Riêng tại Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh qua quá trình thực tập tôi nhận thấy rằng công ty đã có bộ phận phân tích công việc, việc phân tích được thực hiện bởi
Trang 1Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Thương Mại
đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhànngười đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn, nghiên cứu và giúp tôihoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các anh chị nhân viên trong Tập đoànkhách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh đã tạo điều kiện cho tôi đượctiếp xúc thực tế, chỉ bảo và nhiệt tình giúp đỡ trong khoảng thời gian thực tập vừa qua.Mặc dù đã rất cố gắng dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thànhkhóa luận này một cách tốt nhất, nhưng do hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ nênkhông thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy
cô giáo để khóa luận được hoàn thiện và có tính thực tiễn cao hơn
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm2018
Sinh viênNguyễn Thị Dung
i
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 1
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu của những công trình năm trước 2
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu 2
1.6 Phương pháp nghiên cứu 3
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 4
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP 5
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản liên quan đến phân tích công việc trong doanh nghiệp 5
2.1.1 Công việc 5
2.1.2 Phân tích công việc 5
2.1.3 Mô tả công việc 6
2.1.4 Tiêu chuẩn công việc 6
2.2 Nội dung nghiên cứu về phân tích công việc tại doanh nghiệp 7
2.2.1 Vai trò của phân tích công việc 7
2.2.2 Quy trình phân tích công việc tại doanh nghiệp 8
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN A25 – CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ HƯƠNG ANH 14
3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh 14
3.1.1 Giới thiệu công ty 14
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Tập đoàn khách sạn A25 – Công tyTNHH quốc tế HươngAnh 14
3.1.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn khách sạn A25 - Công ty TNHH quốc tế Hương Anh 16
3.1.4 Khái quát tình hình nhân lực tại công ty 17
3.2 Phân tích ảnh hưởng nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến phân tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh 18
3.2.1 Nhân tố quan điểm của nhà lãnh đạo 18
ii
Trang 33.2.2 Nhân tố cán bộ nhân sự công ty 18
3.2.3 Nhân tố pháp luật lao động 19
3.2.4 Người thực hiện công việc 19
3.2.5 Cơ sở vật chất của công ty 19
3.2.6 Khả năng tài chính của công ty 20
3.3 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về thực trạng phân tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh 20
3.3.1 Thực trạng về quy trình phân tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh 20
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN A25 – CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ HƯƠNG ANH 25
4.1 Định hướng và mục tiêu về hoàn thiện phân tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh 25
4.1.1 Định hướng đối với hoàn thiện phân tích công việc tập đoàn tại Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh trong thời gian tới (2021) 25
4.1.2 Mục tiêu đối với hoàn thiện phân tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh 25
4.2 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích công việc Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh 25
4.2.1 Đào tạo cán bộ chuyên trách thực hiện chương trình phân tích công việc 25
4.2.2 Nâng cao nhận thức của quản lý trực tiếp các phòng ban và nhân viên thực hiện công việc 26
4.2.3 Cải tiến quy trình phân tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh 26
4.3 Các kiến nghị đối với công tác phân tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh 27
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1
iii
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ DÔ HÌNH VẼ
Hình 2.1 Quy trình phân tích công việc của doanh nghiệp 8Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc
tế Hương Anh 15Hình 3.2 : Cơ cấu nhân viên của công ty trong ba năm 2015, 2016, 2017 17Hình 3.2 Đánh giá của nhân viên về tầm quan trọng của hoạt động phân tích công việc 21Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức Phòng Hành chính –Nhân sự tập đoàn khách sạn A25 21
iv
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Ngày nay, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, các chính sách xã hội đãtạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hình thành, hoạt động và phát triển
Để bắt đầu tiến hành kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có mộtđội ngũ nhân lực nhất định để phân tích công việc Có thể nói rằng phân tích công việc
là vấn đề then chốt, là kim chỉ nam soi đường cho các hoạt động khác của doanhnghiệp, bởi phân tích công việc tác động và có ảnh hưởng sâu sắc đến các vấn đề kháccủa hoạt động quant trị nhân lực, hay nói cách khác nó chính là cơ sở cho mọi vấn đềcủa quản trị nhân lực Một doanh nghiệp có một chương trình phân tích công việc tốtnghĩa là đã nắm trong tay chìa khóa thành công của doanh nghiệp Phân tích công việctạo điều kiện cho doanh nghiệp ứng dụng thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa,nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa số đều có bộ máy quản trị nhân lực vìvậy việc phân tích công việc đều được thực hiện một cách chi tiết và đầy đủ Điều nàygiúp doanh nghiệp tận dụng được các điểm mạnh điểm yếu của các nhân viên để thựchiện hoạt động tuyển dụng và bố trí sử dụng nhân lực một cách hiệu quả nhất Tuynhiên một số doanh nghiệp nhỏ, bộ máy quản trị nhân lực thiếu nhiều vị trí chức danhvẫn chưa làm tốt khâu phân tích công việc nên đã không kiểm soát được năng lực củanhân viên có phù hợp với công việc hay nhân viên đã làm việc có hiệu quả hay chưa
từ đó gây rủi ro lớn cho doanh nghiệp Mặc dù nhận thức được sự quan trọng trongviệc hoàn thiện phân tích công việc nhưng do điều kiện về quy mô, nhân sự nên nhiềudoanh nghiệp không tiến hành nghiên cứu, phân tích công việc hoặc làm nhưng chưa
áp dụng được kết quả phân tích vào thực tế Riêng tại Tập đoàn khách sạn A25 – Công
ty TNHH quốc tế Hương Anh qua quá trình thực tập tôi nhận thấy rằng công ty đã có
bộ phận phân tích công việc, việc phân tích được thực hiện bởi bộ phận tuyển dụngnhưng hiệu quả phân tích công việc chưa cao, công tác quản trị nhân lực chưa thực sựđược phát huy hết vai trò của mình do hoạt động phân tích công việc chưa được quantâm và đầu tư đúng mức, cho nên nó đã bộ lộ những tồn tại và hạn chế làm ảnh hưởngđến các hoạt động khác của quản trị nhân lực cũng như đến kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần phải biết và cần phải thực hiện chotốt của mọi nhà quản trị nhân sự Nó là hoạt động mang tính nền tảng của quản lý nhân
sự như thiết kế công việc, kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển dụng lao động, bố trílao động, đánh giá thực hiện công việc Nhận thấy được sự quan trọng của khâu phântích công việc liên quan đến hiệu quả công việc nên em đã quyết định lựa chọn đề tài
Trang 7“Hoàn thiện phân tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tếHương Anh”
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu của những công trình năm trước
Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần thiết phải biết của mọi nhà quản trị,
vì phân tích công việc là cơ sở giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản trị nguồnnhân lực Do đó nhiều tác giả đã nghiên cứu nhiều về đề tài này như
Th.s Vũ Thùy Dương, Ts Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình quản trị nhân lực,NXB Thống Kê, Hà Nội Giáo trình đã làm nổi bật nội dung và tính cấp thiết của hoạtđộng phân tích công việc trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực
TS Mai Thanh Lan – PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quảntrị nhân lực căn bản NXB Thống Kê, Hà Nội Giáo trình đã làm nổi bật được nội dungcủa phân tích công việc và tầm quan trọng của phân tích công việc bao gồm các kháiniệm về phân tích công việc, chức danh công viêc, giới thiệu sản phẩm của phân tíchcông việc là bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc, quy trình công việc đượctrình bày rõ ràng với bảy bước khoa học và logic
Trần Thị My (2014), “ Hoàn thiện phân tích công việc tại công ty cổ phần đầu tưPvinconess”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế quốc dân Đề tài này tác giả đã phântích rõ tầm quan trọng của hoạt động phân tích công việc là công cụ để làm tốt nhữngcông tác khác của quản lý nhân sự như: thiết kế công việc, kế hoạch hoá nguồn nhânlực,tuyển dụng lao động, bố trí lao động, đánh giá thực hiện công việc, thù lao laođộng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,an toàn lao động Từ đó kết luận phân tíchcông việc được coi là công cụ của quản trị nhân sự
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Hoàn thiện phân tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 –Công ty TNHH quốc tế Hương Anh
Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích công việc và hoàn thiện phân tíchhiệu quả công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh+ Phân tích thực trạng tình hình và hiệu quả của khâu hoàn thiện phân tích côngviệc tại Tập đoàn khách sạn A25 – công ty TNHH quốc tế Hương Anh
+ Tìm ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân trong quá trình phân tíchcông tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – công ty TNHH quốc tế Hương Anh.+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phân tích công việc để hoànthành công việc nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh tại Tập đoàn khách sạn A25 –công ty TNHH quốc tế Hương Anh
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – công
ty TNHH quốc tế Hương Anh
- Phạm vi nghiên cứu:
Trang 8+ Phạm vi về không gian: Tập đoàn khách sạn A25 – công ty TNHH quốc tếHương Anh
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu, tài liệu thuộc ba năm 2015, 2016, 2017
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp luận là phương pháp duy vật biện chứng, phươngpháp này là phương pháp để nhìn nhận, phân tích và đánh giá các sự việc, hiện tượngmột cách toàn diện Phương pháp duy vật biện chứng giúp quá trình phân tích côngviệc được hoàn thiện đầy đủ chi tiết Từ đó tìm ra những vấn đề hạn chế còn tồn tạitrong quá trình phân tích công việc để đưa ra những giải pháp phù hợp mang tính khoahọc dựa trên tình hình thực tiễn
1.6.2 Các phương pháp cụ thể
1.6.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp khảo sát điều tra: là phương pháp được thực hiện thông qua bảnghỏi về phân tích công việc Người được điều tra tiến hành đánh dấu vào các câutrả lời đã định sẵn
Để phục vụ tìm kiếm thông tin làm khóa luận, em đã tiến hành phát phiếu điềutra đến phòng hành chính nhân sự của công ty (tổng số phiếu phát ra là 60 phiếu và thu
về là 48 phiếu) Phiếu điều tra được phát ra vào ngày 05/03/2018 và được thu về ngaysau khi đối tượng hoàn thành câu trả lời Phiếu điều tra được thiết kế dưới dạng câuhỏi trắc nghiệm bao gồm 7 câu hỏi đóng dưới dạng lựa trọn đáp án hoặc cấp độ từ kémđến rất tốt,…Nội dung các câu hỏi đều thuộc các vấn đề về công tác hoàn thiện phântích công việc tại công ty Tất cả các phiếu điều tra đều được yêu cầu trả lời kháchquan và trung thực
Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn là phương pháp mà người điềutra tiến hành gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn nhân viên về công tác đào tạo Thôngqua các cuộc phỏng vấn nhằm tìm hiểu thêm những khía cạnh, những vấn đề liênquan đến đề tài nghiên cứu, làm rõ những nội dung của phiếu điều tra trắcnghiệm
Em đã tiến hành phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại trưởng phòng nhân sự làngười thực hiện công tác phân tích công việc trong công ty Công tác phỏng vấn đượcthực hiện vào ngày 05/03/2018 và được tiến hành phỏng vấn đối thoại trực tiếp Tất cảcác câu hỏi đều được yêu cầu trả lời khách quan và trung thực Những câu hỏi phỏngvấn cũng xoay quanh công tác làm thế nào để phân tích công việc trong 3 năm 2015-2016-2017 và xin một số ý kiến đóng góp về việc hoàn thiện phân tích công việc nângcao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới
1.6.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các tài liệu, dữliệu sẵn có trong hoặc ngoài công ty, báo cáo kết quả kinh doanh, tài liệu, số liệu về cơcấu lao động của doanh nghiệp, bảng lương của doanh nghiệp, tài liệu về tổ chức và
Trang 9quản lý nhân viên của doanh nghiệp, các ghi chép khác có liên quan đến đào tạo nhânviên của doanh nghiệp bao gồm:
Tài liệu bên trong: Sơ đồ và chức năng nhiệm vụ của bộ máy tuyển dụng nhân lựctại công ty thuộc phòng Hành chính-nhân sự; Danh sách lý lịch trích ngang củacông nhân viên tại công ty thuộc phòng Hành chính-nhân sự; Báo cáo dự báo tìnhhình nguồn nhân lực năm 2017 thuộc phòng tuyển dụng nhân lực; Báo cáo hiệuquả của việc áp dụng phân tích công việc trong quá trình tuyển dụng …
Tài liệu bên ngoài: giáo trình Quản trị nhân lực căn bản, Tuyển dụng nhân lực, Bốtrí và sử dụng nhân lực; các bài viết, báo cáo thu thập trên mạng xã hội và một sốluận văn cùng đề tài của các khóa trước
1.6.3 Các phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp thống kê : Sau khi thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp, sử dụngphương pháp thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm Excel nhằm tổng hợp các
số liệu đã thu thập được để có những bảng thống kê chính xác về quá trình phân tíchcông việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – công ty TNHH quốc tế Hương Anh
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng trong đề tài nhằmxây dựng các bảng tổng hợp và thống kê về các hoạt động của công ty trong nhữngnăm gần đây, việc sử dụng phương pháp so sánh sẽ làm rõ hơn về tình hình hoạtđộng qua các năm của công ty qua đó có những nhận xét và đánh giá chính xác hơn
về hoạt động phân tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25 – công ty TNHH quốc
tế Hương Anh
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận gồm bốn chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích công việc tạidoanh nghiệp
Chương 3: Phân tích thực trạng phân tích công việc tại Tập đoàn khách sạn A25– Công ty TNHH quốc tế Hương Anh
Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích công việc tại Tập đoàn kháchsạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh
Trang 10CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN
TÍCH CÔNG VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP.
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản liên quan đến phân tích công việc trong doanh nghiệp
2.1.1 Công việc
Trước khi tìm hiểu phân tích công việc, chúng ta cần hiểu rõ công việc là gì?
Theo TS Mai Thanh Lan và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn: “Công việc là một
số hoạt động cụ thể phải hoàn thành nếu doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình Theo cách hiểu này, công việc có thể đòi hỏi một số công tác cụ thể do một người thực hiện hoặc một số công tác của hàng chục, hoặc thậm chí hàng trăm người thực hiện” [3; tr113] Đây là cách hiểu theo nghĩa rộng
Theo Theo TS Mai Thanh Lan và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn: “Công việc
là tất cả các nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc là tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động Theo cách hiểu này thì công việc là một cấp độ trong hệ thống việc làm, thường tương ứng với một vị trí việc làm trong doanh nghiệp” [3;tr114] Đây là cách hiểu theo nghĩa hẹp
Từ hai cách hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp có kết luận về công việc là : Theo
TS Mai Thanh Lan và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn: “Công việc là kết quả của sự phân công lao động trong nội bộ doanh nghiệp” [3; tr114]
Ý nghĩa của công việc đối với doanh nghiệp: Công việc là đơn vị căn bản nhấtcủa cơ cấu tổ chức, đồng thời công việc cũng là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện cáchoạt động quản trị nhân lực
Ý nghĩa của công việc đối với người lao động: công việc là sự kết nối giữa ngườithực hiện công việc với doanh nghiệp, công việc là một trong những lý do khiến ngườilao động có mặt tại doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp tương ứng với một vị trí việc làm có một chức danh côngviệc để gọi tên người thực hiện một công việc cụ thể, ví dụ như: giám đôc, kế toán,trưởng phòng, giám sát, nhân viên bán hàng,
2.1.2 Phân tích công việc
Theo TS Mai Thanh Lan và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn: “Phân tích công việc được hiểu là quá trình thu thập thông tin về công việc để xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ khi thực hiện công việc, mức độ phức tạp của công việc, các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành và các năng lực tối thiểu người thực hiện công việc cần có để thực hiện công vệc được giao” [3,116]
Qua khái niệm ta có thể thấy phân tích công việc hướng đến cấu hỏi sau: Lý dotồn tại của công việc? Người thực hiện cần thực hiện nhiệm vụ gì? Quyền hạn củangười thực hiện nhiệm vụ? Điều kiện để tiến hành công việc? Người thực hiện côngviệc cần phải có các năng lực gì?
Trang 11- Mối quan hệ giữa phân tích công việc và thiết kế công việc: Phân tích côngviệc thường được tiến hành sau khi công việc đã được thiết kế, người thựchiện công việc được đào tạo và công việc được thực hiện Sau đó doanhnghiệp sử dụng các thông tin trong bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩncông việc để thiết kế hay thiết kế lại công việc.
- Các trường hợp cần tiến hành phân tích công việc:
+ Khi các doanh nghiệp mới được thành lập và chương trình phân tích đượcthành lập đầu tiên
+ Khi doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh
+ Khi doanh nghiệp có thêm một số công việc mới như doanh nghiệp phát triểnthay đổi dẫn đến tuyển dụng thêm các chức danh mới
+ Khi công việc thay đổi do sự luân chuyển công việc mà mở rộng công việc
2.1.3 Mô tả công việc
Bản mô tả công việc là văn bản nêu ra, giải thích về những nhiệm vụ trách nhiệmquyền hạn của người thực hiện công việc, mối quan hệ trong công việc, điều kiện côngviệc hoặc ta có thể hiểu bản mô tả công việc là bản chi tiết miêu tả các công việc phảithực hiện trong công việc
Theo TS Mai Thanh Lan và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn: “bản mô tả công việc là văn bản liệt kê quá trình mong muốn của công việc, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ trong công việc, mức độ phức tạp của công việc Bản mô tả công việc giúp cho người thực hiện công việc hiểu được nội dung, yêu cầu của công việc và hiểu được quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc” [3,123]
Bản mô tả công việc thường bao gồm các nội dung sau:
- Xác định công việc: phần này đề cập tới tên công việc, mã số công việc, tên bộphận, phòng ban, địa điểm thực hiện công việc, chức danh người quản lý trực tiếp, Ngoài ra còn có thể gồm một đến hai câu mô tả ngắn gọn, tóm tắt về thực chất côngviệc
- Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn mối quan hệ: Phần này xác định chính xácngười lao động phải thực hiện những nhiệm vụ trách nhiệm gì, mô tả ngắn gọn thựchiện như thế nào Nêu phạm vi quyền hạn, các mối quan hệ trong công việc
2.1.4 Tiêu chuẩn công việc
Tiêu chuẩn thực hiện công viêc nêu ra hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí phản ánhyêu cầu hoàn thành công việc về số lượng, chất lượng và thời gian và tiêu chuẩn côngviệc là sự kỳ vọng của người quản lý về kết quả thực hiện công việc, về hành vi, vềthái độ, trong quá trình làm việc của người lao động
Theo TS Mai Thanh Lan và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn: “Bản tiêu chuẩn công việc là văn bản liệt kê những yêu cầu về năng lực tối thiểu mà người thực hiện công việc cần đó để thực hiện công việc được giao Bản tiêu chuẩn công việc thường
đề cập đến năng lực cá nhân như kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất nghề nghiệp thích hợp cho công việc” [3;127]
Trang 12Từ khái niệm trên có thể thấy rằng bản tiêu chuẩn công việc giúp nhà quản lýhiểu được doanh nghiệp cần những nhân viên như thế nào để thực hiện công việc tốtnhất Đồng thời bản tiêu chuẩn công việc giúp nhân viên hiểu rõ hơn yêu cầu của côngviệc đối với bản thân mình
2.2 Nội dung nghiên cứu về phân tích công việc tại doanh nghiệp
2.2.1 Vai trò của phân tích công việc
Phân tích công việc có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển vàthực hiện các chính sách và quy trình quản trị nhân lực của doanh nghiệp Phân tíchcông việc giúp doanh nghiệp dự báo số lượng và chất lượng nhân lực cần thiết để hoànthành công việc nhằm đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh
Vai trò đối với hoạch định nguồn nhân lực: hoạch định nguồn nhân lực sử dụngthông tin trong bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối với người thựchiện để xác định các công việc mà doanh nghiệp cần hoạch định Dựa trên nhữngthông tin về các công việc đó, tổ chức dự báo nhu cầu nhân lực cần thiết về số lượng
và chất lượng để hoàn thành công việc, đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh, đảmbảo không thừa, không thiếu lao động, tránh những bất cập và lãng phí cho doanhnghiệp
Vai trò đối với tuyển dụng nhân lực: Tuyển dụng nhân lực ứng dụng nhữngthông tin trong bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối với người thựchiện để xác định bản chất của công việc cần tuyển người lao động, đưa những thôngtin đó vào tuyển mộ nhân sự, để xác định các tiêu thức, tiêu chuẩn sàng lọc ứng viên,đảm bảo tuyển dụng đúng người
Vai trò đối với bố trí và sử dụng nhân lực: Ứng dụng những thông tin trong bản
mô tả, bản tiêu chuẩn để truyền đạt tới người lao động những nhiệm vụ, trách nhiệm
mà họ phải thực hiện, phạm vi quyền hạn, kỳ vọng về kết quả thực hiện công việc,giúp người lao động nhanh chóng hoà nhập với công việc Phân tích công việc là cơ sở
để tổ chức sửa chữa những sai sót trong bố trí lao động trước đây của mình, bố trí lạilao động phù hợp hơn
Vai trò đối với đánh giá thực hiện công việc: Đánh giá thực hiện công việc ứngdụng thông tin trong bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc để xácđịnh các tiêu thức đánh giá các mức cụ thể của từng tiêu thức trong hệ thống đánh giáthực hiện công việc, đảm bảo đánh giá thực hiện công việc hiệu quả, công bằng hơn,tránh việc không có tiêu thức đánh giá rõ ràng và các mức của tiêu thức thì chungchung
Vai trò đối với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển nguồnnhân lực sử dụng bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối với người thựchiện để xác định nhu cầu đào tạo: vị trí công việc cần đào tạo người lao động, nhữngkiến thức, kỹ năng cần đào tạo, kết quả đào tạo phải đáp ứng tiêu chuẩn gì; từ đó giúp
tổ chức xây dựng chương trình đào tạo thiết thực và hiệu quả hơn
Trang 13Vai trò đối với đãi ngộ nhân lực: Những thông tin trong tất cả các văn bản phântích công việc được sử dụng để xác định giá trị của công việc một cách có hệ thống, là
cơ sở của đãi ngộ nhân lực, những thông tin đó còn giúp xác định các loại phụ cấp,như: phụ cấp môi trường, điều kiện làm việc
2.2.2 Quy trình phân tích công việc tại doanh nghiệp
(Nguồn: Giáo trình Quản trị nhân lực căn bản 2010)
Hình 2.1 Quy trình phân tích công việc của doanh nghiệp
2.2.2.1 Xác định sự phù hợp của cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của bộ phận với chiến lược kinh doanh
Đây là bước công việc cần thực hiện đầu tiên nhằm kiểm tra sự phù hợp củadoanh nghiệp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động phântích công việc được thực hiện có ý nghĩa Cơ cấu tổ chức có thể giúp nhà quản lý nhìnthấy những công việc khác nhau trong tổ chức có quan hệ với nhau như thế nào, rà
Xác định đối tượng tham gia phân tích công việc
Xác định sự phù hợp của cơ cấu doanh nghiệp và chức năng nhiệm vụ của bộ phận
với chiến lược kinh doanh
Lập danh sách các chức danh cần phân tích công việc
Thu thập thông tin phân tích công việc
Xây dựng sản phẩm phân tích công việc
Điều chỉnh phân tích công việc Ban hành và sử dụng kết quả phân tích công việc
Trang 14soát lại chuwscs năng nhiệm vụ của các bộ phận đảm bảo không trùng lặp, khôngchồng chéo, đủ và hợp lý để thực hiện chiến lược kinh doanh đã xác định
Sơ đồ cơ cấu tổ chức giới thiệu mối quan hệ giữa các phòng ban và đơn vị cấuthành trong tổ chức Từ sơ đồ của tổ chức nhà quản trị có thể:
- Lý giải sự tồn tại của công việc là cần thiết cho hoạt động của tổ chức
- Xác định mối quan hệ của công việc với các công việc khác trong tổ chức
- Xác định được những yếu tố đầu vào nào ( thông tin, nguyên vật liệu, tàichính, v.v ) Cần phải được cung cấp để có thể thực hiện công việc?
2.2.2.2 Lập danh sách các chức danh cần phân tích công việc
Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận doanh nghiệp sẽ tương ứngvới một vị trí chức danh Một công việc tương ứng với một chức danh, tương đươngvới một vị trí Nếu hai người thực hiện công việc giống nhau cần được gọi với chứcdanh như nhau, còn chức danh khác nhau nghĩa là thực hiện công việc khác nhau Kếtthúc bước này sẽ có được danh sách các công việc cần phân tích
2.2.2.3 Xác định đối tượng tham gia phân tích công việc
Đối tượng tham gia phân tích công việc thường bao gồm: Người thực hiện côngviệc, quản lý trực tiếp, nhân viên nhân sự hoặc tư vấn bên ngoài Đây là bước cần thiếttrong các trường hợp một công việc có nhiều người thực hiện, khi đó cần có sự lựachọn người thực hiện công việc tiêu biểu để phân tích
Quản lý trực tiếp sẽ có thông tin bao quát và là người chịu trách nhiệm chính vềquản lý công việc được phân tích và chịu trách nhiệm phân tích công việc Do vậy,quản lý trực tiếp hay trưởng các bộ phận là đối tượng quan trọng cần tham gia phântích công việc Nhân viên nhân sự hoặc tư vấn bên ngoài sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ về
kỹ thuật và điều phối dự án phân tích công việc
2.2.2.4 Thu thập thông tin phân tích công việc
Đầu tiên là xác định thông tin về công việc cần thu nhập
Thông tin về tình hình thực hiện công việc như: phương pháp làm việc, haophí thời gian thực hiện công việc, các yếu tố của thành phần công việc
Thông tin về các yêu cầu đặc điểm, tính năng tác dụng, số lượng, chủng loạicủa các máy móc Trang thiết bị dụng cụ, được sử dụng trong quá trình sử dụng côngviệc
Các thông tin về điều kiện thực hiện công việc như: điều kiện vệ sinh laođộng, thời gian biểu, điểu kiện tổ chức hoạt động, chế độ lương bổng, quần áo đồngphục, của doanh nghiệp
Thông tin về yêu cầu đối với người thực hiện công việc như: Học vấn, trình
độ chuyên môn, kỹ năng, các kiến thức hiểu biết liên quan đến thực hiện công việcCác phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp bàn hỏi: theo phương pháp này, bản câu hỏi được cán bộ phântích công việc thiết kế sẵn gồm những câu hỏi nhằm thu thập thông tin liên quan đếnmột công việc cụ thể Bản câu hỏi được phân phát tới những người lao động và người
Trang 15lao động có trách nhiệm điền câu trả lời vào đó theo yêu cầu và hướng dẫn Bản câuhỏi là phương pháp được áp dụng rộng rãi, phổ biến vì theo phương pháp này quá trìnhthu thập thông tin diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, cùng một lúc cóthể phát ra nhiều bản câu hỏi tới nhiều người lao động khác nhau ở những vị trí côngviệc khác nhau Thông tin thu thập có thể dễ dàng lượng hoá, phù hợp với việc xử lýkhối lượng lớn thông tin và xử lý trên phần mềm máy tính Nhưng việc thiết kế bảncâu hỏi khá tốn kém thời gian và chi phí Một bản câu hỏi thường không thiết kế quádài, quá chi tiết nên nếu cán bộ phân tích công việc không có kỹ năng thiết kế bản câuhỏi thì dễ dẫn đến thông tin thu thập được bị hạn chế, không sâu sắc Có những trưònghợp người lao động điền không đầy đủ các thông tin cần thiết trong câu trả lời hoặchiểu lầm câu hỏi dẫn đến thông tin thu được có độ chính xác không cao Bản câu hỏikhông nên thiết kế quá dài, nên tập trung vào những thông tin quan trọng, nên có câuhỏi khai thác sâu vào thông tin cần thiết Các câu hỏi được thiết kế đơn giản, dễ trả lời,thường sử dụng câu hỏi mở hoặc câu hỏi lựa chọn
Phương pháp quan sát: Trong phương pháp quan sát, cán bộ phân tích côngviệc thiết kế mẫu phiếu quan sát, sau đó tiến hành quan sát, theo dõi trực tiếp quá trìnhthực hiện công việc của người lao động và ghi chép vào mẫu phiếu quan sát đã có sẵncác thông tin như: công việc đó được thực hiện như thế nào; các mối quan hệ trong khilàm việc; máy móc, phương tiện được sử dụng; kết quả thực hiện công việc
Phương pháp quan sát được áp dụng chủ yếu cho công nhân sản xuất, nhữngcông việc mà hoạt động lao động của chúng diễn ra trong thời gian ngắn, thể hiện rabên ngoài, lặp đi lặp lại và dễ dàng quan sát được Phương pháp này dễ thực hiện,thông tin thu thập được chi tiết, đầy đủ, phong phú, sát với thực tế công việc Nhưngquan sát tốn thời gian, thông tin thu được dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của cảngười quan sát và người được quan sát Đặc biệt là người được quan sát, khi biết mìnhđang được quan sát có thể dẫn tới sự thiếu chính xác trong thực hiện công việc.Phương pháp này không dễ thực hiện với những công việc liên quan đến trí não, tưduy, những công việc không biểu lộ nhiều hành vi ra ngoài để quan sát như lập kếhoạch, thiết kế
Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp cán bộ phân tích công việc tiếnhành phỏng vấn trực tiếp từng người thực hiện công việc, hoặc người giám sát, quản lýtrực tiếp, hoặc phỏng vấn nhóm người lao động về các thông tin liên quan đến côngviệc cần điều tra Cán bộ phân tích công việc chuẩn bị sẵn những câu hỏi sẽ đặt ratrong quá trình phỏng vấn Theo phương pháp này, bản câu hỏi được cán bộ phân tíchcông việc thiết kế sẵn gồm những câu hỏi nhằm thu thập thông tin liên quan đến mộtcông việc cụ thể Bản câu hỏi được phân phát tới những người lao động và người laođộng có trách nhiệm điền câu trả lời vào đó theo yêu cầu và hướng dẫn Bản câu hỏi làphương pháp được áp dụng rộng rãi, phổ biến vì theo phương pháp này quá trình thuthập thông tin diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, cùng một lúc có thểphát ra nhiều bản câu hỏi tới nhiều người lao động khác nhau ở những vị trí công việc
Trang 16khác nhau Thông tin thu thập có thể dễ dàng lượng hoá, phù hợp với việc xử lý khốilượng lớn thông tin và xử lý trên phần mềm máy tính Nhưng việc thiết kế bản câu hỏikhá tốn kém thời gian và chi phí Một bản câu hỏi thường không thiết kế quá dài, quáchi tiết nên nếu cán bộ phân tích công việc không có kỹ năng thiết kế bản câu hỏi thì
dễ dẫn đến thông tin thu thập được bị hạn chế, không sâu sắc Có những trưòng hợpngười lao động điền không đầy đủ các thông tin cần thiết trong câu trả lời hoặc hiểulầm câu hỏi dẫn đến thông tin thu được có độ chính xác không cao Bản câu hỏi khôngnên thiết kế quá dài, nên tập trung vào những thông tin quan trọng, nên có câu hỏi khaithác sâu vào thông tin cần thiết Các câu hỏi được thiết kế đơn giản, dễ trả lời, thường
sử dụng câu hỏi mở hoặc câu hỏi lựa chọn
Ưu điểm: Phương pháp này có thể thu thập được nhiều thông tin khác nhau, tìmhiểu sâu vào những thông tin cần thiết, thu được bức tranh rõ ràng về công việc (nếungười phỏng vấn có kỹ năng phỏng vấn)
Nhược điểm: Phỏng vấn tốn thời gian, chi phí; thông tin thu được từ phỏng vấn
có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của người được phỏng vấn
Phương pháp nhật ký công việc: Nhật ký công việc là phương pháp người thựchiện công việc tự ghi chép lại những thông tin có liên quan đến công việc của mìnhvào một cuốn sổ với những mục đã được thiết kế sẵn Với phương pháp tự ghi chép, cóthể thu được nhiều thông tin sát với thực tế thực hiện công việc mà tiết kiệm chi phí vàthời gian Nhưng độ chính xác của thông tin thì hạn chế do dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tốchủ quan của người ghi chép, quá trình ghi chép có thể không đảm bảo sự liên tục,nhất quán, tốn thời gian để quan sát, ghi chép, khái quát và phân loại các hành vi Khighi chép bỏ qua các hành vi trung bình Việc xây dựng các hành vi trung bình trongthực hiện công Hội thảo chuyên gia là phương pháp Tổ chức một cuộc hội thảo thảoluận về công việc cần phân tích giữa các chuyên gia là những người có trình độ, amhiểu về công việc, có kinh nghiệm làm việc, những người giám sát, quản lý trực tiếpcác bộ phận, phòng, ban… Hội thảo chuyên gia là phương pháp giúp làm rõ và bổsung thêm thông tin cho các phương pháp khác, thông tin thu thập được có thể phục vụnhiều mục đích phân tích công việc Tuy nhiên đây là phương pháp tốn chi phí và thờigian
2.2.2.5 Xây dựng sản phẩm phân tích công việc
Sản phẩm của phân tích công việc là bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn côngviệc Bản mô tả công việc là văn bản liệt kê kết quả mong muốn của công việc, nhiệm
vụ, quyền hạn, các mối quan hệ trong công việc, mức độ phức tạp của công việc, bản
mô tả công việc giúp cho người thực hiện công việc hiểu được nội dung, yêu cầu củacông việc và hiểu được quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc Bản tiêuchuẩn công việc thường đề cập đến các năng lực cá nhân như kiến thứ, kỹ năng thái độ
và phẩm chất nghề nghiệp thích hợp cho công việc Từ những thông tin thu thập được,cán bộ phân tích công việc cùng với phòng chuyên trách nguồn nhân lực và sự kết hợpvới các phòng, ban, bộ phận khác viết các sản phẩm phân tích công việc Thông
Trang 17thường cán bộ phân tích công việc là người trực tiếp viết bản mô tả công việc và bảnyêu cầu của công việc đối với người thực hiện trong sự giúp đỡ từ những người laođộng, người quản lý trực tiếp các phòng, ban.
2.2.2.6 Ban hành và sử dụng kết quả phân tích công việc
Các sản phẩm phân tích công việc được gửi tới những người lao động và ngườiquản lý trực tiếp để lấy ý kiến đóng góp Cán bộ phân tích công việc tập hợp các ýkiến đóng góp lại, dựa trên đó sửa các sản phẩm sao cho hợp lý Sau đó lại tổ chức hộithảo lấy ý kiến đánh giá của những người quản lý về sản phẩm phân tích công việc,sửa lại (nếu cần) và đi đến thống nhất thông qua sự phê duyệt của các cấp có thẩmquyền như trưởng phòng nhân sự và giám đốc
2.2.2.7 Điều chỉnh phân tích công việc
Kết thúc quá trình phân tích công việc, cần phải thẩm định những thông tin thuthập với những người thực hiện khác và người quản lý công việc này về tính chínhxác và hợp lý của bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc Định kỳ tổ chức phảikiểm tra, rà soát lại các công việc để xác định những thông tin trong văn bản phân tíchcông việc có còn chính xác và phù hợp với công việc hiện tại không, hay đã lạc hậu,lỗi thời, cần phải điều chỉnh và bổ sung thông tin nào cho đúng với thực tế công việc
2.2.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đến phân tích công việc
Có thể nói rằng phân tích công việc có thể thành công hay không phụ thuộc rất lớn và quan điểm nhận thức, trình độ năng lực, thái độ hành vi của các bên liên quan: lãnh đạo, người quản lý trực tiếp, cán bộ nhân sự, người thực hiện công việc
2.2.3.1 Quan điểm của lãnh đạo
Quan điểm lãnh đạo tác động rất lớn đến hoạt động phân tích công việc, bởi tất
cả các hoạt động quản lý nói chung cũng như các hoạt động quản trị nhân lực nói riêngđều chị chi phối của triết lý quản lý của lãnh đạo cấp cao Triết lý quản lý được coi làkim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy phân tích công việc cũng bịchi phối bởi triết lý quản lý của lãnh đạo Trên thực tế, nếu người lãnh đạo nào hiểu rõtầm quan trọng của phân tích công việc và quan tâm đúng mức tới chương trình phântích công việc thì chắc chắn phân tích công việc sẽ được tiến hành một cách thốngnhất bài bản và mang lại hiệu quả cao
2.2.3.2 Cán bộ nhân sự
Cán bộ nhân sự thể hiện trên ba phương diện bởi họ là một kênh cung cấp thôngtin phân tích công việc, đồng thời cũng là một kênh thẩm định độ chính xác của thôngtin do người thực hiện công việc cung cấp Họ cũng chính là những người áp dụng cácvăn bản kết quả phân tích công việc vào trong công tác quản lý của mình Cán bộ nhân
sự cần giải thích rõ mục đích của phân tích công việc cho cán bộ quản lý trực tiếp,đồng thời tư vấn cho họ cách viết và cách áp dụng các văn bản kết quả của phân tíchcông việc
Trang 182.2.3.3 Pháp luật lao động
Khi kinh doanh thì các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luậtNhà nước, pháp luật có sự điều chỉnh thì doanh nghiệp cũng phải có sự thay đổi đểđảm bảo tuân thủ đúng quy định của nhà nước Áp dụng pháp luật lao động trong việcquy định thời gian làm việc, môi trường làm việc, các chế độ đãi ngộ làm việc Vì vậykhi xây dựng hoàn thiện phân tích công việc đều phải tuân theo quy định của phápluật, dựa trên quy định của pháp luật để phân tích công việc sao cho hợp lý nhất
2.2.3.4 Người thực hiện công việc
Là người trực tiếp cung cấp thông tin về công việc của họ đang làm để xây dựngcác văn bản của phân tích công việc Trên thực tế, có nhiều người e ngại rằng phântích công việc có thể nhằm mục đích là đánh giá xem người lao động có thể thực hiệnđược công việc đó hay không? Người lao động đã sử dụng hết thời gian lao độngchưa? Thái độ làm việc của họ? từ đó có thể ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện côngviệc và vấn đề lương thưởng của họ Vì vậy trong một số trường hợp họ có thái độ bấthợp pháp với cán bộ phân tích, thái độ bất hợp pháp này thể hiện ở việc cung cấp saithông tin về công việc (họ thường có tâm lý thổi phồng cho rằng công việc của mình
có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp) Vì vậy, để giảm tránh được sự ảnh hưởngcủa các yếu tố này thì trước khi tiến hành phân tích cán bộ phân tích cần giải thích rõmục đích, ý nghĩa của chương trình phân tích công việc với toàn bộ người lao độngtrong doanh nghiệp mình
2.2.3.5 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Công tác phân tích công việc bao gồm các công việc: thu thập thông tin phântích, tính toán các số liệu, xử lý nhiều thông tin Do đó các trang thiết bị phục vụ chocông tác trên cần được trang bị như máy vi tính, máy photocopy, máy in, phòng họp,bàn ghế, máy chiếu, bảng viết, micro… Doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ sở vậtchất mà doanh nghiệp hiện có để áp dụng để phân tích công việc sao cho đạt được kếtquả tốt nhất
2.2.3.6 Khả năng tài chính của công ty
Khả năng tài chính sẽ quyết định chi phí phân tích công việc mà doanh nghiệpđầu tư, sự đầu tư càng lớn càng có nhiều sự lựa chọn cho công tác phân tích công việc.Ngược lại nếu chi phí đầu tư hạn hẹp sẽ hạn chế các quá tình phân tích công việc
Trang 19CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN A25 – CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ HƯƠNG ANH
3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh
3.1.1 Giới thiệu công ty
Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh được thành lậpnăm 2003 trụ sở văn phòng chính ở số 90 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội Tậpđoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tế Hương Anh hoạt động trong lĩnh vựcđầu tư thương mại, khách sạn, du lịch, nhà hàng, dịch vụ Thành lập từ năm 2003 Tậpđoàn hiện có hệ thống hơn 30 khách sạn đạt chuẩn 1 đến 3 sao sang trọng hiện đại, nhàhàng Cafe, Karaoke tại những vị trí trung tâm của thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ ChíMinh, hàng năm đón rất nhiều lượt khách trong và ngoài nước Chuyên cung cấp cácdịch vụ chăm sóc khách hàng về các chuỗi phòng nghỉ tiện nghi và các cung cấp cácdịch vụ bổ sung để chuyến đi của quý khách được thoải mái và thuận tiện nhất nhưdịch vụ đặt vé máy bay, vé tàu hỏa, thuê xe ô tô, gia hạn và làm mới visa, hộ chiếu , tổchức các tour du lịch trọn gói trong và ngoài nước
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Tập đoàn khách sạn A25 – Công tyTNHH quốc tế HươngAnh
Chức năng: chức năng của Tập đoàn khách sạn A25 – Công ty TNHH quốc tếHương Anh đó là cung cấp các sản phẩm dịch vụ khách sạn, du lịch lữ hành, nhà hàng.Nhiệm vụ: “Your house” là khẩu hiệu của tập đoàn khách sạn A25 – Công tyTNHH quốc tế Hương Anh mang đến cho quý khách sự thân thuộc gần gũi như ở nhà.Tại đây, khách hàng có thể thoải mái nghỉ ngơi, phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn khungcảnh thành phố Hà Nội tấp nập về đêm, cảm nhận được cảm giác thoải mái hay tự dochìm đắm trong không gian của riêng mình Với phương châm “Sự hài lòng của kháchhàng là sự thành công của chúng tôi”, khách sạn không ngừng nỗ lực để cung cấp chokhách hàng những dịch vụ hoàn hảo