1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dạy học môn tiếng việt ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện trạm tấu, tỉnh yên bái

137 79 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Thực trạng về năng lực giảng dạy tiếng Việt của giáo viên tiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái với mẫu điều tra N=35...45 Bảng 2.2: Thốn

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ THÚY VÂN

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở CÁCTRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ

TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN

TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN htt p : / / l r c tnu.edu.vn

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ THÚY VÂN

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở CÁCTRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ

TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN

TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI

Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì côngtrình nghiên cứu nào của tác giả khác

Tác giả luận vănHoàng Thị Thúy Vân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần ThịTuyết Oanh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốtquá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô và cán bộ các phòng, ban của TrườngĐại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trongsuốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, người thân, bạnbè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trng quá trình hoàn thành luận văn này

Tác giả luận vănHoàng Thị Thúy Vân

Trang 5

4 Đối tượng nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Phạm vi nghiên cứu đề tài 5

8 Kết cấu của luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNGVIỆTỞ CÁC TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ

61.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Quản lý giáo dục 9

1.2.2 Quản lý nhà trường - Quản lý hoạt động dạy học 10

1.2.3 Trường tiểu học và trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở

131.3 Dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học 15

1.3.1 Mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học 15

1.3.2 Nội dung dạy học môn Tiếng Việt và cấu trúc chương trình 16

1.3.3 Phương pháp và hình thức dạy học môn Tiếng Việt 19

1.3.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt 22

1.4 Quản lý dạy học môn Tiếng Việt của Hiệu trưởng các trường PTDTBT Tiểuhọc và Trung học cơ sở 23

1.4.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý dạy học ở trường PTDTBT Tiểu họcvà Trung học cơ sở 23

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của hiệu trưởng 24

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học tại

Trang 6

các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở 30

Trang 7

1.5.1 Chủ trương đổi mới quản lý giáo dục, các văn bản pháp quy về chương

trình giáo dục phổ thông, khung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học

của Đảng và Nhà nước 30

1.5.2 Phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng các trường 32

1.5.3 Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn tiếng Việt 33

1.5.4 Sự phối hợp giữa Nhà trường - gia đình và xã hội 34

1.5.5 Đặc thù của văn hóa dân tộc và đặc biệt là tiếng mẹ đẻ 35

1.5.6 Đời sống kinh tế của gia đình học sinh DTTS 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37

Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI 39

2.1 Khái quát về đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục huyện TrạmTấu, tỉnh Yên Bái 39

2.1.1 Khái quát về đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế - xã hội huyện Trạm Tấu 39

2.1.2 Tình hình giáo dục tiểu học huyện Trạm Tấu [46] 40

2.1.3 Tình hình giáo dục tiểu học các PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyệnTrạm Tấu 42

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ở các trườngPTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu 43

2.2.1 Mục đích khảo sát 43

2.2.2 Đối tượng khảo sát 44

2.2.3 Nội dung khảo sát 44

472.3 Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ở các trườngPTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu 49

Trang 8

ông nghệ thông tin

2.3.1 Nhận thức của Hiệu trưởng các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở

huyện Trạm Tấu về các nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và C – ĐHTN htt p : / / l r c tnu.edu.vn

Trang 9

2.3.2 Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình dạy học

môn Tiếng Việt tiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ

sở huyện Trạm Tấu 52

2.3.3 Thực trạng quản lý công tác soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trunghọccơ sở huyện Trạm Tấu 53

2.3.4 Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên dạy học môn Tiếng Việt tiểu học

552.3.5 Thực trạng quản lý giáo viên tổ chức đổi mới phương pháp dạy học tích cựcmôn Tiếng Việt, nâng cao chất lượng giờ dạy 57

2.3.6 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

582.3.7 Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Tiếng Việt của học sinh 59

2.3.8 Thực trạng quản lý sử dụng phương tiện và các điều kiện phục vụ dạy học mônTiếng Việt 62

2.4 Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu 64

3.1 Các nguyên tắc để đề xuất biện pháp 71

3.1.1 Đảm bảo tính khoa học 71

3.1.2 Đảm bảo tính khả thi 71

3.1.3 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 71

3.2 Đề xuất các biện pháp 72

3.2.1 Tổ chức bồi dưỡng năng lực giảng dạy tiếng Việt cho đội ngũ giáo viên 72

3.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt cho phù hợp với đặc điểmhọc sinh tiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở 75

3.2.3 Tăng cường quản lí việc học tập Tiếng Việt của học sinh 793.2.4 Tăng cường đầu tư và chỉ đạo sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN htt p : / / l r c tnu.edu.vn

Trang 11

ông nghệ thông

3.2.5 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho

hoạt động dạy học môn Tiếng Việt 83

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 87

3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 88

3.4.1 Quy trình khảo nghiệm 88

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 89

3.4.3 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 93

Trang 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCH : Ban chấp hànhCBGV : Cán bộ giáo viênCBQL : Cán bộ quản lýCNH : Công nghiệp hóaCSVC : Cơ sở vật chấtĐDDH : Đồ dùng dạy họcDTTS : Dân tộc thiểu sốGD&ĐT : Giáo dục và Đào tạoGDPT : Giáo dục phổ thôngGDQD : Giáo dục quốc dân

QLGD : Quản lý giáo dụcQLHCNN : Quản lý hành chính nhà nướcRCT : Rất cần thiết

RKT : Rất khả thi

THCS : Trung học cơ sởTHPT : Trung học phổ thôngUNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp QuốcXHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Thực trạng về năng lực giảng dạy tiếng Việt của giáo viên

tiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện

Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (với mẫu điều tra N=35) 45

Bảng 2.2: Thống kê kết quả học tập môn Tiếng Việt giai đoạn 2016

-2019 của học sinh Trường PTDTBT Tiểu học và trung học cơsở huyện huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

47Bảng 2.3 Thực trạng thái độ của học sinh đối với môn Tiếng Việt

(N=1312) 47

Bảng 2.4 Thực trạng về điều kiện học tập của học sinh (N=1312) 48

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá của Hiệu trưởng các trường PTDTBT Tiểu

học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu về nội dung quản lýhoạt

động dạy học Tiếng Việt 51Bảng 2.6: Thực trạng về việc quản lý xây dựng kế hoạch và thực hiện

chương trình dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm

Tấu 52Bảng 2.7: Thực trạng quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo

viên dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ở các trường PTDTBTTiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu

54Bảng 2.8: Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên dạy học môn Tiếng Việt

tiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu

55Bảng 2.9: Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh của tiểu

học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện

Trang 14

Trạm Tấu 58Bảng 2.10: Nội dung quản lý hoạt động học Tiếng Việt của học sinh tiểu

học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyệnTrạm Tấu

61

Bảng 2.11: Thực trạng quản lý phương tiện, các điều kiện phục vụ hoạt

động giảng dạy Tiếng Việt tiểu học ở các trường PTDTBTTiểu học và Trung học cơ sở của huyện Trạm Tấu

63Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất

(N=70) 89

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vnBảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề

xuất (N= 70) 91Bảng 3.2 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu

94Sơ đồ 3.1 Quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt

tại các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyệnTrạm Tấu, tỉnh Yên

Bái 87

Trang 16

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bởi nó bảo đảmsự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau.Ngôn ngữ cũng giúp tăng cường hợp tác, xây dựng xã hội tri thức toàn diện, bảo tồncác di sản văn hóa và tạo điều kiện tiếp cận với một nền giáo dục hiện đại có chấtlượng cho mọi người cả mối quan hệ trong nước và quốc tế Hiện nay, quá trình hộinhập và sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động không nhỏ đến việc sử dụngngôn ngữ, tiếng nói Bên cạnh những tác động tích cực, tình trạng sử dụng tiếng Việtchưa chuẩn xác, thậm chí kết hợp với các từ ngữ địa phương của các dân tộc khác, vớtừ ngữ nước ngoài diễn ra phổ biến Bên cạnh đó, việc sử dụng ngôn ngữ tự sáng táctrên mạng xã hội của một bộ phận giới trẻ ảnh hưởng không nhỏ đến sự trong sángcủa tiếng Việt hiện nay

Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc, điều đó có nghĩa Việt Nam là một quốcgia đa ngôn ngữ Hiện nay, tiếng Việt đang đóng vai trò là ngôn ngữ quốc gia vì nóthực hiện đầy đủ các chức năng xã hội và chính trị Cụ thể là tiếng Việt đã đượcchính quyền nhà nước sử dụng để giao tiếp với cư dân, đàm thoại với công dân Nóđược dùng để công bố các đạo luật, và các văn kiện pháp luật khác, để viết các tài liệuchính thức, các biên bản, các bản tốc kí phiên họp, để thực hiện hoạt động của các cơquan chính quyền, cơ quan quản lí và toà án, công việc văn phòng - hành chính vàthư từ trao đổi chính thức với các quốc gia trên thế giới Tại các địa phương, cácvùng miền có người dân tộc thiểu số sinh sống, ngoài việc truyền thụ tri thức các nhàtrường còn có thêm nhiệm vụ dạy tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số màđặc biệt là học sinh tiểu học và cấp trung học cơ sở

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được diễn ra chủ yếu ở các đơn vị nhà trường.Hoạt động chủ yếu trong các nhà trường là hoạt động dạy học, hoạt động dạy họccùng với hoạt động giáo dục tạo nên quá trình sư phạm tổng thể của nhà trường Dođó, quản lý hoạt động dạy học là khâu then chốt trong quá trình quản lý giáo dục.Hay nói cách khác, quản lý giáo dục chính là khâu then chốt, có vai trò đòn bẩy, thúcđẩy sự phát triển của giáo dục

Trong hệ thống giáo dục quốc dân (GDQD), giáo dục tiểu học có ý nghĩa vôcùng quan trọng Giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên, nền tảng của giáo dục phổthông, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con

Trang 17

móng vững chắc cho giáo dục phổ thông (GDPT) và cho toàn bộ hệ thống GDQD Vì

vậy, giáo dục tiểu học phải đảm bảo chất lượng như mục tiêu GDTH đề ra: “Hình

thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tìnhcảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản…”.

Trong giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, Tiếng Việt là một trong những môncông cụ cơ bản Tiếng Việt đòi hỏi phải có sự tìm tòi, chau chuốt ngôn ngữ, vốn liếngtừ vựng và khả năng cảm thụ ngôn ngữ văn học của cả giáo viên và học sinh TiếngViệt ta giàu và đẹp, đa dạng, rất phong phú nhưng cũng rất phức tạp Vì vậy, khôngchỉ học sinh, mà cả trong một bộ phận giáo viên vẫn còn tồn tại tâm lý ngại học tập,tìm tòi, đào sâu Tiếng Việt, phương pháp, hình thức truyền thụ sao cho có hiệu quảcao Một bộ phận cán bộ quản lý cấp cơ sở chưa thực sự thấy được vai trò quan trọngcủa vấn đề này và chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và họcsinh người dân tộc thiểu số học tập, nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy và học bộmôn tiếng Việt

Trạm Tấu là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái - một tỉnh miền núi phía phíabắc của Tổ quốc Toàn huyện có 11 dân tộc anh, em đoàn kết chung sống trên cáctriền núi cao Trong đó: Dân tộc Mông chiếm 77% ; Dân tộc Thái 16% còn lại là cácdân tộc khác như Khơ Mú, Tày, Mường,v,v… Điều kiện kinh tế của đồng bào DTTSnơi đây còn rất thấp, nhiều người dân thường xuyên phải đối mặt với cái đói, cái rét,với hậu quả của thiên tai…nên khó có thể quan tâm nhiều đến việc học hành của conem mình Do đó, điều kiện học tập của trẻ em vùng DTTS còn nhiều khó khăn, thiếuthốn Điều này đã gây thêm nhiều khó khăn, thách thức cho công tác phát triển giáodục tại địa phương Hơn thế nữa, đối với vùng đồng bào DTTS, học sinh tiểu họcgiao tiếp hàng ngày bằng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình nên khi đến trường, cácem được giảng dạy bằng tiếng Việt, trong khi vốn tiếng Việt của các em hết sức ít ỏi,thậm chí có em chưa biết tiếng Việt trước khi đến trường, các em phải làm quen vớicách phát âm cùng nhiều khái niệm, từ ngữ … còn khá xa lạ, phức tạp Trong khi đó,hầu hết giáo viên lại không am hiểu về ngôn ngữ riêng của học sinh DTTS Do vậy,việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu cấpthiết đặt ra cho giáo dục miền núi nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện

Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS đồng nghĩa với việc đảmbảo cho các em một điều kiện tiên quyết để có thể nắm bắt, tiếp thu các môn học khácđạt hiệu quả cao nhất, giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện

Trang 18

Mặc dù công tác dạy học và quản lý dạy học bộ môn Tiếng Việt, đặc biệt là Tiếng

Trang 19

Việt cho học sinh các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở tại huyện TrạmTấu, tỉnh Yên Bái cũng như nhiều nơi khác đã được quan tâm và đã đạt được một sốkết quả nhưng còn có nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Từ các lý do trên, được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn và hội đồng nhà

trường tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu về “Quản lý dạy học môn tiếng Việt ở các

trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu,tỉnh Yên Bái” để góp phần thực hiện tốt hơn công tác phát triển giáo dục miền núi,

đặc biệt là giáo dục vùng DTTS nói riêng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương nói chung

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý dạy học môn Tiếng Việt ở các trườngPTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu để làm căn cứ đề xuất nhữngbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinhtiểu học DTTS huyện Trạm Tấu

3 Khách thể nghiên cứu

Quản lý dạy học Tiếng Việt ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở

4 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học vàTrung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Tiếng Việt ở các trườngPTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn Tiếng Việttiểu học ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnhYên Bái

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt tiểu học nhằm tăngcường tiếng Việt cho học sinh các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sởhuyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái; khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biệnpháp đề xuất

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin khoa học, các tài liệu về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý giáo dục, quản lý dạyhọc với

Trang 20

đối tượng học sinh DTTS để hoàn thiện hệ thống lí luận, từ đó định hướng cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

Ở đề tài này sử dụng các phương pháp chủ yếu:- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nhằm phân tích và tổng hợp các tài liệukhoa học phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

- Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: Nhằm sắp xếp các tài liệu khoahọc, văn bản chỉ đạo thành hệ thống lý luận logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vịkiến thức, từng vấn đề khoa học

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng phương pháp này nhằm điều tra thực trạng công tác quản lý dạy họcmôn Tiếng Việt tại các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện TrạmTấu, tỉnh Yên Bái

Đề tài sử dụng các phương pháp sau:- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp anket): Thiết kế các phiếuhỏi dành cho Ban lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Ban giám hiệu và Giáoviên giảng dạy của các trường về thực trạng công tác quản lý dạy học môn Tiếng Việtở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp phỏng vấn được tiến hành vớimột số khách thể đã được điều tra bằng phiếu hỏi Nội dung phỏng vấn là làm rõ thêmnhững nguyên nhân của thực trạng đã được thể hiện trên số liệu của phiếu hỏi Trênđối tượng là các nhà quản lý về các biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Việt vùngDTTS

- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp công tác quản lý dạy học môn TiếngViệt cho học sinh PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh YênBái

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn:Tổng kết kinh nghiệm thực hiện quản lý dạy học môn Tiếng Việt ở các trườngPTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để tạo cơ sởthực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý dạy học môn TiếngViệt ở các trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh YênBái phù hợp với điều kiện thực tiễn của ngành giáo dục huyện Trạm Tấu nói riêng vàtỉnh Yên Bái nói chung

Trang 21

- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, tham vấn ý kiến các chuyên gia trong lĩnhvực quản lý giáo dục về tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất.

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Đề tài sử dụng các công thức thống kê toán học (các công thức thống kê toánhọc như: trung bình cộng, hệ số tương quan ) để xử lý số liệu thu được, để địnhlượng kết quả nghiên cứu nhằm rút ra các kết luận khoa học

7 Phạm vi nghiên cứu đề tài

7.1 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu các nội dung trong Quản lý dạy học Tiếng Việt cấp tiểu học, bao gồm:- Quản lý công tác giảng dạy Tiếng Việt cấp tiểu học của giáo viên

- Quản lý việc học tập Tiếng Việt của học sinh cấp tiểu học.- Quản lý tác động của môi trường đến dạy học tiếng Việt cấp tiểu học

7.2 Địa bàn nghiên cứu

- Địa bàn: 10 trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở thuộc huyện Trạm Tấu

- Thời gian thực hiện: Tháng 3,4 năm 2019; Thu thập thông tin, dữ liệu từ năm2016 đến 2019

7.3 Đối tượng khảo sát

- Lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT Trạm Tấu.- Cán bộ quản lý và GV của 10 trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sởhuyện Trạm Tấu

- Học sinh tiểu học thuộc 10 trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện

Trạm Tấu.- Cha mẹ học sinh học sinh tiểu học và các lực lượng xã hội có liên quan

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục nộidung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn tiếng Việt ở các trườngPTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở

Chương 2 Thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn tiếng Việt tiểu học ở cáctrường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Chương 3 Biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Việt tiểu học ở các trườngPTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Trang 22

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆTỞ CÁC TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định ngôn ngữ tiếng Việt rấtphong phú và luôn luôn phát triển Cho tới thời điểm hiện tại, thế giới nói chung vàngười dân Việt Nam chúng ta nói riêng đều không thể phủ nhận vai trò quan trọng củatiếng Việt cũng như sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ mẹ đẻ Trong quá trình pháttriển, rất nhiều từ mới, cụm từ mới, thuật ngữ mới thuần Việt đã được ra đời và phụcvụ tốt hơn công việc giao tiếp, diễn đạt ý tưởng và phát triển kinh tế, xã hội, khoa học.Tiếng Việt không chỉ thu hút bằng âm sắc trầm bổng và trữ tình mà còn ở chiều sâucủa ngữ nghĩa Để hiểu đúng và sâu sắc ngôn ngữ tiếng Việt

Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc tiểuhọc Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho học sinh, việc học tiếng việtsẽ giúp hình và phát triển tư duy ngôn ngữ Nhờ môn Tiếng Việt, học sinh sẽ được họccách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểucảm

Trên cơ sở lý luận của triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhàkhoa học giáo dục Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lý luậnquản lý giáo dục và quản lý dạy học trong nhà trường Một số tác giả đã nghiên cứuvề phương pháp dạy học tiếng Việt nhưng chỉ nghiên cứu về đặc trưng bộ môn TiếngViệt hoặc phương pháp dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung như:

Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt – tác giả là Lê Phương Nga, ĐỗXuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh [35] Các tác giả đã chỉ ra vai trò giảng dạy môn TiếngViệt có tầm quan trọng trong việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng TiếngViệt Phương pháp giảng dạy muốn có hiệu quả phải đảm bảo đạt cả 4 kỹ năng: Nghe,nói, đọc, viết Tài liệu đã xây dựng cơ sở phương pháp luận cho phương pháp dạyhọc Tiếng Việt, xây dựng lý thuyết về phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao Tài liệucòn chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình giảng dạy Người giáo viên lựa chọnphương pháp phải dựa trên mục tiêu giáo dục, kỹ năng cần đạt tới và đặc thù của đốitượng được giáo dục Quá trình học tập phải là một quá trình học sinh tích cực chủđộng và tự giác tiếp thu, thực hành kiến thức Vì thế, giáo viên không thể sử dung mộtphương pháp mà cần kết hợp nhiều phương pháp giáo dục để đạt kết quả như mongmuốn

Trang 23

phải đổi mới trong giáo dục tiểu học Việc đổi mới trọng tâm được thể hiện ở nộidung

Trang 24

chương trình giáo dục Mục tiêu của giáo dục tiểu học mới không chỉ trang bị nềntảng kiến thức, đạo đức, thể chất và tinh thần mà còn là phẩm chất và năng lực, pháttriển giá trị bản thân, hòa nhập cộng đồng, xã hội Chính vì thế, ngoài quy định cácmôn học bắt buộc tác giả chỉ ra vai trò quan trọng của hoạt động trải nghiệm, khámphá và phát triển năng lực bản thân Rèn cho các em giải quyết vấn đề và thích ứngvới bản thân Trong chương trình giáo dục tiểu học mới thì người giáo viên phải làngười đổi mới đầu tiên Từ cách nghĩ, cách tư duy vấn đề, lựa chọn phương pháp,hình thức giáo dục sao cho hiệu quả Đặc biệt, phương pháp giáo dục mới phải đặthọc sinh ở vị trí trung

tâm.Bộ Giáo dục và Đào tạo với Tài liệu tham khảo cho giáo viên và CBQL giáodục tiểu học về dạy học và phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán,Tiếng Việt [6] Đây là một tài liệu đã được cụ thể hóa phương pháp trong từng mônhọc để phát huy tính tích cực của học sinh ở hai môn học trọng tâm trong chươngtrình giáo dục Toán và Tiếng Việt ở bậc tiểu học Ở đây, học sinh phải được đặt ởvị trí trung tâm, người giáo viên phải là người tổ chức và hướng dẫn học sinh tiếnhành học tập, biết cách khai thác tài liệu, phân tích, tổng hợp và đánh giá vấn đề.Phải cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống bằng việc kết hợp đa dạng cácphương pháp dạy học, hướng đến giải quyết vấn đề để thông qua đó giúp học sinhlĩnh hội kỹ năng và phương pháp Phải vận dụng phương pháp dạy học tình huốngvà phương pháp dạy học hành động, dạy học tích hợp và dạy học khám phá Mỗimôn học đều có những đặc thù riêng Môn toán cần đảm bảo tính khoa học và tínhvừa sức, tính hệ thóng và tính vững chắc, gắn lý thuyết với thực hành, vận dụng vàocuộc sống Làm rõ được đặc thù cấu trúc của số học và hình học, đại lượng và đođại lượng, giải toán có lời văn Với dạy học Tiếng Việt ở tiểu học cần đảm bảonguyên tắc phát triển lời nói, phát triển tư duy, chú ý đến đặc điểm tâm lý, trình độcủa học sinh Tài liệu đã chỉ ra các phương pháp dạy học vần, học tập viết, họcchính tả, học tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn, kể chuyện

Ngoài ra, cũng có một số luận văn thạc sỹ đề cập đến phương diện quản lý cấpcơ sở giáo dục quận, huyện như:

Năm 2006, tác giả Trần Thị Sáu đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp đổimới phương pháp dạy như: Các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy bộmôn Tiếng Việt bậc tiểu học ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã chỉra thực trạng giảng dạy bộ môn Tiếng Việt hiện nay, bên cạnh những ưu điểm còn tồntại nhiều bất cập Các phương pháp đổi mới đều gắn liền với các mục tiêu giáo dục

Trang 25

Tác giả Nguyễn Thanh Tịnh (2006) với Biện pháp quản lý hoạt động dạy họcđối với trường tiểu học của Phòng giáo dục quận 11 thành phố Hồ Chí Minh Trên cơsở đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất 9 giải pháp cơ bản Từ việc bồi dưỡng nănglực cho cán bộ quản lý, tăng cường năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm chogiáo viên, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cườngcác điều kiện về cơ sở vật chất, tích cực dự giờ, thăm lớp, xây dựng bầu không khídân chủ Đây là những giải pháp gắn chặt với mục tiêu và xu thế giáo dục, các điềukiện, những hạn chế còn tồn tại ở nhà trường đã được tác giả đề xuất.

Đặng Minh Hằng (2009) với Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiểu học củaphòng GD&ĐT quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

Nguyễn Thị Việt Hà (2014) đã nghiên cứu về Quản lý dạy học môn tiếng Việt ởcác trường tiểu học thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Trong phần đánh giá thựctrạng tác giả đã đề cập đến thực trạng dạy và học tại nhà trường Thực trạng nhận thứccủa cán bộ, quản lý Thực trạng công tác soạn bài thực hiện giờ lên lớp, sử dụngphương tiện dạy học Từ đó, đề xuất 8 biện pháp: Nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ cho giáo viên; Quản lý chương trình và kế hoạch dạy học; Đổi mới chươngtrình giảng dạy; Thăm lớp; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

Các đề tài trên đã đề cập đến cả lý luận và thực tiễn của việc dạy học trongchương trình tiểu học hoặc là đề cập đến phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chungchứ chưa cụ thể

Đối với việc Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dântộc thiểu số là một trong những vấn đề quan trọng đã được ngành giáo dục quan tâmsâu sắc, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài đề cập đến như:

Nguyễn Phúc Phận (2006) trong Luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu về Quản lý dạyhọc môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số Xê Đăng, tỉnh KonTum [36] Đã chỉ ra đặc thù của học sinh người dân tộc thiểu số Xê Đăng tại tỉnh KonTum Đã có những đánh giá về những mặt đạt được và chưa đạt được trong quá trìnhdạy học và quản lý việc dạy học môn Tiếng Việt Nhưng, nhìn chung còn rất nhiềukhó khăn Các giải pháp được đề xuất là những căn cứ để chúng ta tiếp tục nghiêncứu, ứng dụng tại các nhà trường có những đặc thù trên

Kim Thanh (2018) với bài viết Giáo dục song ngữ vùng dân tộc thiểu số trên báoBáo mới [44]: các chuyên gia cho rằng, cần tăng cường nhân rộng mô hình giáo dụcsong ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số Tài liệu song ngữ cần được lấy ý kiến rộng rãivà thử nghiệm cẩn thận trước khi áp dụng trên diện rộng, đặc biệt là hỏi ý kiến người

Trang 26

dân về nội dung một cách rộng rãi Khi thực hiện dự án song ngữ, cần có đánh giá cẩnthận, đầy đủ, trong đó phải lường hết các khó khăn khi thực hiện chính sách để cónhững sự điều chỉnh, hỗ trợ phù hợp.

Tại các nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù các trường học đã tăng cường nhiềubiện pháp để cải thiện kết quả, song do vốn Tiếng Việt của học sinh người dân tộcthiểu số còn hạn chế, nên các em tiếp thu bài học khá chậm Vì vậy, khi thầy, cô giáogiảng bài, các em không hiểu được nghĩa của từ nên mau quên Một số biện pháp nhưgiáo dục song ngữ chưa được phổ biến nên việc dạy và học tiếng Việt tiểu học cònnhiều khó khăn Vấn đề này cứ kéo dài năm này qua năm khác và chính là nguyênnhân cơ bản dẫn đến tình trạng học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnhbỏ học ngày càng nhiều Bên cạnh đó chủ yếu các nghiên cứu tập trung vào đối tượnghọc sinh trường tiểu học vùng DTTS, chưa nghiên cứu về quản lý dạy học môn TiếngViệt tiểu học ở trường PTDTBT

Như vậy, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt là cơ sở để nâng cao chấtlượng giáo dục tiểu học của vùng DTTS Tuy nhiên, các nghiên cứu mà chúng tôiđược biết về quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS còn hạnchế, nhất là tại địa bàn một tỉnh miền núi, một huyện vùng sâu vùng xa như Trạm Tấu,tỉnh Yên Bái, những công trình nghiên cứu được đề cập ở trên là những tư liệu cầnthiết trong quá trình nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài này

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội, là một hoạt độngchuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xãhội qua các thế hệ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xã hội Để hoạt động này vậnhành có hiệu quả, giáo dục phải được tổ chức thành các cơ sở, tạo nên một hệ thốngcác cơ sở giáo dục, điều này dẫn đến một tất yếu là phải có một lĩnh vực hoạt độngcó tính độc lập tương đối trong giáo dục, đó là công tác quản lý giáo dục, để quản lýcác cơ sở giáo dục có trong thực tiễn

Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, đã có nhiều tác giả đưara các khái niệm khác nhau:

+ Theo tác giả Trần Kiểm: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mụcđích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vậndụng những

Trang 27

quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em [31].

+ Theo tác giả Phạm Viết Vượng: Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục là tổchức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo,năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội[44]

+ Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thựchiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu đào tạo đối với ngànhgiáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh [24]

Như vậy, có thể hiểu rằng: Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có tổ

chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đốitượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thốnggiáo dục đạt tới mục tiêu đã định.

Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý chính là bộ máy quản lý các cấp; đốitượng quản lý là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất-kỹ thuật và các hoạt động thực hiệnchức năng của giáo dục và đào tạo

Bên cạnh đó, cần đặc biệt lưu ý: Quản lý giáo dục trước hết và cuối cùng là quảnlý con người Hệ thống giáo dục là một hệ thống xã hội, con người được xã hội sinh ravà là lực lượng sáng tạo xã hội Trong quản lý giáo dục, việc quản lý con người là vấnđề trung tâm Người quản lý giỏi đều biết rằng: Thành công trong quản lý trước hết làthành công trong xử lý các mối quan hệ với con người

1.2.2 Quản lý nhà trường - Quản lý hoạt động dạy học

1.2.2.1 Quản lý nhà trường

Nhà trường là một thể chế đặc biệt của xã hội, thực hiện các chức năng kiến tạokinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó Trường học là tếbào cơ sở chủ chốt của tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục Do đó, quản lýtrường học nhất thiết phải có tính nhà nước và tính xã hội

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ

quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và cáclực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nângcao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [44].

Mục đích của quản lý nhà trường là bảo đảm thực hiện tốt các kế hoạch pháttriển và hoàn thiện hệ thống giáo dục, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhàtrường theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thựchiện phương

Trang 28

châm “giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” trong đó lực lượng trong ngành và trong trường phải đóng vai trò then chốt.

Như vậy có thể hiểu, quản lý nhà trường là quá trình nắm vững các văn bản phápquy, nắm vững thực trạng nhà trường về cán bộ, giáo viên và các điều kiện vật chất từ đó lựa chọn, sắp xếp, hướng dẫn thực hiện các quyết định quản lý theo một phươngán tối ưu nhằm làm cho các đối tượng quản lý vận động hướng tới việc thực hiện cóhiệu quả các nhiệm vụ của nhà trường

1.2.2.2 Quản lý hoạt động dạy họcKhái niệm hoạt động dạy học

“Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường nào

và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất Với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem là con đường hợp lý, thuậnlợi nhất giúp cho học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức có thể lĩnh hội được mộthệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành phẩm chất, năng lực trí tuệ củabản thân” [44].

Hoạt động dạy học là một hoạt động trung tâm trong trường học và là hoạt độngquan trọng nhất trong các mặt hoạt động của nhà trường, chiếm hầu hết thời giantrong các hoạt động giáo dục, nó chi phối các hoạt động giáo dục khác trong nhàtrường Hoạt động dạy học được diễn ra trong suốt cả một năm học, theo kế hoạch đãđược hoạch định trước, mang tính pháp lý, đòi hỏi mọi thành viên trong nhà trường tựgiác chấp hành

Dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách, là quá trìnhtác động qua lại giữa thầy và trò nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, kinhnghiệm xã hội, kỹ năng, kỹ xảo, hoạt dộng nhận thức và xây dựng các phẩm chất cánhân người học

Học là một hoạt động trong đó học sinh là chủ thể, khái niệm khoa học là đốitượng chiếm lĩnh Học là quá trình tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức dưới sựđiều khiển sư phạm của giáo viên Chiếm lĩnh tri thức- khái niệm khoa học còn đượchiểu là tái tạo khái niệm, tri thức cho bản thân, thao tác với nó, sử dụng nó như làcông cụ, phương pháp để chiếm lĩnh các tri thức, khái niệm khác, mở rộng, đào sâucho khái niệm đó và vốn tri thức Học có hai chức năng thống nhất với nhau: Lĩnh hộivà tự chiếm lĩnh Lĩnh hội là tiếp thu thông tin dạy của thầy, của sách giáo khoa ; tựđiều khiển là là tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức của bản thân

Trang 29

Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình tự học của học sinh để hình thành vàphát triển nhân cách cho học sinh Nếu như học nhằm mục đích chiếm lĩnh khái niệmkhoa học thì dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập Dạy có hai chức năngthường xuyên tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau là truyền đạt thông tin dạy họcvà điều khiển hoạt động dạy học.

Quá trình dạy học bao gồm ba thành tố cơ bản: khái niệm khoa học, dạy và học.Khái niệm khoa học là nội dung bài học, là đối tượng lĩnh hội, chiếm lĩnh của họcsinh Nó là một trong các yếu tố khách quan quyết định logic của bản thân quá trìnhdạy học

Như vậy, học là một quá trình, trong đó dưới sự chủ đạo (tổ chức, điều khiển)của thầy, học sinh tự giác, tích cực tự điều khiển hoạt động nhận thức, nhằm thực hiệntốt các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là quá trình thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bảncủa quá trình dạy học, đó là hoạt động dạy và hoạt động học Để đạt được mục đíchdạy học, người dạy và người học đều phải phát huy các yếu tố chủ quan của cá nhân(phẩm chất, năng lực) để xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm các hìnhthức Các nội dung trên được thực hiện tuân theo sự quản lý, điều hành của các cấpQLGD, theo kế hoạch thống nhất, có sự tổ chức và được kiểm tra, đánh giá

Hoạt động dạy học ở trường học muốn có hiệu quả cần có môi trường sư phạmthuận lợi cả ở tầm vĩ mô và vi mô Môi trường vi mô là môi trường giáo dục gia đình,nhà trường và các mối quan hệ trong cộng đồng Môi trường vĩ mô là môi trường KT-XH phát triển và môi trường công nghệ tiên tiến Điều đó cho thấy, hoạt động dạy họcliên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, đa dạng và phongphú

Hiệu quả của hoạt động dạy học quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì trước hết phải nâng caochất lượng của hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáo dục nóichung và quản lý nhà trường nói riêng Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường làquản lý trực tiếp các hoạt động giáo dục diễn ra ở trường nhằm thực hiện mục tiêuđào tạo và nguyên lý giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của

Đảng cộng sản Việt Nam: “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục,

trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tưtưởng nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và khả năng thực hành” [4].

Trang 30

Quản lý hoạt động dạy học chính là quản lý quá trình dạy học Nội dung củaquản lý hoạt động dạy học bao gồm nhiều hoạt động, quan hệ đến nhiều đối tượng,nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện khác nhau Nhưng nội dung cơ bản bao gồm haivấn đề: Quản lý việc giảng dạy của giáo viên và quản lý việc học tập của học sinh.Kết luận có ý nghĩa thực tiễn rút ra từ quá trình dạy học đối với người quản lýnhà trường là: Hoạt động quản lý chủ yếu tập trung vào hoạt động của thầy và trựctiếp với thầy, gián tiếp với trò; thông qua hoạt động dạy của thầy để quản lý hoạtđộng học của trò Quản lý chuyên môn trong nhà trường thực chất là quản lý hoạtđộng dạy và học, trong đó ta cần quan tâm đến quản lý hoạt động dạy của thầy, quảnlý hoạt động học của trò, quản lý trang thiết bị phục vụ cho dạy và học Yêu cầu củaquản lý hoạt động dạy học là phải quản lý các thành tố cấu trúc của quá trình dạyhọc vì vậy nội dung quản lý dạy học bao gồm quản lý mục tiêu, chương trình, nộidung dạy học, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên, họcsinh, kết quả dạy học.

1.2.3 Trường tiểu học và trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơsở

1.2.3.1 Trường tiểu học

Trường tiểu học là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoàXHCN Việt Nam, trực tiếp đảm nhiệm việc giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ em từ6 đến 14 tuổi, nhằm hình thành ở học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diệnnhân cách con người Việt Nam XHCN theo mục tiêu giáo dục tiểu học Trường tiểuhọc có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng

- Trường tiểu học gồm các loại hình trường:+ Trường tiểu học công lập do nhà nước tổ chức và quản lý.+ Trường tiểu học dân lập do một cơ quan hoặc một tổ chức nhà nước, một đoànthể quần chúng hoặc tổ chức xã hội đứng ra thành lập và bảo trợ; chịu sự quản lý nhànước của Phòng GD&ĐT

+ Trường tiểu học tư thục do một cá nhân đứng ra thành lập và tổ chức hoạt động;

chịu sự quản lý nhà nước của Phòng GD&ĐT.Trường tiểu học có thể tổ chức nội trú hoặc bán trú cho một phần hoặc toàn bộhọc sinh, tuỳ theo yêu cầu của cha mẹ học sinh, địa phương và khả năng của nhàtrường

- Trường tiểu học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Trang 31

vào học lớp 1, vận động trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học đang bỏ học đến trườngtrở lại; tham gia thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Trang 32

+ Phối hợp với cha mẹ, người nuôi dưỡng học sinh, các tổ chức và cá nhân trongcộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục.

+ Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hộitrong phạm vi cộng đồng

+ Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.2.3.2 Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở

Theo T h ô n g t ư 2 4 / 2 0 10 /T T - B G D Đ T n gày 31/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộcbán trú [7] Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dântộc bán trú (sau đây viết tắt là trường PTDTBT) bao gồm: thành lập trường PTDTBT;xét duyệt học sinh bán trú; tổ chức hoạt động giáo dục trong trường PTDTBT; nhiệmvụ của hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và học sinh bán trú; khen thưởng và xử lý viphạm

Theo đó, trường phổ thông dân tộc bán trú là một trong những nội dung trọngtâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trườngphổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT Cụ thểnhư

sau:Trường PTDTBT là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con emcác dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiệnkinh tế

- xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này Trường PTDTBT có số lượng học sinh bán trú theo quy định

Cũng theo quy định này, học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tậptrong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày

Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở có đầy đủ các chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của một trường tiểu học, trường THCS đã quy định Ngoài ra, trường cómột số đặc điểm riêng mà các trường tiểu học bình thường khác không có, đó là:

- Học sinh trong trường hầu hết là người DTTS, có thể chỉ là một DTTS hoặcnhiều DTTS khác nhau cùng học với nhau

- Môi trường giáo dục không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, cộng đồng dân cưquan tâm đến công tác giáo dục ở mức thấp, điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển,giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng kém Một số phong tục tập quán lạc hậu còn ảnh

Trang 33

- Cán bộ quản lý và giáo viên hầu hết là người Kinh từ các nơi khác đến côngtác; ngôn ngữ giao tiếp giữa thầy và trò bất đồng, thầy không nghe, không nói đượctiếng của học sinh; vốn Tiếng Việt của học sinh kém.

- Quy mô trường nhỏ, gắn liền với các thôn, bản; mỗi trường có nhiều điểmtrường cách xa nhau Trường đóng tại các xã vùng đồng bào DTTS, thường là vùngnúi cao, vùng sâu, vùng xa Các trường đều là trường công lập, một số nơi có tổ chứccho học sinh ở bán trú, nội trú

1.3 Dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

1.3.1 Mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

Trong chương trình phổ thông, trước hết, chương trình Tiếng Việt phải gópphần thực hiện những mục tiêu chung của giáo dục tiểu học, đó là:

a) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước,nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồm, hình thành nhâncách và phát triển cá tính Môn ngữ văn giú học sinh khám phá thế giới xung quanh,thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xửnhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bẳnsắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam; có tinhthần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế

b) Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tựhọc, năng lực giao tiếp và hợp tác , năng lực giải quyết các vấn đề và sáng tạo Đặcbiệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học:rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếngViệt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thànhhọc vấn căn bản của một người có văn học; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biếttiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giátrị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống”

Tiếp theo, chương trình Tiếng Việt phải thực hiện mục tiêu của môn học TiếngViệt (nằm trong nội dung môn Ngữ văn) Nói đến mục tiêu đặc thù của môn họcTiếng Việt, trước đây người ta thường nói đến vấn đề thứ nhất là học để nắm kiến thứctiếng Việt (cấu tạo tiếng Việt, hệ thống tiếng Việt gồm các kiểu đơn vị và quan hệgiữa chúng), thứ hai là học để giao tiếp – giao tiếp bằng bản ngữ

Chương trình Tiếng Việt mới đưa mục tiêu giao tiếp bằng tiếng Việt – hìnhthành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết lên hàng ưu tiên Những kiến thức về tiếng Việtcùng với

Trang 34

các kiến thức về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học cũng được cungcấp cho học sinh một cách sơ giản Trong chương trình mới, hoạt động giao tiếpvừa là mục đích số một vừa là phương tiện của dạy học Tiếng Việt.

Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của BộGiáo dục và Đào tạo quy định về Chương trình tiểu học thì kĩ năng sử dụng tiếng Việtđược xác định mục tiêu như sau:

“Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:1 Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết,nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi

Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.2 Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên, xãhội và con người; về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài

3 Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa cho học sinh.”

Theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn được banhành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo thì mục tiêu cấp tiểu học, bao gồm:

a) Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩmchaất chủ yếu với các biểuhiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêuthích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích laođộng; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệmđối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh

b) Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lựcngôn ngữ ở tất các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôichảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoàivăn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủyếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cácđọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng,hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanhđược thể hiện trong các văn bản văn học

1.3.2 Nội dung dạy học môn Tiếng Việt và cấu trúc chương trình

1.3.2.1 Nội dung dạy học môn Tiếng Việt

Trang 35

Môn Tiếng Việt là một hoạt động tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều bộ mônkhác nhau vì môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn hẹp như:

- Phân môn Tập đọc: Là phân môn mang tính tổng hợp, ngoài nhiệm vụ dạy đọc

còn có nhiệm vụ trau dồi khả năng Tiếng Việt cho học sinh; luyện câu, tạo cảm xúccảm nhận văn học cho học sinh

- Phân môn Tập làm văn: Mỗi khối lớp có yêu cầu khác nhau, nhưng đều tập

trung luyện khả năng viết đúng từ, đúng câu, đúng ngữ pháp; tạo cho học sinh khảnăng diễn đạt ý tưởng cá nhân, cảm xúc trước sự vật, hiện tượng, con người, thiênnhiên

- Phân môn từ ngữ và ngữ pháp: Rèn luyện kỹ năng phát âm, cấu trúc tiếng, câu,

cung cấp lý thuyết Tiếng Việt cho học sinh Đối với học sinh là người DTTS, tiếngViệt là ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp hàng ngày thì phân môn này đóng vai tròquan trọng hàng đầu trong quá trình học tiếng Việt nói riêng và trong quá trình họctập trong trường phổ thông nói chung

- Phân môn Kể chuyện: Thông qua các câu chuyện trong các bài tập đọc, giúp

học sinh dựng lại dưới hình thức hoạt cảnh Qua đó, luyện khả năng nói, diễn đạttiếng Việt cho học sinh, giúp học sinh mạnh dạn hơn trong giao tiếp

- Phân môn Chính tả: Luyện tập thực hành ở các kỹ năng nghe, viết và các kỹ

năngkhác trong quá trình học tiếng Việt; củng cố kiến thức về tiếngViệt

1.3.2.2 Cấu trúc chương trình môn học Tiếng Việt

Chương trình Tiếng Việt tiểu học gồm các bộ phận: kĩ năng sử dụng tiếng Việt(đọc, nghe, nói, viết), tri thức tiếng Việt (một số hiểu biết tối thiểu về ngữ âm, chínhtả, ngữ nghĩa, ngữ pháp ), tri thức về văn học, xã hội và tự nhiên (một số hiểu biếttối thiểu về sáng tác văn học và cách tiếp cận chúng, về con người với đời sống tinhthần và vật chất của họ, về đất nước và dân tộc Việt Nam)

Trong Chương trình GDPT mới Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông,ở cấp tiểu học, thời lượng dành cho môn Tiếng Việt là 1.505 tiết (trung bình 43tiết/tuần), chiếm 31% tổng thời lượng chương trình dành cho các môn học bắt buộc;bằng thời lượng học trong chương trình hiện hành

Chương trình GDPT dành thời lượng thích đáng cho việc học tiếng Việt ở cấptiểu học, đặc biệt ở lớp 1, lớp 2 là để bảo đảm học sinh đọc thông viết thạo, tạo tiền đềhọc các môn học khác Đối với học sinh người dân tộc thiểu số thì việc có đủ thờigian học tiếng Việt trong những năm đầu đến trường càng quan trọng

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt như sau:

Trang 36

a) Năng lực ngôn ngữ

Trang 37

Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản,chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề,bài học rút ra từ văn bản đã đọc.

Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu.Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốcđộ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản Đối với học sinh lớp 3, lớp 4và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểubài học rút ra được từ văn bản

Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủyếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quyđịnh tại Chương trình tổng thể Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữpháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lớp 4 và lớp 5 bước đầu viết được bàivăn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản

Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứngkiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật,hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sốngcủa học sinh Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc mộtcâu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêuý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bảnnhư: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ, ; bước đầu biết viết theoquy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài)

Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộthích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chiasẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nóiđến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản

Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết đượccảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe

b) Năng lực văn học

Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhậnbiết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu đượctác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốttruyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá) Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tínhvăn học trong viết và nói

Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2: nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhậnbiết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ

Trang 38

Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học;kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhânvật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thờigian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tácdụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ratừ văn bản Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năngliên tưởng, tưởng tượng.

1.3.3 Phương pháp và hình thức dạy học môn Tiếng Việt

Với tư cách là một khoa học, phương pháp dạy học Tiếng Việt được xem là mộtbộ phận của khoa học giáo dục (“khoa học sư phạm” hay “sư phạm học”) là một hệthống lí thuyết dạy học Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ và với tư cách là ngônngữ thứ hai để đảm bảo cho việc dạy học Tiếng Việt đạt kết quả tốt

Khi nói PPDH Tiếng Việt là một khoa học vì:- Có đối tượng riêng, nhiệm vụ nghiên cứu riêng;- Có tiền đề lí thuyết và thực tiễn;

- Có các phương pháp nghiên cứu đặc thù.Khi nói PPDH Tiếng Việt là một hệ thống cần chú ý: PPDH Tiệt Việt là một thểthống nhất: hệ thống này có thể chứa nhiều bộ phận; Mỗi bộ phận lại có đặc trưngriêng nhưng chúng đều thống nhất ở những quy luật chung nhất.

Phương pháp dạy học Tiếng Việt là một bộ phận của khoa học giáo dục nênnó phụ thuộc vào những quy luật chung của khoa học này Giáo dục học nói chung,Lí luận dạy học đại cương nói riêng cung cấp cho Phương pháp dạy học Tiếng Việtnhững hiểu biết về các quy luật chung của việc dạy học môn học

Quan hệ của Phương pháp dạy học Tiếng Việt với khoa học giáo dục thể hiệnở chỗ phương pháp dạy học tiếng được một hệ thống lí luận giáo dục tạo ra và làmcơ sở Phương pháp dạy học Tiếng Việt hoàn toàn sử dụng các khái niệm, thuật ngữcủa giáo dục học Nó hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục do giáo dục học đềra – phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy sáng tạocho HS, giáo dục tư tưởng đạo đức, phát triển óc thẩm mĩ giáo dục tổng hợp và giáodục lao động Trong Phương pháp dạy học Tiếng Việt có thể tìm thấy các nguyên tắccơ bản của Lí luận dạy học: nguyên tắc giáo dục và phát triển của dạy học, nguyêntắc vừa sức, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc gắn liền lí thuyếtvới thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tiếp cận cá thể và phân hóa trongdạy học…

Trang 39

Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng những nguyên tắc này tuỳ theonhững đặc trưng riêng của mình Ví dụ nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hànhtrong PPDH Tiếng Việt đòi hỏi một hoạt động lời nói thường xuyên, biểu hiện ýnghĩa bằng lời nói, viết, cùng với việc thường xuyên vận dụng những hiểu biết líthuyết vào giải bài tập Nhiệm vụ phát triển lời nói đã quy định việc xây dựngchương trình Tiếng Việt mà tất cả các phân môn đều có mục đích phát triển bốn kĩnăng nghe, nói, đọc, viết Thực hiện nguyên tắc trực quan trong giờ tiếng Việt khôngchỉ là việc chỉ sử dụng sơ đồ, bảng biểu, dùng chữ viết sẵn, phim ảnh mà còn là “trựcquan lời nói”, bao gồm từ việc quan sát ngôn ngữ sống động đến việc dựa vào bàikhóa trong khi nghiên cứu về ngữ âm, từ vựng, chính tả, ngữ pháp Tài liệu trực quancơ bản trong giờ học Tiếng Việt là Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt trong những mẫutốt nhất của nó: văn học dân gian, tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới.Phương pháp dạy học Tiếng Việt chọn ở giáo dục học các hình thức tổ chứcdạy học như bài học và các hình thức khác Các phương pháp dạy học cơ bản –phương pháp bằng lời, phương pháp bài tập, phương pháp dạy học nêu vấn đề… đềucó mặt trong giờ Tiếng Việt.

Hoạt động dạy học môn tiếng Việt của giáo viên

Giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh là mốiquan hệ thống nhất biện chứng Với tác động sư phạm, giáo viên tổ chức, điều khiểnhoạt động của học sinh, hoạt động nhận thức của học sinh, điều khiển học sinh chiếmlĩnh nội dung dạy học, bằng cách đó mà học sinh được phát triển và hình thành nhâncách.Giáo viên là chủ thể của giảng dạy Dạy là sự tổ chức, điều khiển hoạt động học,hoạt động nhận thức của học sinh, điều khiển học sinh chiếm lĩnh nội dung dạy học,bằng cách đó mà học sinh được phát triển và hình thành nhân cách

Môn học tiếng Việt cần đảm bảo cho HS những mẫu đúng đắn của ngôn ngữvăn hoá, giáo dục cho HS văn hoá giao tiếp, dạy cho các em biết truyền đạt tư tưởng,hiểu biết, tình cảm của mình một cách, chính xác và biểu cảm

Dạy tiếng Việt phải được xem như là dạy một công cụ giao tiếp và tư duy, nhằmtrang bị cho học sinh một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt Nhưvậy, nghiên cứu hoạt động dạy học tiếng Việt của giáo viên là phải trả lời những câuhỏi cụ thể như: giáo viên lựa chọn những phương pháp dạy học nào, tại sao lại chọnchúng, thầy cô tổ chức công việc của học sinh ra sao, giúp đỡ các em thế nào trong quátrình học tập, thầy kiểm tra việc nắm tri thức, kĩ năng của học sinh như thế nào, thầy côgiúp đỡ học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi bằng các phương pháp nào?

Trang 40

Hoạt động dạy môn Tiếng Việt của giáo viên trong trường tiểu học được thựchiện thông qua việc dạy học các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu,Chính tả, Tập làm văn với nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với nhữngtình huống giao tiếp tự nhiên tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để họcsinh mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩnăng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp Cụ thể trong giờ học, các hoạt động chủ yếucủa giáo viên bao gồm:

- Giao việc cho học sinh: trình bày yêu cầu của câu hỏi, bài tập; làm mẫu mộtphần câu hỏi, bài tập; tóm tắt nhiệm vụ, dặn dò học sinh

- Kiểm tra học sinh: có làm việc không, có hiểu việc phải làm không, trả lời thắcmắc của học sinh

- Tổ chức báo cáo kết quả làm việc: báo cáo trực tiếp với giáo viên, báo cáotrong nhóm, báo cáo trước lớp với các biện pháp báo cáo bằng miệng, bằng phiếu họctập hoặc thi đua giữa các nhóm, trình bày cá nhân

- Tổ chức đánh giá: tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, đánh giá trước lớp vớibiện pháp đánh giá là khen, chê (định tính) hay cho điểm (định lượng)

Hoạt động học môn tiếng Việt của học sinh

Học là quá trình học sinh tích cực, tự giác chiếm lĩnh nội dung dạy học để hìnhthành, phát triển nhân cách dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên Hoạt động họctập ở học sinh là hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh là chủ thể, nội dung dạyhọc là đối tượng

Tuy nhiên, việc học tập của học sinh có thể diễn ra ở trong lớp, ngoài lớp, ngoàitrường và ở nhà Thời gian học tập gồm giờ học trên lớp, ngoài lớp và ở nhà Do đó,khi quản lý hoạt động học tập của học sinh, cần bao quát cả không gian, thời gian vàcác hình thức học tập Chính vì vậy, dạy học tiếng Việt là phải nghiên cứu, xem xéthọc sinh học tập như thế nào, các em làm việc ra sao, hoạt động trí tuệ diễn ra như thếnào, các em gặp khó khăn gì, mắc những lỗi gì và tại sao, các em hứng thú với cái gìvà cái gì không hứng thú, số lượng, chất lượng và đặc điểm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảotiếng Việt cũng như những phẩm chất ban đầu mà các em hình thành và đạtđược

Trong môn Tiếng Việt, hoạt động cụ thể của học sinh là:- Hoạt động giao tiếp (đặc thù của môn Tiếng Việt)- Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lý thuyết (như ở các môn học khác)

Ngày đăng: 19/02/2020, 23:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (1996), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội Đảng IV, VUI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đạihội Đảng IV, VUI của Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1996
2. Đặng Quốc Bảo (2004), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
3. Nguyễn Thanh Bình (2004), "Chất lượng và công bằng giáo dục ở bậc tiểu học - Nhìn từ cấp độ nhà trường", Tạp chí Giáo dục, số 76-2004, tr 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng và công bằng giáo dục ở bậc tiểu học- Nhìn từ cấp độ nhà trường
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2004
5. Bộ GD&ĐT-Dự án phát triển giáo viên tiêu học (2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương phápdạy học ở tiểu học
Tác giả: Bộ GD&ĐT-Dự án phát triển giáo viên tiêu học
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22tháng
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong mônToán, Tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn"Toán, Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
17. Hoàng Chúng - Phạm Thanh Liêm (1979), Con người trong quản lý và xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người trong quản lý và xã hội
Tác giả: Hoàng Chúng - Phạm Thanh Liêm
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1979
18. Đỗ Minh Cương (995), Vai trò con người trong quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò con người trong quản lý
Nhà XB: NXB Chính trị quốcgia
19. Bùi Thị Ngọc Diệp (2000) Giáo dục lớp ghép và song ngữ ở trường tiểu học Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục lớp ghép và song ngữ ở trường tiểu họcViệt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
20. Nguyễn Thị Doãn (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các học thuyết quản lý
Tác giả: Nguyễn Thị Doãn
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
21. Phan Phương Dung (2006) "Dạy học bài "tính từ” Tiếng Việt 4 theo tỉnh thần chú ý đến trình độ học sinh", Tạp chí Giáo dục, số 135- 2006, tr 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học bài "tính từ” Tiếng Việt 4 theo tỉnh thầnchú ý đến trình độ học sinh
22. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Khoa họcvà kỹ thuật
Năm: 1996
23. Phạm Thị Đức, Phạm Như Quỳnh (2003), "Một số đặc điểm về tư duy ở học sinh tiểu học", Tạp chí Tâm lý học, số 10-2003, tr 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm về tư duy ở họcsinh tiểu học
Tác giả: Phạm Thị Đức, Phạm Như Quỳnh
Năm: 2003
24. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề quản lý giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1986
25. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trịQuốc gia
Năm: 2002
26. Harold Koonts, Cyrilodonnel, Heinz Weihrich (1996), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếucủa quản lý
Tác giả: Harold Koonts, Cyrilodonnel, Heinz Weihrich
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1996
28. Hà Sỹ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học-Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về quản lý trường học-Tập 2
Tác giả: Hà Sỹ Hồ
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 1985
29. Đỗ Đình Hoan, Một số vấn đề cơ bản của chương trình Giáo dục tiểu học mới, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản của chương trình Giáo dục tiểu học mới
Nhà XB: NXB Giáo dục
30. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ chí Minh (2013), Tâm lý học lãnh đạo, quản lý, NXB CT - HC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý họclãnh đạo, quản lý
Tác giả: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ chí Minh
Nhà XB: NXB CT - HC
Năm: 2013
31. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w