LỜI MỞ ĐẦU Lương thực thực phẩm là những nhu yếu phẩm cần thiết không thể thiếu trong đời sống của con người. Chúng giúp chúng ta bổ sung nguồn năng lượng và dinh dưỡng tiêu hao trong sinh hoạt và duy trì sức khỏe tốt cho con người. Hiện nay, nguồn lương thực thực phẩm được sản xuất, chế biến từ nông, lâm, thủy sản và chăn nuôi. Tuy nhiên, một trong những vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm hiện nay chính là tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều những thông tin về việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc sử dụng một số hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản đã gây ra nhiều hậu quả xấu đối với môi trường và sức khỏe của con người, tạo nhiều lo lắng cho người dân, gây ảnh hưởng đến tiêu dùng và xuất khẩu. Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động mà còn có thể là nguyên nhân gây ngộ độc cho con người, nếu như ta không tuân thủ những biện pháp vệ sinh thực phẩm hữu hiệu. I/ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM LÀ GÌ ? Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng gây bệnh lý cho con người khi dùng phải thực phẩm không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm hoặc thực phẩm hư hỏng. Các triệu chứng có thể phát hiện ngộ độc thực phẩm : - Đau cổ họng - Nổi các vết đỏ - Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. - Đau bao tử … * Tình hình thực phẩm trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng : Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới về đánh giá chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã xác định được một nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em là các bệnh đường ruột, trong đó phổ biến là tiêu chảy. Nguyên nhân quan trọng gây ra các bệnh trên là do thực phẩm nhiễm khuẩn. Ước tính mỗi phút trên thế giới ở những nước đang phát triển có 06 trẻ em chết vì tiêu chảy, trong đó có 04 em chết vì ngộ độc thực phẩm. Tại Mĩ có 12,6 triệu người ngộ độc thực phẩm trong năm. Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam từ năm 1999 có 213 vụ ngộ độc thực phẩm, 71 trường hợp tử vong. Năm 2000 có 4233 người bị ngộ độc thực phẩm, năm 2009 tại Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai có 05 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể. Gần đây nhất, tại cơ sở giết mổ lợn tập trung ở Hoàng Mai - Hà Nội, qua kiểm tra 22 chủ hộ kinh doanh, chỉ có 25% số lợn đưa vào giết mổ được kiểm dịch, khu giết mổ không đảm b ảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm trọng. II/ NGUYÊN NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Do ăn thực phẩm có chứa : - Vi sinh vật gây ngộ độc - Nấm mốc và độc tố - Hóa chất độc - Phụ gia thực phẩm sử dụng không đúng cách - Thực phẩm có sẵn chất độc. 1. Vi sinh vật gây độc : bao gồm vi khuẩn, vi rut, kí sinh trùng… các loại vi sinh vật này chủ yếu tìm thấy trong phân động vật, trong đất, trong cơ thể con người. Khi được thải ra môi trường có thể gây ô nhiễm rau quả, hoặc kí sinh trong cá và ốc gây ngộ độc thực phẩm. Các thực phẩm có nguy cơ cao dễ bị nhiễm vi sinh vật gây ngộ độc : gia súc, gia cầm, sửa và các thành phẩm từ sữa, trứng và các thành phẩm từ trứng, cá và thủy sản các loại, thực phẩm đóng hộp, các loại rau (đặc biệt là các loại rau được bón từ phân bắc). 2. Nấm mốc : Là sinh vật có thể phát triển nhanh tạo thành một lớp lông gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính cho con người. Ví dụ trong ngũ cốc, lạc, hoa quả bị mốc có độc tố Aflatoxin . Nếu ăn thực phẩm này trong thời gian dài có thể bị ung thư . 3. Hóa chất độc : Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kháng sinh, hoocmôn tăng trưởng, hóa chất tẩy rửa sử dụng trong cơ sở thực phẩm, dư lượng hóa chất có trong môi trường nơi thực phẩm được nuôi trồng. 4. Phụ gia thực phẩm : Được sử dụng trong quá trình chế biến, xử lí, bao gói, vận chuyển thực phẩm nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện mùi, vị và trạng thái bên ngoài của thực phẩm. Người ăn có thể bị ngô độc thực phẩm nếu dùng phụ gia quá lượng cho phép hoặc sử dụng phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế. 5. Thực phẩm có sẵn chất độc : Một số nấm, sắn và một số loài cá như cá nóc. LỜI KẾT Đây là vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phảm không thể một sớm một chiều giải quyết được và việc giải quyết nó cũng không phải là trách nhiệm của mỗi cá nhân hay một tổ chức nào cả. Đểcông tác thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm được hiệu quả nhất cần sự hợp tác tích cực của quần chúng trong việc giám sát an toàn thực phẩm kết hợp với sự cố gắng nổ lực của các cơ quan tổ chức. Có vậy mới hạn chế vấn đề ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng, nhằm giữ gìn sức khỏe cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ con cháu chúng ta ngày mai. . chế biến từ nông, lâm, thủy sản và chăn nuôi. Tuy nhiên, một trong những vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm hiện nay chính là tình hình vệ sinh. chất độc : Một số nấm, sắn và một số loài cá như cá nóc. LỜI KẾT Đây là vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phảm không thể một sớm một chiều giải quyết