1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu hướng dẫn thực hiện một số điều khoản của Qui định (EC) số 852/2004 về vệ sinh thực phẩm

18 117 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 523,13 KB

Nội dung

Tài liệu hướng dẫn thực hiện một số điều khoản của Qui định (EC) số 852/2004 về vệ sinh thực phẩm liên quan đến những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và các cơ quan thẩm quyền, nhằm đưa ra hướng dẫn để thực hiện các yêu cầu mới về vệ sinh thực phẩm và các vấn đề liên quan.

Tổng vụ Y tế và Bảo vệ Người tiêu dùng TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Thực hiện một số điều khoản của Qui định (EC) số 852/2004  về vệ sinh thực phẩm  UỶ BAN CHÂU ÂU TỔNG VỤ Y TẾ VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Brussels, 21/12/2005     Tài liệu hướng dẫn thực hiện một số điều khoản của Qui định (EC) số 852/2004 về vệ sinh thực phẩm  Tài liệu này được xây dựng chỉ nhằm mục đích thơng tin. Tài liệu này khơng được Uỷ  ban   Châu Âu thơng qua hoặc cơng nhận Uỷ  ban Châu Âu khơng bảo đảm sự  chính xác những thơng tin đã cung cấp và cũng khơng   chịu trách nhiệm đối với việc sử  dụng những thơng tin này. Do vậy, người sử  dụng phải   thực hiện các cảnh báo cần thiết trước khi sử dụng thơng tin này.  Mục đích của tài liệu  Tài liệu này chủ yếu liên quan đến những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và các cơ  quan thẩm quyền, nhằm đưa ra hướng dẫn để thực hiện các u cầu mới về vệ sinh thực   phẩm và các vấn đề liên quan Ghi chú Tài liệu này là văn bản mang tính đúc kết và sẽ được cập nhật các nội dung liên quan đến   kinh nghiệm và thơng tin từ các Quốc gia Thành viên, cơ quan thẩm quyền, những người   kinh doanh thực phẩm và Văn phòng Thú y và Thực phẩm của Uỷ ban 1. GIỚI THIỆU Qui định (EC) 852/2004 về vệ sinh thực phẩm  1 (sau đây được gọi là “Qui định”) được thơng qua   ngày 29/4/2004. Nó đưa ra các qui định chung về vệ sinh dành cho các nhà kinh doanh thực phẩm   tại mọi cơng đoạn của chuỗi sản xuất thực phẩm. Sau khi thơng qua Qui định, Uỷ  ban đã được   đề  nghị  làm rõ nhiều vấn đề  có liên quan. Tài liệu này nhằm giúp tìm hiểu các đề  nghị  làm rõ   Tổng Vụ Y tế và Bảo vệ người tiêu dùng đã tổ chức hàng loạt các buổi làm việc với chuyên gia  từ  các quốc gia thành viên nhằm xem xét và tiến tới thống nhất một số  vấn đề  liên quan đến   việc thực hiện Qui định Liên quan đến tính minh bạch, Uỷ ban cũng đã thảo luận với các bên liên quan nhằm cho phép   các thành phần kinh tế xã hội đưa ra ý kiến. Cuối cùng, Uỷ ban đã tổ chức một buổi họp với đại  diện của các nhà sản xuất, ngành cơng nghiệp, thương mại và người tiêu dùng để thảo luận các  vấn đề liên quan đến việc thực hiện Qui định Các buổi họp và thảo luận nói trên được cho rằng cần được tiếp tục căn cứ trên kinh nghiệm có   được thơng qua việc áp dụng đầy đủ Qui định này kể từ ngày 1/1/2006 Cần lưu ý rằng các vấn đề liên quan đến việc khơng tn thủ của hệ thống luật lệ quốc gia đối   với Qui định vẫn nằm ngồi khn khổ của việc áp dụng và sẽ tiếp tục được giải quyết theo các   thủ tục do Uỷ ban xây dựng Tài liệu hiện tại sẽ  hỗ  trợ  cho mọi đối tượng trong chuỗi thực phẩm hiểu rõ hơn và do đó áp  dụng chính xác theo một cách thống nhất Qui định này. Tuy nhiên, tài liệu này khơng mang tính   pháp qui, và do vậy trong trường hợp có tranh chấp, trách nhiệm cuối cùng trong việc làm rõ luật   sẽ thuộc về Tồ án Tư pháp Để hiểu được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của Qui định (EC) 852, cần phải làm quen và hiểu   các phần khác của hệ thống luật lệ của Cộng đồng, đặc biệt là các ngun tắc và giải thích sau: ­ Qui định (EC) 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đưa ra các ngun tắc và qui   định chung của luật thực phẩm, thành lập Cơ  quan thẩm quyền về  An toàn Thực phẩm  của Châu Âu và đưa ra các thủ  tục liên quan đến an toàn thực phẩm 2 (cũng được coi là  Luật Thực phẩm chung) ­ Qui định (EC) 882/2004 của Nghị  viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/4/2004 về  việc  kiểm sốt chính thức được thực hiện nhằm đảm bảo sự thẩm tra việc tn thủ luật thực   phẩm và thức ăn, sức khoẻ động vật chăm sóc động vật3 ­ Qui định của Uỷ ban Châu Âu (EC) số 2073/2005 ngày 15/11/2005 về các chỉ tiêu vi sinh   vật cho thực phẩm 4, và ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  OJ No L 226, 25/6/1994, trang 3  OJ No L 31, 1/2/2002, trang 1  OJ No L 191, 28/5/2004, trang 1  OJ No L 338, 22.12.2005, trang 1 ­ Qui định của Uỷ ban Châu Âu (EC) số  2074/2005 ngày 5/12/2005 về  thực hiện các biện   pháp với một số sản phẩm theo Qui định (EC) số  853/2004 và để  tổ  chức các kiểm sốt   chính thức theo các Qui định (EC) số 854/2004 và số 882/2004, rút ra từ Qui định (EC) số  852/2004 và sửa đổi các Qui định (EC) số 853/2004 và số 854/20045.  Một văn bản hướng dẫn riêng vè Qui định (EC) số 178/2002 đã được thiết lập (Xem http://europa.eu.int/comm/food/food/foodlaw/guidance/index_en.htm    )  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  OJ No L 338, 22.12.2005, trang 27 2. NGHĨA VỤ CỦA CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC PHẨM Các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm phải thực hiện Qui định này. Họ phải đảm bảo rằng tất   cả các u cầu đều được thực hiện phù hợp để đảm bảo an tồn thực phẩm Ngồi Qui định (EC) số  852/2004, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm xử lý thực phẩm có   nguồn gốc từ động vật cũng thực hiện các u cầu phù hợp của Qui định (EC) số 853/2004 3. PHẠM VI 3.1.  Cơng đoạn trước chế biến Qui định này điều chỉnh cơng đoạn sơ chế sản phẩm Cơng đoạn trước chế biến được định nghĩa tại Điều 3(17) của Qui định (EC) số 178/2002 : « Cơng đoạn trước chế biến» là sản xuất, ni hoặc trồng các sản phẩm sơ  chế, bao gồm thu   hoạch, vắt sữa và ni các động vật trước khi giết mổ. Nó cũng bao gồm cả săn bắn, đánh bắt   và thu hái các sản phẩm tự nhiên Các qui tắc đối với cơng đoạn  trước chế  biến được nêu tại Phụ  lục I, Phần A, điểm I (1) của   Qui định (EC) số 852/2004 Phụ lục I, Phần A, điểm I(1) của Qui định (EC) số 852/2004 cũng điều chỉnh các hoạt động liên   quan đến công đoạn trước chế biến sau đây: ­ Việc vận chuyển, lưu kho và xử lý các sản phẩm trước chế biến tại nơi sản xuất, miễn   là không làm thay đổi đáng kể bản chất của chúng ; ­ Việc vận chuyển động vật sống, khi cần thiết để đạt các mục tiêu của Qui định này; và ­ Trong trường hợp các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và các sản phẩm thuỷ sản  : các  hoạt động vận chuyển để  chuyển các sản phẩm trước chế  biến, bản chất của chúng  khơng bị thay đổi đáng kể, từ nơi sản xuất đến một doanh nghiệp Do vậy, thuật ngữ «cơng đoạn trước chế  biến» trong tài liệu hướng dẫn này cần được hiểu là  các sản phẩm sơ chế bao gồm các hoạt động có liên quan này Công đoạn trước chế  biến là một thuật ngữ  mô tả  các hoạt động tại trại nuôi hoặc   cấp độ  tương tự và bao gồm : Sản xuất, nuôi hoặc trồng các sản phẩm thực vật như các loại hạt, quả, rau và thảo mộc  cũng như việc vận chuyển, lưu kho và sơ chế sản phẩm (mà không làm thay đổi đáng kể  bản chất) tại trại nuôi và vận chuyển chúng tiếp đến một doanh nghiệp Sản xuất, ni hoặc trồng các lồi động vật dùng làm thực phẩm tại trang trại ni và   mọi hoạt động có liên quan, cũng như là việc vận chuyển các động vật cho thịt tới chợ, lò   mổ hoặc vận chuyển động vật giữa các trang trại với nhau Sản xuất, ni hoặc trồng các loại ốc sên tại trang trại và việc vận chuyển (khi cần) tới   doanh nghiệp chế biến hoặc mang ra chợ Vắt sữa và lưu kho sữa tại trang trại Sản xuất và thu gom trứng tại cơ  sở  của nhà sản xuất, nhưng khơng bao gồm các hoạt   động đóng gói Đánh cá, xử lý các sản phẩm thuỷ sản (khơng làm thay đổi đáng kể  bản chất của chúng)   trên các khoang tàu (trừ  tàu đơng lạnh và tàu chế  biến) và vận chuyển chúng tới doanh   nghiệp đầu tiên (bao gồm cả  chợ  đấu giá) trên đất liền. Hoạt động này bao gồm việc   đánh bắt, xử lý và vận chuyển cá được đánh bắt ở nước ngọt (sông, hồ) Sản xuất, nuôi và thu hoạch cá trong các trang trại nuôi trồng thuỷ  sản và vận chuỷen   chúng đến một doanh nghiệp Sản xuất, nuôi, trồng, nuôi lưu và thu hoạch động vật nhuyễn thể  hai mảnh vỏ  và vận   chuyển chúng tới một cơ sở giao nhận, cơ sở làm sạch hoặc doanh nghiệp chế biến Thu hoạch nấm, dâu tây,  ốc sên v.v…trong tự  nhiên và việc vận chuyển chúng tới một  doanh nghiệp Những điều lưu ý về công đoạn trước chế biến :  Các qui tắc chung về cơng đoạn trước chế biến  được nêu tại Phụ lục I Qui định (EC)  số 852/2004. Ngồi ra, với một số thực phẩm (ví dụ như sữa tươi, nhuyễn thể hai mảnh   vỏ  sống), có  nhiều qui tắc chi tiết hơn được nêu tại Qui định (EC) số  853/2004 (xem  phần 3.7 của tài liệu hướng dẫn về thực hiện một vài điều khoản của Qui định (EC) số  853/2004 về vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật)  Các sản phẩm thuỷ sản khơng bị thay đổi đáng kể về bản chất : xem hướng dẫn tại  điểm 3.7  Các cơ sở thu gom sữa : ngay sau khi sữa tươi được thu gom từ trang trại, sản phẩm khi  đó bắt đầu chuyển sang cơng đoạn trước chế biến. Các cơ sở thu gom sữa tại đó sữa tươi  được lưu giữ  sau khi thu gom về  từ  một trang trại và trước khi mang tới doanh nghiệp   chế biến sữa khơng được coi là cơng đoạn trước chế biến.   Mật ong và các thực phẩm khác từ ni ong   : mọi hoạt động ni ong phải được coi là  cơng đoạn trước chế biến. Điều này bao gồm ni ong (ngay kể cả khi hoạt động này mở  rộng  để có các tổ ong ở cách xa cơ sở của người ni ong), việc lấy mật ong và bao gói  và/hoặc đóng gói tại cơ sở của người ni ong. Các hoạt động khởng bên ngồi cơ sở của   người ni ong (ví dụ đóng gói/ bao gói mật ong) khơng được coi là cơng đoạn trước chế  biến  Tàu đơng lạnh và tàu chế biến   : việc xử lý, lưu kho và vận chuyển các sản phẩm thuỷ  sản trên khoang tàu đơng lạnh và tàu chế  biến khơng được coi là « cơng đoạn trước chế  biến » 3.2. Các sản phẩm sơ chế Các sản phẩm sơ  chế  được định nghĩa tại Điều 2, đoạn 1, điểm (b) của Qui định (EC) số  852/2004 như sau : « các sản phẩm sơ chế » là các sản phẩm của cơng đoạn trước chế  biến, bao gồm các sản   phẩm từ đất, của ni động vật, của săn bắn và đánh bắt thuỷ sản Các sản phẩm sơ chế gồm : Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, ví dụ các loại hạt, quả, rau, thảo mộc, nấm Các sản phẩm có nguồn gốc từ  động vật, ví dụ  trứng, sữa tươi, mật ong, các sản  phẩm thuỷ sản, nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống Các sản phẩm thu hoạch từ  tự  nhiên, nguồn gốc từ  động hoặc thực vật, ví dụ  như  nấm, dâu tây, ốc sên,… Những điều lưu ý đối với các sản phẩm sơ chế :  Thịt tươi  khơng được coi là sản phẩm sơ chế do có được sau khi giết mổ  Các sản phẩm thủy sản   vẫn được coi là các sản phẩm sơ chế ngay cả sau khi giết   mổ, chọc tiết, xử  lý, bỏ  ruột, chặt vây,  ướp lạnh và đưa vào cơng­ten­nơ  để  vận  chuyển  ở mức độ  trước chế  biến. Các sản phẩm thu được sau khi tiếp tục xử lý (ví   dụ, philê, đóng gói trong chân khơng ) khơng được coi là các sản phẩm sơ chế.  3.3. « Số lượng nhỏ » của các sản phẩm sơ chế đã nêu tại Điều 1, đoạn 2 (c) của Qui định Qui định này khơng áp dụng đối với số lượng nhỏ các sản phẩm sơ chế được cung cấp trực  tiếp bởi người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng hoặc đến các doanh nghiệp bán lẻ ở  địa phương để trực tiếp cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng Nhìn chung, khái niệm « số lượng nhỏ » cần được hiểu rõ để cho phép : Nơng dân bán các sản phẩm sơ chế (rau, quả, trứng, sữa tươi  6v.v…) trực tiếp tới người  tiêu dùng cuối cùng, ví dụ bán hàng ngay tại cửa trang trại hoặc bán hàng tại các chợ địa  phương, bán cho các cửa hàng bán lẻ tại địa phương để người tiêu dùng cuối cùng có thể  đến đó mua trực tiếp, và bán cho các nhà hàng địa phương ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­  Theo điều 10(8) của Qui định 853/2004, các Quốc gia Thành viên có thể  lập ra các qui tắc quốc gia để  ngăn   cấm hoặc hạn chế việc đưa ra thị trường sữa tươi để người tiêu thụ trực tiếp ­ Các cá nhân muốn thu gom các sản phẩm trong tự nhiên như nấm và dâu tây để mang sản   phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng hoặc tới các cửa hàng bán lẻ ở địa phương   để người tiêu dùng cuối cùng có thể đến đó mua trực tiếp và tới các nhà hàng địa phương Theo Điều 1, đoạn 3 của Qui định (EC) số 852/2004, bản thân các Quốc gia Thành viên có thể  đưa ra định nghĩa thêm về khái niệm số lượng nhỏ tuỳ thuộc vào hiện trạng của địa phương,   và có thể  đưa ra các qui tắc dưói luật quốc gia cần thiết để  đảm bảo thực phẩm được an  tồn (phương pháp tiếp cận dựa trên đánh giá mối nguy) Nhìn chung, các qui tắc dưới luật quốc gia được các Quốc gia Thành viên đưa ra về số lượng   nhỏ  như  đã nêu tại Điều 1, đoạn 2(c) sẽ  cho phép các qui phạm hiện tại tiếp tục được áp   dụng, miễn là chúng đảm bảo đạt được các mục tiêu của Qui định 3.4. Thương mại qua biên giới với số lượng nhỏ các sản phẩm sơ chế Điều 1, đoạn 3 của Qui định u cầu các Quốc gia thành viên thiết lập các qui tắc dưới luật  quốc gia nhằm quản lý việc nhà sản xuất các sản phẩm sơ chế với số lượng nhỏ cung cấp   cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc cho các cơ sở bán lẻ địa phương Đơi khi, việc cung cấp này có thể diễn ra qua biên giới, đặc biệt là khi trang trại của người   sản xuất nằm tại vùng lân cận của biến giới các Quốc gia Thành viên Các qui tắc của quốc gia được thơng qua theo Điều 1, đoạn 3 của Qui định (EC) số 852/2004   phải là đối tượng chịu sự điều chỉnh của các qui tắc chung của Hiệp ước.  3.5. Chế biến các sản phẩm sơ chế tại trang trại Các sản phẩm sơ  chế  có thể  được chế  biến tại trang trại, ví dụ  sữa tươi được chế  biến   thành pho mát, nước ép trái cây được chiết xuất từ  hoa quả.  Xét về  thực phẩm có nguồn   gốc từ động vật cũng như các u cầu thích hợp trong Qui định (EC) số 853/2004, các hoạt   động này khơng thuộc cơng đoạn trước chế biến và do vậy chúng phải được thực hiện theo   các u cầu về vệ sinh thực phẩm của Phụ lục II của Qui định này Ví dụ: l Làm nước ép trái cây tại trang trại Nếu một trang trại sử dụng hoa quả thu hoạch hoặc một phần hoa quả thu hoạch (ví dụ: táo)   để  làm nước ép trái cây ngay tại trang trại thì trang trại đó đã vượt qua cấp độ  cơng đoạn   trước chế  biến. Hoạt động làm nước hoa quả  sẽ  được coi là hoạt động sau của cơng đoạn  trước chế biến và do vậy  phải thực hiện theo các u cầu của Qui định (EC) số 852/2004 l Làm pho mát tại trang trại Pho mát được làm bằng cách chế biến sữa tươi hoặc sữa được xử  lý nhiệt, do vậy pho mát   khơng phải là sản phẩm sơ chế thậm chí ngay cả khi nó được làm tại trang trại.  Do vậy sản xuất pho mát tại trang trại phải tn thủ theo các u cầu về vệ sinh thực phẩm   được đề ra trong Qui định (EC) số 852/2004 và Qui định (EC) số 853/2004 Lưu ý: 1) Qui định (EC) số  853/2004 nói chung khơng đưa bán lẻ  vào phạm vi của Qui định   (như  xử  lý và/hoặc chế  biến thực phẩm và bảo quản thực phẩm tại nơi bán hoặc   giao cho người tiêu dùng cuối cùng). Điều này có nghĩa là khi phomát  được sản xuất   và bán  hồn tồn tại trang trại hoặc tại một chợ  địa phương (ví dụ  chợ  họp hàng   tuần, chợ  củaonong dân,vv ) cho những người tiêu dùng cuối cùng thì những hoạt   động này có thể  được thực hiện trong sự  tn thủ  theo các u cầu của Qui định   (EC) số  852/2004, cụ  thể  là trong Phụ  lục II của Qui định này và không phải thực   hiện theo các yêu cầu của Qui định (EC) số  853/2004 ngoại trừ  các yêu cầu về  sữa   tươi. Nếu thích hợp cũng cần tuân thủ  các biện pháp của quốc gia đã được lập ra   theo luật quốc gia của các Quốc gia Thành viên trên cơ sở Điều 1, đoạn 5(c) của Qui   định (EC) số 853/2004 10 2) Nhằm điều chỉnh hoạt động chế  biến tại trang trại hoặc nhằm duy trì các phương   pháp sản xuất truyền thống, các Quốc gia Thành viên có thể  áp dụng các biện pháp   quốc gia phù hợp với các u cầu về cơ sở vật chất có liên quan theo qui trình được   đề  ra trong Điều 13 của Qui định (EC) số  852/2004 và trong Điều 10 của Qui định   (EC) số  853/2004, các phương  pháp truyền thống không thể     điều  chỉnhvới   những u cầu mà Qui định đã đề ra 3.6. Trứng và cơng đoạn trước chế biến Xét đến định nghĩa về cơng đoạn trước chế biến trong Điều 3(17) của Qui định 178/2002, và   Phụ lục I, Phần A, điểm I(1) của Qui định 852/2004, cơng đoạn trước chế biến của trứng bao  gồm xử lý trứng, tức là thu gom và vận chuyển giữa các địa điểm, và bảo quản trứng tại nơi   sản xuất với điều kiện khơng làm thay đổi đáng kể bản chất của chúng. Hoạt động đóng gói  trứng hoặc tại nơi sản xuất hoặc tại doanh nghiệp đóng gói riêng nằm ngồi các hoạt động   của cơng đoạn trước chế biến. Do vậy, các hoạt động này phải tn thủ  theo các u cầu có  liên quan của Phụ lục II của Qui định (EC) số  852/2004 và của Phụ lục III, Mục X của Qui   định (EC) số 853/2004 và của Qui định (EC) số 1907/90 về một số tiêu chuẩn về tiếp cận thị  trường đối với trứng.  3.7.  Ở  cơng đoạn trước chế biến, các sản phẩm sơ  chế  có thể  được vận chuyển, lưu   kho và xử lý với điều kiện khơng làm thay đổi bản chất của sản phẩm  [xem Phụ lục I,  Phần A, điểm I.1(a) của Qui định này] Ở cơng đoạn trước chế  biến, các sản phẩm sơ chế  cần thực hiện các thao tác để  đảm bảo   hình thức trình bày đẹp hơn, như: l Rửa rau, ngắt lá, phân  loại quả, vv l Sấy khơ ngũ cốc, l Giết mổ, moi ruột, bỏ vây, bảo quản lạnh và đóng gói cá.  Các cơng việc này phải được coi là các cơng việc thường xun thơng thường của cơng đoạn  trước chế biến và khơng cần phải đáp ứng các u cầu về an tồn thực phẩm ngồi các u  cầu hiện đang áp dụng cho cơng đoạn trước chế biến Mặt khác, một số cơng việc được thực hiện tại trang trại có thể  làm thay đổi các sản phẩm   và/hoặc đem đến các mối nguy mới cho thực phẩm, ví dụ như gọt vỏ khoai tây, thái lát cà rốt,   bỏ salát vào túi và sử dụng khí bảo quản. Các cơng việc này khơng thể  được coi là các cơng   việc thường xun thơng thường ở cơng đoạn trước chế biến và cũng khơng phải là các cơng   việc liên quan đến cơng đoạn trước chế biến.  3.8. Hoạt động xử lý, sơ chế, bảo quản và phân phối thực phẩm không thường xuyên   do các cá nhân thực hiện   11 Các hoạt động như xử lý, sơ chế, bảo quản và phân phối thực phẩm không thường xuyên do   các cá nhân thực hiện tại các nơi như nhà thờ, trường học hoặc phiên chợ  làng không thuộc  phạm   vi     Qui   định     Điều       nêu   rõ     điểm       Qui   định   (EC)   số  852/2004. Câu thứ 2 nêu rằng:  “Các qui tắc của Cộng đồng Châu Âu chỉ áp dụng cho các hoạt động kinh doanh, khái niệm   này muốn ám chỉ đến tính liên tiếp của các hoạt động và quy mơ tổ chức các hoạt động đó” Thuật ngữ  “hoạt động kinh doanh” được kết hợp cùng với định nghĩa về  “kinh doanh thực   phẩm” (theo Điều 3(2) của Luật thực phẩm chung (Qui định (EC) số  178/2002), một “kinh   doanh thực phẩm” phải là “hoạt động kinh doanh”). Một người nào đó xử  lý, sơ  chế, bảo  quản hoặc phân phối thực phẩm khơng thường xun và với quy mơ nhỏ (ví dụ một nhà thờ,   trường học phiên chợ  làng và các bối cảnh khác như  các buổi từ  thiện có các cá nhân tự  nguyện mà tại nơi đó có sơ  chế  thực phẩm khơng thường xun) khơng được xem là “hoạt  động kinh doanh” và do vậy khơng phải là đối tượng của các qui định về  vệ  sinh của Cộng   đồng Châu Âu.  3.9. Các hoạt động kinh doanh thực phẩm và bán hàng trên mạng Một số hình thức kinh doanh chào bán thực phẩm qua mạng. Mặc dù hình thức thương mại   này khơng được đề  cập đến trong Qui định này nhưng những hình thức kinh doanh đó nằm  trong định nghĩa về  kinh doanh thực phẩm và đang phải áp dụng các u cầu của luật thực   phẩm 4. CÁC THUẬT NGỮ “NẾU CẦN”, “NẾU PHÙ HỢP”, “THÍCH HỢP” VÀ “ĐỦ” Khi các Phụ  lục của Qui định này sử dụng thuật ngữ “nếu cần”, “nếu phù hợp, “thích hợp”  và “đủ”, điều đó có nghĩa là tuỳ thuộc vào các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm ban đầu   quyết định một u cầu nào đó là cần thiết, phù hợp, thích hợp hoặc đủ để đạt được các mục   tiêu của Qui định (EC) 852/2004 Khi xác định u cầu nào là cần thiết, phù hợp, thích hợp hoặc đủ để đạt được các mục tiêu   của Qui định này thì cần xét đến bản chất của thực phẩm đó và mục đích sử  dụng của sản  phẩm.  Nhà doanh nghiệp có thể  chứng minh sự  lựa chọn của mình theo các thủ  tục dựa trên các  ngun tắc HACCP hoặc theo các thủ  tục hoạt động của doanh nghiệp mình. Ngồi ra, các  hướng dẫn  thực hành tốt đã nêu tại Điều 7 của Qui định này cũng có thể  đưa ra hướng dẫn  hữu ích và chỉ  ra quy phạm thực hành nào là tốt nhất trong các trường hợp  ỉư  dụng các từ  “nếu cần”, “nếu phù hợp”, “thích hợp” và “đủ” 5. TÍNH LINH ĐỘNG 5.1. Bối cảnh chung Qui định này đề ra các ngun tắc mà tất cả các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm phải áp  dụng. Nhằm bảo đảm có các biện pháp cho các tình huống cụ thể mà khơng ảnh hưởng đến   12 an tồn thực phẩm, Qui định này đã tạo ra sự linh động. Vì vậy, các Quốc gia Thành viên có  thể  thực hiện các biện pháp quốc gia sao cho phù hợp với các u cầu của một số  Phụ lục   của Qui định này. Các biện pháp quốc gia phải: l Nhằm mục đích tạo điều kiện để  tiếp tục sử  dụng các phương pháp sản xuất, chế  biến   và phân phối thực phẩm truyền thống, hoặc l Nhằm mục đích điều chỉnh các u cầu của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nằm   ở các khu vực có điều kiện địa lý khó khăn l Trong các trường hợp khác, họ chỉ phải áp dụng đối với xây dựng nhà xưởng, bố  trí mặt  bằng và trang thiết bị của các doanh nghiệp Để  minh bạch, các Quốc gia Thành viên nào muốn thơng qua các biện pháp quốc gia phải  thơng báo cho Uỷ  ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác (xin xem Điều 13, đoạn 5   của Qui định (EC) số 852/2004). Uỷ ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác có quyền  được góp ý. Trong trường hợp có những ý kiến bất đồng thì vấn đề sẽ được đệ trình lên Uỷ  ban Thường trực để có thể đưa ra quyết định 5.2. Các phương pháp sản xuất truyền thống Tại các Quốc gia Thành viên, thực phẩm có thể được sản xuất theo các phương pháp truyền   thống lâu đời và được chứng minh độ an tồn mặc dù khơng phải ln ln tn thủ một cách  đầy đủ  với một số  u cầu về  kỹ  thuật của Qui định này. Qui định này nhận thấy sự  cần   thiết phải duy trì các phương pháp sản xuất truyền thống này, đó là bằng chứng của sự  đa  văn hố của Châu Âu, vì vậy Qui định này đưa ra tính linh động khi các doanh nghiệp kinh   doanh thực phẩm thấy cần thiết.  Nội dung của tài liệu này khơng nhằm mục đích thống kê lại các phương pháp sản xuất  truyền thống   các Quốc gia Thành viên. Nó nhằm vào các cơ  quan có thẩm quyền có các  sáng kiến hoặc hành động cần thiết khi các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm u cầu   được linh động.  5.3. HACCP và tính linh động Phương pháp HACCP là phương pháp linh hoạt theo đúng bản chất của nó, được dựa trên bộ  quy tắc và thủ  tục hỗ  trợ  mục tiêu về  an tồn thực phẩm mà khơng bắt buộc các doanh   nghiệp kinh doanh thực phẩm phải tn thủ các qui tắc hoặc thực thi các thủ  tục khơng liên  quan hoặc khơng thích hợp với nội dung  hoạt động của họ Những hướng dẫn thực hành tốt về vệ sinh và để  áp dụng các quy tắc HACCP do chính các   ngành nghề kinh doanh thực phẩm tự xây dựng, hoặc ở cấp độ quốc gia hoặc ở cấp độ Cộng   đồng Châu Âu, phải hỗ  trợ  các doanh nghiệp thực hiện các thủ  tục dựa trên HACCP được   dành riêng cho loại hình sản xuất của họ.  13 Uỷ ban Châu Âu đã ban hành hướng dẫn giải thích các tình huống chính có thể xảy ra đối với   tính linh động khi thực thi các thủ tục dựa trên HACCP 6. ĐĂNG KÝ VÀ CƠNG NHẬN CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH THỰC PHẨM 6.1. Trong thực tế, đăng ký của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có nghĩa là gì? Điều 6, đoạn 2 của Qui định (EC) số  852/2004 u cầu các doanh nghiệp kinh doanh thực   phẩm phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.  Mục đích của việc đăng ký là cho phép các cơ  quan có thẩm quyền   các nước thành viên   biết được các doanh nghiệp được xây dựng ở đâu và hoạt động của họ là gì, nhằm tạo điều   kiện cho việc thực hiện kiểm sốt chính thức bất kỳ  khi nào mà cơ  quan có thẩm quyền đó  thấy cần thiết và theo các ngun tắc chung được đề  ra trong Điều 31 của Qui định (EC) số  882/2004 u cầu các cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên thiết lập các thủ  tục   để các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và thức ăn thực hiện theo khi đăng ký Đăng ký phải là một thủ  tục đơn giản, từ  đó cơ quan có thẩm quyền được thơng báo về  địa  chỉ của doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp Nếu thơng tin này đã có sẵn từ các nguồn khác, ví dụ như đăng ký để bảo vệ  mơi trường và   sức khoẻ  động vật hoặc các mục đích kiểm sốt khác thì thơng tin đó cũng có thể  được sử  dụng cho mục đích vệ sinh thực phẩm.  Một số doanh nghiệp chun về kinh doanh thực phẩm (đại lý). Trong khi họ có thể bố trí di  chuyển thực phẩm giữa các nhà cung cấp hoặc tới các nhà bán lẻ, họ  khơng cần phải xử  lý  thực phẩm hoặc thậm chí bảo quản thực phẩm đó tại cơ  sở  của họ  (có thể  là một văn  phòng). Với điều kiện các doanh nghiệp đó đáp  ứng định nghĩa về  “kinh doanh thực phẩm”   và “các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm”, sau đó thực hiện u cầu đăng ký 6.2. Cơng nhận doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Lụât của Cộng đồng Châu Âu u cầu các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm sơ chế thực   phẩm có nguồn gốc từ động vật phải được cơng nhận trước khi họ  đưa các sản phẩm của   họ ra thị trường. Để biết thêm thơng tin xin xem phần 4 của tài liệu hướng dẫn về việc thực   hiện một số điều khoản của Qui định (EC) số 853/2004 về vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc  từ động vật.  6.3. Cơng nhận các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm theo luật quốc gia Qui định này cho phép các Quốc gia Thành viên u cầu cơng nhận các doanh nghiệp thực   phẩm mà theo luật của Cộng đồng Châu Âu (bao gồm Qui định (EC) số 853/2004) thì khơng   u cầu phải cơng nhận Nếu thủ tục này được các Quốc gia Thành viên áp dụng, luật của Cộng đồng Châu Âu khơng   bắt buộc phải sử dụng mã nhận diện hoặc bất kỳ hạn chế đưa thực phẩm ra thị trường tiêu   thụ từ các doanh nghiệp là đối tượng của thủ tục cơng nhận quốc gia 14   HƯỚNG   DẪN   THỰC   HÀNH   QUI   PHẠM   VỆ   SINH   TỐT   VÀ   ÁP   DỤNG   CÁC  NGUYÊN TẮC HACCP Từ các Điều 7­ 9 của Qui định này đưa ra các hướng dẫn thực hành qui phạm vệ  sinh tốt và   áp dụng các ngun tắc HACCP Mặc dù đó là một cơng cụ tự nguyện (khơng bắt buộc) nhưng những hướng dẫn đó tạo điều  kiện cho các ngành nghề kinh doanh thực phẩm (ở cơng đoạn trước chế biến và sau cơng  đoạn trước chế biến) mơ tả chi tiết hơn về việc các doanh nghiệp đã tn thủ như thế nào   với các u cầu về pháp lý như đã được trình bày dưới dạng các thuật ngữ  chung trong Qui   định này Trong các qui tắc mới về vệ sinh thực phẩm, rất nhiều u cầu được đề ra: l Nhường chỗ cho việc quyết định cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm: vì mục đích đó   mà đã đưa các thuật ngữ “nếu cần”, “nếu thích hợp”, “phù hợp” và “đủ” vào Qui định này (ví  dụ  “một số  lượng bồn rửa tay  phù hợp là cần có”, hoặc, “rửa sạch và khử  trùng thiết bị   được thực hiện theo tần suất đủ để tránh mối nguy lây nhiễm”), hoặc l Được cấu thành như là một mục tiêu cần đạt được nhưng doanh nghiệp kinh doanh thực   phẩm đó phải xây dựng các phương pháp để đạt tới mục tiêu đó (ví dụ: về xử lý nhiệt trong   cơng­ten­nơ đã niêm phong kín, “bất kỳ hoạt động xử lý nào là để ngăn ngừa sản phẩm khỏi   bị lây nhiễm trong q trình chế biến.”) Các hướng dẫn thực hành tốt là cơng cụ hữu ích để hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh thực   phẩm trong việc: l Đưa ra quyết định về sự cần thiết, sự thích hợp, sự phù hợp hoặc đủ của một u cầu nào   đó, ví dụ: để chỉ ra số lượng bồn rửa tay phù hợp, và l Xác định các cách thức để đạt được các mục tiêu được xác định trong Qui định này, ví dụ  để chỉ ra tần suất làm sạch và khử trùng thiết bị cần thực hiện Các hướng dẫn cũng có thể đưa vào các thủ tục bảo đảm thực hiện đúng Qui định này, như: l Các thủ tục ngăn ngừa mối nguy ở cơng đoạn trước chế biến, l Thủ tục để làm sạch và khử trùng của doanh nghiệp kinh doanhthực phẩm, l Thủ tục để kiểm sốt động vật gây hại, và l Thủ  tục để  bảo đảm rằng yêu cầu về  phát triển các thủ  tục dựa trên HACCP được đáp   ứng đầy đủ 15 8. HỒ SƠ 8.1. Qui định này tạo ra sự cần thiết cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm phải thiết   lập (theo các thủ tục dựa trên HACCP) hồ sơ phù hợp với bản chất và quy mơ của doanh  nghiệp.  8.2 Mặc dù Qui định này khơng u cầu nhưng nếu các doanh nghiệp vẫn thiết lập  hồ sơ  khác để có thể hỗ trợ cho việc đáp ứng các mục tiêu của Qui định này thì có thể là một việc   làm tốt. Khi thiết lập hồ sơ như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có thể cần lưu  tâm đến các vấn đề sau: Hồ sơ về những u cầu cấu trúc Hồ sơ có thể liên quan đến các u cầu về cấu trúc nhằm làm rõ nhiều u cầu về tình hình   chung đã được đề cập trong Qui định này, như: l Phụ  lục II, Chương II, điểm 1, (a) và (b) nêu rằng: bề  mặt của sàn và tường phải được  làm bằng vật liệu “khơng thấm nước, khơng hút nước, có thể  lau chùi và khơng độc trừ  khi  doanh nghiệp có thể chứng minh cho cơ quan có thẩm quyền thấy rằng các vật liệu khác đã  dùng là phù hợp”, và (f) nêu rằng: nhìn chung, các bề mặt phải được làm từ  vật liệu “nhẵn,  có thể lau chùi, khơng bị mòn và khơng độc, trừ khi các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm   chứng minh cho các cơ  quan có thẩm quyền thấy rằng vật liệu khác được sử  dụng là phù  hợp” l Phụ lục II, Chương III, điểm 2(b) nêu: các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm cần phải được   làm từ  vật liệu “nhẵn, có thể  lau chùi, khơng bị  mòn và khơng độc, trừ  khi doanh nghiệp có  thể  chứng minh cho cơ  quan thẩm quyền thấy rằng các vật liệu khác được sử  dụng là phù  hợp” Hồ sơ về các u cầu thực hành Hồ sơ có thể liên quan đến các u cầu thực hành như sau: l Phụ lục II, Chương IX, điểm 4: “các thủ tục phù hợp có thể kiểm sốt được động vật gây  hại”.  l Cần quyết định lựa chọn các thuật ngữ “nếu cần”, “nếu thích hợp, “phù hợp” và “đủ” l Các thủ tục và hồ sơ dựa trên các ngun tắc HACCP 8.3  Ngồi ra, hồ  sơ  này sẽ  tạo thành các thủ  tục để  dùng, đây là yếu tố  quan trọng  trong việc đảm bảo an tồn thực phẩm Có nhiều khả năng khác nhau để thiết lập hồ sơ đó: 16 l Các hướng dẫn thực hành tốt có thể bao gồm một phần hoặc tất cả hồ sơ cần có.  l Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có thể quyết định thiết lập hồ sơ đặc biệt phù hợp   với tình hình của họ l Theo các thủ tục dựa trên HACCP (xét đến tính linh động cần thiết cho các doanh nghiệp   kinh doanh thực phẩm, nhất là các doanh nghiệp nhỏ) Hồ  sơ có thể  được cung cấp dưới dạng các kết quả  xét nghiệm của phòng thí nghiệm, các   báo cáo kiểm sốt động vật gây hại, các phép đo nhiệt độ, và dưới dạng trích dẫn, hồ sơ do   nhà cung cấp các vật liệu xây dựng cung cấp 9. CÁC VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT (CÁC PHỤ LỤC) 9.1. Xử lý nhiệt (Phụ lục II, Chương XI) Về  xử  lý nhiệt đối với thực phẩm được đưa ra thị  trường tiêu thụ  bằng công­ten­nơ  niêm   phong kín, Qui định này u cầu các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm áp dụng q trình   xử  lý nhiệt theo tiêu chuẩn được quốc tế  cơng nhận. Ví dụ  những tiêu chuẩn do Uỷ  ban  Codex xây dựng như: l Bộ quy tắc Thực hành Vệ sinh đối với sữa và các sản phẩm sữa (CAC/RCP 57­2004) l Quy tắc quốc tế về Thực hành Vệ sinh đối với Thực phẩm đóng hộp được axít hố hoặc   có lượng axít thấp (CAC/RCP 23­1797, rev.2 (1993)) l Bộ quy tắc Thực hành Vệ sinh đối với Thực phẩm được chế biến vơ trùng và thực phẩm  đóng gói có lượng a xít thấp (CAC/RCP 40­1993) l Quy tắc quốc tế về Thực hành Vệ sinh đối với Cá đóng hộp (CAC/RCP 10­1976) 9.2. Đào tạo (Phụ lục II, Chương XII) Đào tạo là một cơng cụ quan trong để bảo đảm áp dụng thực hành vệ sinh tốt hiệu quả.  Đào tạo đã được nêu trong Phụ lục II, Chương XII của Qui định này phảị phù hợp với nhiệm   vụ của nhân viên trong một doanh nghiệp và phù hợp với cơng việc được thực hiện.  Có thể đào tạo theo nhiều cách, bao gồm đào tạo tại nhà, tổ chức các khố đào tạo, các chiến   dịch tun truyền của các tổ  chức chun nghiệp hoặc từ  các cơ  quan có thẩm quyền, các   hướng dẫn thực hành tốt, vv Về đào tạo HACCP cho nhân viên của các doanh nghiệp nhỏ, cần lưu ý rằng hoạt động đào  tạo phải phù hợp với quy mơ và bản chất kinh doanh và phải liên quan tới cách thức mà   HACCP được áp dụng ở doanh nghiệp thực phẩm đó. Nếu áp dụng các hướng dẫn thực hành   tốt và áp dụng các ngun tắc HACCP thì việc đào tạo cần làm cho nhân viên quen thuộc với   17 nội dung của những hướng dẫn đó. Nếu nhận thấy ở một vài doanh nghiệp có thể bảo đảm  được an tồn thực phẩm nhờ  thực hiện các u cầu tiên quyết thì nên đào tạo phù hợp với  tình hình đó.   18 ...  sống), có  nhiều qui tắc chi tiết hơn được nêu tại Qui định (EC) số  853/2004 (xem  phần 3.7 của tài liệu hướng dẫn về thực hiện một vài điều khoản của Qui định (EC) số 853/2004 về vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật)...UỶ BAN CHÂU ÂU TỔNG VỤ Y TẾ VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Brussels, 21/12/2005     Tài liệu hướng dẫn thực hiện một số điều khoản của Qui định (EC) số 852/2004 về vệ sinh thực phẩm Tài liệu này được xây dựng chỉ nhằm mục đích thơng tin. Tài liệu này khơng được Uỷ... họ ra thị trường. Để biết thêm thơng tin xin xem phần 4 của tài liệu hướng dẫn về việc thực   hiện một số điều khoản của Qui định (EC) số 853/2004 về vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc  từ động vật.  6.3. Cơng nhận các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm theo luật quốc gia

Ngày đăng: 06/02/2020, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w