Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
148,5 KB
Nội dung
Người viết : Lê Thò Hồng. Tổ : Văn-Sử-Đòa. Trường : Trung học cơ sở Ninh Gia. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong chương trình thay sách lớp 6,7 – Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được xem là một môn học mới. Hoạt động này là sự đổi mới phương pháp giáo dục học sinh . Phối kết hợp cùng các môn học khác, nó góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện. Bởi vì thông qua hoạt động này, giáo viên giúp học sinh củng cố hành động, hình thành cảm xúc, cảm nghó … trong sáng, tốt đẹp. Ngoài ra còn rèn luyện cho học sinh hình thành 8 năng lực : - Tự hoàn thiện. - Giao tiếp, ứng xử. - Thích ứng với cuộc sống. - Tổ chức quản lý. - Hoạt động chính trò, xã hội. - Hợp tác cạnh tranh lành mạnh. - Lao động chuyên nghiệp. - Nghiên cứu khoa học. Do vậy, để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả, đạt mục đích thì GVCN phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua nội dung của hoạt động. Hay nói cách khác, GVCN phải xác đònh : Học sinh – là chủ thể của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. B. NỘI DUNG: 1. Thực trạng : a. Về phía giáo viên : - Khi chưa thay sách, ngoài 15 phút đầu giờ của những buổi học hàng tuần, thì GVCN còn có một giờ chào cờ đầu tuần, và một tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Đối với tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, GVCN dành phần lớn thời gian cho việc kiểm điểm, phê bình, nhắc nhở những học sinh vi phạm. Chủ thể trong giờ sinh hoạt lớp chủ yếu là GVCN. GVCN độc thoại, diễn thuyết chiếm phần lớn thời gian của giờ sinh hoạt lớp, biến HS thành đối tượng thụ động. - Từ khi thay sách, GVCN cũng đã có sự đổi mới. Ngoài 2 tiết như đã nói ở trên, thì GVCN còn có thêm một tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Với tiết học này, GVCN phải soạn giáo án và tổ chức cho HS tham gia hoạt động. Tuy nhiên, thói quen cũ vẫn còn, GVCN vẫn chưa thật sự coi trọng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Qua một năm thay sách chương trình lớp 6, phần lớn GVCN sọan giáo án để đối phó , hình thức tổ chức còn qua loa, đại khái. Chưa phát huy được sự năng động và khả năng tự hoàn thiện của học sinh. b. Về phía học sinh : - Từ trước đến nay, trong những giờ sinh hoạt lớp, học sinh được nghe nhiều hơn được nói. Do đó dẫn đến thói quen thụ động, ít thể hiện tư tưởng, tình cảm, suy nghó của bản thân trước tập thể lớp. - Hơn nữa, HS có tâm lý ngại đứng trước đám đông, ngại thể hiện năng khiếu của bản thân khi có mặt thầy cô giáo. Một số khác thì mặc cảm, tự ti…Đó là những lý do khiến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gượng ép, học sinh ít hứng thú. 2. Giải pháp : Để đạt được mục đích, chương trình và nội dung cụ thể của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp- lớp 7, GVCN cần phải nắm được chương trình và cách thức tổ chức thực hiện. Xin giới thiệu khái quát như sau: I. Một số vấn đề chung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 7 : 1. Mục tiêu giáo dục: Cần đạt được ba mục tiêu sau: * Nhận thức: Củng cố và mở rộng những kiến thức mà HS đã tiếp thu được qua các môn học ở trên lớp; biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; bổ sung thêm vốn kinh nghiệm trong cuộc sống tập thể ở nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. * Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết đã được luyện tập ở lớp 6 nhằm nâng cao năng lực tổ chức và điều khiển hoạt động tập thể. * Thái độ: Góp phần phát triển thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện hằng ngày, có ý thức tham gia hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2. Nội dung chương trình: Cấu trúc thành 2 phần : Phần bắt buộc : 8 chủ điểm trong năm học và 1 chủ điểm thời gian hè. Phần tự chọn : hoạt động CLB, vui chơi giải trí, giáo dục pháp luật … * Khác với lớp 6: Mặc dù các chủ điểm giống với lớp 6, nhưng mức độ, mục tiêu, nội dung và hình thức hoạt động của lớp 7 theo chiều hướng cao dần. ( từ 6 7 8 9 ). * Điểm mới của nội dung chương trình : - Chương trình mới hoàn toàn ( trước đây không có ). - Đã xây dựng chương trình cụ thể cho từng khối lớp. - Cụ thể hoá được hoạt động tự chọn cho HS và cho nhà trường. - Xây dựng được tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của HS. 3. Phương tiện, trang thiết bò cho hoạt động : Cách 1: Động viên, khuyến khích HS tự tìm tòi, sáng tạo những cái đơn giản nhất phục vụ cho hoạt động. Cách 2: Xin sự giúp đỡ, hổ trợ của nhà trường, phòng giáo dục…về cơ sở vật chất như : sân bãi, loa đài, micrô, băng hình, … * Lưu ý: Sử dụng trang thiết bò phải phù hợp, có hiệu quả, tránh lãng phí… 4. Phương thức tổ chức hoạt động : a. Quỹ thời gian: Quyết đònh số 03/2002/ QĐ BGD-ĐT quy đònh : 3 tiết/ 1 tuần . - Chào cờ đầu tuần. - Sinh hoạt lớp cuối tuần. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. ( Tiết này do nhà trường sắp xếp sao cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của nhà trường.) b. Cơ chế chỉ đạo, phối hợp thực hiện: TRƯỞNG BAN (Hiệu trưởng) HIỆU PHÓ CHUYÊN MÔN PHÓ BAN (Tổng phụ trách) HIỆU PHÓ ĐỨC DỤC. KHỐI TRƯỞNG CHỦNHIỆM HỘI TRƯỞNG HỘI PHHS GIÁO VIÊN BỘ MÔN GVCN Chi hội CMHS CÁC ĐOÀN THỂ c. Một số điểm cần lưu ý đối với GVCN: * Cần chú ý tới sự đa dạng của các hình thức hoạt động nhằm lôi cuốn HS tham gia hoạt động, kích thích tính tích cực hoạt động của các em. Tránh lặp đi lặp lại một vài dạng hoạt động mà HS đã quá quen thuộc. * Tăng cường phát huy vai trò chủ thể của HS trong hoạt động. * Cần khai thác tiềm năng của các lực lượng xã hội trong việc tổ chức hoạt động cho học sinh. * GVCN cần phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách Đội để nắm bắt kế hoạch hoạt động của Đội, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của tổ chức Đội để thực hiện các hoạt động có hiệu quả. 5. Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh: a. Mục tiêu đánh giá : Đánh giá toàn diện những nổ lực của HS trong hoạt động cả về nhận thức, thái độ và kỹ năng. b. Nội dung đánh giá: Dựa vào 4 loại : Tốt, Khá, Trung bình, Yếu. Mỗi loại có một tiêu chuẩn nhất đònh. 6. Hướng dẫn sử dụng sách Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp-lớp 7: Trong sách là sự thiết kế hoạt động mang tính chất gợi ý. Tuỳ theo đặc điểm, điều kiện của từng lớp, từng trường, từng đòa phương mà GVCN cần cụ thể hoá, linh hoạt và sáng tạo trong việc vận dụng cho phù hợp với thực tế, đảm bảo hiệu quả của hoạt động. II. Hướng dẫn thực hiện các chủ điểm giáo dục: ( 9 chủ điểm) 1. Cấu trúc của mỗi chủ điểm: Nhận thức - Đònh hướng rõ để hoạt động đạt kết quả. Phần 1: Mục tiêu giáo dục Thái độ. } - Đònh rõ nội dung, hình thức hoạt động. Kỹ năng, hành vi. - Cơ sở đánh giá kết quả hoạt động. Tuần 1 làm gì? Phần 2: Gợi ý nội dung hoạt động Tuần 2 làm gì? } - Tính chủ động có kế hoạch. Tuần 3 làm gì? … - Đảm bảo hoạt động đạt kết quả. Hoạt động 1 Làm như Phần 3: Gợi ý tiến hành Hoạt động 2 } thế nào? Giúp GV tham khảo và thực hiện. một vài hoạt động. Hoạt động 3,… ( cách làm ) HS tự đánh giá. Đối chiếu Phần 4: Đánh giá kết Tổ, nhóm đánh giá. } với - GVCN rút kinh nghiệm. quả hoạt động. GVCN đánh giá. mục tiêu. - Tạo động lực phấn đấu cho HS. Phần 5: Tài liệu tham khảo (Các bài hát, câu đố…) Giúp GV tham khảo, sử dụng… 2. Cấu trúc của một hoạt động giáo dục: Nhận thức. - Chỉ đạo hoạt động đúng hướng. Phần 1: Yêu cầu giáo dục HS Thái độ. } - Là căn cứ để xây dựng nội dung, hình thức HĐ. (Hết sức quan trọng) Kỹ năng, hành vi. - Là căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động. Phần 2: Nội dung hình thức hoạt động Giúp HS lónh hội được yêu cầu giáo dục. Phần 3: Chuẩn bò hoạt động về phương tiện hoạt động. - Gần như quyết đònh kết quả hoạt động. về tổ chức hoạt động. } - Chuẩn bò tốt thì kết quả tốt… Thể hiện rõ sự chuẩn bò của GV và HS. Phần 4: Tiến hành hoạt động Thể hiện rõ nhu cầu hứng thú của HS. (Trưng bày kết quả bước chuẩn bò) Giúp HS lónh hội được yêu cầu giáo dục. Nhận xét. - Giúp GV và HS rút kinh nghiệm cho hoạt động sau Phần 5: Kết thúc hoạt động Đánh giá. } tốt hơn. Khen thưởng. - Khích lệ, động viên HS phấn đấu tốt hơn. III. Hướng dẫn soạn giáo án thực hành tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp: Bước 1: YÊU CẦU GIÁO DỤC HỌC SINH. Cần xác đònh 3 loại yêu cầu: * Nhận thức : Hoạt động nhằm cung cấp cho HS những hiểu biết gì? * Thái độ: Giáo dục cho HS tình cảm, thái độ gì? * Kỹ năng, hành vi: Qua hoạt động nhằm bồi dưỡng cho HS kỹ năng, hành vi gì? Bước 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG. a. Nội dung: Tóm tắt các nội dung mà hoạt động cần chuyển tải đến học sinh. b. Hình thức: Tuỳ theo nội dung, thời điểm của trường, lớp, đòa phương…để thiết kế cho hoạt động phù hợp và phong phú. Bước 3: CHUẨN BỊ CHO HOẠT ĐỘNG (Quan trọng nhất) a. Phương tiện hoạt động và tổ chức hoạt động. - Dự kiến những công việc cần chuẩn bò. - Lên chương trình hoạt động…, phân công cụ thể cho cá nhân, nhóm, tổ HS và các lực lượng khác như Hội CMHS, đoàn thể, chữ thập đỏ… - Hướng dẫn HS chuẩn bò và đôn đốc sự chuẩn bò. - Kiểm tra sự chuẩn bò và dự kiến các tình huống xẩy ra & cách giải quyết. b. Lưu ý: - Ở phần chuẩn bò, GV xây dựng câu hỏi thì cần phải có đáp án, dù là những gợi ý. - Cần huy động sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. - Chuẩn bò không tốt hoạt động không có kết quả. - Cần đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Bước 4: TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG. a. Nội dung: Người điều khiển giới thiệu chương trình và điều khiển chương trình theo thời gian quy đònh. b. Lưu ý: - Cần nhấn mạnh vai trò của điều khiển là HS. - Vai trò của GVCN vừa là đại biểu, vừa là thành viên. Sự có mặt của GVCN có ý nghóa rất lớn trong bước tiến hành. Đó là động viên HS và giúp các em giải quyết tình huống xảy ra. Bước 5: KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG. a. Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động: - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động về các mặt : kỷ luật, trật tự, ý thức tự giác, kết quả hoạt động… - Yêu cầu một số thành viên nhận xét, đánh giá. Sau đó người điều khiển tổng hợp các ý kiến và nêu ý kiến chung của cả lớp. b. Ý nghóa: - Giúp thầy và trò rút kinh nghiệm. - Khích lệ HS học tốt hơn. * Một số chú ý: Khi hoạt động thất bại, không đạt kết quả thì nên tổ chức rút kinh nghiệm. Bước này kết hợp vào bước kết thúc hoạt động. Khi tổ chức rút kinh nghiệm, thì tiến hành theo các bước sau: + Ưu điểm : - Ý thức kỷ luật trong hoạt động. - Tinh thần tham gia hoạt động. - Kết quả tham gia hoạt động. - Vai trò điều khiển hoạt động. + Nhược điểm: Có những nhược điểm gì? (Dựa trên 4 ý ở phần ưu điểm) + Tìm được nguyên nhân của ưu, khuyết điểm trong bước chuẩn bò tốt hay chưa tốt, do người hướng dẫn, người điều khiển hay do cá nhân, tổ, nhóm được phân công chuẩn bò. Trong bước tiến hành, HS tham gia tốt hay chưa tốt do từng cá nhân, hay nhóm, tổ…Trên cơ sở đó, mọi người tự rút kinh nghiệm cho hoạt động sau. IV. Cách ghi số tiết trong giáo án (Thống nhất trên toàn tỉnh) Tuần 1, Tiết 1 : CHÀO CỜ. Tiết 2 : HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. (Soạn giáo án) Tiết 3 : SINH HOẠT LỚP. Tuần 2, Tiết 4 : CHÀO CỜ. Tiết 5 : HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. (Soạn giáo án) Tiết 6 : SINH HOẠT LỚP. Tuần 3, Tiết 7 : CHÀO CỜ. Tiết 8 : HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. (Soạn giáo án) Tiết 9 : SINH HOẠT LỚP. …………………………………. * Từ nội dung chương trình và cách thức thực hiện được giới thiệu như trên, căn cứ vào đặc điểm, tình hình của từng khối lớp mà GVCN xây dựng chương trình và tổ chức hoạt động cho phù hợp. Bởi vì thông qua hoạt động, học sinh rèn luyện được các kỹ năng trong giao tiếp ứng xử, trong tổ chức quản lý và các hoạt động tập thể… Đối với HS lớp 7, ít nhiều cũng đã được làm quen với hoạt động này ở năm học lớp 6, GVCN cũng cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để giúp HS tự mình có thể tham gia tổ chức và điều khiển hoạt động nhằm phát huy năng lực tự quản của HS. Do đó khi xây dựng nội dung chương trình, GVCN cần bàn bạc, thảo luận, thống nhất nội dung hoạt động với Ban cán sự lớp. Trên cơ sở đó, dặn dò HS chuẩn bò theo yêu cầu để giờ hoạt động được tốt. Việc chuẩn bò cũng không nên quá cầu kỳ, rườm rà; nội dung hoạt động phải phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng, khả năng của HS. Trong mỗi hoạt động, GV nên để cho HS điều khiển chương trình. Để hoạt động có kết quả tốt, GVCN cần phân công rõ: Mỗi giờ hoạt động, phân công theo tổ trang trí lớp (luân phiên nhau). Qua sự phân công này, HS sẽ phát huy được tính sáng tạo trong khâu trang trí lớp, trang trí bảng đen, cách sắp xếp bàn ghế, cắm hoa… Phân công người dẫn chương trình (Cán sự lớp).Công việc này sẽ rèn luyện cho HS kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng giải quyết các tình huống, sự việc nảy sinh trong sinh hoạt tập thể. Mỗi cá nhân, tổ, nhóm tự chuẩn bò một nội dung liên quan đến giờ hoạt động. Có thể là một tiết mục văn nghệ, hoặc nội dung thảo luận về một vấn đề nào đó nhằm rèn luyện kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm. Từ đó hình thành ở HS sự tự tin, bình tónh khi trình bày ý kiến trước đám đông. * Một điều quan trọng mà GVCN cần ghi nhớ : phải thực sự tin tưởng và tôn trọng HS. Phải động viên, khuyến khích kòp thời. Phải tạo ra được mối quan hệ hợp tác, đồng trách nhiệm giữa GV và HS. Nếu làm tốt được những điều trên, HS sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, sáng tạo hơn; mặt khác, giúp HS khẳng đònh được vai trò là chủ thể hoạt động của mình. 3. Tổ chức thực hiện và kết quả đạt được: Để chuẩn bò tổ chức một giờ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thông thường phải trải qua các bước: - Xác đònh nội dung để soạn giáo án. - GVCN + Ban cán sự lớp bàn bạc, thảo luận để thống nhất nội dung chương trình. - Phân công nhiệm vụ cho HS và hướng dẫn HS chuẩn bò theo nội dung đã thống nhất. - Tổ chức thực hiện (theo thời khoá biểu). Trong quá trình tổ chức thực hiện, thì : - HS điều khiển chương trình, điều khiển nội dung của hoạt động. - GVCN là đại biểu tham dự, sau đó cho ý kiến nhận xét, đánh giá. Trong năm học 2002-2003, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện ở lớp 6 A 1 với các bước như trên,nghóa là, học sinh là chủ thể của hoạt động, qua năm học này tôi nhận thấy rằng: - Học sinh rất thích được giao việc, do đó có ý thức và có trách nhiệm trong công việc được giao. - Học sinh nào cũng có cơ hội thể hiện mình. Lần đầu còn rụt rè, nhút nhát; dần dần học sinh đã tự tin hơn, hồn nhiên hơn, năng động hơn… - Khả năng lãnh đạo lớp của ban cán sự lớp ngày càng vững vàng, chững chạc. - Tập thể lớp dần từng bước tự quản, tự giác, có tinh thần kỷ luật cao. Kết quả thi đua trong năm học 2002-2003 của lớp 6 A 1 như sau : +Tháng 9 : vò thứ 10. +Tháng 10 : vò thứ 2. +Tháng 11 : vò thứ 2. +Tháng 12 : vò thứ 8. +Tháng 1 : vò thứ 1. +Tháng 2 : vò thứ 1. +Tháng 3 : vò thứ 2. +Tháng 4 : vò thứ 1. +Tháng 5: vò thứ 1. Học kỳ I : vò thứ 2. Học kỳ II : vò thứ 1. C. KẾT LUẬN : GVCN nên thực hiện một cách đều đặn, để tạo thành một thói quen nề nếp trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS. Nếu được tổ chức thường xuyên theo hướng HS là chủ thể của hoạt động thì sẽ góp phần kích thích hứng thú và tích cực hoạt động của HS. Trên đây chỉ là một trong những giải pháp nhằm mục đích góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện. Giải pháp trên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự bổ sung và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để giải pháp được hoàn chỉnh và tốt hơn. Ninh Gia, ngày 05 tháng 09 năm 2003. Người viết Lê Thò Hồng. Tiết 9 : SINH HOẠT LỚP. Tuần 4, Tiết 10 : CHÀO CỜ. Tiết 11 : HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. BÀI 4: THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TRƯỜNG I. YÊU CẦU GIÁO DỤC : 1. Giúp HS củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh. 2. Học sinh có niềm phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1. Nội dung hoạt động : * Ý nghóa tên trường : Trường mang tên đòa phương – Ninh Gia. Nơi đònh cư của những người dân di cư sống ở mọi miền đất nước. Đông đảo nhất là người miền trung. * Những truyền thống tốt đẹp của trường : Trường đã đạt nhiều thành tích suất sắc qua các năm học, và liên tục được công nhận trường tiên tiến trong nhiều năm liền. Kể từ khi mới thành lập năm 1976, mọi hoạt động của trường vẫn bình thường. Tập thể Hội đồng sư phạm đã cố gắng phấn đấu vươn lên, từ đó trường Ninh Gia là một trong những điểm sáng về lao động hướng nghiệp của Huyện Di Linh. Thầy và trò của trường đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục của ngành và của đòa phương. Đội ngũ thầy cô giáo đã từng dạy ở trường được luân chuyển và phân tán ở khắp nơi trong Huyện và trong Tỉnh. Với phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt”, năm học vừa qua đã xuất hiện nhiều tấm gương dạy tốt của thầy và học tốt của trò. * Ví dụ cụ thể : + Cô Hoàng Kim Chi – GV dạy Toán – Đạt danh hiệu GV giỏi cơ sở. + Những bạn là HS giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh của khối lớp 8,9 và những bạn là HS giỏi của lớp 7 A 3. 2. Hình thức hoạt động : - Thi hỏi đáp về truyền thống của trường và thi văn nghệ. - Thi đố vui giải ô chữ. - Thi làm thơ 5 chữ. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG : 1. Phương tiện hoạt động : - Giấy Rô-ki kẻ ô chữ, cờ hiệu. - Bảng điểm BGK. - Câu hỏi và đáp án. Câu 1: Là học sinh của trường Ninh Gia, em có suy nghó gì? Bạn hãy hát một bài ( hoặc đọc một bài thơ ) về trường, lớp; về thầy cô, bạn bè. * Đáp án : Tự hào, yêu mến…Hát bài hát đúng như chủđề nêu ra. Câu2: Từ năm học 1995 - 2000, trường ta có thành tích như thế nào? Để bảo vệ và phát huy truyền thống đó, em phải làm gì? * Đáp án : -Trường được công nhận : trường tiên tiến. -Cố gắng học, phấn đấu vươn lên trong học tập… -Giữ kỉ luật, trật tự trong giờ học. -Giữ vệ sinh của trường lớp tốt. -Đi học đúng giờ. -Tham gia các hoạt động tập thể với tinh thần tự giác, tích cực và đạt hiệu quả cao. -Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo. -Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè… Câu 3: Hãy cho biết trong năm học vừa qua, trường ta, lớp ta đã có bao nhiêu HS giỏi các cấp? Hãy nêu tấm gương học tốt mà em mến phục? Em học tập được những gì từ bạn đó? * Đáp án: Lớp có 5 HS giỏi trường. Trường có 70 HS giỏi trường; 19 HS giỏi huyện; 3 HS giỏi tỉnh. Tự nêu một gương học tốt và trình bày rõ ràng, mạch lạc. Ví dụ: Bạn Trần Xuân Thuỷ, học sinh lớp 9 A 1, là con nhà nghèo, nhưng học rất giỏi. Liên tục nhiều năm liền, bạn luôn là HSTT, HSG của lớp. Đặc biệt, trong năm học vừa qua, bạn đã rất cố gắng, vượt khó vươn lên trong học tập để đạt danh hiệu HSG cấp Huyện. Bố bò câm bẩm sinh, mẹ bỏ đi biệt tích không rõ nguyên nhân, bỏ lại hai chò em và người bố tật nguyền nương tựa nhau, đùm bọc nhau những tháng ngày lao đao, khốn khó. Tuy cuộc sống gặp nhiều khó khăn, nhưng bạn Thuỷ vẫn học giỏi. Đó là tấm gương học tốt mà em cần noi theo, cần học tập. Câu 4: Lễ khai giảng năm học này là lễ khai giảng lần thứ bao nhiêu của trường ta? Bạn hãy hát bài hát có từ “Mái trường mến yêu”. * Đáp án: Lần thứ 7. ( Chuyển về đây năm 1996 ) Bài : Mái trường mến yêu. Câu 5: Bạn hãy cho biết họ và tên thầy Hiệu trưởng và Hiệu phó hiện nay của trường ta? Bạn hãy hát bài hát có từ “lớp”. * Đáp án: Thầy Hiệu trưởng : HOÀNG VIỆT TÙNG. Thầy Hiệu phó : NGUYỄN VĂN RÌU. Bài : Lớp chúng ta kết đoàn ( Nhạc và lời : Mộng Lân ) Câu 6: Bạn có biết họ và tên thầy cô dạy lâu năm nhất trường ta hiện nay là ai không? Bao nhiêu năm? Bạn hãy hát bài hát có từ “Cô giáo em”. * Đáp án: Cô Hoàng Kim Chi ( 22 năm ) và Cô Phạm Thò Hoa ( 22 năm ). Bài : Đi học ( Nhạc và lời : Minh Chính – Bùi Đình Thảo ) Câu 7: Trường được thành lập năm nào? Tên gọi đầu tiên của trường là gì? Đã có mấy lần trường đổi tên gọi? * Đáp án: - Trường được thành lập năm 1976. - Tên gọi đầu tiên của trường là Trường Phổ thông cơ sở Ninh Gia. - Đã có 4 lần trường đổi tên gọi : + Trường Phổ thông cơ sở Ninh Gia. (1976) + Trường THCS Ninh Gia. (1992) + Trường THCS Lê Quý Đôn. (1996) + Trường THCS Ninh Gia. (1998) ĐỐ VUI GIẢI Ô CHỮ 1 C Ổ N G T R Ư Ờ N G M Ở R A 2 E N R I C Ô 3 H I Ệ P T H U Ậ N 4 V Ă N B Ả N N H Ậ T D Ụ N G 5 M Ã L Ư Ơ N G 6 L N C Ư Ớ I Á O M Ớ I 7 B A N G O Ạ I Hàng 1: Ô chữ gồm 14 chữ cái, đây là tên một văn bản đề cập đến vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. Cổng trường mở ra. Hàng 2: Ô chữ gồm 6 chữ cái, đây là tên một nhân vật “ nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ”. En-ri-cô trong văn bản Mẹ tôi. Hàng 3: Ô chữ gồm 9 chữ cái, tên một ngôi trường ở xã ta, tên gọi thể hiện mối quan hệ yên ấm, chan hoà, thường chỉ mối quan hệ anh em. Hiệp thuận. Hàng 4: Ô chữ gồm 14 chữ cái, đây là loại văn bản đề cập đến nội dung có tính cập nhật, đề tài có tính thời sự liên quan đến những vấn đề xã hội có ý nghóa lâu dài. Văn bản nhật dụng. Hàng 5 Ô chữ gồm 7 chữ cái, tên một nhân vật cổ tích được bụt tặng cho cây bút thần. Mã Lương. Hàng 6: Ô chữ gồm 12 chữ cái, đây là tên một truyện dân gian phê phán những người có tính khoe của. Lợn cưới, áo mới. Hàng 7: Ô chữ gồm 7 chữ cái, đây là nghóa của từ nào : “Người đàn bà sinh ra mẹ”. Bà ngoại. 2. Tổ chức hoạt động : - GVCN nêu yêu cầu, nội dung, hình thức hoạt động. Hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu và chuẩn bò các phương tiện hoạt động. - Phân công nhiệm vụ cụ thể : + Đội hình thi đấu : 9 em một đội. (Bốn tổ 4 đội ) + BGK : GVCN, Lớp phó học tập, bạn THANH BÌNH – một thành viên của lớp. + Thư ký : Thư ký lớp : BÍCH NGÂNG. + Điều khiển chương trình : Chi đội trưởng. + Trang trí : Tổ trực ( tổ 3 : thi đua đứng chót lớp ) + Chi đội phó mời đại biểu : Mời cô tổng phụ trách đội. - Chương trình: * Phần I : Tìm hiểu về truyền thống nhà trường và thi văn nghệ. * Phần II : Đố vui thi giải ô chữ. * Phần III : Thi làm thơ 5 chữ, chủđề về trường, lớp. ( Tất cả các thành viên trong tổ cùng tham gia) CÁCH TRANG TRÍ BẢNG ĐEN THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TRƯỜNG Chương trình buổi hoạt động: BẢNG ĐIỂM Phần I : Thi tìm hiểu về truyền thống của ( Điểm trung bình của mỗi phần thi) trường và thi văn nghệ. Phần II : Thi đố vui giải ô chữ. Phần III: Thi làm thơ 5 chữ. LỚP 7 A 3 IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : 1. Khởi động : Hát tập thể bài hát : Bốn phương trời. 2. Tiến hành : - Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, nêu chương trình hoạt động, mời các đội và BGK lên làm việc. - Các đội thi đấu giới thiệu về đội của mình. * Đội Hoạ Mi: Đội Hoạ Mi xin chào các bạn. Sở dó đội chúng tôi mang tên Hoạ Mi vì tất cả chúng tôi đều mến yêu loài chim này – một loài chim hót rất hay. Chính tiếng hót của Hoạ Mi làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Và quan trong hơn, tiếng hót của Hoạ Mi làm chúng tôi thêm yêu cuộc sống, muốn góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp, vững bền. Và đây là gia đình nhà Hoạ Mi chúng tôi : ( giới thiệu tên các thành viên trong đội ). Cuối cùng là tôi … - Đội trưởng. Đội chúng tôi rất mong nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả các bạn. TỔ 1 TỔ 2 TỔ 3 TỔ 4 P.I P.II P.II I T.C * Đội Sơn Ca: Đội Sơn Ca xin chào các bạn. Sở dó đội chúng tôi mang tên Sơn Ca vì tất cả chúng tôi đều mến yêu loài chim này – một loài chim nhỏ nhắn, nhanh nhẹn và đồng thời còn hót rất hay. Tiếng hót Sơn Ca trong trẻo, cao vút, gợi cuộc sống bình yên, gợi những buổi chiều khói bếp lượn lờ ấm áp tình làng quê. Và đây là gia đình nhà Sơn Ca chúng tôi: ( giới thiệu tên các thành viên trong đội ). Cuối cùng là tôi … - Đội trưởng. Đội chúng tôi rất mong nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả các bạn. * Đội Ve Sầu: Đội Ve Sầu xin chào tất cả các bạn. Sở dó đội chúng tôi mang tên Ve Sầu vì tất cả chúng tôi đều thích ca hát như Ve Sầu. Khi những chú Ve cất tiếng vào những buổi trưa hè, chúng tôi thường tưởng tượng đó là một dàn hợp xướng Ốp-bê-ra. Chúng tôi thích ở chúng cái sự hùng tráng và tinh thần tập thể mỗi khi vào cuộc chơi. Và đây là gia đình nhà Ve Sầu chúng tôi: ( giới thiệu tên các thành viên trong đội ). Cuối cùng là tôi … - Đội trưởng. Đội chúng tôi rất mong nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả các bạn. * Đội Hoa Phượng: Đội Hoa Phượng xin chào tất cả các bạn. Sở dó đội chúng tôi mang tên Hoa Phượng vì tất cả chúng tôi đều thích màu đỏ của hoa. Cái màu đỏ của chiến thắng, của màu cờ sắc áo Việt Nam. Màu đỏ của hoa như điểm mười rực rỡ nở trên trang giấy trắng. Và Hoa Phượng luôn gắn liền với cuộc đời học sinh chúng ta. Hoa Phượng tượng trưng cho những gì trong trắng nhất, ngây thơ nhất, hồn nhiên nhất … của lứa tuổi học trò. Và đây là những bông hoa rực rỡ nhất của dòng họ Hoa Phượng chúng tôi : ( giới thiệu tên các thành viên trong đội ). Cuối cùng là tôi … - Đội trưởng. Đội chúng tôi rất mong nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả các bạn. - BGK nêu thể lệ cách chấm điểm, quy đònh thời gian chuẩn bò, thang điểm cho từng loại. Phần các đội tự giới thiệu về đội của mình: không chấm điểm. ( Thời gian 1- 2 phút ) PHẦN I : Trả lời câu hỏi tổ trả lời đúng, hát đúng yêu cầu và hay được 10 điểm. ( Thời gian cho mỗi câu trả lời không quá 4 phút ) PHẦN II : Thi đố vui giải ô chữ Nói đúng tên một hàng ngang được 5 điểm. Nói đúng tên hàng dọc được 20 điểm. ( Tổ nào trả lời không được thì cho tổ khác bổ sung) Thời gian cho phần thi này không quá 10 phút. PHẦN III : Thi làm thơ 5 chữ. ( Thời gian 5 phút ) Viết bài thơ của tổ ra giấy Rô-ki. Đại diện tổ lên trình bày và nêu ý nghóa của bài thơ. Thực hiện tốt về nội dung và đảm bảo thời gian: 10 điểm. 3. Thực hiện cuộc thi : * Thi phần I : Tìm hiểu truyền thống nhà trường và văn nghệ Người dẫn chương trình nêu yêu cầu, các tổ lên bốc thăm câu hỏi, tổ thảo luận trong 30 giây và đại diện tổ lên trình bày ý kiến cuả tổ mình. Quá 1 phút, tổ không có đáp án trả lời sẽ bò loại. BGK cho điểm công khai lên bảng. * Thi phần II : Đố vui giải ô chữ. Người điều khiển chương trình nêu thể lệ và câu hỏi. Lần lượt từng nhóm chọn câu hỏi để trả lời. Nếu đại diện nhóm không trả lời được thì các thành viên còn lại có quyền bổ sung. Nếu không trả lời được thì nhường quyền ưu tiên cho nhóm khác. Thời gian cho mỗi câu hỏi là 30 giây kể từ lúc được quyền trả lời. Quá thời gian qui đònh thì tổ đó sẽ bò loại. Nếu không ai trả lời được thì người dẫn chương trình nêu đáp án. Trả lời từ 2 3 câu, các nhóm có quyền đoán cột dọc. * Thi phần III : Thi làm thơ 5 chữ. Các nhóm bốc thăm thứ tự thi. Cho thời gian chuẩn bò trong 5 phút. Đại diện nhóm lên trình bày ( đọc diễn cảm ). V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : - Thư ký tổng kết điểm và thông báo kết quả thi đua. - Mời GVCN phát biểu ý kiến tuyên dương, khen thưởng các đội. - Người dẫn chương trình nhận xét chung về tinh thần, ý thức, kết quả tham gia hoạt động của các tổ. - Hát tập thể bài : Lớp chúng ta kết đoàn ( Mộng Lân ). Sau đó, người dẫn chương trình tuyên bố kết thúc hoạt động. ______________________________ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 1. Học sinh tự đánh giá : a. Qua hoạt động của chủ điểm, em thu hoạch được gì? ( Cho HS viết ra giấy ) b. Tự đánh giá, xếp loại kết quả hoạt động của bản thân. Tốt Khá T.Bình Yếu 2. Tổ học sinh đánh giá, xếp loại : Tốt Khá T.Bình Yếu 3. Giáo viên chủnhiệm đánh giá, xếp loại : Tốt Khá T.Bình Yếu ____________________________ [...]... hiện: - Trường đã tổ chức sinh hoạt tổ chủnhiệm xây dựng chuyên đề: + Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Năm học 2002-2003) + Học sinh – chủ thể trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – lớp 7 (Năm học 20032004) + Nội dung : Hội vui học tập – Khối 7 (Tháng 10.2003) - Sau khi xây dựng chuyên đề, trường lên kế hoạch thực hiện Đánh... mục đích, yêu cầu của môn học - Thông qua nội dung hoạt động của từng chủ điểm mỗi tháng 2 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng GVCN lớp 6,7: - Trường chỉ đạo, phân công cho giáo viên đã tham gia lớp thay sách tập huấn ở Đà Lạt vào tháng 8.2003 có trách nhiệm tập huấn lại cho đội ngũ GVCN trong trường về nội dung chương trình và giáo án chủnhiệm - Công việc này đã được tổ chức vào ngày 3.9.2003, có sự tham gia,...PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỨC TRỌNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NINH GIA CHUYÊNĐỀ HỌC SINH – CHỦ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP –Lớp 7 Người thực hiện : Lê Thò Hồng Tổ : Văn – Sử – Đòa Ninh gia, tháng 9 năm 2003 UBND Huyện Đức Trọng Trường THCS Ninh Gia CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc BÁO CÁO SƠ KẾT MỘT NĂM THỰC HIỆN “HOẠT ĐỘNG... lớp 7 ở Đà Lạt - Sách giáo khoa cho giáo viên : lớp 6 tương đối đầy đủ; Ở lớp 7, trường vẫn còn thiếu sách, không đủ phục vụ cho các giáo viên chủnhiệm 2 Công tác tuyên truyền: - Thông qua Đại hội Phụ Huynh học sinh, nhà trường đã thông báo, tuyên truyền về chủ trương đổi mới chương trình thay sách giáo khoa đến Phụ huynh học sinh, chính quyền đòa phương và nhân dân trên đòa bàn xã - Về phía giáo viên,... tra hồ sơ sổ sách và dự giờ thăm nắm tình hình học sinh khối lớp 6 + 7 , đội ngũ GVCN khối lớp 6 và 7 thực hiện soạn giáo án chủnhiệm và tổ chức lên lớp tương đối nghiêm túc - Thông qua kiểm tra dự giờ, trường nhận thấy rằng : Bước đầu GVCN đã phát huy được tính tích cực , chủ động và sáng tạo của học sinh Học sinh năng động hơn, mạnh dạn hơn, bộc lộ mình rõ hơn qua hoạt động này C Đánh giá chung:... “HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP” – LỚP 6,7 THAY SÁCH A Công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường: 1 Công tác bồi dưỡng: - Trong năm học 2002-2003, trường đã cử Tổng Phụ trách Đội và một giáo viên chủnhiệm ( GVCN ) lớp 6 đi tiếp thu về chương trình thay sách Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp – lớp 6 ( Hoạt động GDNG lên lớp ) theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục – Đào tạo Đức Trọng - Năm học 2003-... qua đó rút kinh nghiệm về cách thức tổ chức giờ lên lớp và phương pháp tiến hành 4 Công tác phối kết hợp: - Nhà trường phối kết hợp tương đối tốt với GVCN, theo sát hoạt động của từng khối lớp thông qua chủ điểm hoạt động của tháng - Khi GVCN có yêu cầu giúp đỡ về CSVC ( Loa máy, phông màn …) để phục vụ cho hoạt động GDNG lên lớp, nhà trường xem xét và đáp ứng nguyện vọng - Các tổ chức Đoàn – Đội cũng... của cấp trên Mọi hoạt động đã đi vào nề nếp, ổn đònh Học sinh có hứng thú với hoạt động này 2 Tồn tại: Nội dung hoạt động của một số lớp chưa phong phú Nhất là ở khối lớp 6, học sinh còn rụt rè, chưa chủ động Một số GVCN thực hiện Hoạt động GDNG lên lớp còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu Ninh Gia, Ngày 6 tháng 11 năm 2003 Hiệu Trưởng HOÀNG VIỆT TÙNG . chức thực hiện: - Trường đã tổ chức sinh hoạt tổ chủ nhiệm xây dựng chuyên đề: + Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua hoạt động. hiện: TRƯỞNG BAN (Hiệu trưởng) HIỆU PHÓ CHUYÊN MÔN PHÓ BAN (Tổng phụ trách) HIỆU PHÓ ĐỨC DỤC. KHỐI TRƯỞNG CHỦ NHIỆM HỘI TRƯỞNG HỘI PHHS GIÁO VIÊN BỘ MÔN