1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trách nhiệm xã hội của tập đoàn hoa sen

139 167 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 3 MB

Nội dung

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang là xu thế phát triển nhanh và mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng tại V

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -

TRẦN NGỌC HIẾU

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -

TRẦN NGỌC HIẾU

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Vũ Thị Minh Hiền Số liệu được đưa ra trong luận văn là chính xác và có trích dẫn nguồn cụ thể Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực

Xin trân trọng cám ơn!

Hà Nội, 31 tháng 8 năm 2019

Người thực hiện

Trần Ngọc Hiếu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài “ Trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Hoa Sen”,

tôi đã nhâ ̣n được sự hướng dẫn , giúp đỡ quý báu của các thầy cô , các anh chị, các em

và các bạn Tôi xin đươ ̣c bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiê ̣u, Viện Quản trị kinh doanh- trường Đa ̣i ho ̣c kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n thuâ ̣n lợi giúp đỡ tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luận văn

Tiến sĩ Vũ Thị Minh Hiền - giáo viên đã hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ , dạy bảo,

đô ̣ng viên và ta ̣o mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luận văn

Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen đã cung cấp số liệu giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2019

Người thực hiện

Trần Ngọc Hiếu

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

DANH MỤC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Đóng góp của đề tài 3

5 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

1.1.1 Những nghiên cứu ngoài nước 4

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 6

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 7

1.2 Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 9

1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội 9

1.2.2 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm xã hội 11

1.2.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh 13

1.2.4 Tác dụng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội 14

1.2.5 Công cụ thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 19

1.3 Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 29

1.3.1 Trách nhiệm với khách hàng 29

1.3.2 Trách nhiệm với cổ đông 30

1.3.3 Trách nhiệm với người lao động 30

1.3.4 Trách nhiệm với cộng đồng 31

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 31

1.4.1 Các nhân tố bên trong 31

1.4.2 Các nhân tố bên ngoài 31

1.5 Kinh nghiệm thực hiện thành công trách nhiệm xã hội và bài học cho Tập đoàn Hoa Sen 34

1.5.1 Kinh nghiệm thực hiện thành công trách nhiệm xã hội 34

Trang 6

1.5.2 Bài học cho Tập đoàn Hoa Sen 39

Tóm tắt Chương 1 39

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 42

2.1 Quy trình nghiên cứu 42

2.1.1 Thiết kế nghiên cứu 40

2.1.2 Xác định vấn đề 41

2.2 Phương pháp nghiên cứu 42

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 42

2.2.2 Mô tả quá trình điều tra, xử lý và phân tích số liệu 45

2.3 Tổng hợp mẫu khảo sát tại Tập đoàn Hoa Sen 50

2.3.1 Về cơ cấu giới tính 50

2.3.2 Về độ tuổi 50

2.3.3 Về trình độ học vấn của người lao động 51

Tóm tắt Chương 2 52

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TẬP ĐOÀN HOA SEN 56

3.1 Giới thiệu chung về Tập đoàn Hoa Sen 56

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 56

3.1.2 Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu 57

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen 57

3.2 Phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Tập đoàn Hoa Sen 62

3.2.1 Khái quát về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Tập đoàn Hoa Sen

62 3.2.2 Phân tích tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Tập đoàn Hoa Sen 65

3.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Tập đoàn Hoa Sen 90

3.3 Đánh giá chung về việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tập đoàn Hoa Sen hiện nay 94

3.3.1 Những kết quả đạt được 95

3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Hoa Sen 100

Tóm tắt Chương 3 104

Trang 7

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM

XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN HOA SEN 105

4.1 Phương hướng phát triển chung của Tập đoàn Hoa Sen 105

4.1.1 Phương hướng và mục tiêu chung 105

4.1.2 Quan điểm hoàn thiện thực hiện trách nhiệm xã hội 106

4.2 Giải pháp hoàn thiện thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn Hoa Sen 107 4.2.1 Nâng cao ý thức và hành động thực hiện trách nhiệm xã hội với khách hàng 107

4.2.2 Đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm với cổ đông 108

4.2.3 Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội với người lao động 109

4.2.4 Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng 115

Tóm tắt Chương 4 115

KẾT LUẬN 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát về thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn Hoa Sen

PHỤ LỤC 2: Kết quả phiếu khảo sát cán bộ công nhân viên Tập đoàn Hoa Sen

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 BHXH Bảo hiểm xã hội

2 BHYT Bảo hiểm y tế

4 CSR Corporate Social Responsibility - Trách nhiệm xã hội

5 ĐĐKĐ Đạo đức kinh doanh

9 P&G Procter&Gamble

10 TNHH Trách nhiệm Hữu hạn

11 TNLĐ Tai nạn lao động

12 BSCI Business Social Compliance Initiative - Bộ tiêu chuẩn đánh giá

tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

13 CSI Corporate Sustainability Index - Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững

14 CTCP Công ty cổ phần

15 EMS Environmental Management System - Hệ thống quản lý môi trường

16 ILO International Labour Organization - Tổ chức lao động quốc tế

17 ISO International Organization for Standardization - Tổ chức quốc tế

về Tiêu chuẩn hóa

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

1 Bảng 2.1 Các tiêu chí đánh giá công tác thực hiện CSR của Tập

2 Bảng 2.2 Các tiêu chí đánh giá công tác thực hiện CSR của Tập

3 Bảng 2.3 Các tiêu chí đánh giá công tác thực hiện CSR của Tập

4 Bảng 2.4 Các tiêu chí đánh giá công tác thực hiện CSR của Tập

7 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018 của

8 Bảng 3.3 Mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội với khách hàng 65

9 Bảng 3.4 Mức độ thực hiện trách nhiệm với cổ đông 74

10 Bảng 3.5 Mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội với người lao động 78

11 Bảng 3.6 Bảng chi phí phúc lợi Cán bộ công nhân viên tại Tập

12 Bảng 3.7 Mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng 84

13 Bảng 3.8 Kết quả đánh giá chung về việc thực hiện CSR của Tập

14 Bảng 3.9 Bảng so sánh sự tương thích giữa các yêu cầu của trách

nhiệm xã hội với Bộ luật Lao động Việt Nam 97

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

2 Hình 1.2 Mối quan hệ giữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội 14

7 Hình 2.4 Cơ cấu mẫu khảo sát theo trình độ học vấn 51

12 Hình 3.5 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018

của Tập đoàn Hoa Sen

60

13 Hình 3.6 Hệ thống chi nhánh, đại lý phân phối của Tập đoàn Hoa Sen 66

14 Hình 3.7 Tổng đài tư vấn miễn phí của Tập đoàn Hoa Sen 67

15 Hình 3.8 Quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng 68

16 Hình 3.9 Quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng 69

17 Hình 3.10 Quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng 70

18 Hình 3.11 Quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng 71

19 Hình 3.12 Tập đoàn Hoa Sen xuất sắc đạt Cúp vàng dành cho Bộ nhận

diện thương hiệu xuất sắc nhất năm 2016

73

20 Hình 3.13 Đại hội đồng cổ đông thường niên NĐTC 2018-2019 76

Trang 11

19 Hình 3.14 Gặp gỡ các nhà đầu tư 77

20 Hình 3.15 Đào tạo nghiệp vụ cho CBCNV Tập đoàn Hoa Sen 79

21 Hình 3.16 Công nhân nhà máy được trang bị đầy đủ công cụ bảo hộ lao

23 Hình 3.18 Tập đoàn Hoa Sen tài trợ cho giải bóng đá trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt cúp Tôn Hoa Sen

Trang 12

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong một thế giới ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một yếu tố tất yếu và khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt hơn Nếu như trước đây, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa, cạnh tranh giá

là những biện pháp cạnh tranh hữu hiệu mà các doanh nghiệp thực hiện để giành lợi thế trên thương trường thì hiện nay, các doanh nghiệp lại chú ý hơn tới việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh Các doanh nghiệp nếu muốn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thì họ phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR

- Corporate Social Responsibility)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang là xu thế phát triển nhanh và mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng tại Việt Nam dường như việc thực hiện trách nhiệm xã hội còn gặp nhiều khó khăn vì đây là vấn đề vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, lý do tác động đến việc thực hiện trách nhiêm xã hội là do các doanh nghiệp tại Việt Nam thiếu tài chính, nguồn lực và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội đặc biệt là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong quá khứ đã xảy ra nhiều các vụ việc vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, quyền lợi người lao động, lợi ích người tiêu dùng… khiến cộng đồng bức xúc và mất dần lòng tin vào các doanh nghiệp Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức sâu sắc hơn về những lợi ích thiết thực trong việc thực hiện Trách nhiệm xã hội trong bối cảnh đất nước ta hiện nay Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho chính doanh nghiệp, đồng thời cũng là biện pháp truyền thông hữu hiệu cho tên tuổi của doanh nghiệp đó

Ngay từ những năm đầu thành lập, Tập đoàn Hoa Sen đã ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện Trách nhiệm xã hội, song quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đem lại việc làm cho hàng nghìn lao động thì doanh nghiệp cũng gây ra nhiều tác động làm ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống của người dân và xã hội Đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, quá trình hoạt động của các dự án xây dựng luôn

Trang 13

2

tạo ra những ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên (đất, không khí, nước, thảm động thực vật) Ngành sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong một thời gian rất dài và cho đến nay vẫn chưa

có các biện pháp khắc phục triệt để, quyết liệt Cùng với quá trình hiện đại hoá và công nghiệp hoá luôn đi kèm là các hoạt động xây dựng, hệ quả của quá trình xây dựng thậm chí còn dẫn đến sự suy giảm hệ sinh thái, sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật do bị mất môi trường sinh sống Đây là những vấn đề nhức nhối luôn song hành cùng lịch sử phát triển của ngành xây dựng cho đến nay vẫn chưa có phương án khắc phục triệt để

Bên cạnh việc xả khí thải vào môi trường của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, bụi từ các công trường xây dựng, các mỏ khai thác nguyên vật liệu phục vụ trong ngành làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như cuộc sống của cộng đồng dân cư lân cận Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả

lựa chọn đề tài “Trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Hoa Sen” làm đề tài nghiên

cứu Thông qua nghiên cứu này, tác giả hy vọng đóng góp cho Tập đoàn trong việc tăng cường nhận thức tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài nhằm đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Hoa Sen dựa trên cơ sở các hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp Từ đó, luận văn đưa ra các

đề xuất nhằm nâng cao việc thực hiện CSR tại Tập đoàn Hoa Sen

2.2 Câu hỏi nghiên cứu:

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung vào các câu hỏi

nghiên cứu chính yếu sau:

- Trách nhiệm xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với các Doanh nghiệp?

- Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Hoa Sen như thế nào?

- Cần có giải pháp gì để hoàn thiện việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Hoa Sen trong giai đoạn sắp tới?

Trang 14

3

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Hoa Sen

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Đề tài giới hạn ở việc đánh giá thực tiễn các hoạt động

thực hiện CSR tại Tập đoàn Hoa Sen theo các chỉ tiêu tham khảo từ bộ tiêu chuẩn ISO

26000

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu các hoạt động CSR trong toàn bộ Hội

sở, chi nhánh của Tập đoàn Hoa Sen trong phạm vi cả nước

Phạm vi về thời gian: Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu trong giai đoạn từ

2016 đến 2018 Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong giai đoạn từ tháng 3/2019 đến tháng 08/2019

4 Đóng góp của đề tài

Đề tài có ý nghĩa quan trọng trên hai phương diện lý luận và thực tiễn

- Phương diện lý luận : Tổng quan cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

- Phương diện thực tiễn: Phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp, xem xét các nhân tố ảnh hưởng, phát hiện tồn tại và nguyên nhân từ đó

đề xuất giải pháp để hoàn thiện thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Hoa Sen

5 Kết cấu của đề tài

Đề tài luận văn: “Trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Hoa Sen” Ngoài phần mở

đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp

Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng thực hiện Trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn Hoa Sen Chương 4: Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp tại Tập đoàn Hoa Sen

Trang 15

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một gay gắt, việc thỏa mãn khách hàng trở thành một tài sản quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức trong nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững sự trung thành của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Từ những năm đầu của thập kỷ 90, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với các ngành, các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới CSR đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc trở thành cơ sở cho các chiến lược cạnh tranh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại ở cấp doanh nghiệp, ngành và cả cấp quốc gia Để tồn tại trong hoàn cảnh đó, giới doanh nhân ngày càng quan tâm chú trọng tới xây dựng hình ảnh của mình trong mắt công chúng và Đạo đức kinh doanh hay Trách nhiệm xã hội là những khái niệm được nhắc tới thường xuyên trong những năm qua

Hiện nay, đã có rất nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về lĩnh vực CSR của doanh nghiệp Cụ thể như sau:

1.1.1 Những nghiên cứu ngoài nước

Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới như:

Surroca và cộng sự (2009) nghiên cứu sự tác động của tài nguyên vô hình trong mối quan hệ giữa việc thực thi trách nhiệm và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp dựa trên cơ sở dữ liệu của 599 công ty từ 28 quốc gia Các tác giả nhận thấy các công ty có thể cải thiện hiệu quả tài chính và thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp của họ bằng cách đầu tư vào đổi mới và trao quyền cho nhân viên Những khoản đầu tư này có thể mang lại lợi ích cho các mối quan hệ của các bên liên quan, mở ra cơ hội thị trường mới, giúp thu hút và giữ chân những người lao động giỏi, làm tăng hình ảnh thương hiệu

Bhattacharya và cộng sự (2008) nghiên cứu sử dụng CSR để chiến thắng trong cuộc chiến dành nhân tài Nghiên cứu cho thấy chỉ có 37% nhân viên biết về các hoạt động của công ty họ Rất ít công ty hiểu được sức mạnh của CSR để tạo sự gắn kết của nhân viên Các doanh nghiệp nên tiếp thị các chương trình CSR của mình trong nội bộ

để giúp có được và giữ chân các nhân viên hàng đầu Để đảm bảo thành công, các nhà

Trang 16

để đưa ra sáu điểm quan trọng cho nhà quản lý: Thực hiện báo cáo CSR giúp củng cố

tổ chức doanh nghiệp, CSR giúp tăng cường quản lý nguồn nhân lực, khách hàng quan tâm đến việc thực hiện CSR của công ty, cải thiện môi trường tác động đến hiệu quả tài chính của công ty, thực hiện tốt CSR giúp doanh nghiệp gặp ít rủi ro, CSR có thể thúc đẩy sự đổi mới

Tìm hiểu mối quan hệ giữa CSR và sự cam kết của nhân viên, Collier và Esteban (2007) đã tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm trước đây về CSR Trong đó, nghiên cứu về động lực và sự cam kết của nhân viên để chỉ ra rằng hiệu quả của các hoạt động CSR phụ thuộc vào mức độ tham gia của nhân viên, trong khi mức độ tham gia này thì lại chịu ảnh hưởng của các yếu tố hoàn cảnh và nhận thức của người lao động Theo Collier và Esteban, tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuyên quốc gia phải chịu trách nhiệm về những quy tắc ứng xử đạo đức của họ mà còn phải chịu trách nhiệm về ảnh hưởng của nó gây ra cho các bên liên quan hiện tại và các thế hệ tương lai Vì vậy, CSR muốn được thực thi có hiệu quả thì doanh nghiệp cần thúc đẩy và tạo được sự cam kết của nhân viên Sự cam kết này sẽ rất quan trọng khi doanh nghiệp hoạt động trong các bối cảnh văn hóa khác nhau Ngoài ra, cũng theo hai tác giả này, nếu doanh nghiệp chỉ có bản tuyên bố sứ mệnh và bộ quy tắc ứng xử thôi thì vẫn chưa đủ mà cần khiến những quy tắc đạo đức đó được ngấm sâu vào văn hóa của doanh nghiệp cũng như ngấm vào tâm trí và trái tim của mọi thành viên trong doanh nghiệp

Tương tự, nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR nội bộ và sự cam kết với tổ chức của Ali và cộng sự (2010) trong khu vực ngân hàng của Jordan được thực hiện dựa trên khung lý thuyết về giao tiếp xã hội (social exchange theory - SET) CSR nội bộ được xác định trong nghiên cứu này bao gồm 5 thành tố: sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, nhân quyền, đào tạo và huấn luyện, cân bằng công việc - cuộc sống, sự đa dạng tại nơi làm việc Kết quả khảo sát hơn 300 nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tại Jordan đã cho thấy tất cả các thành tố của CSR nội bộ đều có tác động lớn và tích cực đến sự cam kết về tình cảm và danh nghĩa Như vậy, các hoạt động

Trang 17

6

CSR mà các ngân hàng thực hiện là có ảnh hưởng đến thái độ và sự cam kết của nhân viên làm việc cho ngân hàng Điều này có nghĩa là các nhà quản trị cần chú trọng thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động thể hiện CSR nội bộ như đào tạo và phát triển nghề nghiệp, bảo vệ nhân quyền, v.v… Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra các thành tố CSR nội bộ không có mối quan hệ lớn với sự cam kết lâu dài của nhân viên Năm

2012, Ali và cộng sự tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR nội bộ và sự gắn bó của nhân viên Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự gắn bó của nhân viên bao gồm hai thành tố là sự gắn bó với công việc (job engagement) và sự gắn bó với tổ chức (organizational engagement) Kết quả nghiên cứu thực nghiệm với hơn 336 nhân viên tại các ngân hàng của Jordan đã cho thấy các thành tố của CSR nội bộ đều có mối quan hệ tích cực với sự gắn bó của nhân viên Đáng chú ý là CSR nội bộ có tác động tích cực hơn đến sự gắn bó với tổ chức hơn là sự gắn bó với công việc của nhân viên

Tóm lại, CSR đang dần trở thành mối quan tâm chung của quốc tế, của các quốc gia và của đa số các doanh nghiệp trên thế giới Các nghiên cứu về CSR trên thế giới chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa việc thực hiện CSR với kết quả hoạt động của doanh nghiệp, với sự trung thành và gắn bó của người lao động Một số nghiên cứu thì tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa việc thực hiện CSR với giá trị thương hiệu

và lòng trung thành của khách hàng

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về CSR có thể thông qua một số sách, bài báo, công trình nghiên cứu tiêu biểu:

Phạm Văn Đức (2011), trong bài viết “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách”, tác giả đi sâu phân tích nội

dung, vai trò của CSR và một vài vấn đề đặt ra trong việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp Việt Nam Qua việc làm rõ những lợi ích và những rào cản, thách thức của việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp tại Việt Nam, tác giả đã đưa ra gợi ý để thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm của các doanh nghiệp thông qua việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện nó

Bùi Thị Lan Hương (2010), qua việc khảo sát trong một nghiên cứu định tính mang tính khám phá việc nhận thức về CSR của người tiêu dùng Việt Nam với một mẫu khảo sát gồm 198 người tiêu dùng có trình độ học vấn từ đại học trở lên, tuổi từ 25 và

Trang 18

7

đang làm việc trong các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội Nghiên cứu chỉ ra ba điểm chính cần lưu ý để các doanh nghiệp muốn thiết kế các chương trình CSR: Quan niệm về CSR của người tiêu dùng không khác nhiều so với lý thuyết của Carroll; nhiều khách hàng ra quyết định mua sản phẩm không chỉ đơn thuần dựa trên giá cả và chất lượng của sản phẩm; người tiêu dùng đang hiểu doanh nghiệp chỉ mượn CSR để đánh bóng thương hiệu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng nước ngoài Nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR và sự hài lòng của nhân viên tại các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được tác giả Lê Thanh Trúc (2012) thực hiện Trong nghiên cứu, tác giả đã áp dụng mô hình CSR của Turker (2009)

để kiểm chứng mối quan hệ của 4 thành tố CSR đến sự hài lòng của nhân viên gồm: trách nhiệm đối với nhân viên, trách nhiệm đối với khách hàng, trách nhiệm đối với chính phủ, trách nhiệm đối với xã hội và các đối tượng hữu quan khác Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhận thức của nhân viên về các hoạt động CSR đều có tác động tích cực (dương) đến sự hài lòng của họ, trong đó thành tố trách nhiệm đối với xã hội có tác động mạnh mẽ nhất đến sự hài lòng của nhân viên

Nghiên cứu về thực tiễn thực hiện CSR tại Công ty cổ phần may Đáp Cầu của tác giả Nguyễn Phương Mai (2011) đã chỉ ra sự khác biệt trong nhận thức về CSR của nhóm người lao động với nhóm nhà quản trị Tác giả cũng chỉ ra rằng Công ty may Đáp Cầu đang thực hiện khá tốt các hoạt động CSR từ kết quả khảo sát thực hiện tại công ty này Bên cạnh đó, Nguyễn Phương Mai (2014) cũng chỉ ra trong một nghiên cứu khác về CSR là giữa việc thực hiện CSR nội bộ với sự hài lòng trong công việc của người lao động có mối quan hệ thuận chiều

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập đến thực tiễn thực hiện CSR trong một số ngành của Việt Nam cũng như quan tâm đến mối quan hệ giữa CSR với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy nghiên cứu về CSR trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau vẫn còn ít

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Hầu hết các nghiên cứu về vấn đề CSR và những ảnh hưởng của nó tới kết quả tài chính được thực hiện trong điều kiện các quốc gia phát triển, đặc biệt là Mỹ và các quốc gia Châu Âu Trong khi đó, nghiên cứu về vấn đề này ở các quốc gia đang phát triển và ở khu vực kém phát triển còn tương đối hạn chế Trước yêu cầu cấp thiết về

Trang 19

8

việc nghiên cứu tác động của vấn đề CSR đối với doanh nghiệp, các nghiên cứu trong

và ngoài nước vẫn còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu lớn

Một là, hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động

của vấn đề CSR đến Kết quả tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu đó được thực hiện ở Mỹ và các quốc gia Châu Âu Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá tác động của vấn đề CSR thường ít được quan tâm cũng như xây dựng, áp dụng trong các doanh nghiệp Các nghiên cứu ở Việt Nam về tác động của CSR cũng phần lớn là các phân tích mang tính định tính, mà chưa tập trung khai thác nhiều bằng chứng thực tế và phân tích định lượng

Hai là, mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - kết quả tài

chính được nghiên cứu bằng nhiều thang đo khác nhau, mô hình khác nhau trên thế giới, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này vẫn đưa ra các kết quả mâu thuẫn, chưa đồng nhất và khó áp dụng tại Việt Nam do đặc thù doanh nghiệp cũng như lĩnh vực/loại hình mà doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam tương đối khác với các quốc gia trên thế giới

Ba là, để giải để thích tác động của Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến

kết quả tài chính của doanh nghiệp, các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng các phương pháp phân tích và nghiên cứu rất linh hoạt và đa dạng Trong khi đó, các nghiên cứu tại Việt Nam còn rất hạn ché

Bốn là, các nghiên cứu trên thế giới sử dụng các cách thang đo lường về trách

nhiệm xã hội và các kết quả tài chính khác nhau Hiện nay, chưa có một thang đo thống nhất về hai vấn đề này Chính vì vậy, các phương pháp đo lường khác nhau sẽ dẫn đến các kết quả nghiên cứu khác nhau

Năm là, trong các số bài nghiên cứu về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp -

kết quả tài chính hiện nay trên thế giới, hầu hết khung thời gian nghiên cứu và kích cỡ mẫu tương đối nhỏ Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu Vì vậy các nhà nghiên cứu tương lai có thể xem xét vấn đề như một sự cải thiện trong quá trình nghiên cứu

Từ tổng quan công trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy CSR vẫn là một chủ đề nghiên cứu mới mẻ ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào việc làm rõ khái niệm CSR, ý nghĩa của việc thực hiện CSR đối với tổ chức, doanh nghiệp Số lượng các công trình nghiên cứu về CSR tại Việt Nam còn tương đối

Trang 20

1.2 Cơ sở lý luận về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (tên tiếng Anh: Corporate social responsibility, viết tắt: CSR, còn được hiểu dưới những cái tên khác như tính bền

vững của doanh nghiệp, doanh nghiệp bền vững, lương tâm của doanh nghiệp, bổn phận của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có trách nhiệm) là một khái niệm rộng lớn, với nhiều định nghĩa khác nhau, tuỳ theo mỗi công ty và lĩnh vực công nghiệp Thông qua hoạt động CSR, hoạt động từ thiện, nỗ lực tình nguyện, doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu của mình Tầm quan trọng của CSR đối với cộng đồng ngang bằng với tầm quan trọng đối với chính doanh nghiệp

Năm 1970, trong tác phẩm “Capitalism and Freedom” của mình, nhà kinh tế học Milton Friedman đã viết: “Có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - đó là sử dụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào hoạt động nhằm tăng lợi nhuận của mình miễn sao nó vẫn tuân theo các luật chơi, nghĩa là tham gia cạnh tranh công khai và tự do, không lừa gạt hay gian lận” Theo cách nói này của

Friedman, chúng ta có thể hiểu là ý kiến này mới chỉ có tác dụng hiện thực hóa các quy tắc trong kinh doanh mà chưa phát huy được lợi thế của chuẩn mực đạo đức kinh doanh vào trong doanh nghiệp Tác giả chỉ nhấn mạnh tới việc chạy đua lợi nhuận

“nhằm tăng lợi nhuận” đúng theo mối ràng buộc của các doanh nghiệp trên “thương trường - không lừa gạt hay gian lận” Có thể thấy, khái niệm về CSR của Friedman mới chỉ nhìn ở một phạm vi hẹp đó là một tổ chức, chỉ thấy được lợi ích trước mặt mà

chưa thấy được lợi ích lâu dài, đó là “phát triển nhanh, mạnh và bền vững” giữa các

doanh nghiệp trong và ngoài nước

Trang 21

Khái niệm CSR theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan, còn mục đích đặt ra cho các doanh nghiệp đó

là phải quan tâm tới các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề

xã hội xung quanh như với cộng đồng (quyền con người, các vấn đề về lao động…), bảo vệ môi trường;…

Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa về

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” Định nghĩa này muốn nhấn mạnh rằng: CSR

chính là “phương tiện” giải quyết những vấn đề quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng, doanh nghiệp với môi trường, doanh nghiệp với khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong một xã hội bền vững

Khái niệm được tác giả lựa chọn sử dụng trong khuôn khổ luận văn chính là định nghĩa của Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới Lý do bởi vì đây là một định nghĩa hoàn chỉnh, rõ ràng và có tầm khái quát cao so với các định nghĩa của những tác giả khác

Như vậy, có thể thấy CSR là một phạm trù phức tạp và được biểu đạt dưới nhiều hình thức diễn đạt ngôn từ khác nhau Song về cơ bản nội hàm phản ánh của

Trang 22

11

CSR đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội CSR phải gắn liền với vấn đề phát triển bền vững là yêu cầu khách quan cấp thiết có tính toàn cầu của sự phát triển hiện nay Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt buộc các doanh nghiệp phải làm tròn bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì các doanh nghiệp mới phát triển bền vững, bên cạnh đó phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất - kinh doanh, phải có lợi nhuận mà

cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển xã hội, bao gồm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện…

1.2.2 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm xã hội

CSR có thể được hiểu như một gánh vác tự giác các trách nhiệm khác, ngoài những trách nhiệm về kinh tế và pháp lý Cụ thể hơn, là các trách nhiệm được thể hiện

ở sự lựa chọn các mục tiêu của doanh nghiệp và đánh giá kết quả thực hiện, không chỉ đơn thuần dựa vào các tiêu chí lợi nhuận và phúc lợi của đơn vị mà còn dựa vào những tiêu chí về đạo đức hay tính chính xác đáng so với mong muốn của xã hội CSR không chỉ đơn thuần là các hành động nhân đạo, từ thiện đối với cộng đồng mà yếu tố cấu thành nên CSR rộng hơn rất nhiều, đó là sự tổng hợp, kết hợp, bổ sung của nhiều yếu

tố liên quan khác, mà thiếu một trong các yếu tố này thì không thể coi là một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội Theo như mô hình yếu tố cấu thành CSR dưới đây thì

mô hình CSR là một “cái tháp” với các nghĩa vụ nằm ở các tầng khác nhau và thứ tự

ưu tiên thực hiện sẽ lần lượt từ đáy tháp lên đỉnh tháp Việc thực hiện CSR phải bắt nguồn từ các nghĩa vụ kinh tế, bởi đây là mục tiêu, bản chất là lý do tồn tại của doanh nghiệp và cũng là cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ tiếp sau của CSR Doanh nghiệp hoạt động và chịu sự quản lý bởi hệ thống pháp luật quốc gia vì thế để tồn tại lâu dài thì doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định ấy Không dừng ở đó, doanh nghiệp cũng cần tạo ra một môi trường công bằng, trung thực, có tình có nghĩa trong mối quan hệ với nhân viên và điều đó thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp Ngoài nghĩa

vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức doanh nghiệp còn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ nhân văn

Trang 23

12

Điều này có nghĩa các hoạt động của doanh nghiệp phải nhằm mục đích cải thiện tình hình của mỗi người, mọi người và cộng đồng Và khi đưa ra quyết sách, doanh nghiệp phải cân bằng các nghĩa vụ đó để đạt được hiệu quả cao nhất

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội Trách nhiệm xã hội có thể được coi là một sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội; trong khi đó đạo đức kinh doanh đề cấp đến những quy tắc ứng xử được cân nhắc kĩ lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quan hệ kinh doanh Về cơ bản, trách nhiệm

xã hội bao gồm những nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn

Hình 1.1 Mô hình yếu tố cấu thành CSR

(Nguồn: Carroll, 1979)

Nghĩa vụ kinh tế là nghĩa vụ đầu tiên và cơ bản nhất của doanh nghiệp thực

hiện CSR liên quan đến cách thức phân bổ trong hệ thống xã hội, các nguồn lực được

sử dụng để làm ra sản phẩm dịch vụ

Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp là thực hiện đầy đủ những quy định về

pháp lý chính thức đối với những người hữu quan, trong cạnh tranh đối với môi trường

tự nhiên do pháp luật hiện hành quy định

Nghĩa vụ pháp lý

Nghĩa vụ kinh tế Nghĩa vụ đạo đức Nghĩa vụ nhân văn

Trang 24

13

Nghĩa vụ đạo đức của doanh nghiệp được định nghĩa là những hành vi hay

hoạt động được xã hội mong đợi nhưng không được quy định thành các nghĩa vụ pháp lý Nghĩa vụ đạo đức chính là nền tảng của nghĩa vụ pháp lý

Nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp bao gồm những hành vi và hoạt động mà

xã hội muốn hướng tới và có tác dụng quyết định chân giá trị của tổ chức hay doanh nghiệp Nghĩa vụ nhân văn thể hiện những mong muốn hiến dâng của doanh nghiệp cho xã hội

1.2.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh

Trách nhiệm xã hội là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh, là việc hiện thực hóa các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh thành những hành động thực tế, nhằm phát huy được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá Đạo đức kinh doanh (ĐĐKD)

Khái niệm Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội có mối liên hệ rất mật thiết Theo cách mô tả trên sơ đồ dưới đây, đạo đức kinh doanh là cơ sở cho các quyết

định, là “đầu vào” của quá trình lựa chọn hành động (hành vi xã hội) của doanh

nghiệp; tác động xã hội mong muốn hàm chứa trong các trách nhiệm xã hội là mục

tiêu của hành động, đó cũng chính là “đầu ra” của hoạt động

Trang 25

14

Quá trình xử lý

Cơ sở để ra quyết định Tác động Xã hội Cách thức hành động

Cách thức giải quyết vấn đề Các chương trình hoạt động

của doanh nghiệp Tác động tích cực tối đa Nguyên tắc, chuẩn mực

đúng - sai

Sự đồng thuận thành nguyên tắc Tác động tiêu cực tối thiểu Đối tượng hữu quan Tự nguyện tuân thủ trong

Hình 1.2 Mối quan hệ giữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội

(Nguồn: Vũ Thị Hương (2009), luận án Tiến sĩ “Đạo đức kinh doanh và Văn hóa

doanh nghiệp tại Việt Nam)

Theo sơ đồ Mối quan hệ giữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên, Đạo đức kinh doanh là cơ sở ra quyết định, và những nội dung của Đạo đức kinh doanh tạo ra nhiều tác động tới các vấn đề xã hội Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu mà Đạo đức kinh doanh đặt ra Sơ đồ mô tả quy trình khép kín, gắn kết mật thiết giữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội,

ví như quá trình sản sinh và quá trình tiêu thụ trong sinh học vậy

1.2.4 Tác dụng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội

1.2.4.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh

“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng và xã hội” Thực tế cho thấy, khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, sẽ cải thiện

tình hình tài chính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng hoảng tốt hơn, thúc đẩy cam kết với người lao động, quan hệ tốt với

Đạo đức kinh doanh Văn hóa doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội

Trang 26

15

Chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất Bên cạnh đó nếu người lao động có các điều kiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của

mình” Theo bà Leif Iversen - Giám đốc điều hành công ty ETI Na Uy: “Trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp là vấn đề hàng đầu ở các nước phát triển” Ở Na Uy, tất cả

các doanh nghiệp đều thực hiện tốt vấn đề này Doanh nghiệp không thực hiện tốt thì chính họ sẽ bị đào thải ra khỏi guồng quay phát triển Việc doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội không chỉ có nghĩa là doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý

mà còn phải tuân thủ và đầu tư nhiều hơn vào nguồn lực con người, môi trường và mối

quan hệ với các bên liên quan” Xét trong phạm vi môi trường kinh doanh thì những gì doanh nghiệp nhận được ngày mai là kết quả tất yếu của những quyết định kinh doanh của ngày hôm nay Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp Hành vi ứng xử của các doanh nghiệp trong mối quan hệ với cán bộ, công nhân viên, người lao động, cổ đông, với môi trường, với cộng đồng sẽ thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của

tổ chức

Để đảm bảo lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp ý thức rằng không thể phát triển mà phớt lờ sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế Các nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế không những biết cách làm tăng tối đa lợi nhuận của công ty, mà còn ý thức rất rõ việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích Và trong chiều hướng ấy, việc thực hiện CSR trở thành một nhân tố chiến lược có tính định hướng trong việc phát triển doanh nghiệp

1.2.4.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý

để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần phải làm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp Có như thế, mới tạo ra được niềm tin cho nhà đầu tư, mà niềm tin chính là cảm xúc - yếu tố quyết định góp phần tạo ra lợi nhuận cổ phiếu Một ví dụ điển hình đã có một công ty chứng khoán đã

Trang 27

16

thổi phồng thông tin về hợp tác chiến lược với đối tác quốc tế uy tín; công ty chứng khoán đó giả đưa ra thông tin là một nhân vật uy tín nhận lời làm Tổng giám đốc nhằm đẩy giá cổ phiếu lên cao, nhưng giá cổ phiếu lại rớt giá mạnh, cổ phiếu công ty đó giảm tới 90% Về phần nhà cung cấp, công việc rút gọn vào điểm mấu chốt là trả tiền đúng thời hạn và truyền thông tốt Một khi đã bắt tay vào kinh doanh, việc giữ được mối quan hệ tốt đối với nhà cung cấp có ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định cho sản xuất với giá cả hợp lý, từ đó, sản phẩm được phân phối tới người tiêu dùng kịp thời và đúng chất lượng cam kết

Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá

cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn cho sử dụng Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng Trong kinh doanh, dùng hiệu ứng Donimo tâm lý

là việc cũng rất quan trọng, “thông tin truyền miệng” cũng có sức lan tỏa rất mạnh

Doanh nghiệp giữ vững khách hàng và mở rộng thị phần là mục tiêu của bất cứ doanh

nghiệp nào, phản ánh tinh thần “khách hàng là thượng đế” Bà Lurita Doan, người phụ

nữ đầu tiên đứng đầu cơ quan Cung cấp dịch vụ và Giám sát kỹ thuật của chính phủ Mỹ

(General Services Administration) cũng đã từng phát biểu “khách hàng là thượng đế, nếu bạn không cung cấp dịch vụ tốt, bạn sẽ không có cơ hội lần thứ hai, và như vậy sẽ không có sự bền vững” Đã xây dựng được thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng,

việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn rất nhiều

Đối với cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường (cũng chính là bảo vệ sức khỏe của công chúng) và sau đó là làm từ thiện Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, khí hậu thay đổi là những vấn đề đang gây sốt sắng toàn thế giới và giải thưởng Nobel Hoà Bình 2007 trao cho Cựu Phó Tổng thống Mỹ Albert Gore đã phản ảnh tâm điểm này Doanh nghiệp bảo vệ môi trường, ngoài việc tuân thủ các quy định của chính phủ còn không bị hao tổn chi phí khắc phục hậu quả hay bồi thường do kiện tụng Các khoản đầu tư xanh là vấn đề nóng ở nhiều quốc gia phát triển

Như đã nêu trên, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế - xã hội cho họ, nhưng không có lợi ích về chính trị Tuy nhiên, cũng không

Trang 28

17

nên đồng nhất việc cứ làm từ thiện giỏi đã là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cho dù làm

từ thiện là một hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Thực tế là đã có doanh nghiệp tích cực làm từ thiện nhưng vẫn vì chạy theo lợi nhuận mà vi phạm pháp

luật, vi phạm sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội “Sự kiện Vedan” cùng một số doanh nghiệp khác ở Đồng Nai đã “đầu độc” sông Thị Vải làm huỷ hoại môi trường mới

đây là một minh chứng điển hình cho trường hợp này

CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn nay là của Pháp chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ

vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội

1.2.4.3 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Theo ông Charles Moore, giám đốc điều hành Uỷ ban khuyến khích doanh

nghiệp hoạt động từ thiện CECP: "Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay hiểu rất

rõ vai trò của các hợp đồng xã hội giúp định vị doanh nghiệp để đạt được những thành công thực tế rõ rệt"

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những vấn đề vừa nêu, nhưng nhìn chung đây là các vấn đề trọng tâm Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản

và mức tăng doanh thu CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức Một mặt, CSR giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm Bởi vậy, những doanh nghiệp thành công nhất chính là các doanh nghiệp nhận thấy được vai trò quan trọng của CSR và áp dụng nó vào thực tiễn sản xuất Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu Đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí.1

1 (Nguồn : https://inlen.vn/vi/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep.html )

Trang 29

18

Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu Hindustan Lever, một chi nhánh của Tập đoàn Unilever tại ấn Độ, vào đầu những năm 1970 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương, và do vậy đã lỗ trầm trọng Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương Nhờ chương trình này, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất Tập đoàn Rất nhiều công ty sau khi có được chứng chỉ về CSR

đã tăng được doanh thu đáng kể Ví dụ, Aserradero San Martin, một công ty sản xuất đồ

gỗ ở Bolivia, sau khi có chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đã tiếp cận được thị trường Bắc Mỹ và bán sản phẩm với giá cao hơn từ 10-15%.2

1.2.4.4 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi

Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có

sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt

Grupo M, một công ty dệt cỡ lớn ở Cộng hoà Dominique, đã tổ chức đưa đón công nhân, có trung tâm y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân và gia đình họ, tổ chức đào tạo công nhân và trả lương gấp đôi mức lương tối thiểu do quốc gia này quy định Tổng Giám đốc, đồng thời là sáng lập viên của công ty, không lo lắng nhiều về những

chi phí này mà cho rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt Ông nói : "Tất cả những gì chúng tôi dành cho người lao động đều đem lại lợi ích cho công ty - đó là hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành và sự sáng tạo"

1.2.4.5 Trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia

Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn với

2 (Nguồn : https://inlen.vn/vi/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep.html )

Trang 30

19

lợi ích kinh tế của doanh nghiệp Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các yêu cầu của Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; quản lý, nâng cao tiêu chuẩn lao động và thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện hoàn thiện và nâng cao tiêu chuẩn lao động theo xu hướng quốc tế Còn vai trò của Thanh tra lao động là giúp doanh nghiệp hiểu đúng pháp luật lao động; thực hiện phương thức thanh tra viên lao động phụ trách vùng và phiếu tự kiểm tra pháp luật lao động; tăng tần suất thanh tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp không chấp hành

tự kiểm tra, báo cáo; tổ chức đào tạo, huấn luyện cho chủ sử dụng lao động về quản lý rủi ro trong sản xuất và tổ chức triển khai công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp Những kết quả này sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đồng thời tăng cường vai trò như liên kết nỗ lực của tất cả các bên liên quan, tạo nền tảng cho việc xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng bền vững trong tương lai Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại càng có ý nghĩa đối với nền kinh tế đang phát triển trong quá trình mở cửa và hội nhập

1.2.5 Công cụ thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bước đầu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Đẩy mạnh sự tuân thủ luật pháp quốc gia; Bảo đảm cho các doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu kinh doanh lâu dài, bền vững và tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập; Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, giảm các rủi ro trong kinh doanh quốc tế như tranh chấp thương mại, bán phá giá,… Do đó, doanh nghiệp thực hiện CSR không đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn có lợi ích xã hội và chính trị Hiện nay, có nhiều bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội đã được xây dựng để hướng dẫn và thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội Có những bộ tiêu chuẩn mang tính ràng buộc pháp lý, được quy định trong các bộ luật và văn bản dưới luật như các bộ luật về môi trường, kinh doanh, lao động và các quy định khác của Nhà nước, được coi là những tiêu chuẩn bắt buộc đối với doanh nghiệp Một số bộ tiêu chuẩn khác lại mang tính chất khuyến khích và không bắt buộc do các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế đưa ra nhằm hướng dẫn thực hiện CSR một cách hiệu quả nhất Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả tập trung giới thiệu một số bộ tiêu chuẩn cơ bản về trách nhiệm xã hội sau đây:

Trang 31

20

1.2.5.1 Bộ quy tắc ứng xử BSCI

Bộ quy tắc ứng xử BSCI hay Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh BSCI (Business Social Compliance Initiative) do Hiệp hội Ngoại thương (FTA) đề xướng từ năm 2003 với mục tiêu thiết lập diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Bộ quy tắc ứng xử BSCI phù hợp với các văn bản luật quốc tế như Công ước ILO, Công ước Quốc tế về Quyền Con người của Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em và về việc loại bỏ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Bản khế ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và Hướng dẫn của OECD dành cho các doanh nghiệp đa Quốc gia và các Hiệp định quốc tế liên quan khác Bộ Quy tắc ứng xử BSCI này hướng đến đảm bảo sự tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể Các doanh nghiệp khi ký kết tuân thủ theo Bộ Quy tắc ứng xử BSCI nghĩa là trong phạm vi ảnh hưởng của mình các doanh nghiệp cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường quy định trong Bộ Quy tắc ứng xử BSCI này và đảm bảo trong chính sách của mình có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện

và tuân thủ quy tắc Ngoài ra, các doanh nghiệp cung ứng phải đảm bảo Bộ Quy tắc ứng xử này sẽ được tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của mình có tham gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành

Bộ Quy tắc ứng xử BSCI có 9 nội dung quan trọng cụ thể được tóm lược như sau:

 Tuân thủ luật liên quan:

Tuân theo toàn bộ pháp luật và các quy định hiện hành, các tiêu chuẩn tối thiểu của ngành, các Công ước của ILO (Tổ chức lao động quốc tế) và của Liên Hiệp Quốc, và các yêu cầu tương tự khác có liên quan, phải áp dụng các tiêu chuẩn có qui định nghiêm ngặt hơn

 Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể:

Mọi cá nhân đều có quyền tự do lựa chọn thành lập, tham gia vào tổ chức công đoàn và người đại diện cho mình để thương lượng tập thể với doanh nghiệp Doanh nghiệp phải tôn trọng quyền này của họ và phải thông báo một cách có hiệu quả đến các cá nhân là họ được tự do tham gia vào tổ chức mà họ chọn và rằng sự tham gia của

họ sẽ không có hậu quả gì xấu, doanh nghiệp sẽ không trả đũa Doanh nghiệp không được can thiệp vào việc thành lập, hoạt động, hay công tác quản lý của các tổ chức đó

Trang 32

21

của người lao động hoặc thương lượng tập thể dưới bất kỳ hình thức nào

 Cấm phân biệt đối xử:

Không được phân biệt đối xử trong các lĩnh vực tuyển dụng, lương bổng, đào tạo - huấn luyện, đề bạt thăng chức, chấm dứt hợp đồng lao động hay nghỉ hưu dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, địa vị xã hội, nguồn gốc (dòng dõi), bối cảnh xã hội, sự tàn tật, nguồn gốc sắc tộc và quốc gia, quốc tịch, hội viên trong tổ chức của người lao động (công đoàn), bao gồm các hiệp hội, sự gia nhập chính trị, định kiến chính trị, định hướng giới tính, trách nhiệm gia đình, tình trạng hôn nhân, hoặc bất kỳ

một điều kiện nào khác có thể làm phát sinh tình trạng phân biệt đối xử

Trang 33

22

 Trả công lao động:

Tiền lương trả cho giờ làm việc thông thường, giờ làm thêm và các khoản chênh lệch của giờ làm thêm phải bằng hoặc cao hơn lương tối thiểu do luật định và/hoặc do các tiêu chuẩn ngành qui định Không được khấu trừ lương trái phép,

không đúng qui định hay kỷ luật bằng cách trừ lương

 Thời giờ làm việc:

Doanh nghiệp cung ứng phải tuân thủ các qui định của pháp luật quốc gia hiện hành và các tiêu chuẩn ngành về thời giờ làm việc và nghỉ lễ Thời giờ làm việc tối đa cho phép trong một tuần theo qui định của pháp luật quốc gia, tuy nhiên thời gian làm việc bình thường không được vượt quá 48 giờ một tuần và số giờ làm thêm cho phép tối

đa trong một tuần không được vượt quá 12 giờ

 An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc:

Doanh nghiệp phải cung cấp một môi trường làm việc an toàn và trong lành, phải có các biện pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa tai nạn lao động và thương tật ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, có liên quan đến hoặc có thể xảy ra trong quá trình làm việc, bằng cách giảm thiểu tối đa các nguyên nhân gây ra rủi ro, nguy hiểm vốn có trong môi trường làm việc và cần có các kiến thức thông thường về ngành

và các mối nguy hiểm đặc thù v.v…

 Cấm sử dụng lao động trẻ em:

Cấm sử dụng lao động trẻ em như đã được qui định trong các Công ước của ILO và Liên Hiệp Quốc và/hoặc pháp luật quốc gia Trong các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp phải tuân thủ theo tiêu chuẩn nào nghiêm ngặt nhất: Cấm mọi hình thức bóc lột

trẻ em; Cấm những điều kiện làm việc như nô lệ hoặc có hại cho sức khỏe trẻ em

 Cấm cưỡng bức lao động và các biện pháp kỷ luật:

Mọi hình thức lao động ép buộc như phải nộp tiền đặt cọc hoặc giữ lại các giấy

tờ tùy thân cá nhân khi tuyển dụng lao động làm việc đều bị cấm, và cấm lao động tù

nhân vì đó là vi phạm quyền lợi cơ bản của con người v.v…

 Các vấn đề an toàn và môi trường:

Các quy trình thủ tục và tiêu chuẩn về quản lý, xử lý và loại bỏ rác thải là hóa chất và các chất thải độc hại khác, công tác xử lý khí thải và nước thải phải phù hợp

hoặc tốt hơn các yêu cầu tối thiểu luật định

Có thể thấy, Bộ Quy tắc ứng xử BSCI đã đề cập đến những nội dung cơ bản của

Trang 34

23

CSR mà một doanh nghiệp phải thực hiện Cho đến nay, hơn 1.500 tổ chức đã tham gia BSCI bao gồm các nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu và công ty có thương hiệu quốc tế hoạt động trong nhiều ngành khác nhau từ dệt may đến thực phẩm, giày dép và thiết bị điện tử Do đó, việc tham gia BSCI không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tần suất, chi phí đánh giá tuân thủ CSR mà thông tin về doanh nghiệp còn được hiện diện trong

cơ sở dữ liệu website của BSCI với hàng trăm công ty bạn hàng tiềm năng trên toàn cầu Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển sản xuất gia công cho các doanh nghiệp ở châu Âu cần chú ý là các doanh nghiệp ở châu Âu chủ yếu áp dụng BSCI và đặt ra yêu cầu thiết yếu trong việc doanh nghiệp cần áp dụng bộ tiêu chuẩn này, vì đây chính là “hộ chiếu” cho việc xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu Hơn nữa, việc áp dụng BSCI cũng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động, quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội của sản phẩm

1.2.5.2 Tiêu chuẩn SA 8000

SA 8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng, do Social Accountability International (SAI - Tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế) phát triển và giám sát SA8000 là tiêu chuẩn đầu tiên được áp dụng để đánh giá các vấn đề trách nhiệm xã hội Tiêu chuẩn này được xây dựng theo cấu trúc tiêu chuẩn ISO 9001/ISO 14001, các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tuyên bố Liên Hiệp Quốc về Quyền Con Người và Công ước Liên Hiệp Quốc vềQuyền trẻ em Chứng nhận theo tiêu chuẩn SA8000 được công nhận trên toàn thế giới gồm quá trình triển khai

và đánh giá hệ thống quản lý nhằm đề cao những mô hình lao động được xã hội chấp nhận và mang lại hiệu quả cho chuỗi nhà cung ứng

Nội dung của SA8000 là cung cấp một tiêu chuẩn dựa trên các chuẩn mực nhân quyền quốc tế và luật lao động quốc gia để bảo vệ và trao quyền cho tất cả các nhân sự trong phạm vi kiểm soát và ảnh hưởng của một doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội trong tiêu chuẩn SA 8000 tập trung đề cập đến điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan như:

- Lao động trẻ em;

- Lao động cưỡng bức và bắt buộc;

Trang 35

24

- Sức khỏe và an toàn;

- Tự do công đoàn và quyền thỏa ước lao động tập thể;

- Phân biệt đối xử;

1.2.5.3 Bộ chỉ số CSI

Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (Corporate Sustainability Index - CSI), viết tắt là Bộ chỉ số CSI do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát hành và đưa vào sử dụng cho Giải thưởng CSR Award từ năm 2016

Bộ chỉ số Bền vững doanh nghiệp (CSI) được xây dựng như là thước đo giá trị của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí về phát triển bền vững trong các lĩnh vực kinh

tế, môi trường và xã hội, như là một công cụ để ghi nhận các mục tiêu, đo lường và quản lý các thay đổi nhằm làm cho hoạt động của doanh nghiệp được bền vững hơn CSI bao gồm các tiêu chí phù hợp với bối cảnh chính trị, xã hội trong nước cũng như các thông lệ quốc tế Những tác động tích cực cho nền kinh tế, cho môi trường và cộng đồng của một chiến lược phát triển bền vững vì doanh nghiệp hiệu quả là điều rất cần được nhân rộng, chung tay vì một Việt Nam tốt đẹp hơn

Bộ chỉ số CSI 2019 có 3 nội dung đánh giá về:

Trang 36

25

(1) Quản trị doanh nghiệp: Quản lý, thực hiện các vấn đề phát triển bền vững;

công bố thông tin; đảm bảo sự hài lòng của khách hàng; thông lệ mua sắm; phòng chống tham nhũng và độc quyền kinh doanh; nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

(2) Môi trường: Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường; truyền thông nâng

cao nhận thức về bảo vệ môi trường; sử dụng tài nguyên, năng lượng; giảm phát thải, chất thải, phòng ngừa ô nhiễm, ứng phó với biến đổi khí hậu

(3) Lao động và Xã hội: Hợp đồng lao động; Nội quy lao động; lương, thưởng,

phụ cấp và trợ cấp cho người lao động; Bảo hiểm cho người lao động; Học nghề, tập nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động; Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; An toàn vệ sinh lao động; Phúc lợi – sức khỏe người lao động; Dân chủ tại nơi làm việc, thỏa ước lao động tập thể; Xử lý khiếu nại, góp ý; Lao động nữ, lao động đặc thù, không phân biệt đối xử; Quan hệ xã hội và phát triển cộng đồng

Bộ chỉ số này dành cho chính các doanh nghiệp tự đánh giá về các hoạt động CSR mà mình đã thực hiện Những doanh nghiệp nào muốn tham gia xét giải thưởng CSR Award thì có thể nộp bản tự đánh giá theo bộ chỉ số này kèm theo minh chứng đến VBCSD để được xem xét

Bộ chỉ số này có ưu điểm là đơn giản hoá một số tiêu chí phức tạp và khó đo lường của CSR và điều chỉnh theo bối cảnh của Việt Nam

1.2.5.4 Tiêu chuẩn ISO 26000

Tiêu chuẩn ISO 26000 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO - International Organization for Standardization) ban hành đưa

ra hướng dẫn về CSR Hệ thống tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mọi loại tổ chức với mọi loại hình, quy mô và lĩnh vực khác nhau Tiêu chuẩn này hỗ trợ họ trong nỗ lực thực hiện CSR theo yêu cầu ngày càng tăng của xã hội

Tiêu chuẩn ISO 26000 không những bổ sung giá trị cho công việc hiện tại về CSR mà còn mở rộng sự hiểu biết và thực thi CSR bằng cách:

 Phát triển sự đồng thuận mang tính quốc tế về Trách nhiệm xã hội là gì và Trách nhiệm xã hội cho biết các tổ chức cần phải làm gì;

 Đưa ra hướng dẫn về việc chuyển tải những nguyên tắc thành hành động có hiệu quả;

 Điều chỉnh những thực hành tốt nhất đã thực hiện và phổ biến thông tin rộng khắp vì lợi ích của cộng đồng quốc tế

Trang 37

26

ISO 26000 bao gồm hướng dẫn tự nguyện, không có các yêu cầu, và do đó nó không được sử dụng như một tiêu chuẩn chứng nhận giống như tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2008 Song, ISO 26000 là một bộ tiêu chuẩn rất quan trọng với các lý do sau:

- Hoạt động kinh doanh bền vững của các tổ chức có nghĩa không chỉ là việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà còn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo không gây nguy hại đến môi trường, mà hoạt động dựa trên CSR

- Áp lực phải thực hiện như vậy xuất phát từ khách hàng, người tiêu dùng, các chính phủ, các hiệp hội và công chúng một cách rộng khắp Đồng thời, những nhà lãnh đạo có tầm nhìn của các tổ chức nhận thấy rằng thành công lâu dài phải được xây dựng dựa trên những hoạt động kinh doanh đáng tin cậy và ngăn ngừa các hành vi như gian lận về kế toán và bóc lột lao động

- Bên cạnh đó những tuyên bố về nguyên tắc ở mức độ cao liên quan đến CSR, cũng như những chương trình và sáng kiến cá nhân về CSR Thách thức đặt ra là làm thế nào để đưa những nguyên tắc đó trở thành hành động và làm cách nào để thực hiện

CSR một cách có hiệu quả khi mà việc hiểu rõ “Trách nhiệm xã hội là gì” vẫn còn có

nhiều khái niệm khác nhau Hơn nữa, những sáng kiến trước đây có xu hướng tập trung vào khái niệm “trách nhiệm xã hội đoàn thể”, trong khi Tiêu chuẩn ISO 26000 sẽ đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội không chỉ cho các tổ chức kinh doanh, mà còn cho cả các tổ chức thuộc lĩnh vực công cộng ở mọi loại hình

ISO 26000 chắt lọc sự hiểu biết có liên quan mang tính toàn cầu về trách nhiệm

xã hội là gì và các tổ chức cần làm gì để thực hiện trách nhiệm xã hội ISO 26000 giúp các loại hình tổ chức - không phân biệt qui mô, hoạt động hay vị trí - thực hiện trách nhiệm xã hội bằng việc đưa ra hướng dẫn về:

 Khái niệm, điều kiện và điều khoản liên quan đến trách nhiệm xã hội;

 Nền tảng, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội;

 Các nguyên tắc và thực hành liên quan đến trách nhiệm xã hội;

 Các đối tượng và vấn đề cốt lõi liên quan đến trách nhiệm xã hội;

 Tích hợp, thực hiện và thúc đẩy cách hành xử trách nhiệm xã hội thông qua tổ chức

và các chính sách cũng như hoạt động của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của nó;

 Xác định và lôi cuốn sự tham gia của các bên liên quan;

Trang 38

mà ISO đã ký một bản ghi nhớ về sự hiểu biết (gọi tắt là MoU) để đảm bảo tính nhất quán với tiêu chuẩn lao động của ILO ISO cũng đã ký Bản ghi nhớ về sự hiểu biết với Văn phòng hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UNGCO) và với Tổ chức Hợp tác

và Phát triển Kinh tế (OECD) nhằm tăng cường sự hợp tác của họ vào việc phát triển Tiêu chuẩn ISO 26000

ISO 26000 sẽ tích hợp vấn đề cốt lõi mang tính quốc tế về trách nhiệm xã hội -

nó có nghĩa là gì, tổ chức cần vạch ra những vấn đề gì nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội, và việc thực hành tốt nhất là gì để thực hiện trách nhiệm xã hội ISO 26000 sẽ là công cụ về trách nhiệm xã hội mạnh nhất hỗ trợ các tổ chức đi từ ý tưởng tốt đến hành động tốt Các chủ đề của ISO 26000 với 39 tiểu vấn đề CSR

Bộ tiêu chuẩn này cũng đã được thông qua để áp dụng tại Việt Nam với phiên bản tiếng Việt do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng của Việt Nam phát hành

là Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 26000:2013

1.2.5.5 Bộ nguyên tắc CERES

Bộ nguyên tắc CERES gồm 10 nguyên tắc ứng xử về môi trường do Liên minh các nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường (Coalition for Environmentally Responsible Economies - CERES) đề xuất CERES là một tập hợp gồm các nhóm hành động vì môi trường, cùng hoạt động vì một tương lai bền vững và cam kết liên tục cải thiện các khía cạnh liên quan đến môi trường CERES khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc đạo đức môi trường do CERES đề xuất gồm các nội dung chính sau:

 Nguyên tắc 1: Bảo vệ sinh quyền

 Nguyên tắc 2: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững

 Nguyên tắc 3: Giảm thiểu và loại bỏ chất thải

 Nguyên tắc 4: Bảo tồn năng lượng và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng

Trang 39

28

 Nguyên tắc 5: Giảm thiểu rủi ro

 Nguyên tắc 6: Sản phẩm và dịch vụ an toàn

 Nguyên tắc 7: Phục hồi và tái tạo môi trường

 Nguyên tắc 8: Công bố thông tin minh bạch

 Nguyên tắc 9: Cam kết của ban quản trị

 Nguyên tắc 10: Đánh giá và báo cáo hoạt động

Có thể thấy, Bộ nguyên tắc này nhấn mạnh vào các hoạt động vì môi trường với mục tiêu liên tục cải thiện các khía cạnh liên quan đến môi trường, nhằm đạt được một tương lai bền vững

1.2.5.6 Tiêu chuẩn ISO 14001

ISO 14001 là một phần của bộ tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quản lý môi trường áp dụng cho tất cả mọi tổ chức doanh nghiệp ở bất cứ nơi đâu ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (EMS) đề xuất các yêu cầu về quản lý môi trường cần có của một doanh nghiệp Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là giúp các doanh nghiệp thiết lập, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình nhằm bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm do các hoạt động của chính doanh nghiệp gây ra

Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2015 Đến nay, bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được biết đến và áp dụng rộng rãi trên thế giới Mục đích của tiêu chuẩn này là cung cấp cho các tổ chức một khuôn khổ để bảo vệ môi trường và ứng phó với các thay đổi của điều kiện môi trường trong việc cân bằng với nhu cầu kinh tế - xã hội Nó chỉ rõ các yêu cầu mà qua đó cho phép một tổ chức đạt được đầu ra dự định đã đặt ra cho hệ thống quản lý môi trường

Áp dụng ISO 14001:2015 là giúp cho doanh nghiệp có được phương pháp tiếp cận hệ thống trong quản lý môi trường, cung cấp cho lãnh đạo cao nhất các thông tin

để xây dựng thành công dài hạn và tạo ra các lựa chọn để đóng góp cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu cụ thể đối với các hệ thống quản lý khác như đối với quản lý chất lượng, quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, quản lý năng lượng, quản lý tài chính Tuy nhiên, tiêu chuẩn này cho phép một tổ chức sử dụng chung cách tiếp cận và tư duy quản lý rủi ro để tích hợp hệ thống quản lý môi trường với các yêu cầu của các hệ thống quản lý khác ISO 14001:2015 quy

Trang 40

29

định cụ thể các yêu cầu quan trọng nhất để nhận dạng, kiểm soát và giám sát các khía cạnh môi trường của tổ chức doanh nghiệp, kể cả phương pháp quản lý và cải tiến toàn

bộ hệ thống

1.3 Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến mọi đối tượng, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Bởi vậy, phạm vi ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp mà nó còn có sức lan tỏa lớn tới nhiều thành phần khác nhau trong xã hội Vì vậy, về cơ bản người ta chia phạm vi ảnh hưởng của CSR với 3 khía cạnh sau:

Phạm vi nội bộ doanh nghiệp: CSR ảnh hưởng đến quan hệ trong và ngoài

hợp đồng lao động và thỏa mãn giữa hai bên; quyền lợi hợp pháp và nghĩa vụ của người lao động như công việc làm, phúc lợi lao động, quy tắc làm việc, an toàn lao động… xây dựng môi trường ứng xử có đạo đức trong doanh nghiệp

Phạm vi hoạt động kinh doanh: CSR giải quyết các vấn đề trong giới hạn các

mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác, đối tượng liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh

Phạm vi xã hội: CSR được đặt ra giải quyết mối quan hệ với tập quán, văn hóa

truyền thống, tôn giáo của từng quốc gia, cộng đồng dân tộc CSR xem xét các vấn đề về quyền bình đẳng, quyền lợi trong đời sống xã hội, vấn đề đảm bảo chữ tín trong kinh doanh

Diễn giải cụ thể tất cả nội dung trên về CSR trong thời bối cảnh hội nhập kinh

tế quốc tế hiện nay, có thể hiểu như sau về nội hàm yêu cầu của nó:

- Trách nhiệm với khách hàng;

- Trách nhiệm với cổ đông;

- Trách nhiệm với người lao động

- Trách nhiệm chung với cộng đồng

1.3.1 Trách nhiệm với khách hàng

Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn và an toàn cho sử dụng Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp sẽ lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng Trong kinh doanh, hiệu ứng donimo

tâm lý là rất cần thiết, “thông tin truyền miệng” cũng có sức lan tỏa rất mạnh Giữ

vững khách hàng và mở rộng thị phần là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào, phản

ánh tinh thần “khách hàng là thượng đế” (khuyết danh) Bà Lurita Doan, người phụ

Ngày đăng: 16/02/2020, 15:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hoàng Ánh, “Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp”, Đại học Ngoại thương Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp”
2. Phạm Văn Đức, 2011. “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Quản lý kinh tế, số 9, trang 18-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”
3. Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam – VNR, 2010, Đề tài:“Trách nhiệm xã hội – con đường nào cho doanh nghiệp Việt.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm xã hội – con đường nào cho doanh nghiệp Việt
4. Lê Thanh Hà, 2006, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong vấn đề tiền lương”, Báo Lao động xã hội, số 290, ngày 15/05/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong vấn đề tiền lương”
5. Nguyễn Thị Phương Hà, 2017. “Trách nhiệm xã hội của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á”. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trường đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm xã hội của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á”
6. Nguyễn Quang Hùng, 2010. “Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển bền vững”. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 4, trang 15-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển bền vững”
7. Vũ Thị Hương, 2009, chuyên đề luận văn Tiến sĩ “Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam”, Viện Nghiên cứu, Đào tạo Kinh tế - Tài chính.8 Hoàng Long, 2007, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Động lực cho sự phát triển”, Báo Thương Mại, số 26/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam”", Viện Nghiên cứu, Đào tạo Kinh tế - Tài chính. 8 Hoàng Long, 2007", “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Động lực cho sự phát triển”
9. Nguyễn Lê Minh, 2006, “Trách nhiệm của doanh nghiệp khi gia nhập WTO”, Báo Lao động xã hội, số 299, ngày 30/10/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm của doanh nghiệp khi gia nhập WTO”
10. Hồng Minh, 2007, “Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp”, Báo Văn hoá và đời sống xã hội, số 2/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp”
11. Nguyễn Mạnh Quân, 2004, Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp”, NXB Lao động Xã hôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp”
Nhà XB: NXB Lao động Xã hôi
12. Adeolu O. Adewuyi Afolabi E. Olowookere, (2010). “CSR and sustainable community development in Nigeria: WAPCO, a case from the cement industry”.Social Responsibility Journal, 6: 522 - 535 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CSR and sustainable community development in Nigeria: WAPCO, a case from the cement industry”
Tác giả: Adeolu O. Adewuyi Afolabi E. Olowookere
Năm: 2010
13. Archie B. Carroll, 1999. “Corporate Social Responsibility: Evolution of a Definitional Construct”. Business & Society, 3: 268-295 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Social Responsibility: Evolution of a Definitional Construct”
14. Bhattacharya, C.B., SenArchie B. Carroll, 1999. “The pyramid of corporate social responsibility: Toward the moral management of organizational stakeholders”. Business Horizons, 4: 39-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The pyramid of corporate social responsibility: Toward the moral management of organizational stakeholders”
15. Bree Barker , Louise Ingersoll & Gregory Teal, 2013. “Employee integration in CSR in the cement industry: inclusivity andits limits”. Labour & Industry, 23:34-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Employee integration in CSR in the cement industry: inclusivity andits limits”
16. John R. Boatright, 2007, “Ethics and the conduct of business”, 5.th.ed, Pearson Prentice Hall, New Jersey, pp.369 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ethics and the conduct of business”
17. Maignan, I., Ferrell, O.C, 2004, “Corporate social responsibility and marketing: an integrative framework, Journal of Academy of Marketing Science”, Vol. 32 No.1, pp.3-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate social responsibility and marketing: "an integrative framework, Journal of Academy of Marketing Science”
18. O.C. Ferrell, John Fraedrich, Linda Ferrell (2005), “Business Ethics- Ethical Decision making & cases”, Boston Houghton, pp.48.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Business Ethics- Ethical Decision making & cases”
Tác giả: O.C. Ferrell, John Fraedrich, Linda Ferrell
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w