Biện pháp khắc phục:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu (Trang 31 - 34)

- Trước hết người giáo viên dạy môn học phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu về đặc điểm, phương pháp dạy vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2, và 3.

- Đổi mới tư duy, cách làm, cách nghĩ đối với môn mĩ thuật tạo tiền đề cần thiết để dạy học tốt hơn.

- Nhiệt tình giảng dạy, quan tâm đến từng đối tượng học sinh. - Sưu tầm tranh ảnh, bài vẽ phục vụ cho môn dạy.

- Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến việc dạy – học bộ môn. Cần cung cấp trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ để việc dạy và học bộ môn đạt kết quả cao hơn.

- Tạo điều kiện cho các em tiếp cận môn học bằng nhiều hình thức: đồ dùng trực quan, quan sát thực tế, dùng câu hỏi gợi mở để học sinh hình dung ra chủ đề mình sẽ chọn, lựa bố cục, chi tiết đầy đủ.

- Cần quan tâm đến tình cảm, hoàn cảnh riêng tư của từng em để động viên khích lệ kịp thời.

- Khen những em có bài vẽ tốt, nhắc nhở khéo léo, tế nhị các em vẽ sai đề tài, bố cục không hợp để các em chỉnh sửa kịp thời.

- Khơi gợi tình yêu quê hương đất nước, tự hào về nền nghệ thuât Việt Nam.

- Giúp cho các em cùng gia đình thấy được tầm quan trọng của môn học với các môn học khác, để học sinh có ý thức tự học còn gia đình thì quan tâm đến việc học bộ môn của các em nhiều hơn.

 Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể trong tiết dạy vẽ tranh đề tài ở

lớp 1, 2, và 3:

- Cung cấp thêm thông tin về đề tài sẽ vẽ, cách cầm bút vẽ.

- Hướng dẫn quan sát tranh mẫu để nhận ra điểm nội bật của tranh về: bố cục, màu sắc,…để áp dụng vào bài vẽ của mình.

- Hướng dẫn các em vẽ theo quy trình chung: kẻ khung hình, mảng chính mảng phụ, phác hình.

- Quan sát, gợi ý các em vẽ các chi tiết, mảng chính mảng phụ, sửa hình, tô màu cho phù hợp.

Chú ý độ đậm nhạt trong tranh khi vẽ, yếu tố động – tĩnh của người, con vật trong tranh (lớp 3).

- Hướng dẫn chọn màu cho phù hợp với đặc điểm, màu sắc của người, của con vật, đồ vật trong tranh.

Ngoài ra còn chú ý một số yếu tố phụ như: kẻ khung hình, tô màu nền, sửa chi tiết, … để bài vẽ hoàn chỉnh hơn.

C.PHẦN KẾT LUẬN

I.KẾT LUẬN ĐỀ TÀI:

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu về phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ tranh đè tài ở lớp 1, 2, và 3. Tôi thấy môn vẽ theo đề tài có tầm quan trọng to lớn trong việc hình thành và phát triển tư duy, trí tuệ cho học sinh, nhất là ở các em đầu cấp tiểu học. Ngoài ra môn học còn khơi gợi cho các em tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống. Mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Nhìn chung các em học sinh tiểu học rất thích vẽ, các em say mê môn học một cách tự giác và say mê. Vì vậy khi dạy phân môn vẽ theo đề tài giáo viên cần tạo điều kiện cho tất cả các em tham gia môn học một cách tích cực, tạo không khí thoải mái để các em phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình vào bài vẽ để bài vẽ đạt kết quả cao.

Như vậy khả năng vẽ của các em phụ thuộc vào phương pháp dạy học và sự nhiệt tình của giáo viên. Ngoài ra vấn đề bẩm sinh và sự yêu thích môn học cũng là yếu tố dẫn đến sự thành công của các em trong mỗi bài vẽ. Vì vậy khi tổ chức dạy học giáo viên cần sử dụng cách dạy “lấy học sinh làm trung tâm”; lựa chọn phương pháp phù hợp với mỗi đề tài và cố gắng đem vốn hiểu biết của mình về phân môn để truyền thụ cho các em học sinh thì kết quả học tập của các em qua mỗi bài sẽ tốt hơn.

II.ĐỀ XUẤT KIẾN NGHI.

Qua trực trạng nghiên cứu của các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi nhận thấy rằng để các em học tốt phân môn vẽ tranh theo đề tài, thì tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất, kiến nghị sau:

-Trong quá trình dạy học giáo viên cần tạo ra hứng thú học tập bằng cách chọn lựa phương pháp dạy học cho phù hợp, gợi trí tưởng tượng, tò mò cho học sinh.

- Phải tạo điều kiện để học sinh phát huy tư duy quan sát, trí tưởng tượng để các em suy nghĩ, tìm tòi ra chủ đề mình sẽ vẽ.

- Hướng các em cảm nhận ra nét đẹp tự nhiên, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống dẫn đến yêu hội hoạ.

Sau đây là một số đề xuất cụ thể: a) Giáo viên:

- Cần tự học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức về chuyên môn; tăng cường tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn

- Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với mỗi đề tài.

- Sưu tầm nhiều tranh ảnh, bài vẽ của học sinh, kiến thức thực tế để gợi mở và dẫn dắt học sinh vẽ tranh. Cần có sự đầu tư đúng mức cho môn mĩ thuật, tìm tòi sáng tạo ra các đồ dùng dạy học để giúp học sinh nắm bài tốt hơn.

- Tạo hứng thú học tập cho các em qua mỗi bài, mỗi tiết học.

- Nhiệt tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ từng đối tựơng học sinh để các em có bài vẽ tốt hơn; thường xuyên kiểm tra theo dõi năng lực học tập của từng em để tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất, từ đó có biện pháp uốn nắn kịp thời, giúp các em nắm vững kiến thức cũng như tinh thần học tập trong môn mĩ thuật.

b) Học sinh:

- Tự tìm hiểu, quan sát xung quanh cuộc sống… nhằm nâng cao hiểu biết về thế giới xunh quanh.

- Cần chú ý hơn nữa trong khi giáo viên truyền thụ, giảng giải kiến thức, tạo thái độ tốt trong học tập.

- Phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi học vẽ, tạo cảm giác thoải mái,tự tin trước khi vẽ.

- Rèn luyện thêm kĩ năng vẽ ở nhà và sau mỗi tiết học.

- Phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập như: bút chì, tẩy, màu, giấy,… trước khi đến lớp.

c) Về phía nhà trường, gia đình và xã hội:

-Nhà trường nên tổ chức các buổi tham quan cảnh đẹp, lễ hội ở địa phương hoặc nhiều nơi khác.

- Tổ chức các buổi triển lãm tranh theo lớp, khối và toàn trường nhân các dịp lễ lớp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp của giáo viên để kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai phạm của giáo viên, từ đó có những biện pháp giúp đỡ để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

- Trang bị thêm một số đồ dùng dạy học phục vụ cho môn học.

-Gia đình cần quan tâm hơn đến việc học của con em mình, đặc biệt là môn mĩ thuật ( cụ thể như: trang bị đầy đủ đồ dùng học tập, tạo cho các em có quỹ thời gian để học tập tốt môn mĩ thuật hay theo dõi giúp đỡ các em học vẽ thêm ở nhà,…).

- Các bậc phụ huynh cần đổi mới tư duy xem nhẹ môn mĩ thuật, chú trọng các môn chính. Đây là cách nhìn sai lầm, suy nghĩ nông cạn, thiếu tính giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu bồi dương giáo viên dạy tốt các môn học ở bậc tiểu học – NXB Giáo dục.

2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III (2003 – 2007) tập 2 – NXB Giáo dục

3. Sách mĩ thuật đại cương.

4. Giáo trình tâm lí học tiểu học – NXB Giáo dục - 2005

5.Đề cương bài giảng “Phương pháp dạy học mĩ thuật tiểu học” của thầy: Phạm Xuân Trường – Đại học Quy Nhơn.

5. Sách hướng dẫn giảng dạy mĩ thuật lớp 1, 2, 3, 4 và 5. 6. Sách thiết kế bài soạn mĩ thuật lớp 1, 2, và 3.

7. Vở tập vẽ lớp 1, 2, và 3 – NXB Giáo dục.

8. Mĩ Thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật – NXB Giáo dục 2005. 9. Sách giáo viên mĩ thuật lớp 1, 2, 3 – NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w