TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU Bài viết nghiên cứu tác động của cơ cấu hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị, sự đa dạng giới tính lên hiệu quả hoạt đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
TP H Ồ CHÍ MINH- NĂM 2019
Trang 2NGUY ỄN DUY LÂN
Chuyên Ngành: Tài Chính-Ngân Hàng
Trang 3thực mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rỏ nguồn gốc rỏ ràng và được phép công bố
TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 09 năm 2019
Người cam đoan
Nguyễn Duy Lân
Trang 4TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU
SUMMARY OF THE RESEARCH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 4
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 4
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 4
1.4 Cấu trúc bài nghiên cứu 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 6
2.1 Khung lý thuyết 6
2.1.1 Thuyết đại diện 6
2.1.2 Thuyết quản trị 7
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây 8
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Dữ liệu 15
Trang 53.2.2 Xây dựng giả thuyết 19
3.2.3 Phương pháp hồi quy 21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1 Thống kê mô tả 23
4.2 Kết quả hồi quy 25
4.3 Các kiểm định liên quan 26
4.4 Kết quả nghiên cứu 29
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 32
5.1 Kết luận 32
5.2 Khuyến nghị bài nghiên cứu 33
5.3 Hạn chế của bài nghiên cứu 34
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 34
PHỤ LỤC
Trang 6CEO : Giám đốc điều hành/ Tổng giám đốc
GLS : Phương pháp ước lượng bình phương tổng quát
HSX : Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
OLS : Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
ROA : Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
ROE : Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
VNR500 : Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Trang 7Bảng 3.1: Tóm tắt tên biến, kì vọng dấu và cách tính 22
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến độc lập 23
Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến phụ thuộc 24
Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa ROA và các biến trong mô hình 24
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan giữa ROE và các biến trong mô hình 25
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo 3 phương pháp: OLS; FEM; REM 25
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 26
Bảng 4.7: Kết quả F-test 27
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Hausman 27
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Wald 28
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Wooldridge 28
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS 28
Trang 8TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU
Bài viết nghiên cứu tác động của cơ cấu hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị, sự đa dạng giới tính lên hiệu quả
hoạt động công ty thể hiện qua 2 chỉ số là ROA và ROE Bài nghiên cứu sử dụng mẫu
gồm 220 công ty phi tài chính được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội giai đoạn 2009-2017
Thông qua các phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM, GLS và các kiểm định liên quan đến khuyết tật của mô hình, kết quả bài nghiên cứu cho thấy sự không đồng nhất giữa các thước đo hiệu quả hoạt động công ty Cụ thể, sử dụng ROA làm
hiệu quả hoạt động, kết quả cho thấy thành viên hội đồng quản trị và sự kiêm nhiệm
của giám đốc điều hành có tương quan dương với hiệu quả hoạt động công ty, các yếu
tố còn lại không có ý nghĩa thống kê Bên cạnh đó, khi sử dụng ROE làm thước đo
hiệu quả hoạt động, kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng thành viên hội đồng quản trị, tỷ
lệ thành viên không điều hành và sự kiêm nhiệm và số năm tại chức của giám đốc điều hành có tương quan dương với hiệu quả hoạt động công ty Sự xuất hiện của phụ
nữ trong hội đồng mang lại tương quan âm cho hiệu quả công ty Điều đó cũng phản ánh rằng, trong bài nghiên cứu này thước đo ROE thích hợp hơn so với ROA
Từ khóa: hiệu quả hoạt động; hội đồng quản trị; đa dạng giới; sự kiêm nhiệm CEO; giám đốc điều hành (CEO)
Trang 9SUMMARY OF THE RESEARCH
The paper examines the impact of the board structure, the concurrent CEO and chairman of the board, the gender diversity on the performance of the company expressed through 2 indicators: ROA and ROE The study uses a sample of 220 non-financial companies listed on the Ho Chi Minh City and Hanoi Stock Exchange in 2009-2017
Through the methods of estimating OLS, FEM, REM, GLS and tests related to the model's defects, the results of the research show the heterogeneity between company performance measures Specifically, using ROA as a performance, the results show that the members of the board of directors and the CEO's duality are positively correlated with the performance of the company, the remaining factors are not available statistical significance In addition, when using ROE as a measure of performance, the empirical results show that board members, the percentage of non-executive members and the part-time and number of years in office of a director The firm's performance is positively correlated with company performance The presence
of women on the council brings a negative correlation to firm efficiency It also reflects that, in this paper, ROE is more appropriate than ROA
Keywords: Operational efficiency; Administrative Council; Gender diversity; CEO duality; CEO
Trang 10CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính c ấp thiết của đề tài
TTCK đã cho thấy vai trò ngày càng quan trọng trong việc thu hút dòng vốn Cùng với dòng vốn ngân hàng, TTCK đã tạo ra kênh dẫn vốn ngắn hạn và dài hạn cho sự tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực như đã nêu trên, TTCK Việt Nam vẫn còn những hạn chế, cần phải nhìn nhận để tiếp tục khắc
phục, từ đó phát triển TTCK theo hướng bền vững Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, việc cấp thiết hiện nay cải thiện môi trường kinh doanh, các giải pháp hỗ trợ tích cực cho thị trường
chứng khoán, minh bạch thông tin, phát triển doanh nghiệp bền vững, nâng cao hiệu
quả quản trị công ty nhằm bảo vệ nhà đầu tư và nhằm thu hút vốn tối đa từ các nhà đầu tư trên thị trường vốn Tuy vậy thực tế cho thấy dù đã có những bước tiến dài, song quản trị công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam vẫn còn
có những hạn chế so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới Thực tế này đòi hỏi, cần tiếp tục cải thiện chất lượng quản trị công ty nhằm mang lại giá trị bền
vững cho doanh nghiệp
Quản trị công ty được xem là khuôn khổ của luật chơi thị trường dành cho công ty đại chúng niêm yết Quản trị công ty đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan tham gia vào doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững Để
thị trường có thể phát huy cơ chế tự điều tiết giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện và phát triển bền vững, chính doanh nghiệp phải thừa nhận những nguyên tắc và giá trị
của thị trường Hiệu quả hoạt động của công ty không những phụ thuộc vào tác động vĩ mô của nền kinh tế mà còn phụ thuộc vào sự kiểm soát, sự điều hành của ban hội đồng quản trị Có thể nói, đây là một bộ phận có quyền lực cao nhất và không thể thiếu trong bất kỳ một công ty cổ phần nào Chính vì vậy, hội đồng quản
trị đã phát triển thành một trong những chủ đề “nóng” của giới học thuật trong
những năm vừa qua Trong đó, không thể không nói đến sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành, sự hiện diện của thành viên hội đồng quản trị không điều hành, sự đa
Trang 11dạng giới tính trong hội đồng quản trị cũng góp phần cấu thành nên một hội đồng
quản trị Kể từ khi bình đẳng giới trở thành vấn đề được quan tâm nhiều trong xã
hội thì giới học thuật cũng càng quan tâm đến vấn đề này hơn Đây cũng chính là động lực khiến họ thực hiện những bài nghiên cứu để phân tích sự tác động của yếu
tố này Campbell & Minguez Vera (2010) cho rằng đa dạng giới góp phần hoàn thiện hơn về khía cạnh ra quyết định của hội đồng quản trị Mặt khác, sự hiện diện
của phụ nữ có tác động tiêu cực nếu họ được bổ nhiệm vào hội đồng dưới những áp
lực của xã hội đối với sự bình đẳng giữa hai giới Shehata (2013) đã tìm ra bằng
chứng cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty được cải thiện theo hướng tích cực khi có sự tham gia của người phụ nữ trong hội đồng quản trị Đồng thời, tác giả cho
rằng phụ nữ sẽ cung cấp thông tin một cách chi tiết về các cơ hội đầu tư phát triển
của công ty và hiểu rõ mong muốn của khách hàng Vì vậy mà họ nắm bắt được tâm
lý và hành vi của khách hàng
Nielsen & Huse (2010) đã tìm ra được một khía cạnh khác, tác giả lập luận
rằng sự hiện diện của người phụ nữ góp phần làm giảm xung đột lợi ích giữa các thành viên và đảm bảo hội đồng quản trị hoạt động một cách tốt nhất Adams & Ferreira (2009) cũng ủng hộ quan điểm cho rằng việc tăng tỷ lệ phụ nữ trong hội đồng quản trị sẽ giúp cải thiện đáng kể vào thành công của công ty vì họ sẽ đưa ra
những chiến lược, những ý tưởng hay, mới lạ mà trong các cuộc họp thông thường không có Dựa trên lý thuyết người đại diện, Francoeur & cộng sự (2008) đã tìm
thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ phụ nữ là quản lý cấp cao và lợi nhuận công ty nhưng không tìm thấy mối quan hệ đáng kể nào liên quan đến phụ nữ trong ban hội đồng Đồng thời, khi xem xét tác động tổng thể của đa dạng giới đối với các vai trò khác nhau mà hội đồng quản trị đảm nhận, tác giả cho rằng việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ sẽ không làm tăng cường hay yếu đi khả năng quản trị doanh nghiệp
và hiệu quả tài chính của công ty
Trong các bài nghiên cứu về tác động của sự kiêm nhiệm giám đốc điều hành
và chủ tịch hội đồng quản trị lên hiệu quả hoạt động công ty đã cho thấy những kết
Trang 12quả gây tranh cãi từ hai trường phái trái ngược đại diện cho hai quan điểm khác nhau Trường phái ủng hộ lý thuyết đại diện (Agency Theory) nhấn mạnh rằng khi
một CEO kiêm nhiệm cả hai vị trí sẽ cho phép CEO hành động không vì lợi ích của
tập thể mà chỉ vì lợi ích của cá nhân, Jensen & Meckling (1976) Ngược lại, trường
phải ủng hộ lý thuyết quản trị ( Stewardship Theory ) lại cho rằng sự kiêm nhiệm này giúp cho CEO nắm giữ quyền lực cao nhất và đưa ra quyết định một cách dễ dàng mà không cần thông qua bất cứ một cá nhân nào vì họ là người hiểu rõ nhất về công ty, từ đó tối đa hóa lợi ích cổ đông và giá trị công ty, Stoeberl & Sherony (1985)
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, đây là giai đoạn tốt nhất để các công ty thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường làm việc, từng bước đưa
Việt Nam đến gần hơn với thế giới Để làm được điều đó, sự cố gắng phải được thể
hiện trong nội bộ công ty Chính vì vậy, việc nghiên cứu về tác động của thành phần
hội đồng quản trị, đa dạng giới và sự kiêm nhiệm của CEO lên hiệu quả hoạt động công ty là rất cần thiết Mặc dù ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về chủ đề này nhưng kết quả lại chưa đồng nhất Đây chính là động lực để tác giả thực hiện bài nghiên cứu, với mong muốn góp một phần nhỏ vào tiến trình nghiên cứu của giới
học thuật Việt Nam
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Kiểm tra tác động của cơ cấu hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm của CEO và
sự đa dạng giới tính lên hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX giai đoạn 2009 đến 2017 Để giải quyết được những vấn đề trên, bài nghiên cứu đưa ra một số câu hỏi như sau:
(1) Số lượng thành viên hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động công ty có mối tương quan như thế nào?
(2) Sự kiêm nhiệm cả hai vị trí tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị có mối quan hệ như thế nào với hiệu quả hoạt động của công ty?
Trang 13(3) Thành viên nữ tham gia vào hội đồng quản trị có góp phần làm tăng hiệu suất
hoạt động công ty hay không?
(4) Số năm tại chức của CEO có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động công ty?
(5) Thành viên không điều hành có góp phần làm tăng lên hay giảm đi hiệu quả hoạt động của công ty hay không?
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu tiến hành thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến thị trường chứng khoán, thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp, lý thuyết về sở hữu quản trị doanh nghiệp Tổng hợp các công trình nghiên cứu thực nghiệm có liên quan trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín nhằm xây dựng mô hình ứng dụng đánh giá tác động
của giá trị cổ đông kiểm soát đến giá trị dài hạn và hiệu quả ngắn hạn của các doanh nghiệp niêm yết Dữ liệu của các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính được trích
xuất từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị đã được kiểm toán, công bố trên sở giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp giai đoạn 2009-2017, các chỉ tiêu tài chính cũng được trích xuất từ cổng thông tin điện tử tài chính Vietstock.vn
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu và xử lý làm sạch số liệu bằng phần
mềm Excel Sau đó nhập liệu vào phần mềm STATA để thực hiện các kiểm định
mô hình hồi quy dữ liệu bảng Panels Data với các hiệu ứng ngẫu nhiên (RE), hiệu ứng cố định (FE) nhằm đánh giá tác động của cơ cấu hội đồng quản trị, thành viên
hội đồng quản trị là nữ, sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và CEO, thành viên độc lập trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động (ROA và ROE)
của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Trang 14Cụ thể, sử dụng mẫu là 220 công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội giai đoạn 2009-2017 Tác giả sử
dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình biến động
ngẫu nhiên (REM), mô hình biến động cố định (FEM) Sau đó, dùng kiểm định test và Hausman test để lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất Cuối cùng, sử dụng phương pháp GLS để khắc phục những vi phạm của mô hình như phương sai thay đổi và tự tương quan nhằm đưa ra kết quả tốt nhất cho bài nghiên cứu
F-1.4 C ấu trúc bài nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu: Ở chương này, tác giả trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu
và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây về tác động của cơ cấu hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm CEO, đa dạng giới tính lên hiệu quả hoạt động công ty
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu: Trong chương này, tác giả xây
dựng mô hình và các giả thuyết, đồng thời trình bày các bước thực hiện mô hình Chương 4: Nội dung và Kết quả nghiên cứu: Chương này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu và phân tích số liệu có được từ mô hình
Chương 5: Kết luận: Ở chương này, tác giả tóm gọn kết quả chính của bài nghiên
cứu đồng thời đưa ra những khuyến nghị cho các công ty Việt Nam
Trang 15CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN
2.1 Khung lý thuy ết
Một công ty hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự nỗ lực của từng
cá nhân trong công ty Trong đó, giám đốc điều hành công ty chính là mấu chốt giúp cho công ty phát triển thịnh vượng, nhưng cũng có thể làm nó trở nên kiệt quệ
và phá sản Tuy nhiên, nếu tổng giám đốc có những quyết định sai lầm gây tổn hại
và thất thoát cho công ty vì họ đang đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích tập thể thì công ty có phát triển bền vững được hay không? Để kiểm soát được hành vi của giám đốc điều hành, hội đồng quản trị phải tốn rất nhiều công sức và tiền bạc
Những chi phí này được gọi là chi phí đại diện Nhưng nếu tổng giám đốc cũng đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị thì ai sẽ là người kiểm soát, và ai sẽ đảm bảo
cá nhân này có đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu? Sự kiêm nhiệm này đã gây ra
một số tranh cãi của các nhà nghiên cứu trên thế giới Vì thế, tồn tại những quan điểm khác nhau về vai trò của hội đồng quản trị và sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành thông qua hai lý thuyết: Thuyết đại diện (Agency Theory) và Thuyết
quản trị (Stewardship Theory)
2.1.1 Thuy ết đại diện
Thuyết đại diện ra đời vào những năm 1970, trong bối cảnh nền kinh tế thế
giới đang từng bước phát triển mạnh mẽ, sự ra đời của nhiều loại hình công ty đòi
hỏi phải có những lý thuyết nền tảng để nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa người chủ - là cổ đông, và người đại diện – giám đốc điều hành Jensen & Meckling (1976) cho rằng, mối quan hệ giữa người chủ và người đại diện thực chất được xem như một bản hợp đồng Tại đó người chủ cho phép người đại diện thay mặt mình để
thực hiện những nghĩa vụ quản lý, điều hành, cũng như ra quyết định cho công ty
Nếu cả hai cùng muốn tối đa hóa lợi ích thì không có lý do gì đảm bảo người đại
diện sẽ luôn luôn hành động vì lợi ích của người chủ Để phòng ngừa trước những
Trang 16tình huống xấu, cổ đông phải bỏ ra nhiều chi phí giám sát để hạn chế những hành động gây tổn hại của giám đốc điều hành Vấn đề đại diện phát sinh khi (1) mục tiêu
của cổ đông và giám đốc không giống nhau, (2) bất cân xứng thông tin khiến cổ đông gặp khó khăn trong việc điều tra, xác minh những hành động của giám đốc điều hành có vì mục tiêu chung hay không, Eisenhardt (1989) Fama & Jensen (1983) cho rằng nên tách biệt quyền kiểm soát và quyền quản lý công ty Điều này
sẽ làm hạn chế quyền lực của người ra quyết định, khiến họ không thể làm tổn hại đến lợi ích của các cổ đông khác Jensen & Meckling (1976) đưa ra giải pháp để
hạn chế vấn đề đại diện, đó là cổ đông phải thiết lập một điều khoản để đảm bảo giám đốc điều hành sẽ bồi thường nếu có những hành động gây bất lợi cho lợi ích chung của các cổ đông Đồng thời hợp đồng còn có những điều khoản khen thưởng, đãi ngộ lương bổng khi giám đốc điều hành làm tốt công việc của mình Để hạn chế được vấn đề đại diện, hội đồng quản trị phải thể hiện rõ vai trò của mình trong công
ty
Fama & Jensen (1983) nói rằng hội đồng quản trị là một hệ thống thông tin
mà các cổ đông sử dụng như một công cụ để theo dõi các hành vi trục lợi của giám đốc điều hành Johnson (1996) nêu lên 3 vai trò của hội đồng quản trị: (1) kiểm soát
hoạt động của ban điều hành, (2) Tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng chiến lược kinh doanh với giám đốc điều hành, (3) Lựa chọn một nguồn nhân lực tốt để nâng cao giá trị công ty Johnny Jermias (2008) cho rằng, mục đích lập ra hội đồng quản
trị là để kiểm tra, giám sát và quản lý những quyết định của giám đốc điều hành
nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông Do đó, việc giám sát quản lý chặt chẽ sẽ giúp
hội đồng giảm được chi phí đại diện, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động
của công ty
2.1.2 Thuy ết quản trị
Được ra đời vào cuối thế kỷ 20 bởi Lex Donaldson & James H Davis, thuyết
quản trị là nền tảng vững chắc cho những nhà nghiên cứu ủng hộ sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị Khác với thuyết đại diện, thuyết
Trang 17quản trị cho rằng nhà quản lý – giám đốc điều hành được thúc đẩy để hành động vì
lợi ích chung của các cổ đông Thuyết quản trị đề cập rằng quyết định của người
quản lý không những phụ thuộc vào các yếu tố tài chính mà còn bị ảnh hưởng bởi các động cơ phi tài chính Chẳng hạn như một số nhà quản lý thích đạt được những thành tích vẻ vang, sự công nhận của đồng nghiệp và sự hài lòng của bản thân trên đỉnh vinh quang Bên cạnh đó, thuyết quản trị còn đưa ra quan điểm cho rằng hiệu
suất làm việc của nhà quản lý bị ảnh hưởng bởi việc hội đồng quản trị có ủng hộ và
tạo điều kiện cho họ làm việc hiệu quả hay không Donaldson & Davis (1991) lập
luận rằng, quyết định của CEO được tạo điều kiện một cách tốt nhất nếu quyền lực
của CEO là cao nhất Tình huống này sẽ dễ dàng hơn nếu CEO cũng đồng thời là
chủ tịch hội đồng quản trị Đồng thời, tác giả cho rằng CEO sẽ dễ dàng tối đa hóa
lợi ích của mình khi CEO tối đa hóa lợi ích của các cổ đông trước Bên cạnh đó,
một CEO đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm về số phận
của công ty, có quyền xây dựng chiến lược kinh doanh và ra quyết định mà không
sợ phản đối bởi bất kỳ thành viên nào của hội đồng quản trị Do đó, các nhà nghiên
cứu lấy thuyết quản trị làm nền tảng tập trung vào các khả năng tạo điều kiện và trao quyền hơn là khả năng theo dõi và kiểm soát của hội đồng quản trị Đồng quan điểm, Argyris (1964) cho rằng sự kiểm soát sẽ có khả năng phản tác dụng, bởi vì nó làm suy yếu hành vi ủng hộ cổ đông của CEO, không tạo động lực tốt nhất để CEO làm tròn bổn phận của mình Vì thế, thuyết quản trị đề xuất người quản lý nên được trao quyền lực cao nhất để đưa ra quyết định tốt nhất dựa trên sự tin tưởng và ủng
hộ của các cổ đông Từ đó, góp phần làm giảm chi phí giám sát và nâng cao hiệu
quả hoạt động của công ty
2.2 T ổng quan các nghiên cứu trước đây
Mối quan hệ giữa thành viên hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động công ty
có liên quan chặt chẽ đến việc ra quyết định nhóm trong lĩnh vực kinh tế và tâm lý –
xã hội, Cheng (2008) Về khía cạnh kinh tế, Sah & Stiglitz (1991) cho rằng quyết định nhóm tạo ra nhiều ý kiến đa dạng, vì ý kiến chủ quan cá nhân có thể dẫn đến sai sót Chính vì vậy, quyết định cuối cùng của nhóm chính là một sự thỏa hiệp
Trang 18phản ánh các ý kiến khác nhau Do đó, các nhóm lớn hơn có khả năng từ chối các
dự án rủi ro cao hơn vì một dự án phải được coi là tốt nếu đa số thành viên trong nhóm chấp nhận dự án đó Sử dụng mẫu là 71 công ty niêm yết ở New Zealand, thông qua phương pháp hồi quy 2 giai đoạn, Reddy & cộng sự (2008) tìm ra bằng
chứng cho thấy quy mô hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động công ty Quy mô hội đồng trung bình của các công ty niêm yết New Zealand
là 6 thành viên Ít hơn so với số lượng mà Jensen & Meckling (1976) khuyến nghị cho các công ty niêm yết ở Mỹ Theo nghiên cứu thực nghiệm của Coles & cộng sự (2008), với mẫu gồm 8165 quan sát của các công ty Execucomp giai đoạn 1992 đến
2001, nhóm tác giả lập luận rằng công ty nào có xu hướng hội đồng quản trị càng
lớn thì càng có khả năng cải thiện mức độ hiệu quả tài chính Tác giả cho rằng việc tăng số lượng thành viên tạo thành một nhóm chuyên môn đa dạng và do đó một hội đồng lớn tập hợp nhiều kiến thức và kỹ năng hơn một hội đồng nhỏ Hơn thế nữa,
hội đồng lớn hơn có thể làm giảm sự thống trị của CEO, Forbes & Milliken (1999) Trong một nghiên cứu gần đây, Ahmadi & cộng sự (2018) đã đưa ra bằng chứng cho thấy tương quan tích cực giữa hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động công ty
với mẫu là các công ty Pháp được niêm yết trên CAC40 từ năm 2011 đến 2013 Bên cạnh đó, Goshi & cộng sự (2002) cho rằng một hội đồng quản trị tốt nên bao gồm cả thành viên điều hành và thành viên không điều hành Ertimura & cộng
sự (2010) cũng đồng ý quan điểm trên, các công ty có thành viên không điều hành
sẽ hoạt động hiệu quả hơn là các công ty không có thành viên không điều hành
Bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất trong phân tích hồi quy, với
mẫu là 273 công ty được niêm yết sàn chứng khoán Hong Kong năm 2002 Khi nghiên cứu về hiệu quả hoạt động và sự độc lập của hội đồng quản trị, Chau & Gray (2010) đã kết luận rằng hiệu quả hoạt động công ty niêm yết Hong Kong có thành viên không điều hành tốt hơn so với các công ty không có thành viên không điều hành Đồng quan điểm, Ahmadi & cộng sự (2018) khi nghiên cứu về các công ty niêm yết của Pháp trên CAC40 giai đoạn 2011-2013, nhóm tác giả tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa 2 yếu tố này, dựa trên lập luận thành viên không điều hành là
Trang 19một cá nhân độc lập, kiểm soát tốt hơn và không cho phép bất kỳ một lợi ích cá nhân nào được thực hiện Sử dụng mẫu gồm 6931 quan sát từ năm 1990 đến 2004
của các công ty niêm yết ở Mỹ, Linck & cộng sự (2006) đưa ra một quan điểm trái ngược Nhóm tác giả tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả hoạt động và sự
hiện diện của các thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị Tác giả lập
luận rằng thành viên không điều hành không đủ năng lực để kiểm soát hiệu quả các nhà quản lý
Cơ cấu hội đồng quản trị đa dạng không chỉ nhờ thành viên không điều hành
mà còn có thêm sự hiện diện của phụ nữ trong hội đồng Các nghiên cứu về sự đa
dạng giới tính đã gây nhiều sự chú ý trong giới học thuật những năm vừa qua Hầu
hết, các nghiên cứu này bắt đầu từ một thực tế rằng số lượng phụ nữ xuất hiện trong ban quản lý, ban giám đốc ngày càng nhiều Farell Hersch (2005) thậm chí cho rằng
sự gia tăng số lượng phụ nữ trong ban quản trị là một động thái đặc biệt quan trọng
để cải thiện hình ảnh của công ty đồng thời thu hút các nhà đầu tư mới Tuy nhiên, cho đến nay, không có sự đồng thuận từ bất kỳ tài liệu nào về sự hiện diện của người phụ nữ và hiệu quả hoạt động công ty Một số nghiên cứu cho rằng sự đa
dạng giới dẫn đến hiệu quả hoạt động tăng trong khi những nghiên cứu khác lại không cho rằng có tồn tại mối quan hệ này Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của
phụ nữ trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động và hiệu quả tài chính vững
chắc của công ty, Erhardt & cộng sự (2003) chọn mẫu gồm 127 công ty lớn của Mỹ
từ 1993 đến 1998 Kết quả thực nghiệm cho thấy thành viên nữ tham gia tích cực hơn trong các cuộc họp hội đồng, điều này thúc đẩy sự kiểm soát, quản lý của hội đồng quản trị Do đó, sự đa dạng giới chính là sợi dây liên kết lợi ích của nhà quản
lý với cổ đông, góp phần làm chi phí đại diện giảm Cùng quan điểm, Julizaerma & Sori (2012) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa sự hiện diện của phụ nữ trong hội đồng quản trị và hiệu suất của mẫu dữ liệu gồm 280 công ty niêm yết Malaysia năm 2008-2009 Hơn thế nữa, Ahmadi & cộng sự (2018) cũng tìm thấy tương quan tích
cực giữa tỷ lệ phụ nữ trong hội đồng với hiệu quả hoạt động công ty được đo lường
bằng cả ROA và ROE với mẫu là 108 quan sát của các công ty niêm yết Pháp trên
Trang 20CAC40 từ năm 2011 đến 2013 Bất chấp các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động tích cực của phụ nữ trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty,
một số nhà nghiên cứu đã phủ định mối quan hệ giữa 2 yếu tố này Wang & Clift (2009) sử dụng mẫu là 500 công ty hàng đầu trên thị trường chứng khoán Úc (AUX) đại diện cho 95% vốn hóa thị trường năm 2003, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng
sự đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị không cải thiện đáng kể khi hiệu quả
hoạt động tài chính được đo bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản (ROA) Cùng quan điểm, Adams & Ferreira (2009) tiến hành thu thập mẫu dữ liệu bảng bất cân xứng của của 1939 công ty từ năm 1996 đến 2003, mẫu được lấy từ Dữ liệu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trách nhiệm của Nhà đầu tư (IRRC) và ExecuComp Kết quả thực nghiệm cho thấy
mối quan hệ tiêu cực giữa đa dạng giới và hiệu quả hoạt động của công ty, nhóm tác
giả cho rằng ban quản trị có sự hiện diện của phụ nữ dễ dẫn đến tình trạng kiểm soát quá mức đối với các công ty đã có sự quản trị chặt chẽ Vì thế, sự cân bằng giữa khả năng giám sát của hội đồng và khả năng quản lý của giám đốc điều hành rất cần thiết
Sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị luôn gây
ra những tranh cãi gay gắt của các nhà nghiên cứu Fama và Jensen (1983) lập luận
rằng sự kiêm nhiệm này chính là thất bại của một hội đồng quản trị, vì hội đồng không thể thực hiện đúng chức năng của mình bao gồm cả việc đánh giá và sa thải CEO Đồng thời tác giả lập luận rằng sự tập trung quyền lực ở một cá nhân làm
giảm hiệu quả của hội đồng quản trị trong việc giám sát các nhà quản lý cấp cao Khi nghiên cứu về cơ cấu lãnh đạo công ty, Brickley & cộng sự (1997) cho rằng sự tách bạch hai vị trí này có thể tạo ra nhiều chi phí giám sát không đáng có cho các
cổ đông Sử dụng mẫu gồm 2021 quan sát của các công ty niêm yết Mỹ giai đoạn 1995-2002, Faleye (2007) phát hiện ra rằng sự kiêm nhiệm của CEO tương quan tích cực với cấu trúc tổ chức công ty, danh tiếng của CEO và mức độ sở hữu của người quản lý Ủng hộ quan điểm trên, Kaymak & Bektas (2008) tiến hành thu thập
mẫu dữ liệu của 27 công ty niêm yết Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2001-2004, kết quả thực
Trang 21nghiệm chứng minh rằng sự kiêm nhiệm có tương quan tích cực với hiệu suất các công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả cho rằng sự kết hợp của hai chức vụ này cho phép
một nhà lãnh đạo giỏi sẽ làm hiệu quả hoạt động công ty tăng vượt trội Ahmadi &
cộng sự (2018) đã tìm ra bằng chứng cho thấy sự kiêm nhiệm của CEO khuếch đại
hiệu quả hoạt động của 40 công ty niêm yết Pháp trên CAC40 Tuy nhiên, Rego & Wilson (2012) đã đưa ra một quan điểm trái ngược về mối quan hệ này, sử dụng
mẫu là 18240 quan sát thu thập từ các công ty có chỉ số S&P500 cao nhất từ
1992-2009, kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ tiêu cực khi một giám đốc kiêm nhiêm
chủ tịch hội đồng quản trị, tác giả lập luận rằng sự kiêm nhiệm nhiều chức vụ là tín
hiệu của một hệ thống quản trị yếu kém vì nó tạo ra sự trì trệ của các nhà lãnh đạo
Việc ra quyết định của CEO có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty Nếu một CEO ra quyết định quá non nớt và khờ dại thì sẽ gây ra
những hậu quả nghiêm trọng Vì thế mà CEO phải là người có nhiều kinh nghiệm
và kiến thức chuyên môn để củng cố vị thế của mình Câu hỏi đặt ra là, số năm tại
chức có giúp các CEO ra quyết định một cách đúng đắn nhất không? Trả lời cho câu hỏi này, Katz (1982) cho rằng thâm niên CEO càng cao càng cứng nhắc hơn trong cách tiếp cận các chính sách kinh doanh mới Đồng thời, họ còn có thể hạn
chế việc thu thập và xử lý thông tin bằng cách thiết lập các cấu trúc tổ chức không linh hoạt, Miller & Friensen (1984) Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của hội đồng
quản trị lên việc ra quyết định mang tính chiến lược của công ty, Golden & Zajac (2001) cho rằng nhiệm kỳ kéo dài của các thành viên hội đồng quản trị có liên quan đến những quyết định bảo thủ và có thể dẫn đến tình trạng phớt lờ những ý tưởng kinh doanh mới của công ty Ủng hộ quan điểm trên với mẫu là 40 công ty Pháp niêm yết trên CAC40, Ahmadi & cộng sự (2018) đưa ra bằng chứng cho thấy một CEO tại chức càng lâu, càng làm cho hiệu quả hoạt động công ty giảm
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Hoàng Cẩm Trang & Võ Văn Nhị (2014) đã xem xét ảnh hưởng của thành viên nữ trong hội đồng quản trị đến hiệu suất công ty như thế nào Sử dụng mẫu là 100 công ty niêm yết trên sàn HOSE đại diện cho
Trang 2289.74% tổng giá trị vốn hóa thị trường Việt Nam tại cuối năm 2013 Kết quả bài nghiên cứu cho thấy thành viên nữ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động công ty khi đo lường bằng giá trị thị trường (Tobin’s Q) Tuy nhiên, khi dùng chỉ số ROA, ROE, ROCE làm đại diện cho hiệu quả hoạt động công ty, nhóm tác giả lại không tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến thành viên nữ này Trong một nghiên cứu tương tự của Hoàng Thị Phương Thảo & cộng sự về sự đa dạng giới tính, cơ cấu sở
hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động công ty (2015) Tác giả không tìm thấy sự tác động của sự đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị lên hiệu quả hoạt động công
ty có sở hữu nhà nước Lý giải cho điều này, tác giả cho rằng phụ nữ thường xuất
hiện trong các công ty gia đình, chính vì vậy mà sự hiện diện của họ chỉ mang tính
chất sở hữu hình thức và không có ảnh hưởng đến thành quả công ty
Bên cạnh đó, Phạm Hữu Hồng Thái & Phan Thị Mỹ Kiều (2018) đã đưa ra 2
lý do khuyến khích sự kiêm nhiệm của CEO Thứ nhất, sự kiêm nhiệm sẽ tập trung quyền lực giúp CEO thích ứng nhanh với các biến động của thị trường Thứ hai, CEO đảm nhận hai vị trí khiến họ toàn tâm toàn ý bảo vệ lợi ích của các cổ đông,
thực hiện tốt công tác quản trị và nâng cao hiệu quả công ty Củng cố cho lập luận
của mình, nhóm tác giả tiến hành thu thập mẫu của 214 công ty niêm yết trên HNX giai đoạn 2010-2016 và sắp xếp thành một dữ liệu bảng cân đối gồm 1498 quan sát Nhóm tác giả đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho quan điểm của mình,
sự kiêm nhiệm của CEO có tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp
Tuy nhiên, kết quả bài nghiên cứu còn cho thấy quy mô hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng Tobin’s Q Khi nghiên cứu về tác động của quản trị doanh nghiệp đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam, Lê Quang Cảnh & cộng sự (2014) đã sử
dụng 5 yếu tố thể hiện cho khả năng quản trị doanh nghiệp của công ty: sự kiêm nhiệm CEO; quy mô hội đồng quản trị; thành viên độc lập; quy mô ban giám đốc;
giới tính của CEO Sau đó, tác giả tiến hành phân tích hồi quy mẫu gồm 254 doanh nghiệp lớn theo xếp hạng của VNR500 năm 2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự
Trang 23kiêm nhiệm CEO có tác động tích cực đến kết quả hoạt động công ty trong khi thành viên độc lập không có ý nghĩa thống kê Mặt khác, tác giả tìm thấy quy mô
hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động công ty Giải thích cho
kết quả nghiên cứu, tác giả cho rằng một công ty có hội đồng càng lớn sẽ tốn nhiều
thời gian để có sự đồng thuận vì sự phân tán ý tưởng sẽ đem đến tác động tiêu cực đến quá trình ra quyết định của hội đồng Trong một nghiên cứu tương tự, Đoàn
Ngọc Phúc & Lê Văn Thông (2014) đã xem xét tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa
Việt Nam Với mẫu gồm 217 doanh nghiệp được niêm yết trên HOSE và HNX, tác
giả đã đưa ra kết quả thực nghiệm cho thấy quy mô hội đồng và sự kiêm nhiệm của CEO không tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh được đo lường bằng cả ROA và ROE Bên cạnh đó, tác giả còn tìm thấy tác động tích cực của thành viên độc lập đến hiệu quả hoạt động công ty, tác giả lập luận rằng hội đồng quản trị với các thành viên độc lập từ bên ngoài góp phần tăng khả năng giám sát và có thể giảm thiểu các vấn đề đại diện
Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công ty nhưng chủ yếu vẫn là: hội đồng quản trị, giám đốc điều hành, sự hiện diện của thành viên không điều hành và thành viên nữ Ở chương này, tác giả đã trình bày
ngắn gọn kết quả của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về tác động của các yếu tố trên đến hiệu quả hoạt động công ty Từ đó có cái nhìn bao quát về tổng
thể về nội bộ công ty nói riêng và toàn thể nền kinh tế nói chung Hơn thế nữa, từ
những tác động này, các công ty có thể lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp, xem xét lại các vấn đề còn tồn đọng trong công ty, xây dựng một cơ
cấu hợp lý nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và lợi ích cổ đông
Trang 24CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 D ữ liệu
Dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập trên báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 220 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2017 Để tìm được một mẫu thích hợp, tác giả đã lần lượt thực hiện hai bước:
Bước một, khi thu thập dữ liệu, những quan sát thuộc công ty trong lĩnh vực: Tài chính, Ngân hàng, Bất động sản sẽ bị loại khỏi mẫu vì những ngành này có các
yếu tố đặc trưng, không phù hợp với mục tiêu bài nghiên cứu Việc loại bỏ này phù
hợp với quan điểm của tác giả trong bài nghiên cứu gốc
Bước hai, thu thập dữ liệu của các công ty mà tại đó thông tin của công ty được báo cáo liên tục trong 9 năm, từ năm 2009 – 2017 Dữ liệu bắt đầu từ năm
2009 vì năm 2008 khủng hoảng kinh tế xảy ra làm ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế
Việt Nam, số liệu trên báo cáo tài chính của công ty có nhiều biến động, điều này sẽ khiến kết quả của bài nghiên cứu không khả quan Mẫu dữ liệu dừng ở năm 2017 vì cũng gần năm hiện tại, tình hình kinh tế cũng ổn định hơn
Sau khi thực hiện các bước trên, thu được một bộ dữ liệu gồm 220 công ty phi tài chính gồm 1980 quan sát được sắp xếp theo dữ liệu bảng cân xứng Nguồn dữ
liệu được lấy từ những trang web khá tin cậy như: finance.vietstock.vn , cafef.vn
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Mô t ả biến
Để xem xét tác động của cơ cấu hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm CEO, sự đa
dạng giới tính lên hiệu quả hoạt động của công ty, tác giả lần lượt sử dụng ROAit và ROEit là thước đo của hiệu quả hoạt động công ty, đây là biến phụ thuộc của mô hình Đồng thời, tác giả sử dụng 4 biến độc lập là: Board Sizeit, Board Independenceit, CEO Tenureit, Gender Diversityit Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng
Trang 251 biến giả Dualityit, 2 biến kiểm soát: Leverage Ratioit và Firm Sizeit Từ đó, mô hình chính của bài nghiên cứu được thiết lập:
PERFORMit = β0 + β1Board Sizeit + β2Board Independenceit + β3Dualityit +
β4CEO Tenureit + β5Gender Diversityit + β6Leverage Ratioit + β7Firm Sizeit + eitTrong đó PERFORMit được tác giả thay thế lần lượt là ROAit và ROEit. Các
biến trong mô hình được tính toán như sau:
Biến phụ thuộc ROAit: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, là một chỉ số cho biết hiệu quả sử dụng tài sản của công ty để sinh lời ROA càng cao phản ánh lượng tiền kiếm được trên cùng một lượng tài sản càng lớn Chen (2008), Veprauskaite & Adams (2013) tính toán tỉ số này bằng cách lấy thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản khi sử dụng ROA làm đại diện cho hiệu quả hoạt động công ty Trong khi đó, đa số các nhà nghiên cứu khác: Core (1999), Wang & Clift (2009),… và tác giả bài nghiên cứu gốc Ali Ahmadi (2018) sử dụng cách tính:
ROAit = Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
Biến phụ thuộc ROEit: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, tỷ số này cho biết khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường ROE càng cao càng chứng tỏ vốn của cổ đông được sử dụng rất hiệu quả, nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa việc vay nợ và sử dụng vốn cổ phần để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình mở rộng quy mô và huy động vốn ROE được
chứng minh là thước đo tin cậy cho các nhà đầu tư, Johnson & Greening (1999) và
nó thích hợp sử dụng trong cả ngắn hạn và dài hạn, Brealey & Myers (2000) Nhìn chung, ROE là thước đo cho nhà đầu tư thấy công ty có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, sử dụng tiền đầu tư từ các cổ đông của mình như thế nào
ROEit = Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
Trang 26Biến độc lập Board Sizeit: ký hiệu là BSIZEit Số lượng thành viên hội đồng
quản trị của công ty Hội đồng quản trị có số lượng thành viên khác nhau ở các quốc gia vì mỗi quốc gia có nền văn hóa khác nhau Điều này có nghĩa là không có tiểu chuẩn quy mô hội đồng tối ưu giữa các công ty trên thế giới Heidrick & Struggles (2007), trong nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp giữa các công ty châu Âu đã phát
hiện ra rằng các công ty ở Anh, Thụy Sĩ và Hà Lan có xu hướng có quy mô hội đồng nhỏ trong khi Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha và Đức có quy mô hội đồng lớn, khoảng
13 đến 19 thành viên Lipton & Lorsch (1992) đề xuất rằng các thành viên hội đồng
quản trị nên có số lượng khoảng 9 người trong khi Leblanc & Gillies (2003) lại cho
rằng hội đồng gồm 8 đến 11 người sẽ quản trị hiệu quả hơn Mặc dù các kết quả gây tranh cãi, nhưng tác giả kỳ vọng biến BSIZEit mang dấu dương hàm ý rằng một sự gia tăng thành viên trong hội đồng sẽ giúp kiểm soát chặt chẽ, quản lý công ty tốt hơn từ đó khuếch đại hiệu quả hoạt động công ty
Biến độc lập Board Independenceit: ký hiệu là BINDPit Được hiểu là tỷ lệ
phần trăm thành viên hội đồng quản trị không điều hành công ty Còn được xem là
mức độ hiện diện của các thành viên độc lập hoặc sự hiện diện của các thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị, Abdullah & Nasir (2004) Tác giả kỳ vọng
biến BINDPit có tác động đến hiệu quả hoạt động công ty Hàm ý rằng, số lượng thành viên không điều hành hiệu có tương quan cùng chiều với quả hoạt động công
ty Một sự gia tăng cho thấy hội đồng quản trị độc lập hơn với sự gia tăng của các thành viên không điều hành và ngược lại (John & Senbet, 1998)
Biến giả Dualityit: ký hiệu là DUALit Cho biết một cá nhân kiêm nhiệm cả hai vị trí: giám đốc điều hành (CEO) và chủ tịch hội đồng quản trị Biến này sẽ nhận giá trị bằng 1 nếu CEO cũng là chủ tịch hội đồng quản trị Ngược lại, sẽ nhận giá trị
bằng 0 Từ góc độ người đại diện, sự kiêm nhiệm của CEO dẫn đến xung đột lợi ích
với hội đồng quản trị, Fama (1980) Tuy nhiên, theo thuyết trách nhiệm quản lý, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy lợi ích của sự kiêm nhiệm này, nổi bật là sự tập trung quyền lực quản lý cao nhất của CEO, Dalton & cộng sự (2007) Tác giả kỳ vọng
Trang 27biến DUALit có tương quan tích cực với hiệu suất công ty, hàm ý rằng khi một CEO kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động công ty
Biến độc lập CEO Tenureit: ký hiệu là CEOTENURit, cho biết số năm một cá nhân đảm nhận vị trí giám đốc điều hành từ lúc nhận chức ở công ty Một CEO giữ
chức càng lâu, không những giúp họ hòa hợp với môi trường làm việc mà còn phát triển được mối quan hệ tốt với nhân viên và khách hàng, Tsui & cộng sự (2006) Ngược lại, Smith & White (1987) lập luận rằng CEO giữ chức quá lâu khó có thể
nhận ra những cơ hội đầu tư để làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty Đồng thời, tác giả cho rằng kiến thức và kinh nghiệm của CEO không tiếp tục tăng nếu nhiệm
kỳ càng dài Chính vì vậy, tác giả kì vọng biến CEOTENURit mang dấu âm, hàm ý
rằng một CEO có số năm tại chức càng lâu càng có những quyết định bảo thủ, cứng
nhắc và làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty
Biến độc lập Gender Diversityit: ký hiệu là GNDRit, đặc trưng cho tỷ lệ phần trăm số lượng thành viên nữ trong hội đồng quản trị Tác giả kì vọng biến GNDRit
mang dấu dương, nghĩa là sự có mặt của phụ nữ trong hội đồng góp phần cải thiện
chất lượng ra quyết định của hội đồng quản trị (Milliken & Martins, 1996), kiểm soát chiến lược hội đồng hiệu quả hơn (Nielsen & Huse, 2010), giám sát hội đồng nghiêm ngặt hơn (Adams & Ferreira, 2009), và hiệu quả hoạt động của công ty tốt hơn (Terjesen, Sealy, & Singh, 2009)
Biến kiểm soát Leverage Ratioit: ký hiệu là GEARit, được gọi là hệ số nợ trên
tổng tài sản hay đòn bẩy tài chính Tỷ số này đo lường mức độ sử dụng nợ vay của công ty để tài trợ cho tổng tài sản, nghĩa là có bao nhiêu phần trăm tài sản được tài
trợ bằng nợ vay Hệ số này càng lớn đòi hỏi công ty phải có hoạt động kinh doanh
tốt để có khả năng trả lãi vay cho chủ nợ Tuy nhiên, nếu tỷ số này thấp cũng đồng nghĩa với việc công ty chưa tận dụng được hết đòn bẩy tài chính
GEARit = Tổng nợ
Tổng tài sản
Trang 28Biến kiểm soát Firm Sizeit: ký hiệu là LOGCPit, thể hiện quy mô công ty, được tính bằng cách lấy log nepe của tổng tài sản
LOGCPit = Ln (Tổng tài sản)
3.2.2 Xây d ựng giả thuyết
Trong bài nghiên cứu này, tác giả quan tâm nhiều đến khía cạnh gồm quy mô
hội đồng vì đây là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận khác nhau Quy mô hội đồng
quản trị phản ánh số lượng thành viên trong hội đồng tương quan với việc kiểm soát nhà lãnh đạo như thế nào Một số quốc gia quy định số thành viên tối ưu của một
hội đồng, nhưng một số quốc gia khác lại quy định số lượng tối thiểu và tối đa Ahmadi & cộng sự (2018) cho rằng một hội đồng gồm nhiều thành viên có thể kiểm soát một cách hiệu quả các quyết định của giám đốc điều hành Không cho phép giám đốc đưa ra những quyết định gây tổn hại đến lợi ích của các cổ đông Hội đồng với quy mô lớn cung cấp nhiều chuyên môn hơn, giám sát và quản lý chặt chẽ hơn, khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn Do đó để cân bằng các chuyên môn
cần thiết trong hội đồng quản trị, một hội đồng lớn chính là điều tiên quyết Vì thế, tác giả đưa ra giả thuyết đầu tiên:
Gi ả thuyết 1: Quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động công ty có tương quan tích c ực
Rosenstein & Wyatt (1990) cho rằng thành viên không điều hành là một phương tiện để giám sát hành vi của hội đồng, dẫn dến hiệu quả công ty tăng cao Đồng thời, tác giả đề xuất nên tăng tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng
quản trị vì điều này sẽ làm tăng chất lượng giám sát, bởi họ không liên kết với công
ty với tư cách là cán bộ hoặc nhân viên của công ty Do đó, họ chính là đại diện cho
lợi ích chung của các cổ đông Ngược lại, Linck và cộng sự (2008) đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu suất và sự hiện diện của các thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị Nhóm tác giả cho rằng thành viên không điều hành không
đủ năng lực để kiểm soát hiệu quả các nhà lãnh đạo Chính vì kết quả vẫn có sự tranh cãi gay gắt, giả thuyết thứ hai được thiết lập như sau: