1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài nghiên cứu

34 295 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU:………………………………………………… .Trang 2. A. PHẦN MỞ ĐẦU:……………………………………………Trang 3. I. Lí do chọn đề tài:……………………………………………….Trang 3. II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:…………………………… Trang 4. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:……………………………Trang 4. IV. Phương pháp nghiên cứu:…………………………………….Trang 5. B. NỘI DUNG:………………………………………………….Trang 6. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ………………………………… Trang 6. I. Khái niệm về vẽ tranh đề tài ở trường tiểu học: ……………….Trang 6. II. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu học về vẽ tranh đề tài: …………………………………………………………. Trang 6. III. Những vấn đề cần nắm được khi vẽ tranh đề tài: ……………Trang 7. PHẦN II: CƠ SỞ THỰC TIỄN:……………………………… Trang 9. I.Một số phương pháp thường được áp dụng trong dạy vẽ tranh đề tài ở trường tiểu học:…………………………………………………Trang 9. 1.Phưong pháp phát huy tính độc lập, tích cực suy nghĩ, tìm tòi của học sinh:…………………………………………………….Trang 9. 2. Phương pháp trực quan:………………………………………Trang 10. 3. Phương pháp quan sát:………………………………………. Trang 10. 4. Phương pháp vấn đáp: ……………………………………….Trang 11. 5. Phương pháp luyện tập: …………………………………… .Trang 12. 6. Phương pháp liên hệ với thực tiễn cuộc sống: ……………….Trang 12. 7. Phương pháp tổ chức dạy học phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh: ………………………………………………. Trang 13. II. Phương pháp dạy học vẽ tranh đề tài ở trường tiểu học:…….Trang 13. III. Phương pháp soạn một giáo án cho phân môn vẽ tranh đề tài ở trường tiểu học:……………………………………………… Trang 17. IV. Thực trạng việc dạy và học phân nôn vẽ tranh đề tài lớp 1, 2, và 3 ở trường tiểu học:……………………………………… Trang 21.  Một số bài vẽ điển hình của học sinh lớp 1, 2, và 3 trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm:……………………………… Trang22. V. Biện pháp khắc phục:……………………………………… .Trang 31. C.PHẦN KẾT LUẬN: ……………………………………… Trang 32. I.KẾT LUẬN ĐỀ TÀI:………………………………………….Trang 32. II.ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:…………………………………… Trang 33. GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên. 1 Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. LỜI NÓI ĐẦU Trong cuộc sống hàng ngày, nếu không có cái đẹp thì cuộc sống của ta trở nên lạc hậu, đơn điệu biết nhường nào. Cái đẹp xuất hiện trong mỗi chúng ta, từ cái nhỏ nhất của vật chất đến cái hành vi nhỏ nhất của con người đều có sự tham gia của cái đẹp. Vì vậy việc sử dụng cái đẹp ở mọi lúc, mọi nơi là một vấn đề cần phải quan tâm và có hệ thống. Cái đẹp cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá một dân tộc, một quốc gia văn minh, là yếu tố văn hóa của dân tộc. Cái đẹp góp phần không nhỏ trong việc hình thành nền văn hóa trong mỗi người chúng ta. Đối với học sinh tiểu học việc học mỹ thuật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khả năng thẩm mỹ từ khi còn nhỏ, làm nền tảng văn hóa cho tương lai của trẻ. Từ các vật dụng đơn giản của trẻ như: quàn áo, giày dép,… đều phải có tính thẩm mỹ nhất định. Mỹ thuật tạo nền tảng ban đầu cho học sinh tiểu học biết cảm nhận được cái đẹp, để có thể phân biệt được cái đẹp, cái xấu; biết tạo ra sản phẩm đẹp, thông qua cái đẹp giúp trẻ biết yêu thương bạn bè, biết quý trọng ông bà cha mẹ, anh em hòa thuận tạo cho trẻ có cuộc sống lành mạnh, biết yêu lao động, biết yêu quê hương – đất nước qua đó hình thành nhân cách cho trẻ. Với khoảng thời gian nghiên cứu không nhiều, kiến thức thực tế chưa sâu nên đề tài này khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc để đề tài ngày càng hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn Phạm Xuân Trường và các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thiện đề tài này. GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên. 2 Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong thực tế giảng dạy chúng ta nhận thấy chương trình mỹ thuật ở tiểu học không chỉ giúp học sinh biết vẽ đúng, vẽ đẹp mà còn thông qua những kiến thức sơ đẳng và cơ bản của phân môn vẽ tranh theo đề tài sẽ khơi dậy và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở tuổi thơ, đồng thời hướng dẫn học sinh một số phương pháp quan sát tranh, nhìn nhận thế giới xung quanh và đưa vào bài vẽ của mình một cách sáng tạo. Từ đó gây cho các em niềm say mê, hứng thú tìm và phát hiện ra cái đẹp, cái hay trong nghệ thuật vẽ tranh đề tài ; từng bước hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho các em. Qua môn học các em có khả năng bước đầu làm quen với các phương tiện và ngôn ngữ tạo hình như đường nét, bố cục, màu sắc,…khi vẽ tranh đề tài. Qua đó rèn luyện óc tư duy, sáng tạo giúp học sinh học tốt các môn học khác hoặc trong cuộc sống hàng ngày như ứng xử, nói năng,… một cách văn minh lịch sự. Cái đẹp trong mỹ thuật rất phong phú sinh động. Hầu như tất cả mọi người đều yêu thiên nhiên, cảnh vật và luôn muốn xem cảnh vật tự nhiên cũng như những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường vào tranh đề tài. Vì vậy nhu cầu vẽ tranh đề tài là rất cần thiết cho thế hệ trẻ thơ hôm nay và mai sau. Do bản thân rất yêu thích môn vẽ tranh theo đề tài, về lĩnh vực nghệ thuật có rất nhiều cái hay, tiềm ẩn và đặc biệt tôi rất quan tâm đến nhu cầu vẽ tranh của các em. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3”. Đây là một đề tài rất gần gũi với giáo viên và học sinh tiểu học. Với đề tài này, tôi có cơ hội đi sâu hơn vào loại hình nghệ thuật này. Đồng thời tích lũy vốn kiến thức tương đối quan trọng, làm nền tảng giúp tôi nắm vững loại hình nghệ thuật sáng tạo cái đẹp bằng cách sử dụng đường nét, GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên. 3 Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. màu sắc, bố cục, hòa quyện với tư tưởng, tình cảm của người vẽ, tạo nên những tác phẩm mĩ thuật hoàn hảo. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Mục đích nghiên cứu: - Nhằm bước đầu khơi gợi óc tư duy, tưởng tượng, sáng tạo và phát huy khiếu thẩm mĩ cho học sinh; giúp các em có hứng thú, hăng say học tập đạt kết quả cao; giúp các em thể hiện tâm tư, tình cảm của mình bằng những sắc màu của nghệ thuật,, làm cho cuộc sống sinh động hơn. - Bên cạnh đó còn là dịp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên. Giúp giáo viên hiểu và nắm vững phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu được những đặc trưng cơ bản của phân môn mỹ thuật vẽ theo đề tài ở trường tiểu học. - Nghiên cứu bài vẽ của học sinh tiểu học Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đăk Song, Đăk Nông để xây dựng phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 1) Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc dạy và học vẽ tranh đề tài lớp 1, 2 và 3 ở Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đăk Song, Đăk Nông. 2) Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1, 2 và 3 ở Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đăk Song, Đăk Nông. GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên. 4 Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. IV. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp quan sát, nhận xét. - Phương pháp điêu tra thực tế. - Phương pháp phân tích – tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp thực hành vận dụng. - Phương pháp liên hệ thực tế. - Phương pháp so sánh đối chiếu. GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên. 5 Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. B.NỘI DUNG PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I.Khái niệm về vẽ tranh đề tài ở trường tiểu học: Vẽ tranh theo đề tài là vẽ theo chủ đề cho trước nhằm ghi lại những hình ảnh, màu sắc,…. Vẽ tranh đề tài thì phải cô đọng, tập trung, khúc chiết, màu sắc được vẽ theo cảm xúc của người vẽ. Trong mỗi đề tài có nhiều cách vẽ hoặc có thể vẽ nhiều tranh về một đề tài. Vì vậy dạng bài này thường có phạm vi rộng hơn và đòi hỏi các em phải tư duy tưởng tượng nhiều hơn. II. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu học về vẽ tranh đề tài: Học sinh tiểu học rất thích vẽ, các em tiếp nhận môn học này một các hồ hởi, thích thú và học tập có kết quả vì các em được vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ và sự thích thú của mình, tạo ra cái đẹp theo ý mình. Đặc biệt học sinh lớp 1 vừa từ mẫu giáo lên cách vẽ , cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ rất chung chung. Hình vẽ còn chung chung, ở dạng sơ đồ, sắp xếp theo lối liệt kê, kể lể, rời rạc không dám che khuất nhau và thường đồng đều về số lượng: 1 ngôi nhà, 1 cây, 1 con gà,…sắp xếp hình chưa phù hợp. Lên lớp 2, 3 các em quen dần với dạng bài vẽ theo đề tài nên các em vẽ mạnh dạn hơn. Các bài vẽ đã rõ cách sắp xếp hình tượng, có nhiều chi tiết hợp lí, hình vẽ đã sát với đề tài và có hình dáng, tư thế động tĩnh của người, con vật. Với các em lớp 4, 5 các thao tác cầm bút vẽ hình, cách vẽ nét đi vào nề nếp và thuần thục hơn. Hình vẽ rõ ràng, gần thực tế, có nhiều chi tiết hợp lí, bài vẽ phong phú hơn. GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên. 6 Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. Nhìn chung ở giai đoạn tiểu học các em tâm hồn ngây thơ, nhìn mọi vật rất đơn giản vì vậy các em có óc tưởng tượng chưa tốt lắm và cần rất nhiều các biện pháp hỗ trợ như tranh mẫu, lời gợi ý của giáo viên. Khi học phân môn này các em thường thiên về vẽ mô phỏng, bắt chước. Việc tự tái tạo lại một bức tranh đối với các em là hết sức khó khăn đòi hỏi người dạy phải nhiệt tình hướng dẫn, phải nắm rõ đặc điểm tâm lí của các em qua từng thời kì để sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp để các em vẽ được tranh đẹp, theo đúng chủ đề. III. Những vấn đề cần nắm được khi vẽ tranh đề tài: Hướng dẫn học sinh vẽ không phải là áp đặt mà là gợi mở cung cấp những thông tin cần thiết và sau đó để học sinh tự sử lí thông tin và vẽ bằng chính mình( bố cục , hình ảnh, màu sắc). * Muốn học sinh vẽ tốt giáo viên cần lưu ý: - Các em cần thông tin vì các em chưa hình dung cụ thể đề tài mình sẽ vẽ để vẽ lại một cách có hồn, vì vậy giáo viên cần cung cấp thông tin. - Khi sắp xếp các chi tiết thường lộn xộn, bố cục không đều nhìn vào thấy không cân đối. Giáo viên cần tham gia hướng dẫn cụ thể vào bài vẽ của các em. - Các em thường có thói quen cố tình vẽ cho giống thật vì vậy khi nhìn vào tranh ta thấy khô cứng, gò ép. Giáo viên cần tạo ra các phương án thể hiện khác nhau và gợi ý cụ thể cho từng em, từng bài. - Các em thích sử dụng màu tươi sáng, rực rỡ, ít pha trọn, vẽ màu theo ý thích. Điều này không có hại, miễn sao các màu ( đi được với nhau ) tạo cho bài vẽ sinh động là được. Tuy nhiên cần khuyến khích các em không nên dùng quá nhiều màu vào một bài vẽ vì như vậy dễ gây tình trạng “loạn màu”. GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên. 7 Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. -Các em chưa chú ý đến độ đậm nhạt trong bài vẽ, tô màu theo cảm tính, khi quá đậm, khi quá nhạt, các màu na ná giống làm bài vẽ bị chìm. - Khả năng tạo hình ở các em chưa đông đều, đôi khi bất thường. Có em vẽ khá, vẽ trội đều đặn, có em nay khá mai chưa đạt do một số nguyên nhân sau: + Bài dạy lôi cuốn, hấp dẫn, các em vừa được khem,… cho nên các em thích vẽ đẹp. + Bài khó hình dung với các em đầu cấp hoặc tâm trạng các em không vui nên bài vẽ chưa đạt. + Do ảnh hưởng của môi trường xung quanh, cuộc sống gia đình, bè bạn, … cũng tác động không nhỏ đến bài vẽ của các em. Bởi vậy khi hướng dẫn cho các em vẽ cần tạo cho các em không khí vui vẻ, chờ đón và mong muốn được vẽ, tin tưởng mình sẽ vẽ đẹp, vẽ được. GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên. 8 Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. PHẦN II: CƠ SỞ THỰC TIỄN I. Một số phương pháp thường được áp dụng trong dạy vẽ tranh đề tài ở trường tiểu học: 1. Phưong pháp phát huy tính độc lập, tích cực suy nghĩ, tìm tòi của học sinh: - phát huy tính độc lập, tính tích cực suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo của học sinh là phương pháp dạy học quan trọng nhất trong việc dạy vẽ tranh đề tài ở trường tiểu học. Là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh: Giáo viên dạy – cung cấp kiến thức. Học sinh học- tiếp nhận kiến thức. Giáo viên dạy tốt- học sinh học tốt và ngược lại. - Để phát huy tính độc lập, tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo của học sinh, giáo viên cần lưu ý: + Tạo không khí phấn khởi trong giờ học, thu hút sự chú ý, gây tâm thế chờ đón hồi hộp cho học sinh. Không nên đi ngay vào nội dung. + Cần đặt câu hỏi trước khi học sinh suy nghĩ về nội dung. Ví dụ: Vẽ như thế nào? Vẽ hình ở đâu? + Gợi ý ở mẫu để học sinh tìm ra cách vẽ, cách sửa. + Cung cấp thêm tư liệu xung quanh bài giúp học sinh hiểu biết hơn. Ví dụ: hình ảnh anh bộ đội, các loại cây,… - Tính tích cực của học sinh thể hiện ở chỗ: chú ý lắng nghe, hăng hái trả lời, nêu các thắc mắc của bản thân,… Phương pháp này xuất phát từ mục đích của việc dạy học: học sinh phải là người chủ động lĩnh hội tri thức, biến cái chung thành cái riêng của mình. Học sinh có khả năng vận dụng một cách linh hoạt để giải quyết các bài tập và vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 2. Phương pháp trực quan: GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên. 9 Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. - Phương pháp trực quan là sử dụng đồ dùng dạy học đã chuẩn bị để minh họa cho nội dung bài dạy, giúp người học hiểu sâu sắc vấn đề. Nhờ phương pháp trực quan mà những thuật ngữ, khái niệm về mĩ thuật còn trừu tượng, chung chung được làm sáng tỏ, tạo điều kiện cho người học lĩnh hội tri thức nhanh và hứng thú hơn trong học tập. - Là phương pháp luôn được vận dụng trong việc dạy học vẽ theo đề tài ở bậc tiểu học vì nó phù hợp với đặc điểm của môn học và đặc điểm tri giác của học sinh. a) Chuẩn bị đồ dùng trực quan: - Là tranh ảnh, phiên bản tranh ảnh, ảnh nghệ thuật , các bức vẽ minh họa của giáo viên,… - Các hình vẽ minh họa trên bảng. Đồ dùng trực quan không nên sử dụng tùy tiện, tranh gợi ý phải có bố cục rõ ràng. b) trình bày đồ dùng trực quan: Trình bày hình vẽ lên bảng theo từng phần, có thể ghim bảng( nếu là bức vẽ sẵn), hoặc dùng phấn phác hình, bố cục( nếu là bước vẽ). 3. Phương pháp quan sát: - Phương pháp quan sát là thông qua việc nhìn ngắm đối tượng để phân tích, so sánh,…về cấu trúc, tỉ lệ, màu sắc, hình ảnh,…Giúp học sinh nhận biết và cảm thụ vẻ đẹp của đối tượng, làm cơ sở tư liệu thực hiện bài tập mĩ thuật. - Quan sát là để nắm được bố cục, màu sắc, đồng thời cảm nhận được nét đẹp của tranh. - Quan sát diễn ra trong suốt quá trình vẽ. - Quan sát từ bao quát đến chi tiết. So sánh đối chiếu giữa chi tiết nhỏ với bộ phận lớn để người vẽ không sa vào chi tiết vụn vặt. GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên. 10 [...]... tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3 Lớp 2: Tranh đề tài Trường em của Ngô Huy Vũ Tranh đề tài Vườn cây của Hà Trang GVHD: Phạm Xuân Trường 25 HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3 Tranh đề tài Phong cảnh của Hoàng Mạnh Tuấn Tranh đề tài Các con vật của Trường Giang GVHD: Phạm Xuân Trường 26 HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề. .. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3 Tranh đề tài mùa hè của Phan Thị Nguyệt Tranh đề tài Các con vật của Ngọc Hoài GVHD: Phạm Xuân Trường 29 HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3 Tranh đề tài Chú bộ đội của Nguyễn Trọng Toàn Tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trần Thị Hà GVHD: Phạm Xuân Trường... Thị Uyên Uyên Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3 Lớp 3: -Tranh đề Tài Mùa hè của Trần Mậu Hiếu Tranh đề tài Ngày tết và Lễ hội của Lê Mạnh Trường GVHD: Phạm Xuân Trường 27 HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3 Tranh đề tài Ngày tết và Lễ hội của Vũ Huy Đông Tranh Đề tài tự do của Ngọc Bích GVHD: Phạm Xuân Trường 28 HVTH:... tìm và chọn nội dung đề tài: -Mỗi đề tài có nhiều chủ đề khác nhau, cần giúp học sinh hiểu được chủ đề, để các em nhớ lại và tưởng tượng được các hình ảnh có lên quan đến nội dung bài vẽ - Ở phần này tốt nhất là giáo viên nên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi cụ thể từ dễ đến khó có liên quan trực tiếp đến nội dung chủ đề Dùng các câu hỏi này để giúp học sinh tìm hiểu và tiếp cận với đề tài Những câu hỏi... góp, giúp các em nhớ lâu II Phương pháp dạy học vẽ tranh đề tài ở trường tiểu học: Dạy vẽ tranh đề tài là dạy cho các em tập thể hiện sự suy nghĩ của mình về một vấn đề đơn giản đối với các em với một đề tài cụ thể bằng hình ảnh, bố cục và màu sắc GVHD: Phạm Xuân Trường 13 HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3 Muốn các em có bài vẽ tốt thì vai trò... hoàn chỉnh hơn GVHD: Phạm Xuân Trường 31 HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3 C.PHẦN KẾT LUẬN I.KẾT LUẬN ĐỀ TÀI: Trên cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu về phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ tranh đè tài ở lớp 1, 2, và 3 Tôi thấy môn vẽ theo đề tài có tầm quan trọng to lớn trong việc hình thành và phát triển tư duy, trí tuệ cho học sinh, nhất là ở... em hiểu được bài - Muốn dạy tốt phân môn vẽ tranh đề tài giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy để tìm ra mối liên hệ từ các môn học khác và thực tiễn cuộc sống với bài dạy cụ thể VD: Giáo viên nhắc lại hình ảnh trong văn học khi giảng về cách xây dựng hình ảnh trong tranh đề tài Khi phân tích tranh giáo viên cần lưu ý đến kiến thức về lịch sử Nói về đề tài lễ hội giáo viên cần hiểu về phong tục tập quán... Bài 12: Vẽ tranh đề tài “Ngày nhà giáo Việt nam 20 – 11” A.Mục tiêu; - Học sinh biết tìm, chọn nội dung đề tài Ngày Nhà giáo Việt nam - Vẽ được tranh về Ngày Nhà giáo Việt nam - Yêu quý, kính trọng thầy - cô giáo GVHD: Phạm Xuân Trường 17 HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3 B.Chuẩn bị: Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh vẽ về đề tài ngày 20 – 11... phương pháp phù hợp với mỗi đề tài và cố gắng đem vốn hiểu biết của mình về phân môn để truyền thụ cho các em học sinh thì kết quả học tập của các em qua mỗi bài sẽ tốt hơn II.ĐỀ XUẤT KIẾN NGHI Qua trực trạng nghiên cứu của các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi nhận thấy rằng để các em học tốt phân môn vẽ tranh theo đề tài, thì tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất, kiến nghị sau:... Nội dung tranh ở các lớp 1, 2, và 3 là các đề tài gần gũi, đơn giản Các em chỉ cần “ liệt kê” một số hình ảnh phù hợp với đề tài, màu sắc vẽ theo tình cảm của các em Còn lên lớp 4, 5 thì đề tài cũng vậy nhưng yêu cầu rộng hơn, sâu hơn và tranh vẽ có hồn, có bố cục, có màu sắc hợp lí Muốn các em vẽ đẹp cần cho các em xem tranh trước khi vẽ để cho các em chọn chủ đề, xây dựng hình tượng, vẽ mẫu Cần chuẩn . tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu được những đặc trưng cơ bản của phân môn mỹ thuật vẽ theo đề tài ở trường tiểu học. - Nghiên. chọn đề tài: “Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3”. Đây là một đề tài rất gần gũi với giáo viên và học sinh tiểu học. Với đề tài

Ngày đăng: 19/09/2013, 07:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w