1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyen de cong nghe8-9

11 361 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 148,5 KB

Nội dung

MÔN CÔNG NGHỆ 8-9 NĂM HỌC 2007-2008 - CỤM 3 CHUYÊN ĐỀ: VẤN ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC VÀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN A.ĐẶT VẤN ĐỀ: CÁC HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN là vấn đề đang được các thầy cô quan tâm, đó là cách đổi mới kiểm tra đánh giá không thể thiếu được trong quá trình giáo dục, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo đúng mục tiêu giáo dục. Muốn kiểm tra đánh giá phản ánh được chất lượng trung thực của học sinh thì việc ra đề TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN phải tuân thủ các nguyên tắc , yêu cầu, mức độ nhận thức của học sinh khi ra đề kiểm tra. B.CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN : I.PHÂN LOẠI BLOOM VỀ LĨNH VỰC NHẬN THỨC : Bloom và những người cộng tác với ông ta cũng xây dựng nên các cấp độ của các mục tiêu giáo dục, thường được gọi là cách phân loại Bloom (Bloom), trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất như sau: + Nhớ (Knowledge): được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức. + Hiểu (Comprehention): được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật. + Áp dụng (application): được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây. + Phân tích (Analysis): được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích môí quan hệ giữa các bộ phận, và nhận biết được các nguyên lý tổ chức được bao hàm. Kết quả học tập ở đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu. + Tổng hợp (Syntheis): được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghgiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới. + Đánh giá (Evaluation): là khả năng xác định giá trị của tài liệu (tuyên bố, tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác. Các công cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của người được đánh giá về chuyên môn liên quan. II.THẾ NÀO LÀ TRẮC NGHIỆM? -Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. -Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kì thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học, hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào một khoá học. - Người ta có thể phân chia các phương pháp trắc nghiệm ra làm ba loại: Quan sát, Vấn đáp, và Viết. + Loại Quan sát: Giúp xác định những thái độ, những phản ứng vô thức, những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu. + Loại Vấn đáp: Có tác dụng tốt khi nêu lên các câu hỏi phát sinh trong một tình huống cần kiểm tra. Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tương tác giữa người chấm và người học là quan trọng, chẳng hạn cần xác định thái độ phản ứng khi phỏng vấn, … + Loại Viết: Thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có những ưu điểm sau: a. Cho phép kiểm tra cùng lúc nhiều học sinh. b. Cho phép học sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời. c. Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao. d. Cung bản ghi rõ ràng các câu trả lời của học sinh để dùng khi chấm. e Dễ quản lý hơn vì bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra. Trắc nghiệm viết thường được chia thành hai nhóm: Trắc nghiệm tự luận (Essay) và trắc nghiệm khách quan (Objective test). III.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1. Khái niệm: - Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì cách cho điểm (đánh giá) hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. 2. Các loại trắc nghiệm khách quan: a. Về cách chuẩn bị đề trắc nghiệm, có thể phân chia trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá và trắc nghiệm dùng ở lớp học. @ Trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá thường do các chuyên gia trắc nghiệm soạn thảo, thử nghiệm, tu chỉnh, do đó mỗi câu trắc nghiệm được gắn với các chỉ số cho biết thuộc tính và chất lượng của nó (độ khó, độ phân biệt, phản ánh nội dung và mức độ kỹ năng nào), mỗi đề thi trắc nghiệm có gắn với một độ tin cậy xác định, ngoài ra có những chỉ dẫn cụ thể về cách triển khai trắc nghiệm và giải thích kết quả trắc nghiệm. @ Trắc nghiệm dùng ở lớp học (hoặc trắc nghiệm do giáo viên soạn) là trắc nghiệm do giáo viên tự viết để sử dụng trong quá trình giảng dạy, có thể chưa được thử nghiệm và tu chỉnh công phu, thường chỉ sử dụng trong các kỳ kiểm tra với số lượng học sinh không lớn và không thật quan trọng. b. Về việc đảm bảo thời gian để làm trắc nghiệm, có thể phân chia loại trắc nghiệm theo tốc độ và trắc nghiệm không theo tốc độ. @ Trắc nghiệm theo tốc độ thường hạn chế thời gian, chỉ một ít học sinh làm nhanh mới có thể làm hết số câu của bài trắc nghiệm, nhằm đánh giá khả năng làm nhanh của học sinh. @ Trắc nghiệm không theo tốc độ thường cung cấp đủ thời gian cho phần lớn sinh có thể kịp suy nghĩ để làm hết bài trắc nghiệm. @ Về phương hướng sử dụng kết quả trắc nghiệm, có thể phân chia ra trắc nghiệm theo chuẩn (norm-referrenced test) và trắc nghiệm theo tiêu chí (criterion-referrenced test): - Trắc nghiệm theo chuẩn: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các các nhân khác cùng làm một bài trắc nghiệm. -Trắc nghiệm theo tiêu chí: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với một tiêu chí xác định nào đó cho trước. 3. Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan: 3.1: CÁC KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI: 3 kỹ năng hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức theo hệ thống phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom 3.1.1. Câu hỏi BIẾT - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm, tên người, địa phương … - Tác dụng đối với học sinh : Giúp học sinh ôn lại những gì đã biết, đã trải qua. - Cách thức dạy học: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Ai…? Cái gì…? ở đâu …? Thế nào …? Khi nào…? Hãy định nghĩa…? Hãy mô tả… Hãy kể lại …. 3.1.2. Câu hỏi HIỂU - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm … khi tiếp nhận thông tin. - Tác dụng đối với học sinh : * Giúp học sinh có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học. * Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện … trong bài học - Cách thức dạy học: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Vì sao…? Hãy giải thích…? Hãy so sánh…, Hãy liên hệ …. 3.1.3. Câu hỏi ÁP DỤNG - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh khả năng áp dụng những thông tin đã tiếp thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm … ) vào tình huống mới. - Tác dụng đối với học sinh : * Giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật. * Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. - Cách thức dạy học : * Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học. * Giáo viên có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để học sinh lựa chọn một câu trả lới đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trình tích cực. Trắc nghiệm khách quan có nhiều loại câu hỏi khác nhau: Loại 1. Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions) Loại 2. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choise questions) Loại 3. Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer). Loại 4. Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items) 3.2. Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions): - Trước một câu dẫn xác định (thông thường không phải là câu hỏi), học sinh đưa ra nhận định và lựa chọn một trong hai phương án trả lời Đúng hoặc Sai. Ưu điểm của trắc nghiệm Đúng – Sai: Là loại câu hỏi đơn giản dùng để trắc nghiệm khách quan kiến thức về sự kiện, vì vậy viết loại câu hỏi này tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm. Nhược điểm của trắc nghiệm Đúng – Sai: Học sinh có thể đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp. Học sinh Giỏi có thể không thoả mãn khi buộc phải chọn Đúng – Sai khi câu hỏi viết chưa kỹ càng. 3.3. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choise questions): - Đây là loại trắc nghiệm thông dụng nhất. Loại này thường có hai phần: Phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu môït câu hỏi. Phần sau là các phương án để chọn thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D hoặc các con số 1, 2, 3, 4. Trong các phương án đã chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất còn các phương án khác được đưa vào với tác dụng gây nhiễu còn gọi là câu mồi. Do vậy khi các câu lựa chọn được chuẩn bị tốt thì một người không có kiến thức chắc chắn về vấn đề đó sẽ không thể nhận biết được trong tất cả các phương án đã chọn đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu. Khi soạn thảo loại trắc nghiệm này thường người soạn cố gắng làm cho các phương án nhiễu đều có vẻ “hợp lý” và “hấp dẫn” như phương án đúng. Ngoài ra phần dẫn có thể là một câu bỏ lửng và phần sau là đoạn bổ sung để phần dẫn trở nên hợp lý. @ Ưu điểm: Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra – đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như:  Xác định mối tương quan nhân quả.  Nhận biết các điều sai lầm.  Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau.  Định nghĩa các khái niệm.  Tìm nguyên nhân của một số sự kiện.  Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa 2 hay nhiều vật.  Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện.  Xác định thức tự hay cách sắp đặt nhiều vật.  Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm. Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều lần so với các loại trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án chọn lựa tăng lên. Tính giá trị tốt hơn với bài trắc nghiệm có nhiều câu lựa chọn, người ta có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng nguyên lý, định luật, tổng quát hoá rất hữu hiệu. @ Nhược điểm: Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, còn những câu còn lại (câu nhiễu) cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra cần soạn câu hỏi để đo được mức trí năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu. Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thoả mãn. Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận soạn kỹ. @ Câu hỏi này có thể dùng để thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy khi thiết kế loại câu hỏi trắc nghiệm này cần lưu ý: - Câu dẫn cần có nội dung ngắn ngọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa và diễn đạt rõ ràng một vấn đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần phải được nhấn mạnh để học sinh không bị nhầm. Câu dẫn phải là câu hỏi trọn vẹn để học sinh hiểu được mình đang được hỏi vấn đề gì. - Câu chọn cũng phải rõ ràng và dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn, có cấu trúc song song. - Nên có tốt nhất từ 3-5 câu lựa chọn trở lên, nếu số phương án lựa chọn ít thì yếu tố đoán mò hay may rủi được tăng lên. Nhưng ngược lại nếu có quá nhiều phương án lựa chọn thì người soạn khó soạn và học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi. - Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng, các phương án còn lại thật sự nhiễu. Nhưng cần cố gắng sau phần nhiễu này không nhằm mục đích chính là gây nhiễu hay gài bẫy học sinh mà là để phân loại học sinh. - Không được đưa vào hai câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên viết một kiến thức nào đó. - Các câu trả lời đúng nhất cần phải được đặt ở vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên. - Trong một số trường hợp chúng ta có thể có thêm một số phương án như: không có câu trả lời nào là đúng nhất hoặc 2 câu trả lời nào đó là đúng nhất để học sinh còn lưỡng lự sẽ lựa chọn. @ Ngoài ra còn có một dạng phối hợp giữa trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn với loại trắc nghiệm tự luận. Đây là dạng câu hỏi nhiều lựa chọn nhưng được đặt thêm 01 câu hỏi giải thích dưới dạng thành văn yêu cầu học sinh giải thích tại sao chọn phương án trả lời đó. Ở đây học sinh phải dùng cách hành văn của chính mình để viết ra cách giải, cách suy luận, giải thích để đưa đến kết quả mình lựa chọn. Loại câu hỏi này gần như mang đầy đủ các ưu điểm của loại câu hỏi nhiều lựa chọn và loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận. Đặc biệt là nó khắc phục được các nhược điểm của câu hỏi nhiều lựa chọn: Loại bỏ được khả năng đoán mò, đánh giá được khả năng tư duy sáng tạo và trình độ tư duy của học sinh đồng thời đánh giá được khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn của học sinh để sắp xếp, diễn đạt, trình bày một vấn đề. Tuy nhiên loại câu hỏi nhiều lựa chọn đã khó soạn nay lại phối hợp với trắc nghiệm tự luận thì càng khó hơn vì câu hỏi này cần có nội dung để giáo viên đo được những gì mà trắc nghiệm khách quan chưa thực hiện được. Khi chọn những câu hỏi nhiều lựa chọn để phối hợp với tự luận có những điểm cần chú ý như sau: - Phải là những câu hỏi nhiều lựa chọn hay, có nội dung để đánh giá khả năng ở mức trí lực cao như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thực nghiệm, óc quan sát tinh vi, nhận xét tinh tế vì đánh giá các mức trí lực cao là nhược điểm của câu hỏi trắc nghiệm khách quan song đó lại là ưu điểm của tự luận. - Dù là câu hỏi trắc nghiệm khách quan hay tự luận thì học sinh cũng phải suy nghĩ, song để đảm bảo độ tin cậy của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn thì số câu hỏi phải nhiều vì vậy phần trắc nghiệm tự luận kết hợp phải là câu trả lời được viết ngắn ngọn, rõ ràng, súc tích, ít tốn thời gian do đó câu hỏi lựa chọn loại này cũng chỉ nên đề cập một vấn đề, một nguyên tắc, không nên hỏi nhiều vấn đề trong một câu như trắc nghiệm tự luận. - Do phần chấm điểm tự luận mang tính chủ quan nên phần tự luận của câu hỏi loại này không nên cho quá nhiều điểm so với phần trắc nghiệm khách quan. 3.3. Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer): Đây là dạng trắc nghiệm khách quan có câu trả lời tương đối tự do. Thường chúng ta nêu ra một mệnh đề có khuyết một bộ phận , học sinh nghĩ ra nội dung trả lời thích hợp để điền vào chỗ trống, thường là những câu trả lời có nội dung ngắn ngọn hoặc một vài từ. @ Ưu điểm: Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc sáng kiến. Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ, nghĩ ra, tìm câu trả lời. Dù sao việc chấm điểm dạng này cũng tương đối nhanh hơn tự luận và cách soạn cũng phần nào dễ hơn trắc nghiệm nhiều lựa chọn, song thường rắc rối và khó khăn hơn những dạng trắc nghiệm khách quan khác. @ Nhược điểm: Khi soạn dạng trắc nghiệm này thường dễ mắc phải sai lầm là trích nguyên văn các câu và từ trong sách giáo khoa. Đồng thời phạm vi kiểm tra của câu hỏi này thường chỉ giới hạn ở những chi tiết vụn vặt. Việc chấm bài cũng mất thời gian hơn. Khi soạn loại câu trắc nghiệm này chúng ta cần lưu ý: Mỗi câu nên chủ có một hoặc hai chỗ trống ở giữa hoặc ở cuối câu. Các khoảng trống nên có độ dài thích hợp và bằng nhau đề hạn chế sự đoán mò của học sinh. Ngoài ra ta còn có một dạng khác là câu hỏi bằng hình vẽ, thường cho học sinh chú thích một vài chi tiết để sót trên hình vẽ hoặc sửa một chi tiết sai trên trên một đồ thị hay biểu đồ, hoặc điền vài chi tiết trên bảng đồ câm, .v.v.v . @ Lưu ý: Hai loại câu hỏi trắc nghiệm này có nhiều tài liệu tách thành hai loại riêng biệt, nhưng có tài liệu lại nhập hai loại câu hỏi này là một. 3.4. Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items): Có thể xem đây là một dạng đặc biệt của dạng trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, dạng câu hỏi này thường gồm hai cột thông tin, một cột là những câu hỏi (hay câu dẫn) một cột là những câu trả lời (hay còn gọi là câu lựa chọn), yêu cầu học sinh phải tìm cách ghép các câu trả lời ở cột này với câu hỏi ở cột khác sau cho hợp lý. @ Ưu điểm: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan ghép đôi dễ viết, dễ dùng, laọi này thường phù hợp tâm lý học sinh. Chúng ta có thể dùng dạng câu hỏi này để đo (đánh giá) các loại trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan. @ Nhược điểm: Loại câu hỏi này không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này để đạt được mục đích đánh giá trí năng cao đòi hỏi rất nhiều công phu. Ngoài ra nếu chúng ta tạo danh sách mỗi cột dài thì học sinh tốn nhiều thời gian cho học sinh đọc mỗi cột trước khi ghép đôi. - Khi soạn dạng câu hỏi này chúng ta cần lưu ý: + Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại và có liên quan với nhau (học sinh có thể dễ nhầm lẫn). + Cột câu hỏi và cột câu trả lời không nên bằng nhau, nên tạo nên những câu trả lời dư ra để tạo cho học sinh sự cân nhắc khi lựa chọn. + Thứ tự các câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự các câu hỏi để học sinh cần suy nghĩ khi lựa chọn, tránh đoán mò. IV. KỸ THUẬT THIẾT KẾ ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN A. QUY TRÌNH THIẾT KẾ MỘT ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DẠNG ĐÚNG - SAI Thông thường, để thiết kế một đề trác nghiệm khách quan dạng câu hỏi Đúng – Sai ta thực hiện theo các bước sau: · Bước một: Chọn vấn đề và đưa ra câu hỏi · Bước hai: Đưa ra 2 cách giải khác nhau (trong đó 1 kết quả đúng và 1 kết quả sai). · Bước ba: Chọn một trong hai kết quả trên tạo đặt đề bài. B. QUY TRÌNH THIẾT KẾ MỘT ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DẠNG NHIỀU LỰA CHỌN Thông thường, để thiết kế một đề trắc nghiệm khách quan dạng câu hỏi nhiều lựa chọn ta thực hiện theo các bước sau: · Bước một: Chọn vấn đề và đưa ra câu hỏi · Bước hai: Đưa ra các phương án lựa chọn (trong đó có một phương án đúng nhất) . · Bước ba: Kết hợp phần dẫn và phần lựa chọn tạo đề mới. C. QUY TRÌNH THIẾT KẾ MỘT ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DẠNG ĐIỀN KHUYẾT HOẶC CÂU TRẢ LỜI NGẮN. Thông thường, để thiết kế một đề trác nghiệm khách quan dạng điền khuyết ta thực hiện theo các bước sau: · Bước một: Chọn vấn đề và đưa ra câu hỏi · Bước hai: Xác định mệnh đề đủ (Câu trả lời đủ). · Bước ba: Tạo thành những mệnh đề khuyết từ đó hình thành đề D. QUY TRÌNH THIẾT KẾ MỘT ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DẠNG GHÉP ĐÔI Thông thường, để thiết kế một đề trác nghiệm khách quan dạng điền khuyết ta thực hiện theo các bước sau: · Bước một: Chọn vấn đề và đưa ra câu hỏi · Bước hai: Xác định câu dẫn và câu lựa chọn. · Bước ba: Tạo thành đề V. 5 NGUYÊN TẮC RA ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM: 1. Đề thi phải có độ khó hợp lý, tránh những đề thi kiểu kiểm tra trí nhớ để đánh đố HS. 2. Không nên ra đề thi kiểu phải học thuộc lòng, học vẹt. Việc ra đề thi phải làm sao đánh giá được khả năng lý giải, ứng dụng, phân biệt, và phán đoán của HS. 3. Nội dung của đề thi phải bao hàm đầy đủ các cấp độ của nhận thức. Chẳng hạn, trong cấu trúc đề thi, 6 cấp độ của nhận thức có thể được phân theo tỉ lệ như sau: 10%, 20%, 30%, 20%, 10%, 10%. 4. Có thể đưa vào đề thi một tỉ lệ nhất định loại trắc nghiệm kép (loại trắc nghiệm có nhiều hơn 1 đáp án đúng). Như vậy sẽ có thể kích thích sự tư duy, khả năng phân biệt ở trình độ cao của HS. 5. Với đề trắc nghiệm chọn 1 trong 4 đáp án, xác suất đúng sẽ là 25%. Có những HS sẽ “đoán mò”. Do đó sẽ có hiện tượng “ăn may”. Vì thế sẽ khó đánh giá một cách chính xác học lực của từng HS. Nếu sử dụng phương pháp “trừ điểm ngược”, nghĩa là đưa ra đáp án sai sẽ bị trừ điểm. Ở mức độ nhất định có thể hạn chế kiểu chọn bừa đáp án của HS. (Nguồn: Bộ giáo dục và Đào tạo) C.NỘI DUNG THỰC HIỆN: Để thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan,Giáo viên thực hiện theo quy trình sau: 1.Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra. Sau khi HS học xong môt chương hay một học kỳ … 2.Xác định mục tiêu dạy học; Xác định rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu thái độ trong chương trình môn học. 3.Thiết lập ma trận hai chiều:Một chiều là nội dung hay mạch kiến thức cần đánh giá, một chiều là mức độ nhận thức của HS ( 3 mức độ :Nhận biết , Thông hiểu và Vận dụng). 4. Thiết kế câu hỏi, bài tập theo ma trận hai chiều ở trên. 5.Thiết kế đáp án, biểu điểm. IM: Trc nghim: T lun: Tng cng: Cỏch thc tin hnh : Bc 1: Mi giỏo viờn nghiờn cu ti liu v kim tra ỏnh giỏ bng trc nghim khỏch quan theo quy trỡnh ó nờu trờn . Bc 2: Mi giỏo viờn ra mt kim tra vi cu trỳc sau: Phn 1:Trc nghim khỏch quan (5 im ) Phn 2: Bi tp (5 im ) tham kho: Mụn cụng ngh 8 HC K II Ma trn hai chiu: BI NHN BIT THễNG HIU VN DNG TNG CNG TNKQ TNKQ T LUN SCU IM 33 0,5 1 0,5 39 0.5 1 0.5 40 1 1 1 41 0,5 0.5 2 1 42 0.5 1 0,5 43 0.5 1 0.5 44 0.5 0.5 2 1 46 2 1 2 49 2 1 2 51 0,5 1 0,5 53 0.5 1 0,5 CNG 2.5 2,5 5,0 13 10 : (Thi gian 45 phỳt ) Phn 1. Trc nghim khỏch quan (5 im) Phan traỷ lụứi traộc nghieọm: i vi mi cõu trc nghim, thớ sinh chn v tụ kớn mt ụ trũn tng ng vi phng ỏn tr li. Cỏch tụ ỳng: 01 06 02 07 03 08 04 09 05 10 Cõu 1. Khi sa cha in ta khụng nờn: A. Ngt aptomat, rỳt phớch cm in. B. Rỳt np cu chỡ v ct cu dao. C. Ct cu dao, rỳt phớch cm in v ngt aptomat. D. Dựng tay chm vo dõy in khụng cú v bc cỏch in (dõy trn). Cõu 2. ốn hunh quang cú u im so vi ốn si t l: A.Khụng cn chn lu. B.Tit kim in nng. C.nh sỏng liờn tc. D.Giỏ thnh r. Cõu 3 . Dõy t núng ca bn l in c lm bng vt liu: A. vonfram. B. vonfram phủ bari- oxit. C. niken-crom. D. fero- crom. Câu 4. Một bàn là ghi 240V – 1000W, sử dụng với nguồn điện nào là phù hợp nhất: A. Nguồn điện 110V.B. Nguồn điện 380V. C. Nguồn điện 220V. D. Cả 3 câu trên đều sai. Câu 5 . Trên nồi cơm điện có ghi 220V, ý nghĩa của số liệu kĩ thuật đó là: A. cường độ định mức của nồi cơm điện. B. điện áp định mức của nồi cơm điện. C. công suất định mức của nồi cơm điện. D. dung tích soong của nồi cơm điện. Câu 6. Đồ dùng loại điện – nhiệt là loại đồ dùng biến đổi: A. điện năng thành quang năng. B. điện năng thành nhiệt năng. C. điện năng thành cơ năng. D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 7 . Điền vào chỗ trống ở câu sau để được câu trả lời đúng. Nguyên lí làm việc của động cơ điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện, biến đổi …………….thành …………… A. điện năng ; cơ năng. B. nhiệt năng ; cơ năng. C. điện năng ; nhiệt năng. D. nhiệt năng ; điện năng. Câu 8.Vai trò của động cơ điện: A.Làm mát cho cơ thể B.Tạo ra cơ năng C. Bơm nước lên. D.Tạo gió Câu 9. Thiết bị điện nào dưới đây là thiết bị đóng cắt của mạng điện trong nhà? A. Cầu chì. B.Phích cắm điện. C. Ổ cắm điện. D. Cầu dao. Câu 10. Điền vào chỗ trống ở câu sau để được câu trả lời đúng. Trong cầu chì, bộ phận quan trọng nhất là …… được mắc…….với mạch điện cần bảo vệ. A. dây chảy ; nối tiếp B. dây chảy ; song song C. dây dẫn điện ; song song D. dây dẫn điện ; nối tiếp Phần 2:TỰ LUẬN (5 điểm) Bài 1:( 2 điểm): Một máy biến áp một pha có:U 1 = 220V; U 2 = 110V; Số vòng dây N 1 =440 vòng; N 2 = 220 vòng. 1. Máy biến áp trên là máy biến áp tăng áp hay giảm áp? Tại sao? 2. Khi điện áp sơ cấp U 1 =210V, nếu không điều chỉnh số vòng dây thì điện áp thứ cấp bằng bao nhiêu ? Bài 2:( 2 điểm):Tính toán điện năng tiêu thụ của hộ gia đình: Tên đồ dùng điện Công suất P(W) Số lượng Thời gian dùng trong ngày: t(h) Điện năng tiêu thụ trong ngày: A(Wh) Đèn sợi đốt 100 2 4 h Đèn huỳnhquang 50 4 2 h Quạt trần 100 2 5 h Quạt bàn 50 4 2 h Tổng cộng điện năng tiêu thụ trong ngày: Angày = Điện năng tiêu thụ trong tháng: Atháng = Angày x 30 = (kWh ) Bài 3:( 1 điểm) Vẽ sơ đồ mạch điện (sơ đồ nguyên lý) của bộ đèn ống huỳnh quang: Gồm có đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te . ----Hết ----

Ngày đăng: 26/06/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w