Nội dung của bài khóa luận gồm có các phần như sau: Phần mở đầu là tổng quannghiên cứu về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH MTVTM Hoàng Gia, nêu lên tính cấp thi
Trang 1Nội dung của bài khóa luận gồm có các phần như sau: Phần mở đầu là tổng quannghiên cứu về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH MTV
TM Hoàng Gia, nêu lên tính cấp thiết của đề tài, những vấn đề cũng như các mục tiêu,phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của bài khóa luận; Phần nộidung bao gồm: Chương 1 nghiên cứu, tìm hiểu về lý luận cơ bản của hoạch định chiếnlược kinh doanh tại các doanh nghiệp Chương 2 là giới thiệu và đánh giá tình hìnhchung của Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia, tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đếnhoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, sau đó dựa trên kết quả có được đểphân tích thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Chương 3
là sau quá trình nghiên cứu về thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanhtại Công ty qua đây cho thấy được những kết quả và thành tựu mà công ty đã đạt đượccũng như những hạn chế mà công ty đang gặp phải Trên cơ sở đó đề ra các giải phápnhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH MTV TMHoàng Gia; Phần kết luận: Rút ra những kết luận chung về việc nghiên cứu đề tài hoànthiện hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Thương Mại, em xin trân trọng cảm
ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Thương Mại, các thầy cô giáo của khoaQuản trị kinh doanh đã truyền đạt những phương pháp nghiên cứu, kiến thức khoa học,đặc biệt em xin cảm ơn cô giáo Ths Nguyễn Phương Linh đã trực tiếp hướng dẫn emhoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Trong thời gian thực tập em đã được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế và
đã rút ra được ít nhiều kinh nghiệm cho bản thân Em xin chân thành cảm ơn ban lãnhđạo cùng toàn thể cán bộ Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia đã giúp đỡ và tạo điềukiện cho em trong quá trình thực tập tại công ty
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận
Em đã cố gắng nghiên cứu khóa luận trong phạm vi kiến thức được truyền giảng,tuy nhiên do thời gian có hạn, vốn kinh nghiệm chưa rộng, vì vậy sẽ khó tránh khỏi nhữngthiếu sót Kính mong nhận được sự thông cảm, chỉ bảo của các thầy cô và bạn đọc
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2019
Sinh viênNguyễn Thanh Thủy
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU BẢNG
Bảng 1.1: Mô thức TOWS 18
Bảng 1.2: Cấu trúc ma trận QSPM 20
Bảng 3.1: Mô thức EFAS cho công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia 43
Bảng 3.2: Mô thức IFAS cho công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia 44
Bảng 3.3 Bảng Mô thức TOWS đề xuất cho công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia 45
Bảng 3.4 Ma trận QSPM cho công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia 47
Bảng 3.5: Bảng đề xuất số lượng nhân lực cần thêm để phục vụ cho chiến lược phát triển thị trường cho công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia 49
Bảng 3.6: Bảng đề xuất phân bổ ngân sách phục vụ chiến lược thâm nhập thị trường cho công ty TNHH TNHH MTV TM Hoàng Gia 49
HÌNH Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia 11
Hình 2.1: Biểu đồ đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu chiến lược tại công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia 30
Hình 2.2: Biểu đồ đánh giá mức độ phù hợp của lợi thế cạnh tranh tại công ty 30
Hình 2.3: Mức độ quan trọng của các nhân tố môi trường bên ngoài đến ngành kinh doanh sản phẩm máy vi tính và thiết bị ngoại vi 31
Hình 2.4: Điểm xếp loại của các nhân tố cơ hội ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của công ty 33
Hình 2.5: Điểm xếp loại của các nhân tố đe dọa ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của công ty 33
Hình 2.6: Mức độ quan trọng của các nhân tố môi trường bên trong đến ngành kinh doanh sản phẩm máy vi tính và thiết bị ngoại vi 35
Hình 2.7: Điểm xếp loại của các điểm mạnh ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của công ty 36
Trang 5Hình 2.8: Điểm xếp loại của các điểm yếu ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của công ty 37
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thời đại hội nhập cùng với sự bùng nổ của công nghệ 4.0 đã đặt ra nhiều vấn đềcần giải quyết cho tất cả các doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhỏ cho tới các tập đoànlớn trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Sự phát triển không ngừng củacông nghệ khiến cho hàng loạt doanh nghiệp hoạt động kinh doanh về các sản phẩmnày ra đời,sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Với số lượng quá đôngcác doanh nghiệp khiến cho thị trường cung cấp các sản phẩm công nghệ trở nên bãohòa,nhiều doanh nghiệp lao đao dẫn tới phá sản.Để giúp doanh nghiệp tồn tại và đứngvững trên một thị trường đầy song gió như vậy thì việc lựa chọn cho mình một chiếnlược kinh doanh đúng đắn và phù hợp là việc quan trọng hàng đầu của môi doanhnghiệp cần làm
Theo tờ báo Công Thương, tính đến cuối năm 2017, số lượng doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Việt nam chiếm 98,1% trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước Tuy nhiênđây cũng chính là những doanh nghiệp mà ít có sự quan tâm đến việc hoạch đinh chiếnlược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình,thậm chí có nhiều doanh nghiệp trong sốnày còn không đặt ra một chiến lược kinh doanh cụ thể cho doanh nghiệp mình vì họsuy nghĩ rằng chỉ có những doanh nghiệp lớn mới cần có chiến lược kinh doanh Đó làmột suy nghĩ sai lầm Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia cũng là một công ty nằmtrong số đó Kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ và sản phẩm công nghệ trên địa bàn tỉnhLào Cai được gần 10 năm nhưng Hoàng Gia chưa để tâm đến vấn đề hoạch định chiếnlược riêng có cho công ty, mặc dù những năm gần đây sự cạnh tranh trong ngành này tạichính thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động là không hề nhỏ, trên thực tế doanhnghiệp này chưa có một văn bản chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh.Các công tác hoạchđịnh chiến lược chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người đứng đầu, chưa hề có công cụkhoa học để nghiên cứu cũng như chưa được quan tâm đúng mức Nhận thấy được tầmquan trọng của chiến lược kinh doanh nói chung và việc hoạch định chiến lược kinhdoanh nói riêng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời với mongmuốn được góp một phần nhỏ vào hoạt động của công ty, giúp công ty hoàn thiện đượcmột chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh, khoa học và phù hợp, em đã chọn nghiên cứu đềtài “ Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH MTV
TM Hoàng Gia” nhằm chỉ rõ ra thực trạng và có các hướng đề xuất cho công ty
Trang 72 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Thấy được tầm quan trọng của hoạch định chiến lược, rất nhiều nhà kinh tế trênthế giới cũng như trong nước đã thực hiện nghiên cứu về đề tài này Trên thế giới cóthể kể đến như:
[1] Alfred Chandler (1962) với cuốn sách “Strategy and Structure”, NXB The
MIT Press, đã cho rằng: “Chiến lược là sự xác định các mục tiêu và mục đích dài hạn củadoanh nghiệp và sự chấp nhận chuỗi các hành động cũng như phân bổ nguồn lực cần thiết
để thực hiện các mục tiêu này”
[2] Fred R David (1999), “Strategic Management: Concepts and Cases”, NXB
Prentice Hall International, cuốn sách cho người đọc thấy được với công cụ quản trịchiến lược được áp dụng toàn diện, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ mình là ai và mình muốntrở nên như thế nào để xác lập được định hướng phát triển và hoạch định các bước điđúng đắn trong dài hạn; xác định mục tiêu phù hợp với khả năng hiện có và triển vọngphát triển
[3] J David Huger & Thomas L.Wheelen (2002), “Strategic management and Business policy”, NXB Prentice Hall.Cuốn sách chỉ ra rõ các áp lực từ các bên liên
quan mật thiết với doanh nghiệp như:Chính phủ,cộng đồng,các hiệp hội,các chủ nợ,nhà tài trợ,cổ đông…qua đó, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng,định hướng cho mìnhmột chiến lược phù hợp
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đóng góp về mặt cơ sở lý luận:
Không chỉ trên thế giới mà trong nước cũng có rất nhiều nghiên cứu về đề tàinày, đặc biệt là các tài liệu được tổng hợp nghiên cứu và xuất bản giáo trình, sách thamkhảo làm nền tảng lý luận quan trọng cho các nghiên cứu thực nghiệm về chiến lượckinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh như:
[1] Nguyễn Hoàng Long Nguyễn Hoàng Việt (2015), “Giáo trình Quản trị chiếnlược Đại học Thương mại”, NXB Thống kê Giáo trình cung cấp những kiến thức cótính cập nhật và được chọn lọc cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và thựctiễn môi trường kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời coi trọng cung cấp kỹ năng thựchành quản trị chiến lược cơ bản
[2] Nguyễn Bách Khoa (2004) với cuốn sách “Chiến lược kinh doanh quốc tế”,NXB Thống Kê Ở đây tác giả đã nêu ra quy trình hoạch định chiến lược gồm năm
Trang 8bước: (1) Xác định tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh; (2) Thiết lập các mục tiêu chiếnlược; (3) Phân tích tình thế chiến lược kinh doanh; (4) Lựa chọn chiến lược kinhdoanh; (5) Hoạch định triển khai chiến lược kinh doanh.
[3] Ngô Kim Thanh và các cộng sự (2012), “Giáo trình Quản Trị Chiến Lược Đạihọc Kinh tế Quốc dân”,NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Giáo trình đưa ra khái niệm
“Chiến lược kinh doanh là sự kết hợp của các biện pháp cạnh tranh và phương phápkinh doanh, được nhà quản trị lựa chọn và sử dụng để giúp doanh nghiệp đạt được cácmục tiêu đã định và đi tới thành công trong kinh doanh”
[4] Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm và Trần Hữu Hải (2007) với cuốn “Quảntrị chiến lược”,NXB Thống Kê Cuốn sách cung cấp những kiến thức nền tảng, banđầu về quản trị chiến lược cho các nhà quản trị Việt Nam với hy vọng giúp họ thànhcông trong môi trường hoạt động của mình Công trình này đã đưa ra khái niệm
“Chiến lược là các ý tưởng, các kế hoạch và sự hỗ trợ để một doanh nghiệp tiến hànhcạnh tranh thành công trước các đối thủ của nó”
[5] Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (1997), “Chiến lược và chính sách
kinh doanh”,NXB Thống Kê Cuốn sách trình bày một cách có hệ thống từ những kháiniệm chung cho đến những vấn đề chiến lược cụ thể giúp tác giả trình bày được cácvấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh, đồng thời tiếp cận đượccác công cụ dùng để hoạch định chiến lược kinh doanh
Đóng góp về thực tiễn:
Những năm trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề hoạch định chiếnlược kinh Đối với sinh viên Đại học Thương mại thì có các đề tài nghiên cứu sau:[1] Nguyễn Ngọc Quỳnh(2018), “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lượckinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại quốc tế”, khóa luận tốt nghiệptrường Đại học Thương Mại
[2] Nguyễn Thị Thu Hồng ( 2018), “Hoạch định chiến lược kinh doanh công tyTNHH thương mại vận tải và xây dựng Phú Hưng”, khóa luận tốt nghiệp trường Đạihọc Thương Mại
[3] Vương Thị Hường (2018), “Hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh củacông ty cổ phần công nghệ phần mềm kế toán Vacom”, khóa luận tốt nghiệp trườngĐại học Thương Mại
[4] Nguyễn Thị Mai Anh (2018), “Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty
Trang 9TNHH Công nghệ và Thương mại Quốc tế Eworlds”, khóa luận tốt nghiệp trường Đạihọc Thương Mại.
[5] Nguyễn Thị Thúy(2016), “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinhdoanh của công ty cổ phần viễn thông FPT”, khóa luận tốt nghiệp trường Đại họcThương Mại
Các khóa luận trên đã được nghiện cứu và làm khá nghiêm túc theo khung kếtcấu chung, các phần được phân tích khá chặt chẽ
Tổng hợp qua các công trình nghiên cứu trên thì tính đến thời điểm hiện tại côngtrình nghiên cứu “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công tyTNHH MTV TM Hoàng Gia” là duy nhất
3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài khóa luận được nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Thứ nhất, hệthống hóa cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp; Thứ hai, thông qua đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiếnlược kinh doanh của Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia để chỉ ra những thành công,hạn chế và nguyên nhân thực trạng của công ty; Thứ ba, đề xuất một số giải pháp đểhoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH MTV TM HoàngGia
3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện trên cơ sở tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, chiến lược là gì? Thế nào là quản trị chiến lược? Vai trò và các loạihình chiến lược kinh doanh?
Thứ hai, các cấp chiến lược? Hoạch định chiến lược là gì? Yêu cầu,vai trò và nộidung của hoạch định chiến lược kinh doanh?
Thứ ba, thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Xâydựng và Đầu tư Thương mại Hoàng Hà?
Thứ tư, những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình hoạch địnhchiến lược kinh doanh của Công ty?
Thứ năm, giải pháp hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh cũngnhư nội dung chiến lược kinh doanh phù hợp cho Công ty là gì?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 104.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố, lực lượng và nội dung hoạch định chiếnlược kinh doanh của Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công
ty TNHH MTV TM Hoàng Gia với các sản phẩm máy vi tính và thiết bị ngoại vi
5 Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
5.1.1 Bản câu hỏi phỏng vấn chuyên gia
Đối tượng được phỏng vấn: Giám đốc công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia–Hoàng Trung Kiên, Bà Lê Thu Hoài-Phó giám đốc, anh Nguyễn Tuấn Anh-Trưởngphòng kinh doanh
Thời gian phỏng vấn: Tại văn phòng công ty, vào ngày 4/4/2019
Nội dung điều tra: Sử dụng bản câu hỏi phỏng vấn chuyên gia với nội dung hỏi
về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh như thực trạng về các văn bản hoạchđịnh của công ty, thị trường mục tiêu, lợi thế cạnh tranh, các phương pháp được sửdụng trong quá trình hoạch định, cơ hội và đe dọa đối với công ty, điểm mạnh điểmyếu của công ty, các định hướng của công ty cho chiến lược kinh doanh sắp tới đểphục vụ cho việc làm phiếu điều tra trắc nghiệm và bài khóa luận
5.1.2 Phiếu điều tra trắc nghiệm
Nguyên tắc: sử dụng các câu hỏi đóng cho người được hỏi đồng thời có sử dụng.Các câu trả lời hoàn toàn khách quan, mang ý kiến cá nhân của người trả lời phiếuđiều tra
Đối tượng được điều tra: Cán bộ và nhân viên trong công ty, gồm 10 người
Số lượng phiếu phát ra: 10 phiếu Số lượng phiếu thu về hợp lệ: 10 phiếuNội dung điều tra: Sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm gồm 10 câu, được thiết kếtheo nội dung lí thuyết hoạch định chiến lược kinh doanh Các câu hỏi tập trung về
Trang 11hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm máy tính tin học theo mức độ phân tíchmôi trường, thời cơ, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu của công ty, mức độ phù hợp củamục tiêu chiến lược và lợi thế cạnh tranh của công ty.
Thời gian thu thập thông tin: từ ngày 4/4/2019 đến ngày 5/4/2019
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu được thu thập từ Bộ hồ sơ doanh nghiệp,từ báo cáo hoạt động kinhdoanh từ năm 2015 đến năm 2018 của công ty thông qua phòng kế toán, sơ đồ cơ cấu
tổ chức, số liệu nhân sự thông qua phòng hành chính nhân sự Các tài liệu luận văn cótên đề tài liên quan, các sách về kinh tế, quản trị chiến lược,
5.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập được các dữ liệu sơ cấp, tiến hành thống kê và vẽ biểu đồ bằngphần mềm excel, đưa ra được số liệu đã thống kê xử lí, sau đó tiến hành phân tíchthông tin, đưa ra các kết luận
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương:Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh tạiCông ty TNHH MTV TM Hoàng Gia
Chương 3: Các kết luận và một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hoạch địnhchiến lược kinh doanh của Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia
Trang 12CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm Chiến lược và quản trị chiến lược
Strategy and Structure Cambrige, Macssacchusettes, MIT Press)
Đến những năm 1980 Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn “Chiến lược
là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu,các chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết môi cách chặt chẽ” ( Quinn.J., B.1980 Strategies for
Change: Logical Incrementalism Homewood, Illinois, Irwin)
Nói tóm lại, chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm những mục tiêu phải đạttới trong dài hạn, những đảm bảo về nguồn lực để đạt được những mục tiêu này vàđồng thời những cách thức, tiến trình hành động trong khi sử dụng nguồn lực này
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là một tập hợp các quyết định và hành động quản trị, quyếtđịnh sự thành công lâu dài của doanh nghiệp
Quản trị chiến lược tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việchoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đặt được mục tiêu của tổ chức (Giáotrình quản trị chiến lược, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Theo các định nghĩa này, ta có thể nhận thấy rằng quản trị chiến lược rất chútrọng vào việc phối kết hợp các mặt của quản trị như marketing, tài chính/kế toán, sảnphẩm/tác nghiệp, nghiên cứu phát triển và hệ thống thông tin để đạt tới sự thành côngcủa doanh nghiệp
1.1.2 Khái niệm các cấp chiến lược
Chiến lược có thể được hoạch định ở nhiều cấp khác nhau trong một doanhnghiệp nhưng thông thường có 3 cấp chiến lược cơ bản:
- Chiến lược cấp công ty: Thường là những chiến lược tổng quát và hướng tớiviệc phối hợp các chiến lược kinh doanh trong mối tương quan với những mong đợi
Trang 13của người chủ sở hữu Với một triển vọng dài hạn,chiến lược cấp doanh nghiệp luônhướng tới sự tăng trưởng và phát triển trong dài hạn (Giáo trình quản trị chiến lược,Trường đại học kinh tế quốc dân)
- Chiến lược cấp kinh doanh: Là những chiến lược cạnh tranh cụ thể và gắn vớinhững sản phẩm,thị trường xác định Đây là những chiến lược được áp dụng cụ thểcho từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh chiến lượcSBU (Giáo trình quản trị chiến lược, Trường đại học kinh tế quốc dân)
=> Đây cũng chính là cấp độ chiến lược mà nội dung bài khóa luận sẽ đi sâunghiên cứu để giúp công ty Hoàng Gia hoạch định chiến lược kinh doanh
- Chiến lược cấp chức năng: Bao gồm các chiến lược marketing, tài chính,sảnxuất,hậu cần và nguồn nhân lực Là chiến lược được xây dựng tập trung vào một chứcnăng xác định nhằm phát huy năng lực, đồng thời đảm bảo phối hợp các hoạt độngkhác nhau ở từng bộ phận chức năng để đạt tới mục tiêu chiến lược cấp kinh doanhcũng như chiến lược cấp công ty (Giáo trình quản trị chiến lược, Trường đại học kinh
tế quốc dân)
1.1.3 Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh.
Về hoạch định chiến lược kinh doanh, hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa về côngtác hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp:
Theo Alfred Chandler ( đại học Havard): “ Hoạch định chiến lược kinh doanh là việc xác định mục tiêu chủ yếu dài hạn của doanh nghiệp Từ đó, lựa chọn phương thức hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đó”
Theo Denning: “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong tương lai có liên quan đặc biệt tới tình hình sản phẩm – thị trường, khả năng sinh lợi, quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinh doanh”.
Tuy các tác giả có các cách diễn đạt quan điểm của mình khác nhau, nhưng xéttrên mục đích thống nhất của hoạch định thì ý nghĩa là tương tự nhau Vì vậy, hoạch
định chiến lược kinh doanh có thể được hiểu là “quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để nhận diện các nhân tố bên trong và bên ngoài, từ đó đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn giữa những chiến lược thay thế”.
(Tự tổng hợp)
Trang 141.2 Các nội dung lý luận của hoạch định chiến lược kinh doanh
1.2.1 Nội hàm vai trò của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh đóng vài trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của mỗi doanh nghiệp Nó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tầm quantrọng của nó thể hiện ở các mặt sau:
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mìnhtrong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội cũng như đầy
đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp
- Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp,giúp doanh nghiệpliên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đíchchung,cùng phát triển doanh nghiệp
- Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp
1.2.2 Các loại hình chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh hay còn gọi là chiến lược cạnh tranh bao gồm 3 nhómchiến lược chính là chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa và chiến lượccường độ Mỗi loại chiến lược này có đặc điểm về lợi thế cạnh tranh và phạm vi canhtranh khác nhau
Thứ nhất là chiến lược chi phí thấp hay còn gọi là chiến lược dẫn đầu về chi phí.Chiến lược dẫn đầu về chi phí là chiến lược chiến lược nhằm tạo lợi thế cạnh tranhbằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất
Thứ hai là chiến lược khác biệt hóa Mục đích của chiến lược khác biệt hóa là đểtạo ra lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt mà sảnphẩm đối thủ không có trong khi khách hàng coi trọng và sẵn sàng trả tiền cao hơn đểmua Khác biệt hóa đến từ chất lượng, đổi mới và thích nghi với khách hàng Các dạngkhác biệt hóa có thể là chất lượng, công dụng, kiểu dáng, cải tiến, dịch vụ đi kèm.Cuối cùng là chiến lược tập trung hóa: Khác với hai chiến lược trên là phạm vicạnh tranh rộng, với chiến lược tập trung công ty chỉ tập trung phục vụ cho một phânkhúc thị trường rất nhỏ Tại phân khúc này công ty sẽ thực hiện kết hợp với chi phíthấp hoặc khác biệt hóa Lợi thế của công ty theo chiến lược này là họ rất hiểu kháchhàng, các công ty khác khi nhảy vảo phân khúc này hoặc là sẽ không thể chịu nổi giábán đó hoặc không thể tạo ra sự khác biệt mới để chiếm khách hàng
1.2.3 Vai trò và các yêu cầu của hoạch định chiến lược
Trang 15Thứ ba, thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh và dự báo thay đổi môitrường, doanh nghiệp có thể đo lường, thẩm định và đánh giá được điểm mạnh, điểmyếu và các yếu tố tác động như cơ hội và đe dọa ở hiện tại và tương lai Dựa trên cơ sở
đó để tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động ứng phó, đối đầu với sự biến động củamôi trường kinh doanh
Cuối cùng, hoạch định chiến lược là kim chỉ nam cho các hoạt động trong doanhnghiệp, cho phép xác lập một hướng đi chung, tạo điều kiện và thuận lợi cho việc raquyết định và thực hiện quyết định
- Phải nắm vững được những mục tiêu then chốt và những điều kiện cơ bản đểthực hiện mục tiêu đó
- Phải nắm vững được những thông tin và có khối lượng thông tin tri thức nhấtđịnh, đặc biệt là thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…
- Bên cạnh những chiến lược hiện tại, doanh nghiệp cần xác định những chiếnlược kinh doanh dự phòng, hiến lược thay thế
Trang 161.2.4. Quy trình và nội dung của hoạch định chiến lược kinh doanh
Hình thành chiến lược là giai đoạn đầu của quản trị chiến lược Các giai đoạn củaquá trình quản trị chiến lược có liên quan mật thiết và bổ sung cho nhau Theo nhưgiáo trình môn quản trị chiến lược của trường đại học Thương Mại thì quy trình hoạch
định chiến cho các doanh nghiệp nói chung bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định chức năng nhiệm vụ Với nội dung chỉ ra vai trò,bản chất và
nội dung cơ bản của doanh nghiệp
Bước 2: Đánh giá môi trường bên ngoài Nội dung của bước này là chỉ ra vai
trò,bản chất của việc đánh giá môi trường bên ngoài, nội dung và các công cụ đánhgiá
Bước 3: Đánh giá môi trường nội bộ Nội dụng của bước này là chỉ ra bản chất
của đánh giá nội bộ, công tác đánh giá các mặt hoạt động chính của công ty
Bước 4: Phân tích và lựa chọn chiến lược Nội dung: Sử dụng các mô hình,kết
hợp đánh giá định tính và định lượng, chọn ra một mô hình chiến lược hợp lý cho côngty
1.3 Phân định nội dung nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia.
1.3.1 Mô hình nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia.”
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho
công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia
(Nguồn:Tác giả)
Trang 171.3.2 Nội dung nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia
1.3.2.1 Nhận diện SBU kinh doanh
SBU là từ viết tắt của cụm “Strategic Business Unit”, được dịch theo thuật ngữchuyên môn là “Đơn vị kinh doanh chiến lược” - là một khái niệm căn bản của quản trịchiến lược Mỗi đơn vị kinh doanh được xây dựng và định vị khác nhau khi so sánh ởcác mô hình, các ma trận Một SBU thông thường hay được thấy là một đơn vị kinhdoanh độc lập hoặc là một nhóm các đơn vị kinh doanh trong cùng một mảng, vì vậy
nó có chiến lược và hạch toán lợi nhuận riêng
Đặc điểm của một SBU kinh doanh: Là đợn vị kinh doanh riêng,có đối thủ cạnhtranh riêng, có người quản lí và chịu trách nhiệm riêng đối với hoạt động, là một mảngđược đưa ra kế hoạch riêng trong tổ chức
Một số tiêu chí xác định SBU kinh doanh như các sản phẩm dịch vụ có thể khácbiệt hóa về công nghệ, khác biệt hóa theo công dụng, khác biệt hóa theo vị thế trongchuỗi giá trị của ngành, khác biệt hóa theo nhãn hiệu hay tiếp thị, khác biệt hóa theophân loại khách hàng, khác biệt hóa theo phân đoạn thị trường
Đối với Hoàng Gia, hiện nay SBU kinh doanh của công ty là sản phẩm máy vitính và thiết bị ngoại vi
1.3.2.2 Nhận diện tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh, mục tiêu chiến lược và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
- Tầm nhìn chiến lược
Tầm nhìn chiến lược là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởngtrong tương lai, là những điếu doanh nghiệp nên đạt tới hoặc trở thành (Giáo trìnhquản trị chiến lược, Đại học Thương Mại)
Tầm nhìn chiến lược của các doanh nghiệp cần đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu để chomọi nhân viên trong công ty đều có thể hiểu được để có thể thực hiện các hoạt độngkhông đi chệch hướng chiến lược mà nhà quản trị đã hoạch định
Ngoài ra, chiến lược cần giữ một khoảng cách đủ xa về thời gian cho phép cónhững thay đổi lớn nhưng cũng đủ gần để tạo ra sự tận tâm và dốc sức của tập thểtrong doanh nghiệp, có khả năng tạo nên sự tập trung nguồn lực trong doanh nghiệp,
có lưu ý đến quy mô và thời gian Nếu như không chú ý đến quy mô và thời gian thìdoanh nghiệp có thể đi lạc lối, không đúng con đường và bị tụt hậu so với đối thủ.Chiến lược nên được thường xuyên được kết nối bởi các nhà quản trị cấp cao để có thểnhận ra những điểm không phù hợp một cách kịp thời và điều chỉnh
- Sứ mạng kinh doanh
Trang 18Sứ mạng được hiểu là lý do tồn tại, ý nghĩa của sự tồn tại và hoạt động của doanhnghiệp Sứ mạng thể hiện rõ những niềm tin và những chỉ dẫn hướng tới tầm nhìn đãđược xác định và thường được thể hiện dưới dạng một văn bản tuyên bố về sứ mạngcủa doanh nghiệp (Giáo trình quản trị chiến lược, Đại học Thương Mại)
Sứ mạng của doanh nghiệp có mục tiêu duy nhất là nhằm phân biệt doanh nghiệpnày với doanh nghiệp khác ( sản phẩm, thị trường, công nghệ…)
Đối với các doanh nghiệp trong kinh doanh dịch vụ và sản phẩm công nghệ thìnội dung sứ mệnh kinh doanh của doanh nghiệp gồm 9 câu hỏi sau đây:
• Khách hàng: Ai là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của công ty?
• Sản phẩm hay dịch vụ cốt lõi: Dịch vụ hay sản phẩm chính của công ty là gì?
• Thị trường: Công ty cạnh tranh tại thị trường nào?
• Công nghệ: Công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của công ty haykhông?
• Sự quan tâm đối với vấn đề quan trọng khác như: Sự sống còn, phát triển;khả năng sinh lời: công ty có ràng buộc với các mục tiêu kinh doanh nào khác haykhông?
• Triết lý: Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lýcủa công ty?
• Tự đánh giá về mình: Những năng lực đặc biệt hoặc ưu thế cạnh tranh chủyếu của công ty là gì?
• Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: Hình ảnh cộng đồng có là mốiquan tâm chủ yếu đối với công ty hay không?
• Mối quan tâm đối với nhân viên: Thái độ của công ty với nhân viên như thếnào?
- Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chiến lược là những trạng thái, cột mốc, những tiêu thức cụ thể màdoanh nghiệp muốn đạt được trong thời gian nhất định (Giáo trình quản trị chiến lược,Đại học Thương Mại)
Mục tiêu chiến lược nhằm chuyển hóa tầm nhìn và sứ mạng của doanh nghiệpthành các mục tiêu cụ thể có thể đo lường được
Đối với mỗi doanh nghiệp, yêu cầu cơ bản của các mục tiêu chiến lược là: (1)Tính khả thi: mục tiêu đặt ra phải có khả năng thực hiện được (2) Tính đo lường được:mục tiêu có thể được đo lường bằng thời gian, số lượng công việc đạt được… (3) Tínhlinh hoạt: mục tiêu có thể được thay đổi trong các trường hợp mà doanh nghiệp đanggặp phải (4) Tính thúc đẩy: mục tiêu phải mang tính thúc đẩy để các nhân viên có thểlàm việc tích cực hơn (5) Tính hợp lý: mục tiêu phải phù hợp với nguồn lực, khả năng
Trang 19tài chính của doanh nghiệp, không quá dễ mà cũng không quá khó (6) Tính dễ hiểu:mục tiêu đặt ra phải để cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp đều hiểu đượcnhiệm vụ của mình và toàn doanh nghiệp.
- Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị
đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó Giá trị mà khách hàng sẵn sang để trả và ngăntrở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đươnghay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá cao hơn (Giáo trìnhquản trị chiến lược, Đại học kinh tế quốc dân)
Các loại lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:
Thứ nhất, chất lượng hàng hóa Thứ hai, giá cả hàng hóa Thứ ba, áp dụng khoahọc kỹ thuật và quản lý hiện đại Thứ tư, lợi thế về thông tin Thứ năm, phương thứcphục vụ thanh toán trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thứ sáu, tính độc đáocủa sản phẩm Thứ bảy, chữ tín Thứ tám, lợi thế của các yếu tố mới sáng tạo, sự mạohiểm, rủi ro
1.3.2.3 Phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài
a Môi trường vĩ mô
- Ảnh hưởng của môi trường kinh tế: Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong
tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp Các nhân
tố chủ yếu nhiều doanh nghiệp thường phân tích là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,lãi suất, tỷ giá hối đoái và lạm phát Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởngcao sẽ tạo nhiều cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp Ngược lại,khi nền kinh tế sa sút sẽ gây chiến tranh giá trong các ngành
- Ảnh hưởng của luật pháp, chính phủ, chính trị: Các nhân tố chính phủ, luật
pháp tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau Chúng có thể tạo nên cơhội, trở ngại thậm trí là rủi ro cho doanh nghiệp.Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán
về các quan điểm chính sách luôn là sự hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư Hệ thốngpháp luật được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn định.Các quyếtđịnh về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tạo ra cơ hội cũng có thể tạo ra sự kìmhãm phát triển kinh doanh
- Ảnh hưởng của công nghệ: Đây là loại nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho
chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như nhiều doanh nghiệp Sự thayđổi của công nghệ ảnh hưởng tới chu kì sống một sản phẩm hoặc dịch vụ Hơn nữa, sựthay đổi công nghệ cũng ảnh hưởng tới các phương pháp sản xuất, nguyên liệu cũngnhư thái độ ứng xử của người lao động Từ đó, đòi hỏi các nhà quản trị chiến lược
Trang 20thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi cùng những đầu tư cho tiến bộ công nghệ.
- Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, xã hội: Những thay đổi về văn hóa, xã hội,
có ảnh hưởng rất lớn đối với các sản phẩm dịch vụ và người tiêu dùng Những lối sống
tự thay đổi nhanh chóng theo hướng du nhập những lối sống mới luôn là cơ hội cho
nhiều ngành sản xuất Doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêu dùng, sự thay đổi
của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí, vai trò của phụ nữ tại nơi làm việc và giađình
- Ảnh hưởng của tự nhiên: Những ảnh hưởng chính của các yếu tố tự nhiên là vấn
đề khí hậu,thời tiết bất lợi Đe dọa của những tính chất thời tiết xấu gây ảnh hưởng đếnchất lượng của sản phẩm Để chủ động đối phó với yếu tố này doanh nghiệp cần tiếnhành phân tích, dự báo và đánh giá thông qua các cơ quan chuyên môn đồng thời cónhững biện pháp dự phòng
b Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố như: đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, sản
phẩm, dịch vụ thay thế, khách hàng,
- Đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành thường
bao gồm: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cầu của ngành và các rào cản, lối ra Cácđối thủ cạnh tranh gồm đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng, chúng có vai trò ảnhhưởng quan trọng tới doanh nghiệp, làm nên sự tranh đua giữa các doanh nghiệp trongngành
- Khách hàng: Khách hàng là một phần của doanh nghiệp, do đó vị thế của khách
hàng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp Do đó khi khách hàng chiếm ưuthế thì lợi nhuận của ngành sẽ giảm bằng cách ép giá hoặc đòi hỏi vị chất lượng caohơn, dịch vụ kèm theo nhiều hơn… Do vậy các doanh nghiệp cần phải lập thông tin vềkhách hàng cũng như các bảng phân loại về khách hàng để có định hướng tiêu thụ
- Nhà cung cấp: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra ổn định, liên tục
doanh nghiệp cần phải có quan hệ với các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào như vật tư,thiết bị, lao động và tài chính Doanh nghiệp nên có quan hệ lâu dài, ổn định với cácnhà cung cấp
Tóm lại,môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là một tập phức hợp và liên tụccác yếu tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vậnhành và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường
Tóm lại việc phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài giúp doanhnghiệp nắm bắt được các cơ hội và thách thức quan trọng, để từ đó có thể xây dựngđược các chiến lược nhằm khai thác tối đa các cơ hội và hạn chế tối thiểu những ảnh
Trang 21hưởng từ những thách thức.
Mô thức EFAS
Sau khi phân tích đầy đủ các yếu tố môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, ta đivào xây dựng mô thức EFAS Mô thức EFAS là mô thức nhằm đánh giá các yếu tố bênngoài có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, bao gồm các yếu tố là cơ hội và cácyếu tố là thách thức đối với công ty Cách thức xây dựng mô thức EFAS như sau:
Bước 1: Lập danh mục các nhân tố có vai trò quyết định đến sự thành công của
doanh nghiệp, được nhận diện trong quá trình phân tích các yếu tố bên ngoài
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng cho mỗi nhân tố này từ 0.0 ( không quan
trọng) đến 1.0 (quan trọng nhất) Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứngcủa yếu tố đó đối với sự thành công của doanh nghiệp Tổng độ quan trọng của cácnhân tố này bằng 1
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho
thấy cách thức mà chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với những yếu tốnày, trong đó: 1- phản ứng ít, 2- phản ứng trung bình, 3- phản ứng trên trung bình, 4-phản ứng tốt
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi nhân tố với mức phân loại của nó để xác
định số điểm quan trọng của từng nhân tố
Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của tất cả các nhân tố bên ngoài để xác định
tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp Tổng số điểm mà doanh nghiệp nhận được,cao nhất là 4.0, trung bình là 2.5 và thấp nhất là 1.0
1.3.2.4 Phân tích và đánh giá môi trường bên trong
- Nguồn nhân lực: Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại
hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức Vì vậynhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực cần được xem xét kỹ lưỡng khi đưa racác quyết định chiến lược phát triển thị trường Phân tích nguồn nhân lực thườngxuyên là cơ sở để doanh nghiệp, tổ chức đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm yếucủa các thành viên trong tổ chức so với yêu cầu về tiêu chuẩn nhân sự trong từng khâucông việc và so với đối thủ cạnh tranh nhằm có kế hoạch bố trí và sử dụng hợp lýnguồn nhân lực hiện có
- Nguồn lực tài chính: Trong giai đoạn kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện
nay thì có thể nói doanh nghiệp nào có tình hình tài chính mạnh sẽ có thể đứng trụ trênthị trường tốt hơn Bởi với nguồn tài chính mạnh (vốn tự có, khả năng huy động…) sẽcho phép doanh nghiệp đưa ra các chính sách kinh doanh hay chiến lược kinh doanhtáo bạo nhằm khai thác thế mạnh về tài chính và biến thế mạnh này thành năng lựccạnh tranh của mình Ngược lại, khi nguồn vốn của công ty tương đối ít hơn so với
Trang 22nhu cầu hoạt động kinh doanh thì sẽ dẫn đến nhiều rủi ro trong kinh doanh.
- Quản trị: Bao gồm các chức năng cơ bản như hoạch định, tổ chức, thúc đẩy
nhân sự và kiểm soát Phân tích các yếu tố này giúp doanh nghiệp nắm rõ các nhàquản trị thực hiện chức năng nào ở mỗi giai đoạn nào của quá trình quản trị chiến lược.Yếu tố quan trọng nhất trong quản trị cần được chú ý là yếu tố nhà quản trị Nhà quảntrị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra về các nguồn lực như: conngười, tài chính, vật chất, thông tin… trong tổ chức sao cho có hiệu quả để tổ chức đạtđược mục tiêu
- Marketing: Marketing có thể được mô tả như một quá trình xác định dự báo,
thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu dung đối với sản phẩm
và dịch vụ Các chức năng cơ bản của marketing bao gồm: phân tích khách hàng, mua,bán, hoạch định sản phẩm và dịch vụ, định giá, phân phối, nghiên cứu thị trường, phân
tích cơ hội và trách nhiệm đối với xã hội Các vấn đề về hệ thống thông tin marketing,
hiệu quả hoạt động marketing và các chức năng của marketing cần được nhận định,đánh giá rõ ràng để thấy rõ được những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động này tạidoanh nghiệp
- Hệ thống thông tin: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống thông tin
của doanh nghiệp là khía cạnh quan trọng trong việc đánh giá các yếu tố bên trong củadoanh nghiệp, vì hệ thống thống tin là nền tảng của tất cả các doanh nghiệp Hệ thốngthông tin tiếp nhận dữ liệu thô từ môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp,giúp theo dõi thay đổi của môi trường, nhận ra những mối đe dọa trong cạnh tranh và
hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản trị
- Hệ thống cơ sở vật chất: Bao gồm hệ thống phương tiện vận chuyển, nhà kho,
bến bãi, máy móc, trang thiết bị, Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn tới công táchoạch định chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh đưa ra phải phụ thuộc nhiềuvào cơ sở vật chất và phải có sự hài hòa, tương hợp giữa chiến lược kinh doanh và cơ
sở vât chất thì chiến lược đó mới có cơ hội thành công
Tóm lại, việc nhận biết và phân tích các yếu tố nội tại của doanh nghiệp khôngnhững giúp doanh nghiệp hiểu được chính mình mà còn góp phần hình thành một hìnhảnh trong mắt khách hàng,hơn nữa việc phân tích chính xác môi trường bên trong giúpcho doanh nghiệp xác định được điểm mạnh và điểm yếu, từ đó xây dựng được cácchiến lược kinh doanh phù hợp
Mô thức IFAS
Sau khi phân tích đầy đủ các yếu tố môi trường bên trong của doanh nghiệp, tatiến hành xây dựng mô thức IFAS Mô thức IFAS là mô thức nhằm đánh giá các yếu tố
Trang 23bên trong có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, bao gồm các điểm mạnh và điểmyếu của công ty Cách thức xây dựng mô thức IFAS cũng tương tự như mô thức EFAS,nhưng đối tượng là doanh nghiệp đang nghiên cứu, phân tích để xây dựng chiến lược.Xác định tổng số điểm về tầm quan trọng của doanh nghiệp (bằng tổng các điểm cóđược ở bước 4) Tổng số điểm cao nhất là 4.0 và thấp nhất là 1.0, trung bình là 2.5, sốđiểm quan trọng thấp hơn 2.5 cho thấy doanh nghiệp yếu về nội bộ, điểm cao hơn 2.5cho thấy doanh nghiệp mạnh về nội bộ.
1.3.2.5 Phân tích tình thế, lựa chọn và ra quyết định chiến lược kinh doanh
Ta sử dụng mô thức TOWS để lựa chọn các chiến lược có thể áp dụng, sau đódùng mô thức QSPM để lựa chọn chiến lược tối ưu nhất
Bảng 1.1: Mô thức TOWS
STRENGTHS Các điểm mạnh
WEAKNESSES Các điểm yếu OPPORTUNITIES
(Nguồn:PGS.TS Nguyễn Hoàng Long và cộng sự,2015)
Ma trận TOWS là công cụ cực kỳ hữu ích giúp nhà chiến lược tìm hiểu, nắm bắtvấn đề và đưa ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như kinh doanh Phântích chiến lược TOWS được ứng dụng rất đa dạng tùy theo cấp độ chiến lược được lựachọn ứng với 3 cấp độ chiến lược của doanh nghiệp: chiến lược cấp công ty, chiếnlược cấp đơn vị chiến lược kinh doanh và chiến lược cấp chức năng
Chiến lược SO: Khi ở bên ngoài doanh nghiệp các nhân tố cơ hội chiếm ưu thế, bên
trong điểm mạnh chiếm ưu thế Mục tiêu của chiến lược SO là tăng trưởng và phát triển
Chiến lược WO: Khi bên trong doanh nghiệp các điểm yếu nhiều hơn hẳn các
điểm mạnh nhưng bên ngoài cơ hội đang chiếm ưu thế Do đó, chiến lược WO được sửdụng để tận dụng những cơ hội để giảm bớt, cải thiện điểm yếu
Chiến lược ST: Doanh nghiệp đang hoạt động rất khó khăn, nhiều đe dọa từ các
điều kiện đến từ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp Doanh nghiệp phải lựa chọncác điểm mạnh, tiềm lực của mình để hạn chế nguy cơ, đe dọa
Chiến lược WT: Tình thế doanh nghiệp rất nguy cấp, môi trường kinh doanh
không thuận lợi với áp lực đe dọa lớn, tiềm lực cạnh tranh của doanh nghiệp rất kém.Doanh nghiệp phải lựa chọn giữa giải thể, phá sản hoặc tìm kiếm khe hở thị trường để
cố gắng tồn tại hoặc phải liên kết với doanh nghiệp khác
Trang 24Ma trận QSPM sử dụng những dữ liệu đầu vào từ các phân tích môi trường bêntrong cũng như bên ngoài của doanh nghiệp để giúp các chiến lược gia quyết địnhkhách quan xem chiến lược nào mà doanh nghiệp nên theo đuổi Tiến trình phát triểnman trận QSPM gồm các bước
- Bước 1: Liệt kê cơ hội/đe dọa lớn bên ngoài và các điểm mạnh/yếu quan trọng
bên trong vào cột bên trái của QSPM
- Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công cơ bản bên trong và bên ngoài.Sự
phân loại này được thể hiện trong cột dọc bên phải của các yếu tố thành công quantrọng bên trong và bên ngoài
- Bước 3: Nghiên cứu ma trận TOWS và xác định các chiến lược có thể có thể
thanh thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện, ghi lại các chiến lược này vào hàngtrên cùng của ma trận QSPM Các chiến lược được sắp xếp thành nhóm riêng biệt (nếucó)
- Bước 4: Xác định các chỉ số hấp dẫn, đó là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn
tương đối của mỗi chiến lược vị thế
- Bước 5:Tính tổng điểm hấp dẫn Tổng số điểm hấp dẫn là kết quả của việc nhân
số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn(bước 4) trong mỗi bảng
-Bước 6: Tính cộng các số điểm hấp dẫn bằng cách cộng tổng số điểm hấp dẫn
trong cột chiến lược của QSPM Mức độ chênh lệch giữa cộng tổng điểm hấp dẫntrong một nhóm chiến lược cho thấy tính hấp dẫn tương đối của chiến lược này so vớichiến lược khác trong nhóm
Trang 25Chiến lược 3
Các nhân tố bên trong
Các nhân tố bên trong Các nhân tố bên ngoài (khả năng phản ứng của công ty)
1 = yếu 2 = hơi yếu
3 = hơi mạnh 4 = mạnh nhất
1 = nghèo nàn 2 = trung bình
3 = khá 4 = tốt nhất
(Nguồn:PGS.TS Nguyễn Hoàng Long và cộng sự,2015)
Dựa vào kết quả phân tích TOWS ở trên, cũng như mục tiêu chiến lược kinhdoanh mà doanh nghiệp đã lựa chọn, thì hình thành nên các phương án chiến lược kinhdoanh cụ thể Sau khi sử dụng mô thức TOWS và dựa trên sự so sánh các giải phápchiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đã thiết lập, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựachọn giải pháp tối ưu nhất thông qua ma trận QSPM
1.2.4.6 Hoạch định nội dung chiến lược kinh doanh
- Hoạch định ngân sách chiến lược: Hoạch định ngân sách chiến lược thực
chất là một hệ thống điều hành ngân sách, hệ thống này cung cấp các thông tin để cácnhà quản trị đưa ra các quyết định và triển khai thực hiện chiến lược Hệ thống nàyđược thiết kế nhằm đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu tài chính để duy trì các hoạt độngkinh doanh hiện tại với nhu cầu tài chính để triển khai chiến lược mới Hoạch địnhngân sách được tiến hành theo 3 giai đoạn:
• Phân tích các dòng vốn để xác định doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lực tàichính của mình như thế nào Từ đó nhà quản trị chiến lược có thể xác định được nguồnvốn bổ sung cần thiết
• Thiết lập ngân quỹ từ ba nguồn chủ yếu: từ các hoạt động thường xuyên vàcác nguồn nội tại, ra hạn các khoản nợ phù hợp với cấu trúc tài chính doanh nghiệp,tăng cường các khoản nợ dài hạn mới hoặc mở rộng vốn chủ sở hữu thông qua việc
Trang 26thay đổi cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.
• Phân bổ ngân quỹ chiến lược cho các bổ phận, phòng ban một cách hợp lí
- Hoạch định nguồn nhân lực thực thi chiến lược: Để đảm bảo đủ nguồn nhân
lực cần thiết cho việc thực hiện chiến lược và phân bổ nguồn lực cho việc thực thichiến lược, doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá và điều chỉnh các nguồn lực củamình
• Đánh giá nguồn nhân lực: Là việc xác định xem hiên tại doanh nghiệp có đủnhân lực thực thi chiến lược đề ra hay không, từ đó có những hoạt động điều chỉnh kịpthời để đảm bảo chất lượng và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả
• Điều chỉnh nguồn lực: Đây là công việc cần thiết, do các quản trị viên tiếnhành, những điều chỉnh này có liên quan đến số lượng và chất lượng các nguồn nhânlực, có thể sẽ là nâng cao tay nghề cho nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược kinhdoanh một cách có hiệu quả
• Đảm bảo phân bổ nguồn lực: Vấn đề quan trọng trong tổ chức thực hiện làđảm bảo nguồn nhân lực và phân bổ hợp lí để phục vụ cho việc thực hiện các chiếnlược của doanh nghiệp
- Hoạch đinh công tác marketing thực thi chiến lược: Chiến lược marketing là
một chiến lược chức năng,là toàn bộ logic tiếp thị thương mại mà nhờ đó công ty thựchiện tốt các mục tiêu của chiến lược kinh doanh.Qua đó giúp cho công ty phát huyđược lợi thế cạnh tranh và chiếm giữ được vị trí cao trên thị trường trong tương quantrực tiếp với các đối thủ cạnh tranh.Hoạch đinh nội dung marketing bao gồm:Xác địnhmục tiêu marketing,phân tích tình hình,phân đoạn thị trường và triển khai
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV TM HOÀNG GIA 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV TM Hoàng
Trang 27Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia được thành lập ngày 05/02/2010 theo Giấyphép đăng kí kinh doanh số 5300359222 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lào Cai cấp.Trụ sở công ty tại số 239A, đường Ngô Quyền, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai,tỉnh Lào Cai Người đại diện pháp luật là giám đốc Hoàng Trung Kiên
Đến nay, công ty đã trải qua 9 năm xây dựng và phát triển trở thành một đơn vịmạnh trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ và sản phẩm công nghệ của tỉnh vàthành phố, định hướng phát triển vươn tầm trở thành công ty có vị thế trong khu vựcphía Bắc trong những năm tới
2.1.2 Chức năng,nhiệm vụ của doanh nghiệp
Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ vàsản phẩm công nghệ tới cho khách hàng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng vềchất lượng, thiết kế và cả giá cả,góp phần vào sự phát triển kinh tế của một tỉnh vùngbiên giới với Trung Quốc và sự phát triển chung của đất nước
Công ty luôn xác định rõ ràng nhiệm vụ của mình với các đối tác, nhân viên, vớimôi trường và xã hội như: Cung cấp các dịch vụ chuyện nghiệp,hữu ích cho kháchhàng, xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với các đối tác trong và ngoài nước,xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đoàn kết
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Dựa vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty tại Phụ lục D: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
của công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia có thể thấy được công ty có cơ cấu tổ chức
khá đơn giản, công ty áp dụng cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến-chức năng,cơ cấunày rất phù hợp với quy mô,hoạt động kinh doanh của công ty cũng như việc quản lý
Ưu điểm: Bộ máy gọn nhẹ dễ dàng quản lý, tạo điều kiện cho việc theo đuổi cácmục tiêu của công ty đã đặt ra
Hạn chế: Gặp khó khăn hơn trong việc liên kết các phòng chức năng
Trang 282.1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Từ Phụ lục E: Các ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH MTV TM
Hoàng Gia có thể thấy hiện nay công ty đang hoạt động 3 ngành nghề chính và đều
liên quan đến lĩnh vực công nghệ
2.1.5 Năng lực cạnh tranh cốt lõi
Việc năm bắt được biến động thị trường,cùng với những sản phẩm chất lượng,giá cả hợp lý, kết hợp với đội ngũ nhân lực trẻ, ham học hỏi, nhiệt tình, đã tạo nênnăng lực cạnh tranh cao cho công ty so với các doanh nghiệp đối thủ tại địa phươngcũng như khu vực Việc phát huy lợi thế cạnh tranh giúp cho Hoàng Gia gia tăng đượcdoanh số và thị phần, góp phần đạt mục tiêu kinh doanh đã đề ra
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Dựa vào Phụ lục F: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV
TM Hoàng Gia từ năm 2017 ta có thể thấy được trong ba năm, từ năm
2015-2017 doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, biểu thị qua lợi nhuận luôn dương và tăng từ1,5 tỷ (2015) lên 1,9 tỷ (2017) Trong nền kinh thế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt
và việc mọc lên như nấm sau mưa rồi cũng nhanh chóng rút lui của các công ty tronglĩnh vực công nghệ như hiện nay thì việc công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia hoạtđộng kinh doanh luôn có lãi đã cho thấy hiệu quả trong công tác quản trị của công ty
2.2 Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia
2.2.1 Các nhân tố bên ngoài
2.2.1.1 Các nhân tố về trường vĩ mô
- Kinh tế: Kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung
- cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua Chất lượng tăng trưởng vàmôi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh.Nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố và từng bước được tăng cường
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/12/2018 thu hút
3046 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 17.976,2 triệu USD, tăng 17,6% về
số dự án và giảm 15,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017 (Nguồn: Tổng cụcthống kê)
Riêng với tỉnh Lào Cai, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 của tỉnh đạt 10,23%,
Trang 29là năm có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đứng thứ 3/14tỉnh trung du, miền núi phía Bắc (laocai.gov.vn) Từ đó có thể thấy Lào Cai đã và đangtrở thành điểm sáng về kinh tế của khu vực Miền núi phía Bắc.
Cơ hội: Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
- Yếu tố chính trị,pháp luật: Thể chế chính trị ổn định cùng với việc luật pháp
nước ta cũng ban hành nhiều văn bản quy định ưu tiên phát triển công nghệ thông tintrong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Tạo điều kiện để các các nhân, tổ chức ứngdụng-phát triển công nghệ thông tin, ưu tiên dành một khoản vào đầu tư công nghệthông tin, trú trọng phát triển cơ sở hạ tầng thông tin… như Luật Công nghệ thông tin
số 67/2006/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6năm 2006 Chỉ thị 03/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành thông tin vàtruyền thông năm 2019 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Cơ hội: Có nhiều văn bản của nhà nước khuyến khích phát triển hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
- Yếu tố công nghệ: Công nghệ, kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ chóng
mặt, cuộc cách mạng 4.0 đang bùng nổ trên toàn thế giới và đó cũng là vấn đề được đềcập nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay
Hạ tầng công nghệ Internet của nước ta ngày càng được chú trọng đầu tư và hoànthiện hơn Tại Việt Nam,năm 2018 tốc độ Internet Download trên thiết bị di động là 20Mbps, vẫn dưới ngưỡng tốc độ trung bình thế giới trên di động là 22.23 Mbps, xếp hạng
62 thế giới Trong khi đó, tốc độ mạng ở băng rộng thông cố định là 24.46 Mbps, chỉ bằng58% so với tốc động trung bình toàn cầu là 41.88 Mbps, xếp hạng 59 Về mặt thứ hạng,Việt Nam cũng có cải thiện từ 5 đến 10 bậc so với năm 2017.(Nguồn: dammion.com)
Cơ hội: Hạ tầng công nghệ internet được mở rộng và nâng cao tạo tiền đề để cácdoanh nghiệp đầu tư mua sắm sửa dụng máy vi tính và thiết bị ngoại vi
Đe dọa: Vòng đời sản phẩm công nghệ ngắn hơn, dễ bị lỗi thời
- Yếu tố văn hóa, xã hội: Tính đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của
tỉnh Lào Cai đạt 61,84 triệu đồng/năm, tăng trên 8 triệu đồng so năm 2017
Đối với người tiêu dùng tại Lào Cai, là một nơi năng động, con người dễ dàngtiếp thu và tiếp xúc với cái mới.Họ rất dễ dàng quyết định mua các sản phẩm mới, đặcbiệt là các sản phẩm công nghệ tiên tiến
Đe dọa: Thị hiếu nhanh chóng thay đổi
Trang 30- Ảnh hưởng của tự nhiên: Các nước thuộc khí hậu nhiệt đới như Việt Nam đều
có đặc trưng về độ ẩm không khí cao, ảnh hưởng ít nhiều tới các thiết bị máy vi tính vàcác thiết bị ngoại vi, với lượng hơi nước trong không khí cao có thể nhanh chóng làmhan gỉ các thiết bị kim loại, các vi mạch, mạch điện trong các thiết bị điện tử Hơn nữavới lượng mưa, bão nhiều như hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩmcông nghệ như máy vi tính và thiết bị ngoại vi cũng cần phải chú tâm tới việc bảoquản, vận chuyển các thiết bị cho phù hợp
Đe dọa: Giảm chất lượng sản phẩm máy vi tính và thiết bị ngoại vi
2.2.1.2 Môi trường vi mô
- Đối thủ cạnh tranh: Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin trong
những năm gần đây rất nhiều công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ và sản phẩm côngnghệ đã ra đời Chưa kể đến các ông lớn trong ngành công nghệ thông tin như FPT,VNPT hay Viettel, chỉ tính riêng trong thị trường của địa phương, đã có rất nhiềudoanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của Hoàng Gia, có thể kể đến một số doanh nghiệpnhư: Công Ty TNHH Một Thành Viên Tin Học Tiến Thành, Công Ty Cổ Phần Dịch
Vụ Tổng Hợp Hải Anh, Công Ty Thương Mại Và Phát Triển Công Nghệ ThăngLong đó là các công ty có kinh nghiệm từ 10-15 năm hình thành và phát triển
Đe dọa: Số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều
- Khách Hàng: Các khách hàng thường xuyên của Hoàng Gia hiện nay có thể kể
đến: Công ty TNHH Đầu tư và Xuất nhập khẩu Đại Nghĩa, Công ty CP đầu tư vàthương mại Phú Đông, Công ty TNHH du lịch Khánh Việt…
Trong những năm gần đây nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như khách hàng
tổ chức về các sản phẩm như máy vi tính và thiết bị ngoại vi, phần mềm và giải giápcông nghệ ngày càng cao, nhu cầu của khách hàng có sự thay đổi liên tục để nắm bắtcác đổi mới của công nghệ, chạy theo các xu hướng của thế giới Sự hiểu biết củakhách hàng về các sản phẩm công nghệ ngày càng cao hơn
Cơ hội: Khách hàng dần biết đến công ty nhiều hơn
Đe dọa: Khách hàng hiểu biết nhiều thông tin về sản phẩm sẽ có những sự sosánh với đối thủ cạnh tranh
- Nhà cung cấp: Hoàng Gia chủ yếu nhập các sản phẩm từ các ông lớn trong hoạt
động cung cấp các thiết bị công nghệ như máy vi tính và các thiết bị ngoại vi như cácthương hiệu nổi tiếng như Dell, HP, Apple, ASUS và một số công ty phần mềm như
Trang 31IBM, Microsoft và Nintendo thông qua các nhà phân phối lớn như công ty phân phốiFPT, Công ty TNHH TECHNOVA.
Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trên thế giới và cả ở Việt Nam làmgia tăng các công ty sản xuất, cung cấp các thiết bị công nghệ, phần mềm chuyển giaovới giá cả hợp lý và chất lượng cao
Cơ hội: Nhà cung cấp uy tín, chất lượng cao
Đe dọa: Nhà cung cấp trong nước còn hạn chế, phải tìm đến nhà cung cấp nướcngoài
Tóm lại, qua việc phân tích môi trường bên ngoài có thể thấy rất nhiều cơ hộimang lại như: Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, có nhiều văn bản của nhà nướckhuyến khích phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khách hàng dần biếtđến công ty nhiều hơn, hạ tầng công nghệ internet được mở rộng và nâng cao tạo tiền
đề để các doanh nghiệp đầu tư mua sắm sửa dụng máy vi tính và thiết bị ngoại vi, nhàcung cấp uy tín, chất lượng cao Nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều đe dọa ảnh hưởng xấuđên công ty như: Vòng đời sản phẩm công nghệ ngắn hơn, dễ bị lỗi thời, thị hiếukhách hàng nhanh chóng thay đổi, khí hậu làm giảm chất lượng sản phẩm máy vi tính
và thiết bih ngoại vi, số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, khách hàng hiểubiết nhiều thông tin về sản phẩm sẽ có những sự so sánh với đối thủ cạnh tranh, nhàcung cấp trong nước còn hạn chế, phải tìm đến nhà cung cấp nước ngoài
2.2.2 Các nhân tố bên trong
- Nguồn nhân lực:
Dựa vào Phụ lục G: Bảng số lượng, chất lượng lao động của công ty có thể
thấy đa số lao động của công ty là lao động trẻ phù hợp với sự năng động của hoạtđộng dịch vụ công nghệ thông tin,đặc biệt là lao động dưới 30 tuổi chiếm 58,53% tổng
số lao động năm 2017 Lao động với chất lượng cao, năm 2017 trên 90% là lao động
có bằng cấp từ trung cấp đến đại học và sau đại học
Điểm mạnh: Nguồn nhân lực trẻ có khả năng tiếp thu công nghệ mới nhanh.Điểm yếu: Lao động trẻ bị hạn chế về kinh nghiệm
- Nguồn lực tài chính: Nguồn tài chính có ảnh hưởng cực kì lớn tới công tác
hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Khi xây dựng chiến lược, doanhnghiệp cần phải xác định được năng lực tài chính của mình xem liệu có đủ khả năngthực hiện được chiến lược hay không Nếu như chiến lược đưa ra tốt mà năng lực tài
Trang 32chính không đủ để thực hiện thì bản kế hoạch chỉ là một tờ giấy vô giá trị Công tyTNHH MTV TM Hoàng Gia là doanh nghiệp nhỏ, vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, tuy nhiênsau vài năm đi vào hoạt động, tổng nguồn vốn của công ty tăng lên tương đối, cụ thể:tổng nguồn vốn trong cả ba năm trở lại đây để đạt mức trên 4 tỷ đồng, riêng năm 2017
là 6,3 tỷ đồng Đây là điều kiện để công ty ngày càng đưa ra được những chiến lượctáo bạo nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh
Điểm mạnh: Nguồn vốn tự có là chủ yếu, lượng vốn vay thấp
Điểm yếu: Nguồn vốn chưa lớn
- Quản trị: Trong doanh nghiệp, nhà quản trị là người hoạch định chiến lược, bởi
vậy, yếu tố nhà quản trị có ảnh hưởng lớn và quyết định đến chiến lược của công ty.Nhà quản trị cao nhất của công ty ông Hoàng Trung Kiên là người có kinh nghiệmtrong ngành kinh doanh sản phẩm máy vi tính và thiết bị ngoại vi Mặc dù là một công
ty nhỏ nhưng Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia có công tác quản trị tương đối tốt,mối quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên tốt Đây
là điều kiện để việc hoạch định chiến lược kinh doanh thành công
Điểm mạnh: Nhà quản trị có kinh nghiệm
Xúc tiến: Công ty chưa quan tâm đến việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua cácphương tiện truyền thông đại chúng, chưa gây được ấn tượng sâu sắc cho khách hàng.Công ty cũng chưa tiến hành xây dựng website nên khách hàng rất khó tìm hiểu vềcông ty Hơn nữa công ty cũng chưa hề có một phòng marketing riêng
Điểm yếu: Khả năng marketing,truyền thông còn chưa tốt
- Hệ thống thông tin: Hiện nay, Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia đã sử dụng
mạng lan quản lý dữ liệu và chia sẻ thông tin nội bộ và có hệ thống mạng Internetnhằm mở rộng liên kết với thông tin bên ngoài doanh nghiệp Tuy nhiên, so với cácdoanh nghiệp khác thì hệ thống thông tin của công ty chỉ ở mức trung bình, công tycần phát triển hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin marketing để đạt hiệuquả cao hơn trong công việc
Điểm yếu: Hệ thống thông tin còn yếu và chưa hiệu quả
Trang 33- Hệ thống cơ sở vật chất: Bao gồm hệ thống phương tiện vận chuyển, nhà kho,
máy móc, trang thiết bị, Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn tới công tác hoạch địnhchiến lược kinh doanh Mặc dù hiện nay cơ sở vật chất của công ty TNHH MTV TMHoàng Gia còn ít hơn so với nhiều công ty trong ngành nhưng nhìn chung thì cơ sở hạtầng tương đối đầy đủ so với quy mô của công ty, công ty có đầy đủ máy vi tính, điệnthoại bàn, máy in,máy photo copy, hệ thống điều hòa hai chiều đáp đứng tốt cho cácnhân viên giúp nâng cao năng suất lao động
Điểm mạnh: Hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ
- Văn hoá doanh nghiệp: Công ty tạo môi trường làm việc thoải mái cho người
lao động nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định về giờ làm việc,trang phục, thái độ, trong công việc
Điểm mạnh: Văn hóa công ty tốt
Tóm lại, qua phân tích các nhân tố môi trường bên trong có thể thấy công ty cónhững điểm mạnh như: Nguồn nhân lực trẻ có khả năng tiếp thu công nghệ mới nhanh,nguồn vốn tự có là chủ yếu, lượng vốn vay thấp,nhà quản trị có kinh nghiệm, hệ thống
cơ sở vật chất đầy đủ, văn hóa công ty tốt Nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều điểm yếu
kể đến như: Lao động trẻ bị hạn chế về kinh nghiệm, nguồn vốn chưa lớn, khả năngmarketing, truyền thông còn chưa tốt, hệ thống thông tin còn yếu và chưa hiệu quả
2.3 Các kết quả và phân tích thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia
2.3.1 Thực trạng xác định SBU kinh doanh
Hiện nay, doanh nghiệp đang hoạt động ở 3 ngành đó là: Hoạt động dịch vụ côngnghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính, tư vấn máy vi tính và quảntrị hệ thống máy vi tính, bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm Trongphạm vi nội dung nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh đi vào trọng tâm đó làhoạt động kinh doanh sản phẩm máy vi tính và thiết bị ngoại vi Sản phẩm này đượctiêu thụ trên thị trường Lào Cai và đối tượng khách hàng chính là các doanh nghiệptrên địa bàn tỉnh Sản phẩm máy vi tính và thiết bị ngoại vi là sản phẩm được chútrọng và được đưa đẩy mạnh thanh sản phẩm kinh doanh chính của công ty Chính vìđiều này mà tỷ trọng doanh thu sản phẩm này chiếm phần lớn doanh thu của doanhnghiệp, khoảng 55% tổng doanh thu (Nguồn: Báo cáo tài chính của Hoàng Gia năm2018)
Khóa luận của tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu sản phẩm thiết bị máy vi tính và
Trang 34thiết bị ngoại vi với thị trường Lào Cai và rộng hơn là khu vực miền Bắc.
Theo kết quả phỏng vấn, các lãnh đạo công ty cho biết, hiện nay công ty TNHHMTV TM Hoàng Gia vẫn chưa có một văn bản chính thức hoạch định chiến lược kinhdoanh trong thời gian tới
2.3.2 Thực trạng xác định tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh, mục tiêu chiến lược và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
2.3.2.1 Tầm nhìn chiến lược
Tầm nhìn của công ty hiện nay là:“Công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia từng bước thực hiện mục tiêu trở thành một trong những công đạt được sự tín nhiệm của khách hàng và các đối tác kinh doanh” (Nguồn: Hồ sơ doanh nghiệp) Lời tuyên bố về
tầm nhìn của công ty không quá dài nhưng đã cho thấy vị trí mà doanh nghiệp muốntạo ra trong lòng khách hàng và đối tác đó là sự tin tưởng Như phác thảo ra tương laicủa doanh nghiệp khi họ đạt được những mục tiêu là trở thành một trong những côngđạt được sự tín nhiệm của khách hàng và các đối tác kinh doanh thì doanh nghiệp sẽphát triển bền vững trên thị trường Tầm nhìn chiến lược được tuyên bố là hình ảnh,tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều Hoàng Giamuốn đạt tới, tạo ra hướng tiếp cận tiên phong đối với lĩnh vực kinh doanh doanhnghiệp đang theo đuổi là bán buôn máy vi tính và các thiết bị ngoại vi
2.3.2.3 Mục tiêu chiến lược
Qua trao đổi phỏng vấn với ông Hoàng Trung Kiên-giám đốc công ty cho biếtmục tiêu chiến lược của công ty đến năm 2024 là:
- Mục tiêu doanh thu đạt 40 tỷ đồng
- Mục tiêu về thị phần của công ty trong ngành kinh doanh sản phẩm máy vi tính
và thiết bị ngoại vi tại Lào Cai là 25%
Trang 35- Tốc độ tăng trưởng trên 30% và vị trí vững chắc trên thị trường.
- Tiếp tục mở rộng thị trường tại Lào Cai và vươn ra cả khu vực miền Bắc
Mục tiêu này cũng được nhân viên
trong công ty đồng thuận, thể hiện
qua kết quả khảo sát có tổng số
90% số nhân viên tham gia trả lời
cho rằng mục tiêu này phù hợp và
cả hai công việc Ngoài ra, công ty có thêm một đội ngũ kỹ thuật cùng kết hợp đến tậntrụ sở, địa chỉ của khách hàng để tiếp nhận các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầnginternet của khách hàng, cùng tìm ra các giải pháp hợp lý nhất, có lợi nhất cho công tykhách hàng, cũng chính các đội ngũ kỹ thuật này sẽ giúp đỡ, khắc phục những vẫn đềtrong quá trình sử dụng sản phẩm sau khi bán
Qua kết quả điểu tra, có tổng 80% số
nhân viên tham gia trả lời cho rằng
lợi thế cạnh tranh của công ty phù
hợp và rất phụ hợp Điều này có thể
thấy được rằng ban lãnh đạo công ty
đã và đang lựa chọn một lợi thế cạnh
tranh khá phù hợp với công ty
Hình 2.2: Biểu đồ đánh giá mức độ phù hợp của
lợi thế cạnh tranh tại công ty TNHH MTV TM Hoàng Gia
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
2.3.3 Thực trạng phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài
2.3.3.1 Thực trạng phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài đến ngành kinh doanh sản phẩm máy vi tính và thiết bị ngoại vi
Trên cơ sở phân tích thực trạng các nhân tố môi trường bên ngoài ở mục 2.2.1cùng với kết quả trả lời phỏng vấn chuyên sâu của ban giám đốc, tác giả tiến hành tổng
Trang 36hợp lại các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến ngành kinh doanhsản phẩm máy vi tính và thiết bị ngoại vi thành phiếu điều tra khảo sát theo thang điểm
từ 1(rất không quan trọng) đến 5 (rất quan trọng) Kết quả phiếu điều tra thu về tác giảtính được tổng điểm độ quan trọng của các nhân tố môi trường bên ngoài là 424 điểm,trong khi tổng mức độ quan trọng của mô hình đánh giá phải bằng 1 vì vậy tác giả quyước: Coi tổng điểm 424 tương đương 1 và lấy từng điểm của các yếu tố chia cho tổng
424 điểm, sử dụng excel tính toán và làm tròn đến 3 chữ số ta có hình 2.3
Hình 2.3: Mức độ quan trọng của các nhân tố môi trường bên ngoài đến ngành
kinh doanh sản phẩm máy vi tính và thiết bị ngoại vi
(Nguồn tổng hợp từ kết quả điều tra)
- Nhân tố cơ sở hạ tầng mạng lưới internet được đầu tư và mở rộng có số điểmcao nhất 0.113/1 điểm, bởi những năm gần đây Khi đã có hạ tầng Internet phủ rộng thìcác doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân mới đầu tư nhiều hơn cho mua sắmmáy vi tính và thiết bị ngoại vi từ đó nhu cầu tăng cao, ngành kinh doanh các sảnphẩm này cũng phát triển sôi động hơn
- Việc thu hút đầu tư nước ngoài (0.094/1 điểm) và xu hướng công nghệ 4.0 pháttriển(0.092/1 điểm) có độ quan trọng gần tương đương nhau,việc thu hút đầu tư từnước ngoài sẽ tăng năng lực tài chính của ngành, xu hướng công nghệ 4.0 phát triểnrộng rãi, nhu cầu về sản phẩm máy vi tính và thiết bị ngoại vi cho ngành công nghệ 4.0
sẽ tăng, thúc đẩy ngành phát triển
- Lãi suất cho vay giảm(0.071/1 điểm) và pháp luật có nhiều văn bản khuyếnkhích doanh nghiệp hoạt động kinh doanh công nghệ (0.073/1 điểm) gần như có tácđộng tương đương nhau đến ngành, khá nhiều công ty hoạt động trong ngành này cónguồn vốn vay bên ngoài rất nhiều nên lãi suất giảm là một cơ hội với họ và việckhuyến khích của nhà nước với các doanh nghiệp sẽ tạo nên động lực chung chongành phát triển