lý do sau: Thứ nhất, bản thân doanh nghiệp spin-off trực tiếp vừa nghiên cứu lại vừa sản xuất, nên không phải tốn chi phí tìm kiếm đối tác và không tốn phí thương thảo vì bộ phận nghiên cứu và bộ phận sản xuất cùng thuộc một tổ chức, đó chính là doanh nghiệp Thứ hai, đối với các sản phẩm là công nghệ mới và công nghệ cao, mang tính đặc thù, chi phí tìm kiếm thông tin về sản phẩm cũng như tìm kiếm đối tác để mua và sản xuất công nghệ đó là rất cao, thậm chí là rất khó tìm Vì vậy, doanh nghiệp spin-off

ra đời giải quyết thỏa đáng được vấn đề này bởi doanh nghiệp spin-off vừa sản xuất, vừa nghiên cứu các sản phẩm là công nghệ mới, công nghệ cao (khuyến khích phát triển) Thứ ba, thông thường, các đơn vị sản xuất kinh doanh thường đặt hàng cho các đơn vị nghiên cứu và phải trả cho các nhà nghiên cứu một khoản nhất định nào đó và ngược lại, các nhà khoa học khi muốn ứng dụng kết quả của mình để tạo thành sản phẩm thì phải thông qua các đơn vị sản xuất và đương nhiên sẽ phải trả một khoản lệ phí nào đó Từ mối quan hệ này, nảy sinh thêm những chi phí thông tin được trao đổi giữa hai bên ứng với mỗi đơn vị

Trang 25

23

thuộc tính Điều đó cũng làm cho chi phí giao dịch tăng Mặt khác, khi gắn kết giữa nghiên cứu với sản xuất, đòi hỏi phải có sự trao đổi giữa bên nghiên cứu và bên sản xuất dưới nhiều hình thức Vì vậy, tất yếu phải có sự tranh luận, cạnh tranh nhau để tự khẳng định và cùng phát triển nhằm hoàn thiện những mặt yếu của mình Do đó khi xảy ra chi phí giao dịch thì cũng có thể coi là một quá trình kinh doanh đem lại lợi nhuận và kinh nghiệm cho những bên tham gia Ta cũng

có thể hiểu theo nghĩa là khi gắn kết nghiên cứu với sản xuất thì tất yếu sẽ dẫn đến những khoản chi phí cho giao dịch của quá trình gắn kết này Bởi vì sự gắn kết này phải dựa trên cơ sở là động lực phát triển của cả hai phía chứ không làm triệt tiêu lẫn nhau, nên tiến hành trả chi phí một cách thỏa đáng sẽ dẫn đến đạt được kết quả cao hơn Tuy nhiên, một khi cả hai bộ phận nghiên cứu và bộ phận sản xuất lại cùng nằm trong một tổ chức, đó chính là doanh nghiệp spin-off thì

sẽ giảm được khoản chi phí giao dịch đó đồng thời vẫn đảm bảo thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp Một khi giảm được chi phí giao dịch thì tất yếu giá thành sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm, dẫn tới nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Thứ tư, do hạn chế của thị trường công nghệ, với tư cách là môi trường thực hiện giao dịch giữa nghiên cứu và sản xuất thì thực sự chưa phát triển Thị trường công nghệ ở Việt Nam còn sơ khai, hầu như thiếu vắng nhiều yếu tố hợp thành của một thị trường hoàn chỉnh, đặc biệt là các tổ chức trung gian, môi giới, cung cấp thông tin về công nghệ, tư vấn mua bán công nghệ, kinh nghiệm trong việc tiếp thị, các kỹ thuật thương thuyết, đàm phán Vì vậy, hạn chế khả năng chuyển giao kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu ra bên ngoài Chính điều kiện này lại thúc đẩy hình thức sản xuất kinh doanh bên trong viện nghiên cứu phát triển, trong đó có mô hình doanh nghiệp spin-off.[26]

Trang 26

24

Đặc điểm quan trọng của các công ty spin-off là quy mô khởi đầu nhỏ và vừa với số vốn đầu tư không quá lớn và dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của thị trường Giáo sư Xiaogang Peng (Đại học Arkansas, Mỹ) trong bài tổng quan

về cơ hội và thách thức đối với mô hình spin-off đã ví mô hình spin-off giống

như các con thuyền nhỏ đi trên sóng nước, dễ dàng thích ứng với các con sóng

dữ nhờ sự linh động Với quy mô như vậy, công ty spin- off tận dụng cơ sở hạ tầng nghiên cứu từ chính các trung tâm nghiên cứu phát triển, nơi được đầu tư

cơ sở hạ tầng hiện đại đủ khả năng phục vụ cho cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển, vừa tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo từ đây Với quy mô nhỏ và vừa, khả năng thu hồi vốn của spin-off nhanh hơn cùng với chi phí thấp hơn cho việc xây dựng cơ sở vật chất cũng như chi phí quản trị

Bên cạnh đó, các trường đại học lớn và các viện nghiên cứu hiện nay còn tính đến sự “xung đột” giữa chức năng làm học thuật (của nhà nghiên cứu) và chức năng làm kinh doanh (khi quản lý doanh nghiệp spin-off) nên đều có những văn bản thỏa thuận rất rõ ràng về phân công các nhiệm vụ mà nhà khoa học cần hoàn thành Từ đó, việc hình thành doanh nghiệp spin- off ra đời cũng

đã giải quyết được sự xung đột này

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành doanh nghiệp spin-off

để thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Sự hình thành một doanh nghiệp spin-off chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố chủ yếu sau:

Tập thể hoặc cá nhân là người chủ sở hữu hoặc được giao quyền sở hữu các công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp spin-off Trong nhiều trường

Trang 27

Có khả năng khai thác, sử dụng các nguồn vốn tự có và coi như tự có (vốn vay, vốn đầu tư mạo hiểm, quà tặng, biếu…Trong đó, yếu tố này đòi hỏi một thiết chế tài chính năng động với tính thanh khoản nhanh nhậy để khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn cung cấp vốn cho doanh nghiệp spin-off Thiếu yếu tố thứ 3 này, ý tưởng thành lập doanh nghiệp spin-off khó có thể thành hiện thực cao nhất.[26]

b) Yếu tố bên ngoài

Với việc hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp trên khắp thế giới Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế trong đó lực lượng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Các hệ sinh thái khởi nghiệp cũng được xây dựng Triển khai các chủ trương của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành một

số văn bản hỗ trợ như:

- Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở từ Trung ương tới địa phương;

- Ngày 23/10/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 236/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 05

Trang 28

26

năm giai đoạn 2006 - 2010, đề ra các giải pháp nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nước;

- Ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP) quy định 8 nhóm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hỗ trợ tài chính, mặt bằng sản xuất; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến mở rộng thị trường; tham gia mua sắm, cung ứng dịch vụ công; thông tin và

tư vấn; trợ giúp phát triển nguồn nhân lực; vườn ươm DN) Trên cơ sở đó, các

bộ, ngành, địa phương cũng đã tập trung xây dựng và triển khai những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 1231/QĐ-TTg, đề ra một số giải pháp, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trọng tâm sau:

(i) Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN;

(ii) Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; (iii) Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới;

(iv) Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị;

(v) Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai;

(vi) Cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và xúc tiến mở rộng thị trường;

Trang 29

27

(vii) Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển;

(viii) Quản lý thực hiện kế hoạch phát triển Trong đó, nhấn mạnh vào những giải pháp về thành lập Quỹ hỗ trợ, tổ chức thực hiện các Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020; thí điểm xây dựng vườn ươm doanh nghiệp; thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một số lĩnh vực; thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành

Trong Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến

2020, Chính phủ nhấn mạnh: Nhà nước sẽ có những chính sách đặc thù để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển

Tuy nhiên hành lang pháp lý còn rời rạc, tồn tại sự xung đột Theo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, các cơ chế, chính sách hỗ trợ khu vực doanh nghiệp khởi nghiệp còn thiếu tính đồng bộ và hệ thống, vẫn còn tồn tại sự xung đột Một số chính sách còn thiếu quy định cụ thể áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; mang nặng tính khuyến khích và chung chung như: hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, tham gia mua sắm, cung ứng dịch vụ công

Quy mô hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn hẹp, hiện chỉ mới tập trung vào hỗ trợ vườn ươm doanh nghiệp, bảo lãnh tín dụng, chính sách tư vấn về quản trị kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất Các hỗ trợ theo cơ cấu vùng, miền và ngành nghề chưa hợp lý, nhiều chính sách còn thiếu hỗ trợ đặc thù cho khu vực nông thôn, miền núi và trong các ngành Nông – lâm - thuỷ sản

Trang 30

28

Các cơ quan Trung ương và địa phương còn thiếu những đánh giá cụ thể

về hoạt động của doanh nghiệp Hệ thống triển khai các chương trình, chính sách trợ giúp doanh nghiệp chưa được kiện toàn từ Trung ương tới địa phương

Những yếu tố trên đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp Quy mô của doanh nghiệp đến nay vẫn còn rất nhỏ; cơ cấu ngành, lĩnh vực hoạt động của khu vực chưa hợp lý; trình độ công nghệ thấp, chưa tận dụng và tranh thủ được công nghệ của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng như sự hỗ trợ của doanh nghiệp lớn; trình độ quản lý yếu kém; kỹ năng của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu

Tự thân các doanh nghiệp cũng chưa tạo được độ tin cậy cao, năng lực cạnh tranh kém, chưa bảo đảm về vệ sinh, an toàn và bảo vệ môi trường Khả năng đàm phán, tiếp cận thị trường xuất khẩu, công nghệ, tiêu chuẩn môi trường nước ngoài còn nhiều hạn chế; gặp nhiều cản trở trong tận dụng các cam kết, vướng mắc làm chùn bước doanh nghiệp trong cải thiện năng lực sản xuất…

1.2 Thương mại hóa kết quả nghiên cứu

1.2.1 Khái niệm thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu là thành quả do hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Nói rộng hơn đó là sản phẩm của hoạt động đổi mới Đây

là những kết quả nghiên cứu được thực hiện bằng ngân sách nhà nước Kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu là kết quả nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học tiến hành đánh giá và kết luận nghiệm thu

Kết quả nghiên cứu khoa học bao gồm: Bài báo khoa học, công trình khoa học, báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, thuyết trình khoa học, ngôn ngữ khoa

Trang 31

29

học, trích dẫn khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

là công cụ quan trọng để giúp doanh nghiệp da dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Đối với xã hội nói chung, kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có thể giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống Ví dụ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực y tế giúp con người

có khả năng bảo vệ sức khỏe tốt hơn, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin giúp tạo ra những thiết bị di động hiện đại, thuận lợi cho việc giao tiếp, giải trí, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nông nghiệp giúp người nông dân có khả năng nâng cao năng suất nuôi trồng Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn có vai trò quan trọng trong an ninh, quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của một quốc gia Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vai trò của Nhà nước trong việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lại càng quan trọng Ngoài ra, ở các nước phát triển, nhiều doanh nghiệp có thể tự đầu tư nghiên cứu để phát triển sản phẩm của họ thì hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vửa (hơn 97% tổng số doanh nghiệp) Chính vì vậy kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đóng vai trò quan trọng Từ đó, hướng đến mục tiêu phải chuyển giao các kết quả nghiên cứu đến doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế

Thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu là một phương thức tổ chức

và quản lý hoạt động KH&CN theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị áp

Trang 32

30

dụng trong một phạm vi nhất định để đưa nhanh kết quả nghiên cứu đã được tạo ra áp dụng vào sản xuất và đời sống

- Những kết quả nghiên cứu đang ở trong giai đoạn ban đầu chưa thể triển khai rộng rãi;

- Các kết quả của nghiên cứu cơ bản;

- Sản phẩm của các đơn vị nghiên cứu thuộc các doanh nghiệp và các doanh nghiệp này muốn giữ các kết quả nghiên cứu đó làm bí quyết của mình

(b) Điều kiện đặc thù của thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu phải mang một giá trị sử dụng nhất định, tức hàm chứa trong nó trình độ phát triển của KH&CN Các kết quả này có thể tồn tại dưới dạng vật chất hoá trong tư liệu sản xuất hoặc tồn tại dưới dạng tri thức mới trong con người Chủ yếu sản phẩm nghiên cứu được thương mại hoá tồn tại dưới hình thức của công nghệ bao gồm trong 4 yếu tố:

-Yếu tố trang thiết bị, máy móc;

-Yếu tố kỹ năng, tay nghề;

- Yếu tố vật mang tin;

- Yếu tố tổ chức, quản lý

Liên quan tới bản quyền của nhà khoa học với tư cách là bên cung sản phẩm nghiên cứu Nguyên tắc chung của trao đổi hàng hoá là trao đổi quyền sở hữu của hàng hóa Tuy nhiên, quyền sở hữu đối với sản phẩm nghiên cứu là vấn

đề nhạy cảm và thường xảy ra việc chiếm dụng phi pháp hay nói cách khác là hiện tượng mất bản quyền Lúc này vai trò của bảo hộ là cần thiết để đảm bảo quá trình chuyển giao diễn ra công bằng

Trang 33

31

Điều kiện tồn tại thị trường trao đổi Thị trường công nghệ nói chung có mối liên hệ nhất định với thị trường chung Quy luật cạnh tranh năng động trong thị trường cũng là một nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu

Một điều kiện đặc thù khác của quá trình thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu là vai trò quan trọng của phân hệ các tổ chức môi giới Lực lượng này có vai trò cầu nối giữa bên cung và bên cầu đối với sản phẩm nghiên cứu trong khi tồn tại khoảng cách giữa bên cung và cầu

Để có thể thương mại hoá kết quả nghiên cứu nói chung phải hội tụ đủ 4 điều kiện trên Ngược lại, việc sản nghiệp hoá (tự tổ chức SX-KD bên trong tổ chức nghiên cứu) lại không cần thiết nhiều điều kiện như vậy hoặc ít nhất giảm thiểu tối đa tác động của các điều kiện trên Ví dụ, tự tổ chức sản xuất có thể tránh được việc “mất bản quyền”, giảm được các chi phí giao dịch không cần thiết

1.2.2 Ảnh hưởng của thương mại hóa kết quả nghiên cứu tới sự phát

triển của tổ chức khoa học và công nghệ

(a) Thương mại hoá kết quả nghiên cứu có tác động tới việc thực hiện chính sách đổi mới sáng tạo của tổ chức

Bản chất của chính sách đổi mới là tập hợp hệ thống các giải pháp chính sách nhằm sử dụng có hiệu quả các tri thức (kết quả) khoa học và công nghệ để sản xuất sản phẩm mới đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường Đối tượng quản

lý đổi mới – suy cho cùng là các dự án đổi mới sản phẩm có hàm lượng KH&CN Vì vậy, chính sách đổi mới là những chính sách ảnh hưởng đến những quyết định của doanh nghiệp để phát triển, thương mại hoá và thực hiện các

Trang 34

và rẻ hơn so với mô hình doanh nghiệp truyền thống Ngoài ra, không loại trừ việc hình thành các doanh nghiệp spin-off từ các viện, các tổ chức nghiên cứu Trong trường hợp đó, doanh nghiệp spin-off được gọi với cái tên là spin-out với nghĩa là tách khỏi khu vực thuần tuý là nghiên cứu để hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp

Hiện ở nước ta đang áp dụng mô hình này đối với các viện nghiên cứu công IMI đang được xem là mô hình lý tưởng (hiện tượng IMI) để các nhà hoạch định chính sách hướng tới thí điểm

Trang 35

33

Các doanh nghiệp khoa học spin-off được thành lập trên cơ sở dịch chuyển nhân lực và sở hữu trí tuệ từ cơ quan/tổ chức mẹ Đây là quá trình chuyển giao tri thức dưới dạng ẩn, khác với cơ chế thương mại hoá công nghệ thông qua bán công nghệ, chuyển nhượng hay bán quyền sử dụng bản quyền hoặc liên doanh Nói cách khác, việc hình thành doanh nghiệp spin-off luôn gắn với việc chuyển giao bí quyết công nghệ và lưu chuyển nguồn nhân lực tham gia vào việc tạo nên bí quyết công nghệ đó

Như vậy thương mại hóa kết quả nghiên cứu có tác động mạnh mẽ tới sự duy trì và phát triển của tổ chức khoa học và công nghệ, đặc biệt là các trường đại học, viện nghiên cứu theo định hướng ứng dụng

1.3 Nguyên tắc hình thành và các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu

1.3.1 Nguyên tắc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu

- Thứ nhất: Kết quả nghiên cứu phải có chất lượng và có tính ứng dụng cao: Bởi doanh nghiệp spin-off là phương thức ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất Bản thân doanh nghiệp spin-off là do chính các nhà khoa học những người nghiên cứu sáng tạo và làm chủ những công nghệ thành lập và điều hành Như đã nói trên đây, theo quy luật, có thể thời gian đầu, doanh nghiệp spin-off vẫn còn tồn tại ngay trong cơ sở nghiên cứu mẹ với chức năng trực tiếp đưa nhanh kết quả nghiên cứu khoa học của mình vào sản xuất sản phẩm hàng hoá mang hàm lượng chất xám cao cho xã hội Doanh nghiệp spin-off là phương thức để nhà khoa học tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến cùng với kết quả nghiên cứu của mình Mô hình doanh nghiệp này đề cao vai trò chủ động của các nhà

Trang 36

Thứ hai hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu phải xuất phát từ nhu cầu cầu thị trường và xã hội Bản thân doanh nghiệp spin-off vừa có chức năng nghiên cứu, vừa có chức năng sản xuất và kinh doanh nên doanh nghiệp spin-off đã tự xác định được nhu cầu cần phải ưu tiên nghiên cứu những sản phẩm gì cho phù hợp với năng lực sản xuất công nghệ của mình đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị trường để thu lợi nhuận cao Thông thường, các đơn vị sản xuất kinh doanh thường đặt hàng cho

Trang 37

35

các đơn vị nghiên cứu và phải trả cho các nhà nghiên cứu một khoản nhất định nào đó và ngược lại, các nhà khoa học khi muốn ứng dụng kết quả của mình để tạo thành sản phẩm thì phải thông qua các đơn vị sản xuất và đương nhiên sẽ phải trả một khoản lệ phí nào đó Từ mối quan hệ này, tạo nên sự gắn kết giữa nghiên cứu với sản xuất, đòi hỏi phải có sự trao đổi giữa bên nghiên cứu và bên sản xuất dưới nhiều hình thức

Thứ ba, hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu phải đảm bảo được các nguồn lực cần thiết

Theo Robert và Malone (1996), “spin-off được thành lập do 4 nhóm tác nhân: (1) Người tạo ra công nghệ (technology originator): người hoặc tổ chức tạo ra công nghệ từ công đoạn nghiên cứu cơ bản đến triển khai thực nghiệm và

có thể chuyển giao công nghệ; (2)Tổ chức mẹ (Parent organization): Tổ chức NC&TK có vai trò hỗ trợ hoặc ngăn cản quá trình thành lập bằng cách kiểm soát quyền SHTT; (3)Nhà nghiên cứu hoặc một nhóm nghiên cứu có tinh thần kinh thương (the entrepreneur or entrepreneurial team): người sử dụng công nghệ do

tổ chức mẹ tạo nên và có ý định thành lập doanh nghiệp mới dựa trên công nghệ đó; (4)Nhà đầu tư mạo hiểm (the venture investor): cung cấp tài trợ cho việc thành lập doanh nghiệp mới và đổi lại được cổ phần trong doanh nghiệp”.[41]

Doanh nghiệp spin-off được hiểu là các doanh nghiệp công nghệ triển khai các kết quả nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học với hình thức đồng

sở hữu của cơ sở nghiên cứu và nhà phát minh và được quản lý độc lập với cơ

sở nghiên cứu Doanh nghiệp này phát triển và sản xuất sản phẩm từ công nghệ được phát triển bởi nhà nghiên cứu và bán sản phẩm ra thị trường thông qua các kênh phân phối thích hợp Hoặc ở quy mô thấp hơn, doanh nghiệp spin-off có

Trang 38

vệ sản phẩm trí tuệ bởi luật pháp)

Để có thể phát triển được mô hình này, điều đầu tiên tất nhiên phải đến từ chính nghiên cứu của các nhà khoa học: các kết quả có tính ứng dụng Thứ hai là

hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cần chặt chẽ để giúp nhà nghiên cứu có thể bảo vệ sản phẩm của mình Thứ ba là các quỹ đầu tư khởi nghiệp từ chính phủ trực tiếp cho các cơ quan nghiên cứu cho mục đích spin-off, cùng với hệ thống pháp lý chặt chẽ, rõ ràng quy định về quyền lợi các bên (nhà nghiên cứu, cơ quan sở hữu, ), và cơ chế thông thoáng, thủ tục hành chính gọn nhẹ Và thứ tư, cần sự quản lý độc lập (theo đúng mô hình spin-off) của các công ty khởi nghiệp khỏi hệ thống hành chính và học thuật của trường đại học, viện nghiên cứu nhằm để các công ty này vận hành theo đúng cơ chế thị trường

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành doanh nghiệp spin-off

để thương mại hóa kết quả nghiên cứu

- Yếu tố đầu tiên (quan trọng nhất) là nhà nghiên cứu tạo ra được kết quả

nghiên cứu có tính ứng dụng (cho thị trường) và có khả năng thương mại hóa

Trang 39

37

Trong thời gian qua, các công trình nghiên cứu khoa học đã có đóng góp đáng kể để thúc đẩy sản xuất Kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài đã được áp dụng vào sản xuất để tạo ra sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, thay thế hàng nhập ngoại, góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình

độ công nghệ, năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta Các chương trình, đề tài về công nghệ như nông nghiệp, y - dược, công nghệ thông tin, viễn thông liên lạc, cơ khí, vật liệu… đã có những kết quả được ứng dụng trong sản xuất đáng ghi nhận, đặc biệt trong giai đoạn 1996 - 2000 đã có 172 đề tài trong số 233 đề tài (chiếm 73,6%) đã được áp dụng vào thực tiễn ở những quy mô khác nhau Trong giai đoạn này, Bộ KH&CN đã khuyến khích các chương trình, đề tài, dự án khi có những kết quả thành công có thể áp dụng ngay vào sản xuất, không nhất thiết phải chờ đến khi nghiệm thu kết thúc toàn bộ đề tài, dự án Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện, nhiều kết quả tốt đã được tổ chức đánh giá và cho áp dụng ngay, đảm bảo được tính thời sự của vấn đề Có thể nói rằng, một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu là kết quả đó được đưa vào sản xuất và đời sống Chúng ta thấy rằng ngày càng có nhiều các đề tài, dự án được áp dụng vào sản xuất và đời sống, đem lại những khoản thu ngày càng lớn hơn, tuy nhiên con số này còn rất nhỏ so với số lượng đề tài, dự án được tiến hành nghiên cứu và nghiệm thu Nói cách khác, vẫn còn rất nhiều đề tài, dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu, song vẫn không được ứng dụng Việc đưa kết quả một công trình nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống là cả một quá trình, và sở dĩ nhiều kết quả nghiên cứu sau khi đã được nghiệm thu vẫn không được đưa vào ứng dụng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, kể cả các nguyên nhân từ bản thân

Trang 40

đó cần mô tả được ra hoặc thể hiện được ra bằng các thông tin cụ thể phù hợp với các hình thức luật định Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền

Ngày đăng: 20/02/2020, 09:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Vân Anh (2013), “Một số cơ chế, chính sách hiện nay đối với doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ”, tạp chí Thông tin Khoa học Chính trị – Hành chính, Trung tâm Thông tin Khoa học, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, số 1 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số cơ chế, chính sách hiện nay đối với doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
Tác giả: Nguyễn Vân Anh
Năm: 2013
11. Phạm Văn Diễn (2012), “Trao đổi về doanh nghiệp KH&CN”, tài liệu tập huấn KH&CN tại Bình Dương ngày 23/10/2012, Trường quản lý KH&CN, Bộ KH&CN, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trao đổi về doanh nghiệp KH&CN
Tác giả: Phạm Văn Diễn
Năm: 2012
13. Trần Văn Đích (2014), “Khái niệm, con đường hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ”, tài liệu hội nghị triển khai “Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và hàng hóa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2014 – 2020”, Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 10/9/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm, con đường hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ”, tài liệu hội nghị triển khai “Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và hàng hóa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2014 – 2020
Tác giả: Trần Văn Đích
Năm: 2014
15. Nguyễn Thị Minh Nga (2006), “Nghiên cứu khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp khoa học và công nghệ”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ năm 2005 – 2006, Viện chiến lược và chính sách Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Nga
Năm: 2006
16. Nguyễn Thị Minh Nga, Hoàng Văn Tuyên (2006), “Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ – kinh nghiệm các nước châu Âu”, tạp chí nghiên cứu chính sách khoa học và công nghệ, Viện chiến lược và chính sách Khoa học và Công nghệ, số 12 tháng 12 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ – kinh nghiệm các nước châu Âu
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Nga, Hoàng Văn Tuyên
Năm: 2006
17. Phạm Đức Nghiệm (2014), “Ba nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ”,http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/khoa-hoc/item/23299202-ba-nhom-giai-phap-day-manh-phat-trien-doanh-nghiep-khoa-hoc-va-cong-nghe.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Tác giả: Phạm Đức Nghiệm
Năm: 2014
18. Nguyễn Văn Phú (2006), “Một vài kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu thực tiễn doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ – mô hình tiêu biểu của Khoa học và Công nghệ trực tiếp sản xuất”, tạp chí nghiên cứu chính sách Khoa học và Công nghệ, Viện chiến lược và chính sách Khoa học và Công nghệ, số 13 tháng 12 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu thực tiễn doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ – mô hình tiêu biểu của Khoa học và Công nghệ trực tiếp sản xuất
Tác giả: Nguyễn Văn Phú
Năm: 2006
19. Nguyễn Quân (2006), “Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ – một lực lượng sản xuất mới”, tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, số tháng 10, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ – một lực lượng sản xuất mới
Tác giả: Nguyễn Quân
Năm: 2006
20. Phạm Hồng Quất (2014), “Doanh nghiệp KH&CN: Cơ hội và thách thức”, http://baodatviet.vn/khoa-hoc/doanh-nghiep-khampcn-co-hoi-va-thach-thuc-3039541/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp KH&CN: Cơ hội và thách thức
Tác giả: Phạm Hồng Quất
Năm: 2014
28. Bạch Tân Sinh (2005), “Doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam: cơ sở lý luận và đánh giá ban đầu”, tạp chí nghiên cứu chính sách khoa học và công nghệ, Viện chiến lược và chính sách Khoa học và Công nghệ, số 10 tháng 6 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam: cơ sở lý luận và đánh giá ban đầu
Tác giả: Bạch Tân Sinh
Năm: 2005
35. Hoàng Văn Tuyên (2005), Báo cáo tổng hợp đề tài cơ sở: “Nghiên cứu các hình thức đầu tư tài chính cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ”, Viện chiến lược và chính sách Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các hình thức đầu tư tài chính cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Tác giả: Hoàng Văn Tuyên
Năm: 2005
37. Barbara Bigliardi, Francesco Galati, Chiara Verbano (2013), “Evaluating Performance of University Spin – Off Companies: lessons from Italy”, Journal of Technology Management & Innovation. 2013, Volum 8, Issue 2, ISSN:0718 – 2724 (http://www.jotmi.org), Universidad Alberto Hurtado, Facultad de Economia y Negocios Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluating Performance of University Spin – Off Companies: lessons from Italy
Tác giả: Barbara Bigliardi, Francesco Galati, Chiara Verbano
Năm: 2013
40. Masayuki Kondo (2004), “University spin – offs in Japan”; tech monitor, Mar-Apr 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: University spin – offs in Japan
Tác giả: Masayuki Kondo
Năm: 2004
42. Tindara Abbate, Fabrizio Cesaroni, (2014), “Market Orientation and academic spin-off firms”, Working Paper, ISSN 1989-8843, January,2014, Universidad Carlos III de Madrid, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Market Orientation and academic spin-off firms
Tác giả: Tindara Abbate, Fabrizio Cesaroni
Năm: 2014
43. Thomas Astebro, Navid Bazzazian, Serguey Braguinsky (2011), “Startup by Recent Univercity Graduates versus their Faculty- Implications for University Entrepreneurship Policy”, available at Sách, tạp chí
Tiêu đề: Startup by Recent Univercity Graduates versus their Faculty- Implications for University Entrepreneurship Policy
Tác giả: Thomas Astebro, Navid Bazzazian, Serguey Braguinsky
Năm: 2011
30. STINFO số 4/2016, (2016), Phát triển tiềm lực KH&CN bằng chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu, http://www.cesti.vn/mo-hinh-chuyen-giao/phat-trien-tiem-luc-kh-cn-bang-chuyen-giao-ung-dung-ket-qua-nghien-cuu/content/view/10294/682/308/1.html Link
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2002), Kết luận số 14/KL-TW ngày 26.7.2002 của Hội nghị lần thứ VI Khác
3. Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ (2008), Thông tư Liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18.6.2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/NĐ-CP Khác
4. Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ (2012), Thông tư Liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10.9.2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư 06 Khác
5. Bộ KH&CN (2011), Thông tư 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 quy định về việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w