1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập tổng hợp: Kinh tế đầu tư

62 77 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Bài tập tổng hợp Kinh tế đầu tư cung cấp cho các bạn những kiến thức quan trọng và những câu hỏi bài tập về: Bản chất của đầu tư phát triển, nội dung và nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển, vai trò của đầu tư phát triển trong tăng trưởng và phát triển kinh tế,...

PHẦN I: PHẦN LÝ THUYẾT Câu 1: Bản chất của đầu tư phát triển: Đầu tư  phát triển  là một loại hình đầu tư  trong đó vốn bỏ  ra được dùng để  tiến hành các hoạt động nhằm gia tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất   (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản   suất, năng lực thơng qua, năng lực vận chuyển… tạo thêm việc làm và vì mục tiêu  phát triển Mục đích  của đầu tư  phát triển là vì sự  bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng   đồng và nhà đầu tư. Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trường kinh tế,  tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các   thành viên trong xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi   nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực Đối tượng của đầu tư phát triển được xem xét trên những góc đơ khác nhau Trên quan điểm phân cơng lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư  chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ Trên góc độ  tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư  chia thành hai   nhóm chính: cơng trình vì mục tiêu lợi nhuận và cơng trình phi lợi nhuận Trên góc độ  xem xét mức độ  quan trọng, đối tượng đầu tư  chia thành: loại   được khuyến khích đầu tư, loại khơng khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu tư Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành: những tài sản vật chất (tài sản  thực), là những tài sản cố  định được sử  dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh   nghiệp và nền kinh tế  và tài sản lưu động; và tài sản vơ hình như  phát minh, sáng   chế, uy tín, thương hiệu… Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng,  thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chun mơn, khoa học kỹ thuật…) và tài   sản vơ hình (những phát minh sáng chế, bản quyền…). Các kết quả  đạt được của  đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kếtquả kinh tế  xã hội thu được với chi phí ra để đạt kết quả đó.  Đặc điểm chủ yếu của đầu tư phát triển: Một là: Hoạt động đầu tư phát triển ln đòi hỏi một lượng lớn tiền vốn, vật   tư và lao động Hai là: Đầu tư phát triển có thời kỳ đầu tư kéo dài từ khi khởi cơng dự án đến   khi hồn thành và đưa vào hoạt động Ba là: Tuổi thọ của sản phẩm lớn, thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo   dài Bốn là: Sản phẩm của đầu tư phát triển thường là các cơng trình xây dựng.  Năm là: Đầu tư  phát triển có độ  rủi ro cao do quy mơ lớn, thời kỳ  đầu tư  và  thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài Bản chất của đầu tư  phát triển còn được thể  hiện   nội dung vốn và nguồn   vốn đầu tư, lý luận về mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa hai vấn đề này Câu 2: Nội dung và nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển a Nội dung vốn đầu tư phát triển: Vốn đầu tư  phát triển  là bộ  phận cơ  bản của vốn nói chung. Trên phương   diện nền kinh tế, vốn đầu tư  phát triển là biểu hiện bằng tiền tồn bộ  những chi   phí đã chi ra để  tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố  định và tài sản lưu   động) và các khoản đầu tư phát triển khác.  Nội dung cơ bản của vốn đầu tư phát triển trên phạm vi nền kinh tế bao gồm: Nội dung vốn đầu tư phát triển Vốn đầu tư  XDCB Vốn lưu động bổ  sung Vốn đầu tư  phát triển khác Vốn xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền để  xây dựng mới, mở rộng,   xây dựng lại hoặc khơi phục năng lực sản xuất của tài sản cố  định trong nền kinh  tế quốc dân + Vốn lưu động bổ sung bao gồm những khoản đầu tư  dùng mua sắm ngun  vật liệu, th mướn lao động… làm tăng thêm tài sản lưu động trong kỳ  của tồn  bộ xã hội + Vốn đầu tư phát triển khác là tất cả các khoản đầu tư  của xã hội nhằm gia   tăng năng lực phát triển của xã hội, nâng cao trình độ  dân trí, cải thiện chất lượng  mơi trường. Những bộ  phận chính của vốn đầu tư  phát triển khác bao gồm: Vốn  chi cho cơng việc thăm dò, khảo sát, thiết kế, qui hoạch ngành, qui hoạch lãnh thổ;   Vốn chi cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường   sức khỏe cộng đồng như  chương trình tiêm chủng mở  rộng, chương trình nước  sạch nơng thơn, phòng bệnh, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ  nạn xã hội…  Vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục: chương trình phổ cập giáo dục, nghiên cứu, triển  khai đào tạo, giáo dục… Nguồn vốn đầu tư phát triển là thuật ngữ để chỉ  các nguồn tích lũy, tập trung  và phân phối cho đầu tư Về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư  phát triển chính là phần tiết kiệm  hay tích lũy mà nền kinh tế  có thể  huy động để  đưa vào q trình tái sản xuất xã   hội Nguồn vốn đầu tư  phát triển, trên phương diện vĩ mơ, bao gồm nguồn vốn   trong nước và nguồn vốn nước ngồi Nguồn vốn trong nước bao gồm: vốn nhà nước, vốn dân doanh và vốn trên thị  trường vốn Nguồn vốn nước ngồi bao gồm: vốn đầu tư  trực tiếp từ  nước ngồi (FDI),   vốn hỗ  trợ  phát triển chính thức (ODA), vốn vay thương mại nước ngồi và vốn   trên thị trường vốn quốc tế b Nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển a Nhìn từ góc độ nền kinh tế:  ­ Nguồn vốn đầu tư trong nước: + Nguồn vốn nhà nước: Nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng  đầu tư  phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư  phát triển của doanh nghiệp   nhà nước + Nguồn vốn của dân cư  và tư  nhân: gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần   tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã ­ Nguồn vốn đầu tư nước ngồi: + Nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODF) + Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế + Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) + Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế b Xét theo góc độ của doanh nghiệp: ­ Nguồn vốn đầu tư trong nước ­ Nguồn vốn bên trong: hình thành từ phần tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp (vốn góp  ban đầu, thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hàng năm. Nguồn vốn này có ưu điểm   là đảm bảo tính độc lập, chủ động, khơng phụ thuộc vào chủ nợ, hạn chế rủi ro về  tín dụng ­ Nguồn vốn bên ngồi: có thể  hình thành từ  việc vay nợ  hoặc phát hành chứng  khốn ra cơng chúng thơng qua hai hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ gián tiếp qua các   trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, các tổ  chức tín dụng…) hoặc tài trợ  trực tiếp (qua thị  trường vốn: thị  trường chứng khốn, hoạt động tín dụng th   mua…).  c. Nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển giao thơng vận tải Vốn đầu tư của các  doanh nghiệp nhà  nước Nguồn ngân  sách Nhà nước  đầu tư tập trung Nguồn vốn tài trợ  phát triển chính thức  ODF Nguồn vốn tín dụng  từ các ngân hàng  thương mại quốc tế Nguồn vốn sự  nghiệp kinh tế Vốn cân đối từ các  nguồn thu liên quan  đến hoat động GTVT Nguồn vốn đầu tư  trực tiếp FDI Nguồn vốn từ thị  trường vốn quốc tế Nguồn vốn tín  dụng đầu tư phát  triển của nhà  nước Vốn của dân cư và  của tư nhân Vốn trong  nước Các nguồn khác Vốn ngoài  nước Vốn đầu tư cho phát triển giao  thông vận tải Đường bộ Đường  sắt Đườ4ng  thủy nội địa Đường  biển Hàng  khơng Câu 3: Phân tích vai trò của đầu tư phát triển trong tăng trưởng và phát triển   kinh tế? Vai trò của đầu tư phát triển trong tăng trưởng và phát triển kinh tế: a Tác động của đầu tư phát triển đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh   tế - Tác động đến cầu: Đầu tư  là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu   của tồn bộ nên kinh tế, thể hiện rõ nhất là tỏng ngắn hạn. khi tổng cung chưa kịp   thay đổi, gia tang đầu tư  (I) làm cho tổng cẩu (AD) tang (nếu các yếu tố  khác  khơng đổi) AD = C + I + G + X – M Trong đó:                  C: Tiêu dùng;                                      I: Đầu tư;                                      G: Tiêu dùng của chính phủ;                                      X: Xuất khẩu;                                      M: Xuất khẩu; Nếu biểu diễn trên  đồ thị thì lượng gia tang tổng cầu AD được thể hiện ở sự  dịch chuyển của đường cầu D sang vị trí D’, kéo sản lượng cân bằng tăng theo, từ  Q0Q1 và giá cả  các yếu tố  đầu vào của đầu tư  tăng từ  P0 lên P1. Điểm cân bằng  dịch chuyển từ E0 đến E1 - Tác động đến cung và sản lượng: Tổng cung của nên kinh tế gồm hai nguồn   chính là cung trong nước và cung từ nước ngồi. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước   là một hàm của các yếu tố  sản xuất: vốn, lao động, tài ngun, cơng nghệ…, thể  hiện qua phương trình sau: Q = F (K, L, T, R…) Trong đó:    K: Vốn đầu tư;                             L: Lao động;                             T: Cơng nghệ;                             R: Nguồn tài ngun Như  vậy, tăng quy mơ vốn đầu tư  (K) là ngun nhân trực tiếp làm tăng tổng  cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố  khác khơng đổi. Mặt khác, thơng qua hoạt  động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới cơng nghệ… đầu tư lại   gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế Khi thành quả đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động sẽ  làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng. Cũng trên hình 1.4, sự  gia  tăng tổng cung thể  hiện bằng sự dịch chuyển của đường cung S sang vị  trí S’. Sự  dịch chuyển này kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ  Q1 đến Q2 và do đó giá cả  sản phẩm giảm từ P1 đến P2. Sản lượng tăng giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng,  tăng tiêu dùng đến lượt nó lại là nhân tố kích thích sản xuất phát triển, tăng quy mơ  đầu tư. Sản xuất phát triển là nguồn gốc tăng tích lũy, phát triển kinh tế  xã hội,   tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống thành viên trong xã hội Một trường hợp cụ  thể  tác động của đầu tư  đến tổng cung là tác động đến   sản lượng 1 qua số nhân đầu tư Số nhân đầu tư cho thấy sự gia tăng của sản lượng khi đầu tư tăng 1 đơn vị ∆Y=K. ∆I Trong  đó:   ∆Y : là mức gia tăng sản lượng ∆I : là mức gia tăng đầu tư; K : là số nhân đầu tư Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng làm tăng sản lượng lên k lần. Trong   cơng thức trên, k là số dương lớn hơn 1 Từ quan hệ đầu tư (I) bằng tiết kiệm (S) thì: k=∆Y/∆I=∆Y/∆S=∆Y/∆Y­∆C=1/MPS nghĩa là k bằng nghịch đảo của tiết kiệm biên. Mà tiết kiệm biên là số  nhỏ  hơn 1 cho nên k>1 Khi vùng tiểu biên MPC càng lớn thì k càng lớn, mức gia tăng sản lượng càng   lớn dẫn đến gia tăng việc làm, tăng cầu các yếu tố  sản xuất và quy mơ lao động   Kết hợp các tác động trên dẫn đến sản xuất phát triển, từ đó sản lượng gia tăng Mối quan hệ  giữa đầu tư  với tổng cung và tổng cầu của nến kinh tế  là mối   quan hệ  biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả  về  lý luận và thực tiễn.  Đây là cơ sở lý luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư  và tiêu dùng ở nhiều   nước trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng chậm b Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế Đầu tư vừa có tác động đến tốc độ  tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng   tăng trưởng Nghiên cứu tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế qua cơng   thức tính hệ số ICOR Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio – Tỷ số gia tăng của vốn so với   sản lương) là tỷ  số  giữa quy mơ đầu tư  thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là   suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm ICOR=Vốn  đầu tư  tăng thêm/GDP tăng thêm = Đầu tư  trong kỳ/GDP tăng  thêm. Ta có thể  biểu diễn ICOR dưới dạng khác. Nếu chia cả  tử  và mẫu số  cơng   thức trên cho GDP ICOR = tỷ lệ vốn đầu tư /GDP)/tốc độ tăng trưởng kinh tế Từ  cơng thức mới cho thấy: nếu ICOR khơng đổi, mức tăng GDP hồn tồn   phụ thuộc vào vốn đầu tư. Theo 1 số nghiên cứu của các nhà kinh tế, muốn giữ tốc   độ tăng trưởng khá cao và ổn định thì tỷ lệ đầu tư  phải chiếm khoảng trên 25% so  với GDP, tùy thuộc vào ICOR của mỗi nước Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu  ảnh hưởng của rất nhiều nhân  tố: Thứ  nhất,  do thay đổi cơ  cấu đầu tư  nghành, nếu gọi ICORi là hệ  số  ICOR   của nghành I,  αi là tỷ  trọng của ngành I trong GDP, gi là tốc độ  tăng trưởng của   nghành I, g là tốc độ tăng trưởng chung thì: ICOR=∑ICORi*gi/g*αi Thứ  hai, sự  phát triển của khoa học cơng nghệ  có  ảnh hưởng đến 2 mặt của   hệ  số ICOR. Gia tăng đầu tư  cho khoa học cơng nghệ  một mặt làm cho tử  số của   cơng thức tăng mặt khác sẽ tạo ra nhiều nghành mới, cơng nghệ mới, làm máy móc  hoạt động hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, kết quả đầu tư  tăng lên (tăng mẫu số  của cơng thức). Như vậy, hệ số ICOR tăng hay giảm phụ thuộc vào xu hướng nào  chiếm ưu thế Thứ  ba,  do thay đổi cơ  chế  chính sách và phương pháp tổ  chức quản lý. Cơ  chế chính sách phù hợp, đầu tư có hiệu quả hơn (nghĩa là kết quả đầu tư ở mẫu số  tăng lớn hơn chi phí ở tử số) làm cho ICOR giảm và ngược lại ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ  phát   triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước Như  vậy là ICOR là chỉ  tiêu quan trọng để dự  báo tốc độ  tăng trưởng kinh tế  hoặc dự báo quy mô vốn đầu tư cần thiết để đạt được tốc độ  tăng trưởng kinh tế  nhất định trong tương lai Trong những trường hợp nhất định, hệ  số  ICOR được xem là nhưng chỉ  tiêu  phản ánh hiệu quả đầu tư Tuy nhiên, hệ  số  ICOR mới chỉ phản ánh  ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư  mà chưa tính đến  ảnh hưởng của các yếu tố  sản xuất khác trong việc tạo ra GDP   tăng thêm ICOR cũng bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên,   xã hội, cơ chế chính. Hệ  số ICOR khơng tính đến yếu tố  độ  trễ  thời gian của kết   quả và chi phí (tử số và mẫu số của cơng thức), vấn đề tái đầu tư… Đầu tư có có ảnh hưởng quan trọng khơng chỉ đến tốc độ tăng trưởng cao hay   thấp mà còn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế.  Trên góc độ phân tích đa nhân tố,  vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế thường được phân tích theo biểu thức   sau: g = Di + D1 + TFP Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP1; Di là phần đống góp của vốn đầu tư  vào tăng trưởng GDP, D1 là phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP; TFP   là phần đóng góp của tổng các yếu tố  năng suất vào tăng trưởng GDP (phần đóng  góp của cơng nghệ, cơ chế chính sách…) Chất lượng tăng trưởng là một tập hợp các đặc trưng về kết quả và hiệu quả  của chính sách tăng trưởng kinh tế. Chất lượng tăng trưởng thể  hiện nhất qn và  liên tục trong suốt q trình tái sản xuất xã hội. Chất lượng tăng trưởng thể hiện cả  ở yếu tố đầu vào như việc quản lý và phân bổ các nguồn lực trong q trình tái sản   xuất, đồng thời cả    kết quả  đầu ra của q trình sản xuất với chất lượng cuộc   sống được cải thiện, phân phối sản phẩm đầu ra đảm bảo tính cơng bằng và góp   phần bảo vệ  mơi trường sinh thái. Chất lượng tăng trưởng thể  hiện sự  bền vững   của tăng trưởng và mục tiêu tăng trưởng dài hạn, mặc dù tố  độ  tăng trưởng cao     ngắn   hạn       điều   kiện     cần   thiết   Đồng   thời,   chất   lượng   tăng  trưởng thể  hiện   tính hiệu quả, đặc biệt hiệu quả  lan tỏa giữa các ngành, các   vùng, các khu vực kinh tế khác nhau Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư trong   mơ hình Harrod – Domar. Mơ hình được xây dựng theo hai giả định sau: + Lao động đầy đủ việc làm, khơng có hạn chế đối với cung lao động + Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc Nếu gọi: Y  :sản lượng năm t g=∆Y/Yi : tốc độ tăng trưởng kinh tế ∆Y : sản lượng gia tăng trong kỳ S : tổng tiết kiệm trong năm s=S/Yi : tỉ lệ tiết kiệm/GDP ICOR tỷ lệ gia tăng của vốn so với sản lượng có thể viết dưới dạng tổng quát  như sau: ICOR=∆K/∆Y nếu ∆K=I, ta có : ICOR = I/∆Y Ta lại có: I=S=s*Y: thay vào cơng thức ICOR, ta có: ICOR= ∆K/∆Y nếu ∆K=I, ta có: ICOR= I/∆Y Ta lại có: I=S=s*Y: thay vào cơng thức ICOR ta có: ICOR=∆K/∆Y=s*Y/∆Y. từ đây suy ra ∆Y=s*Y/ICOR Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế: g = ∆Y/Y=(s*Y/ICOR)/Y Cuối cùng g = s/ICOR   Như vậy theo Harod – Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế   Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ  g thì cần duy trì tỉ  lệ tích lũy để  đầu tư  trong   GDP là s với hệ số ICOR khơng đổi Từ mơ hình Harod ­ Domar cho thấy: tiết kiệm (S) là nguồn gốc của đầu tư (I).  Đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất (∆K), từ đó trực tuyến là gia tăng sản lượng (∆Y)    đây phải lưu ý rằng: việc nghiên cứu trên được tiến hành   các nước tiên tiến   nhằm trả lời cho câu hỏi là để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% thì đầu tư phải  tăng bao nhiêu. Chính vì thế vận dụng phải phù hợp với điều kiện kinh tế của các  nước đang phát triển khi mà   đó khơng chỉ  duy trì tốc độ  tăng trưởng mà quan  trọng hơn là phải tăng nhanh tốc độ  tăng trưởng; khi mà   đó vừa thiếu vốn lại   thừa lao động, có nhiều nhân tố khác có thể sử dụng để tăng trưởng c Tác động của đầu tư phát triển đến việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế Cơ  cấu kinh tế  là cơ  cấu của tổng thể  các yếu tố  cấu thành nền kinh tế, có   quan hệ  chặt chẽ  với nhau, được biểu hiện cả  về  mặt chất và mặt lượng, tùy  thuộc mục tiêu của nền kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận  cấu thành nền kinh tế. Sự  dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự  phát triển  khơng đồng đều về quy mơ, tác động giữa các ngành, vùng Những cơ  cấu kinh tế  chủ  yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: cơ  cấu  kinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế Đầu tư  góp phần làm dịch chuyển cơ  cấu kinh tế  phù hợp với quy luật và   chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân   đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội  lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực Đối với cơ  cấu ngành, đầu tư  vốn vào ngành nào, quy mơ đầu tư  từng ngành  nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp… đều ảnh hưởng đến tốc độ  phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật  chất để phát triển các ngành mới… do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành Đối với cơ  cấu lãnh thổ, đầu tư  có vai trò giải quyết những mất cân đối về  phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thốt khỏi tình   trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài ngun, địa thế kinh tế,   chính trị…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy   những vùng khác cũng phát triển Có thể sử dụng các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá vai trò của đầu tư trong việc   chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay   đổi cơ cấu kinh tế của nghành = (% thay đổi tỷ trọng đầu tư  của nghành/tổng vốn  đầu tư  xã hội giữa kỳ  nghiên cứu so với kỳ  trước)/(% thay đổi tỷ  trọng GDP của   nghành trong tổng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước). Chỉ tiêu cho biết, để  tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải   đầu tư cho ngành tăng thêm bao nhiêu Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi GDP = (% thay đổi   tỷ trọng đầu tư của nghành nào đó/tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với kỳ  trước)/(% thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước) Chỉ tiêu này cho biết: để góp phần đưa tăng trưởng kinh tế (GDP) lên 1% thì tỷ  trọng đầu tư  vào 1 ngành nào đó tăng bao nhiêu. Để  phát huy vai trò tích cực của  đầu tư  đến việc chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  cần thực hiện tốt một số  giải pháp  sau:  (i) Các nghành, địa phương cần có quy hoạch tổng thể phát triển KTX, trên cơ  sở đó xây dựng quy hoạch đầu tư;  (ii) Đầu tư và cơ cấu đầu tư phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã  hội quốc gia;  (iii) Cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng căn cứ vào thị  trường chung cả  nước phát huy lợi thế so sánh của từng vùng;  (iv) Các nghành, địa phương phải có kế  hoạch đầu tư  phù hợp khả  năng tài  chính tránh đầu tư dàn trải d Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học cơng nghệ Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển   khoa học cơng nghệ của doanh nghiệp và quốc gia 10 kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nêu một số nội dung cơ bản của dự án bị  bác bỏ  thì   có thể bác bỏ dự án mà khơng cần đi vào thẩm định tồn bộ các nội dung tiếp theo ­ Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự  án với c ác  chuẩn mực luật pháp quy đinh, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp,  thơng lệ  (quốc tế  và trong nước) cũng như  các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so   sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một   số chỉ tiêu sau: ­  Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp cơng trình do Nhà nước quy  định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được ­   Tiêu chuẩn về  công nghệ, thiết bị  trong quan hệ  chiến lược đầu tư  công   nghệ quốc gia, quốc tế ­  Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi ­  Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư ­  Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, ngun liệu, nhân cơng, tiền  lương, chi phí  quản lý  của ngành theo định mức kinh tế  ­  kỹ  thuật chính thức  hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế Trong  q   trình   thẩm   định,   cán     thẩm  định   có   thể   sử   dụng  những  kinh  nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự  án tương tự để  so sánh, kiểm tra  tính hợp lý, tính thực tế  của các giải pháp lựa chọn (mốc chi  phí đầu tư, cơ  cấu  khoản mục chi phí, các chỉ tiêu tiêu hao ngun vật liệu, nhiên liệu hay chi phí nói   chung ) ­ Các chi tiêu về hiệu quả đầu tư (ở mức trung bình tiên tiến) ­ Phân tích so sánh lựa chọn các phương án tối  ưu (địa điểm xây đựng, chọn  cơng nghệ thiết bị, gịải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng ) ­ Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà  nước, các ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp u cầu  ở đây là các chỉ tiêu dùng để  tiến hành so sánh phải được vận dụng  phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp ­ Phương pháp phân tích độ nhạy Phân tích độ  nhạy của dự  án là xem xét sự  thay đổi các chỉ  tiêu hiệu quả  tài  chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hồn vốn nội bộ ) khi các yếu  tố  có liên quan đến chỉ  tiêu đó thay đổi. Phân tích độ  nhạy nhằm xem xét mức độ  nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan. Hay nói một  cách khác phân tích độ nhạy nhằm xác định tính vững chắc về hiệu quả của dự án   trong điều kiện biến động của các yếu tố  có liên quan đến chỉ  tiêu hiệu quả   tài  chính đó Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho chủ đầu tư biết dự án nhạy cảm với các  yếu tố  nào hay yếu tố  nào gây nên sự  thay đổi nhiều nhất của chi tiêu hiệu quả  xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong q trình thực hiện dự án Mặt khác, phân tích độ nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn những dự án có  độ an tồn cao cho những kết quả  dự tính cũng như  đánh giá được tính vững chắc  của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, của dự án Để áp dụng phương pháp này, trước hết phải xác định được những yếu tố gây  ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự  án. Sau đó dự  kiến một  48 số tình huống bất trắc có thề xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với  dự  án như: Vượt chi phí đầu tư, giá các chi  phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ  sản  phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi  Đánh giá tác động  của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án Mức độ  sai lệch so với dự  kiến của các yếu tố   ảnh hưởng đến dự  án trong  những tình huống xấu thường được chọn từ 10% đến 20% dựa trên cơ sở phân tích   những tình huống đó đã xảy ra trong q khứ, hiện tại và dự  báo trong những năm  tương lai. Nếu dự  án vẫn đạt được hiệu quả,  kể  cả  trong trường hợp nhiều bất  trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có độ an tồn cao. Trong trường hợp  ngược lại, cần phải xem xét khả  năng xảy ra các tình huống để  đề  xuất các biện  pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay hạn chế chúng ­ Phương pháp dự báo Vận dụng phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là  vơ cùng quan trọng, phù hợp với tính lâu dài của hoạt động đầu tư Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vận  dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự  án, về giá cả sản phầm, thiết bị, ngun vật liệu, và các đầu vào khác  ảnh hưởng  trực tiếp đến tính khả  thi của dự  án. Các phương pháp dự  báo thường được sử  dụng là: phương pháp ngoại suy thống kê, phuơng pháp mơ hình hồi quy tương   quan, phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu, phương thức định mức, phương  pháp lấy ý kiến chun gia ­ Phương pháp triệt tiêu rủi ro Có nhiều rủi ro có thể  xảy ra trong q trình thực hiện dự  án. Để  đảm bảo   tính vững chắc về hiệu quả của dự án, phải dự đốn một số rủi ro có thể xảy ra để  có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi  ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án Rủi ro thường được phân ra làm hai giai đoạn như sau: * Giai đoạn thực hiện dự án + Rủi ro chậm tiến độ thi cơng: Để hạn chế r ủi ro này phải kiểm tra kế hoạch  đấu thầu, chọn thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết hỗ trợ giải phóng mặt  bằng của chính quyền địa phương + Rủi ro vượt tổng mức đầu tư:  Để  hạn chế  rủi ro này phải kiểm tra hợp  đồng giá (một giá hoặc các điều kiện về phát sinh tăng giá, giá cả  các khối lượng   phải được ấn định) + Rủi ro do cung cấp dịch vụ kỹ thuật ­ công nghệ không đúng tiến độ không  đúng chất lượng: Để  hạn chế  rủi ro này, phải kiểm tra chặt chẽ  các điều khoản  hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng + Rủi ro về  tài chính như  thiếu vốn, giải ngân khơng đ úng tiến độ: Để  hạn  chế rủi ro này, kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên cho  vay hoặc tài trợ vốn;  + Rủi ro bất khả  kháng: Để  hạn chế  rủi ro này, kiểm tra các hợp đ ồng bảo  hiểm (bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng) * Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động + Rủi ro về cung cấp các yếu  tố đầu vào không đầy đủ, không đúng tiến độ:  Để hạn chế rủi ro này xem xét hợp đồng cung cấp dài hạn với với các cơng ty cung  49 ứng có uy tín, các điều khoản thỏa thuận về giá cả, xem xét dự án có phương án dự  phòng hay khơng.  + Rủi ro về tài chính, như thiếu vốn kinh doanh: Để hạn chế rủi ro này, kiểm   tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn tín dụng hoặc mở L/C tại các cơ quan cấp vốn + Rủi ro về quản lý điều hành: Để hạn chế rủi ro này, đánh giá năng lực quản  lý     doạnh   nghiệp       (năng   lực   điều   hành,   trình   độ   chun   mơn,  kinh  nghiệm đội ngũ lãnh đạo, quản lý dự án), thẩm định cơ cấu tổ chức và xem xét hợp  đồng th quản lý dự phòng + Rủi ro bất khả  kháng: Để  hạn chế  rủi ro này, kiểm tra bảo hiểm tài sản,  bảo hiểm kinh doanh Hiện tại một số loại rủi ro trên đã được quy định bắt buộc phải có biện pháp  xử lý như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng Câu 14: Bản chất của hoạt động đấu thầu, hình thức, phương pháp lựa chọn  nhà thầu? a, Bản chất của hoạt động đấu thầu: * Khái niệm: Đấu thầu là một cách thực hiện mua bán mà trong đó người mua và người bán   phải tuân thủ  theo các quy định do người/tổ  chức quản lý nguồn vốn sử  dụng cho   hoạt động mua bán này đề ra Đấu thầu là bắt buộc đối với các hoạt động mua sắm sử  dụng vốn do nhà  nước quản lý Đấu thầu cũng được hiểu là một phương thức quản lý, một phạm trù kinh tế  gắn liền với sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hóa * Vai trò: +  Đối với bên mời thầu – người mua: Đấu thầu là phương thức cạnh tranh  nhằm lựa chọn người nhận thầu đáp ứng được u cầu đề ra Đấu thầu mang lại cho người mua nhiều lợi ích: ­ Được tiếp cận với các nhà cung cấp mới, có cơ hội phát hiện ra các nhà  cung cấp tiềm năng ­ Phát hiện ra sản phẩm thay thế ­ Đạt được sản phẩm với giá mua hợp lý nhất + Đối với nhà thầu – người bán:  ­ Được tiếp cận với các khách hàng mới ­ Được tiếp cận với các đối thủ cạnh tranh ­ Tiếp cận, nắm vững những quy định về đấu thầu ­ Giúp hồn thiện sản phẩm của mình + Đối với quản lý nhà nước: ­ Nền kinh tế có được kết quả đầu tư hữu ích với chi phí hợp lý ­ Kích thích phát triển  ứng dụng khoa học cơng nghệ  trong sản xuất,   phân phối, lưu thông ­ Thông qua đấu thầu mà xây dựng được đội ngũ các nhà quản lý giỏi 50 ­ Đấu thầu làm cho cạnh tranh trong nền kinh tế phát triển, tạo động lực  cho phát triển lành mạnh nền kinh tế * Nguyên tắc:   ­ Công bằng ­ Cạnh tranh ­ Minh bạch ­ Cơng khai * Điều kiện tham gia thầu:  Điều kiện về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư: + Nhà thầu, nhà đầu tư  là tổ chức có tư  cách hợp lệ  khi đáp ứng đủ  các điều   kiện sau: ­ Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà   thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp ­ Hạch tốn tài chính độc lập ­ Khơng đang trong q trình giải thể, khơng bị kết luận lâm vào tình trạng phá   sản hoặc nợ khơng có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật ­ Đã đăng ký trên hệ thống đấu thầu quốc gia ­ Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của luật này ­ Khơng đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu ­ Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách   ngắn ­ Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử  dụng nhà thầu phụ  trong  nước đối với nhà thầu nước ngồi khi tham dự thầu quốc tế tại VN + Nhà thầu, nhà đầu tư là các nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều   kiện sau: ­ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ  theo quy định pháp luật của nước mà cá   nhân đó là cơng dân ­ Có chứng chỉ chun mơn phù hợp theo quy định của pháp luật ­ Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật ­ Khơng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ­ Khơng đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu + Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định được tham gia dự thầu   với tư  cách độc lập hoặc liên danh, trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa   thuận giữa các thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm  riêng của từng thành viên trong liên danh  Điều kiện pháp hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ u cầu: + Hồ sơ mời thầu, hồ sơ u cầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn  nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau: ­ Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt ­ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ u cầu được phê duyệt ­ Thơng báo mời thầu, thơng báo chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải  theo quy định của Luật đấu thầu ­ Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu ­ Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ  và dự  tốn được  người có thẩm  quyền phê duyệt 51 + Hồ sơ mời thầu, hồ sơ u cầu của dự  án chỉ  được phát hành để  lựa chọn  nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau: ­ Dự án thuộc danh mục do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,   Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW cơng bố theo quy định của pháp luật   hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất ­ Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt ­ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ u cầu được phê duyệt ­ Thơng báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định  Điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu: + Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu  và có trình độ chun mơn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp + Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ  sơ mời sơ  tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ u cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển,   hồ sơ dự thầu… b, Hình thức, phương pháp lựa chọn nhà thầu:  Hình thức: + Có nhiều nhà thầu: ­ Cạnh tranh rộng rãi ­ Chào hàng cạnh tranh + Có một số  nhà thầu đã được xác định tham gia đấu thầu: chỉ  có một số  lượng hạn chế các nhà thầu tham giam đó là cạnh tranh hạn chế + Chỉ có một nhà thầu tham gia: ­ Chỉ định thầu ­ Mua sắm trực tiếp ­ Tự thực hiện  Phương pháp lựa chọn nhà thầu: * Một giai đoạn một túi hồ sơ: (1) Được áp dụng trong các trường hợp sau: ­ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,   phi tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp quy mơ nhỏ ­ Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ  phi tư  vấn, mua  sắm hàng hóa, xây lắp ­ Chỉ định thầu đối với gói cung cấp dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn, mua  sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp ­ Mua sắm trực tiếp đối với lựa chọn nhà đầu tư (2) Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về  kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo u cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ u cầu (3) Việc mở thầu được tiến hành 1 lần đối với tồn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ  đề xuất * Phương thức một giai đoạn 2 túi hồ sơ: (1) Được áp dụng với các trường hợp sau: ­ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,   phi tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp ­ Đấu thầu rộng rãi với lựa chọn nhà đầu tư 52 (2) Nhà thầu, nhà đầu tư  nộp hồ sơ dự  thầu, hồ sơ đề  xuất gồm đề  xuất về  kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo u cầu của hồ sơ mời thầu (3) Việc mở thầu được tiến hành 2 lần. Hồ sơ đề  xuất về  kỹ  thuật sẽ  được   mở ngay sau thời điểm đóng dấu * Phương thức 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ: (1) Được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối  với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mơ lớn, phức tạp (2) Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài  chính theo u cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu (3) Trong giai đoạn 2, nhà thầu đã tham gia giai đoạn 1 được mời nộp hồ sơ  dự thầu. Hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề  xuất về tài chính theo u   cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn 2, trong đó có giá dự thầu và đảm bảo dự thầu * Phương thức 2 giai đoạn 2 túi hồ sơ: (1) Được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế  đối   với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, cơng nghệ mới, phức   tạp, có tính đặc thù (2) Trong giai đoạn 1, nhà thầu nộp đồng thời hồ  sơ  đề  xuất về  kỹ  thuật và  hồ  sơ đề  xuất về  tài chính riêng biệt theo u cầu của hồ  sơ  mời thầu. Hồ  sơ  đề  xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay thời điểm đóng thầu (3) Trong giai đoạn 2, các nhà thầu đáp  ứng yêu cầu trong giai đoạn 1 được   mời nộp hồ  sơ  dự  thầu. Trong giai đoạn này hồ  sơ  đề  xuất về  tài chính đã nộp   trong giai đoạn 1 sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn 2 để đánh giá Câu 15: Kế hoạch và quy trình lựa chọn nhà thầu? Kế hoạch lựa chọn nhà thầu:  Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một dự  án được bên mời thầu tiến   hành theo các bước sau: ­ Bước 1: Phân loại nhu cầu mua sắm của dự án. Dựa vào đặc điểm của nhu   cầu mua sắm, một dự  án có thể  có ba loại nhu cầu mua sắm hay ba mảng cơng  việc, đó là mảng cơng việc tư vấn, mảng cơng việc xây lắp và mảng cơng việc mua  sắm hàng hóa ­ Bước 2: Phân chia từng mảng cơng việc thành các gói thầu. Mỗi mảng cơng  việc gồm một hoặc nhiều nhu cầu mua sắm. Tùy theo đặc điểm cụ  thể  của từng   nhu cầu mua sắm mà bên mời thầu phân chia mảng cơng việc thành một hoặc   nhiều gói thầu. Các gói thầu được phân chia theo ngun tắc hợp lý về  quy mơ,   đảm bảo tính hợp lý về  kỹ  thuật, cơng nghệ  của dự  án và đảm bảo tiến độ  thực   ­ Bước 3: Xác định đặc điểm của từng gói thầu. Với mỗi gói thầu đã được  phân chia  ở bước thứ hai, bên mời thầu sẽ tiến hành xác định giá trị  ước tính, hình  thức lựa chọn nhà thầu, phương thức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng sẽ được áp   dụng cũng như tiến độ thực hiện Quy trình lựa chọn nhà thầu: 53 Quy trình lựa chọn nhà thầu của một gói thầu được bên mời thầu tiến hành   theo ba bước: chuẩn bị  đấu thầu, thực hiện đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp  đồng Luật đấu thầu quy định các bước trong quy trình lựa chọn nhà thầu đối với   từng hình thức lựa chọn nhà thầu như sau: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế: a, Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;  b, Tổ chức lựa chọn nhà thầu; c, Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;  d, Trình, thẩm định, phê duyệt và cơng khai kết quả lựa chọn nhà  thầu; ựa chọn nhà thầu với chỉ định thầu: Quy trình l + Đối v ới chỉ định th ầu thơng th ườồ ng: Chu e, Hồn thi ện, ký k ết hợp đ ng.  ẩn bị lựa chọn nhà thầu   Tổ chức    lựa chọn nhà thầu  Đánh giá hồ  sơ  đề  xuất và thương thảo về  các đề  xuất của   nhà thầu  Trình, thẩm định, phê duyệt và cơng khai kết quả lựa chọn nhà thầu   Hồn thiện, ký hợp đồng + Đối với chỉ  định thầu theo quy trình rút gọn: Chuẩn bị  và gửi dự  thảo hợp  đồng cho nhà thầu    Thương thảo, hồn thiện hợp đồng    Trình, phê duyệt và  cơng khai kết quả lựa chọn nhà thầu  Ký kết hợp đồng Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh: + Theo quy trình thơng thường: Chuẩn bị  lựa chọn nhà thầu    Tổ  chức lựa  chọn nhà thầu  Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng   Trình, thẩm  định, phê duyệt và cơng khai kết quả lựa chọn nhà thầu   Hồn thiện, ký kết hợp  đồng + Theo quy trình rút gọn: Chuẩn bị và gửi u cầu báo giá cho nhà thầu  Nhà  thầu nộp báo giá  Đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng  Trình, phê  duyệt và cơng khai kết quả lựa chọn nhà thầu  Hồn thiện, ký kết hợp đồng Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắp trực tiếp: a, Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;  b, Tổ chức lựa chọn nhà thầu; c, Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà  thầu;  d, Trình, thẩm định, phê duyệt và cơng khai kết quả lựa chọn nhà  thầu; e, Hồn thiện, ký kết hợp đồng.    54 Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện: Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng  Hồn thiện phương  án tự thực hiện và thương thảo, hồn thiện hợp đồng  Ký kết hợp đồng Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân: Chuẩn bị  và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư  vấn cá nhân  Nhà  thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khoa học  Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học  của nhà thầu tư  vấn cá nhân  Thương thảo, hồn thiện hợp đồng  Trình, phê  duyệt và cơng khai kết quả lựa chọn nhà thầu  Ký kết hợp đồng Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự  tham gia thực   hiện của cộng đồng: Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng, dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa   phương để triển khai thực hiện gói thầu  Tổ chức lựa chọn  Phê duyệt và cơng  khai kết quả lựa chọn  Hồn thiện, ký kết hợp đồng Câu 16: Nội dung và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu? Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư   vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp Phương pháp đánh giá thấp nhất + Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu đơn giản, quy mơ nhỏ  trong đó  các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi   đáp ứng các u cầu ghi trong hồ sơ mời thầu + Tiêu chuẩn đánh giá hồ  sơ  dự  thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về  năng  lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu + Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy  định tại điểm ở trên thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so   sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương  ứng theo giá dự  thầu sau sửa   lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị  giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất   được xếp thứ nhất Phương pháp đánh giá: +Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu mà các chi phí quy đổi được  trên cùng một mặt bằng về các u tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng  đời sử dụng của hàng hóa + Tiêu chuẩn đánh giá hồ  sơ  dự  thầu gồm: tiêu chuẩn đánh giá về  năng lực,  kinh nghiệm trong trường hợp khơng áp dụng sơ tuyển, tiêu chuẩn đánh giá về  kỹ  thuật; tiêu chuẩn giá đánh giá. Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để  xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi  phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng  hóa hoặc cơng trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thơng qua tiến độ  và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác + Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ  55 vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp  thứ nhất Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá: + Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu cơng nghệ  thơng tin, viễn thơng     gói   thầu   mua   sắm   hàng   hóa,   xây   lắp,   hỗn   hợp     không   áp   dụng   được  phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá + Tiêu chuẩn đánh giá hồ  sơ  dự  thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về  năng   lực, kinh nghiệm trong trường hợp khơng áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về  kỹ  thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây  dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá; + Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ  vào điểm tổng hợp để  so sánh, xếp hạng tương  ứng. Nhà thầu có điểm tổng hợp  cao nhất được xếp thứ nhất Lưu ý:   ­ Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt,   khơng đạt ­ Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ  thuật, sử  dụng phương pháp chấm điểm  hoặc tiêu chí đạt, khơng đạt ­ Đối với phương pháp kết hợp  giữa kỹ thuật và giá quy định ở trên sử  dụng   phương pháp chấm điểm ­ Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm u cầu tối   thiểu về kỹ thuật khơng thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ   tư vấn Đối với nhà thầu tư vấn là tổ chức thì áp dụng một trong các phương pháp sau: + Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với các gói thầu tư  vấn đơn  giản. Tiêu chuẩn đánh giá hồ  sơ  dự  thầu là tiêu chuẩn đánh giá về  kỹ  thuật. Đối   với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dự  thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị  giảm giá (nếu có). Nhà thầu có  giá thấp nhất được xếp thứ nhất; + Phương  pháp giá cố  định được áp  dụng đối với các gói thầu tư  vấn đơn   giản, chi phí thực hiện gói thầu được xác định cụ  thể  và cố  định trong hồ  sơ  mời  thầu. Tiêu chuẩn, đánh giá hồ  sơ  dự  thầu là tiêu chuẩn đánh giá về  kỹ  thuật. Đối   với các hồ  sơ dự  thầu đã vượt qua bước đánh giá về  kỹ  thuật, có giá dự  thầu sau   sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) khơng vượt chi phí thực  hiện gói thầu thì căn cứ điểm kỹ thuật để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có điểm kỹ  thuật cao nhất được xếp thứ nhất; + Phương pháp kết hợp giữa kỹ  thuật và giá: được áp dụng đối với gói thầu  tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu. Tiêu chuẩn đánh   giá hồ  sơ  dự  thầu là tiêu chuẩn đánh giá về  kỹ  thuật và tiêu chuẩn đánh giá t ổng  hợp, tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa  kỹ thuật  và giá. Khi xây dựng tiêu  chuẩn đánh giá tổng hợp phải đảm bảo nguyên tắc tỷ  trọng điểm  về  kỹ  thuật từ  70% đến 80%, điểm về  giá từ  20% đến 30% tổng số  điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm  về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất 56 + Phương pháp dựa trên kỹ thuật được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu  cầu kỹ thuật cao, đặc thù. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá  về kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức u  cầu tối thiểu khơng thấp hơn 80% tổng sổ điểm về kỹ thuật. Nhà thầu có hồ sơ dự  thầu đáp ứng điểm kỹ thuật tối thiểu theo quy định và đạt điểm kỹ  thuật cao nhất  được xếp thứ  nhất và được mời đến mở  hồ  sơ  đề  xuất tài chính làm cơ  sở  để  thương thảo hợp đồng Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật quy định tại các điểm trên thì sử dụng   phương pháp chấm điểm. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về  kỹ  thuật phải quy   định mức điểm u cầu tối thiểu khơng thấp hơn 70% tồng số  điểm về  kỹ  thuật,   trừ trường hợp quy định tại điểm d, khoản 1 điều 40 Luật đấu thầu 2013 Đối với nhà thầu tư  vấn là cá nhân, tiêu chuẩn đánh giá hồ  sơ  dự  thầu là tiêu  chuẩn đánh giá hồ  sơ  lý lịch khoa học, đề  xuất kỹ  thuật (nếu có). Nhà thầu có hồ  sơ lý lịch khoa học, đề  xuất kỹ  thuật tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điêu khoản   tham chiếu được xếp thứ nhất Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất Phương pháp đánh giá hồ  sơ  đề  xuất trong chào hàng cạnh tranh thực hiện   theo phương pháp giá thấp quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật đấu thầu 2013 Xét duyệt trúng thầu đối với dấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn Nhà thầu tư  vấn là tổ  chức được xem xét, đề  nghị  trúng thầu khi đáp ứng đủ  các điều kiện sau đây: + Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ; + Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu; + Có giá dự  thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị  giảm giá (nếu  có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có điểm kỹ  thuật cao nhất đối   với phương pháp giá cố định và phương pháp dựa trên kỹ thuật; có điểm tổng hợp  cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá; + Có giá đề  nghị  trúng thầu khơng vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường   hợp dự tốn của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao h ơn giá gói thầu được  phê duyệt thì dự  tốn này sẽ  thay thế  giá gói thầu để  làm cơ  sở  xét duyệt trúng  thầu Nhà thầu tư vấn là cá nhân được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng   đủ các điều kiện sau đây: + Có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất và đáp ứng u  cầu của điều khoản tham chiếu; + Có giá đề  nghị  trúng thầu khơng vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường   hợp dự tốn của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được   phê duyệt thì dự  tốn này sẽ  thay thế  giá gói thầu để  làm cơ  sở  xét duyệt trúng  thầu + Đối với nhà thầu khơng được lựa chọn, trong thơng báo kết quả  lựa chọn  nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầu khơng trúng thầu Xét duyệt trúng thầu đổi với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm   hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp. Nhà thầu cung cấp dịch vu phi tư vấn, mua sắm hàng   hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề  nghị  trúng thầu khi đáp  ứng đủ  các điều  57 kiện sau đây: + Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ; + Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng u cầu; + Có đề xuất và kỹ thuật đáp ứng u cầu; + Có sai lệch thiếu khơng q 10% giá dự thầu; + Có giá dự  thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị  giảm giá (nếu  có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với  phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp   giữa kỹ thuật và giá; + Có giá đề  nghị  trúng thầu khơng vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường   hợp dự tốn của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được   phê duyệt thì dự  tốn này sẽ  thay thế  giá gói thầu để  làm cơ  sở  xét duyệt trúng  thầu Đối với nhà thầu khơng được lựa chọn, trong thơng báo kết quả lựa chọn nhà  thầu phải nêu rõ lý do nhà thầu khơng trúng thầu PHẦN II: PHẦN BÀI TẬP Bài 1: Áp dụng công thức: NPV1 = ­ V + (B1 – C1)             = ­1,2 –   +   + (0,8 – 0,4)    +         = 1,6346449 + 2,30361 + 0,2120488 = 0,881 > 0 => Đáng giá NPV2 = ­1,4 + (1 – 0,7)     +          = ­1,4 + 1,7277 + 0,339278 = 0,669 > 0 => Đáng giá 58 Ta thấy NPV1 > NPV2 => chọn PA1 Áp dụng công thức: NFV = ­V     + (Bt – Ct)    NFV1 = ­1,2     + H  + (0,8 – 0,4)     + 0,5            = ­ (1, 2 – 0,5)             = 1,974896 NFV2 = ­1,4     + (1 – 0,7)     + 0,8            = ­ 3,3011266 + (1 – 0,7)     + 0,8            = 1,5727 Ta thấy: NFV1 > NFV2 => Chọn PA1 Bài 2:  Áp dụng công thức:  NPV = ­ V + (B1 – C1)     +  Ta có: NPV1 = ­1 –   –   + (0,6 – 0,4)     +             = ­ 0,49314  khơng đáng giá NPV2 = ­1,2 –   + (0,8 – 0,6)     +          = ­ 0,24973  khơng đáng giá Ta thấy cả 2 PA đều khơng đáng giá nên khơng chọn được PA nào cả Bài 3: Lựa chọn bằng phương pháp giá trị đều hàng năm (NAW): Có: NPW1 = AWB1 – AWC1 AWB1 = Thu nhập hàng năm + Phần rải đều hàng năm của giá trị còn lại             = BA + H               = 0,9 + 0,4     = 0,9 + 0,086188 = 0,9861 AWC1 = Chi phí hàng năm + Phần rải đều hàng năm của vốn đầu tư ban đầu 59             = CA + V             = 0,6 + 1,4     = 0,6 + 0,301 = 0,9016 => NAW1 = 0,9861 – 0,9016 = 0,0844                                                                   (1) Lại có: NPW11 = AWB11 – AWC11 AWB11 = 1,4 + 0,6     = 1,45246 AWC11 = 1 + 3    = 1,2623 NAW11 = 1,45246 – 1,2623 = 0,109                                                                      (2) Từ (1) và (2) ta thấy: NAW11 > NAW1 => Chọn phương án 2 Bài 4:  Ta có: NPW = ­ V + (B1 – C1)    NPWI = ­1–   –   +   + (0,7 – 0,4)   +                  = 0,335 > 0 => PA 1 đáng giá NPWII = ­1,4–   + (0,9 – 0,6)   +          = 0,207 > 0 => Phương án 2 đáng giá NPWIII = ­3– (1,4 – 1)   +           = ­ 0,08336  Phương án 3 khơng đáng giá.  So sánh các phương án ta thấy phương án 3 khơng đáng giá => loại, còn  phương án 1 và 2 thì ta chọn phương án 1 vì NPWI > NPWII Bài 5: Để  trả  lời câu hỏi có nên mua máy bay hay khơng cần tính hiện giá thuần  (NPV) của máy. Nếu NPV > 0 thì có thể mua, nếu NPV  0 và i2  càng nhỏ càng tốt thỏa mãn điều kiện NPW2  r = 10% Vậy phương án trên là đáng giá Bài 8: Thu lợi nhuận ròng, khấu hao và giá trị thu hồi khi thanh lý: Của máy A là: 1000 + 200 = 1200 USD Của máy B là: 1200 + 200 = 1400 USD Áp dụng phương pháp giá trị  hiện tại ròng ta có giá trị  hiện tại ròng của  phương án mua máy A là: NPVA =   ­ 1000 = 90,9 Giá trị hiện tại ròng của phương án mua máy B là: NPVB =   ­ 1200 = 100 Do NPVB > NPVA  => Cơng ty nên mua máy B 62 ... + Tỷ trọng vốn đầu tư đổi mới cơng nghệ/ tổng vốn đầu tư + Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị /tổng vốn đầu tư thực hiện + Tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu /tổng vốn đầu tư thực hiện + Tỷ trọng vốn đầu tư cho các cơng trình mũi nhọn, trọng điểm... Câu 3: Phân tích vai trò của đầu tư phát triển trong tăng trưởng và phát triển   kinh tế? Vai trò của đầu tư phát triển trong tăng trưởng và phát triển kinh tế: a Tác động của đầu tư phát triển đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh. .. khơng đồng đều về quy mơ, tác động giữa các ngành, vùng Những cơ  cấu kinh tế  chủ  yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: cơ  cấu  kinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế Đầu tư  góp phần làm dịch chuyển cơ  cấu kinh tế  phù hợp với quy luật và

Ngày đăng: 04/02/2020, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w