1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện tuần giáo, tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

127 34 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Vì vậy các nhà trường rất cần có ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,vững về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu của công tác giáo dục tronggiai đoạn hiện nay, đồng thời phải

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGHUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGHUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Lệ Hoa

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2021

Tác giả luận vănMai Xuân Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, phòngSau Đại học, Khoa QLGD - Trường ĐHSP Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo đãtham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn, sự kính trọng đặc biệt đến PGS.TS Vũ Lệ Hoa

người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục huyện Tuần Giáo

- Ban giám hiệu, các giáo viên các trường PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo.

- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôitrong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thểcòn có những mặt hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sựchỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp./

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2021

TÁC GIẢMai Xuân Hà

Trang 5

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 7

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 9

1.2 Một số khái niệm cơ bản 12

1.2.1 Phát triển 12

1.2.2 Giáo viên, đội ngũ giáo viên 13

1.2.3 Phát triển đội ngũ giáo viên 15

1.3 Một số vấn đề liên quan về đội ngũ giáo viên tại các trường PTDTBTTH&THCS trước yêu cầu CTGDPT 2018 16

1.3.1 Vị trí, vai trò của trường phổ thông dân tộc bán trú bậc Tiểu học vàTrung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân 16

Trang 6

1.3.2 Đặc điểm trường phổ thông dân tộc bán trú 17

1.3.3 Nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trúbậc Tiểu học và Trung học cơ sở 18

1.3.4 Đổi mới giáo dục bậc Tiểu học và Trung học cơ sở và yêu cầu đặt rađối với đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 19

1.4 Nội dung phát triển ĐNGV tại các trường PTDTBT TH&THCS đápứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 22

1.4.1 Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên 22

1.4.2 Quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ giáo viên 24

1.4.3 Sử dụng đội ngũ giáo viên 26

1.4.4 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 27

1.4.5 Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên 29

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV tại các trường PTDTBTTH&THCS đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 30

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 34

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH và tình hình giáo dục cáctrường TH&THCS huyện Tuần Giáo 34

2.1.2 Giới thiệu về khảo sát 38

2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên trường PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên 40

2.2.1 Thực trạng cơ cấu, trình độ đội ngũ giáo viên trường PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên 40

2.2.2 Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên 44

Trang 7

2.3 Thực trạng về phát triển ĐNGV trường PTDTBT TH&THCS trên địa

bàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên 46

2.3.1 Thực trạng lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các trườngPTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo 46

2.3.2 Thực trạng quy hoạch, tuyển chọn đội ngũ giáo viên 49

2.3.3 Thực trạng phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên PTDTBTTH&THCS huyện Tuần Giáo 52

2.3.4 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo 55

2.3.5 Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo 59

2.3.6 Thực trạng về cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên trườngPTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo 63

2.4 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV tại các trường PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 66

2.5 Đánh giá chung công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở các trườngPTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên 68

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 72

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống 72

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 72

3.1.3 Đảm bảo tính kế thừa 72

Trang 8

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi 73

3.2 Các biện pháp phát triển ĐNGV trường PTDTBT TH&THCS trên địabàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu chương trình giáo dụcphổ thông 2018 73

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức của ĐNGV về công tác phát triểnĐNGV trường PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện Tuần Giáo, tỉnhĐiện Biên đáp ứng yêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 73

3.2.2 Chỉ đạo quy hoạch và sử dụng ĐNGV theo vị trí việc làm phù hợpvới điều kiện đặc điểm vùng miền của các trường PTDTBT TH&THCStrên địa bàn huyện Tuần Giáo 75

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viêntrường PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện Tuần Giáo 83

3.2.4 Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghềnghiệp ở trường PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện Tuần Giáo 86

3.2.5 Huy động các điều kiện, phương tiện làm việc và chính sách thu hút ưu đãi đội ngũ giáo viên tiểu học của địa phương cho vùng khó khăn ở huyện Tuần Giáo 89

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 93

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển 94

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 94

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 94

3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 94

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 94

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

15 TH&THCS Tiểu học và trung học cơ sở

17 VCQL, GV Viên chức quản lý, giáo viên

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô khách thể khảo sát 39

Bảng 2.2 Quy ước điểm đánh giá khảo sát 39

Bảng 2.3 Mô tả thông tin về mẫu khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên 41

Bảng 2.4 Kết quả khảo sát về giới tính của đội ngũ giáo viên 42

Bảng 2.5 Kết quả khảo sát về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ giáo viên 42Bảng 2.6 Kết quả khảo sát về độ tuổi của đội ngũ giáo viên 43

Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về trình độ tin học ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên 43

Bảng 2.8 Đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên 44

Bảng 2.9 Thực trạng lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các trườngPTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo 47

Bảng 2.10 Thực trạng quy hoạch, tuyển chọn đội ngũ giáo viên các trườngPTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo 50

Bảng 2.11 Thực trạng phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên ở các trườngPTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo 52

Bảng 2.12 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các trườngPTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo 55

Bảng 2.13 Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo 60

Bảng 2.14 Thực trạng về cơ chế, chính sách đối với giáo viên ở các trườngPTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo 64

Bảng 2.15 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phát triển đội ngũ giáo viênở các trường PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên 67

Bảng 3.1 Đánh giá của VCQL, GV về tính cần thiết của các biện pháp quản lý 94

Bảng 3.2 Đánh giá của VCQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý96Bảng 3.3 So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 97

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 93Biểu đồ 3.1 Đánh giá của VCQL, GV về tính cần thiết của các biện phápphát triển 95Biểu đồ 3.2 Đánh giá của VCQL, GV về tính cần thiết của các biện phápphát triển 97Biểu đồ 3.3 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 98

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Thế kỷ XXI, con người được coi là vị trí trung tâm, là nguồn lực vô tận, lànhân tố quyết định mục tiêu của sự phát triển xã hội Đảng và Nhà nước ta đã thực sựquan tâm đến nguồn lực con người, xem nguồn lực con người là nhân tố quyết địnhsự phát triển bền vững của đất nước Từ quan điểm đó, Nghị quyết Hội nghị Trungương lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đãkhẳng định: Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực pháttriển kinh tế - xã hội

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấnmạnh: Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúcđẩy sự nghiệp CNH - HĐH (công nghiệp hóa - hiện đại hóa) là điều kiện để phát huynguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh vàbền vững

Trong giáo dục và đào tạo, giáo viên là lực lượng rất quan trọng trong cáctrường học Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ giáo viên cần phảiđáp ứng được những yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực chuyên môn sư phạm.Chính vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để phát triển được mộthệ thống lý luận, tập hợp được các kinh nghiệm nhằm cung cấp cơ sở khoa học choviệc phát triểnvà phát triển đội ngũ giáo viên ngày càng tốt hơn

Chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII là: Đổi mới chương trình,nội dung, phương pháp dạy và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lựcngười học; chú trọng phát triển tri thức về truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức,lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức tráchnhiệm xã hội; đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chấtlượng cao kết hợp với phát triển Khoa học - Công nghệ là một trong ba khâu đột phácủa chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2020

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là cấphọc đặc biệt quan trọng Tiểu học là bậc học có ý nghĩa quan trọng, là bậc học nềntảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách của conngười, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáodục quốc dân Giáo dục THCS (Trung học cơ sở) trong hệ thống giáo dục nước ta

Trang 13

ngày nay, giáo dục THCS có vị trí vai trò quan trọng đặt nền móng cho và là bướctiền đề để các em học sinh tiếp tục học cao hơn; các em được củng cố kiến thức học ởTiểu học, có kiến thức phổ thông cơ sở để tiếp tục học THPT (Trung học phổ thông),có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để có thể học nghề hoặc vậndụng vào cuộc sống Để đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dụcthì ĐNGV (Đội ngũ giáo viên) là nhân tố hàng đầu, là khâu then chốt quyết định sựđổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Điều này đã được thể hiện trong các văn

kiện của Đảng và nhà nước về giáo dục: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng

giáo dục” - theo Nghị Quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương khóa VIII;

“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, bảo đảm về

chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnhchính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo” - theo chỉ thị 40-

CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Điều 15 của Luật Giáo dục cũng đã nói rõ:

“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” Chính vì

vậy: “muốn đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục thì nhiệm vụ cấp thiếthàng đầu là phải chăm lo và phát triển ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu vàcó năng lực nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm” Độingũ giáo viên tiểu học và trung học cơ sở phải hội tụ được một cách đầy đủ nhữngyêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ sư phạm, trình độ chuyên môn để thực hiệntốt mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng và mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung

Khác với các trường phổ thông khác, trường phổ thông dân tộc bán trú(PTDTBT) luôn cần phải duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục bền vững ở vùngdân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùngbiên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo nhằm bảo đảm thực hiện công bằngtrong giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người dân tộc thiểusố Học sinh của trường PTDTBT là những HS (học sinh) ở xa nhà, các khu vực miềnnúi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào DTTS (dân tộc thiểu số) sinh sống,thường có địa hình phức tạp, việc đi lại khó khăn, cách trở; có một bộ phận học sinhở vùng này đến trường học nhưng không thể trở về nhà trong ngày, phải ở lại trongtrường hoặc trong nhà dân gần trường để theo học đủ các ngày trong tuần Do vậy,công tác dạy và học ở trường PTDTBT luôn phải tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ:Nhiệm vụ dạy và học như các trường phổ thông có cùng cấp học theo quy định vànhiệm vụ thực hiện các hoạt động đặc thù

Trang 14

Huyện Tuần giáo tỉnh Điện Biên là địa bàn có 18/19 xã đặc biệt khó khăn hiệnnay đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm phát triển kinh tế văn hóa đặc biệt làgiáo dục Vì vậy các nhà trường rất cần có ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,vững về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu của công tác giáo dục tronggiai đoạn hiện nay, đồng thời phải tâm huyết, yêu nghề, có nghị lực vượt khó vươn lên.

Thực tiễn giáo dục TH&THCS ở các trường PTDTBT trong những năm quatuy đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng và bước đầu đã có sự tiến bộ về chất lượng,nhưng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, trước yêu cầu củachương trình giáo dục phổ thông mới thì vấn đề trên vẫn còn có những bất cập Đó là:

Sự phân bố giáo viên (GV) ở các bộ môn chưa hợp lý đồng thời thiếu hụt GVgiỏi và thiết hụt GV các bộ môn Một số môn lại thừa Trong khi đó một số mônthiếu, đặc biệt GV trường PTDTBT phải kiêm nhiệm các công việc quản lý HS saugiờ học Áp lực công việc cùng cơ chế chính sách còn hạn chế Do vậy, một bộ phậngiáo viên xin nghỉ, bỏ ngang Một nguyên nhân khác: Trình độ kiến thức phổ thônghạn chế nên nghiệp vụ sư phạm không vững vàng, trình độ chuyên môn yếu, chưa hộitụ đủ uy tín với học sinh, nên một bộ phận giáo viên tiểu học không theo kịp với yêucầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay Đây là điều mâu thuẫn đòi hỏihuyện Tuần Giáo phải giải quyết để tạo tiền đề nâng cao chất lượng giáo dụcTH&THCS

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải có những giải pháp mangtính chiến lược và các biện pháp cụ thể để phát triển đội ngũ giáo viên ở trườngTH&THCS huyện Tuần Giáo Mục tiêu cuối cùng của việc làm trên là tạo ra đượcmột đội ngũ giáo viên TH&THCS phát triển đủ về số lượng, chuẩn hoá và đồng bộ vềtrình độ chuyên môn, cân đối giữa các loại hình, các phân môn và vùng miền, có sựkế thừa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục, góp phầnnâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục trường TH&THCS huyện Tuần Giáo trongnhững năm sắp tới

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển đội

ngũ giáo viên tại các trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS huyện TuầnGiáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018” làm

đề tài nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 15

Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển ĐNGV trường PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyệnTuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu chương trình giáo dục phổ thông 2018

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình phát triển ĐNGV trường PTDTBT TH&THCS đáp ứng yêu chươngtrình giáo dục phổ thông 2018

4 Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua, trường PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện TuầnGiáo, tỉnh Điện Biên đã có được những kết quả nhất định trong công tác phát triểnđội ngũ giáo viên trong các lĩnh vực: Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, đánh giá, ràsoát đội ngũ giáo viên theo Tuy nhiên trong công tác phát triển đội ngũ vẫn cònbộc lộ một số hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do công tácquản lý của nhà trường Nếu đề xuất được các biện pháp phát triển ĐNGV trườngPTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên mang tính đồngbộ, hiệu quả, khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường PTDTBTTH&THCS đáp ứng yêu chương trình giáo dục phổ thông 2018

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV trường PTDTBTTH&THCS đáp ứng yêu chương trình giáo dục phổ thông 2018

5.2 Đánh giá thực trạng phát triển ĐNGV trường PTDTBT TH&THCS trênđịa bàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu chương trình giáo dục phổthông 2018

5.3 Đề xuất một số biện pháp phát triển ĐNGV trường PTDTBT TH&THCStrên địa bàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu chương trình giáo dục phổthông 2018

Trang 16

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích nhằm nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận có liênquan đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học Khai thác một cách có chọn lọc nhữngcông trình đi trước, làm tiền đề cho việc phát triển một số khái niệm công cụ phục vụcho đề tài, làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nghiên cứu các báo cáo thống kê hàng năm của các trường và báo cáo tổnghợp của Phòng GD&ĐT để nắm được số luợng, cơ cấu, trình độ đào tạo, thâm niêncông tác của GV tại trường PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện Tuần Giáo, tỉnhĐiện Biên đáp ứng yêu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi: để đánh giá phát triển ĐNGV trường

PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên về các khía cạnh:quy hoạch, tuyển dụng, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, sử dụng GV, thựchiện các chế độ chính sách, khen thưởng đối với GV, công tác thanh tra, kiểm tra vàđánh giá GV

Đối tượng điều tra, khảo sát là GV, VCQL trường PTDTBT TH&THCS trên địabàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Kết quả điều tra, khảo sát được phân tích, sosánh, đối chiếu để tìm ra những thông tin cần thiết theo hướng nghiên cứu của luậnvăn

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành trao đổi với các GV, VCQL của

một số trường PTDTBT TH&THCS để làm rõ thêm một số thông tin thực trạng

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành nghiên cứu, tiếp thu những kinh

nghiệm trong việc phát triển ĐNGV trường PTDTBT TH&THCS

Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia bằng hình thức phiếu hỏi,

gồm: Các nhà khoa học, các chuyên gia về giáo dục, tâm lí học, quản lí giáo dục; Cácnhà quản lí của các trường tiểu học để xem xét một số nhận định về thực trạng, đánhgiá tính cần thiết, khả thi của các biện pháp được đề xuất

7.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin

Trang 17

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận có 3 chương

Chương 1 Cở sở lý luận về phát triển ĐNGV trường PTDTBT TH&THCS

đáp ứng yêu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương 2 Thực trạng phát triển ĐNGV trường PTDTBT TH&THCS huyện

Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương 3 Biện pháp phát triển ĐNGV tại các trường PTDTBT

TH&THCShuyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trang 18

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG PHỔ

THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP

ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

PHỔ THÔNG 20181.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Đội ngũ giáo viên là một trong những điều kiện quyết định để nâng cao chấtlượng giáo dục Vì vậy, phát triển đội ngũ giáo viên là trung tâm của nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực trong nhà trường Đối với các trường TH&THCS (Tiểu học vàTrung học cơ sở) trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu phát triển đội ngũ giáoviên là một vấn đề hết sức quan trọng Đề cập đến các nghiên cứu nước ngoài về vấnđề này, có thể kể đến một số nghiên cứu sau:

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) nói chung và phát triển đội ngũ quản lý các

cơ sở đào tạo đã được chú ý nghiên cứu Bộ sách “Quản lý nguồn nhân lực trong khu

vực nhà nước” của tác giả Christian Batal đã giới thiệu về lý thuyết phát triển nguồn

nhân lực một cách tổng thể từ khâu đánh giá đến nâng cao năng lực, hiệu quả nguồnnhân lực (dẫn theo [30])

Paul Hersey và Ken Blanc Harsey trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” (dẫn

theo [31]) đề cập đến cách tiếp cận ứng dụng các khoa học về hành vi; xem đó lànhững công cụ quan trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả củacác hoạt động Công trình này cung cấp một cách khá toàn diện và đầy đủ thôngtin về lĩnh vực quản lý NNL trên cơ sở trình bày một cách bao quát, chuyên sâunhững nội dung cơ bản của hoạt động quản lý NNL, đi từ khoa học hành vi tới cácphương pháp lãnh đạo cụ thể như lãnh đạo theo tình huống, xây dựng các mối quan hệhiệu quả, tổ chức nhóm hành động, hoạch định mục tiêu, kế hoạch, đưa ra quyết địnhhợp lý Các vấn đề được triển khai rõ ràng về mặt khoa học đi kèm với các dẫnchứng thực tiễn cụ thể, sinh động, có tính điển hình cao

Khởi đầu là Frededric W Taylor (1856 - 1919), ông được xem là “cha đẻ của

những phương pháp quản trị khoa học” Trong thời gian làm việc tại các xí nghiệp,

ông đã chỉ ra các nhược điểm trong cách quản lý cũ như: Thuê mướn công nhân trêncơ sở ai đến trước mướn trước, không lưu ý đến khả năng và nghề nghiệp của công

Trang 19

nhân; Công tác huấn luyện nhân viên hầu như không có hệ thống tổ chức học việc;Công việc làm theo thói quen, không có tiêu chuẩn và phương pháp Công nhân tựmình định đoạt tốc độ làm việc; Hầu hết các công việc và trách nhiệm đều được giaocho người công nhân; Nhà quản trị làm việc bên cạnh người thợ, quên mất chức năngchính là lập kế hoạch công việc Tính chuyên nghiệp của nhà quản trị không đượcthừa nhận.

Cuốn sách “Human resource development” (Phát triển nguồn nhân lực) của

nhóm tác giả Juani Swart, Alan, Clare Mann đã cho thấy trong thế kỷ XXI, các tổchức lớn và nhỏ cần phải nhận ra tầm quan trọng chiến lược của phát triển NNL vàlàm thế nào để phát triển một chiến lược NNL Cuốn sách này xem xét các yếu tố ảnhhưởng đến hiệu quả học tập của một cá nhân, mọi người tìm hiểu và đánh giá nhu cầuđào tạo và học tập, cho thấy tầm quan trọng của việc sắp xếp các phòng ban, nhóm vàcá nhân, các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực (dẫn theo [20])

Ngoài ra, đến năm 1911 tác phẩm của ông “Các nguyên tắc quản trị một cách

khoa học (Principles of scientific management)” đã được xuất bản lần đầu tại Mỹ, tác

phẩm đã xây dựng được các nguyên tắc trong tổ chức sản xuất giúp các doanh nghiệpnâng cao năng suất lao động (dẫn theo [38]) Theo đó, các nguyên tắc trong quản lýkhoa học của Taylor không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao độngmà còn là cơ sở giúp người nghiên cứu đề xuất các biện pháp trong luận văn về việcquản lý đội ngũ giáo viên trong trường trung học cơ sở mang lại hiệu quả cao

Ngoài ra, tại một số quốc gia trên thế giới cũng quan tâm đến nghiên cứu vấnđề liên quan như:

Ở Phi - lip - pin, quốc gia cùng khu vực và có những chỉ tiêu cơ bản tương tựnhư nước ta, trong kế hoạch tổng thể đào tạo bồi dưỡng giáo viên 10 năm (1998-2008) đã đề ra những giải pháp đáng lưu ý Chẳng hạn, trong đào tạo giáo viên thìthu hút những học sinh trung học có chất lượng khá giỏi vào ngành sư phạm Trongsử dụng và bồi dưỡng thì xem lại thang lương giáo viên với những người cùng trìnhđộ để cải thiện đời sống và tạo thuận lợi cho họ trong công tác đồng thời khai thácchỗ làm cho giáo viên mới ra trường, giảm bớt tình trạng giáo viên mới không có chỗlàm việc Mặt khác, thể chế hóa và củng cố việc bồi dưỡng tại chức, nâng cao nhậnthức của dân chúng về vai trò, tầm quan trọng của nghề dạy học và vị thế của giáoviên trong xã hội [16]

Trang 20

Còn ở Nhật Bản, quốc gia phát triển vào bậc nhất của Châu Á cũng đặc biệtchú trọng tới công tác phát triển đội ngũ giáo viên Luật Giáo dục Nhật Bản quy định:“Địa vị xã hội của giáo viên phải được tôn trọng, sự đối xử đúng đắn và phù hợp vớigiáo viên phải được đảm bảo” Để trở thành giáo viên phổ thông phải có chứng chỉ sưphạm Nhật Bản có quy chế bồi dưỡng bắt buộc hàng năm đối với giáo viên phổthông mới vào nghề Giáo viên đương nhiệm được bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, ởnhiều cấp với phương thức đổi mới, đa dạng Chính sách đãi ngộ giáo viên chủ yếuthể hiện qua lương, phụ cấp, trợ cấp Mức tăng lương dựa vào thành tích và thâm niêncông tác, trung bình 1 năm hoặc 2 năm một lần Giáo viên trường công ở Nhật Bảnđược hưởng nhiều loại trợ cấp, quan trọng nhất là tiền thưởng 3 lần trong năm và caogấp 5,2 lần lương tháng [16].

Đối với Cộng hòa Pháp, một quốc gia có nền giáo dục phát triển cao thuộccộng đồng Châu Âu, có quy định về tuyển dụng giáo viên phải thông qua thi tuyển(vào ngạch công chức giáo viên) Các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ có thểtuyển dụng giáo viên cộng tác (Giáo viên hợp đồng) để giảng dạy các môn về kỹthuật và dạy nghề Giáo viên của cơ sở giáo dục tư thục cũng được hưởng chính sáchnâng ngạch bậc như giáo viên các cơ sở giáo dục công lập Nhà nước cấp kinh phícho hoạt động đào tạo ban đầu và nâng cao trình độ của giáo viên các cơ sở giáo dụctư thục cùng với mức và giới hạn áp dụng đối với giáo viên các trường công lập Vềchế độ ưu đãi giáo viên, Luật giáo dục Cộng hòa Pháp có quy định: Giáo viên chínhthức hoặc thực tập sinh có quyền có nhà ở hoặc có phụ cấp nhà ở, lương chính củagiáo viên trung học và tương đương, ngoài lương theo văn bằng còn có lương theocấp bậc và trợ cấp bù giá [16]

Nhìn chung, các tác giả và các nước trên thế giới đã rất quan tâm nghiên cứuđến các vấn đề liên quan đến nhuồn nhân lực trong tổ chức và ĐNGV (Đội ngũ giáoviên) trong nhà trường, những quan điểm về cách thức hiệu quả, những kinh nghiệmtrong quản lý Tuy các công trình chưa đề cập trực đến phát triển ĐNGV trường tiểuhọc

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Trong nhiều năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nướcvề công tác PTNNL, đã có nhiều công trình bàn về vấn đề NNL, PTNNL trong bốicảnh hội nhập quốc tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có

Trang 21

Hạc chủ biên [20], đã đưa ra quan điểm nhấn mạnh một số vấn đề trọng tâm như: Lấyphát triển bền vững con người là tư tưởng trung tâm; Mỗi con người là một cá nhânđộc lập làm chủ quá trình lao động của mình (có sự hợp tác, có kĩ năng lao động theonhóm, đội công tác); Bảo đảm môi trường dân chủ, thuận lợi cho tiến trình giao lưuđồng thuận; Có các chính sách phát huy tiềm năng của người lao động, bảo đảm hiệuquả công việc; Phát triển nguồn nhân lực bám sát yêu cầu của thị trường lao động.

Theo Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh và Đinh Thị Kim Thoa (2007), các tácgiả đã đề cập đến những vấn đề về phẩm chất, năng lực của người thầy, nghề thầytrong bối cảnh có nhiều sự phát triển Nhóm tác giả đã đề ra các con đường để ngườithầy tự tìm hiểu nâng cao được phẩm chất, năng lực của bản thân, đáp ứng yêu cầucủa nhà giáo trong điều kiện đất nước thực hiện hội nhập và công nghiệp hóa, đưagiáo dục vào sự chuẩn hóa, hiện đại hóa [5]

Theo tác giả Nguyễn Hải Thập (2009), với đề tài “Thực trạng đội ngũ nhà giáo,

cán bộ quản lý giáo dục và những nội dung cần nghiên cứu khi xây dựng Luật ViênChức”, tác giả cho rằng, để đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục,

phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cần được thực hiện trên nền tảng pháp lývững chắc, đó là các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao Đồng thời, cần thực hiệnviệc “luật hóa” các quan điểm, chủ trương của Đảng đó là: Tôn vinh nhà giáo và nghềdạy học, nâng cao vị trí xã hội của nhà giáo; Đào tạo đội ngũ nhà giáo và cán bộ quảnlý; Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý;Chăm lo đời sống vất chất và tinh thần của đội ngũ nhà giáo vá cán bộ quản lý; Quảnlý sử dụng đãi ngộ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (dẫn theo [26])

Luận án tiến sĩ “Phát triển đội ngũ giáo viên tin học trường trung học phổ

thông theo quan điểm chuẩn hóa và xã hội hóa” của tác giả Vũ Đình Chuẩn (2007).

Luận án đã dựa trên quan điểm chuẩn hóa và xã hội hóa để phát triển lý luận, đánhgiá thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và phát triển đội ngũ giáoviên tin học trường tiểu học nói riêng đáp ứng yêu cầu dạy tin học trong trường tiểuhọc; từ đó đề xuất một cách làm đặc thù đáp ứng chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viêntin học, phù hợp với bối cảnh đào tạo giáo viên tin học ở Việt Nam [15]

Theo công trình nghiên cứu của tác giả Trần Bá Hoành (2010) trong công

trình: “Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn” kết quả nghiên cứu

cho thấy, cơ cấu đội ngũ giáo viên không đồng bộ, không đáp ứng yêu cầu chuyển

Trang 22

biến trường phổ thông về mục tiêu và tính chất, đổi mới kế hoạch đào tạo Tác giảcho rằng, sự không đồng bộ trong cơ cấu ĐNGV là một nhược điểm nổi bật làm ảnhhưởng lớn đến nội dung giáo dục toàn diện và sự chuyển biến về tính chất trường phổthông Qua đó, tác giả đã có những kiến nghị như: Giữ lấy đội ngũ giáo viên hiện có,nhất là GV có thâm niên; Sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có; Liên kết cả trong và ngoàingành về đào tạo bồi dưỡng cho ĐGVN; Rút kinh nghiệm trong công tác hướngnghiệp sư phạm, nâng cao chất lượng cho các trường trung học và cao đẳng sư phạm[23, tr.267].

Luận án tiến sĩ “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các

tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” của Phạm Minh Giản (2012) cũng dựa trên tiếp cận

chuẩn hóa để nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT.Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên THPT và thực trạng quản lý pháttriển đội ngũ giáo viên THPT các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, luận án đề xuất cácgiải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dụcTHPT các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Độ (2015) về “Xây dựng và sử dụng

đội ngũ giáo viên cốt cán trong phát triển nghề nghiệp giáo viên tiểu học Thành phốHà Nội” Nội dung cơ bản của luận án đề cập đến việc xây dựng và sử dụng ĐNGV

cốt cán trong phát triển nghề nghiệp giáo viên tiểu học khu vực thành phố Hà Nội.Luận án có ý nghĩa rất lớn trong việc phát huy tối đa sự tham gia của đội ngũ giáoviên cốt cán trong hoạt động ở các trường trung học phổ thông chuyên, thiết thực gópphần nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Trung Chinh (2015) về “Phát triển đội ngũ giáo

viên tiểu học thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay”, đã quan niệm phát triển

ĐNGV gồm quá trình bồi dưỡng, đào tạo và tạo cơ hội để giáo viên tiểu học có cơ hộiđược nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm Tác giả cũng đề xuất cácgiải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của thành phố Đà Nẵng theohướng hiện đại [13]

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2015) về “Phát triển đội ngũ

GV tiểu học theo quan điểm nhà trường hiệu quả” Đề cập đến phát triển đội ngũ giáo

viên tiểu học theo quan điểm nhà trường hiệu quả Tác giả đã đề cập đến hệ thống cáckhái niệm về đội ngũ giáo viên tiểu học, nhà trường hiệu quả, các tiêu chí để đánh giá

Trang 23

phân tích được thực trạng phát triển đội ngũ GV tiểu học hiện nay và đưa ra các giải pháp phát triển đội ngũ GV tiểu học theo quan điểm nhà trường hiệu quả v.v

Nghiên cứu khác của Nguyễn Danh Hữu (2016) trong công trình nghiên cứu

“Định hướng đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam”

tác giả đã xác định các nhóm năng lực sư phạm cơ bản của người giáo viên cần đượcđào tạo và bồi dưỡng phát triển, cụ thể như: (1) Nhóm năng lực về phẩm chất đạo đức(Thế giới quan đóng vai trò nền tảng, định hướng thái độ hành vi ứng xử của giáoviên với thế giới tự nhiên và xã hội; lòng yêu trẻ; ứng xử bình đẳng, dân chủ, tôntrọng nhân cách của người học, biết hợp tác với người học trong quá trình dạy học,giáo dục; lòng yêu nghề, cam kết trách nhiệm với nghề); (2) Nhóm năng lực dạy họcvà giáo dục (năng lực chuẩn đoán, tìm hiểu nhu cầu đối tượng dạy học, giáo dục;năng lực thiết kế kế hoạch giáo dục, dạy học; năng lực tổ chức thực hiện kế hoạchgiáo dục, dạy học; năng lực giám sát, đánh giá kết quả hoạt động dạy học, giáo dục;năng lực giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, năng lực dạy học tích hợp, dạyhọc phân hóa, dạy học vì sự phát triển bền vững

Như vậy, công tác phát triển ĐNGV hiện nay là một vấn đề vừa quan trọng,được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan quản lý GD&ĐT, nhiều nhà khoahọc và đông đảo GV Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ tập trung vàonhững góc cạnh và một số nội dung nhất định mang tính lý luận chung của công tácphát triển đội ngũ giáo viên Việc nghiên cứu phát triển ĐNGV trường PTDTBTTH&THCS (phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở) là rất cần thiết

Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài luận văn “Phát triển ĐNGV tại các trường

PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chươngtrình giáo dục phổ thông

2018”, sẽ góp phần nâng cao ĐNGV và nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường

PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Phát triển

Thuật ngữ phát triển, theo nghĩa triết học là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từít đến nhiều, hẹp đến rộng, đơn giản đến phức tạp [25] Lý luận của Phép biện chứngduy vật khẳng định: Mọi sự vật, hiện tượng không phải chỉ là sự tăng lên hay giảm đivề mặt số lượng mà cơ bản chúng luôn biến đổi, chuyển hóa từ sự vật, hiện tượng nàyđến sự vật, hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn

Trang 24

trước tạo thành quá trình phát triển mãi mãi Phát triển là quá trình nội tại, là bướcchuyển hóa từ thấp đến cao, trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm năng nhữngkhuynh hướng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển Phát triển là quátrình tạo ra sự hoàn thiện của cả tự nhiên và xã hội.

Từ những quan niệm nêu trên, có thể hiểu phát triển là biểu hiện sự thay đổi,

sự tăng tiến cả về số lượng lẫn chất lượng của sự vật, hiện tượng, của con ngườitrong cộng đồng và trong xã hội.

Một số đặc trưng cơ bản của phát triển:- Tất cả mọi sự vật, hiện tượng khi phát triển đều có mối liên hệ, tác động qualại với nhau

- Nói đến phát triển là quá trình vận động không ngừng.- Từ phát triển về số lượng dẫn đến phát triển về chất lượng.- Phát triển thể hiện thông qua sự đấu tranh của các mặt đối lập Như vậy, sựvật, hiện tượng - con người - xã hội biến đổi để tăng tiến về số lượng hay chất lượngdưới tác động của bên trong hoặc bên ngoài đều được coi là phát triển

Đảng và Nhà nước đã xây dựng định hướng chiến lược cho sự phát triển củađất nước đi lên một cách bền vững gọi là phát triển bền vững Đảm bảo nền kinh tế,văn hóa, xã hội phát triển bền vững được chỉ đạo bằng tư duy lý luận trên cơ sở sựphát triển bền vững của môi trường Trong đó, phát triển bền vững giáo dục là mộtvấn đề vô cùng quan trọng vì giáo dục quyết định sự phát triển của nền kinh tế, xã hộicủa đất nước

1.2.2 Giáo viên, đội ngũ giáo viên

Giáo viên: Trong Luật giáo dục 2009 có đưa ra: Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng

dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1Điều 65 của Luật này

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáodục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từtrình độ cao đẳng trở lên gọi là GV

Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vịthế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh

Điều 67 Tiêu chuẩn của nhà giáo

Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

Trang 25

1 Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;2 Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;3 Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;4 Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Điều 69 Nhiệm vụ của nhà giáo

1 Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ vàcó chất lượng chương trình giáo dục

2 Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xửcủa nhà giáo

3 Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử côngbằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học

4 Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị,chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học[33]

Điều 70 Quyền của nhà giáo

1 Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.2 Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.3 Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục kháchoặc cơ sở nghiên cứu khoa học

4 Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.5 Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quyđịnh của pháp luật

Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức

năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành, hoạt động trong một hệ thống

Theo Từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Đội ngũ giáo viên là tập hợp nhữngngười đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên mônvà nghiệp vụ quy định” [38]

Đội ngũ là tập hợp gồm nhiều người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tạothành một lực lượng Khái niệm đội ngũ được sử dụng một cách phổ biến trong lĩnhvực tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như: Đội ngũ tri thức; Đội ngũvăn, nghệ sĩ; Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Đội ngũ y, bác sĩ… Trong lĩnhvực GD&ĐT, thuật ngữ đội ngũ cũng được sử dụng để chỉ những tập hợp người đượcphân biệt với nhau về chức năng trong hệ thống GD&ĐT Ví dụ:

Trang 26

ĐNGV được nhiều tác giả nước ngoài quan niệm như là những chuyên giatrong lĩnh vực giáo dục, họ có kiến thức, hiểu biết phương pháp dạy học và giáo dục,có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực, trí tuệ của họ đối với giáo dục Việt Nam kháiniệm ĐNGV dùng để chỉ tập hợp người bao gồm VCQL, GV Từ điển Giáo dục họcđịnh nghĩa: “Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người đảm nhận công tác giáo dụcvà dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định” [36].

Như vậy, luận văn xác định: Đội ngũ giáo viên là tập hợp những nhà giáo làmnhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường, có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất vànăng lực theo quy định nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục phổ thông đã đề ra, cókhả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh của nhà trường

1.2.3 Phát triển đội ngũ giáo viên

Phát triển GV và phát triển ĐNGV là hai mặt của một vấn đề, chúng có mốiquan hệ biện chứng, thúc đẩy lẫn nhau Tuy nhiên, hai khái niệm này không đồngnhất với nhau Điểm khác biệt là ở chỗ: trong phát triển GV, người GV là mục tiêuchứ không phải là phương tiện của sự phát triển; còn khi đề cập phát triển đội ngũ,GV được nhìn nhận với tư cách là một nguồn vốn, phương tiện quan trọng nhất củasự phát triển Xét trên phạm vi lớn, trên phương diện vĩ mô, hai nội dung này nóichung là tiền đề, điều kiện của nhau và chúng lồng ghép vào nhau không thể tách rời

Như vậy, phát triển đội ngũ giáo viên là quá trình Hiệu trưởng xây dựng hệ

thống biện pháp quy hoạch, tuyển dụng, phân công, đào tạo và bồi dưỡng, kiểm travà đánh giá, tạo môi trường thuận lợi nhằm đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ giáodục, đào tạo.

Từ khái niệm của phát triển đội ngũ giáo viên có thể định nghĩa phát triển độingũ giáo viên trường tiểu học và trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáodục phổ thông 2018 như sau:

Phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học và trung học cơ sở đáp ứng yêucầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 là quá trình hiệu trưởng các trường tiểuhọc và trung học cơ sở xây dựng hệ thống biện pháp quy hoạch, tuyển dụng, phâncông, đào tạo và bồi dưỡng, kiểm tra và đánh giá, tạo môi trường thuận lợi nhằm đápứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trang 27

1.3 Một số vấn đề liên quan về đội ngũ giáo viên tại các trường phổ thông dântộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở trước yêu cầu chương trình giáo dụcphổ thông 2018

1.3.1 Vị trí, vai trò của trường phổ thông dân tộc bán trú bậc Tiểu học và Trunghọc cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân

Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống,thường có địa hình phức tạp, việc đi lại khó khăn, cách trở; có một bộ phận học sinhở vùng này đến trường học nhưng không thể trở về nhà trong ngày, phải ở lại trongtrường hoặc trong nhà dân gần trường để theo học đủ các ngày trong tuần Cuối tuần,học sinh mới về gia đình lấy lương thực, thực phẩm, chất đốt,… mang đến trường đểnấu ăn tập trung do nhà trường quản lý hoặc tự nấu Hình thức tổ chức trường lớp đặctrưng này đã có từ những năm 1960 của thế kỷ XX ở vùng miền núi phía Bắc củanước ta

Xuất phát từ thực tiễn đó, ngày 02 tháng 8 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT kèm theoThông tư số 24/2010/TT-BGDĐT, theo đó các trường tiểu học, trung học cơ sở(THCS) và trường liên cấp tiểu học và THCS ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặcbiệt khó khăn (KT-XH ĐBKK) đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Quy chếđược chuyển đổi thành trường PTDTBT

Mục tiêu, vai trò, tính chất của trường phổ thông dân tộc nội trú được quy địnhtại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú banhành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT như sau:

1 Trường PTDTNT được Nhà nước thành lập cho con em dân tộc thiểu số,con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chấtlượng cho vùng này

2 Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số

-3 Trường PTDTNT là loại hình trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông,dân tộc và nội trú

Trang 28

1.3.2 Đặc điểm trường phổ thông dân tộc bán trú

Hệ thống các trường PTDTBT đều coi nhiệm vụ thực hiện các hoạt động đặcthù là giải pháp quan trọng để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục bền ở vùngDTTS, MN; các nhiệm vụ này hiện nay được triển khai ở trường PTDTBT cơ bảnnhư sau:

- Tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho HSBT (học sinh bán trú): Các trường PTDTBT

đều tổ chức cho HSBT ăn, ở và sinh hoạt tập trung tại trường, một số ít trường do cơsở vật chất còn hạn chế nên bố trí cho HSBT ở nhờ nhà dân ở xung quanh trường.Mọi hoạt động liên quan đến sinh hoạt của HSBT đều do nhà trường quản lý Côngtác tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho HSBT đã được các nhà trường thực hiện theo cácphương châm "ba tập trung" (nhà ở tập trung cho HSBT, ăn tập trung và quản lý tậptrung); “sáu hơn ở nhà” (ăn ngon hơn, vui hơn, an toàn hơn, lao động tốt hơn, ở tốthơn và học tập tốt hơn) và thực hiện “ba đủ ” cho HSBT (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở)

Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với HSDTTS: Tổ chức dạy học phân

hóa theo năng lực học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáodục phổ thông, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với HSDTTS là mộtnhiệm vụ quan trọng của trường PTDTBT giúp cho HSDTTS chủ động lĩnh hội kiếnthức phù hợp với khả năng tư duy, chất lượng giáo dục từ đó được nâng lên cả vềlượng và chất

Tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù: Tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù

ở trường PTDTBT là hoạt động quan trọng để thu hút và tạo động cơ học tập đúngđắn cho HSDTTS; các hoạt động này đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa các DTTS; tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, thúc đẩy học sinh thực hiệntốt công tác chuyên cần, khắc phục cơ bản được tình trạng HSDTTS bỏ học

Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá: Tổ chức các hoạt động

giáo dục ngoài giờ chính khóa trong trường PTDTBT nhằm tăng cường công tác giáodục tư tưởng chính trị, văn hoá truyền thống, kỹ năng sống để thu hút HSDTTS vàocác hoạt động có ích, từng bước thay đổi những tập tục, lối nghĩ, nếp sống lạc hậu

Tăng cường tiếng Việt cho HSDTTS: Tăng cường tiếng Việt cho HSDTTD là

nhiệm vụ chuyên môn đặc thù quan trọng ở trường PTDTBT hiện nay; đây được coinhư là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, miền núi

Trang 29

Hiệu quả giáo dục của trường PTDTBT: Để nâng cao chất lượng giáo dục ở

vùng DTTS, miền núi ngoài việc đáp ứng tốt các yêu cầu bảo đảm việc dạy và họcnhư các trường phổ thông bình thường còn phải giải quyết được một trong những vấnđề then chốt, cơ bản có tính đặc thù:

Một là: Đáp ứng được các điều kiện giáo dục phù hợp với thực tiễn vùng miềnnhư: giải quyết được vấn đề khoảng cách từ nhà đến trường, tạo môi trường giáo dụcphù hợp, đa văn hóa

Hai là: Tạo được động lực học tập cho học sinh và tạo niềm tin tuyệt đối củađồng bào các DTTS vào thầy cô giáo và nhà trường để thu hút học sinh đến trường

Hiện nay, hệ thống trường PTDTBT ở vùng DTTS, miền núi (MN) đã giảiquyết được cơ bản các điều kiện cần và đủ nêu trên Năm học vừa qua, số học sinhhoàn thành cấp học ở cấp Tiểu học chiếm 98.9%, cấp THCS 92%; số học sinh đạtthành tích từ cấp huyện trở lên chiếm 3% ở cả 2 cấp học; số trường đạt chuẩn Quốcgia ở cấp tiểu học chiếm 21%, THCS chiếm 9.5% Kết quả này đã khẳng định chấtlượng giáo dục của các trường PTDTBT ở vùng DTTS, MN đã đạt được nhiều tiếnbộ rõ rệt, mặt bằng chất lượng có thể đặt ngang bằng với các trường ở vùng có điềukiện thuận lợi

Hệ thống trường PTDTBT đã và đang làm thay đổi tích cực chất lượng giáodục ở vùng DTTS, MN; sự phát triển nhanh về quy mô, số lượng và nâng cao chấtlượng đã khẳng định được vai trò to lớn của hệ thống trường này trong việc huy độngtối đa học sinh tiểu học và THCS trong độ tuổi tới trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học,nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; góp phần quan trọng vào việc củng cố và duytrì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS; nâng cao dân trí vàphát triển nguồn nhân lực ở vùng DTTS, MN

1.3.3 Nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú bậc Tiểu học và Trung học cơ sở

Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học được quy định tại Thông tư mới (TT28/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020 về Thông tư Ban hành Điều lệ Trường Tiểu học

Trong trường tiểu học sẽ có cơ cấu tổ chức gồm các thành phần, vị trí, chứcdanh như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Hội đồng trường, tổng phụ trách đội Thiếuniên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn, tổchức Đảng Cộng Sản Việt Nam và đoàn thể trong trường, Giáo viên tiểu học và nhân

Trang 30

viên Mỗi chức danh, vị trí sẽ có những vai trò, vị trí và nhiệm vụ khác nhau theo quyđịnh tại Điều lệ trường tiểu học được ban hành tại Thông tư TT 28/2020/TT-BGDĐTngày 4/9/2020 về Thông tư Ban hành Điều lệ Trường Tiểu học Cụ thể nhiệm vụ vàquyền lợi của GV được quy định như sau:

Đối với giáo viên tiểu học là những người làm nhiệm vụ như sau “giảng dạy,giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương

trình giáo dục tiểu học” theo quy định Điều 26 (khái niệm GV), Điều 27 (nhiệm vụcủa GV)

Đối với GVTHCS được quy định tại Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT)

Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2020, trong đó Điều26 (khái niệm về giáo viên trường trung học) và Điều 27 Nhiệm vụ của giáo viên.

1.3.4 Đổi mới giáo dục bậc Tiểu học và Trung học cơ sở và yêu cầu đặt ra đối vớiđội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới giáo dục có thể hiểu là làm cho hệ thốnggiáo dục tốt hơn, tiến bộ hơn đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, thay đổi từng phần,cục bộ hoặc toàn bộ các mặt, các cấp của hệ thống giáo dục quốc dân Đổi mới giáodục diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống giáodục cho tới khi những thay đổi đạt tới quy mô và trình độ vượt ra ngoài khuôn khổquy định của hệ thống giáo dục hiện hành thì cần phải có chủ trương, chính sách tậptrung tổng kết, đánh giá và đề xuất những giải pháp đồng bộ, toàn diện thay thế hệthống cũ bằng hệ thống mới hơn để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu phát triển của xã hội.Đổi mới giáo dục thường xuyên từng phần là công việc tự nhiên của hoạt động giáodục, góp phần thúc đẩy cải tiến không ngừng từng khâu, từng mặt làm cho giáo dụcluôn hòa nhịp với thực tiễn cuộc sống, thỏa mãn kịp thời yêu cầu của công cuộc đàotạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 xác định quan điểm chỉ đạo giáo

dục: “ Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ

hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vàonâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sángtạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt

Trang 31

khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người cónăng khiếu được phát triển tài năng ” [8].

Như vậy, phát triển đội ngũ giáo viên phải gắn với việc đáp ứng nhu cầu cánhân học sinh và xã hội bằng việc phát triển ĐNGV gắn với chuẩn nghề nghiệp Đâyvừa là mục tiêu, vừa là động lực để nâng chất lượng giáo dục tiểu học và thực hiện cóhiệu quả Nghị quyết 29 của BCH TW khóa XI

Trong một thế giới khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển vừa mang lại sựbiến đổi nhanh trong đời sống xã hội, vừa tạo ra sự chuyển dịch các định hướng giátrị, thì người giáo viên không thể chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức, mà đồng thờiphải có khả năng phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi ứng xử của học sinh,đảm bảo cho học sinh làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó Vìvậy, nhân cách đối với người giáo viên TH hiện nay, dựa trên CNN yêu cầu phẩmchất và năng lực của người GV PT, bao gồm:

(1) Về phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp và trách nhiệm công dân

Người giáo viên trường TH&THCS phải là người có phẩm chất chính trị, đạođức tốt, chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện nghĩa vụ công dân Đối vớicông việc phải yêu nghề, chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định củangành; có ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tíncủa nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh và là tấm gương tốt cho học sinh Đối vớihọc sinh phải luôn thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng, giúp đỡ khắc phục khókhăn để học sinh có điều kiện được học tập và rèn luyện tốt Đối với đồng nghiệp cầncó thái độ hợp tác, tinh thần đoàn kết, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thựchiện mục tiêu giáo dục Làm tốt vai trò và trách nhiệm của một người công dân bằnglối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục,luôn giữ vững tác phong làm việc khoa học, chuẩn mực

(2) Kiến thức

Khác với giáo viên các bậc học phổ thông khác, giáo viên TH&THCS phải cókiến thức vững chắc, chuyên sâu về trình độ đào tạo và kiến thức cơ bản của các bộmôn khoa học liên quan đến chuyên môn được giao giảng dạy; kiến thức về mục tiêu,nội dung, chương trình dạy học Nói cách khác, người giáo viên phải có khả năng

Trang 32

hình thành cho bản thân thế giới quan khoa học, phương pháp luận khoa học để giảithích và giải quyết vấn đề một cách khoa học trong học tập, đời sống xã hội và nghềnghiệp Bên cạnh đó, cần có sự am hiểu sâu sắc về môn học được đào tạo và hiểu biếtnhất định về các môn học khác trong nhà trường Muốn đạt được yêu cầu này, ngườigiáo viên cần có nền tảng là sự chắc chắn, vững vàng về phương pháp dạy học vàgiáo dục trong trường TH&THCS.

(3) Năng lực thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục

Trước hết, người giáo viên TH&THCS phải có năng lực xây dựng kế hoạchdạy học và giáo dục theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu,nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh vàmôi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy học theo hướng pháthuy tích cực nhận thức của học sinh Khi đó, người giáo viên cần phát huy khả năngphân tích, xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra và nội dung của hoạt động dạy học và giáodục Người giáo viên không chỉ thích ứng với những đổi mới trong giáo dục củangành và nhà trường mà còn phải liên tục trau dồi, tích lũy thêm tri thức mới, kỹ năngmới, ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị giáo dục, sử dụng trình độ ngoại ngữ và tinhọc tốt để tìm kiếm tài liệu phù hợp với chương trình Trong quá trình thực hiện hoạtđộng dạy học và giáo dục, người giáo viên phải luôn uyển chuyển, linh hoạt, đồngthời tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, thiết kế các học liệumới và tạo lập một môi trường học tập thân thiện

(4) Năng lực hoạt động xã hội

Giáo viên không chỉ là nhà giáo mà còn là một “mắt xích” quan trọng trongvòng tròn kết nối giữa học sinh - gia đình - nhà trường, là thành viên then chốt củamột cộng đồng xã hội, trong tập thể nhà trường và trong nhóm tổ chuyên môn Bởivậy, người giáo viên nói chung và giáo viên TH&THCS nói riêng cần có khả nănghợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và cộng đồng trách nhiệm trong làm việc nhóm; khảnăng tham gia hoạt động đoàn thể, cộng đồng trong và ngoài nhà trường; khả năng tổchức hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trongvà ngoài nhà trường; khả năng giao tiếp tự tin, năng động, có tính giáo dục cao vớivới cha mẹ học sinh và học sinh ngoài giờ học Đặc biệt, với vai trò của một ngườicông dân mẫu mực phục vụ cộng đồng, giáo viên TH&THCS luôn cần có khả năngthực hiện hoạt động dân vận, sẻ chia và định hướng cho mọi người

Trang 33

(5) Năng lực phát triển chuyên môn

Năng lực chuyên môn luôn là giá trị cốt lõi đối với mỗi người giáo viênTH&THCS, là tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại giáo viên Để trở thành ngườigiáo viên có năng lực phát triển chuyên môn, cần phải tăng khả năng tìm kiếm vàtham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn trong và ngoài nhà trường; khả nănglựa chọn, khai thác và sử dụng sách tham khảo, tài liệu và các nguồn thông tin khácnhau; khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự triển khai, ứng dụng kết quả nghiên cứu vàohoạt động dạy học và giáo dục; khả năng tự bồi dưỡng để nâng chuẩn về năng lực dạyhọc, giáo dục và kỹ năng sư phạm của bản thân; khả năng tham gia vào hoạt động củatổ chuyên môn và các tổ chuyên môn; khả năng tham gia vào hoạt động của các tổchuyên môn khác trong và ngoài nhà trường nhằm khai thác và phát triển kiến thứcliên môn; khả năng tận dụng các cơ hội phát triển chuyên môn thông qua lớp bồidưỡng, tập huấn, nhóm công tác trong và ngoài ngành

(6) Năng lực phát triển nhà trường

Với vai trò là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh, lợi thếcạnh tranh và tham gia vào thực hiện chiến lược phát triển nhà trường; người giáoviên luôn cần có những khả năng hỗ trợ, bồi dưỡng chuyên môn cho đồng nghiệp,cho đội ngũ giáo viên trong và ngoài trường; giới thiệu, quảng bá hình ảnh, kết nối nhàtrường với cộng đồng dân cư và xã hội; đồng thời luôn hướng đến việc khai thác, tìmkiếm những nguồn lực phù hợp theo định hướng và tầm nhìn chiến lược của nhàtrường Đây chính là một trong những yêu cầu quan trọng, mới mẻ và cấp thiết đốivới người giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4 Nội dung phát triển ĐNGV tại các trường PTDTBT TH&THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4.1 Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Lập kế hoạch là việc làm bao gồm dự báo, xác định mục tiêu, xây dựng kếhoạch thực hiện mục tiêu Đồng thời, trong quá trình thực hiện dự báo phải gắn liềnvới các biện pháp thực hiện và công tác lãnh đạo luôn được coi trọng Lập kế hoạchcũng là một trong bốn chức năng quan trọng của quá trình quản lý và có vai trò rấtquan trọng trong việc xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức,đơn vị [27]

Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên là nội dung quan trọng được thựchiện đầu tiên trong quá trình quản lý Kế hoạch cũng là công cụ quản lý hữu ích, giúp

Trang 34

nhà quản lý định hướng ngay từ đầu và theo mục tiêu giáo dục nhà trường Tuy nhiênđể kế hoạch phát huy được tác dụng, và gần với thực tiễn, đáp ứng với nhu cầu điềukiện thực hiện của nhà trường, kế hoạch được xây dựng dựa trên những thông tin xácthực về đội ngũ giáo viên nhà trường, về nhu cầu sử dụng và khả năng nguồn lựchiện có của nhà trường Để đạt được mục tiêu kế hoạch, cần phải xác định thực trạngvề chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường, bao gồm sự nhận thức về vai trò đặcđiểm của người giáo viên, phẩm chất đạo đức của nghề giáo, kiến thức chuyên môn,năng lực của người giáo viên tham gia hoạt động giáo dục Đồng thời, phải bám sáttheo hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên, đưa ra dự báo về nhu cầu sử dụng, phân bổ giáoviên, nguyện vọng của từng giáo viên Bên cạnh đó, kế hoạch được xây dựng có thểhiện thời gian bắt đầu và kết thúc phù hợp, và được xây dựng ngày từ đầu năm học,kỳ học Trong đó, phải xác định cụ thể về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hìnhthức tổ chức và cả tiêu chí để kiểm tra đánh giá khi thực hiện công tác quản lý độingũ giáo viên tại trường.

Theo các văn bản hiện hành, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên gồmcác công việc sau:

* Tầm chiến lược của công tác xây dựng kế hoạchXác định mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên tham mưu với cấp có thẩmquyền về số lượng, chất lượng (năng lực, phẩm chất nghề nghiệp) và cơ cấu nghềnghiệp theo yêu cầu phát triển giáo dục nhà trường trong giai đoạn 2020-2030

Xác định và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp chođội ngũ giáo viên theo cơ cấu năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chương trìnhgiáo dục 2018

* Tính khả thi của công tác xây dựng kế hoạchTạo lập bầu không khí thân thiện, khuyến khích sự phát triển phẩm chất vànăng lực nghề nghiệp cho bản thân giáo viên; khuyến khích, tạo động lực để giáoviên luôn phấn đấu dạy thật tốt, luôn có thái độ ủng hộ đổi mới phương pháp dạy học

* Tính sát hợp với điều kiện thực tiễn địa phươngXác định được điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ giáo viên; xác định cơ hội,thách thức đến từ môi trường bên ngoài: Hiệu trưởng khi phân tích thực trạng của nhàtrường cần đánh giá nhu cầu của xã hội và địa phương nơi nhà trường đóng, xác địnhyêu cầu đổi mới giáo dục PT đối với năng lực giáo viên, xác định nhiệm vụ giáo dục

Trang 35

do Phòng GD&ĐT giao cho nhà trường, cũng như xác định chiến lược phát triển củanhà trường về đội ngũ giáo viên theo phân loại năng lực nghề nghiệp giáo viên.

* Tính chính xác của công tác dự báoDự báo về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý của nhà trường theođịnh mức biên chế trên cơ sở kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường và bản thuyếtminh phát triển sự nghiệp nhà trường từ đó xây dựng đội ngũ theo Điều lệ trường họctham mưu với cấp có thẩm quyền điều động biên chế GV cho nhà trường

* Tính kịp thời của kế hoạchXác định các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viênTổ chức các câu lạc bộ, các kỳ thi, những hội thảo để giáo viên có điều kiệnphát biểu trao đổi và những vấn đề như về soạn giảng, chương trình, những khó khăn,thuận lợi trong quá trình dạy học, giáo dục

Làm tốt công tác tuyên dương, khen thưởng, chính sách khuyến khích giáoviên giỏi

* Năng lực xây dựng kế hoạch của đội ngũ cán bộ làm kế hoạch hiện nayNăng lực của cán bộ quản lý làm công tác kế hoạch phát triển đội ngũ trongnhà trường, gồm năng lực: xây dựng mục tiêu kế hoạch phát triển đội ngũ Gv,Nv,CBQL; đề xuất các giải pháp và hoạt động phát triển đội ngũ Gv, NV,CBQL; nănglực phân tích và giải quyết vấn đề; năng lực ra quyết định,…

1.4.2 Quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ giáo viên

Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp đểtạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cáccấp nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong một thời gian nhất định

Quy hoạch giáo viên là sự chuẩn bị thận trọng, công phu, có tầm nhìn xa, cóquan điểm rõ ràng trong sự đánh giá, lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp độingũ, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu tổ chức nhằm phục vụ tốtnhất cho quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn

Công tác quy hoạch, rà soát, bố trí, sắp xếp tổ chức và ĐNGV có ý nghĩa rấtquan trọng trong sự phát triển của nhà trường Công tác quy hoạch ĐNGV mang tínhkế hoạch rất cao, đó là kế hoạch về sự tuyển chọn, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng conngười bằng công việc, qua công việc Thông qua quy hoạch nhằm điều chỉnh, bổ sungvề số lượng, chất lượng ĐNGV giúp có được ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơcấu và đạt chuẩn về trình độ

Trang 36

Trong công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên cần quán triệt những quan điểmcủa Đảng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với việc phát huy trách nhiệmcủa người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị Quy hoạch đội ngũ GV phải xuất pháttừ nhiệm vụ chính trị của nhà trường, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng độingũ giáo viên hiện có, dự kiến khả năng phát triển của họ và tính đến khả năng bổsung nguồn từ bên ngoài.

Việc bố trí, sử dụng ĐNGV luôn gắn liền với xây dựng, củng cố tổ chức bộmáy Quy hoạch, rà soát, bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy và ĐNGV một cách khoahọc, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường sẽ luôn mang lại chất lượngmới cho đội ngũ giáo viên và đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong tập thể lãnh đạo vàtrong toàn trường Quy hoạch tổng thể đội ngũ GV cần làm rõ số lượng, yêu cầu trìnhđộ học vấn, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng GVtrong từng giai đoạn phát triển của nhà trường

“Tuyển dụng là công việc xét chọn người thích hợp và nhận vào làm việc" [6].Việc tuyển dụng giáo viên phải đảm bảo nhiều yếu tố quan trọng như đảm bảotính phân cấp, tính công khai, minh bạch trong quy trình tuyển dụng, tiêu chí tuyểndụng hợp lý, đảm bảo tính hợp lý giữa các bộ môn, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chấtlượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên, để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường

Nội dung quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ giáo viên tiểu học:

- Hàng năm, lập quy hoạch, dự báo về nhu cầu số lượng GV của từng môn học.

Xác định số lượng giáo viên theo định mức: Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐTngày 12/7/2017 về Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số ngườilàm việc trong cơ sở Giáo dục Phổ thông công lập

Theo tinh thần của Nghị quyết 29, cần có quy định mới về tỷ lệ giáo viên/lớpđối với các trường TH công lập vì để đạt được mục tiêu phát triển năng lực và phẩmchất cho học sinh, nhà trường TH cần các loại giáo viên như giáo viên tư vấn tâm lýhọc đường, hướng nghiệp, dạy tích hợp, dạy phân hóa

Xác định những giáo viên cụ thể vào vị trí công việc theo tiến trình thời gian:Bao gồm các công việc như hiệu trưởng dự kiến, thông qua trước hội nghị cốt cán củatrường; tiếp thu, điều chỉnh; niêm yết công khai ở bản tin, website của nhà trường vàhoàn chỉnh quy hoạch sau khi tiếp thu những đóng góp của giáo viên

Trang 37

- Đảm bảo sự cân đối và hợp lý giữa các bộ môn trong tuyển dụng: không đểtình trạng quá thiếu hoặc thừa GV ở các bộ môn.

Phân tích cơ cấu về tuổi nghề, cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới tính, cơ cấutrình độ đào tạo, cơ cấu theo năng lực nghề nghiệp: Hiệu trưởng cần xác định một sốcơ cấu gồm: Cơ cấu về tuổi nghề, cơ cấu trình độ chuyên môn, cơ cấu giới tính, cơcấu năng lực phát triển chuyên môn và năng lực phát triển nhà trường

Cụ thể hóa kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo cơ cấu năng lực nghềnghiệp: Yêu cầu về nhân cách người giáo viên theo hướng tiếp cận phát triển nănglực có thể bao gồm: Kiến thức; Năng lực thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục;Năng lực hoạt động xã hội; Năng lực phát triển chuyên môn; Năng lực phát triển nhàtrường và Phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, trách nhiệm công dân

- GV được tuyển dụng đáp ứng được các yêu cầu của công việc.

Thông qua cấp ủy, Hội đồng sư phạm nhà trường, trình cấp trên phê duyệt.Thưc hiện phân tích công việc, xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc theo vịtrí của giáo viên dạy liên môn, giáo viên dạy phân hóa, hướng nghiệp, giáo viên chủnhiệm lớp và các công tác kiêm nhiệm khác trong nhà trường

1.4.3 Sử dụng đội ngũ giáo viên

Sử dụng GV là phân công nhiệm vụ cho họ, cắt cử họ vào những vị trí côngtác thích hợp, tạo những điều kiện thuận lợi để họ nâng cao chất lượng giảng dạy, GDđồng thời phát huy được khả năng lao động sáng tạo Người xưa nói: “dụng nhân nhưdụng mộc”, dụng nhân không chỉ là một khoa học mà còn là cả một nghệ thuật Nóđòi hỏi nhà tổ chức phải có nhãn quan nhạy bén, có bộ óc sáng suốt và phải có “lòngtrong, tâm sáng” để nhìn nhận, đánh giá đúng giá trị của một con người Từ đó đặt họvào đúng vị trí mà xã hội đang cần để có thể phát huy triệt để năng lực của họ

Trong công tác sử dụng GV, trước hết người HT phải tạo ra sự ổn định cầnthiết đối với tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn Tiếp theo là hình thành các tổ chứctheo quan hệ phối hợp để chỉ đạo các hoạt động chuyên môn được toàn diện như banhướng nghiệp, ban GD ngoài giờ lên lớp, ban lao động Cuối cùng là lựa chọn vàphân công hợp lý GV dạy ở các lớp và tham gia các hoạt động chuyên môn trên cơ sởnăng lực, sở trường và nguyện vọng cá nhân

Một vấn đề cũng cần được quan tâm trong việc sử dụng GV là hiệu trưởng cầntìm được sự thống nhất chung từ nguyện vọng của GV, sự đề nghị, tham mưu của tổchuyên môn, sự bàn bạc dân chủ với đại diện Ban Chấp hành Công đoàn và Đoàn

Trang 38

Thanh niên từ đó mới đưa ra quyết định QL của mình HT cần phân công cho các phóhiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn giúp hiệu trưởngquản lý thông qua các biện pháp chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ hoạt động của các tổchuyên môn Nội dung sử dụng GV:

- Phân công giảng dạy đúng với chuyên môn được đào tạo của giáo viên vàtiêu chuẩn tuyển dụng

Phân tích dự kiến phân công của tổ chuyên môn và thương thuyết với tổchuyên môn (nếu cần thiết) nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trongtổ chuyên môn;

Chỉ đạo xếp thời khóa biểu theo phân công chuyên môn đã thống nhất giữanhà trường và tổ chuyên môn;

Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ;

- Phân công giảng dạy trong từng khối có sự xen kẽ giữa GV khá, giỏi và GVtrung bình, yếu.

Hỏi ý kiến của giáo viên về cách giải quyết vấn đề, nói rõ những khó khănkhi giao việc cho từng người, nói rõ những điều không được làm khi giao nhiệm vụ,đảm bảo mọi giáo viên đều biết rõ vai trò và trách nhiệm của mình, ấn định thời gianbiểu thực hiện, đặt ra những chỉ tiêu mà mình kỳ vọng ở đội ngũ giáo viên,…

Theo dõi cách giáo viên làm việc và thường xuyên cho ý kiến, nếu công việckhông như ý thì yêu cầu giáo viên cải tiến, làm lại

- Phân công GVcó chú ý kết hợp giữa năng lực và nguyện vọng của GV.

Tạo nên bầu không khí làm việc dễ chịu, lắng nghe ý kiến để tạo ra giải phápchung, động viên giáo viên tự kiểm điểm và đánh giá phần việc của họ, hòa giảinhững tranh chấp để mọi giáo viên làm việc nhịp nhàng, sắp xếp những buổi sinhhoạt, tọa đàm để tạo tinh thần đoàn kết, khuyến khích, cảm thông với giáo viên nếucông việc không suôn sẻ

- Phân công GV hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho GV tập sự.

Kiểm tra, đánh giá việc biên chế nội bộ đội ngũ giáo viên và điều chỉnh khicần thiết Phân công GV có kinh nghiệm trong bộ môn hướng dẫn chuyên mônnghiệp vụ cho GV mới tuyển dụng về kiến thức, kỹ năng, tác phong, ,…

1.4.4 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Ngày nay, học tập là công việc thường xuyên, suốt đời, nhất là đối với ngườigiáo viên Chất lượng của đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục Do đó

Trang 39

phải đầu tư các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo viên ngay từ khi vào trường sưphạm và trong suốt quá trình làm công tác giáo dục tại nhà trường với các phươngthức học tập, phát triển trình độ rất đa dạng Để đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV cần:

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên:- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV theo nội dung và giai đoạn.- Thành lập hội đồng bầu chọn GV tham gia các khóa bồi dưỡng nâng caotrình độ công bằng, khách quan

- Tổ chức các hoạt động nhằm kích thích hứng thú, động cơ học tập bồi dưỡngnâng cao trình độ cho GV

- Có kế hoạch giám sát, đánh giá việc tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng caotrình độ của GV

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho GV tại trường.- Tổ chức hội thảo chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy giữa các GV trongtrường theo định kỳ

- Tạo điều kiện và có chính sách khuyến khích GV học sau đại học để nângcao trình độ

- Triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo các nội dung và đúng tiến độ đãxác định trong kế hoạch

- Tạo điều kiện học tập thuận lợi để mọi người cùng nhau học tập một cáchchủ động và sáng tạo

- Khuyến khích từng GV lập kế hoạch học tập và tự bồi dưỡngHiệu trưởng trường TH&THCS cần chú ý những vấn đề sau khi thực hiện nộidung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện nay và trong thời gian tới:

- Đánh giá đúng nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng: Trong nhà trường

TH&THCScần quan tâm đánh giá và đáp ứng ba dạng nhu cầu:

+ Nhu cầu toàn trường: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, nhu cầu phát triển đội

ngũ đối với toàn trường xuất hiện Những nhu cầu này thường phát sinh từ đổi mớigiáo dục và tầm nhìn của nhà lãnh đạo trường TH&THCS

+ Nhu cầu của tổ chuyên môn, đoàn thể: Các tổ chuyên môn, đoàn thể có nhucầu riêng của mình Một giáo viên thuộc về nhiều nhóm

+ Nhu cầu chuyên môn và nhu cầu sự nghiệp của cá nhân giáo viên: Nhu cầuchuyên môn là nhu cầu phát sinh từ mong muốn cá nhân để phát huy ưu điểm củamình và nâng cao chất lượng công việc dạy học, giáo dục Cần lưu ý đến nhu cầu của

Trang 40

giáo viên mới ra trường, những giáo viên cần cố gắng Còn nhu cầu sự nghiệp là nhucầu của giáo viên về phát triển sự nghiệp tương lai, luôn mong muốn được đào tạotrong nhiều lĩnh vực (có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp tới công việchiện tại) VCQL cần nhìn nhận thực tế này khi xét thứ tự ưu tiên trong đào tạo.

- Đa dang hóa những hình thức bồi dưỡng giáo viên: như tự bồi dưỡng;

bồi dưỡng tại tổ chuyên môn do tổ trưởng chuyên môn và giáo viên hạt nhân; tổ chứclớp và mời chuyên gia báo cáo tại đơn vị hay tập huấn online; thực tập sư phạm tại cáctrường TH&THCS chất lượng cao Điều này cũng đòi hỏi chi phí nguồn kinh phí nhấtđịnh

1.4.5 Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên

Chính sách đối với GV có ý nghĩa rất quan trọng, nó chi phối mạnh mẽ việchình thành tiềm năng và phát huy tiềm năng, sự nhiệt tình, gắn bó của GV với côngviệc Chính sách đối với GV còn ảnh hưởng tới chất lượng công tác của GV Đặcbiệt, trong cơ chế thị trường hiện nay, chế độ chính sách đối với GV mới chỉ đáp ứngnhững đòi hỏi trước mắt mà chưa tính đến mục tiêu lâu dài và trên cơ sở tầm nhìn,triết lý quản lý nguồn nhân lực Vì vậy, trong điều kiện cơ chế thị trường, chính sáchđối với GV có nhiều điểm cần nghiên cứu giải quyết kịp thời

HT cần thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách, đảm bảo quyền lợi vậtchất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên như nâng lương, phụ cấp, trợ cấp khó khăn,tiền thưởng, phúc lợi, tiền tăng giờ, chế độ nghỉ hè Phải tạo điều kiện về thời gian vàphương tiện cho đội ngũ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được phân công như trang bịđồ dùng dạy học, GV có sách tham khảo, có phòng làm việc, phòng nghỉ, cung cấpvăn phòng phẩm, trang bị phòng máy vi tính nối mạng cho GV truy cập thông tin [28]

Hiệu trưởng cùng Ban Chấp hành Công đoàn cần chú ý tổ chức đời sống tinhthần cho cán bộ, GV như tham quan du lịch, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thểdục thể thao Triển khai cơ chế chính sách đối với giáo viên nhằm phát triểnĐNGVTPT cần:

- Xây dựng môi trường nhà trường thân thiện, cầu thị, biết học hỏi lẫn nhau,tạo nên sự đồng thuận, đoàn kết, nhất trí trong tập thể, hướng tất cả mọi người cóchung tầm nhìn, quan điểm về chiến lược phát triển nhà trường

- Tôn vinh cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích đóng góp đối với sự pháttriển nhà trường:

+ Đánh giá đúng đắn, khách quan công lao, thành tích của VCQL và GV;+ Xây dựng chế độ riêng, ưu tiên khen thưởng, hỗ trợ, động viên đối với

Ngày đăng: 23/10/2021, 20:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1996), Nghị quyết 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 02-NQ/HNTW ngày24/12/1996 của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Nhà XB: NxbChính trị Quốc gia
Năm: 1996
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX (2006), Chỉ thị 40/CT-TWngày 15/6/2004, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 40/CT-TWngày 15/6/2004
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
4. Đinh Quang Báo (2005), Giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Tác giả: Đinh Quang Báo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
5. Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2007
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lậpvà trung tâm giáo dục thường xuyên
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng, Nxb Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2009
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020, số 6639/QĐ-BGD&ĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2012
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 2018
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 20/2018/TT BGDĐT ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 20/2018/TT BGDĐT ban hành quyđịnh Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
12. C. Mác - Ph.Anghen (1993), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác - Ph.Anghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 1993
13. Lê Trung Chinh (2015), Phát triển đội ngũ giáo viên THPT thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay, Luận án tiến sĩ Viện khoa học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển đội ngũ giáo viên THPT thành phố Đà Nẵngtrong bối cảnh hiện nay
Tác giả: Lê Trung Chinh
Năm: 2015
14. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020
Tác giả: Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
15. Vũ Đình Chuẩn (2007), Phát triển đội ngũ giáo viên tin học trường trung học phổ thông theo quan điểm chuẩn hóa và xã hội hóa, Luận án tiến sĩ ĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển đội ngũ giáo viên tin học trường trung học phổthông theo quan điểm chuẩn hóa và xã hội hóa
Tác giả: Vũ Đình Chuẩn
Năm: 2007
17. Nguyễn Thanh Dân (2010), Thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THPTở quận Đầm Dơi, thành phố Cà Mau, Luận văn thạc sĩ ĐHSP TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THPT"ở quận Đầm Dơi, thành phố Cà Mau
Tác giả: Nguyễn Thanh Dân
Năm: 2010
18. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI.Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
19. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường THPT Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Đại học Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theoChuẩn nghề nghiệp ở trường THPT Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Năm: 2015
20. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1986
21. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
22. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2016), Phát triển và Lãnh đạo nhà trường, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và Lãnh đạo nhàtrường
Tác giả: Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2016

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w